Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

các giải pháp nâng cao chất lượng tự học các môn KHXHNV của học viên H2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.83 KB, 57 trang )

Mục lục
Mở đầu

1

Chương 1
các giải pháp nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội nhân
văn của học viên- hệ sư phạm một số vấn đề lý luận và thực tiễn
6
1.1. Những vấn đề lý luân về tự học và chất lượng tự học của học viên.
6
1.2. Thực trạng chất lượng tự học và việc thực hiện các giải pháp tự học
của học viên - đào tạo giáo viên khoa học xã hơi nhân văn- cấp trung
đồn - ở Học viện chính trị quân sự

17

1.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tự học của học viên.
.........................................................................................................................24
Chương 2
Một số giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên - đào tạo giáo
viên khoa học xã hơi nhân văn - cấp trung đồn - ở Học viện chính trị
quân sự
2.1.

28
Xây dựng động cơ tự

học đúng đắn cho học viên

28


2.2. Rèn luyện kỹ năng tự học cho học viên

31

2.3. Phát huy vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học

39

Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
phụ lục 1
phụ lục 2

42
45


2

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Theo lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác- Lê nin “Nhận thức là sự
phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người” [22-195] Trong đó kết
quả nhận thức phụ thuộc vào tính tích cực, sáng tạo của chủ thể nhận thức
Lý luận dạy học đại học đã chỉ ra mọi sự tác động của giáo viên chỉ có
thể được phát huy thơng qua hoạt động tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của
người học, biến quá trình nhận thức thành quá trình tự nhận thức.
Thực hiện nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX “Tiếp tục nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và
học... thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc

lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học...”.
[18- 109 ] Với tinh thần đó, trong những năm qua cùng với các Học viện nhà
trường trong tồn qn, Học viện chính trị qn sự đang tích cực đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học, trong đó lấy nâng cao chất lượng tự học làm
khâu đột phá, do đó chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, những
năm học vừa qua vẫn còn một bộ phận học viên trong đó có học viên đào tạo
giáo viên khoa học xã hôi nhân văn chưa có phương pháp học tập hợp lý. Cịn
lúng túng trong việc tìm ra phương pháp tự học phù hợp, cịn biểu hiện thụ
động ỷ lại, thiếu sự tim tòi sáng tạo, nắm tri thức cơ bản không chắc, việc
vận dụng kiến thức liên ngành vào giải quyết các vấn đề học tập còn hạn
chế…, dẫn tới chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được mục tiêu yêu cầu
đào tạo đặt ra. Do vậy hoạt động học tập của học viên đào tạo giáo viên
khoa học xã hội nhân văn cấp trung đồn- ở Học viện chính trị qn sự cần
phải tiếp tục đổi mới theo hướng một nền giáo dục hiện đại, phát huy cao
độ tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của người học nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo tồn diện. Phương hướng đó dịi hỏi cần phải tập trung


3
nâng cao năng lực tự học, phát huy cao nhất nội lực học tập của học viên.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề tự học mà trong những năm qua
nhiều nhà khoa học trong và ngoài quân đội đã tập trung nghiên cứu hoạt
động tự học dưới những góc độ khác nhau.Nhưng chưa có cơng trình nào
đi sâu nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học
viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn cấp trung đồn ở Học
viện chính trị quân sự, vì vậy tác giả đã chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề tự học đã có nhiều cơng trình tiếp cận nghiên cứu dưới các
góc độ khía cạnh khác nhau.

*Đề tài cấp bộ:
“Các giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên các
trường sỹ quan trong quân đội”.
Do thiếu tướng PGS-TS-Lê Minh Vụ làm chủ nhiệm đề tài đã đề cập
hệ thống các giải pháp tự học của học viên nhà trường quân sự.
*Đề tài khoa học cấp học viện:
“Những điều kiện tâm lý xã hội nâng cao chất lượng tự học các
môn khoa học xã hội nhân văn của Học viên chinh trị qn sự” . Do TSHồng Đình Châu làm chủ nhiệm đề tài đã đề cập tới một số vấn đề cơ
bản của tự học và các biện pháp tác động vào q trình tự học các mơn
khoa học xã hội nhân văn quân sự.
*Đặc biệt một số đề tài đã xây dựng thành luận án, luận văn:
- Mai Văn Hoá với luận án tiến sỹ “Những giải pháp cơ bản bồi
dưỡng phương pháp tự học cho học viên đào tạo sỹ quan ở các trường
Đại học quân sự”
-Hồ Bá Cảnh trong luận văn thạc sỹ “Một số phương hướng nâng
cao chất lượng tự học của học viên trường sỹ quan chính trị’’
(Luận văn thạc sỹ ĐHSP Hà Nội 1)


4
-Nguyễn Hữu Các với đề tài “Các biện pháp tăng cường quản lý
hoạt động tự học của học viên ở Học viện chính trị quân sự”
(Luận văn thạc sỹ- Viện nghiên cứu phát triển giáo dục- Hà Nội)
Ngồi ra đóng góp vào phương hướng tổ chức hoạt động tự học, quản
lý hoạt động tự học được một số tác giả đã nghiên cứu khá sâu sắc như:
Trịnh Quang Từ; Nguyễn Xn Huỳnh... Tất cả các cơng trình
nghiên cứư nêu trên đã có những đóng góp tích cực vào làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn của hoạt động tự học cũng như quản lý tự học của học
viên. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu các giải pháp
nâng cao chất lượng tự học cho đối tượng đào tạo giáo viên khoa học xã

hội nhân văn cấp trung đồn- ở Học viện chính trị qn sự dẫn đến kết quả
học tập của học viên chưa cao.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả quyết định nghiên cứu đề tài
“Những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên- đào tạo giáo viên
khoa học xã hơi nhân văn- cấp trung đồn - ở Học viện chính trị quân sự”
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động tự học của học viên đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học viên- đào tạo giáo
viên khoa học xã hơi nhân văn- cấp trung đồn - ở Học viện chính trị quân sự.
* Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động tự học của học viên.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của học viên.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động học tập của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân
văn cấp trung đồn ở Học viện chính trị qn sự.
* Đối tượng nghiên cứu


5
Chất lượng tự học và những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của
học viên - đào tạo giáo viên khoa học xã hơi nhân văn- cấp trung đồn- ở Học
viện chính trị quân sự.
5.Giả thuyết khoa học
Lý luận dạy học và thực tiễn dạy học hiện nay cho thấy chất lượng tự
học của học viên bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Vì vậy nếu xây dựng động cơ tự học đúng đắn cho học viên, rèn luyện cho họ
có kỹ năng tự học tốt, tăng cường được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động

tự học sẽ góp phần nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên
khoa học xã hội nhân văn cấp trung đoàn- ở Học viện chính trị quân sự.
6. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động học tập của học viên - đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân
văn- cấp trung đoàn – Hệ Sư phạm- ở Học viên chính trị quân sự.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục đào tạo và công tác tổ chức quản lý
hoạt động giáo dục đào tạo trong các học viện nhà trường quân đội hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu chúng tơi đã phối hợp và vận dụng các
phương pháp sau
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
thống hố, mơ hình hố, khái qt hố...trong nghiên cứu các tài liệu lý luận
và thực tiễn có liên quan.
+ Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh có liên quan tới đề tài nghiên cứu.
+ Các văn kiện nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam về lĩnh vực giáo dục


6
+ Các cơng trình nghiên cứu khoa học giáo dục có liên quan tới đề tài
nghiên cứu như: Các luận văn, báo cáo khoa học, các bài báo, báo cáo tổng
kết... các tài liệu đó được phân tích, nhận xét, phê phán, tóm tắt và trích dẫn
phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+Quan sát giờ tự học kết hợp với trao đổi trò chuyện với học viên nhằm
đánh giá thực trạng tổ chức tự học của học viên.

+ Điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến của học viên để đánh giá thực trạng
nhận thức, phương pháp hình thức tổ chức tự học của học viên.
8. Đóng góp của đề tài
- Bổ sung một số vấn đề lý luận và hoạt động tự học của học viên.
- Nghiên cứu thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học viên- đào tạo giáo viên khoa
học xã hơi nhân văn- cấp trung đồn - ở Học viện chính trị quân sự.
9. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và phần phụ lục.


7

Chương 1
Các giảI pháp nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội nhân
văn của học viên- hệ sư phạm một số vấn đề lý luận và thực tiễn
1.1. Những vấn đề lý luân về tự học và chất lượng tự học của học
viên
* Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử giáo dục học vấn đề tự học đã được nhiều chuyên gia đầu
ngành về giáo dục quan tâm nghiên cứu, cùng với sự phát triển của khoa học
giáo dục nó ngày càng được phát triển và hoàn thiện.
- Ngay từ thời cổ đại nhà giáo dục vĩ đại người Trung Hoa đó là Khổng
Tử (551 – 479 TCN) ơng đã coi trọng mặt tích cực suy nghĩ sáng tạo của
người học. Cách dạy của ông là gợi mở cho học trị tìm ra chân lý. Theo ơng
thầy giáo chỉ dạy cho học trị những kiến thức mấu chốt nhất, còn các vấn đề
khác học trò phải tự tìm ra, người thầy giáo khơng được làm thay cho học trị.
Ơng đã từng nói “Khơng giận vì mình khơng muốn biết thì khơng gợi mở cho,
khơng bực vì khơng rõ được thì khơng bày vẽ cho, một vật có bốn góc, bảo

cho biết một góc mà khơng suy ra ba góc kia thì khơng dạy nữa…”.[14- 60]
- Thời kỳ cận đại nhà giáo dục người Tiệp Khắc cũ nay là nước Cộng hồ
Séc là J.A.Cơmenski (1592 – 1670) đã từng nói “Khơng có khát vọng trong
học tập thì khơng trở thành nhân tài”.
Trong tác phẩm “phép giảng dạy vĩ đại” ông đã nêu ra nguyên tắc, phương
pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Ông cương
quyết phê phán lối dạy học áp đặt, giáo điều làm cho học sinh thụ động.
- Thời kỳ hiện đại


8
Tại nước cộng hồ liên bang Xơ Viết, ngay sau khi cách mạng tháng
mười Nga thành công N.K.Grúp Xcaia rất quan tâm đến vấn đề tự học tự
nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Bà nói: “Điều quan trọng nhất là dạy học
sinh học tập mà không chờ đợi người khác làm điều đó thay mình. Giáo viên
khơng chỉ là diễn giả, cịn học sinh là thính giả, khơng cần dạy cho họ biết
“nghe” mặc dù điều đó là hồn tồn cần thiết, mà cịn phải dạy cho họ biết tư
cách làm việc như đọc, hiểu những điều đã đọc, kiểm tra bằng con đường
nghiên cứu; tìm tài liệu, đánh giá tài liệu, tập hợp lựa chọn tài liệu”.
Ở các nước Tây Âu và Mỹ nhiều học giả đã quan tâm tìm phương pháp
dạy học mới theo quan điểm “Lấy học sinh làm trung tâm” ,các phương
pháp này được đưa vào thực nghiệm như “phương pháp tích cực hố”,
“phương pháp hợp tác”. Qua đó đã giúp cho người học phát huy vai trị
chủ thể của mình trong q trình nhận thức.
ở Việt Nam, hoạt động tự học chỉ thực sự được quan tâm dưới nền giáo
dục Xã hội chủ nghĩa. Trong những tác phẩm và bài nói chuyện của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh , Người đã đề cập sâu sắc đến vấn đề học tập và tự học của học
sinh, sinh viên, của người cán bộ Cách mạng. Bác dạy "Cách học tập: phải
lấy tự học làm cốt " [5 - 67 ] . Bác động viên toàn dân "Phải tự nguyện tự
giác, coi việc học là nhiệm vụ của người Cách mạng, phải cố gắng hoàn

thành nhiệm vụ , do đó mà tích cực , tự động hồn thành kế hoạch học tập ".
[6-45]
Những năm 60 tư tưởng về vấn đề tự học đã được nhiều tác giả trình
bày trực tiếp hay gián tiếp trong các cơng trình Tâm lý học, Giáo dục học và
Phương pháp giảng dạy bộ môn. Các nhà Giáo dục học Việt Nam như Hà Thế
Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức, Thái Duy Tuyên, Đặng Bá Lãm, Nguyễn
Ngọc Bảo là những người tâm đắc và có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt
động tự học của người học. Trong đó các tác giả đã đề cập tới các biện pháp
sư phạm của người giáo viên nhằm nâng cao chất lượng tự học cho người
học, hình thành ý thức tự học, bồi dưỡng phương pháp tự học, đảm bảo các


9
điều kiện vật chất cho người học, thường xuyên kiểm tra đánh giá việc tự
học ...
Có thể nhận thấy rằng: Hoạt động tự học đã được nghiên cứu và trở
thành tư tưởng trong chiến lược phát triển giáo dục của Đảng ta. Nghị quyết
Đại hội Đảng IX , nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 ( Khoá VIII ) đã đề cập
tới vấn đề " Tập trung nâng cao chất lượng " " Phát triển phong trào tự học
tự đào tạo thường xuyên, rộng khắp ... "[17- 29]
Ngày 15/ 01 /1998 tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu phát triển tự học đã
tổ chức hội thảo khoa học "Tự học, tự đào tạo, tư tưởng chiến lược của sự
phát triển giáo dục Việt Nam "Khẩu hiệu của hội thảo là: "Tất cả vì năng lực
tự học, tự đào tạo của dân tộc Việt Nam anh hùng và hiếu học".
Những năm gần đây, trong phong trào đổi mới phương pháp tự học, vấn đề "
Dạy như thế nào để trong một thời gian quy định học viên vừa hiểu bài, vừa trang
bị một phương pháp luận để tự tìm hiểu và rút ra những kết luận cho riêng mình "
đã được đông đảo các tác giả quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu là Trung tâm nghiên
cứu phát triển tự học- Hội khuyến học Việt Nam do Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn
Cảnh Toàn làm Giám đốc đã cho ra đời những tác phẩm bàn luận về tự học như:

Nguyễn Cảnh Toàn ( chủ biên ) cùng các tác giả Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi
Tường với tác phẩm "Quá trình dạy - tự học"[12] "Học và cách dạy học"[11]
Phan Trọng Luận với "Tự học- Một chìa khố vàng của giáo dục"[7] Nguyễn
Cảnh Toàn "Luận bàn và kinh nghiệm tự học"[13] Trần Bá Hồnh với tác phẩm"
Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục và đào tạo ..." [4]
Đối với giáo viên, học viên khoa giáo dục học quân sự - Học viện chính
trị quân sự đã có những luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ , và Khoá luận tốt
nghiệp của nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu sắc về vấn đề tự học như các đề
tài: “Những giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp tự học cho học viên
đào tạo sỹ quan ở các trường Đại học quân sự” của tác giả Mai Văn Hoá
[3] “Một số phương hướng nâng cao chất lượng tự học của học viên
trường sỹ quan chính trị” của tác giả Hồ Bá Cảnh [2] “Các biện pháp tăng


10
cường quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện chính trị quân
sự” của tác giả Nguyễn Hữu Các.[1] “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động tự học của học viên trường Đại học biên phịng” của tác giả
Hồng Phổ Thơng...[15] Trong đó hoạt động tự học của học viên được nghiên
cứu ở các khía cạnh khác nhau nhưng đều có cùng chung mục đích là nhằm
nâng cao chất lượng học tập. Như vậy vấn đề tự học đã được những cán bộ,
giáo viên, học viên và các nhà giáo dục trong và ngoài quân đội quan tâm
nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Các tác giả đã khẳng định được vị trí, vai
trị, ý nghĩa, bản chất của hoạt động tự học và đưa ra các biện pháp tổ chức
đảm bảo cho hoạt động tự học đạt kết quả cao. Tuy nhiên, thực tế hoạt động tự
học của học viên- Hệ sư phạm ở Học viên chính trị quân sự hiện nay vẫn là
mối quan tâm đối với các nhà giáo dục.
Vì vậy, việc nghiên cứu vận dụng lý luận, tìm hiểu nguyên nhân để đưa
ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học cho học viên - đào tạo giáo
viên - khoa học xã hội nhân văn cấp trung đoàn - ở Học viện chính trị quân sự

là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện nay .
* Lý luận về tự học
Khi nghiên cứu về tự học có rất nhiều các quan niệm khác nhau.Theo
Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Tiến sĩ Hà Thị Đức trong cuốn lý luận dạy học đại
học thì “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Đó là một
hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức
và kỹ năng do chính người đọc tự tiến hành trên lớp hoặc ở ngồi lớp theo
hoặc khơng theo một chương trình sách giáo khoa đã được qui định” [5-142].
Theo Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Tồn: “Tự học là tự mình động não,
suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng
hợp…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh
vực đó thành sở hữu của mình”.[12- 59, 60]
Theo giáo trình lý luận dạy học đại học quân sự, Tổng cục Chính
trị, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003 “Tự học là hình thức


11
học tập độc lập sáng tạo của người học, nhằm lĩnh hội, củng cố và vận
dụng các kiến thức kỹ xảo, kỹ năng”.[21 - 234]
Như vậy từ các góc độ khác nhau nhưng khi quan niệm về tự học đều có
điều chung là nhìn hoạt động tự học với bản chất của nó là q trình nhận thức
tự giác, tích cực độc lập chiếm lĩnh tri thức hình thành kỹ xảo, kỹ năng của
chính bản thân người học. Từ đó chúng ta có thể định nghĩa về hoạt động tự
học như sau: Tự học là q trình tự giác tích cực, độc lập, nhằm chiếm lĩnh
tri thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng cho bản thân người học. Trong quá trình
đó, người học là chủ thể của nhận thức, huy động các chức năng tâm lý, tiến
hành hoạt động nhận thức nhằm đạt được mục đích đã định.
* Vai trị của tự học
Họat động tự học của học viên ’’là một hình thức tổ chức dạy học có
mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức tổ chức dạy học khác’’[20-21] là nhân

tố quyết định tới chất lượng và hiệu quả của việc dạy học.
- Giúp cho học viên nắm vững tri thức, hiểu biết sâu sắc tri thức và biết
vận dụng tri thức kỹ xảo, kỹ năng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và
chức trách được giao.
- Tự học giúp cho học viên hình thành phương pháp tự học phù hợp, làm
phong phú và hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình. Hình thành phẩm chất
trí tuệ và rèn luyện nhân cách người học.
- Tự học còn rèn luyện cho học viên có nếp sống văn minh, phương
pháp làm việc khoa học, đức tính kiên trì, óc phê phán và lịng nhiệt tình
say mê nghiên cứu.
Từ đó chúng ta có thể khẳng định vai trị của hoạt động tự học ln giữ
một vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của người học. Tự học là nhân
tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập.
* Bản chất tự học


12
Bản chất hoạt động tự học của học viên trong nhà trường qn sự là q
trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của người học, được tổ chức trong
điều kiện sư phạm quân sự nhất định.
Quá trình tự học là quá trình vận động của người học từ chỗ chưa biết
đến chỗ biết và biết ngày càng đầy đủ sâu sắc và hoàn thiện hơn. Từ chỗ nắm
vững tri thức đến nắm vững kỹ xảo, kỹ năng và ngày càng ở mức độ cao hơn,
vận dụng những kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và các tình huống từ đơn giản đến
phức tạp qua đó góp phần hình thành những phẩm chất và năng lực của người
học.
Hoạt động tự học của học viên không chỉ tuân theo qui luật của q
trình nhận thức mà cịn xuất phát từ động lực của hoạt động tự học. Đây
chính là kết quả của q trình giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong quá
trình tự học. Trong quá trình này phải kể đến mâu thuẫn giữa mục tiêu yêu

cầu đào tạo cao với trình độ khả năng của người học cịn hạn chế. Giải
quyết được mâu thuẫn này trong quá trình tự học sẽ giúp cho học viên
nâng cao về mặt nhận thức, hoàn thiện và củng cố hệ thống tri thức kỹ
xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự.
Như vậy có thể nói thực chất hoạt động tự học của học viên là một
q trình nhận thức khơng có sự điều khiển trực tiếp của giáo viên, mà
giáo viên chỉ đóng vai trị là người tổ chức hướng dẫn một cách gián tiếp
giúp cho học viên thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đây thực sự là một quá
trình học tập gian nan vất vả địi hỏi người học phải có động cơ mục đích rõ
ràng, có ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, thường xuyên xây dựng
và thực hiện có hiệu quả kế hoạch học tập, lựa chọn cho mình phương pháp
học tập phù hợp, khai thác tốt các điều kiện phương tiện học tập hiện có.
Hoạt động tự học của học viên đòi hỏi chủ thể còn phải phát huy tính tích
cực của nhận thức, sẽ góp phần giải quyết các mâu thuẫn của q trình học tập.
Tính tích cực của hoạt động nhận thức chúng ta có thể khái quát dưới 2
dạng bên trong và bên ngoài.


13
- Bên trong: là thái độ của chủ thể hoạt động, đó là sự tự nguyện, tự giác,
có nhu cầu hứng thú đối với việc học tập, có sự nỗ lực cố gắng, kiên trì khắc
phục khó khăn trong q trình nắm tri thức và có khả năng định hướng đối với
nhiệm vụ nhận thức.
- Bên ngồi: Đó là sự huy động cao nhất, các chức năng tâm lý để chiếm
lĩnh kiến thức, biểu hiện ra bên ngồi của nó là những trạng thái hoạt động
tích cực. Chẳng hạn là sự tập trung chú ý, sự căng thẳng trí tuệ, sự tận dụng
thời gian để thực hiện kế hoạch học tập và khả năng giải quyết các tình huống
một cách sáng tạo.
* Nội dung tự học
Nội dung tự học bao gồm toàn bộ những tri thức do học viên độc lập tiến

hành, biểu hiện thông qua nhiệm vụ hàng ngày học tập theo mục tiêu yêu cầu
đào tạo. Nội dung tự học có thể phân chia làm ba dạng cụ thể như sau:
- Nội dung tự học cơ bản: Là toàn bộ nội dung tự học của học viên theo
nội dung chương trình đào tạo của khố học, bao gồm: kiến thức cơ bản, kiến
thức kỹ năng nghề nghiệp, tri thức phương pháp.
- Nội dung tự học thường xuyên : Là nội dung tự học diễn ra hàng ngày,
thể hiện ở nhiệm vụ giải quyết các nhiệm vụ tự học. Nội dung tự học rất
phong phú bao gồm: Nghiên cứu bút ký, ghi chép tài liệu học tập, ghi nhớ tài
liệu học tập, chuẩn bị nghe giảng, trao đổi, tranh luận, trò chuyện.
- Nội dung tự học mở rộng : Ngoài nội dung tự học bắt buộc theo nội dung
chương trình đào tạo của khố học, Học viên có thể tự học, tự nghiên cứu tri
thức theo sở thích, sở trường của từng cá nhân. Trong đó nội dung tự học thường
xuyên có ý nghĩa là phương tiện từng bước thực hiện và hướng tới nội dung tự
học cơ bản. Nội dung tự học cơ bản biểu hiện cụ thể và được thông qua nội dung
tự học thường xuyên. Nội dung tự học mở rộng có tác dụng tích cực bổ xung làm
phong phú hơn cho nội dung tự học cơ bản và nội dung tự học thường xuyên.
* Kỹ năng tự học


14
Hoạt động tự học của học viên là hoạt động tự tìm tịi khám phá để
lĩnh hội những tri thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự. Nó được
hợp thành bởi nhiều các hành động kế tiếp nhau, những thao tác đó, những
hành động đó muốn đạt được kết quả địi hỏi học viên phải có kỹ năng học
tập. Đó là kỹ năng tri giác tài liệu cảm tính, ghi chép, đọc tài liệu, hệ
thống hoá, khái quát hoá, tập dượt nghiên cứu khoa học, thực hành, thực
tập. Để hoạt động tự học có hiệu quả chúng ta có thể phân chia hệ thống
kỹ năng tự học thành 3 nhóm cơ bản sau.
1) Nhóm kỹ năng kế hoạch hố hoạt động tự học bao gồm các kỹ năng:
- Xác định mục đích, nội dung và trình tự cơng việc cần làm.

- Phân phối, sắp xếp thời gian cho từng cơng việc.
2) Nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm:
- Kỹ năng tiến hành các hành động nhận thức đối với q trình tự học,
đảm bảo hồn thành kế hoạch đề ra.
- Kỹ năng đọc tài liệu, ghi chép tài liệu.
- Kỹ năng hệ thống hoá, khái qt hố kiến thức.
3) Nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá.
Bao gồm các kỹ năng:
- Xác định nội dung kiểm tra đánh giá.
- Xây dựng chuẩn thang đánh giá.
- Cách thức kiểm tra đánh giá.
* Chất lượng tự học
Phạm trù "chất lượng" được từ điển bách khoa Việt Nam ấn hành năm
1995 nêu rõ "Chất lượng là phạm trù triết học, biểu thị những thuộc tính bản
chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì? Tính ổn định tương đối của sự vật, phân
biệt nó với sự vật khác "[23- 419]
Như vậy chất lượng chính là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một
người, một sự vật, sự việc “Đó là tổng thể các thuộc tính cơ bản, khẳng định


15
sự tồn tại của một sự vật, đồng thời nó cũng cho biết sự khác nhau giữa các
sự vật diễn ra trong thực tiễn” [9- 419]
“Chất lượng tự học được tập trung ở kết quả nắm vững tri thức các mơn
học, hình thành tư duy giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp và
các phẩm chất nhận cách cần thiết theo mục tiêu yêu cầu đào tạo” [19- 339]
* Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tự học
Việc đánh giá chất lượng tự học các môn khoa học xã hội nhân văn của
học viên- Hệ sư phạm được dựa trên các tiêu chuẩn sau.
- Tiêu chuẩn tri thức: “Là sự hiểu biết, là kết quả của sự phản ánh hiện

thực khách quan thông qua hoạt động của chủ thể nhận thức, là kinh nghiệm
của lồi người tích luỹ được trong quá trình đấu tranh với tự nhiên, xã hội và
hoạt động tư duy” [8- 68] Những kinh nghiệm đó được các thế hệ nối tiếp
nhau kế thừa một cách có phê phán, phát triển và khơng ngừng hồn thiên trên
cơ sở khái quát hoá, hệ thống hoá thành hệ thống tri thức của học viên.
Hệ thống tri thức bao gồm:
+ Những sự kiện khoa học, những tri thức phản ánh đối tượng, sự vật,
hiện tượng, quá trình diễn ra trọng thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt là những lý
thuyết, học thuyết, những nguyên lý, qui luật, phạm trù...
+ Những tri thức về phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp tự
học, tự nghiên cứu.
+ Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo: Đó là cơ sở hoạt động sáng tạo của
con người, hoạt động tư duy sáng tạo là biết cách phát hiện vấn đề, giải quyết
vấn đề theo phương án độc đáo và hiệu quả nhất.
+ Những tri thức đánh giá: Là những hiểu biết có liên quan tới khả năng
nhận xét, phân tích, phê phán, đánh giá những quan điểm, những lý thuyết,
những học thuyết.
+ Hệ thống kỹ xảo, kỹ năng bao gồm kỹ năng làm việc có kế hoạch, nghe
giảng, đọc tài liệu, ghi chép, hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá và
kỹ năng phát hiện, xử lý thông tin.


16
- Tiêu chuẩn về hoạt động trí tuệ
+ Độ sâu của hoạt động trí tuệ: Được biểu hiện học viên có khả năng
nắm vững ngày càng sâu sắc bản chất của sự vật hiện tượng.
+ Tính linh hoạt của hoạt động trí tuệ: Được thể hiện học viên tiến hành
hoạt động trí tuệ khơng những nhanh chóng mà cịn di chuyển nhạy bén
những tri thức và cách thức hoạt động trí tuệ có tính khái qt từ tình huống
này sang tình huống khác một cách sáng tạo. Nhờ đó, mà học viên có thể thích

ứng nhanh chóng với các tình huống nhận thức khác nhau.
+ Tính mền dẻo của hoạt động trí tuệ: Là hoạt động tư duy của học viên
được tiến hành rễ ràng từ trừu tượng đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng. Từ
riêng lẻ đến khái quát và từ khái quát đến riêng lẻ.
+ Tính độc lập của hoạt động trí tuệ: Thể hiện ở chỗ học viên tự mình
phát hiện ra vấn đề, tự mình đề xuất cách giải quyết và tự mình giải quyết
được vấn đề.
+ Tính nhất quán của hoạt động trí tuệ phản ánh tính lơ gíc của hoạt động
nhận thức của học viên, đảm bảo sự thống nhất tư tưởng chủ đạo từ đầu đến
cuối, khơng mâu thuẫn.
+ Tính phê phán của hoạt động trí tuệ: Là thể hiện học viên biết phân
tích, đánh giá, nhận xét các quan điểm của người khác đồng thời nêu ra được
ý kiến chủ quan của mình và bảo vệ được ý kiến đó.
+ Tính khái quát của hoạt động trí tuệ: Được thể hiện ra khi giải quyết
mỗi loại nhiêm vụ nhận thức nhất định ở học viên có mơ hình giải quyết khái
qt tương ứng. Từ mơ hình giải quyết khái qt này, họ có thể vận dụng để
giải quyết các nhiệm vụ cụ thể cùng loại.
Năng lực hoạt động trí tuệ gồm:
+ Năng lực nhận thức thể hiện ra khả năng tư duy trừu tượng và tư duy
độc lập, khả năng tiên đốn chính xác kết quả, suy lý và suy luận tốt.
+ Năng lực hành động thể hiện khả năng chiếm lĩnh tri thức, vân dụng tri
thức, khả năng tự nghiên cứu và làm việc độc lập.


17
+ Phát triển trí tuệ là phẩm chất cao của năng lực tư duy, nó biểu hiện khả
năng giải quyết vấn đề mau lẹ, sáng tạo. Phẩm chất tư duy sáng tạo thể hiện tính độc
đáo, khơng dập khn theo mẫu. Phải có tính chất mới lạ về phương án giải quyết.
- Tiêu chuẩn về thái độ
Hoạt động tự học cần bồi dưỡng cho học viên lý tưởng, niềm tin, hình thành nên

ở họ nhân sinh quan, thế giới quan khoa học; những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cũng
như thái độ, tác phong của người giảng viên khoa học xã hội nhân văn, có tri thức có
tay nghề, có năng lực thực hành giảng dạy; năng động, sáng tạo, có khả năng thích
ứng với những thay đổi nghề nghiệp, có ý thức thực hiện nghĩa vụ cơng dân.
* ý nghĩa, vai trò của hoạt động tự học
Hoạt động tự học có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả học tập của mỗi học
viên. Giúp cho học viên nắm vững tri thức, thông hiểu tri thức, bổ sung và hồn
thiện tri thức, cũng như việc hình thành các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
Hoạt động tự học có tác dụng giáo dục tình cảm và những phẩm chất đạo đức
của bản thân, rèn luyện cho học viên cách suy nghĩ, làm việc tự giác độc lập. Hoạt
động tự học xét về ý nghĩa lâu dài nó cịn xây dựng cho học viên phương pháp học
tập suốt đời, như Lênin đã khẳng định: “Học - Học nữa, học mãi”.
1.2. Thực trạng chất lượng tự học và việc thực hiện các giải pháp tự
học của học viên - đào tạo giáo viên khoa học xã hơi nhân văn- cấp trung
đồn - ở Học viện chính trị quân sự
1.2.1. Đặc điểm tự học của học viên
Năm học 2005 - 2006 Học viện chính trị quân sự tiếp tục thực hiện nghị
quyết Trung ương 2 khoá VIII về giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX, nghị quyết 94 Đảng uỷ quân sự trung ương và Chỉ
thị số 76/CT-HV4 của Ban Giám đốc Học viện về việc nâng cao chất lượng
học tập của học viên.
Là đơn vị được cấp trên giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ chính trị các cấp
trong quân đội và đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn. Riêng đối
tượng đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đoàn kết thúc


18
năm học học 2004-2005 đã đào tạo được 21 khoá. Hiên đang tiếp tục đào tạo
hai khoá là K22 và K23 với tổng quân số 258 học viên, gồm 6 chuyên ngành.
Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng,

Giáo dục học và Công tác đảng, cơng tác chính trị. Đây là những học viên có
tuổi đời từ 28 – 38 tuổi, tuổi quân từ 12 – 22 năm, trước khi về Học viện học
tập họ là những cá nhân tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, năng lực và kinh
nghiệm cơng tác. Có khả năng và xu hướng nghề nghiệp sư phạm, được các
học viện, nhà trường trong tồn qn tín nhiệm gửi về học tập.
Thời gian đào tạo đối với lớp giáo viên khoa học xã hơi nhân văn- cấp
trung đồn trước đây là 3 năm, đến nay rút xuống 2 năm, nhưng số lượng và nội
dung các môn học không giảm xuống mà cịn tăng thêm một số mơn học mới
đã đặt ra sức ép về thời gian cho người học. Từ đó xuất hiện một mâu thuẫn
trong q trình đào tạo giữa một bên là mục tiêu yêu cầu đào tạo cao với thời
gian đào tạo hạn chế. Cho nên trong q trình lên lớp giáo viên khơng thể
truyền thụ hết toàn bộ những tri thức cần trang bị cho người học. Mà ở đây giáo
viên chỉ trình bày những kiến thức cơ bản, cốt lõi của môn học. Những nội
dung còn lại giáo viên chỉ định hướng cho học viên nghiên cứu vào thời gian
sau bài giảng. Song thực tế học viên- đào tạo giáo viên khoa học xã hơi nhân
văn- cấp trung đồn - ở Học viện chính trị quân sự không phải học viên nào
cũng thực hiện tốt hoạt động tự học sau bài giảng. Vẫn còn sảy ra hiện tượng
mặc dù giáo viên đã hướng dẫn hoạt động tự học nhưng học viên vẫn thực hiện
không tốt, mang tính chất qua loa đại khái, hoặc đối phó với các kỳ thi và kiểm
tra, khơng nắm được bản chất của vấn đề học tập, dẫn đến kết quả học tập
khơng cao.
* Tính tích cực chủ động trong tự học
Đặc điểm tự học là người học chủ động chiếm lĩnh lấy tri thức, do vậy
tính tích cực chủ động trong tư học là một nhân tố quyết định chất lương hiệu
quả tự học. Nó được biểu hiện thơng qua thái độ tự học, chấp hành kế hoạch
tự học, có phương pháp học tập hiệu quả, tranh thủ thời gian để làm giàu tri


19
thức của mình. Nhưng thực tế ở đối tượng đào tạo giáo viên khoa học xã hôi

nhân văn- cấp trung đồn vẫn cịn có học viên chưa có phương pháp học tập
phù hợp, nhận thức đúng ý nghĩa tác dụng kế hoạch tự học cho nên dẫn tới
việc làm kế hoạch khơng thường xun, hoặc mang tính chất sao chép kế
hoạch của lớp, khố để đối phó với cấp trên khi kiểm tra, nhiều học viên chưa
có phương pháp học tập có hiệu quả, chưa tận dụng hết thời gian tự học.
* Tổ chức hoạt động tự học
Hoạt động tự học của học viên - đào tạo giáo viên khoa học xã hơi nhân
văn- cấp trung đồn được tổ chức biên chế theo từng chuyên ngành lớp học có
sự quản lý chặt chẽ của Lớp, Khoá, Hệ. Song việc tổ chức quản lý cịn mang
nặng tính hành chính, hạn chế tính chủ động sáng tạo của người học, gây
khơng khí gị bó, xuất hiện tư tưởng đối phó trong giờ tự học. Bên cạnh đó vai
trị của cán bộ kiêm chức, trực ban chưa được phát huy có hiệu quả, một số ít
học viên thiếu tự giác trong xây dựng mơi trường văn hố tự học.
* Kết quả nắm tri thức
Theo báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 của khoá học thì kết quả năm
tri thức của học viên được đánh giá loại khá, nhưng việc nắm tri thức chưa
đồng đều, một số ít năm kiến thức chưa vững chắc. Được thể hiện thơng qua
khả năng phân tích, khái qt, tổng hợp vấn đề, nhân dạng những thông tin cốt
lõi, phản ánh bản chất của vấn đề, hướng tư duy vấn đề còn chưa tốt, trong
nhận thức bài học còn mang tính xi chiều, chưa biết vận dụng những kiến
thức liên ngành vào giải quyết môt nhiêm vụ nhận thức. Cách nắm bài và nhớ
bài cịn mang tính máy móc dẫn tới khó hiểu khó nhớ gây tâm lý ngại học,
ngại suy nghĩ, thậm chí mất tự tin khi bước vào thi hết môn. Việc liên hệ vận
dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn còn chưa sát, việc đấu tranh với
những quan điểm sai trái còn chưa mang tính luận chiến cao.
* Đặc điểm tự học các mơn khoa học xã hội nhân văn
Hội nghị lần thư 6 ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX khẳng định
“Khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp quan trọng trong việc khẳng định



20
chủ nghĩa Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, phát triển tư duy lý luận, nâng cao nhận thức chính trị
của người dân, cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định đường lối, chính
sách đổi mới đất nước” [16 – 70]
Khoa học xã hội nhân văn với tư cách là một khoa học nghiên cứu trong
lĩnh vực quân sự, bao gồm các mơn: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã
hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ chí Minh... được giảng dạy cho học
viên đào tạo giáo viên cấp trung đồn. Đây là mơn học có những nét đặc trưng
riêng chẳng hạn như: học thuyết Mác Lê nin về chiến tranh quân đội, Kinh tế
quân sự, Tâm lý học quân sự, Giáo dục học quân sự, Xã hội học quân sự, Lịch
sử nghệ thuật quân sự. Tự học các môn khoa học xã hội nhân văn là tổng hợp các
cách thức, biện pháp thu thập, xử lý, vận dụng thông tin phù hợp với đặc điểm
của các môn học do vậy tự học các môn khoa học xã hội nhân văn có các đặc
điểm sau:
- Tự học các môn khoa học xã hội nhân văn gắn liền với đặc điểm tư duy
lơ gíc của mỗi học viên.
- Tự học các môn khoa học xã hội nhân văn gắn chặt và bi chi phối bởi
trải nghiệm cá nhân học viên trong lĩnh vực quân sự.
- Tự học các môn khoa học xã hội nhân văn trong mối quan hệ với tri
thức và phương pháp nghiên cứu của các khoa học quân sự.
- Tự học các môn khoa học xã hội nhân văn đòi hỏi học viên phải có tư duy
khái qt hố cao, phải tích cực đọc tài liệu, khái quát tài liệu kết hợp với việc
ghi chép một cách khoa học mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo của khoá học.
1.2.2.Thực trạng tự học của học viên
1.2.2.1 Nhận thức của học viên về hoạt động tự học
Với thời gian đào tạo 2 năm, Phải tiếp thu một khối lượng tri thức
khá lớn để sau khi ra trường trở thành những nhà sư phạm giảng dạy các
môn khoa học xã hội nhân văn quân sự cho nên đa số học viên đã nhận
thức đúng vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động tự học. Được biểu



21
hiện thơng qua trên lớp tích cực chú ý nghe giảng, ghi chép bài, hăng hái
thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng bài, liên hệ giữa lý luận với thực
tiễn. Và tích cực thực hiện các cơng việc trước và sau bài giảng. Tuy nhiên
vẫn còn một số học viên chưa nhận thức đầy đủ đúng đắn vị trí, ý nghĩa,
tầm quan trọng của hoạt động tự học, cho rằng đi học để cốt lấy bằng cấp,
để thăng quân hàm, để được đề bạt bổ nhiệm, hoặc là điều kiện thuận lợi
để lựa chọn vị trí cơng tác mới sau khi ra trường. Nhận thức đúng vị trí
tầm quan trọng của hoạt động tự học còn gắn với hứng thú học tập. Đây là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả tự học
của học viên. Nếu học viên nhận thức đúng, có hứng thú trong học tập, thì
sẽ quyết tâm khát khao tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức mới. Ngược lại nếu học
viên khơng hứng thú trong học tập thì dẫn tới tình trạng học viên lười suy
nghĩ, học để lấy điểm, học để đối phó với việc thăng quân hàm, đánh giá
chất lượng đảng viên và năng lực cán bộ hàng năm.
1.2.2.2. Động cơ tự học của học viên
Mọi hoạt động của con người bao giờ cũng được thúc đẩy bởi những
động cơ nhất định. Khi có động cơ thúc đẩy họ sẽ có tinh thần, ý chí quyết
tâm vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đạt được mục đích của mình. Đối với
học viên khi có động cơ thúc đẩy họ sẽ tập trung cao độ tâm trí của mình vào
nhiệm vụ học tập, hướng tồn bộ q trình tâm lý của mình vào lĩnh hội tri
thức, làm cho quá trình tri giác tài liệu chính xác hơn, ghi nhớ nhanh hơn, lâu
hơn và tư duy vấn đề sâu sắc hơn. Thực tế qua nghiên cứu động cơ của 60
đồng chí học viên - đào tạo giáo viên khoa học xã hơi nhân văn- cấp trung
đồn – ở Học viện chính trị quân sự cho thấy.

T
T

1
2

Tên động cơ
Khát vọng chiếm lĩnh tri thức
Lấy điểm thăng quân hàm, phân

Tổng số

Số xác

HV
60
60

định
8
28

%
13,4
46,6


22
tích đánh giá đảng viên
Làm giáo viên
Hứng thú học tập

3

4

60
60

18
6

30
10

Như vậy có thể nói rằng xuất phát từ mục tiêu gần của đa số học viên đã
xác định động cơ học tập để lấy điểm đảm bảo điều kiện cho việc thăng quân
hàm, phâm tích đánh giá chất lượng đảng viên và nhận xét năng lực cán bộ
hàng năm số này chiếm 28/60 đồng chí = 46,6%. Sau đó động cơ làm giáo
viên chiếm 18/60 đồng chí = 30%, tiếp theo là động cơ khát vọng chiếm lĩnh
tri thức 8/60 đồng chí = 13,4% và động cơ hứng thú học tập chiếm 6/60 đồng
chí = 10%. Cho nên muốn nâng cao chất lượng học tập cho học viên. Bên
cạnh việc học viên đã tự xác định cho mình động cơ học tập tích cực khác.
Chẳng hạn hình thành động cơ ham muốn hiểu biết, hứng thú học tập làm chủ
tri thức và có kiến thức vững vàng để sau này trở thành người giáo viên làm
cơng tác giảng dạy. Đó mới chính là động cơ thúc đẩy mạnh mẽ học viên tự
học, tự nghiên cứu.
1.2.2.3. Hình thức tự học của học viên
Hình thức tự học là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tự học của học
viên. Vì vậy muốn học tập đạt kết quả cao, học viên phải biết lựa chọn cho
mình những hình thức học tập thích hợp với những điều kiện, đặc điểm nhận
thức của bản thân. Đối với học viên đào tạo - giáo viên khoa học xã hơi nhân
văn- cấp trung đồn q trình điều tra chúng tơi thu được kết quả như sau:


T
TT

Các hình thức tự học

0 Học tập độc lập cá nhân

Thường xuyên
SL
%
60/60 100

không

thường Không

xuyên
SL
0

%
-

dụng
SL
0

sử
%
-



23
01
0 Truy trao theo nhóm
22
0 Các hình thức tự học khác
03

4/6

7

26/60

43

30/60

50

0

-

22/60

36,6

28/60


63,4

Như vậy quá trình điều tra cho thấy tất cả học viên đều sử dụng hình
thức học tập cá nhân thường xun, hình thức học tập cũng có tới 60/60
đồng chí, chiếm tỷ lệ 100%. Các hình thức học tập khác ít sử dụng hoặc
khơng sử dụng. Hình thức học tập truy trao theo nhóm bạn học viên sử
dụng khơng thường xuyên là 26/60 đồng chí, chiếm tỷ lệ 43%, học viên
khơng sử dụng 30/60 đồng chí, chiếm tỷ lệ 50%. Các hình thức khác học
viên sử dụng khơng thường xun có 22/60 đồng chí, chiếm tỷ lệ 36,6%,
học viên khơng sử dụng có 38/60 đồng chí, chiếm tỷ lệ 63,4%. Qua đây
chúng ta có thể thấy rằng hình thức tự học tập cá nhân là hình thức tự học
cơ bản của học viên - đào tạo giáo viên khoa học xã hơi nhân văn- cấp
trung đồn nhưng khơng phải là hình thức tự học duy nhất. Để nâng cao
chất lượng tự học của học viên cần phải kết hợp với các hình thức tự học
khác. Bởi vì mỗi hình thức có những ưu nhược điểm khác nhau, nếu học
viên biết kết hợp các hình thức cho phù hợp với trình độ và điều kiện của
mình thì sẽ phát huy được ưu điểm, khắc phục được nhược điểm của từng
hình thức góp phần nâng cao chất lượng tự học của học viên.
1.2.2.4. Phương pháp tự học của học viên
Kết quả học tập của học viên có một nhân tố đóng vai trị quan trọng đó
là phương pháp tự học. Như vậy phương pháp tự học của học viên thực chất là
con đường, cách thức, biện pháp mà người học lựa chọn cho mình trong quá
trình học tập. Quá trình nghiên cứu phương pháp tự học của 60 học viên - đào
tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đồn - ở Học viện chính trị
qn sự tác giả thu được kết quả:


24


TT

Các

Thường xuyên

phương

S

pháp

%

L
0 Học đề cương
01

của khoá trước
0 Học nguyên văn

02

vở ghi
0 Học vở kết hợp

03

sách giáo khoa
0 Học liên hệ vận


04
05
06

dụng kiến thức
0 Làm dàn bài đề
cương
0 Phối hợp nhiều
phương pháp

32

53,
3

Khơng

thường

xun
S

%

L
14

23,
3

33,

Khơng sử dụng
S

14

0

-

20

24

40

36

60

0

24

40

16

20

0
6

33,
3
10

22
28

3

36,
6
46,
6

%

L

40

38
26

23,
3
66,
7

26,
6
65,
4
43,
4

Qua điều tra chúng ta thấy rằng nhìn chung học viên trong khoá đã biết
sử dụng nhiều phương pháp tự học. Trong đó phương pháp học vở ghi kết
hợp sách giáo khoa chiếm tỷ lệ khá cao, số học thường xun có 24/60
đồng chí = 40%, khơng thường xuyên 36/60 đồng chí = 60%. Đặc biệt là
đối tượng đào tạo - giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đồn đã
có kinh nghiệm trong cuộc sống và công tác, nên đã sử dụng phương pháp
học liên hệ với thực tiễn chiếm tỷ lệ tương đối cao, số thường xun 20/60
đồng chí = 33,3% khơng thường xun 24/60 đồng chí = 40% và chỉ có
16/60 đồng chí = 26,6% là khơng sử dụng. Ngồi ra học viên còn biết sử
dụng một số phương pháp tự học khác góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo. Song một vấn đề nổi lên đáng quan tâm là hiện tượng học viên sử dụng
phương pháp học theo đề cương phôtô của khố trước để lại vẫn cịn phổ
biến, số thường xun 32/60 đồng chí = 53,3%, khơng thường xun 14/60
đồng chí = 23,3%, khơng sử dụng chỉ có 14/60 đồng chí = 23,3%. Có thể
nói đây là phương pháp học tập đơn giản, ít phải động não, thiếu tính tích
cực độc lập sáng tạo, bởi đây là những kiến thức đã được học viên của các
khố trước gia cơng, chế biến sẵn, nếu quá tập trung phương pháp này thì học
viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập và phương pháp tư duy của mình.
1.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tự học của học
viên


25

Hoạt động tự học của học viên là một quá trình nỗ lực thường xuyên liên
tục, chịu tác động của nguyên nhân chủ quan và khách quan.
1. 3.1. Nguyên nhân chủ quan
*. Nhận thức về vị trí ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động tự học
Đa số học viên đào tạo - giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung
đồn có nhận thức đúng vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động tự học, đây
là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả học tập của học viên. Nếu nhận
thức đúng về tự học thì sẽ giúp cho học viên có kế hoạch học tập phù hợp, xây
dựng động cơ thái độ học tập đúng đắn, chủ động vượt qua những khó khăn trở
ngại để quyết tâm thực hiện có kết quả những mục tiêu của mình đề ra trong học
tập. Nhưng thực tế hiện nay vẫn cịn một số ít học viên khơng nhận thức đúng về
vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tự học cho rằng mặc dù mình học ở
Hệ Sư phạm nhưng sau này ra trường chưa chắc đã làm giáo viên hoặc không
muốn làm giáo viên. Cá biệt có trường hợp mơ hồ mất cảnh giác, hoang mang
giao động trước những diễn biến của tình hình trong nước và trên thế giới, nên
cho rằng việc học tập các môn lý luận Mác-Lênin là giáo điều, xa rời với thực tiễn.
Đây cũng chính là những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học
viên.
*. Sự quyết tâm của học viên.
Qua nghiên cứu trong khoá học phần lớn học viên cho rằng sự nỗ lực
quyết tâm của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của người
học. Thực tế chứng minh rằng bất kỳ hoạt động nào của con người, dù trong
điều kiện nào, nếu khơng có sự nỗ lực khắc phục khó khăn kiên trì chịu khó
khơng thể thành cơng được. Như EĐISƠN đã từng nói: “Sự thành cơng của
con người chỉ có 1% là thiên tài, cịn 99% là mồ hôi và nước mắt”.
Hơn nữa hoạt động tự học của học viên là hoạt động nghiên cứu mang
tính chất độc lập của cá nhân do vậy sự nỗ lực và quyết tâm của người học là
nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả học tập.
* Phương pháp, hình thức tổ chức tự học của học viên



×