Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

THƯƠNG VỤ GIỮA DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP NORTHERN STAR TRADING COLOMBO PVT – THIỆT HẠI TỪ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.86 KB, 34 trang )

lOMoARcPSD|14734974

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP.HCM
  














TIỂU LUẬN
Mơn: THANH TỐN QUỐC TẾ

THƯƠNG VỤ GIỮA DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT
NAM VÀ DOANH NGHIỆP NORTHERN STAR TRADING
COLOMBO PVT – THIỆT HẠI TỪ RỦI RO TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Châu Quyên
Mã lớp 199 – Nhóm 9

Tháng 05 năm 2022




lOMoARcPSD|14734974

ii

MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH THÀNH VIÊN ................................................................................ iii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
NỘI DUNG ................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ .............................. 2
1.1. Khái niệm .................................................................................................. 2
1.2. Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế ......................................................... 2
1.3. Đặc điểm của thanh tốn quốc tế ............................................................... 2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG GIỮA DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM VÀ ĐỐI TÁC TẠI SRI LANKA ................................................................... 3
2.1. Sơ lược tình huống .................................................................................... 3
2.2. Phân tích mơi trường vĩ mơ ....................................................................... 3
2.2.1. Yếu tố chính trị .................................................................................. 3
2.2.2. Yếu tố kinh tế ..................................................................................... 4
2.2.3. Yếu tố xã hội ...................................................................................... 5
2.2.4. Yếu tố luật pháp ................................................................................. 5
2.2.5. Yếu tố môi trường ..................................................................................... 5
2.2.6. Quan hệ Việt Nam – Sri Lanka .......................................................... 6
2.3. Phân tích doanh nghiệp Northern Star Trading Colombo PVT ................ 6
2.3.1. Tổng quan doanh nghiệp .................................................................... 6
2.3.2. Tư cách pháp nhân ............................................................................. 7
2.3.3. Giả thuyết đưa ra ................................................................................ 7
2.4. Tình huống thiệt hại tương tự của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam

trong thanh toán quốc tế ............................................................................ 8
2.5. Phương thức thanh toán D/P và T/T .......................................................... 9
2.5.1. Phương thức thanh toán D/P .............................................................. 9
2.5.2. Phương thức thanh toán T/T ............................................................ 11
2.6. Phân tích nguyên nhân thiệt hại .............................................................. 14
2.6.1. Doanh nghiệp chuyển từ phương thức thanh toán D/P sang T/T .... 14


lOMoARcPSD|14734974

iii

2.6.2. Doanh nghiệp giao trước 1/3 vận đơn gốc ....................................... 15
2.6.3. Nhận xét ........................................................................................... 16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN BẮT ĐẦU LẠI HỢP ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH
HIỆN NAY ............................................................................................................... 17
3.1. Tổng quan ................................................................................................ 17
3.2. Lưu đồ...................................................................................................... 18
3.3. Nhận diện và phân tích rủi ro .................................................................. 18
3.4. Đo lường và đánh giá rủi ro..................................................................... 21
3.5. Ứng phó rủi ro ......................................................................................... 22
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................... 24
4.1. Bài học cho doanh nghiệp ....................................................................... 24
4.1.1. Khâu kiểm tra đối tác và ký kết hợp đồng ....................................... 24
4.1.2. Khâu thanh toán ............................................................................... 24
4.1.3. Khâu giao chứng từ .......................................................................... 25
4.2. Đề xuất giải pháp ..................................................................................... 26
4.2.1. Giai đoạn trước khi thực hiện giao dịch .......................................... 26
4.2.2. Giai đoạn khi thực hiện giao dịch .................................................... 26
4.2.3. Giai đoạn sau khi thực hiện giao dịch .............................................. 27

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 29


lOMoARcPSD|14734974

iv

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

Họ và tên

MSSV

Mức độ
hoàn thành

1

Phạm Hiền Thục Nữ

2013316751

100%

2

Trần Thị Thu Nga


1911115295

100%

3

Nguyễn Trần Bảo Trâm

1912215536

100%

4

Trần Thùy Dung

1911115093

100%

5

Nguyễn Ý Như

2013316748

100%

6


Hồ Gia Bảo

1912215034

100%


lOMoARcPSD|14734974

1

LỜI MỞ ĐẦU
Tồn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế
thế giới. Để tiếp thu những thành tựu về khoa học kỹ thuật và khơng bị gạt ngồi lề
của sự phát triển kinh tế thế giới thì các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam
nói riêng cần phải nỗ lực hết sức mình bởi lẽ đây là điều quan trọng và đúng đắn, làm
tiền đề để Việt Nam ngày càng phát triển và đem lại nhiều cơ hội phát triển cho nước
nhà và tạo đà phát triển bền vững. Để hội nhập và trao đổi kinh tế giữa các quốc gia
diễn ra thuận lợi thì thanh tốn đóng vai trị cực kỳ quan trọng. Thanh tốn giống như
xương sống trong việc mua bán hàng hóa, đem lại những lợi thế về tài chính cho các
nước trong mối quan hệ thương mại.
Song song với tầm quan trọng của thanh toán là những rủi ro khó lường trước
được. Việc hội nhập vừa mở ra cho chúng ta cơ hội nhưng đồng thời đem đến những
thách thức cực kỳ to lớn, nhất là với những đối tác xa lạ mà chúng ta khơng thể hiểu
rõ. Sau cùng, doanh nghiệp Việt chính là những người chịu thiệt.
Do đó, với mong mỏi đóng góp một phần sức lực của mình với hy vọng nâng
cao nhận thức về tầm quan trọng của những rủi ro trong một số phương thức thanh
tốn thì chúng em, nhóm 9 quyết định thực hiện bài tiểu luận “Thương vụ giữa doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam và doanh nghiệp Northern Star Trading Colombo PVT –
Thiệt hại từ rủi ro thanh toán quốc tế” làm nội dung nghiên cứu.



lOMoARcPSD|14734974

2

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm
Các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh
toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham thanh toán, tiền tệ thanh tốn,
các cơng cụ và các phương thức địi và/hoặc chi trả tiền tệ, các cơng cụ tín dụng hỗ
trợ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh tốn quốc tế giữa các
quốc gia.
1.2. Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế
-

Ngân hàng trung ương: là người thay mặt Chính phủ ký kết và thực hiện các
Hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế và là ngân hàng trong hoạt động tiền
tệ và thanh toán quốc tế.

-

Ngân hàng thương mại: là chủ thể chủ yếu của các trung gian tài chính tham
gia thanh toán quốc tế, nắm hầu hết của cải của xã hội bằng tiền và là thành
viên của thị trường liên ngân hàng toàn cầu.

-

Chủ thể khác: các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong lĩnh vực phi ngân hàng

như kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu lao động,... Các chủ thể
này tham gia hoạt động thanh toán quốc tế với tư cách người ủy thác cho ngân
hàng thu hộ những khoản phải thu và ra lệnh cho ngân hàng chi các khoản phải
chi cho nước ngoài.

1.3. Đặc điểm của thanh toán quốc tế
-

Thanh toán quốc tế khác thanh tốn quốc nội ở yếu tố nước ngồi

-

Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho
khách hàng

-

Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn

-

Thanh toán quốc tế điện tử sẽ dần thay thế cho thanh toán quốc tế bằng chứng
từ truyền thống


lOMoARcPSD|14734974

3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG GIỮA DOANH NGHIỆP THỦY

SẢN VIỆT NAM VÀ ĐỐI TÁC TẠI SRI LANKA
2.1. Sơ lược tình huống
Một doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản tại TP.HCM xuất khẩu 2 lơ hàng cá
saba đóng hộp trị giá 112.700 USD cho đối tác tại Sri Lanka là Công ty Northern Star
Trading Colombo PVT trong khoảng thời gian từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022.
heo hợp đồng ban đầu, điều kiện giao hàng là CIF Colombo (giao hàng tại cảng
Colombo), điều kiện thanh toán là D/P 100% at sight, nhờ thu qua ngân hàng, trả
ngay khi xuất trình bộ chứng từ
Ngay sau khi giao hàng và hồn thành bộ chứng từ của lô hàng đầu tiên, bên
bán đã thông tin đến bên mua về kế hoạch xuất trình bộ chứng từ nhờ thu qua ngân
hàng đúng theo quy định của phương thức D/P và được phản hồi yêu cầu chờ thêm
xác nhận của bên mua để họ kiểm tra lại với ngân hàng tại Sri Lanka.
Sau đó, bên mua giải thích do phí thanh tốn D/P qua ngân hàng cao nên yêu
cầu đổi sang phương thức thanh tốn T/T, cụ thể là bên mua phải hồn tất chuyển tiền
cho bên bán trước khi bên bán gửi các chứng từ gốc. Lấy lý do lô hàng phải được hải
quan Colombo kiểm hóa và xin giấy phép nhập khẩu, bên mua đề nghị gửi trước 1/3
vận đơn gốc để thực hiện các thủ tục trên và cam kết sau khi xin được giấy phép sẽ
thanh toán đầy đủ tiền hàng để bên bán gửi toàn bộ các chứng từ gốc cịn lại.
Nhận thấy khơng thể thơng quan được lơ hàng với chỉ 1/3 vận đơn gốc, bên
bán đồng ý gửi trước 1/3 vận đơn gốc cho cả 2 lô hàng để bên mua hoàn tất thủ tục
xin giấy phép nhập khẩu cho 2 lô hàng trên đồng thời liên tục nhắc thanh tốn cơng
nợ. Thế nhưng, ngày 28/02/2022, khi bên bán kiểm tra thơng tin với hãng tàu thì được
biết bên mua đã dỡ hàng, trả lại 2 container rỗng tại cảng đích mà khơng cần đến các
chứng từ gốc cịn lại.
2.2. Phân tích mơi trường vĩ mơ
Sri Lanka được biết đến là một quốc gia nằm ở phía Nam của Ấn Độ, các Ấn
Độ khoảng 30 km theo đường ven biển. Đây cũng là con đường nối hàng hải chiến
lược giữa các nước Tây Á và Đông Nam Á lại với nhau. Sri Lanka cũng chính là
trung tâm của tơn giáo, nền văn hóa phật giáo từ thời cổ xưa.



lOMoARcPSD|14734974

4

Sau hơn 1000 năm dưới thời cai trị các vương quốc động lập và từng bị xác
nhập vào đế chế của Chola, Sri Lanka đã bị Bồ Đào Nha và Hà Lan chiếm giữ làm
thuộc địa riêng của mình trước khi được chuyển đến tay của đế chế Anh hồi đó.
Trong thế chiến thứ 2 diễn ra, Sri Lanka cũng chính là căn cứ trọng yếu của
chiến tranh để chống lại phát xít Nhật, một trong những phong trào chính trị đòi độc
lập xuất hiện vào đầu những năm của thế kỷ 20. Sau tất cả, vào năm 1948 thì Sri
Lanka được trao trả lại quyền tự do của mình.
Dù đã có một thời dân chủ ổn định, có một nền kinh tế phát triển vững mạnh
nhưng do chiến tranh gây nên, đất nước này đã bị tàn phá một cách nghiêm trọng.
Cuối cùng, quốc đảo Sri Lanka mới chính thức được thống nhất và kết thúc nội chiến
vào khoảng 6-7 năm gần đây.
2.2.1. Yếu tố chính trị
-

Sri Lanka theo chính thể cộng hịa.

-

Tình hình chính trị bất ổn định đã khiến Sri Lanka liên tục vấp phải những
cuộc khủng hoảng. Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa ngày 5/4 đã
mất đa số ủng hộ trong quốc hội, trong bối cảnh các cuộc biểu tình đường phố
tiếp diễn do tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và lạm phát tăng cao kỷ lục
ở nước này.

-


Văn phòng Tổng thống Sri Lanka ra tuyên bố cho biết Tổng thống Rajapaksa
đề nghị tất cả các đảng phái chính trị trong quốc hội nỗ lực tìm kiếm giải pháp
cho cuộc khủng hoảng trong nước. Tuyên bố nhấn mạnh hiện là lúc các bên
cần tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng vì lợi ích của người dân.

2.2.2. Yếu tố kinh tế
-

Công nghiệp chiếm 31%, nông nghiệp: 18% và dịch vụ: 51% GDP.

-

Gần 50% lực lượng lao động trồng lúa để tiêu thụ trong nước và trồng chè, cao
su, dừa để xuất khẩu. Các cơng trình thuỷ lợi và thuỷ điện trên sông Ma-haoe-li đang được xây dựng. Công nghiệp gồm các ngành chế biến thực phẩm
và dệt. Tuy nhiên, nền kinh tế, đặc biệt ngành du lịch, bị thiệt hại bởi các hoạt
động của phong trào du kích “Những con hổ giải phóng Ta-min”.

-

Hiện nay, Sri Lanka, quốc gia có 22 triệu dân, đang trải qua cuộc khủng hoảng
kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1948 do thiếu ngoại tệ trầm trọng để nhập khẩu


lOMoARcPSD|14734974

5

các mặt hàng thiết yếu. Colombo đã cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng từ tháng
3/2020 nhằm tích trữ ngoại tệ để trả 51 tỷ USD nợ nước ngoài. Đại dịch

COVID-19, ảnh hưởng đến du lịch và nguồn kiều hối, cũng làm trầm trọng
hơn cuộc khủng hoảng của quốc gia Nam Á này. Ngày 12-4, Ngân hàng Trung
ương Sri Lanka tuyên bố “khơng thể” trả các khoản nợ nước ngồi do phải để
dành nguồn ngoại tệ đang suy kiệt “nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu”.
-

Tiền tệ của Sri Lanka là đồng Sri Lanka Rupees (LKR).

-

Tỷ giá: 100 USD ~ 13.115 LKR

2.2.3. Yếu tố xã hội
-

Phật giáo chính là tơn giáo chính của người Sri Lanka, nơi đây chiếm lên tới
60% số dân của người Sri Lanka đều theo đạo phật giáo. Còn lại, số người
theo đạo Hindu xếp thứ hai, sau đó là cơng giáo và hồi giáo.

-

Số người biết đọc, biết viết đạt 90,2%; nam: 93,4%; nữ: 87,2%.

-

Giáo dục cơng lập bắt buộc và miễn phí ở bậc học phổ thơng. Hầu hết trẻ em
đều hồn thành chương trình giáo dục phổ thơng, đã hồn thành phổ cập giáo
dục 7 năm. Nền giáo dục vừa coi trọng kỹ năng nghề nghiệp vừa coi trọng giáo
dục các giá trị truyền thống của dân tộc.


2.2.4. Yếu tố luật pháp
-

Luật pháp là tổng thể hỗn hợp giữa các luật phổ thông của Anh, Italia, Hà Lan,
Đạo Hồi, Sinhala. Chánh án Tòa án Tối cao và Tòa Thượng thẩm do Tổng
thống chỉ định.

2.2.5. Yếu tố môi trường
-

Các vấn đề môi trường ở Sri Lanka bao gồm chặt phá rừng lượng lớn, suy
thoái rừng ngập mặn, rạn san hơ và đất. Ơ nhiễm khơng khí và ơ nhiễm nguồn
nước là những thách thức đối với Sri Lanka do cả hai tác động xấu đến sức
khoẻ.

-

Quản lý chất thải kém, đặc biệt là ở nông thôn, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Sri Lanka cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi khí hậu như các
sự kiện thời tiết khắc nghiệt và mực nước biển dâng cao.


lOMoARcPSD|14734974

6

-

Cơng nghiệp hóa và tăng trưởng dân số là những yếu tố chủ yếu đưa đến những
vấn đề môi trường này. Việc thiếu nhận thức của công chúng và các hướng

dẫn của chính phủ làm các vấn đề trở nên trầm trọng.

2.2.6. Quan hệ Việt Nam – Sri Lanka
Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1970, trải qua hơn 50 năm
phát triển, Việt Nam và Sri Lanka vẫn ln duy trì quan hệ hữu nghị, thể hiện qua
tinh thần thiện chí và hữu nghị.
Thứ nhất, về phía Sri Lanka, dưới thời Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, “Sri
Lanka làm bạn với tất cả các quốc gia” (Pascal Lottaz and Asanka Prabodani
Jayathilake, 2021). Phía Việt Nam cũng chủ trương cam kết tiếp tục là bạn, là đối tác
tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong giai
đoạn hiện nay, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã hướng đến cả việc nâng cao
hơn nữa vị thế quốc tế của đất nước (Le Dinh Tinh and Lai Anh Tu, 2021). Như vậy,
xét về chính sách tạo thuận lợi trong nước của cả hai quốc gia, Sri Lanka và Việt Nam
sẽ có cơ hội lớn để tăng cường các quan hệ chính trị - ngoại giao.
Thứ hai, Chính quyền Tổng thống Gotabaya Rajapaksa nhấn mạnh vào việc
tăng cường quan hệ với các đối tác châu Á bao gồm các thành viên của SAARC,
BIMSTEC và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thúc đẩy nỗ lực phát
triển nền kinh tế Sri Lanka. Với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế với các khối, Sri
Lanka và Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực
thương mại - đầu tư. Hiện nay, Sri Lanka là đối tác kinh tế lớn thứ 4 của Việt Nam
tại khu vực Nam Á. Việt Nam và Sri Lanka nhất trí hợp tác, không chỉ tăng cường
thương mại thuần túy ở hoạt động xuất nhập khẩu mà còn phối hợp để cùng tạo ra sự
gắn kết chặt chẽ hơn về thương mại, đầu tư, nông nghiệp... nhằm cùng nhau tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, hướng tới sự phát triển bền vững của thương mại
song phương.
2.3. Phân tích Công ty Northern Star Trading Colombo PVT
2.3.1. Tổng quan doanh nghiệp
Doanh nghiệp Northern Star Trading Colombo PVT (“NST”) là một doanh
nghiệp thương mại quốc tế thuộc Sri Lanka và bắt đầu hoạt động từ năm 2009. “NST”
tự giới thiệu mình là một cơng ty F&B tồn cầu, ngồi ra cơng ty này con kinh doanh



lOMoARcPSD|14734974

7

Mỹ phẩm, thuốc lá… Khu vực kinh doanh của “NST“ có quy mơ lớn bao gồm: Đơng
Á, Nam Á, Châu Phi và một phần của Châu Âu. Từ những điểm trên, có thể nhận
thấy những rủi ro khi làm việc cùng “NST” như sau:
Mặc dù là doanh nghiệp F&B toàn cầu, tuy nhiên danh mục sản phẩm thiếu
tính chun mơn hóa, trên website của cơng ty thậm chí khơng thể tìm thấy được các
sản phẩm thuộc danh mục đồ ăn cao cấp, hải sản cao cấp như công ty đã giới thiệu.
“NST” khơng đưa ra bất kì một chứng chỉ nào liên quan đến F&B mang tính giá trị
mặc dù ngành thực phẩm ln được địi hỏi kiểm định nghiêm ngặt.
Thị trường mục tiêu mà “NST” nhắm tới đa phần là các nước đang phát triển,
có độ nhận biết về sản phẩm chưa tốt và các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc
tế cũng chưa có nền tảng pháp lý đủ tốt.
Nhận thấy những điểm bất thường ở “NST”, nhóm quyết định phân tích các
khía cạnh sau để làm rõ tính minh bạch và rủi ro khi thực hiện giao dịch với “NST”.
2.3.2. Tư cách pháp nhân
Theo trang là trang web đăng kí kinh doanh của các
doanh nghiệp thuộc Sri Lanka, Hiện tại NST đã có đăng kí giấy phép hoạt động kinh
doanh trên hệ thống của Sri Lanka với mã số PV123402. Bên cạnh đó cũng xuất hiện
doanh nghiệp có tên gần giống với NST: NORTHERN STAR INTERNATIONAL
TRADING. Có thể nhận định, NST là doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh cũng
như tư cách thực hiện giao dịch quốc tế, song việc xuất hiện công ty với tên gần giống
y hệt, với cùng ngành hàng kinh doanh là điều đáng lưu tâm đối với các doanh nghiệp
Việt Nam.
Theo thơng tin được chính doanh nghiệp này cơng bố, NST khơng đăng kí vốn
điều lệ cũng như quỹ bảo đảm và quy mơ cơng ty. Mặc dù đã đăng kí kinh doanh, tuy

nhiên doanh nghiệp này không đảm bảo các tiêu chí cơ bản. Hơn hết doanh nghiệp
này khơng cơng khai các hoạt động của doanh nghiệp.
2.3.3. Giả thuyết đưa ra
Doanh nghiệp NST mặc dù được đăng kí kinh doanh, tuy nhiên khơng thực
hiện bất kì một hoạt động kinh doanh cơng khai nào, thay vào đó, cơng ty Northern
Star International Trading với bộ nhận diện tương tự, cùng các mảng kinh doanh và
thông tin liên hệ giống hệt NST mới là bên đại diện đứng ra thực hiện các hoạt động


lOMoARcPSD|14734974

8

kinh doanh. Nhiều khả năng rằng, NST đang thực hiện các thủ thuật nhằm qua mắt
pháp luật bằng cách dựng lên một công ty ma để đứng tên giấy tờ nhằm thực hiện các
giao dịch mua bán.
2.4. Tình huống thiệt hại tương tự của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam
trong thanh toán quốc tế
Trường hợp các doanh nghiệp thủy hải sản Việt Nam bị lừa đã khơng cịn q
xa lạ trong thị trường xuất nhập khẩu. Điển hình là Công ty TNHH xuất nhập khẩu
Đệ Khang Phú Thành bị công ty SJOTROLL HAVBRUK AS ADV BRANDASUN
(Na Uy) lừa đảo gần 10.000 USD tiền cọc đơn hàng, công ty Cổ phần thủy hải sản
Sóc Trăng, cơng ty Gị Đàng bị tổn thất nhiều lô hàng thủy sản trị giá hơn 100000
USD vì phía khách hàng là cơng ty Echopack khơng thanh toán sau khi nhận hàng,
hay gần đây nhất là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản TP. Hồ Chí Minh bị tổn thất
hơn 100.000 USD khi hợp tác với công ty Northern Star Trading Colombo PVT vì
đối tác khơng thanh toán sau khi nhận hàng.
Phần chung các doanh nghiệp Việt Nam đó đều là những doanh nghiệp có quy
mơ nhỏ, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với tâm lý chủ quan, bất
cẩn, các doanh nghiệp này dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho các tổ chức lừa đảo

quốc tế. Trong bối cảnh Đại dịch Covid-19 gây tổn thất nặng nề với nền kinh tế toàn
cầu, doanh nghiệp Việt Nam và nhiều quốc gia đều gặp khó khăn. Điều này góp phần
thúc đẩy các hoạt động kinh tế không lành mạnh. Trước áp lực hồi phục, cải thiện
doanh số sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu thủy hải sản nói riêng tìm kiếm và hợp tác với những khách hàng mới
khi chưa nắm đầy đủ thông tin hoặc chủ quan, hỗ trợ khách hàng sai trình tự thủ tục,
đã vơ tình tiếp tay cho những khách hàng xấu dẫn đến rủi ro về tín dụng hoặc lừa đảo
chiếm đoạt hàng hóa. Sự cả tin, dễ dãi, chủ quan trong phương thức thanh toán khiến
cho các doanh nghiệp thủy hải sản Việt Nam là bên bán chịu cảnh “tiền mất tật mang”
khi giao hàng nhưng bên mua không trả tiền. Đồng thời vì các doanh nghiệp nhỏ,
thiếu chuyên nghiệp về mặt pháp lý trong việc thỏa thuận hợp đồng xuất khẩu và
chọn phương thức giao dịch ít rủi ro đã dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng.
Ở tình huống đã nêu ra, doanh nghiệp Việt Nam bị mất trắng lơ hàng. Tuy
nhiên cũng có vài doanh nghiệp thủy hải sản Việt Nam có thể thu hồi lại hàng hóa.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

9

Dù vậy, do mặt hàng thủy hải sản có thời hạn bảo quản không quá dài dẫn đến việc
để giảm thiểu chi phí và cắt lỗ, doanh nghiệp thủy hải sản Việt Nam phải nhanh chóng
bán được những lơ hàng cịn lại. Khi đó, doanh nghiệp dễ bị chèn ép với mức giá
thấp, bán cắt lỗ làm cho doanh nghiệp lao đao. Trong khoảng thời gian đợi nước bạn
hỗ trợ, doanh nghiệp Việt Nam có thể gửi cơng văn đến các cơ quan ngoại giao Việt
Nam với hy vọng được giúp đỡ. Bên cạnh đó, đây cịn là lời cảnh tỉnh cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu khác khi tham gia vào thị trường quốc tế.
2.5. Phương thức thanh toán D/P và T/T

2.5.1. Phương thức thanh toán D/P
a) Khái niệm
D/P (Document against Payment) là phương thức thanh toán giao tiền thì giao
chứng từ. Tức là nhà xuất khẩu chỉ định ngân hàng xuất trình chỉ giao các chứng từ
cho nhà nhập khẩu nếu bên nhập khẩu đã thanh tốn tồn bộ số tiền đến hạn theo quy
định của hối phiếu. Hay nói cách khác, nhà nhập khẩu chỉ có thể nhận được chứng từ
ngay tại thời điểm họ đã thanh tốn tiền cho ngân hàng.
b) Quy trình thanh tốn D/P trong thương mại quốc tế
Hình 2.1: Quy trình thanh tốn D/P

Nguồn ảnh: funnyfood.vn
Bước 1: Hai bên kí kết hợp đồng ngoại thương, trong đó điều khoản thanh tốn
ghi rõ phương thức là D/P.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

10

Bước 2: Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
Bước 3: Nhà xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao
gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính (nếu có)) tới Ngân hàng nhờ thu.
Bước 4: Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới Ngân
hàng thu hộ.
Bước 5: Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ
cho nhà nhập khẩu.
Bước 6: Nhà xuất khẩu chấp nhận lệnh nhờ thu bằng cách thanh toán ngay cho
Ngân hàng thu hộ.

Bước 7: Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu.
Bước 8: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu cho nhà xuất khẩu.
c) Ưu điểm và nhược điểm của thanh toán D/P
Ưu điểm:
D/P dễ dàng đưa vào sử dụng do không yêu cầu hạn mức tín dụng với ngân
hàng. Chi phí và phí quản lý của việc sử dụng phương thức D/P thấp hơn đáng kể so
với các phương thức khác như tín dụng chứng từ. Nhìn chung phương thức này khá
an tồn và đảm bảo quyền lợi tối đa của người bán.
-

Hối phiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp tín dụng thương mại cho người
mua.

-

Cung cấp cho người bán quyền tiếp cận tài chính.

-

Hối phiếu là bằng chứng chính thức, bằng văn bản, được chấp nhận ở hầu hết
các tòa án, xác nhận rằng yêu cầu thanh toán (hoặc chấp nhận) đã được thực
hiện cho người mua.

-

Người bán giữ quyền kiểm soát hàng hóa cho đến khi người mua thanh tốn
hối phiếu trả ngay (D/P).

-


Hối phiếu có thể được mua và bán với tỷ giá thấp thông qua chiết khấu.
Nhược điểm:
Rủi ro trong thanh toán D/P xảy ra chủ yếu đối với người mua vì khơng được

kiểm tra tình trạng của hàng hóa và kiểm tra bộ chứng từ trong khi hàng hóa đã được
chuyển giao đến cảng nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, người bán vẫn phải đối mặt
với những rủi ro liên quan:

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

11

-

Người mua có thể từ chối thanh tốn theo bất kỳ lý do nào. Điều này sẽ dẫn
đến tình trạng người bán không bao giờ được trả tiền trong khi phải quản lý
việc trả hàng từ cảng nước ngoài.

-

Khi hàng hóa được vận chuyển một quãng đường dài, tiền vận chuyển thường
là rất đắt và người mua từ chối nhận hàng, bên nhận hàng sẽ chi trả khoản này.
Do đó người bán buộc phải bán hàng hóa với mức giá cao hơn.

-

Khơng giống như thư tín dụng hay cam kết thanh tốn, ngân hàng của bên xuất

khẩu khơng chịu trách nhiệm thanh toán nếu người nhập khẩu từ chối hối
phiếu.

-

Trong trường hợp gửi hàng bằng đường hàng khơng, có thể người mua sẽ thực
nhận hàng trước khi đến ngân hàng và thanh toán.

2.5.2. Phương thức thanh toán T/T
a) Khái niệm
T/T (Telegraphic Transfer - Chuyển tiền bằng điện) là một hình thức thanh
tốn quốc tế mà theo đó ngân hàng sẽ tiến hành chuyển một số tiến cho người thụ
hưởng (hay bên xuất khẩu) bằng phương tiện chuyển tiền điện Swift/telex dựa trên
sự chỉ định của người trả tiền (bên nhập khẩu).
Phương thức thanh toán T/T được chia thành 03 loại như sau:
-

T/T in advance: Bên nhập khẩu sẽ tiến hành thanh tốn một phần hoặc tồn bộ
số tiền của đơn hành cho bên xuất khẩu trước khi nhận được hàng.

-

T/T in sight: Bên nhập khẩu sẽ thanh toán bằng điện chuyển tiền cho bên xuất
khẩu ngay khi nhận được hàng và toàn bộ các chứng từ cần thiết.

-

T/T at X day: Bên nhập khẩu sẽ thanh toán cho bên nhập khẩu sau một khoảng
thời gian xác định trước khi đã nhận đủ hàng và chứng từ.


b) Quy trình thanh tốn T/T trong thương mại quốc tế
b1) Quy trình thanh tốn T/T trả sau

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

12

Hình 2.2: Quy trình thanh tốn T/T trả sau
Ngân hàng
chuyển tiền
Remitting bank

2. Chuyển tiền

Ngân hàng
trả tiền
Paying bank
1. Yêu cầu
chuyển tiền

3. Báo có
trong tài khoản
0. Giao hàng, thơng báo và
Người u cầu
Applicant

bàn giao chứng từ


Người thụ hưởng
Beneficiary

(0) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.
(1) Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
chuyển tiền cho người thụ hưởng.
(2) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng
thông qua ngân hàng đại lý.
(3) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người nhập khẩu.
b2) Quy trình thanh tốn T/T trả trước
Hình 2.3: Quy trình thanh tốn T/T trả trước
Ngân hàng
chuyển tiền
Remitting bank

1. u cầu
chuyển tiền

3. Báo có
trong tài khoản
Người yêu cầu
Applicant

Ngân hàng
trả tiền
Paying bank

2. Chuyển tiền


4. Giao hàng, thông báo và bàn giao chứng từ
Ký kết hợp đồng

Người thụ
hưởng
Beneficiary

(1) Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
chuyển tiền cho người thụ hưởng.
(2) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng
thông qua ngân hàng đại lý.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

13

(3) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
(4) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ có
thể nhận hàng.
(5) Ngân hàng chuyển tiền, sau ghi nợ, báo nợ cho người nhập khẩu.
c) Ưu điểm và nhược điểm của thanh tốn T/T
Ưu điểm:
-

Quy trình nghiệp vụ đơn giản, dễ thực hiện.


-

Tiết kiệm thời gian và chi phí.

-

Nhà nhập khẩu không bị đọng vốn ký quỹ như L/C.

-

Bộ chứng từ hàng hóa đơn giản, khơng bắt buộc nhiều như L/C.

-

Nhà xuất khẩu: Với phương thức T/T in advance, người mua nhận được tiền
hàng trước khi giao hàng giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do người mua trả chậm
hoặc không thanh toán.

-

Nhà nhập khẩu: Với phương thức T/T at X days trả sau khi nhận hàng, người
mua chắc chắn nhận được hàng đúng như thỏa thuận mới tiến hành thanh tốn
tránh rủi ro về hàng hóa như kém chất lượng hoặc giao hàng chậm.

-

Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm và nhận
hoa hồng, không chịu bất cứ ràng buộc nào.
Nhược điểm:
Phương thức thanh tốn T/T chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ


thuộc vào thiện chí của người mua. Vì vậy chỉ sử dụng phương thức này trong trường
hợp hai bên đã hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối
nhỏ.
-

Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì có thể
người xuất khẩu khơng chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán, làm cho
nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động.

-

Đối với phương thức chuyển tiền trả sau:

+ Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền
(do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh tốn) gửi cho ngân
hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh tốn mặc dù hàng hóa
đã chuyển đi và nhà nhập khẩu có thể đã nhận được và sử dụng hàng hóa rồi .

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

14

+ Trường hợp nhà nhập khẩu khơng nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất chi
phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất. Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt
hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi ngân
hàng khơng có nhiệm vụ và cách thức nào để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh

chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.
2.6. Phân tích nguyên nhân thiệt hại
2.6.1. Doanh nghiệp chuyển từ phương thức thanh toán D/P sang T/T
Theo hợp đồng ban đầu, điều kiện giao hàng là CIF Colombo (giao hàng tại
cảng Colombo), điều kiện thanh toán là D/P 100%; nhờ thu qua ngân hàng, trả ngay
khi xuất trình bộ chứng từ. Sau khi giao hàng và hồn thành bộ chứng từ của lơ hàng
đầu tiên, bên mua lấy lý do phí thanh tốn D/P qua ngân hàng cao, nên yêu cầu đổi
sang phương thức thanh tốn T/T.
Đầu tiên, đối tác lựa chọn hình thức thanh tốn là D/P và trả ngay khi xuất
trình chứng từ, lúc này người bán giữ quyền kiểm soát hàng hóa cho đến khi người
mua thanh tốn hối phiếu trả ngay và chỉ khi bên mua thanh tốn thì mới nhận được
chứng từ để nhận hàng. Trong phương thức này sẽ rất khó cho doanh nghiệp đối tác
thực hiện hành vi lừa đảo của mình nên đã lấy lý do phí thanh tốn D/P cao nên muốn
đổi sang phương thức T/T. Ngồi ra bên đối tác cịn u cầu doanh nghiệp Việt Nam
gửi trước 1/3 vận đơn gốc với lý do lơ hàng phải được hải quan Colombo kiểm hóa
và xin giấy phép nhập khẩu.
Do cả tin, doanh nghiệp Việt chấp nhận phương thức thanh toán bằng T/T và
gửi kèm 1/3 vận đơn gốc. Lúc này từ người nắm quyền chủ động, thì nay doanh
nghiệp Việt chuyển qua thế bị động với việc thanh tốn hàng hóa dựa trên thiện chí
của người mua. Và phương thức thanh tốn T/T này chỉ nên áp dụng đối với những
đối tác thực sự tin tưởng nhau hoặc lơ hàng có giá trị nhỏ. Lúc này, có thể hai bên đã
chấp nhận phương thức T/T trả sau nên nhà nhập khẩu đã nhận được hàng mà nhà
xuất khẩu vẫn chưa nhận được tiền.
2.6.2. Doanh nghiệp giao trước 1/3 vận đơn gốc
Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là chứng từ vận tải đường biển do
người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ (Agent) cấp phát. Sau khi đã

Downloaded by quang tran ()



lOMoARcPSD|14734974

15

xếp hàng lên tàu hoặc người chuyên chở đã nhận hàng thì vận đơn sẽ được gửi cho
người gửi hàng (Shipper).
Trong vận chuyển bằng đường biển thì vận đơn đường biển (Bill of Lading –
B/L) có vai trị làm:
-

Biên lai nhận hàng làm.

-

Bằng chứng cho hợp đồng vận tải.

-

Làm chứng từ chứng minh quyền sở hữu lô hàng.
Vận đơn đường biển được phát hành theo bộ, thường gồm 6 bản. Trong đó có

3 bản gốc (original) và 3 bản sao (copy). Một bộ vận đơn đường biển có thể có một
bản gốc duy nhất hoặc 2 hay nhiều bản gốc giống nhau.
Vận đơn gốc thường được phát hành thành 3 bản chính và 3 bản copy (có đánh
số first/second/third original). Nếu chủ hàng lấy vận đơn gốc thì phải gửi đủ cả 3 bản
cho consignee, thiếu một bản coi như bộ vận đơn khơng cịn ý nghĩa pháp lý. Vận
đơn gốc rất quan trọng, vì thể hiện quyền sở hữu hàng hóa và đặc biệt là nhiều cơng
ty tiến hành thanh toán qua L/C chỉ chấp nhận vận đơn gốc hãng tàu phát hành.
Đối với doanh nghiệp Việt, nhận thấy không thể thông quan được lô hàng với
chỉ 1/3 vận đơn gốc, doanh nghiệp đồng ý gửi trước 1/3 vận đơn gốc cho cả 2 lơ hàng

để bên mua hồn tất thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cho 2 lơ hàng trên đồng thời
liên tục nhắc thanh tốn cơng nợ. Thế nhưng, ngày 28/02/2022, doanh nghiệp kiểm
tra thông tin với hãng tàu thì được biết bên mua đã dỡ hàng, trả lại 2 container rỗng
tại cảng đích mà khơng cần đến các chứng từ gốc còn lại.
Trường hợp bên nhập khẩu vẫn lấy được hàng khi chỉ có 1/3 vận đơn gốc vì:
Đối với hãng tàu, họ chỉ cần 1 bộ vận đơn gốc là đã có thể thanh toán local charges
và lấy Delivery Order rồi kéo 2 containers đi. 2 vận đơn còn lại trong bộ chứng từ
gốc sẽ về tay của ngân hàng hoặc hải quan. Tuy nhiên, Sri Lanka là địa bàn của doanh
nghiệp nhập khẩu nên có thể họ đã lo lót cho hải quan địa phương nên xảy ra tình
trạng doanh nghiệp Việt mất hàng và khơng được thanh tốn.
2.6.3. Nhận xét
Với tâm lý chủ quan, bất cẩn, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã khơng cẩn
thận trong khâu tìm kiếm đối tác nên đã ký kết hợp đồng với một doanh nghiệp thiếu

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

16

uy tín, dẫn đến hệ lụy là bị họ lừa đảo chiếm đoạt 2 lô hàng với giá trị tài sản lên đến
gần 113.000 USD.
Như đã đề cập, doanh nghiệp Việt chấp nhận chuyển phương thức thanh toán
từ D/P sang T/T trả sau và gửi trước 1/3 vận đơn gốc. Lúc này từ người nắm quyền
chủ động, thì doanh nghiệp Việt lại đứng ở vị trí bất lợi vì việc thanh toán phụ thuộc
vào sự tin tưởng và hợp tác lâu dài giữa hai bên. Chính sự cả tin, chủ quan và thiếu
kinh nghiệm trong phương thức thanh toán khiến cho doanh nghiệp thủy sản Việt
Nam là bên bán cuối cùng chịu thiệt hại nặng nề khi giao hàng nhưng bên mua Sri
Lanka không trả tiền.


Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN BẮT ĐẦU LẠI HỢP ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH
HIỆN NAY
3.1. Tổng quan
Nhóm đề xuất doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nên giữ phương thức thanh
toán D/P mà không chuyển sang phương thức T/T trả sau theo yêu cầu của người bán.
Nguyên nhân cụ thể như sau:
Thứ nhất, phương thức điện chuyển tiền (T/T) tồn tại những rủi ro bất cập đối
với bên xuất khẩu. Theo hình thức này, ngân hàng sẽ chuyển một số tiền cho người
thụ hưởng (hay bên xuất khẩu) bằng phương tiện chuyển tiền điện Swift/telex dựa
trên chỉ định của người trả tiền (bên nhập khẩu). Tức ngân hàng người mua chuyển
tiền cho ngân hàng người bán khi được người mua yêu cầu. Hiểu đơn giản, thương
vụ giống việc hai cá nhân chuyển tiền cho nhau.
Mặc dù điểm là thủ tục tương đối đơn giản, dễ dàng, thời gian chuyển tiền
nhanh nên thuận tiện cho cả người mua và người bán. Tuy nhiên, phương thức thanh
tốn này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ thuộc vảo thiện chí của người
mua. Do đó, nếu dùng phương thức này quyền lợi của bên xuất khẩu khơng đảm bảo.
Vì vậy chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua – bán đã có sự tin
cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ như
thanh tốn chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi
thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh tốn phí mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi
nhuận đầu tư về nước,…
Thứ hai, lựa chọn giữ nguyên phương thức thanh toán trả tiền ngay khi chứng

từ được xuất trình (D/P at sight) như ban đầu là phù hợp. Người bán giữ quyền kiểm
sốt hàng hóa cho đến khi người mua thanh toán hối phiếu trả ngay (D/P). Với phương
thức này, khả năng rủi ro của người bán sẽ thấp hơn vì nếu người mua khơng trả tiền
thì sẽ khơng thể lấy được hàng. Trong trường hợp đó, người bán khơng mất hàng,
nhưng sẽ mất chi phí để đưa hàng quay trở về hoặc tìm khách hàng khác để bán lại lơ
hàng đó. Đồng thời, hối phiếu có thể được mua và bán với tỷ giá thấp thơng qua chiết
khấu. Vì vậy, phương thức này tuy vẫn có rủi ro nhưng khả năng người bán được
hồn lại tiền vốn ban đầu sẽ cao hơn.
Sau đây, nhóm xin đề xuất quy trình quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp thủy

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

18

sản Việt Nam trong trường hợp bắt đầu lại hợp đồng xuất nhập khẩu.
3.2. Lưu đồ
Lưu đồ đối với quy trình xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam gồm
04 bước cơ bản, cụ thể như sau:

Tuy nhiên đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nhóm chúng em xin
phép phân tích 3 rủi ro chính phát sinh từ khâu: Đàm phán, kí kết hợp đồng; Vận tải
& bảo hiểm và khâu Thanh toán.
3.3. Nhận diện và phân tích rủi ro
Biểu đồ 3.1: Phân tích rủi ro doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể gặp khi
tham gia thương mại quốc tế

3.3.1. Khâu đàm phán và kí kết hợp đồng

-

Độ tin cậy của đối tác: Độ tin cậy của đối tác đóng vai trị quan trọng trong
việc thanh tốn và thực hiện hợp đồng. Do đó, doanh nghiệp Việt cần phải tìm
hiểu xem doanh nghiệp mình sắp giao dịch của mình kĩ càng. Liệu doanh

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

19

nghiệp đó có phải doanh nghiệp ma, hay hoạt động kinh doanh, về khả năng
tài chính của doanh nghiệp đó.
-

Hình thức đàm phán:
 Đối với hình thức giao dịch trực tiếp: Đó là sự thiếu hiểu biết về đối tác,
chưa chuẩn bị đầy đủ các tư liệu cần thiết có liên quan, thiếu kĩ năng, nghệ
thuật đàm phán, thiếu kế hoạch đàm phán.
 Đối với đàm phán giao dịch qua điện thoại: các bên có thể gặp rủi ro do
ngơn từ sử dụng không rõ ràng, gãy gọn, kém linh hoạt, đơi khi sự khơng
lịch thiệp trong giao tiếp có thể làm cho các bên mất đi một hợp đồng có
giá trị sinh lợi lớn hay một khách hàng.
 Đối với đàm phán giao dịch qua thư tín: đó là sự chuẩn bị kém về nội dung,
hình thức làm cho khách hàng có sự nhầm lẫn về ngơn ngữ hay nội dung
mà bên vận chuyển muốn chuyển tải do sự khác biệt về văn hóa, tập quán
kinh doanh đối với khách hàng ở nơi khác đến có thể là khách nước ngồi.


-

Chế tài: Thơng thường, với những đối tác (bạn hàng) có mối quan hệ thân
thiết, tin cậy lẫn nhau, uy tín của các bên đã được khẳng định trong một thời
gian dài thì họ khơng quy định (thoả thuận) điều khoản này. Còn trong trường
hợp mới giao dịch lần đầu, hoặc đã giao dịch nhưng đối tác vẫn chưa đáng tin
thì nên áp dụng thỏa thuận này. Doanh nghiệp cần ghi chuẩn xác là phạt hay
bồi thường nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng.

3.3.2. Khâu vận tải & Bảo hiểm
-

Rủi ro vận tải:
 Rủi ro 1: Thiếu hoặc sai giấy tờ: Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra
nhất. Doanh nghiệp sẽ rất khó xử lý nếu doanh nghiệp không quen và
không biết cách lấy lại những giấy tờ này.
 Rủi ro 2: Hỏng hàng. Nếu doanh nghiệp khơng tìm hiểu kĩ đơn vị vận
chuyển thì rất dễ bị đối tác trả hàng lại vì hàng khơng đạt tiêu chuẩn như
đã thỏa thuận trong hợp đồng.
 Rủi ro 3: Rủi ro thiên tai: đường biển đặc biệt chịu ảnh hưởng nhiều của
thiên tai và phụ thuộc vào thời tiết nên chính vì vậy khi chọn vận tải đường
biển, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận nó có rủi ro vận chuyển hàng với

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

20


thời gian vận chuyển dài hơn hoặc khó khăn khi gặp hàng cần vận chuyển
gấp. Đây là những tổn thất thường trực đối với vận tải đường biển mà các
chủ hàng ln phải để ý và có một mảng phịng trừ cho những mảng này.
-

Mua bảo hiểm: Đối với hàng xuất khẩu lần đầu cho đối tác xa lạ thì doanh
nghiệp xuất khẩu nên tự dự phịng cho mình bằng cách mua bảo hiểm cho hàng
hóa để phịng ngừa những rủi ro từ thiên nhiên hoặc từ những hành động ác ý.

3.3.3. Khâu thanh tốn
-

Rủi ro về tài chính:
 Người mua khơng thanh tốn tiền hàng/ thanh tốn tiền hàng chậm: do sự
cố bất thường hoặc do người mua cố ý
 Người bán khơng có đủ vốn để xoay vịng các khoản nợ: do không thể nhận
được tiền đúng hạn do đó gặp rủi ro khi quản lý tình hình tài chính hay
quản lý các khoản vay phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.

-

Rủi ro về giao dịch:
 Hối lộ hải quan: Ở đất nước đối tác, mình sẽ khơng biết được tình trạng
tham nhũng ở khâu hải quan sẽ như thế nào.
 Ngồi ra, việc khơng thanh tốn minh bạch như làm giả hóa đơn thanh tốn
hoặc nhập nhằng về thời điểm thanh toán cũng là một rủi ro lớn
 Cuối cùng, doanh nghiệp nhập khẩu lợi dụng doanh nghiệp Việt để thực
hiện hành vi rửa tiền bẩn của mình.

-


Rủi ro về tỷ giá:
 Biến động về lãi suất: là rủi ro xảy ra do sự thay đổi bất lợi của lãi suất trên
thị trường đối với giá trị của trái phiếu, giấy tờ có giá, các cơng cụ tài chính
có lãi suất trên sổ sách kinh doanh của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
 Biến động về chính trị: Mơi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến kinh
doanh. Rủi ro chính trị sẽ làm đảo lộn mọi dự đoán của doanh nghiệp. Bao
gồm: Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu (như sung công tài sản, tịch thu
tài sản, nội địa hoá…); Rủi ro do nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình
hoạt động của tổ chức (quy định về cấp giấy phép kinh doanh; hạn ngạch
sản xuất, hạn ngạch xuất nhập khẩu; giấy phép xuất nhập khẩu…); Rủi ro
về chuyển giao.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

21

3.4. Đo lường và đánh giá rủi ro
Đo lường và đánh giá 09 rủi ro chính phát sinh từ 03 nhóm: Đàm phán, kí kết hợp
đồng; Vận tải & bảo hiểm và khâu Thanh toán.
Bảng 3.1: Đo lường rủi ro liên quan đến điều khoản thanh toán
Tần suất
Mức độ

Rất cao

Cao


Trung

Thấp

Rất thấp

(5)

(4)

bình (3)

(2)

(1)

R9

R2, R8

R4, R6

R1, R3

R5

Rất nghiêm trọng
(5)
Nghiêm trọng

(4)
Trung bình
(3)
Ít nghiêm trọng

R7

(2)
Không nghiêm
trọng (1)

Đo lường = Mức độ nghiêm trọng x Tần suất xảy ra
Mức độ rủi ro của “Rủi ro liên quan đến hình thức đàm phán” = 3 x 3 = 9 (R1)
Mức độ rủi ro của “Rủi ro liên quan đến độ tin cậy của đối tác” = 4 x 3 = 12 (R2)
Mức độ rủi ro của “Rủi ro liên quan đến soạn thảo hợp đồng” = 3 x 3 = 9 (R3)
Mức độ rủi ro của “Rủi ro liên quan đến chế tài” = 4 x 2 = 8 (R4)
Mức độ rủi ro của “Rủi ro liên quan đến bảo hiểm” = 3 x 2 = 6 (R5)
Mức độ rủi ro của “Rủi ro liên quan đến vận tải” = 4 x 2 = 8 (R6)
Mức độ rủi ro của “Rủi ro tỷ giá” = 2 x 3 = 6 (R7)
Mức độ rủi ro của “Rủi ro giao dịch” = 4 x 3 = 12 (R8)
Mức độ rủi ro của “Rủi ro tài chính” = 4 x 4 = 16 (R9)

Downloaded by quang tran ()


×