Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. Từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.95 KB, 14 trang )

Trường Đại học kinh tế Quốc dân
……000…..

BÀI TẬP LỚN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài số 03:
“Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức.
Từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ với thực tiễn”

Họ, tên SV

:

Mã SV

:

Lớp

:

Khóa

:



:

Hà Nội-4,2022




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................1
1.Quan niệm triết học Mác- Lênin về vật chất và ý thức...................................1
a)Quan niệm triết học Mác- Lênin về vật chất............................................1
b)Quan niệm triết học Mác- Lênin về ý thức...............................................2
2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức.............................................................................................................3
a.Vai trò của vật chất đối với ý thức............................................................3
b.Ý thức tác động trở lại đối với vật chất....................................................7
3.Ý nghĩa phương pháp luận chung....................................................................9
4.Liên hệ với thực tiễn......................................................................................11
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................12


PHẦN MỞ ĐẦU
Thế giới xung quanh ta có vơ vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa dạng.
Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: Vật chất và
ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đề về mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác- Lênin là đúng và đầy đủ
đó là: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời
của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.
Trước năm 1986, đất nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn bởi một nền kinh tế trì
trệ, một hệ thống quản lý yếu kém cũng là do một phần không nhận thức đúng và
đầy đủ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề này đã được nhận thức đúng
sau đổi mới ở đại hội VI, và quả nhiên đã giành được rất nhiều thắng lợi sau khi đã
chuyển nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của

nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [01].
Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Phân tích
quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. Từ đó xây
dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ với thực tiễn”.
PHẦN NỘI DUNG
1.Quan niệm triết học Mác- Lênin về vật chất và ý thức
a)Quan niệm triết học Mác- Lênin về vật chất
Quan niệm của Ph.Ăngghen: Theo Ph.Ăngghen để có một quan niệm đúng đắn
về vật chất, phải phân biệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù triết
học. Tức là một sáng tạo, một cơng trình trí óc của tư duy con người trong quá
trình phản ánh hiện thực chứ không phải là sản phẩm chủ quan của tư duy. Các sự
vật, hiện tượng của thế giới, dù rất phong phú, mn vẻ nhưng chúng vẫn có một
1


đặc tính chung, thống nhất đó là tính vật chất (tính tồn tại, độc lập khách quan
khơng lệ thuộc vào ý thức của con người).
Quan niệm của V.I.Lênin: V.I.Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện các thành
tựu mới nhất của khoa học tự nhiên lúc bấy giờ. Đồng thời, đấu tranh chống mọi
biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm. Trên cơ sở đó để bảo vệ, phát triển
quan niệm duy vật biện chứng về phạm trù vật chất và bảo vệ những thành quả của
khoa học tự nhiên lúc bấy giờ. Trên cơ sở đó, ơng đã tìm kiếm phương pháp định
nghĩa mới cho phạm trù vật chất, đặt nó đối lập với phạm trù ý thức. Định nghĩa
vật chất của V.I.Lênin như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
b)Quan niệm triết học Mác- Lênin về ý thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách
năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan [02].

Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ não con người
thì tự nhiên trở thành ý thức. Mặt khác, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo
thế giới, do nhu cầu cải tạo giới tính tự nhiên của con người quyết định và được
thực hiện thông qua hoạt động lao động. Do đó, “ý thức là cái vật chất được đem
chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.
Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện rất phong phú. Trên cơ sở những gì đã
có, ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì
khơng có trong thực tế. Ý thức có thể dự đốn, đốn trước được tương lai, có thể
tạo ra những ảo tưởng, hoang đường, những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất
trừu tượng và có tính khái qt cao.
2


Tuy nhiên, tính sáng tạo ra ý thức là sự sáng tạo ra sự phản ánh, vì ý thức bao
giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại. Ý thức là sản phẩm lịch sử của quá trình phát
triển xã hội nên mang bản chất xã hội.
2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức.
a.Vai trò của vật chất đối với ý thức.
Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì chủ nghĩa duy vật biện chứng
thấy được cái vai trị của vật chất đối với ý thức. Nó được thể hiện quan những
khía cạnh sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm bộ óc con người về thế giới khách
quan. Bộ óc của con người chính là cơ quan vật chất của ý thức. Hoạt động của ý
thức chỉ xảy ra trong bộ óc người trên cơ sở các q trình sinh lý thần kinh của bộ
óc người, khơng có các q trình sinh lý này thì khơng thể có ý thức và như vậy
chúng ta thấy nói chung rằng: “Khơng có bất kỳ một hoạt động tư tưởng tâm lý nào
nếu khơng có q trình sinh lý thần kinh”. Tuy nhiên, chúng ta không thể quy hoạt
động ý thức về các quá trình sinh lý thần kinh của bộ óc cũng giống như khơng thể

đồng nhất ý thức với một dạng nào đó của các chất. Đồng thời, nếu con người chỉ
có bộ óc thơi thì con người chưa thể có ý thức được cho nên cần phải có thế giới
khách quan tác động lên bộ não hay nói cách khác là con người phải có mối quan
hệ với thế giới khách quan cho nên chúng ta có thể khẳng định rằng nếu chỉ có
riêng bộ óc và nếu chỉ có cơ quan vật chất có năng lực suy nghĩ này nằm ngoài sự
tác động của thế giới khách quan hay là nằm ngoài sự tác động qua lại với mơi
trường bên ngồi hay với mơi trường xã hội thì con người vẫn khơng thể có ý thức.
Đặc điểm của ý thức là tồn tại như một đặc tính khơng thể tách biệt được của bộ óc
người và phản ánh thế giới xung quanh. Để khẳng định điều này, Ph.Ăngghen đã
3


nhận định rằng: “Trí tuệ con người phát triển song song với việc con người học cải
biến tự nhiên” [03]
Nguồn gốc xã hội của ý thức gồm có hai yếu tố là lao động và ngôn ngữ.
Một là, nếu hiểu một cách chung nhất thì lao động chính là hoạt động có mục
đích của con người sử dụng cơng cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cải tiến,
cải tạo giới tự nhiên, thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người
chúng ta. Qua đó, có thể thấy được lao động có nhiều vai trò, cụ thể như sau:
+Vai trò thứ nhất là nhờ có lao động mà cái dáng đi của con người thay đổi từ
cái dáng đi khom chuyển thành dáng đi thẳng. Bởi vì, con người phải sử dụng đơi
tay của mình để cần nắm các cái cơng cụ lao động và sử dụng các công cụ lao động
và thông qua q trình lao động như vậy thì nó làm cho dáng đi của con người thay
đổi. Nó làm cho đơi tay của con người thay đổi, tiêu biến từ đôi chân trở thành đơi
tay.
+Vai trị thứ hai, thơng qua lao động thì con người dần dần hồn thiện dần cái
chức năng của bộ óc của con người. Bởi vì, việc chuyển từ chế ăn chế độ ăn uống
thuần thực vật sang chế độ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với việc
chuyển biến của loài vật trở thành lồi người. Bộ óc lồi vật trở thành bộ óc của
con người. Tâm lý động vật trở thành ý thức

+Vai trị thứ ba, thơng qua việc sử dụng công cụ lao động mà giúp cho con
người nhận thức được sự vật có hệ thống hơn. Bởi vì, khi con người sử dụng công
cụ lao động tác động vào giới tự nhiên thì làm cho thế giới khách quan nó bộc lộ ra
những các thuộc tính kết cấu, yếu tố, tính chất quy luật vận động của nó.
+ Vai trò thứ tư, nối dài giác quan của con người, thông qua hoạt động của các
giác quan của con người thì nó tác động đến bộ não người và bằng hoạt động của
4


bộ óc người tri thức nói riêng, ý thức nói chung về thế giới khách quan của con
người được hình thành và phát triển. Như vậy, hoạt động lao động của con người
nó là hoạt động có ý thức, có tính tốn,có phương pháp. Nó hướng vào mục đích
đã đề ra từ trước, đó cũng chính là phương thức hình thành, phát triển của ý thức.
+Vai trị thứ năm, hình thành ngơn ngữ. Chính mối quan hệ giữa các thành
viên trong quá trình lao động thì đã làm nảy sinh nhu cầu cần phải có phương tiện
để giao tiếp, để trao đổi tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm và đó chính là cơ sở để hình
thành nên ngơn ngữ. Như vậy là thơng qua lao động và nhờ có lao động thì ngơn
ngữ được hình thành.
Hai là, ngơn ngữ. Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thơng tin
mang nội dung ý thức. Có thể nói, nó là cái vỏ vật chất của tư duy. Ngôn ngữ thì có
nhiều vai trị khác nhau, cụ thể:
+ Ngơn ngữ chính là cơng cụ để con người tư duy trừu tượng, khái quát bản
chất của sự vật hiện tượng [04]. Hay nói cách khác, thơng qua ngơn ngữ và nhờ có
ngơn ngữ, nhờ sử dụng ngơn ngữ thì đã làm cho con người giảm thiểu lệ thuộc vào
các đối tượng của vật chất cụ thể. Thơng qua đó thì tư duy trừu tượng của con
người, tư duy khái quát của con người ngày càng phát triển.
+Ngơn ngữ chính là phương tiện để con người có thể giao tiếp biểu đạt tư duy
ý thức
+Ngơn ngữ chính là phương tiện giúp cho con người lưu giữ thông tin, truyền
đạt kinh nghiệm tư tưởng tình cảm từ thế hệ này sang thế hệ khác cho nên có thể

khẳng định khơng có ngơn ngữ thì ý thức khơng thể hình thành phát triển, khơng
thể thể hiện ra bên ngồi được.
Như vậy, ngơn ngữ là một yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý, tư duy cũng
5


như con người và xã hội lồi người nói chung. Chính vì vậy Ăngghen đã khẳng
định rằng: “Sau lao động và đồng thời với lao động là ngơn ngữ. Đó là hai sức
kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ óc lồi vật thành bộ óc của con người,
tâm lý động vật thành ý thức” như vậy đến đây
Tóm lại, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ cóc con người
nhưng khơng phải cứ có thế giới khách quan và bộ óc người là có ý thức mà nó
phải được đặt trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội. Ý thức nó là sản phẩm của xã
hội, là một hiện tượng xã hội đặc trưng của lồi người. Vì vậy, nguồn gốc quyết
định để hình thành nên ý thức con người chính là nguồn gốc xã hội- yếu tố quyết
định trực tiếp nhất chính là lao động chúng ta
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Có thể khẳng định rằng, mọi
nội dung của ý thức suy đến cùng đều chỉ là sự phản ánh đối với thực tế khách
quan.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Vật chất thì nó giữ vai trị là
cơ sở, là điều kiện quyết định mọi hoạt động sáng tạo của ý thức
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Vật chất quyết
định hình thức biểu hiện cũng như là sự biến đổi, phát triển của ý thức. Vì hình
thức biểu hiện và sự biến đổi của ý thức nó phụ thuộc vào quy luật sinh học, qui
luật xã hội môi trường sống của con người và điều kiện hồn cảnh. Tất cả những
yếu tố đó nó thuộc về lĩnh vực vật chất.
Mặt khác, thì vật chất còn giữ vai trò là điều kiện quyết định quá trình vận
dụng ý thức trong hoạt động thực tiễn, cải biến thế giới khách quan của chính con
người chúng ta. Về vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức thì nó được
chứng minh bởi nhiều cơ sở, bởi nhiều lý do. Khoa học đã chứng minh rằng: “Xét

về mặt lịch sử con người có ý thức trên trái đất này mới chỉ xuất hiện cách đây
6


khoảng từ 24 đến 6 triệu năm, còn trái đất, hệ thống mặt trời thì đã có cách đây
hàng tỷ năm” [05]. Mặc dù, con người đã có cơ quan phản ánh ý thức là bộ óc
người nhưng nếu khơng có sự tác động của các sự vật, hiện tượng bên ngoài lên
các cơ quan cảm giác, lên bộ não thì bộ não cũng khơng có đối tượng để phản ánh.
Do đó, vật chất phải có trước và quyết định chú ý thức cịn hình ảnh về sự vật
trong óc người này phải có sau và bị quy định bởi vật chất. Ở trong đời sống xã hội
thì vai trị quyết định của vật chất đối với ý thức được biểu hiện ở vai trò quyết
định của kinh tế đối với chính trị, của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng,
của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần, của tồn tại xã hội đối với ý thức
xã hội. Trong xã hội, sự phát triển của kinh tế xét đến cùng quy định sự phát triển
của văn hóa, của tinh thần cho nên đời sống vật chất, điều kiện vật chất, phương
thức sản xuất vật chất mà thay đổi thì sớm hay muộn đời sống tinh thần, ý thức văn
hóa, đạo đức,… cũng sẽ phải thay đổi theo.
Như vậy, vật chất quyết định nguồn gốc, nội dung, bản chất và sự vận động,
phát triển của ý thức. Các Mác đã khẳng định “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất
được đem chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải biến trong đó” [06]
b.Ý thức tác động trở lại đối với vật chất.
Có thể thấy, tác động trở lại đối với vật chất được biểu hiện ở những khía cạnh
sau:
Thứ nhất, ý thức tác động trở lại thế giới vật chất, thường thay đổi chậm so với
sự biến đổi của thế giới vật chất. Ý thức thì có tính độc lập tương đối, thể hiện ở
chỗ ý thức có thể thay đổi nhanh, có thể thay đổi chậm so với hiện thực nhưng
thơng thường thì ý thức thay đổi chậm hơn so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất thì phải thơng qua hoạt động
thực tiễn của con người. Chính thơng qua hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm
7



biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh và vật chất. Thậm chí, nó cịn tạo ra thiên
nhiên thứ hai phục vụ cho cuộc sống của con người. Con người dựa trên những tri
thức về thế giới khách quan hiểu biết các cái quy luật khách quan trên cơ sở đó, họ
đề ra được mục tiêu, phương hướng, biện pháp và có ý chí, có nghị lực, có sự
quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định. Ví dụ: Nếu chỉ dựa vào điều
kiện vật chất, dựa và tiềm lực kinh tế thì Việt Nam khơng thể thắng được đế quốc
Mỹ bởi vì Mỹ giàu hơn chúng ta rất nhiều nhưng chúng ta thấy rõ ràng Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam chúng ta dựa vào cuộc chiến tranhđó là cuộc kháng chiến chính nghĩa. Vì thế, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của
bạn bè quốc tế, của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Trong đó có cả nhân dân tiến bộ
trong chính nước Mỹ - đó là yếu tố bên ngồi nhưng trực tiếp đó chính là chúng ta
đã phát huy được cái vai trò của nhân tố chủ quan cá nhân tố chủ quan đó là đường
lối chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước và ý chí quyết tâm của tồn thế dân
tộc, truyền thống u nước của chúng ta. Khơi dậy và phát huy đúng thời điểm,
phát huy được sức mạnh tổng hợp dựa vào cuộc chiến tranh chính nghĩa và dựa
vào điều kiện hồn cảnh của Việt Nam, điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam với
phương thức Chiến Tranh Du Kích và cuối cùng thì chúng ta đã đánh thắng được
đế quốc Mỹ (ngày 30/04/1975). Như vậy, thông qua hoạt động thực tiễn tri thức, ý
thức của con người đã làm biến đổi những cái điều kiện hồn cảnh vật chất, biến
khó khăn, trở ngại trở thành sức mạnh và động lực để chúng ta vượt qua được cái
khó khăn cái trở ngại đó, biến cái bất lợi trở thành cái có lợi. Sự kết hợp của cả yếu
tố vật chất và yếu tố tinh thần, của cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan cho
nên chúng ta mới có chiến thắng huy hồng như vậy
Thứ ba, vai trị của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của
con người. Có thế thấy rõ rằng, ý thức chỉ đạo, hướng dẫn con người trong hoạt
động thực tiễn. Đồng thời, ý thức trang bị cho con người tri thức, hiểu biết đúng
đắn về thực tại khách quan về quy luật khách quan. Trên cơ sở đó, giúp con người
8



xác định được phương hướng mục tiêu, lựa chọn được biện pháp, phương pháp,
công cụ, phương tiện phù hợp để đạt được mục tiêu của mình. Như vậy, ý thức đã
thể hiện sự tác động đối với vật chất thông hoạt động thực tiễn của con người. Tuy
nhiên, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất nó diễn ra theo hai xu hướng:
+Nếu con người có nhận thức đúng, có tri thức đúng, có tri thức khoa học, có
tình cảm cách mạng hay nói một cách ngắn gọn nếu con người có ý thức đúng thì
hành động của con người chắc chắn sẽ đúng và con người sẽ đi tới thành cơng đó
là xu hướng tích cực nhưng ngược lại.
+Nếu chúng ta có ý thức sai ý thức sai, chúng ta hiểu biết sai, tình cảm của
chúng ta đặt sai và sự quyết tâm của chúng ta đặt khơng đúng lúc, đúng thời điểm,
đúng chỗ thì rõ ràng hành động của chúng ta sai và chắc chắn chúng ta sẽ đi tới
thất bại đó là biểu hiện của sự tác động tiêu cực.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trị của ý thức ngày càng to lớn nhất là
trong thời đại ngày nay. Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng công nghệ 4.0
đang phát triển mạnh mẽ. Loài người đang dần dần chuyển sang nền kinh tế mớinền kinh tế tri thức cho nên trong điều kiện hiện nay thì tri thức khoa học, tư tưởng
chính trị, tư tưởng nhân văn đặc biệt là tri thức khoa học ngày càng đóng vai trị
quan trọng, đóng vai trị quyết định trong việc nâng cao năng suất chất lượng.
Đóng góp của tri thức - tri thức khoa học vào nền kinh tế vào sự phát triển của các
quốc gia ngày càng thể hiện rõ nét
3.Ý nghĩa phương pháp luận chung.
Một trong những ý nghĩa rất quan trọng đó là nguyên tắc khách quan. Nguyên
tắc khách quan và yêu cầu trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con
người chỉ có thể đúng đắn, thành công khi con người thực hiện đồng thời giữa việc
xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng thực tế khách quan với phát huy tính
9


năng động chủ quan. Bởi vì, trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì chủ
nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vật chất có trước ý thức có sau và vật chất

đóng vai trị quyết định đối với ý thức, tinh thần cho nên trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn chúng ta luôn luôn phải xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng
khách quan và hành động theo quy luật khách quan và phải phát huy tính năng
động chủ quan. Nguyên tắc này đặt ra một số yêu cầu như sau:
Một là, phải lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động, phải tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Hai là, phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan, nóng vội, định kiến,
thiếu trung thực [07].
Ba là, nhận thức đúng đắn khách quan là tiền đề xác định mục tiêu, phương
hướng, nội dung, biện pháp phù hợp làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn.
Thứ hai, phải phát huy tính năng động, chủ quan. Bởi vì tính năng động chủ
quan để được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Theo quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, ý thức thì khơng thụ động mà nó lại tác động trở lại đối
với vật chất và bản chất của ý thức nó mang tính năng động sáng tạo cho nên một
mặt là chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng khách quan hành
động theo quy luật khách quan nhưng phải phát huy được tính năng động chủ quan
hay nói cách khác là phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức về nguyên
tắc khách quan này.
Trong thực tiễn, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc khách quan trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn. Nếu chúng ta vi phạm nguyên tắc khách quan thì
chúng ta sẽ rơi vào bệnh chủ quan, duy ý chí -đó là bệnh phụ động trơng chờ ỷ lại
vào điều kiện hoàn cảnh. Cả hai loại bệnh này đều sẽ dẫn tới sai lầm, khuyết điểm
và đi tới thất bại.
10


4.Liên hệ với thực tiễn
Từ ý nghĩa của phương pháp luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong
triết học Mác-Lênin “Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát
từ thực tế khách quan, tơn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động

chủ quan”. Thứ nhất, xuất phát từ tôn trọng thực tế khách quan. Chẳng hạn như
trong một công ty, chúng ta muốn đánh giá đúng đắn năng lực kinh doanh của một
cơng ty thì trước hết chúng ta cần phải thu thập thơng tin đầy đủ về chính cơng ty
đó làm cơ sở khách quan để đánh giá. Khi giám đốc cơng ty muốn lãnh đạocơng ty
phát triển hơn thì trước hết để xác định các mục tiêu phát triển cần phải xuất phát
từ tình hình kinh doanh thực tế của công ty và cả năng lực của Ban lãnh đao công
ty rồi mới đưa ra định hướng, kế hoạch phát triển công ty cho phù hợp. Không
những vậy, khi đưa ra giải pháp phát triển kinh doanh của công ty trước hết phải
tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, căn cứ tình hình đặc thù của công
ty (về sản phẩm cung cấp thị trường, nguồn nhân lực, khả năng tài chính,….)
Thứ hai, song song với việc xuất phát và tơn trọng thực tế khách quan thì cũng
cần phát huy năng động chủ quan của ý thức. Đó là trong q trình thực hiện giải
pháp phát triển kinh doanh thì sự quyết tâm của Ban lãnh đạo, các nhân viên, ý chí
vượt qua khó khăn và sự nỗ lực hết mình “vắt óc”trong việc giải quyết những vấn
đề phát sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành được mục tiêu đề ra.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, chúng ta đã tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về
mối quan hệ giữa vật chất với ý thức, đó là mối quan hệ biện chứng tác động qua
lại lẫn nhau. Khẳng định vật chất ln mang tính thứ nhất, tính quyết định, ý thức
ln mang tính thứ hai, bị chi phối, bị quyết định. Song, ý thức lại có tác động trở
lại vơ cùng quan trọng đối với vật chất. Nó có thể làm cho vật chất phát triển, biến
đổi theo nhu cầu, ý muốn, nhưng đồng thời nó cũng có thể làm cho vật chất không
11


phát triển, bị kìm hãm. Qua đó, chúng ta có thể vận dụng vào thực tiễn, cụ thể
trong việc vận hành hoạt động của một công ty, việc kiểm tra hay đề ra phương
hướng, kế hoạch phát triển công ty không những phải dựa vào tình hình thực tế và
năng lực của Ban lãnh đạo cơng ty mà cịn phải dựa cả vào sự quyết tâm, tinh thần
của các cán bộ, cơng nhân viên trong cơng ty thì cơng ty đó mới hoàn thành thắng

lợi các mục tiêu đề ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. Tháng 12-1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng,
truy cập ngày 29/03/2022.
02. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương
pháp luận, truy cập ngày 29/03/2022.
03. C.Mác và Ăngghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội,1993,t.23,
tr.78.
04. Bùi Ánh Tuyết, Đề cương bài giảng: Ngôn ngữ học đại cương, trường Đại
học Tân Trào, tr.1.
05. Lịch sử trái đất, />%E1%BB%AD_Tr%C3%A1i_%C4%90%E1%BA%A5t, truy cập ngày
30/03/2022.
06. C.Mác và Ăngghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội,1993,t.23,
tr.35.
07. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức,
truy cập ngày 31/03/2022.

12



×