Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.58 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHĨA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN
MƠN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Họ và tên: Đồn Kim Ngân
Mã số sinh viên: 3120420255

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 1 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN – BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Mơn: Thị trường tài chính
Họ và Tên :
Ngày sinh :

Đồn Kim Ngân
28-02-2002

Kỳ Thi :
Mã phịng :

Họ tên, chữ ký cán bộ chấm thi 1

HK2 – Năm 2020-2021
013

Họ tên, chữ ký cán bộ chấm thi 1

Điểm thành phần



chấm thi 1

chấm thi 2

1. Tiểu luận (70%)
2. Phát vấn (30%)
3. Tổng điểm (100%)

MÃ SỐ SV
3120420255

Số:

Số:

Chữ:

Chữ:

BÀI LÀM


MỤC LỤC

NỘI DUNG
PHẦN 1: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỦA 6 YẾU TỐ ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
1.1.
1.2.
1.3.

1.4.
1.5.
1.6.

LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TỶ LỆ LẠM PHÁT
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG
YẾU TỐ PHI KINH TẾ

PHẦN 2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TẠI THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19
2.2. DIỄN BIẾN GIÁ CỔ PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN TỪ THÁNG 01-2020 ĐẾN THÁNG 12-2021
2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TẠI
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TÀI LIỆU THAM KHẢO


NỘI DUNG
Phần 1: Phân tích sự ảnh hưởng của 6 yếu tố đến giá cổ phiếu
1.1.

1.2.

1.3.

1.4.


Lãi suất thị trường
Lãi suất thị trường là mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi đối với một khoản vay cụ thể,
tuỳ thuộc vào thời điểm vay và thời hạn vay. Có các thị trường đầu tư (trong đó bao gồm thị
trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, cũng như các tổ chức tài chính như ngân hàng bán lẻ) thiết
lập các lãi suất.
Phần lợi thu được từ người vay. Khi lãi suất tăng làm chi phí vay đối với doanh nghiệp
cũng tăng. Khi đó, chi phí này được chuyển cho các cổ đơng và sẽ hạ lợi nhuận mà doanh
nghiệp xuống. Đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu khơng đổi hoặc có thể giảm. Chính vì vậy, khi
lãi suất tăng, giá cổ phiếu sẽ giảm và ngược lại.
Tăng trưởng kinh tế
Giá cổ phiếu bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới và đặc biệt của nền kinh tế quốc
gia.Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp
phát triển, từ đó ảnh hưởng tích cực tới giá cổ phiếu.Trong trường hợp khác, nếu nền kinh tế
suy thối hoặc có khủng hoảng gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc kinh doanh của các doanh
nghiệp, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.Biến động giá cổ phiếu thường cao hơn và tiểm ẩn
nhiều rủi ro hơn khi nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng.
Lý giải cho việc giá cổ phiếu bị giảm trong thời kỳ suy thối kinh tế đó là bởi các cơng
ty thường làm ăn trì trệ và có xu hướng cắt giảm cổ tức – điều vốn được xem là điểm hấp dẫn
các nhà đầu tư. Thêm vào đó, các nhà đầu tư cũng tránh đầu tư vào cổ phiếu hồn tồn, thích
đặt tiền của họ vào các cơng cụ đầu tư an tồn hơn như trái phiếu.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị trong nước và quốc tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá
cổ phiếu. Bởi tình hình chính trị chi phối nền kinh tế. Từ đố gây nên các tác động không hề nhỏ
đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Khi xuất hiện các bất ổn về chính trị thì giá cổ phiếu
thường sẽ có xu hướng giảm.
Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời
gian. CPI đo lường sự thay đổi trung bình về giá theo thời gian mà người tiêu dùng trả cho một
giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ, từ đó ảnh hưởng của lạm phát đến cung – cầu phát hành và giao
dịch chứng khoán, nhất là chứng khoán có thu nhập cố định.

Bên cạnh đó, giá trị các khoản đầu tư chứng khốn ln bị ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn
biến của lạm phát và đây là một trong những rủi ro cơ bản trong đầu tư chứng khốn nói chung.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh chịu tác động trực tiếp và gián tiếp ở các mức độ
khác nhau bởi lạm phát và điều này đến lượt nó sẽ gây ra biến động giá cổ phiếu niêm yết trên
thị trường.
Khi lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không
bền vững, lãi suất sẽ tăng lên để kiềm chế lạm phát, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp
khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá
và ngược lại
Tình hình tài chính doanh nghiệp


1.5.

Mức thu nhập doanh nghiêp: của cải mà doanh nghiệp có được nhờ vào cơng việc hay hoạt
động kinh doanh. Giá cổ phiếu thường có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của doanh
nghiệp, nếu thu nhập doanh nghiệp ổn định cao, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt. Cho
nên giá cổ phiếu tăng khi doanh nghiệp phát triển và giá giảm khi doanh nghiệp đi xuống.
Yếu tố thị trường
Sự biến động thị trường: sự tăng giảm đột ngột trên thị trường do yếu tố nào đó tác động.
Mối quan hệ cung-Cầu: giữa người mua (nhu cầu) và bán (Cung cấp). Thông thường khi một
cổ phiếu được nhiều người mua, giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
Thiếu kiên thức của các nhà đầu tư: Lỗ hỏng hiểu biết về nội dung, nắm bắt thông thông tin
hoạt động của doanh nghiệp và thị trường có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của nhà đầu tư.

1.6.

Yếu tố phi kinh tế
Thay đổi trong chính trị: Là những hoạt động thay đổi liên qua đến nhà nước, chính
quyền. Và nó có tính quyết định đến giá của cổ phiếu thường vì khi xuất hiện sự bất ổn về chính

trị, nhà đầu tư khơng đủ mạo hiểm để tiếp tục giữ cổ phiếu nên giá cổ phiếu thường có xu hướng
giảm.
Cơ cấu quản lí hành chính: Mơ hình quản lý. Nếu hoạt động quản lí tốt sẽ giúp đưa cơng
ty ngày càng phát triển có khả năng tiếp tục hoạt động trong tương lai, giá cổ phiếu của công
ty sẽ tăng lên. Và ngược lại, một công ty có hoạt động quản lí kém có xu hướng đi xuống thì
giá cổ phiếu sẽ giảm theo.
Điều kiện văn hóa: là sản phẩm của con người tạo ra, nghệ thuật, vật chất, ngôn từ, tư tưởng...

Phần 2: Sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt
Nam
2.1.

Khái quát về đại dịch Covid-19
Tác động kinh tế của Covid-19 lớn hơn nhiều so với cuộc Khủng hoảng Tài chính Tồn cầu,
đặc biệt là ở Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế
mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều
quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc
làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Tuy
nhiên, đứng trước cú sốc này, Nhà nước nhanh chóng thực hiện các giải pháp mạnh, trước hết
là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế. Các giải pháp đã chứng
tỏ thành công bước đầu khi khống chế được dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng trong
thời gian dài và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch cũng đang
bắt đầu trên con đường khởi sắc trở lại trước khi dịch bệnh bùng phát lần nữa.
Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các rào cản hành chính đối với doanh nghiệp và
người dân, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát
đại dịch và hỗ trợ sự phục hồi bền vững của nền kinh tế trong năm nay và năm tới.



2.2. Diễn biến giá cổ phiếu tại Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 01-2020 đến
tháng 12-2021.
Trên thị trường tài chính, tính đến thời điểm 20/3/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55%
(cùng kỳ năm 2019 tăng 2,54%), huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,51% (cùng kỳ
năm 2019 tăng 1,72%), tín dụng của nền kinh tế tăng 0,68% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,9%),
cho thấy các doanh nghiệp khó khăn, phải thu hẹp hoạt động.
Tại ngày 31/12/2020, chỉ số VN-Index đạt 1103,87 điểm, tăng 14,9% so với cuối năm 2019.
Thị trường cổ phiếu hiện có 1.665 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch
(ĐKGD) với quy mô niêm yết, ĐKGD đạt gần 1.514 nghìn tỷ đồng, tăng 8% với cuối năm
2019. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 20,8% so với cuối năm
2019, tương đương 84,1% GDP 2020. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết
(trong đó có 454 mã trái phiếu chính phủ và 23 mã trái phiếu doanh nghiệp) với giá trị niêm yết
đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2019 tương đương 23% GDP. Tổng mức huy
động qua phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp tăng tương đối mạnh, đạt 429.000 tỷ đồng.
Thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng
59,3% so với bình quân năm 2019; thanh khoản thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh
bình quân đạt 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (HOSE)(4) , kết thúc phiên giao
dịch cuối cùng của tháng 9/2021, chỉ số VNIndex đạt 1342,06 điểm, tăng 0,80% so với tháng
trước, tăng 21,58% so với đầu năm 2021. Trong đó, VN30 đạt 1453,76 điểm, giảm 1,76% so
với tháng trước nhưng tăng 35,77 % so với đầu năm.
Thị trường cổ phiếu trong 9 tháng đầu năm 2021 có giá trị giao dịch bình qn đạt trên 19.543
tỷ đồng/phiên với khối lượng giao dịch bình quân đạt 682,42 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng
tăng 294,93% về giá trị và tăng 138,29 % về khối lượng so với cùng kỳ năm 2020.
Nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK qua 9 tháng đầu năm 2021 có tổng giá trị và khối lượng giao
dịch lần lượt đạt 592.308 tỷ đồng và 12,6 tỷ cổ phiếu.
Đến hết quý III/2021, tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 111,3 tỷ cổ phiếu, với
giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 5,13 triệu tỷ đồng, tăng 2,30% so với tháng trước, đạt tới
81,59% GDP năm 2020.
Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế qua TTCK 9 tháng đầu năm ước đạt 292,1 nghìn tỷ

đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu
đạt 24.042 tỷ đồng/phiên, tăng 224% so với bình quân năm 2020; giá trị giao dịch bình quân
trên thị trường trái phiếu đạt 10.948 tỷ đồng/phiên, tăng 5,3%; khối lượng giao dịch bình quân
trên TTCK phái sinh, đối với sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 207.171 hợp
đồng/phiên, tăng 32%; đối với sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, khối lượng đạt 18,78 triệu
chứng quyền/phiên, tăng 59%.
2.3. Đánh giá sự tác động của đại dịch Covid-19 đến giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán
Việt Nam


Tác động tiêu cực:Dòng vốn đầu tư gián tiếp biến động mạnh. Thời gian qua, thị trường chứng
khoán trong nước phải liên tục điều chỉnh, giảm điểm do việc bán rịng của các nhà đầu tư nước
ngồi. Các tổ chức tài chính - chi nhánh hoặc cơng ty con đang hoạt động ở Việt Nam rút vốn
về nước. Dịch bệnh cũng tạo tâm lý bảo toàn vốn, tâm lý nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu của
các Nhà đầu tư. Những hoạt động này tạo hiệu ứng tâm lý tiêu cực khiến thị trường chứng
khoán trong nước gặp nhiều khó khăn.
Tác động tích tực: Thị trường chứng khốn Việt Nam do đó đã có sự bứt phá mạnh mẽ, liên
tục lập kỷ lục mới về cả chỉ số, giá trị giao dịch, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước
mở mới và có được nhiều điểm nổi bật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×