Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thăng dư siêu ngạch? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.62 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
*****

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
và giá trị thăng dư siêu ngạch? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này
đối với việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay?”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hiền
Mã sinh viên: 72DCKT20090
Lớp: 72DCKT22
Khóa: 72 (2021-2025)
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Huyền

HÀ NỘI – 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
NỘI DUNG ................................................................................................... 2
I. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH ....................................................................... 2
1. Khái niệm về giá trị thặng dư ..............................................................2
2. Hai phương pháp về giá trị thặng dư ................................................. 2
2.1 Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối ................................................ 2
2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối ............................... 3
2.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch ..............................4
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY VỚI VIỆC


PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY .......................... 6
1. Thực trạng ................................................................................................ 6
2. Giải pháp ...................................................................................................8
KẾT LUẬN ................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................11


LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế chính trị Mác-Lenin có vai trị rất quan trọng trong việc phát
triển đời sống xã hội. Đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu
cầu học tập, nghiên cứu kinh tế chính trị Mác-Lênin càng được chú trọng
hơn, nhằm khắc phục những lạc hậu về lý luận kinh tế, sự giáo điều, tách
rời lý luận với cuộc sống, góp phần quan trọng hình thành từ duy kinh tế
nước ta đang xây dựng và phát triển nên theo hướng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, là nền kinh tế luôn gắn liền với những phạm
trù và quy luật kinh tế nhất định. Trong đó có phạm trù giá trị thặng dư hay
nói cách khác "Sự tồn tại giá trị thặng dư là một yếu tố tất yếu khách quan
ở Việt Nam, khi mà ở Việt Nam ta đang hướng tới nền kinh tế thị trường
định hưởng XHCN”.
Tuy nhiên hiện nay, đất nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trưởng
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong chừng
mức nào đó vẫn cịn tồn tại thành kiến đối với một số thành phần kinh tế
coi các thành phần kinh tế này là chế độ bóc lột. Những nhận thức này
không chỉ xảy ra với một số cán bộ cấp cao, đảng viên làm công tác quản lý
trong bộ máy nhà nước, mà còn xảy ra đối với những người trực tiếp làm
kinh tế từ nhân ở nước ta hiện nay. Mà theo lý luận của Mác, thì vấn đề bóc
lột liên quan trực tiếp đến giá trị thặng dư. Vì thế việc nghiên cứu, tìm hiểu
và chất và lượng của giá trị thặng dư sẽ giúp chúng ta có những nhận thức
đúng đắn về con đường đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam mà Đảng và

nhà nước ta đã chọn.
Với kiến thức mà em đã tìm hiểu được, bài tiểu luận sẽ nêu ra những
nội dung cơ bản “Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và
giá trị thăng dư siêu ngạch và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối
với việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay?

1


NỘI DUNG
I. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH
1. Khái niệm về giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư chính là giá trị do công nhân làm thuê lao động sản sinh
ra vượt quá giá trị sức lao động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt hết.
Đối với hoạt động sản xuất, nhà tư bản phải chi vào tư liệu sản xuất và mua
sức lao động.
Sản xuất giá trị thặng dư là mục tiêu và động cơ của từng nhà tư bản cũng
như toàn bộ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bản chất của giá trị thặng dư tư bản
chủ nghĩa thể hiện quan hệ bóc lột giữa người sở hữu tư liệu sản xuất và người
sở hữu hàng hoá sức lao động, hay nói cách khác giữa nhà tư bản và người làm
thuê.

2. Hai phương pháp về giá trị thặng dư
Có 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
+) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
+)Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch
2.1 Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày
lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động,
thời gian lao động tất yếu và giá trị sức lao động không thay đổi.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ
thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị
thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân.
2


Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng cách kéo dài ngày lao động trong
điều kiện thời gian lao động tất yếu khơng thay đổi, nhờ đó kéo dài thời
gian lao động thặng dư gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.
Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao
động có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể
chất và tinh thần của người lao động quyết định. Vì cơng nhân phải có thời
gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ. Việc kéo dài ngày lao
động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp cơng nhân. Cịn giới hạn
dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là
thời gian lao động thặng dư bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao
động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá
giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động.
Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại
lượng không cố định và có nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày
lao động do cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên
cơ sở tương quan lực lượng quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp cơng
nhân địi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.
2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời
gian lao động tất yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi
độ dài ngày lao động khơng đổi thậm chí rút ngắn.

Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người
lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công
nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại
cơng nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên
nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên
cơ sở tăng năng suất lao động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối.

3


Giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất
yếu trong điều kiện độ dài của ngày lao động khơng đổi, nhờ đó kéo dài
tương ứng thời gian lao động thặng dư, được gọi là giá trị thặng dư tương
đối.
Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời
gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn
thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá
trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu
dùng của cơng nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng
năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân hay tăng năng suất lao động trong
các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
đó.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật
phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch
sử phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới
chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường
thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là q trình nâng cao trình độ
bóc lột giá trị thặng dư tương đối.

2.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà
tư bản cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Do chạy theo giá trị thặng
dư siêu ngạch dẫn đến năng suất lao động của xã hội tăng, hình thành giá
trị thăng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Vì vậy, giá
trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá thị thặng dư tương
đối.

4


Giá trị thặng dư siêu ngạch mục đích cũng cùng cũng là đem lên lợi
nhuận cho các nhà tư bản mà thơi. Nguồn gốc của giá trị này đó là do: Sự
cạnh tranh, các nhà tư bản có doanh nghiệp sản xuất cùng sản phẩm cùng
thị trường ra vậy nên để có nên sự khác biệt, để cạnh trang với đối thủ của
mình buộc các nhà tư bản phải tìm đến phương pháp mới và phương pháp
đó chính xác là cơng nghệ mới mà các doanh nghiệp kia chưa có.
Căn bản của giá trị thặng dư chính là tạo ra sản phẩm có giá trị cá
biệt lớn hơn giá trị xã hội. Mà để giá trị cá biệt là giá trị riêng do một người
tạo ra còn giá trị xã hội là giá trị do nhiều người cùng tạo ra, để làm được
điều đó thì đồng nghĩa bạn phải khiến cho một người lao động làm sao đó
có thể tự tạo ra được một hàng hóa và đó chính là thông quá sự hỗ trợ của
công nghệ mới.
Về bản chất, giá trị thặng dư siêu ngạch chính là mang lại thật nhiều
lợi nhuận cho các nhà tư bản và doanh nghiệp; vì vậy nguồn gốc của giá trị
thặng dư siêu ngạch do sự cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp
với nhau kinh doanh cùng một mặt hàng và trên cũng một thị trường tiêu
thụ các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng hóa thu được thật nhiều
lợi nhuận trước các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đòi hỏi các doanh nghiệp
phải sản xuất được một số lượng hàng hóa lớn và chất lượng đạt chuẩn để

có thể thu hút người tiêu dùng.
Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải có những phương pháp
mới và phù hợp; đặc biệt quan trọng hiện nay là việc áp dụng kỹ thuật –
công nghệ vào sản xuất để hạn chế sức lao động và thời gian, chi phí bỏ ra
để tạo ra sản phẩm đồng thời khi áp dụng kỹ thuật – công nghệ hiện đại,
tiên tiến sẽ giúp cải thiện chất lượng của sản phẩm. Khi đó số lượng hàng
hóa sản xuất ra sẽ nhiều hơn và có chất lượng đạt chuẩn giúp mang lại
nhiều lợi ích về giá trị thặng dư siêu ngạch qua hoạt động bán hàng hóa.
5


Ý nghĩa của giá trị thặng dư siêu ngạch:
Đầu tiên việc tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch một cách hợp lý và hiệu
quả có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với các nhà tư bản, doanh nghiệp;
với việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào hoạt động sản xuất doanh
nghiệp sẽ tạo ra số lượng sản phẩm lớn với chất lượng tốt hơn qua đó tạo
chỗ đứng vững chắc trên thị trường tiêu thụ, dành được nhiều thị phần
trước các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đến lợi nguồn lợi nhuận lớn cho
doanh nghiệp. Như vậy ý nghĩa đầu tiên mà giá trị thặng dư siêu ngạch đem
lại lợi nhuận lớn.
Bên cạnh đó để nhằm tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch và nhằm đối
trọng với đối thủ cạnh tranh đòi hỏi các nhà tư bản, doanh nghiệp phải tiến
hành áp dụng kỹ thuật – công nghệ mới, hiện đại và tiến bộ vào sản xuất1.
Điều này giúp cho người lao động giảm bớt sức lao động và thời gian cần
thiết để tạo ra một sản phẩm. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề hai mặt
khi mà áp dụng kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất thì đơng thời vai trị của
người lao động sẽ bị giảm đi và người lao động phải học hỏi thêm các kỹ
năng để vận hành kỹ thuật – công nghệ mới, những người không đáp ứng
được các điều kiện thì sẽ bị đào thải, tăng tỷ lệ thất nghiệp.


II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Thực trạng
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trên quy mơ tồn cầu là tất yếu khách quan và áp lực cạnh
tranh này tác động lên tất cả các doanh nghiệp chứ khơng chỉ riêng Việt
Nam.
Ví dụ như: Theo hiệp định gần nhất vừa mới có hiệu lực tại Việt Nam từ
ngày 14/1/2019 là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
1

/>
6


Dương (CPTPP)2 thì có 3 nước lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ hiệp định
thương mại tự do là Canada, Mexico, Peru. Điều này mở ra cơ hội cho các
doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường mới, có cơ hội đa dạng hóa
nguồn nguyên vật liệu đầu vào (như sợi trong ngành Dệt may),… Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các thách thức như: về năng lực
cạnh tranh còn yếu của một số ngành dịch vụ, quảng cáo, các mặt hàng
nông sản như thịt lợn, thịt gà...; về thể chể chính sách của Việt Nam chưa
hoàn thiện, chất lượng nguồn lao động chưa cao… Hội nhập là cơ hội hay
thách thức thì phụ thuộc vào khả năng nắm bắt cơ hội và khả năng vượt qua
thách thức của Việt Nam.
Do xuất phát điểm nước ta cịn thấp nên cịn nhiều doanh nghiệp có quy
mơ nhỏ, kỹ thuật công nghệ chưa cao, thiếu vốn đầu tư, chưa có nhiều mặt
hàng chiến lược và thương hiệu. Do nguồn nhân lực còn chưa cao chưa đáp
ứng đủ yêu cầu. Vì quy mơ nhỏ nên nhiều doanh nghiệp chưa đủ điều kiện
khả năng để trang bị máy móc cơng nghệ hiện đại phải sử dụng cơng nghệ

cũ với trình độ lao động thấp.Dẫn tới giá cả, chất lượng sản phẩm hàng hóa
chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa các nước trên thế giới. Ví dụ điển
hình như ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.
Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước còn thấp. Các
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành ô tô ở Việt Namcos quy
mơ vừa và nhỏ… trình độ cơng nghệ cịn kém, khơng có kinh nghiệm trong
ngành ơ tơ; năng lực về vốn, trình độ cơng nghệ cịn hạn chế nên dẫn tới
tình trạng đầu tư thường manh mún, quy mơ nhỏ.
Nhiều doanh nghiệp CNHT3 cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam
chưa tạo dựng được niềm tin thực sự của các doanh nghiệp FDI về khả
năng cung ứng các linh kiện phục vụ lắp ráp ô tô, công nghệ lạc hậu nên
giá thành sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, khả năng nghiên cứu thiết
kế phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu nguồn
/>3
CNHT: công nghiệp hỗ trợ
2

7


nhân lực đáp ứng được yêu cầu... Sự liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT
và lắp ráp ô tô, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp
FDI còn hạn chế.4
2. Giải pháp
Sử dụng kĩ thuật công nghệ mới nhằm giảm chi phí sản xuất tăng năng
suất lao động. Khuyến khích, hỗ trợ DNVVN5 đầu tư phát triển khoa học
công nghệ để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh cho doanh nghiệp… thông qua ưu đãi cụ thể như: doanh nghiệp
thay đổi máy thiết bị mới ưu tiên vay vốn lãi suất thấp; miễn giảm thuế một
số năm.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tạo ra nhiều giá trị thặng
dư. Tiến hành hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài tạo điều kiện giúp
doanh nghiệp Việt Nam có được những cơng nghệ tiên tiến để phát triển
sản xuất. Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, DNVVN cần nâng cao nhận
thức, chủ động trang bị kiến thức, tìm hiểu sâu các quy định của WTO, các
cam kết trong các Hiệp định CPTPP6, hiệp định FTA… từ đó tận dụng cơ
hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh để DN phát triển… DN phải
hoạt động sản xuất kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp, đúng pháp luật, bắt
nhịp được những chuẩn mực của khu vực và quốc tế, doanh nhân phải năng
động sáng tạo, có kiến thức, có bản lĩnh kinh doanh dám đương đầu với hội
nhập để vươn ra biển lớn.
Giải quyết tình trạng thiếu vốn cho doanh nghiệp. Trong khi doanh
nghiệp thiếu vốn thì các ngân hàng kinh doanh và ngay cả Quỹ hỗ trợ phát
triển7 không giải ngân được do những thủ tục quy định giá chặt chẽ của
Nhà nước, làm cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh

/>5
DNVVN: doanh nghiệp vừa và nhỏ
6
CPTPP: Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương
7
/>4

8


gặp nhiều khó khăn khi vay vốn hoặc khi doanh nghiệp có nhu cầu được
bảo lãnh vay vốn.
Trong cạnh tranh thương mại, các DNVVN luôn phải nhận thức được
tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu, sản phẩm, trí tuệ kinh doanh,

bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mình. Thực tế cho thấy, nhiều doanh
nghiệp của Việt Nam đã đối mặt với các vấn đề về bản quyền, sở hữu trí
tuệ, kiểu dáng cơng nghiệp... dẫn tới hàng loạt các vụ tranh chấp, mâu
thuẫn gây phiền hà cho hoạt động sản phẩm kinh doanh. Bởi vậy, tuân thủ
quy tắc hoạt động của doanh nghiệp và biết bảo vệ các “nguồn tài nguyên”
của doanh nghiệp sẽ giúp cho chính mỗi DNVVN phát triển thật sự.
Doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được
yêu cầu đổi mới cơng nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi
kinh doanh tồn cầu với việc đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao,
dịch vụ chất lượng quốc tế; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển
nguồn nhân lực của DN đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang
bị những tri thức, kỹ năng mới; Đổi mới mơ hình sản xuất kinh doanh gắn
với mục tiêu phát triển bền vững.
Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là giải
pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội. Doanh nghiệp cần phải đầu
tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị
trường, giai đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng; Áp
dụng các công nghệ phù hợp8, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có chất
lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp.

/>8

9


KẾT LUẬN

Để nâng cao hiệu quả quá trình vận dụng phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư vào công cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Ta cần một số giải pháp như chuyển dịch cơ cấu đầu tư và tập trung đầu tư

vào công nghiệp với mục tiêu lấy đó làm đà để phát triển các ngành khác
trong nền kinh tế quốc dân. Hoặc khuyến khích thu hút đầu tư, nó sẽ thúc
đẩy mở rộng quy mô sản xuất và thu được nhiều giá trị thặng dư. Để cải
thiện môi trường kinh doanh trong nước cũng như thực hiện sự bình đẳng
giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực vay vốn ở các ngân hàng. Và tiếp
tục đổi mới, hoàn thiện khung chính sách, hành lang pháp lý tạo mơi trường
kinh doanh thơng thống, thuận lợi cho DNVVN phát triển.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. />2. />3. />4. />5. />
11



×