Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TIỂU LUẬN CCCT môn học GIỚI TRONG LÃNH đạo QUẢN lý tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về BÌNH ĐẲNG GIỚI và THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI đối với cán bộ nữ TRONG hệ THỐNG CHÍNH TRỊ xã lộc THẠNH, HUYỆN lộc NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.56 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG
TÊN MƠN HỌC: GIỚI TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
TÊN BÀI THU HOẠCH: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI VÀ THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ NỮ
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ LỘC THẠNH, HUYỆN LỘC
NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ

- NĂM 2022


2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I. MỞ ĐẦU
PHẦN II. NỘI DUNG

3
4


Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

4
4
5

1.1

1.2

Khái niệm bình đẳng giới
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới
THỰC HIỆN BÌNH ĐĂNG GIỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ NỮ

Chương 2

XÃ LỘC THẠNH, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH

10

PHƯỚC HIỆN NAY
2.1
2.2

Những kết quả đạt được
Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

11
13


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
Chương 3

HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ NỮ Ở XÃ
LỘC THẠNH, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
HIỆN NAY

3.1
Một số giải pháp
3.2
Liên hệ trách nhiệm bản thân
PHẦN III. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

16
16
22
23
24


3

Phần I. MỞ ĐẦU
Thực hiện nam nữ bình đẳng là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ
Chí Minh; tư tưởng đó thể hiện sự tơn vinh người phụ nữ và khát vọng giải
phóng phụ nữ trong tiến trình cách mạng Việt Nam; vì vậy trong Thư gửi phụ
nữ tồn quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày 8/3/1960
Người viết: “Đảng và Chính phủ ta luôn luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ
nữ. Hiến pháp định rõ "nam nữ bình đẳng" và luật lấy vợ lấy chồng, v.v., đều

nhằm mục đích ấy” [5, tr.507]; Tư tưởng đó đến nay vẫn cịn giữ ngun giá
trị, là kim chỉ nam cho thực hiện bình đẳng giới ở nước ta trong thời kỳ mới.
Kế thừa tư tưởng của Người, vấn đề bình đẳng giới là chủ trương lớn
và nhất quán của Đảng ta từ khi ra đời đến nay. Đặc biệt, lần đầu tiên trong
lịch sử, Việt Nam có một bộ luật riêng - Luật Bình đẳng Giới - Có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2007 nhằm luật hóa các quan điểm của Đảng ta về bình
đẳng giới trong thời kỳ mới. Trong đó, tại Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới,
Luật đã xác định: “Mục tiêu bình đẳng giới là xố bỏ phân biệt đối xử về giới,
tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát
triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết
lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình”. Điểm nổi bật trong việc bảo đảm quyền lợi về giới ở
Việt Nam là việc hồn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.
Ngay từ năm 1946, trong Hiến pháp đầu tiên của chế độ mới, mục tiêu bình
đẳng giới đã được ghi nhận. Tiếp đó, trong các lần sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp, việc bảo đảm bình đẳng giới đều được quy định rõ ràng. Hiến pháp năm
2013 quy định “cơng dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính
sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới” và “nghiêm cấm phân biệt đối
xử về giới” (Khoản 1 và Khoản 3 Điều 26).
Gần đây nhất, trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng lại tiếp tục
nhấn mạnh: "Thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp phát triển thanh
3


4

niên, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Giảm dần khoảng cách giới
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và gia đình" [1, tr.271]
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều bước đột
phá về nhận thức và hành động, từ khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực

tiễn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới. Vì thế, Việt
Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới
nhanh nhất trong vòng 20 năm qua.
Ở xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cơng tác thực hiện và
thúc đẩy bình đẳng giới đã được Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã thường xuyên
lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và mang lại nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó
vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót cần được khắc phục. Từ những lý do trên, học
viên lựa chọn vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và thực
hiện bình đẳng giới đối với cán bộ nữ xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh
Bình Phước hiện nay” làm đề tài thu hoạch môn Giới trong lãnh đạo, quản lý.
Phần II. NỘI DUNG
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1. Khái niệm bình đẳng giới
Bình đẳng giới là một khái niệm hàm chứa ý nghĩa xã hội to lớn. Lịch
sử phát triển xã hội cũng cho thấy khơng thể có tiến bộ xã hội thật sự nếu vẫn
cịn một bộ phận nào đó trong xã hội bị đối xử bất công hoặc bị loại trừ. Bởi
vậy, một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển tồn
diện của một quốc gia là thực trạng bình đẳng giới ở quốc gia đó.
Có nhiều khái niệm về bình đẳng giới, ở các tiếp cận khác nhau. Có
quan điểm cho rằng: Bình đẳng giới là phụ nữ và nam giới có những điều kiện
như nhau để phát huy hết năng lực tiềm tàng của mình, cùng có cơ hội để
tham gia đóng góp và hưởng thụ bình đẳng các kết quả phát triển của quốc gia
trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều quan trọng nhất là đem
lại kết quả ngang nhau cho cả phụ nữ và nam giới.
4


5

Hay có quan điểm: Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai trị

ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự
phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả
của sự phát triển đó.
Từ những nghiên cứu khác nhau, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ
của Việt Nam cho rằng: Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như
nhau các đặc điểm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Nam giới và phụ nữ
cũng có vị thể bình đẳng và được tơn trọng như nhau. Phụ nữ và nam giới
cũng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện mong
muốn của mình, có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thu hưởng từ
các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển, được hưởng tự do và chất
lượng cuộc sống bình đẳng, được hưởng thành quả bình đẳng trong tiếng nói.
Như vậy, có thể hiểu bình đẳng giới là đưa ra những quy định tạo thế
ngang bằng cho nữ giới và nam giới, trên cơ sở tính tốn đến sự khác biệt trên
những điểm tương đồng và những điểm hoàn toàn khác biệt giữa hai giới.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa dùng cụm từ “bình đẳng giới”,
mà Bác chỉ nói về vấn đề giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình quyền
và đây cũng chính là nội dung cốt lõi của vấn đề bình đẳng giới hiện nay mà
thế giới và Việt Nam đang quan tâm theo đuổi vì một xã hội dân chủ, cơng
bằng, văn minh. Những tư tưởng cốt lõi về bình đẳng giới của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã thể hiện ở một số luận điểm sau:
Một là, phụ nữ là phân nửa xã hội, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
phải giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh
là người Việt Nam đầu tiên gắn liền cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc với
cuộc đấu tranh cho bình đẳng, tự do và phát triển của phụ nữ Việt Nam.

5


6


Bác luôn động viên phụ nữ tham gia vào sự nghiệp cách mạng cùng
dân tộc, bởi theo Người, giải phóng phụ nữ - bản thân nó cũng là một cuộc
cách mạng, là một trong những mục tiêu lớn của cách mạng, nó ln gắn với
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Trong Văn kiện thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ
của cách mạng không chỉ giành độc lập cho dân tộc, các quyền dân chủ tự do
cho nhân dân, mà cịn nhằm “thực hiện nam nữ bình quyền”.
Theo Người, nội hàm của nam nữ bình quyền rất cụ thể; đó là những
quyền cơ bản mà họ phải được hưởng như đàn ơng. Trong bài viết, Nam nữ
bình quyền, trên Báo Nhân dân, số 408, ngày 14/4/1955 Người giải thích:
“Một nhóm nữ học sinh hỏi: Địa vị của phụ nữ Liên Xô thế nào? Trước hết,
hoan hô các em đặt câu hỏi thiết thực. Đây là câu trả lời: Phụ nữ Liên Xô
hưởng tất cả mọi quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như đàn ông…”
[3, tr.406]. Về phụ nữ Việt Nam, chưa thể thực hiện ngay những quyền cơ bản
này và kêu gọi phụ nữ ta phải nỗ lực rất nhiều để vươn tới sự bình đẳng như
phụ nữ Liên Xơ: “Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa chúng ta, nam nữ
cũng bình quyền. Phụ nữ ta cũng có tài có sức, nhưng vì bị bọn thực dân áp
bức 80 năm qua, cho nên phụ nữ ta cịn ít người tham gia các ngành hoạt
động. Các em chăm lo học hành, rèn luyện tài đức, thì mai sau các em nhất
định theo kịp chị em phụ nữ Liên Xô” [3, tr.406].
Hai là, giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền là nhiệm vụ
của Đảng, Nhà nước và bản thân chị em phụ nữ. Bác luôn theo dõi sát sao và
tạo mọi điều kiện cho phụ nữ tham gia vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân
tộc và xây dựng nhà nước. Đặc biệt, Bác rất quan tâm đến công tác phát triển
Đảng trong quần chúng phụ nữ. Khi làm việc với các cấp ủy đảng từ Trung
ương đến địa phương, Bác luôn chú ý đến số lượng cán bộ nữ. Thực hiện nam
nữ bình quyền, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đó là một cuộc cách mạng lớn
và khó. Vì trọng nam khinh nữ là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó
6



7

ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội”. Để
thực hiện 100% bình quyền, bình đẳng nam nữ, Bác nhắc nhở chị em “phải
nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư
tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập”. Bác cũng chỉ rõ
cho các cấp ủy đảng và chính quyền “phải có phương pháp đào tạo và giúp đỡ
để nâng cao hơn nữa địa vị của phụ nữ”. Bác cũng quan tâm đến việc phát
huy vai trò và phát triển năng lực sáng tạo của phụ nữ, coi đó là trách nhiệm
của tồn xã hội, trong đó có sự tự vươn lên của chị em phụ nữ: Đảng và Chính
phủ ta cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ
người phụ nữ trong mọi công việc nhất là trong công tác lãnh đạo. Bản thân
người phụ nữ sẽ phải cố gắng và đây chính là cuộc cách mạng đưa đến quyền
bình đẳng cho phụ nữ. Bác đã đưa ta phương thức để thực hiện nam nữ bình
quyền như sau:
Thứ nhất, Đảng Cộng sản phải sớm đưa nội dung nam nữ bình quyền
vào Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết của mình. Theo Người, đây là nguyên
tắc và điều kiện tiên quyết để xây dựng cơ sở xã hội của Đảng; vì vậy, ngay
sau khi Đảng ta được thành lập, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Đảng ta
đã chủ trương: “Nam nữ bình quyền” [2, tr.1]. Nhất quán quan điểm này,
trong Lời kêu gọi, thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam,
Người kêu gọi: “Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ
Đảng và đi theo Đảng để: … Thực hiện nam nữ bình quyền” [2, tr.22]. Tư
tưởng này cũng được xác định là chương trình thứ 6 của Việt Nam độc lập
đồng minh, Mục A - CHÍNH TRỊ của Chương trình Việt Minh có viết: “6.
Nam nữ bình quyền” [2, tr.630].
Thứ hai, Nhà nước phải thể chế hóa chủ trương nam nữ bình quyền của
Đảng thành Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, trong Diễn văn khai mạc phiên

họp đầu tiên của Ban sửa đổi Hiến pháp đọc ngày 27/2/1957 và được đăng
trên Báo Nhân dân, số 1089, ngày 1-3-1957 Người đưa ra yêu cầu rất cao đó
7


8

là: “Bản Hiến pháp chúng ta sẽ thảo ra phải là một bản Hiến pháp phát huy
cái tinh thần tiến bộ của Hiến pháp năm 1946, đồng thời phải phản ánh đầy đủ
tình hình thực tế của chế độ ta do cuộc cách mạng phản đế, phản phong thắng
lợi đã mang lại; phản ánh đúng đắn con đường đang tiến lên của dân tộc ta...
Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng...” [4,
tr.510].
Cụ thể hóa bộ luật gốc là Hiến pháp về bình đẳng nam nữ, Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chính phủ ta nhanh chóng soạn thảo Luật Hơn nhân và Gia đình.
Một u cầu có tính ngun tắc mà Người đưa ra khi xây dựng Luật là phải
đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, để Luật không chỉ mang
tính chất pháp lý mà cịn mang tính Đảng, tính nhân văn cao cả. Vì vậy, trong
Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình, một
mặt, Người khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng và ban hành luật: “Luật
lấy vợ lấy chồng sắp đưa ra Quốc hội là một cuộc cách mạng, là một bộ phận
của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy phải đứng trên lập trường vơ sản mà
hiểu nó. Nếu đứng trên lập trường phong kiến hay là tư sản, tiểu tư sản mà
hiểu luật ấy thì khơng đúng. Luật lấy vợ lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ,
tức là giải phóng phân nửa xã hội. Giải phóng người đàn bà, đồng thời phải
tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông” [5,
tr.300]. Mặt khác, Người yêu cầu phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với quá trình chuẩn bị, ban hành và thực thi Luật Hôn nhân và Gia đình; đồng
thời phát huy vai trị của các tổ chức, các lực lượng khi thực hiện luật này:
“Đối với luật lấy vợ lấy chồng từ lúc chuẩn bị đến lúc đưa ra và thi hành,

Đảng phải lãnh đạo vì đó là một cuộc cách mạng. Đảng lãnh đạo nghĩa là cán
bộ và đảng viên phải làm cho đúng và lãnh đạo các đoàn thể thanh niên và
phụ nữ kiên quyết làm cho đúng” [5, tr.300].
Thứ ba, phải tôn trọng những quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Vì
vậy, trong bài viết Phải thật sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ trên Báo Nhân
8


9

dân, số 2409, ngày 23/10/1960, Người giải thích: Phụ nữ chiếm một nửa tổng
số nhân dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ
và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Hiến pháp và pháp luật của nước ta đã quy
định rõ điều đó. Ví dụ: Hiến pháp điều 24 nói: Phụ nữ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hồ có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị,
kinh tế, văn hố, xã hội và gia đình. Luật Hơn nhân và gia đình, điều 1 nói:
Nhà nước đảm bảo... nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ... Điều
12 nói: Trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng về mọi mặt” [5, tr.705]. Hơn
thế nữa, Người chỉ ra trách nhiệm và cách thức các đoàn thể và bản thân
người phụ nữ trong bảo vệ quyền lợi của phụ nữ: “Để thật sự bảo vệ quyền lợi
của phụ nữ thì:
- Hội Phụ nữ và Đồn Thanh niên phải phụ trách tuyên truyền và giáo
dục một cách rộng khắp và bền bỉ cho mỗi gia đình hiểu rõ pháp luật Nhà
nước và thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa về vấn đề ấy” [5, tr.706].
- Bà con trong làng xóm và trong hàng phố cần phải có trách nhiệm
ngăn ngừa, không để những việc phạm pháp như vậy xảy ra.
- Bản thân chị em phụ nữ phải có chí tự cường tự lập, phải đấu tranh để
bảo vệ quyền lợi của mình.
- Đối với những người đã được giáo dục khun răn mà vẫn khơng sửa
đổi, thì chính quyền cần phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm chỉnh” [5,

tr.707].
Thứ tư, phát huy vai trò chủ quan của chính phụ nữ trong thực hiện
bình đẳng nam nữ. Đây chính là khả năng tự bảo đảm quyền bình đẳng của
chính mình; bởi suy đến cùng, mọi chủ trương, đường lối Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước và sự giáo dục, thuyết phục các đồn thể chính trị xã
hội chỉ có hiệu quả khi từng chị em và tất cả phụ nữ tiếp nhận và chuyển hóa
thành ý thức tự giác; phải biến quá trình giáo dục thành q trình tự giáo dục,
khơng bị động, trơng chờ, ỷ lại để vươn lên địa vị bình đẳng với nam giới. Vì
9


10

vậy, Người căn dặn: “Về phần mình, chị em phụ nữ khơng nên ngồi chờ
Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình mà tự mình phải tự
cường, phải đấu tranh” [5, tr.301]. Về vấn đề này, trong Bài nói chuyện tại đại
hội phụ nữ tồn quốc lần thứ III ngày 9/3/1961 Người tiếp tục khẳng định:
“Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng.
Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ
ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa
vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm
mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp
phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực
hiện thống nhất nước nhà” [2, tr.60].
Như vậy, bình đẳng giới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh: Thứ nhất, phụ
nữ có vai trị rất quan trọng trong xã hội khơng chỉ vì họ là lực lượng lao động
to lớn, mà cịn vì họ là những người tham gia xây dựng, cải tạo xã hội. Ngoài
thiên chức làm mẹ, thì khả năng làm việc, sức sáng tạo khi làm việc cho cộng
đồng của phụ nữ không thua kém đàn ơng. Thứ hai, sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội sẽ khơng mang tính cách mạng đầy đủ nếu khơng thực

sự giải phóng phụ nữ, bởi vì, họ là một nửa nhân loại, một nửa xã hội. Thứ ba,
dưới chế độ ta - chế độ mọi người dân đều là chủ xã hội, nam nữ bình đẳng về
vị trí, bình đẳng về quyền lợi, thì phụ nữ phải có vị trí xứng đáng với vai trị
của mình. Lịch sử dân tộc ta cũng đã chứng minh rằng, phụ nữ Việt Nam có
thể làm được và làm tốt mọi cơng việc to lớn mà lịch sử địi hỏi, đất nước trao
cho. Thứ tư, cần phải xóa bỏ tàn dư phong kiến trọng nam khinh nữ, coi
thường, xem nhẹ khả năng làm việc xã hội của phụ nữ; chỉ có vậy mới thực sự
giải phóng phụ nữ, để cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
có ý nghĩa cách mạng đầy đủ, có tính nhân văn sâu sắc.
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI
CÁN BỘ NỮ Ở XÃ LỘC THẠNH, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH

10


11

PHƯỚC HIỆN NAY

2.1. Những kết quả đạt được
Xã Lộc Thạnh được thành lập theo Nghị định số 60/2005/NĐ - CP ngày
16/05/2005 của Chính phủ, là xã biên giới ở phía Tây Bắc của huyện Lộc
Ninh, có đường biên giới với Campuchia dài khoảng 21,5km; xã có 1.025 hộ
với 4.095 nhân khẩu; Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, về giao thơng có quốc
lộ 13, có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, có 07 dân tộc cùng sinh sống
gồm: Kinh, Xtiêng, Hoa, Châu Ro, Khmer, Tày, Nùng với 100 hộ, 412 khẩu.
Diện tích tự nhiên là 7.549,02 ha có điều kiện tự nhiên và đất đai thích hợp
cho sản xuất các loại cây công nghiệp như: cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, cây
ăn trái và các loại cây ngắn ngày khác. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội
hàng năm phát triển khá, đời sống nhân dân ổn định, tình hình quốc phịng an ninh được giữ vững.

Tuy là địa phương mang nét đặc thù của xã miền núi vùng sâu biên giới
với đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế xã hội cịn gặp
nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ cán bộ, cơng chức xã hiện nay đã được kiện
tồn tương đối đấy đủ theo biên chế với 21 người có đầy đủ cả phụ nữ và nam
giới. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày một nâng cao. Trong đội ngũ cán
bộ, cơng chức xã có 21 người thì trong đó có 11 nữ chiếm 52,4% trong tổng
số cán bộ, công chức xã, đây là một tỷ lệ khá cao.
Trong những năm qua, xác định cơng tác Bình đẳng giới và vì sự tiến
bộ của phụ nữ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cho nên Đảng ủy,
UBND xã Lộc Thạnh, xã Lộc Ninh đã quan tâm quán triệt các chỉ thị, nghị
quyết các cấp về công tác phụ nữ và bình đẳng giới và đã đạt được những kết
quả đáng ghi nhận:
Theo đó, xã Lộc Thạnh đã quan tâm bồi dưỡng, phát hiện nguồn và
thực hiện chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nữ cán bộ, tham gia cấp ủy và HĐND các
cấp theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh
11


12

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư về
"Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác phụ nữ trong tình hình mới”.
Hàng năm, Phối hợp cùng Hội liên hiệp phụ nữ xã và UBMTTQ xã xây
dựng kết hoạch giám sát tỷ lệ nữ ứng cử ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 20162021; Từ năm 2016-2021, Đảng ủy xã đã giới thiệu cán bộ nữ cho đảng bộ cơ
sở xây dựng đề án bầu vào BCH đảng bộ xã được 04 đồng chí. Có 03/04 đồng
chí nữ được bầu vào Ban Chấp hành đảng ủy. Trong nhiệm kỳ, giới thiệu, bồi
dưỡng được 02 hội viên phụ nữ ưu tú kết nạp vào tổ chức Đảng. Ngồi ra,
ln tạo điều kiện cho phụ nữ và hội phụ nữ xã thực hiện tốt công tác phản
biện xã hội bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho phụ nữ, trẻ em và
thực hiện bình đẳng giới, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, các

chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có thể thấy, cơng tác vì sự
tiến bộ của phụ nữ đã được thể hiện thông qua sự tham gia của cán bộ nữ vào
các cơ quan lãnh đạo của xã. Đây là một trong những lĩnh vực mà kết quả cho
thấy có sự biến đỗi rõ nét và ngày càng có xu hướng đi lên trong thực hiện
quyền phụ nữ ở xã Lộc Thạnh hiện nay.
Quá trình lãnh đạo, Đảng ủy, UBND xã Lộc Thạnh ln bám sát mục
tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là giảm khoảng cách
giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm… với số lượng
11/21 nữ là công chức ở xã Lộc Thạnh chiếm tỷ lệ cao 52,4% cán bộ, công
chức xã. đây là một tỷ lệ cao, cho thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ công
chức xã ngày càng được đổi mới, nhất là trong thực hiện bình đẳng giới.
Nhận thức của bản thân phụ nữ về vai trò, vị trí trong gia đình và xã hội
có nhiều tiến bộ, nhất là nữ cán bộ, công chức, viên chức, nữ trí thức, cán bộ
lãnh đạo, quản lý nữ. Ngày càng có nhiều phụ nữ nỗ lực, tự tin vươn lên,
khẳng định mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; trình độ học vấn,
năng lực chun mơn, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên.

12


13

Có được những kết quả này, khơng thể khơng nhắc với vai trị quan
trọng của Ban Chỉ đạo cơng tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ xã.
Ban chỉ đạo đã làm tốt công tác tham mưu về lĩnh vực bình đẳng giới. Theo
đó, trình Ủy ban nhân dân xã ban hành Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày
27/4/2020 về kiện tồn Ban vì sự tiến bộ phụ nữ xã Lộc Thạnh; tham mưu ban
hành Kế hoạch số 62/KH-BCĐ ngày 14/4/2020 của Ban chỉ đạo cơng tác gia
đình xã về thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg, ngày 04/2/2020 của Thủ tướng
Chính phủ, các hướng dẫn chỉ đạo của tỉnh và huyện về đẩy mạnh cơng tác

phịng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã Lộc Thạnh.
Tham mưu cho UBND xã ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày
09/5/2020 về hoạt động cơng tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ
xã năm 2020; trong đó phần công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Vì
sự tiến bộ phụ nữ xã trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình triển khai thực
hiện tốt các nội dung hoạt động theo kế hoạch.
Ban chỉ đạo cơng tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ kết
hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, ban văn hóa xã cùng đẩy mạnh cơng tác
truyền thơng về bình đẳng giới. Tính riêng năm 2021, Sở đã xây dựng kế
hoạch truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ
nữ thông qua việc hợp đồng với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn
đưa tin, bài. Tổ chức mở 2 tập huấn cho 35 học viên là cộng tác viên tại xã
trên về công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong đó phải kể
đến Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã triển khai mở lớp tập huấn "Nâng cao năng
lực cán bộ và nhận thức người dân về cơng tác Bình đẳng giớ và vì sự tiến bộ
của phụ nữ" cho 20 học viên là cán bộ, lãnh đạo chuyện mơn ở xã.
Có thể khẳng định, cơng tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của
của xã Lộc Thạnh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy
Đảng, chính quyền; hoạt động về bình đẳng giới theo kế hoạch của UBND
13


14

tỉnh Bình Phước và huyện Lộc Ninh được triển khai đầy đủ, toàn diện; sự
phối hợp triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng
giới và tiến bộ phụ nữ của các bộ phận, ban trong xã. Trong thời gian tới,
Đảng ủy, UBND xã tiếp tục chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong
Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới đối với phụ nữ nói chung

và đối với cán bộ nữ trong hệ thống chính trị xã Lộc Thạnh nói riêng; dự án
hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và lồng ghép các chỉ
tiêu của kế hoạch thực hiện cơng tác Bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án trên địa bàn xã.
2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề thực hiện Bình đẳng giới ở xã
Lộc Thạnh trong cơng tác bình đẳng giới và cơng tác cán bộ nữ vẫn cịn
những hạn chế đó là:
Cơng tác phát triển, tạo nguồn cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng
mức. Địa phương hầu như chưa có chính sách riêng đủ mạnh để hỗ trợ,
khuyến khích nữ cán bộ, cơng chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Việc phát hiện và giới thiệu nguồn cán bộ nữ chưa được triển khai hiệu quả và
mang tính chiến lược.
Tỷ lệ phụ nữ tham gia giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt thấp (mặc dù số
lượng cán bộ, công chức nữ chiếm tỷ lệ khá cao là 52,4%, nhưng cán bộ nữ
giữ chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã chưa có), như vậy là chưa tương xứng
với lực lượng cán bộ cơng chức nữ hiện có của xã và sự phát triển của lực
lượng lao động nữ của địa phương.
Bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong chính đội ngũ cán bộ, công chức và
viên chức, điều này dẫn tới thực trạng có sự chênh lệch về vị trí, vai trị, điều
kiện, cơ hội phát huy năng lực giữa nữ cán bộ, công chức, viên chức so với
nam cán bộ, công chức, viên chức trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí và sử dụng tại hệ thống chính trị cấp xã. Hay nói cách khác định
14


15

kiến giới vẫn cịn tồn tại khơng chỉ trong gia đình mà ngay tại hệ thống chính
trị. Vẫn cịn lãnh đạo, quản lý, cán bộ có tư tưởng coi thường phụ nữ, không

muốn nhận phụ nữ vào làm việc, chưa ủng hộ cho cán bộ nữ tham gia vào các
chức danh lãnh đạo trong các cuộc bầu cử...
Hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của xã có mặt, có thời điểm
chưa rõ nét, năng lực cán bộ thực hiện cơng tác này cịn hạn chế, đang bị quá
tải về nhiệm vụ.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Một là, sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã có thời điểm chưa thực sự
sát sao, thực chất, chưa coi trọng và ưu tiên cơng tác bình đẳng giới và vì sự
tiến bộ của phụ nữ nên chưa dành nguồn lực thỏa đáng cho cơng
tác bình đẳng giới tại địa phương. Cụ thể là, công tác đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao năng lực cho nữ chưa được quan tâm đúng mức; chưa tạo
nguồn, quy hoạch cán bộ nữ dẫn đến tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số
lĩnh vực cịn thấp, chưa có cán bộ nữ giữ chức danh lãnh đạo chủ chốt.
Hai là, trình độ, nhận thức của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cấp xã
còn chưa đồng đều, một số cán bộ nữ còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm,
còn tự ti, chưa mạnh dạn thể hiện chính kiến, năng lực của mình, chưa chủ
động học tập, phấn đấu vươn lên.
Ba là, nhận thức về vấn đề bình đẳng giới của một bộ
phận tầng lớp nhân dân còn hạn chế; một số đội ngũ cán bộ, lãnh
đạo vẫn còn định kiến giới, chưa mạnh dạn tham mưu giới thiệu, chưa chủ
động đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ nữ để giới thiệu cho cấp ủy. Có thể
thấy tư tưởng xem nhẹ nữ giới vẫn tồn tại trong một bộ phận
cán bộ lãnh đạo, điều này đã tạo ra những rào cản hạn chế
cán bộ nữ khẳng định bản thân trong công việc và cuộc sống.

15


16


Bốn là, ngân sách dành cho cơng tác Bình đẳng giới còn thấp so với
yêu cầu và nhiệm vụ đề ra; cho nên năm 2021 chưa mở rộng được thêm các
mơ hình đặc thù của địa phương.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ NỮ Ở XÃ LỘC THẠNH,
HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

3.1 Một số giải pháp
Để thúc đẩy thực hiện Bình đẳng giới đối với cán bộ nữ ở xã Lộc
Thạnh, huyện Lộc Ninh trong giai đoạn hiện nay, bản thân tôi thiết nghĩ cần
phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là Đảng ủy, UBND xã Lộc Thạnh cần tiếp tục tăng cường công
tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới
trong các tầng lớp nhân dân.
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện Bình đẳng giới, là
vấn đề mang tính chiến lược vì đối với bất cứ hoạt động nào nếu nhận thức
không đầy đủ sẽ khó có thể đạt mục tiêu đặt ra. Do vậy, để có nhận thức tốt là
cơ sở để có hành động tốt, thì cần phải tiếp tục tăng cường cơng tác tun
truyền.
Tuy nhiên, có thể nói định kiến giới là một điều "thâm căn cố đế", bén
sâu trong suy nghĩ của người phương Đơng nói chung và người Việt Nam nói
riêng. Để thay đổi định kiến giới khơng phải là việc làm một sớm một chiều,
ngay lập tức có thể thay đổi được. Do đó, việc nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục và bền bỉ thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, qua hoạt động truyền thông của các ban, ngành; có thể in và nhân bản
tài liệu truyền thông cung cấp cho khu dân cư; xây dựng kế hoạch và tổ chức
các hoạt động, sự kiện truyền thông nhân “Tháng Hành động vì Bình đẳng
giới và phịng chống bạo lực trên cơ sở giới” hàng năm; thông qua tiếng nói
16



17

của những người có uy tín trong quần chúng nhân dân như già làng, trưởng
bản, trưởng khu phố, trưởng họ... Ngoài ra, các tổ chức xã hội như Hội phụ
nữ, Hội cựu chiến binh... cần phối hợp hoạt động tích cực để làm tốt công tác
nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới cho nhân dân đồng
thời giúp cho cán bộ, công chức và nhân dân trong xã thấy rõ nguy cơ, thực
trạng của bình đẳng giới.
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tăng cường ý thức
chấp hành là bài học kinh nghiệm từ thực tế. Vì vậy, nhiệm vụ “nâng cao nhận
thức” được đặt lên hàng đầu cùng với một loạt các giải pháp về truyền thông
và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì mới có
thể thực hiện tốt bình đẳng giới.
Hai là, Đảng ủy, UBND xã mà trực tiếp là Ban chỉ đạo Vì sự tiến bộ
phụ nữ tăng cường nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ cán
bộ cấp xã, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong
thực hiện bình đẳng giới tại cấp mình.
Có thể nói rằng, để thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ
của phụ nữ ở cấp xã, bên cạnh nhận thức và hành vi của tầng lớp nhân dân thì
địi hịi đội ngũ cán bộ xã nói chung và những người đảm nhiệm cơng tác này
nói riêng cũng phải có nhận thức và năng lực tốt. Do đó, giải pháp khơng thể
thiếu đó là nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ xã. Bởi lẽ,
thực hiện bình đẳng giới đối với cán bộ nữ ở xã Lộc Thạnh thì trực tiếp, quyết
định nhất chính là tập thể, đội ngũ cán bộ xã. Họ là chủ thể, là lực lượng chủ
đạo tham gia thực hiện bình đẳng giới tại hệ thống chính trị cấp xã.
Trong quá trình nâng cao năng lực bình đẳng giới, cần chú trọng năng
lực giải quyết thực tiễn bình đẳng giới trên tất cả các mặt của đời sống xã hội,
nhất là sự bình đẳng về chính trị và trong q trình cơng tác tại địa bàn xã.

17


18

Như chúng ta đã biết, khi đội ngũ cán bộ xã và cán bộ đảm nhiệm cơng tác
Bình đẳng giới có năng lực tốt, bản thân họ lại trở thành tấm gương cho quần
chúng nhân dân học tập và noi theo. Bởi khơng có một bài tun truyền nào
có ý nghĩa bằng những tấm gương giữa đời thực. Do đó, vấn đề năng cao
năng lực về Bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ không chỉ là giải pháp thực
hiện tốt cơng tác bình đẳng giới, cịn là giải pháp thiết thực hỗ trợ cho công
tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới trong
cán bộ, cơng chức nói riêng và mọi tầng lớp nhân dân nói chung.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nữ
phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm cũng như trình độ và trách nhiệm của
người đứng đầu. Những hạn chế đã nêu trên có một phần nguyên nhân do
lãnh đạo cấp xã chưa quán triệt sâu sắc và chưa thực sự quan tâm chỉ đạo tổ
chức thực hiện. Cho nên, bên cạnh nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho
đội ngũ cán bộ cấp xã thì đồng thời xác định rõ trách nhiệm của người đứng
đầu trong thực hiện bình đẳng giới. Song để tăng cường trách nhiệm thì phải
có cơ chế chịu trách nhiệm. Ngồi ra, cần triển khai vận hành hệ thống theo
dõi, đánh giá, thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị về
cơng tác cán bộ nói chung và bình đẳng giới nói riêng và kịp thời xử lý
nghiêm đối với các cá nhân, tập thể để xảy ra vi phạm.
Ba là, Đảng ủy, UBND xã Lộc Thạnh cần tạo điều kiện cho phụ nữ
cụ thể là cán bộ nữ nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chun mơn đáp
ứng mặt bằng chung của xã hội và có cơ hội phát triển cao hơn, trong đó
chú trọng bố trí nguồn lực, nâng cao năng lực cán bộ nữ.
Trong hệ thống chính trị nói chung và ở xã Lộc Thạnh nói riêng, đội
ngữ cán bộ nữ khi đảm nhiệm công việc hầu hết đều có khả năng thực hiện tốt

như nam giới thậm chí có người, có mặt cịn vượt trội. Tuy nhiên do đặc thù

18


19

thực hiện thiên chức là vợ, là mẹ trong gia đình cho nên nhiều cán bộ nữ chỉ
dừng lại ở trình độ cơ bản của cơng việc, chưa có điều kiện và nỗ lực để tham
dự các khóa học, lớp học để nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn
đáp ứng mặt bằng chung của xã hội và có cơ hội phát triển cao hơn. Cho nên
vấn đề đặt ra là Đảng ủy, UBND xã Lộc Thạnh cần tạo điều kiện, khuyến
khích, động viên cán bộ nữ sắp xếp, tham gia các lớp học, khóa học nâng cao
trình độ văn hóa, kiến thức chun mơn đáp ứng mặt bằng chung của cơng
việc và có xu hướng phát triển trong tương lai.
Để thực hiện giải pháp này, Đảng ủy, UBND xã Lộc Thạnh cần có hình
thức đào tạo linh hoạt về thời gian, địa điểm, phù hợp đối với phụ nữ đang
mang thai hay nuôi con nhỏ... Tăng cường các hình thức đào tạo khơng tập
trung nhằm tạo điều kiện cho chị em kết hợp đảm đương công việc gia đình.
Để cán bộ nữ khơng bị tụt hậu so với đồng nghiệp nam giới cần nghiên cứu
bổ sung chính sách nếu sau 3 năm không được đào tạo, bồi dưỡng (tính cả
thời gian nghỉ thai sản) thì chị em có quyền đề nghị được cử đi học tập nâng
cao trình độ nghiệp vụ. Tạo điều kiện về thời gian, cơng việc, hỗ trợ về tài
chính cho cán bộ nữ của xã tham gia học tập nâng cao trình độ.
Cùng với việc tạo điều kiện hết sức cho cán bộ nữ theo học những khóa
học cấp cao, chuyên ngành để có cơ hội hiểu biết sâu sắc hơn về chuyên mơn,
đáp ứng u cầu cơng việc ở xã. Thì cán bộ lãnh đạo, quản lý cần mạnh dạn
bồi dưỡng, giới thiệu, đề cử cán bộ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo chủ
chốt ở xã, phát huy hết khả năng, năng lực của mình để đóng góp vào sự phát
triển của địa phương.

Bốn là, Đảng ủy, UBND xã mà trực tiếp là người đứng đấu phải có
trách nhiệm trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ nữ đảm bảo
bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ
Ngày 31/3/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
515/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
19


20

đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu của
Đề án nhằm giảm sự chênh lệch về vị trí, vai trị, điều kiện, cơ hội phát huy
năng lực giữa nữ cán bộ, công chức, viên chức so với nam cán bộ, công chức,
viên chức trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng
tại cơ quan, tổ chức của nhà nước; đồng thời góp phần xây dựng và phát triển
vững chắc đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu đó, địi hỏi phải nâng cao nhận thức, tăng cường
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực
hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng
giới; Tăng cường công tác quy hoạch, tạo nguồn nữ cán bộ, công chức, viên
chức bảo đảm mục tiêu về bình đẳng giới, như: xây dựng và phê duyệt quy
hoạch nguồn cán bộ nữ vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp
tại hệ thống chính trị bảo đảm tỷ lệ theo quy định...
Bảo đảm bình đẳng giới trong bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức, viên
chức. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, cơng chức,
viên chức có trách nhiệm bố trí, phân cơng cơng tác đối với cán bộ nữ, bảo
đảm đúng quy định, không phân biệt đối xử giữa nam và nữ ở cùng chức vụ,
chức danh, vị trí việc làm, trừ những cơng việc quy định phụ nữ khơng được
làm; Thực hiện kiện tồn, sắp xếp, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh lãnh

đạo, quản lý các cấp bảo đảm tỷ lệ nữ nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia
về bình đẳng giới; ưu tiên lựa chọn nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy
định và trong quy hoạch chức vụ, chức danh đó…Ngồi việc xây dựng và
hồn thiện quy trình cơng tác tổ chức cán bộ, lãnh đạo cơ quan, cần thường
xuyên kiểm tra, giám sát việc bố trí, sử dụng cán bộ nữ. Đẩy mạnh việc ứng
dụng công nghệ thông tin cũng là phương thức hữu hiệu giúp cho mọi q
trình của cơng tác tổ chức, cán bộ được công khai, minh bạch. Việc điều động,
ln chuyển vị trí cơng tác phải được cân nhắc từ góc độ giới, có tính tới đặc
20


21

thù của nữ giới để bảo đảm cho chị em có thể vừa hồn thành nhiệm vụ mà
khơng xao nhãng trách nhiệm với gia đình.
Trong hệ thống chính trị xã, với số lượng cán bộ nữ chiếm tỷ lệ cao,
nếu như Đảng ủy, UBND xã không phát huy hết khả năng, năng lực của đội
ngũ cán bộ nữ quả là một sự lãng phí nguồn nhân lực. Trong khi đó, như đã
đề cập phụ nữ nói chung và nữ cán bộ nói riêng khi tham gia vào các cơng
việc xã hội đặc biệt là hoạt động chính trị họ vẫn hồn thành tốt và có mặt
xuất sắc. Do vậy trong thời gian tới, để phát huy lợi thế đồng thời khắc phục
hạn chế Đảng ủy, UBND xã Lộc Thạnh cần tiếp tục củng cố tổ chức nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ nữ cán
bộ tiềm năng. Chú trọng tạo nguồn và xây dựng nữ lãnh đạo, ưu tiên nữ cán
bộ trẻ, nữ cán bộ là dân tộc thiểu số.
Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý mà trực tiếp
là đồng chí Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và chủ tịch UBND cùng với
Đảng ủy, UBND xã Lộc Thạnh phải thật sự đổi mới tư duy, tiến bộ trong đánh
giá và sử dụng con người, loại bỏ định kiến mới thực sự hỗ trợ, nâng cao năng
lực, tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ nữ của xã.

Năm là, đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cấp xã phải tự
mình trau dồi, nâng cao trình độ và tham gia tích cực vào các hoạt động
của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để thực hiện Bình đẳng giới
và Vì sự tiến bộ của phụ nữ có hiệu quả.
Trong thực hiện Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ thì đối
tượng chính cơ bản là phụ nữ. Đồng thời, phụ nữ cũng trở thành chủ thể tích
cực trong thực hiện Bình đẳng giới , họ khơng chỉ là được đấu tranh mà còn là
trực tiếp đứng lên đấu tranh để dành quyền bình đẳng cho mình cho xã hội.
Để co năng lực đó đối hỏi mỗi người phụ nữ khơng chỉ có trình độ văn hóa,
kiến thức chun mơn nghề nghiệp mà cịn cần phải biết chăm sóc sức khoẻ,
kế hoạch hóa gia đình, có kiến thức nuôi dạy con, kỹ năng sống và tổ chức
21


22

cuộc sống gia đình hạnh phúc cho phụ nữ. Để giúp đỡ, hỗ trợ phụ nữ tích
trang bị những điều đó đỏi hịi Ban chỉ đạo Vì sự tiến bộ phụ nữ và Hội Liên
hiệp phụ nữ xã có kế hoạch, xây dựng nội dung, chương trình các lớp tập
huấn phù hợp với đặc điểm phụ nữ của địa phương. Đồng thời vẫn tiếp tục
duy trì hoạt động "Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc:, "Tổ phụ nữ ni con khỏe
dạy con ngoàn"...
Bên cạnh sự trang bị của các tổ chức lực lượng, bản thân mỗi người
phụ nữ nói chung và cán bộ nữ xã Lộc Thạnh nói riêng phải tự tin, bản lĩnh
thể hiện năng lực của mình, xây dựng hình tượng người phụ nữ Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hội nhập
quốc tế “có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có
lối sống văn hố, có lịng nhân hậu, tích cực lao động sản xuất, sáng tạo, xây
dựng gia đình hạnh phúc”.
3.2. Liên hệ trách nhiệm bản thân

Trên cương vị là Chủ tịch UBND xã và là phó Ban chỉ đạo cơng tác
Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ xã, bản thân tôi xác định phải luôn
nêu cao ý thức trách nhiệm, tích cực, chủ động thực hiện tốt cơng tác bình
đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Nắm chắc và thực hiện tốt Luật Bình
đẳng giới, Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018
về “Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác phụ nữ trong tình hình mới”, Quyết định số
2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011– 2020; Chương
trình hành động quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2016- 2020; Đề án phịng
ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới của tỉnh giai đoạn 2016- 2020.
Trên cương vị là lãnh đạo xã, bản thân đã nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của cấp ủy, chính quyền, nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu
cơ quan, địa phương trong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
22


23

bố trí, phân cơng cơng tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo
đúng quy định về bình đẳng giới; tăng cường thực hiện các chương trình, lồng
ghép nội dung về Bình đẳng giới với chương trình kế hoạch của cơ quan, đơn
vị; tăng cương truyên truyền, phổ biến chính sách, giáo dục pháp luật về Bình
đẳng giới cho cán bộ và nhân dân trong xã. Đã đề xuất và xây dựng các sản
phẩm truyền thông phù hợp với từng nhóm nhân dân để tuyên truyền thay đổi
dần các phong tục, tập quán ảnh hưởng tới bình đẳng giới. Tổ chức các hoạt
động thăm quan học tập kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh
nghiệm triển khai và nhân rộng mơ hình có hiệu quả, đặc biệt là mơ hình "địa
chỉ tin cậy – Mái nhà chung” (dành cho những đối tượng bị bạo lực gia đình
mà chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) thuộc đề án Phịng ngừa và ứng phó với bạo

lực trên cơ sở giới. Bản thân ln có tư tưởng đổi mới và "vì sự tiến bộ của
phụ nữ" (ví dụ như trong đánh giá cán bộ, công chức khi đánh giá phụ nữ
tránh khắt khe hơn nam giới; trong đề bạt, giới thiệu cán bộ và lãnh đạo luôn
mạnh dạn đề xuất cán bộ nữ; tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động của Hội Liên
hiệp phụ nữ xã...).
Tuy nhiên, trên thực tế với vai trò là lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan,
đơn vị tôi đã chưa làm tốt cơng tác bồi dưỡng, tạo nguồn, bố trí cán bộ nữ đặc
biệt là cán bộ nữ giữ chức danh lãnh đạo ở xã. Vì vậy, trong thời gian tới bản
thân cùng Đảng ủy, UBND xã củng cố tổ chức, nhân lực, tiếp tục bồi dưỡng
năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cấp xã, tạo nguồn bố
trí cán bộ nữ phát triển trên các cương vị cao hơn.
Phần III. KẾT LUẬN
Những tư tưởng về vấn đề giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình
quyền của chủ tịc Hồ Chí Mimh được coi như là nội dung cốt lõi của vấn đề
bình đẳng giới ở Việt Nam, những tư tưởng đó đã mang lại cho phụ nữ Việt
Nam, vị thế, điều kiện và cơ hội cho bản thân phát huy hết tiềm lực, khả năng
của mình đóng góp cho gia đình và xã hội.
23


24

Quan tâm và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ trong gia
đình cũng như ngồi xã hội là chủ trương lớn nhất quán của Đảng và Nhà
nước ta từ khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945) nay là
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam. Vì thế, việc thực hiện bình đẳng
giới ở nước ta đã đạt được những kết quả to lớn và thực chất, được cộng đồng
quốc tế ghi nhận. Việt Nam đứng thứ 51 trên thế giới và thứ 4 ở châu Á và
đứng đầu Hiệp hội các nước Đông Nam Á về tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội. Chỉ
số bình đẳng giới khơng ngừng được cải thiện. Năm 2020 xếp vị trí thứ

87/153 quốc gia được khảo sát trên thế giới về thu hẹp khoảng cách giới.
Đảm bảo bình đẳng giới và phịng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ
trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống
xã hội là một trong 49 chỉ tiêu của 19 tiêu chí xã nơng thơn mới và là một
nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương.
Bình đẳng giới được phát huy sẽ góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự xã
hooij, thể hiện quyền làm chủ của người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ - đó là
mong muốn của tồn Đảng, tồn dân ta và của chính lãnh đạo, quản lý, cán
bộ, công chức và nhân dân xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội.
2. Hồ Chí Minh, Tồn tập (2011), tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia-Sự Thật, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh, Tồn tập (2011), tập 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia-Sự Thật, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh, Tồn tập (2011), tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia-Sự Thật, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh, Tồn tập (2011) tập 12, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia-Sự Thật, Hà Nội.
24


25

6. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021) Giáo trình Giới
trong lãnh đạo, quản lý, Nxb.Lý luận chính trị, Hà Nội.
7. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ (2014), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội.


25


×