Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đề tài vấn đề đưa tin trùng lặp trong các bản liền kề nhau ở khung giờ vàng của VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.49 KB, 125 trang )

Đề tài nghiên cứu: “Vấn đề đưa tin trùng lặp trong các bản liền kề nhau ở
khung giờ vàng của VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam” (Khảo sát các
chương trình Cuộc sống thường ngày, Chuyển động 24h tối và Thời sự 19h,
trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2018).
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền đã đào tạo và dẫn dắt em trong suốt 4 năm học tập
tại trường. Đặc biệt, các thầy cô giáo trong Khoa Phát thanh – Truyền hình đã
giảng dạy cho em khơng chỉ những kiến thức nghiệp vụ mà còn truyền ngọn
lửa đam mê, nhiệt huyết đối với chuyên ngành truyền hình. Tất cả sẽ được em
lưu giữ và gói ghém làm hành trang cho sự nghiệp tương lai của bản thân.
Với kinh nghiệm từ những lần làm bài tập tiểu luận đã giúp ích cho em
rất nhiều trong việc hồn thành tác phẩm khố luận tốt nghiệp này. Trong suốt
quá trình học tập cho đến thời gian thực hiện tác phẩm khóa luận tốt nghiệp,
em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cơ để hồn thành được q
trình 4 năm học.
Nhân đây, em cũng xin cảm ơn Ths. Nguyễn Nga Huyền – người trực
tiếp hướng dẫn em trong tác phẩm khóa luận này. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình
từ hướng đi, tài liệu, phương pháp nghiên cứu cho đến việc khảo sát, khai
triển vấn đề đã giúp em hoàn thành khóa luận này tốt nhất có thể.
Tác phẩm khóa luận tốt nghiệp này đã ghi lại tất cả những nghiên cứu,
tìm hiểu, tích lũy của bản thân, có thể coi như một bài tổng kết về nghiệp vụ
chuyên ngành. Bằng tất cả nỗ lực của bản thân và giúp đỡ của các thầy cơ
giáo, bài khóa luận tốt nghiệp đã được hồn thành. Tuy nhiên, vì đây là lần
đầu tiên tiến hành nghiên cứu một đề tài lớn nên khó tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ những quý vị quan
1

1



tâm về vấn đề này. Những đóng góp của quý vị sẽ giúp cho đề tài của chúng
tơi được hồn thiện hơn từ những góp ý xác đáng đó. Một lần nữa, xin được
nhắc lại lời cảm ơn chân thành và gửi lời chào thân ái!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Lại Ngọc An

2

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ ĐƯA TIN 12
TRÙNG LẶP TRONG CÁC BẢN TIN LIỀN KỀ NHAU
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.

Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan
Trùng lặp, đưa tin trùng lặp
Các bản tin liền kề nhau
Đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của việc đưa tin trùng lặp
Đặc điểm của việc đưa tin trùng lặp
Ưu điểm của việc đưa tin trùng lặp

Hạn chế của việc đưa tin trùng lặp

12
12
14
14
14
15

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG 26
TRÌNH “CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY”, “CHUYỂN
ĐỘNG 24H TỐI” VÀ “THỜI SỰ 19H” TRÊN VTV1, ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
2.1. Khái lược về 3 chương trình được khảo sát
2.1.1. Chương trình Cuộc sống thường ngày
2.1.2. Chương trình Chuyển động 24h tối
2.1.3. Chương trình Thời sự 19h
2.2. Khảo sát chương trình
2.2.1. Thống kê các thơng tin trùng lặp trong các chương trình

26
26
27
29
30
31

Cuộc sống thường ngày, Chuyển động 24h, Thời sự 19h của VTV1
– ĐTHVN từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2018
2.2.2. Đánh giá chi tiết về sự trùng lặp ở các khía cạnh thơng tin

71
2.2.3. Đánh giá của công chúng về vấn đề
83
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN 94
CHẾ VẤN ĐỀ ĐƯA TIN TRÙNG LẶP VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIN
TỨC TRONG KHUNG GIỜ VÀNG CỦA VTV1 - ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
3.1. Một số giải pháp nhằm hạn chế vấn đề đưa tin trùng lặp
3.1.1. Cung cấp đến khán giả những thông tin mới mẻ, cập nhật
3.1.2. Xây dựng những hình thức đưa tin gần gũi, hấp dẫn
3

3

95
95
99


3.1.3. Tăng cường đội ngũ phóng viên thường trú, cộng tác viên tại 101
các địa phương cũng như các quốc gia trên thế giới
3.2. Nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình tin tức
103
3.2.1. Hạn chế việc đưa tin trùng lặp với những nội dung thông tin 107
đã đề cập ở những bản tin trước
3.2.2. Xây dựng những chủ đề thơng tin cơng chúng quan tâm, có 107
thể thiết lập chùm thông tin cùng chủ đề, đi sâu phân tích và bình
luận về vấn đề
3.2.3. Thiết lập lại thời lượng chương trình hay khung giờ phát 109

sóng để chương trình được thu hút người xem hơn
3.2.4. Biên tập ngắn gọn, dễ hiểu; đặc biệt đối với những thông tin 109
chính trị, kinh tế
3.2.5. Mở rộng phương thức tiếp cận cho cơng chúng đối với
những

chương

trình

truyền

hình

tin

tức

110
KẾT LUẬN
113

DANH MỤC VIẾT TẮT
Kênh thời sự, chính trị tổng hợp: VTV1
ĐTHVN:

Đài truyền hình Việt Nam

Chuyển động 24h:


CĐ24h

Cuộc sống thường ngày: CSTN
Thời sự 19h:
4

TS19h
4


5

5


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trong môi trường truyền thông hiện đại, tính tức thời và mới mẻ của
thơng tin được đề cao hơn bao giờ hết. Những thông tin được gọi là “hot”,
luôn được các nhà đài khai thác triệt để và được coi như là thông tin tiêu điểm
của mỗi bản tin. Mảng thơng tin này cũng góp phần “níu chân” người xem ở
lại với chương trình, đây cũng là lợi thế của những chương trình tin tức có
tuổi thọ lâu dài đối với khán giả truyền hình. Bởi vì, có thể cấu trúc chương
trình khơng thay đổi, cách thức đưa tin cũng không thay đổi, nhưng sự thay
đổi lớn nhất nằm ở tính mới mẻ và thu hút của nội dung thơng tin.
Những chương trình truyền hình tin tức luôn thu hút tỷ suất người xem
khá cao, vì thế trong một ngày có rất nhiều những chương trình tin tức xuất

hiện nhằm mang đến cho khán giả những thơng tin chính xác, kịp thời và cập
nhật. Chỉ tính riêng chương trình Thời sự thì mỗi ngày có khoảng 9 bản tin
được phân bổ trong 24 giờ và bản tin quan trọng nhất là bản tin Thời sự 19h.
Bên cạnh đó thì những chương trình truyền hình tin tức khác của VTV1 có thể
kể đến như Chào buổi sáng, Chuyển động 24h, Bản tin tài chính kinh doanh,
Cuộc sống thường ngày…Việc nhiều chương trình về tin tức cùng xuất hiện
khiến cho việc đưa thơng tin trên truyền hình dễ xuất hiện tình trạng bị chồng
chéo, bị đưa đi đưa lại. Đặc biệt, trong khung giờ vàng ba chương trình nổi
tiếng về tin tức liên tục được gửi tới khán giả là Cuộc sống thường ngày,
Chuyển động 24h tối và Thời sự 19h nên khó tránh khỏi việc đưa tin trùng lặp
trong các bản tin liền kề nhau ở khung giờ vàng của VTV1 – Đài truyền hình
Việt Nam.
Nhận thấy vấn đề này, bản thân đã xây dựng nên khóa luận với đề tài
“Vấn đề đưa tin trùng lặp trong các bản liền kề nhau ở khung giờ vàng của
VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam” để có thể đưa vấn đề này ra phân tích,
đánh giá và quan trọng hơn cả là để đề xuất giải pháp về vấn đề đưa tin trùng
6

6


lặp và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình tin tức trên kênh
VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam.
Các chương trình truyền hình tin tức chính luận trong khung giờ “vàng”
của Đài truyền hình Việt Nam ln là những chương trình nhận được sự quan
tâm theo dõi hàng đầu của đại đa số công chúng. Bản thân tôi cũng là một
cơng chúng trung thành của những chương trình tin tức, theo dõi các chương
trình trong khung giờ cao điểm của Đài truyền hình Việt Nam nên tơi nhận
thấy một điều là những thơng tin “nóng” ln được các chương trình ưu tiên
cập nhật trong mỗi bản tin, dẫn đến vấn đề đưa tin trùng lặp trong các bản tin

liền kề nhau ở khung giờ cao điểm trên VTV1. Vấn đề đưa tin trùng lặp trong
các bản tin liền kề nhau ở khung giờ vàng sẽ dẫn đến hai tác động:
Thứ nhất, thông tin được nhấn mạnh, nhắc đi nhắc lại và được khán giả
tiếp nhận liên tục nhằm đạt được hiệu quả thông tin.
Thứ hai, sự trùng lặp dẫn đến sự nhàm chán, việc nhắc đi nhắc lại một
nội dung thông tin trong các bản tin liền kề nhau sẽ khiến cho khán giả dễ rơi
vào tâm lý “biết rồi khổ lắm nói mãi”.
Lý do lựa chọn 3 chương trình: Cuộc sống thường ngày, Chuyển động
24h tối và Thời sự 19h, vì đây là 3 chương trình cập nhật tin tức liền kề nhau
trong khung giờ vàng (17h45 đến 19h45) nên rất thuận tiện cho công việc
khảo sát để đưa ra đánh giá về cách thức đưa tin, nội dung thông tin nổi bật
đặc sắc; đặc biệt chú trọng vào những thông tin được đưa trùng lặp để từ đó
đưa ra nhận xét và phân tích. Quan trọng hơn nữa, là các chương trình truyền
hình tin tức chính luận trong khung giờ vàng của Đài truyền hình Việt Nam là
những chương trình được đầu tư xây dựng kỹ lưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu
tiếp cận thông tin của khán giả. Đặc biệt, nhu cầu chọn lọc và tiếp cận cân
nhắc của khán giả truyền hình cũng là lý do để các chương trình cải thiện chất
lượng để mang tới cho người xem một tác phẩm hồn hảo hơn.
2.
7

Tình hình nghiên cứu đề tài
7


Hiện nay, những tác phẩm nghiên cứu về đề tài tin tức tương đối nhiều,
nhưng hiện tại các tác giả chỉ dừng lại khai thác từ khía cạnh nâng cao chất
lượng của các chương trình tin tức, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình
tin tức…chứ chưa khai thác ở khía cạnh đưa tin trùng lặp ở các bản tin liền kề
nhau trong khung giờ vàng. Vì thế, với đề tài này, có thể coi như một đóng

góp thêm cho các tài liệu nghiên cứu báo chí về mảng tin tức.
Vấn đề đưa tin trùng lặp là một vấn đề không mới ở Việt Nam, không
chỉ riêng ở một thể loại báo chí nào mà xuất hiện hầu như ở tất cả các thể loại.
Thực tế cho thấy, không chỉ riêng truyền hình mà báo in hay báo mạng tình
trạng này còn diễn ra nhiều hơn rất nhiều.
Về mặt lý luận, đây là một khía cạnh từ nội dung của truyền hình tin
tức, cho nên ở Việt Nam chưa có cơng trình nghiên cứu bài bản nào về vấn đề
này. Vì vậy, một cơng trình nghiên cứu chun sâu về vấn đề đưa tin trùng lặp
trong các bản tin liền kề nhau ở khung giờ vàng của VTV1 lại càng khó khăn.
Trong tình hình tài liệu về báo chí truyền hình ở nước ta cịn ít ỏi,
những tài liệu từ nước ngồi được chuyển dịch sang tiếng Việt nên khó tránh
khỏi tính chủ quan của người dịch. Những tư liệu trong nước thì thiếu tính hệ
thống và bao qt, những cuốn sách về nghiệp vụ chuyên ngành được viết lại
nhờ những trải nghiệm và hồi ức của một số nhà báo. Trong điều kiện như
vậy, việc đưa ra những kết luận trong một khóa luận của tác giả là một việc
khó khăn .
Song song với đó, vì đây là một đề tài mới và khó nên sẽ khơng tránh
khỏi những suy luận chủ quan của người viết. Trong khóa luận này, tác giả chỉ
cố gắng đưa ra kết luận từ những phân tích và đánh giá của bản thân.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này giúp cho người đọc có được những
thơng tin cơ bản mà tác giả xây dựng được thông qua quá trình nghiên cứu về
đề tài. Từ kết quả nghiên cứu về vấn đề đưa thông tin trùng lặp trong bản tin
8

8



liền kề nhau ở khung giờ vàng của VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam để có
thể giảm thiểu vấn đề này và cải thiện chất lượng chương trình.
Nhiệm vụ của tác giả là khảo sát và thống kê lại số lượng, tần suất đưa
thông tin trùng lặp qua các chương trình tin tức liền kề nhau trong khung giờ
vàng, đánh giá về việc thông tin bị đưa đi đưa lại, ghi lại phản hồi của dư luận
về vấn đề này, đóng góp đề xuất để cải thiện chất lượng chương trình.
4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề đưa tin trùng lặp trong các bản tin liền kề
nhau ở khung giờ vàng của VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam.
Đối tượng khảo sát: Các chương trình truyền hình: Cuộc sống thương
ngày, Chuyển động 24h tối và Thời sự 19h của VTV1 – Đài truyền hình Việt
Nam và khảo sát trong vòng 3 tháng.
Phạm vi nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2018.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được xây dựng thơng qua hệ thống cơ sở lý luận báo chí, lý
thuyết truyền thơng và những kiến thức nghiệp vụ cơ bản khác được trang bị
thông qua 4 năm học tập tại Học viện Báo chí và tuyên truyền.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trực tiếp trong khóa luận:
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong
khóa luận với mục đích khảo sát ba chương trình truyền hình cung cấp thơng
tin đến với cơng chúng đó là Cuộc sống thường ngày, Chuyển động 24h và
Thời sự 19h. Tác giả đã xem và khảo sát cả 3 chương trình trong vịng 3 tháng
như đã trình bày ở trên để đưa ra bảng thống kê về những nội dung thông tin

trùng lặp và có được kết luận về mức độ trùng lặp thơng tin ở những khía
cạnh của thơng tin như tít, thơng tin, hình ảnh, lời dẫn, lời bình.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: Từ cơng việc khảo sát và
thống kê những nội dung thông tin trùng lặp trong các bản tin liền kề nhau
của 3 chương trình phát sóng trong khung giờ vàng, tác giả phải tổng hợp lại
9

9


để đưa ra kết luận và bằng những kiến thức và lý luận của mình để phân tích
và đánh giá vấn đề đang khai triển.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được nhận diện rất
dễ thông qua mục khảo sát và thống kê nội dung thông tin trùng lặp, vì qua
bảng thơng tin đó mọi người có thể thấy được về mức độ trùng lặp thông tin,
các tin tức thường trùng lặp ở những khía cạnh thơng tin như thế nào; và cũng
nhờ phương pháp so sánh, đối chiếu chúng ta có thể thấy được rõ ràng hơn về
sự trùng lặp đó diễn ra ở 3 chương trình truyền hình tin tức liên kề nhau.
Cũng như sự đối chiếu về việc đưa thông tin trùng lặp của truyền hình với các
loại hình báo chí khác.
- Phương pháp lập bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng trong tác
phẩm khóa luận để có thể tìm hiểu về nhận định của các chuyên gia và công
chúng, để những người có chun mơn và tiếp nhận thơng tin sẽ đánh giá như
thế nào về vấn đề đưa tin trùng lặp này, những ý kiến của họ sẽ làm cho khóa
luận thêm phần khách quan từ những đối tượng trung lập, tránh sự cảm quan
và những nhận định mang tính cá nhân của người viết.
- Phương pháp nhận xét, tổng kết: Đây là phương pháp cơ bản và rất cổ
điển của bất kỳ một tác phẩm nghiên cứu nào. Nói cụ thể thì nó cịn mở rộng
hơn nữa ở ý nghĩa tác động của phương pháp nghiên cứu này. Khi viết một
bài văn phương pháp này cũng được sử dụng như phần kết bài của luận văn,

đánh giá và tổng kết lại vấn đề. Đối với một tác phẩm báo chí thì phương
pháp này được sử dụng trong hầu hết các tác phẩm báo chí, vì khi đã nêu lên
được vấn đề thì phần đánh giá và kết luận lại vấn đề cũng rất quan trọng để
chốt lại được vấn đề đang trình bày. Và một tác phẩm khóa luận thì phương
pháp này cũng không thể thiếu và được người viết khai thác xuyên suốt phần
trình bày của mình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

10

10


Việc xây dựng đề tài này là mong muốn của tác giả trong việc nghiên
cứu vấn đề đưa tin trùng lặp trong các bản tin liền kề nhau ở khung giờ vàng
của VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam.
Tác giả cũng mong muốn đề tài của bản thân đóng góp được vào việc
giảm thiểu tình trạng đưa tin trùng lặp và nâng cao chất lượng các chương
trình truyền hình tin tức.
7.

Kết cấu của khóa luận

Ngồi phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận gồm 3 chương 6
tiết.

11

11



CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan
1.1.1. Trùng lặp, đưa tin trùng lặp
“Trùng lặp” trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học được định
nghĩa như sau: là “lặp lại một cách thừa, vô ích” (Từ điển tiếng Việt, NXB Đà
Nẵng, 2004). Theo như định nghĩa này thì vấn đề đưa tin trùng lặp sẽ được
nhìn nhận là sự trùng lặp dẫn đến sự nhàm chán, việc nhắc đi nhắc lại một nội
dung thông tin trong các bản tin liền kề nhau sẽ khiến cho khán giả dễ rơi vào
tâm lý “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Nhưng chúng ta cũng khơng khai trừ luận
điểm thứ nhất như tơi đã trình bày là thơng tin được nhấn mạnh, nhắc đi nhắc
lại và được khán giả tiếp nhận liên tục nhằm đạt được hiệu quả thông tin. Và
sự triển khai sẽ được kết nối thông qua hai luận điểm này lại để đề xuất những
vấn đề về sau như ưu điểm, hạn chế của vấn đề đưa thơng tin trùng lặp.
Đưa tin có nghĩa là thơng báo tin tức. Tin tức chính là tất cả những gì
mang lại hiểu biết cho con người. Con người ln có nhu cầu thu thập tin tức
bằng nhiều cách khác nhau như đọc báo, nghe đài, xem truyền hình… Thông
tin giúp làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ
sở của quyết định. Vậy nên, đưa tin được nhìn nhận như một cách thức truyền
tải thông tin đến với công chúng và nó có vai trị quan trọng trong việc cập
nhật thơng tin đến với khán giả (ở đây muốn chú trọng đến đối tượng cơng
chúng của truyền hình vì đang tập trung khảo sát các chương trình truyền
hình).
Đưa tin trùng lặp là việc lặp đi lặp lại thông tin trong quá trình đưa tin.
Và sự trùng lặp đó có thể diễn ra ở các khía cạnh của tin như: thơng tin, tít,
hình ảnh, âm thanh (lời dẫn và lời bình). Quy mơ của sự trùng lặp có thể diễn
ra ở một số khía cạnh hoặc tất cả các khía cạnh như chúng ta vừa nhắc đến.
12


12


Vậy sự trùng lặp trong đề tài này được khai thác như thế nào? Đó chính là sự
khảo sát các bản tin liền kề nhau trong khung giờ vàng. Theo ý hiểu của bản
thân thì khung giờ vàng là khoảng thời gian cao điểm chiếu các chương trình
quan trọng thu hút người xem nhằm phổ biến các nội dung thông tin về chính
trị; đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước;
những vấn đề kinh tế, an ninh, văn hóa, xã hội. Trong đề tài này, khung giờ
vàng được giới hạn trong khoảng thời gian diễn ra 3 chương trình tiến hành
khảo sát đó chính là Cuộc sống thường ngày, Chuyển động 24h tối và Thời sự
19h, tức là từ 17 giờ 45 phút đến khoảng 19 giờ 45 phút hàng ngày.
Một thực trạng đáng đề cập trong môi trường báo điện tử mà chúng ta
có thể lấy ra để so sánh, đó là vấn đề đưa tin trùng lặp diễn ra rất phổ biến,
việc những trang tin sao chép, đưa đi đưa lại thông tin của nhau không phải là
chuyện hiếm. Soi chiếu sang truyền hình, thì tình trạng này cũng đang diễn ra
thơng qua quá trình theo dõi và khảo sát của tác giả.
Các hình thức trùng lặp thơng tin trong các bản tin liền kề nhau liệt kê
thành mấy điểm như sau: Trùng lặp thông tin giữa các bản tin với nhau (trong
cùng một ngày phát sóng), phần đa là trùng lặp hoàn toàn hoặc sửa đổi, thêm
thắt những chi tiết nhỏ; Trùng lặp thông tin giữa các bản tin với nhau (khơng
cùng ngày phát sóng), ví dụ: thơng tin đó đã được Cuộc sống thường ngày và
Thời sự 19h đã đề cập vào những ngày trước, sau đó được Chuyển động 24h
nhắc lại vào những ngày tiếp sau; Trùng lặp thông tin ở góc độ thơng tin nổi
bật, nóng bỏng được khai thác liên tục và đưa đi đưa lại với những hình ảnh
và nội dung đã được khai thác và sử dụng.
Về các khía cạnh trùng lặp thơng tin thì thơng qua khảo sát những khía
cạnh thơng tin dễ bị trùng lặp nhất trong các bản tin liền kề nhau là thơng tin,
hình ảnh và lời bình. Ngồi ra, thì lời dẫn và tít cũng bị trùng lặp nhưng tần

suất ít hơn so với ba khía cạnh kể trên. Nhiều tin thì sự trùng lặp là hồn tồn
diễn ra trên cả 5 yếu tố kể trên, chúng ta gọi là trùng lặp hoàn toàn.
1.1.2. Các bản tin liền kề nhau
13

13


Khái niệm “liền kề” được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện
ngơn ngữ học thì liền kề có nghĩa là: “ở kề ngay nhau, sát nhau, không cách”.
Theo như khái niệm này thì các bản tin liền kề nhau sẽ được hiểu là những
bản tin liên tiếp, sát gần nhau và nằm trong khung giờ phát sóng nối tiếp.
Giữa các bản tin có thể có các nội dung quảng cáo xen kẽ.
Các bản tin liền kề nhau ở trong phạm vi khảo sát này đó chính là 3
chương trình Cuộc sống thường ngày, Chuyển động 24h tối và Thời sự 19h,
được phát sóng liên tiếp trong khung giờ cao điểm. Trong đó, Cuộc sống
thường ngày phát sóng từ 17h45 đến 18h20; Chuyển động 24h phát sóng từ
18h30 đến 19h00; và Thời sự 19h từ 19h00 đến 19h45 phút hàng ngày.
1.2. Đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của việc đưa tin trùng lặp
1.2.1. Đặc điểm của việc đưa tin trùng lặp
Việc đưa tin trùng lặp là cung cấp, cập nhật những thông tin đã được
nhắc đến ở những thời điểm trước đó. Những nội dung thơng tin này có thể là
lặp lại toàn bộ hoặc từ cùng một nguồn tin có sự biên tập, chỉnh sửa, thêm thắt
để thành một tin mới dựa trên một tin gốc đều được coi là đưa thông tin trùng
lặp. Đặc điểm của việc đưa tin trùng lặp được đưa ra xem xét thông qua hai
khía cạnh của vấn đề:
Thứ nhất, thơng tin trùng lặp tồn bộ nội dung. với khía cạnh này thì
đặc điểm nổi bật nhất mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là tính
lặp lại tồn bộ tất cả các yếu tố của một tin truyền hình. Sự trùng lặp toàn bộ
này diễn ra ở những yếu tố sau: nội dung thơng tin, tít, hình ảnh, âm thanh (lời

dẫn và lời bình). Điều này được thể hiện rất rõ thông qua bảng thống kê nội
dung thông tin trùng lặp trong các bản tin liền kề nhau, với việc khảo sát này
người nghiên cứu dễ dàng phân định về mức độ trùng lặp của những thông tin
được đưa lại.
Thứ hai, thơng tin trùng lặp khơng hồn tồn mà đã thơng qua biên tập,
với khía cạnh này thì đặc điểm nổi bật của nó chính là tính lặp lại khơng tồn
bộ tất cả yếu tố của một tin truyền hình. Sự trùng lặp khơng tồn bộ này chỉ
14

14


diễn ra ở một vài yếu tố thiết lập thành tin, chẳng hạn như nội dung thơng tin,
tít hoặc hình ảnh, âm thanh (lời dẫn và lời bình) chứ khơng có sự lặp lại tất cả
các yếu tố như thơng tin trùng lặp toàn bộ nội dung.
1.2.2. Ưu điểm của việc đưa tin trùng lặp
Ưu điểm lớn nhất của việc đưa tin trùng lặp là thông tin được nhấn
mạnh, nhắc đi nhắc lại, củng cố trong trí nhớ của người xem, giúp cho các
chương trình đạt được hiệu quả thơng tin. Minh chứng rõ ràng cho quan điểm
trên đó chính là vụ nổ lớn ở Bắc Ninh xảy ra vào ngày 03/01/2018 được đề
cập liên tục và dày đặc trong cả 3 chương trình là Cuộc sống thường ngày,
Chuyển động 24 tối và Thời sự 19h.
Trong đó, CSTN đưa các tin:
-

Nổ lớn tại Bắc Ninh, 2 cháu nhỏ thiệt mạng.

-

Điều tra làm rõ vụ nổ tại Bắc Ninh.


-

Cứu chữa nạn nhân vụ nổ ở Bắc Ninh.

Chuyển động 24h tối đưa các thông tin:
-

Khắc phục hậu quả vụ nổ tại Bắc Ninh.

-

Phát hiện thêm 1 kho chứa vật liệu nổ tại Bắc Ninh.

-

Tình hình sức khỏe nạn nhân trong vụ nổ tại Bắc Ninh.

Chương trình Thời sự 19h đưa tin:
-

Khắc phục hậu quả vụ nổ ở Bắc Ninh.

-

Điều tra làm rõ vụ nổ ở Bắc Ninh.

Tuy nhiên, điểm lợi này của truyền hình cũng có thể nhanh chóng trở
thành yếu điểm: Khi mà độc giả của báo in hay thính giả của phát thanh
thường tiếp cận thông tin trong một môi trường không gian tĩnh lặng và tiếp

cận một cách chủ động, thì truyền hình đơi khi sẽ được tiếp cận một cách bị
động và thiếu sự chuẩn bị về không gian cũng như mơi trường tiếp cận, với
các gia đình thì việc mở TV để tiếp cận thơng tin dường như đã trở thành thói
quen nhưng đó là một thói quen thụ động, khi mà TV được mở lên trong
không gian gia đình thì sự tiếp cận khơng chủ động được nhận thấy rõ ràng
15

15


nhất, có người vừa nấu cơm dọn dẹp nhà cửa vừa xem truyền hình, có người
vừa ăn vừa xem truyền hình nên đơi khi sự tiếp nhận cũng khơng được hiệu
quả, nghe thì tiếng được tiếng mất, hình thì lúc thấy lúc khơng.
Vậy nên, quay trở lại ví dụ về vụ nổ lớn ở Bắc Ninh, ở trong chương
trình Cuộc sống thường ngày đề cập đến thông tin về vụ nổ với những tin: Nổ
lớn tại Bắc Ninh, hai cháu nhỏ thiệt mạng - Điều tra làm rõ vụ nổ tại Bắc
Ninh - Cứu chữa nạn nhân vụ nổ ở Bắc Ninh qua đến Chuyển động 24h tối
người xem được nhắc lại về thông tin này với cụm tin: Khắc phục hậu quả vụ
nổ tại Bắc Ninh - Phát hiện thêm 1 kho chứa vật liệu nổ tại Bắc Ninh - Tình
hình sức khỏe nạn nhân trong vụ nổ tại Bắc Ninh, và cuối cùng ở Thời sự 19h
thì thơng tin này cũng được đưa ngay đầu bản tin với các thông tin: Khắc
phục hậu quả vụ nổ ở Bắc Ninh - Điều tra làm rõ vụ nổ ở Bắc Ninh. Điều này
cho thấy đây là một vụ nổ lớn và có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng và được
xếp vào thông tin quan trọng trong ngày nên được các bản tin đưa thơng tin
liên tục. Nhưng có thể trong Cuộc sống thường ngày người xem chỉ nghe
được là ở Bắc Ninh có xảy ra một vụ nổ lớn thì đến Chuyển động 24h tối,
người xem biết thêm về những nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ và công tác
cứu chữa các nạn nhân và đến Thời sự 19h thì người xem sẽ thấy được về
công tác điều tra làm rõ vụ nổ. Thông tin được khai thác theo từng tầng thông
tin để giúp khán giả hiểu rõ nhất về sự việc đã xảy ra.

Báo chí là phương tiện truyền thơng quan trọng, phục vụ mục đích
tun truyền cho thể chế chính trị đang điều hành xã hội. Chính vì thế, việc
đưa lại những thơng tin thời sự chính trị quan trọng cũng nằm trong mục đích
tuyên truyền và phổ biến rộng rãi hơn nữa những thông tin thời sự đến đơng
đảo quần chúng nhân dân. Thí dụ, với bản tin Thời sự 19h, sau khi bản tin kết
thúc sẽ có một mục là điểm lại những tin chính đã phát trong ngày, nó là sự
lặp lại có mục đích nhằm thống kê lại những thông tin trọng điểm đã được
phát sóng giúp cho người xem có thể nắm bắt được thơng tin dễ dàng và
nhanh chóng.
16

16


Cịn với bản tin liền kề nhau thì việc lặp lại những thông tin sẽ chứng tỏ
về mức độ quan trọng cũng như phạm vi tác động mạnh mẽ của thơng tin. Thí
dụ, với những ngày lễ quan trọng của đất nước như Giỗ Tổ Hùng Vương hay
Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước…thì lẽ dĩ nhiên, những
thơng tin chính trị quan trọng trong những ngày đó sẽ là cả nước hướng về lễ
Giỗ Tổ Hùng Vương – người dân hành hương về với khu di tích lịch sử Đền
Hùng để tri ân công đức tổ tiên với những bậc tiền nhân đã có cơng dựng
nước và giữ nước, cả nước cùng hướng về Ngày giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước, non sông nối liền một dải Bắc Nam sum họp một nhà – đó là
những thời khắc lịch sử của dân tộc, để đến ngày hôm nay những hoạt động
kỷ niệm được tưng bừng diễn ra với những ký ức của những con người đã
bước qua cuộc chiến hay là sự tôn vinh của thế hệ trẻ dành cho các bậc cha
anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho
dân tộc, sự kết nối thế hệ cũng như bài học về đoàn kết dân tộc sẽ rất đậm đặc
trong những bản tin có những ngày lễ quan trọng này. Và những thông tin như
thế này trong các ngày này được coi là thông tin thời sự chính trị trọng điểm

và thường được đưa ngay phần đầu của mỗi bản tin.
Từ một nguồn tin các chương trình có thể lấy lại, trao đổi, chỉnh sửa,
biên tập để hồn thành tin. Đồng thời, nhà đài cịn tiết kiệm được nhân lực,
khơng cần phải bố trí q nhiều phóng viên ở những địa điểm khác nhau thì
mới có được tin bài. Thí dụ về thơng tin “Phát hiện hàng loạt sai phạm tại
thủy điện Bắc Mê”, phóng viên Liên Liên đã tới hiện trường của thủy điện
Bắc Mê, Hà Giang để tìm hiểu về vụ việc và sản phẩm cuối cùng được đồng
thời được phát sóng cho chương trình Cuộc sống thường ngày và Thời sự 19h.
Đặc biệt là đối với những thông tin được chuyển về từ các phóng viên thường
trú thì vấn đề một lần sản xuất và được tận dụng phát sóng ở các chương trình
là rất rõ ràng, ví dụ như thơng tin đón năm mới tại quảng trường thời đại Mỹ,
giá lạnh kỷ lục tại Trung Quốc hay lễ duyệt binh kỷ niệm chiến thắng phát xít
của Liên Bang Nga… được các phóng viên thường trú nước ngoài gửi về.
17

17


Một điểm dễ nhận thấy đối với những tin do các phóng viên thường trú
nước ngồi đó là tin đó sẽ được biên tập lại, ví dụ như phát sóng ở Cuộc sống
thường ngày hay Chuyển động 24h tối sẽ là một tin được làm theo hình thức
thơng thường, sau đó đến với chương trình Thời sự thì vẫn với những thơng
tin đó, hình ảnh đó và có thêm sự xuất hiện hiện trường của phóng viên và
cung cấp thêm cho người xem những thơng tin mở rộng.
Bên cạnh đó, việc mở rộng mạng lưới các kênh truyền hình cũng như
liên kết với các cơ quan báo chí khác, giúp cho nhà đài có sự liên kết thơng
tin. Thí dụ, việc liên kết phát sóng giữa đài truyền hình trung ương với các đài
truyền hình địa phương, các đài địa phương sẽ gửi bài để phát sóng trên VTV
như khánh thành cầu Hàn và cầu Đăng của đài phát thanh và truyền hình Hải
Phịng, Giỗ Tổ Hùng Vương của đài phát thanh và truyền hình Phú Thọ…

hoặc với các kênh truyền hình thiết yếu quốc gia như truyền hình Thơng tấn,
truyền hình Nhân Dân, truyền hình Cơng an Nhân dân… thông thường là
những thông tin về hoạt động của các vị lãnh đạo tại các địa phương hay
những thông tin về an ninh, trật tự an toàn xã hội được VTV dẫn nguồn.
Cùng với đó, VTV cịn sử dụng các video clip của các báo điện tử uy
tín có dẫn nguồn như Vnepress, Dân trí, Lao động… điều này được Chuyển
động 24h tối sử dụng nhiều. Ngoài ra, trong kỷ ngun của truyền thơng
mạng xã hội thì cịn có một kênh truyền thơng mới đó là nguồn tin từ mạng xã
hội. Nhưng kênh thông tin này cũng cần được kiểm chứng nếu đó là thơng tin
đúng sự thật thì sẽ được các chương trình khai thác, chẳng hạn như những
thơng tin về mất an toàn cho trẻ nhỏ khi để em nhỏ bò ngang đường cao tốc
khi đang chạy hay em bé trèo khỏi lan can của gia đình từ tầng 11 hay người
phụ nữ ngang nhiên đứng giữa đường nghe điện thoại ở thành phố Hồ Chí
Minh, người đàn ông vô trách nhiệm khi cho con trai 3 tuổi nắm vô lăng và
điều khiển xe tải… Tất cả những thơng tin đó đều do các người dùng mạng xã
hội cung cấp. Cịn nếu thơng tin đó sai sự thật thì VTV có trách nhiệm đính
18

18


chính, cải biên như vụ việc các trang mạng xã hội lợi dụng uy tín của VTV 24
để tung tin đồn thất thiệt.
Nói tóm lại, việc liên kết thơng tin này giúp ích cho nhà đài rất nhiều
trong việc khai thác nguồn tin để cung cấp và phổ biến thông tin đến với khán
giả. Trong tình trạng hiện nay, với việc tinh giản biên chế thì các nhà đài cũng
cần đáp ứng điều kiện vừa đủ nhân lực và cũng đảm bảo sản xuất được đầy đủ
thông tin để truyền tải đến với công chúng. Nguồn tin từ công chúng và công
tác viên luôn là nguồn tin quan trọng của mỗi nhà đài nói riêng cũng như các
cơ quan báo chí nói chung. Nói theo cách của Vaxilépva thì “Hãy bắt lấy

thơng tin, dù lớn dù nhỏ” trong đó ơng có trình bày về những cách thức để thu
thập thơng tin, theo tơi thì đây là một kỹ năng cơ bản và quan trọng của bất kỳ
một nhà báo nào. Và ơng đã trình bày như sau:
1. Lệnh vua – lời huấn thị cho tất cả chúng ta. Trong mọi thời đại lệnh
vua – lệnh trên luôn là nguồn tin cơ bản nếu khơng phải của cảm hứng thì của
nghĩa vụ đối với báo giới. Thơng tin thời sự chính thức có tên là “thơng tin từ
trên xuống”. Nó bao gồm: “Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, các tổ chức
trung ương và địa phương” (Brontman L.K, Thông tin trên báo, M, 1948,
tr.10). Thông tin từ “trên” là hợp pháp và mang tính tín hiệu đối với nhà báo.
2. Tiếp cận trực tiếp với thông tin là yêu cầu chủ yếu của nghề báo thế
hệ mới.
3. Mắt tinh, tai thính. Cịn một kênh thơng tin khác gọi là “kênh thơng
tin từ dưới lên”. Vladimir Ghiliarovski: “Công việc này rất hợp với tôi. Cuộc
sống lang thang, đầy các cuộc phiêu lưu, đã rèn luyện trong tôi những phẩm
chất cần thiết cho một nhà báo viết phóng sự. Tơi khơng biết đến nỗi sợ hãi,
hiểm nguy, mệt mỏi. Theo tôi, để làm cơng việc này con người cần phải có
khiếu đặc biệt”.
4. Những bức thư khác nhau, đầy nước mắt, đẫm niềm đau…Những
bức thư gửi đến tịa soạn là mỏ vàng thơng tin đáng kinh ngạc.(Chúng tôi làm
tin, L.A.Vaxilépva, chương II)
19

19


Tựu chung lại, nếu muốn xây dựng thơng tin thì phải biết tìm đến
nguồn tin để khai thác và theo như những quan điểm của cây bút Vaxilépva
thì có rất nhiều nguồn tin để chúng ta có thể khai thác, điều quan trọng là sự
nhanh nhạy và tính chọn lọc của nhà báo để mang đến cho khán giả những
thông tin đáng theo dõi. Có thể là từ cùng một nguồn tin, cùng một chủ đề

thông tin nhưng mỗi chương trình, mỗi nhà báo lại có góc độ tiếp cận và triển
khai vấn đề hồn tồn khác nhau. Lấy thí dụ như chủ đề về bảo hiểm xã hội
cho người lao động, chương trình Cuộc sống thường ngày xây dựng dưới
dạng thức tiêu điểm, lấy vấn đề đó làm trung tâm để có thể phân tích và bình
luận về nội dung thơng tin đó. Nhưng với chương trình Thời sự 19h lại chọn
hình thức đối thoại, giải đáp trực tiếp vấn đề thơng qua hình thức phỏng vấn.
Cho dù có tiếp cận vấn đề ở góc độ hay hình thức nào thì điều cốt lõi của nhà
báo là khi đã đề cập được vấn đề thì cần phải đưa vấn đề đó ra để phân tích
nhằm đi đến đưa ra kết luận hoặc tóm tắt thơng điệp gửi đến khán giả, vì
thơng tin báo chí phải mang tính định hướng, hướng dẫn cho người xem nên
phải rất cẩn trọng trong vấn đề truyền tải thông điệp.
Tăng cơ hội tiếp cận thông tin đến nhiều đối tượng công chúng trong
những khoảng thời gian khác nhau hoặc những sở thích tiếp cận khác nhau.
Thí dụ, trong khung giờ cao điểm, có người chỉ thích theo dõi chương trình
Cuộc sống thường ngày, có người quỹ thời gian chỉ cho phép theo dõi chương
trình Thời sự 19h sau khi kết thúc một ngày làm việc và giờ đó mới có thể
quây quần bên mâm cơm gia đình và cùng theo dõi chương trình. Vậy là, việc
đưa tin trùng lặp giúp cho các đối tượng khác nhau tăng cơ hội tiếp cận được
những thông tin thời sự cập nhật trong ngày.
Việc đưa tin trùng lặp có ý nghĩa trong việc nhấn mạnh những thơng tin
quan trọng trong ngày mà cịn có ý nghĩa hướng dẫn, giáo dục cho công
chúng thông qua những thông điệp hết sức cụ thể gần gũi. Một trong những
nguyên tắc cơ bản của truyền thơng đó chính là “mưa dầm thấm lâu”, một
thông tin hay một sự việc được đưa một lần thì chưa được khắc sâu trong trí
20

20


nhớ của người nghe, người xem nhưng nếu được nhắc đi nhắc lại thì sẽ tạo

thành cơ sở để cho sự ghi nhớ thông tin của công chúng.
Trong thời kỳ chiến tranh, một kiểu chiến tranh được cả hai bên chiến
tuyến áp dụng đó là chiến tranh tâm lý, sử dụng những cơ phát thanh viên có
giọng nói dễ nghe để tuyên truyền về cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại
Việt Nam và làm nao núng tinh thần chiến đấu của đối phương. Các cựu chiến
binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, họ có chia sẻ là đến giờ này họ vẫn ấn
tượng và ám ảnh bởi những giọng nói của các cơ phát thanh viên khi cho họ
biết sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ nhận thấy rằng họ đang tham
gia vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa, sát hại những người dân vô tội và họ
có suy nghĩ là tại sao họ phải làm như vậy, trong khi họ cũng có gia đình và
q hương.
Những câu chuyện này càng nhấn mạnh thêm luận điểm đưa tin trùng
lặp có ý nghĩa trong việc nhấn mạnh thông tin cũng như ý nghĩa định hướng
giáo dục cho cơng chúng. Ví dụ như những thơng điệp cảnh báo về an toàn
sức khỏe với rượu bia hay thuốc lá, q trình truyền thơng này cũng phải
được kéo dài, mới mong thay đổi nhận thức và hành vi của nhóm đối tượng
mà nhiệm vụ của công việc truyền thông muốn hướng đến.
Việc đưa thông tin trùng lặp giúp cho người xem có được nhiều góc độ
tiếp cận thơng tin hơn và được cập nhật những góc thơng tin khác nhau từ một
nội dung thông tin. Đơn cử như thông tin vụ nổ bãi phế liệu ở Bắc Ninh được
cả 3 chương trình đưa tin cho thấy sự quan tâm của dư luận và công chúng đối
với sự kiện này và sự trùng lặp về nội dung thông tin ở thời điểm nay là cần
thiết và cũng chính từ việc trùng lặp từ thông tin đến chủ đề khiến cho người
làm chương trình phải tính tốn đem đến cho người xem những khía cạnh
thơng tin khác nhau.
Ngồi việc cung cấp thơng tin vụ nổ đã bị xảy ra ở Bắc Ninh và những
hậu quả của vụ nổ từ chương trình Cuộc sống thường ngày, đến khi Chuyển
động 24h tối đưa tin thì người xem cập nhật thêm được tình trạng sức khỏe
21


21


của bệnh nhân trong vụ nổ và đến chương trình Thời sự 19h thì người xem
biết thêm được thơng tin về nguyên nhân gây ra vụ nổ. Trong môi trường
truyền thơng cạnh tranh thì người hưởng lợi ở đây lại chính là cơng chúng.
Chính từ sự áp lực lựa chọn thơng tin trong từng chương trình góp phần mang
đến cho khán giả nhiều hơn một thông tin và nhiều hơn một góc độ.
1.2.3. Hạn chế của việc đưa tin trùng lặp
Việc đưa tin trùng lặp sẽ dẫn đến sự nhàm chán, nhắc đi nhắc lại một
nội dung thông tin trong các bản tin liền kề nhau sẽ khiến cho khán giả dễ rơi
vào tâm lý không muốn theo dõi hoặc theo dõi khơng tập trung. Truyền hình
là loại hình truyền thơng nghe nhìn nếu như người xem khơng có sự tập trung
thì đương nhiên hiệu quả thơng tin sẽ bị giảm sút. Đặc biệt, trong thời đại
bùng nổ thông tin hiện nay thì người xem lại càng có nhiều loại hình để cập
nhật thơng tin như báo in, phát thanh, báo điện tử, truyền hình, tiện lợi và
nhanh chóng hơn cả là truyền thông mạng xã hội. Nên nếu như các chương
trình truyền hình đưa thơng tin trùng lặp q nhiều sẽ đẩy khán giả đến với
những loại hình truyền thơng mới mẻ, nhanh chóng, ngắn gọn và có chọn lọc.
Việc đưa tin trùng lặp dễ xảy ra tình trạng chọn lựa chương trình trong
khung giờ cao điểm để cập nhật thông tin, làm giảm tỷ suất người xem của
các chương trình khác khi người xem đã có một chương trình để cập nhật
thơng tin rồi thì họ sẽ khơng xem thêm những chương trình khác nữa. Điều đó
cũng cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những chương trình truyền hình tin
tức.
Đưa tin trùng lặp dễ dàng dẫn đến tình trạng phóng viên, nhà báo “lười
biếng” khơng chịu tư duy, suy nghĩ nhằm phát hiện và khai thác đề tài mới mà
dựa trên cái sẵn có để biên tập, chỉnh sửa, thêm thắt đáp ứng đủ chỉ tiêu thời
lượng phát sóng cho bản tin. Bất cứ một lĩnh vực nào liên quan đến sáng tạo,
sáng tác đều rất kỵ sự sao chép, bắt chước, vì nó làm thui chột đi khả năng

sáng tạo cũng như tư duy của những người cầm bút. Một điều nữa mà chúng
ta cần phải nói tới là tình trạng “ăn theo”, “chạy theo” luồng thông tin để đưa
22

22


tin một cách ồ ạt và trùng lặp. Thí dụ như khi chưa có vụ cháy chung cư
Carina thì khơng thấy có thơng tin nào về cảnh báo, huấn luyện kỹ năng
phòng cháy chữa cháy, tới khi vụ cháy xảy ra thì chương trình bản tin nào
cũng đào xới, đắp điếm bằng những thông tin liên quan tương tự như kiểm tra
cơng tác phịng cháy chữa cháy ở các khu chung cư, huấn luyện kỹ năng
phòng cháy chữa cháy cho cư dân ở các khu chung cư… Điều đó khơng phải
là khơng cần thiết nhưng thực ra nó là sự cảnh báo muộn màng, tại sao chúng
ta khơng có những thơng tin mang tính truyền thơng giáo dục về an tồn
phịng chống cháy nổ để người dân có thể cập nhật thơng tin và trang bị cho
mình những kiến thức cơ bản để ứng phó với những tình huống xấu có thể
xảy ra. Thực tế “mất bị mới lo làm chuồng” và “thuyền đua thì lái cũng đua”
như vậy trong vấn đề truyền tải thông điệp sẽ không được ủng hộ.
Có thể nói, nền báo chí của Việt Nam chúng ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh
mún, và đương nhiên là truyền hình cũng như vậy. Mặc dù chúng ta có số
lượng nhưng chất lượng là vấn đề mà chúng ta cần phải bàn tới. Chỉ nói riêng
những chương trình tin tức của đài truyền hình Việt Nam thì có rất nhiều
những thơng tin được chuyển lên từ đài truyền hình địa phương nên việc
trùng lặp thông tin giữa đài truyền hình trung ương và địa phương là lẽ
thường tình. Nhưng cũng có những trường hợp là phóng viên, nhà báo sử
dụng lại bài viết của các loại hình báo chí khác như báo in hay báo điện tử để
làm lời bình cho truyền hình. Nên đơi khi thì sự trùng lặp cịn diễn ra từ trong
bản thân các loại hình báo chí với nhau.


Tiểu kết chương 1:
Từ những luận điểm được phát triển trên đây chúng ta có thể tóm tắt lại
vấn đề bằng những ý chính đã được kết luận thơng qua q trình triển khai và
23

23


luận giải vấn đề. Bằng cách đó, chúng ta có quan niệm về đưa tin trùng lặp
trong các bản tin liền kề nhau. Quan niệm này được hội tụ từ hai khái niệm,
đưa tin trùng lặp và các bản tin liền kề nhau. Đưa tin trùng lặp là việc lặp lại
thơng tin trong q trình thơng tin và việc lặp lại này diễn ra ở những khía
cạnh khác nhau cấu thành nên thơng tin là thơng tin, lời dẫn, hình ảnh, tít, lời
bình. Việc trùng lặp này có thể diễn ra ở một vài khía cạnh hoặc tất cả các
khía cạnh của thơng tin như tơi đã trình bày chi tiết trong chương 1. Nửa cịn
lại để hồn thiện quan niệm này, chính là các bản tin liền kề nhau được hiểu là
những bản tin liên tiếp, sát gần nhau và nằm trong khung giờ phát sóng nối
tiếp.
Khai triển thêm từ những nội dung khái niệm căn bản, chúng ta có
thêm phần nhận xét về đặc điểm của đưa tin trùng lặp đó là sự lặp lại thơng
tin hồn tồn và sự lặp lại thơng tin khơng hồn tồn mà thơng qua q trình
biên tập, chỉnh sửa; cùng với đó là những ưu, nhược điểm của việc đưa tin
trùng lặp trong các bản tin liền kề nhau. Từ hệ thống luận điểm cũng như
phần phân tích chi tiết ở chương 1, tôi xin tổng kết lại những điểm lớn về mặt
ưu điểm và hạn chế của việc đưa tin trùng lặp này. Về khía cạnh ưu điểm, có
những nội dung chính như sau:
-

Thơng tin được nhấn mạnh, nhắc đi nhắc lại và củng cố trong trí


-

nhớ của người xem.
Việc lặp lại những thông tin sẽ chứng tỏ về mức độ quan trọng cũng

-

như phạm vi tác động mạnh mẽ của thơng tin.
Từ một nguồn tin các chương trình có thể lấy lại, trao đổi, chỉnh

-

sửa, biên tập để hoàn thành tin.
Tăng cơ hội tiếp cận thông tin đến nhiều đối tượng cơng chúng

-

trong những khoảng thời gian hoặc sở thích tiếp cận khác nhau.
Việc đưa tin trùng lặp có ý nghĩa trong việc nhấn mạnh những
thông tin quan trọng trong ngày mà cịn có ý nghĩa hướng dẫn, giáo
dục cho công chúng.

24

24


-

Việc đưa thông tin trùng lặp giúp cho người xem có được nhiều góc

độ tiếp cận thơng tin từ một nội dung thơng tin.

Cịn về khía cạnh hạn chế, người viết cũng đưa ra những quan điểm
như sau:
-

Việc đưa tin trùng lặp sẽ dẫn đến sự nhàm chán, nhắc đi nhắc lại
một nội dung thông tin sẽ khiến khán giả không muốn theo dõi hoặc

-

theo dõi không tập trung.
Việc đưa tin trùng lặp dễ xảy ra tình trạng chọn lựa chương trình
trong khung giờ cao điểm để cập nhật thơng tin, làm giảm tỷ suất

-

người xem của các chương trình khác.
Đưa tin trùng lặp dễ dàng dẫn đến tình trạng phóng viên, nhà báo
“lười biếng” khơng chịu tư duy, suy nghĩ nhằm phát hiện và khai
thác đề tài mới.

25

25


×