Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài thu hoạch môn phóng sự truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.19 KB, 6 trang )

Bài thu hoạch của Lại Ngọc An – Lớp Truyền hình 34A1
I/Những đơn vị kiến thức cần lưu ý:
Khái niệm:
Phóng sự là một thể loại của ký, là trung gian giữa văn học và báo chí. Phóng sự
khác với thơng tấn ở chỗ nó khơng chỉ đưa tin mà cịn có nhiệm vụ dựng lại hiện
trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự nghiêng hẳn về phía
tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự thường khơng dựa vào một
cốt truyện hồn chỉnh.
Đặc điểm:
Phóng sự địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức để điều tra, thâm nhập thực tế
và phỏng vấn nhiều người. Phóng sự cung cấp cho người đọc một cái nhìn cận
cảnh và tồn cảnh về một hiện tượng, thường là đặc biệt, diễn ra trong xã hội.
Thông qua những ghi chép cụ thể, sinh động tình hình một vấn đề, một sự việc
nào đó đang là vấn đề thời sự mang tính bức xúc, phóng sự thể hiện tính chiến
đấu cao độ, dùng sự thật để bác lại những nhận thức còn sai lệch, lấy sự thật đời
sống để ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội. Do đặc thù thể loại, tính chân thực
về thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là những yếu tố cốt lõi của
phóng sự.
Trong phóng sự thường nổi lên hình tượng tác giả xơng xáo, tự mình thăm dị,
hỏi han người thực việc thực. Tác giả phóng sự báo chí thường là những người
tác nghiệp cho một cơ quan thơng tấn, nhưng quan điểm riêng của họ có ý nghĩa
quan trọng, làm cho họ không chỉ là người đưa tin mà cịn là người phân tích
độc lập, đáng tin cậy.
Phóng sự cũng như các bài báo khác ln được định hình từ nguyên tắc "five
W": Who (Ai)?, Where (Ở đâu)?, When (Khi nào)?, What (Cái gì)? Why (Tại
sao)?
Phóng sự văn học, ngoài các tư liệu thực tế xác thực, nhà văn cịn có thể sử dụng
các thủ thuật hư cấu nhất định nhằm làm cho câu chuyện được kể trở nên hấp
dẫn hơn. Những phóng sự văn học dạng này có thể kể đến Ngục Kom Tum của
Lê Văn Hiến; Việc làng, Dao cầu thuyền tán của Ngô Tất Tố; Cạm bẫy
người, Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng. Tại Việt Nam trước 1945, Vũ


Trọng Phụng còn được mệnh danh là "vua phóng sự Bắc Kỳ", với những phóng
sự ít nhiều có cốt truyện, có chỗ đọc như tiểu thuyết.
Giá trị của một thiên phóng sự thể hiện ở cả hai mặt: thứ nhất, nó phải nêu ra
được những bằng chứng cụ thể với những tài liệu chính xác thể hiện qua các con
số, biểu đồ, thống kê; thứ 2, trên cơ sở phân tích tư liệu, số liệu, nó phải đặt ra
được những vấn đề thời sự mang ý nghĩa xã hội to lớn.


Thể loại :
Trong thời hiện đại, ngồi báo hình cịn có báo nói, báo viết, do đó ngồi phóng
sự viết cịn có phóng sự ảnh, phóng sự truyền hình, phóng sự nói (phỏng vấn).
Tuy nhiên, phóng sự viết vẫn có vị trí riêng do sự trần thuật, phân tích
bằng ngơn ngữ.
Một số phóng sự:
Phóng sự là một thể loại ra đời muộn ở phương Tây vào những năm cuối thế kỷ
19 và ở Việt Nam vào năm 1932 với tác phẩm Tơi kéo xe của Tam Lang Vũ
Đình Chí (1900-1983).
Trong thời thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc với phóng sự Bản án chế độ thực dân
Pháp, nữ văn sĩ Pháp Andrée Viollis với Đông Dương cấp cứu gây chấn động
dư luận thế giới.
Một số phóng sự trước và trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam phơi bày các mặt
trái nhức nhối của xã hội đương thời, có tác dụng thức tỉnh lớn góp phần làm
thay đổi nhận thức xã hội. Nổi tiếng trong đó phải kể đến phóng sự Cái đêm
hơm ấy... đêm gì của Phùng Gia Lộc, Lời khai của bị can của Trần Huy Quang,
hay Ơng gia ơm 7kg đơn từ của Xuân Ba.
II/Kỹ năng làm phóng sự:
Phóng sự, phóng sự ngắn truyền hình là thể loại mũi nhọn được sử dụng phổ
biến trong các chương trình Thời sự của các Đài truyền hình. Dù được sử dụng
nhiều song mỗi phóng viên có cách hiểu khác nhau, thậm chí cịn khá lúng túng
vì thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để vận dụng thực hiện thể loại này.

Vì vậy, bằng kinh nghiệm, cũng như tổng hợp các ý kiến của đồng nghiệp và
tham khảo một số tài liệu liên quan, tơi xin được đóng góp một vài ý kiến làm
thế nào để có được một phóng sự ngắn truyền hình tốt.
1. Cần có đề tài và xử lý đề tài
Phóng sự ngắn truyền hình cần phải có đề tài, đề tài bắt nguồn từ hiện thực
đời sống, phản ánh một mâu thuẫn trong thực tế. Mâu thuẫn ấy chính là tính “có
vấn đề ” của phóng sự. Mâu thuẫn chính là yếu tố đầu tiên cần có của một phóng
sự. Những phóng sự ngắn truyền hình tốt thường là những phóng sự phản ánh
về một mâu thuẫn nào đó. Ví dụ: Những hạn chế khi thực hiện Quy định cân tải
trọng xe liên quan đến sản xuất, vận tải hàng hóa nơng lâm sản. Nói về nhiều
doanh nghiệp thu mua chế biến sắn khô ở Văn Yên có nguy cơ bị thua lỗ vì
khơng vận chuyển được sắn đi tiêu thụ.
2. Cách đặt tên phóng sự ngắn truyền hình
Có nhiều cách đặt tên, những phải khơi gợi sự tị mị của khán giả đối với
phóng sự, thu hút sự quan tâm ngay từ đầu. VD: 1.000 ngày mượn hội trường


thơn chữa bệnh cho dân; Người lính già dưới chân núi Voi, Sự học vùng cao;
Chè bẩn; gỗ đắng; Bữa ăn học sinh vùng cao cũng bị đánh thuế…
3. Kết cấu và thời lượng phóng sự ngắn truyền hình
+ Thơng thường, một phóng sự ngắn truyền hình trung bình có thời lượng
khoảng 3 đến 5 phút.
+ Kết cấu phóng sự ngắn thông thường gồm 3 phần:
- Phần (1): Phần mở đầu, nêu thực trạng vấn đề mà phóng sự phản ánh, đôi
khi là hiện trạng, hiện tượng tự nhiên, xã hội mà phóng sự đề cập đến. Ví dụ
cảnh dột nát của một phịng học, gây khó khăn cho học sinh khi ngồi trong lớp,
rồi sau đó phỏng vấn nhân vật từ 1 đến 2 nhân vật
- Phần (2): Là phần đi tìm nguyên nhân của thực trạng vấn đề, cung cấp
những thông tin nền đề cung cấp cho khán giả hiểu rõ hơn về thực trạng ở phần
đầu nêu ra. Kết hợp giữa lời bình cũng có các ý kiến phỏng vấn nhân chứng, có

thể ghép các phỏng vấn đối nghịch nhau, giữa người có liên quan trực tiếp hay
gián tiếp; nhận định nguyên nhân sự việc, tạo ra sự mâu thuẫn. Tìm hiểu nguyên
nhân là gì? Do thiếu vốn, doanh nghiệp xây dựng không đủ khả năng thi cơng..
- Phần (3): Phần kết phóng sự, ln phải có một thơng điệp theo hướng mở,
hoặc đóng, gợi ra những suy nghĩ, hoặc liên hệ với những nơi khác, dự đốn tình
hình…
4. Khởi đầu phóng sự ngắn
+ Để bắt đầu câu chuyện cho phóng sự mỗi phóng viên cần có tính sáng tạo,
sự linh hoạt, nhạy bén trong cách thể hiện. Ngay từ những hình ảnh đầu tiên,
ngay phần đầu của phóng sự; phóng viên sẽ tìm ra chi tiết nào quan trọng nhất
để đề cập. Muốn có chi tiết hay phóng viên cần quan sát kỹ khi tác nghiệp, hỏi
chuyện cũng là cách phát hiện ra những chi tiết hay để khai thác cho phần mở
đầu có ấn tượng.
5. Phỏng vấn trong phóng sự
+ Đối với phóng sự ngắn chỉ cần hỏi những câu hỏi để người trả lời đi thẳng
vào vấn đề chính. Hỏi như vậy phóng viên sẽ lấy được thông tin và nhận được
một câu trả lời ngắn, trọng tâm.
+ Phỏng vấn càng ngắn càng tốt. Do đó, cách đặt câu hỏi như thế nào sẽ có
câu trả lời tương xứng, cần sự linh hoạt, kinh nghiệm, hiểu biết về vấn đề mình
đang tìm hiểu.
+ Thơng thường có ba đến 4 phỏng vấn trong 1 phóng sự ngắn, có thể ghép
phỏng vấn, tạo kịch tính, mâu thuẫn, hay đa chiều về thông tin.
6. Khai thác chi tiết để có một phóng sự hấp dẫn
+ Trong phóng sự ngắn thời sự “chi tiết” có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Một phóng sự hay được làm nên bởi các chi tiết đắt, người xem cũng cần nó để


nhớ về phóng sự. Thơng thường trong một phóng sự có một vài chi tiết, chi tiết
này thường được sắp đặt ở các phần, tùy thuộc vào ý đồ của tác giả để tạo hấp
dẫn cho phóng sự.

+ Nếu thực hiện một phóng sự dạng ít hấp dẫn nhất: Ví dụ như công tác
chuẩn bị sản xuất vụ Xuân ở một địa phương,. Hay các lễ hội văn hóa, người
phóng viên sẽ phải đầu tư khai thác, tìm hiểu, đi sâu vào 1 chủ đề, khai thác chi
tiết thì chi tiết ấy làm nên sức sống của phóng sự. Liên quan đến việc khai thác
chi tiết, trình tự sắp xếp cao trào, kịch tính của phóng sự cũng cần được chú ý
theo xu hướng từ thấp đến cao.
7. Lời bình trong phóng sự ngắn
+ Nếu ví phóng sự ngắn truyền hình như một cái áo, thì hình ảnhđược coilà
những mảnh áo,trách nhiệm cịn lại làngười viếtsẽmay nó lại thànhchiếcáo.
+ Lời bình là một bài văn khơng hồn chỉnh,muốn hiểu trọn vẹn cần phải
xem hình ảnh và nghe âm thanh sau khi được dựng hồn thiện.
+ Khi tác ngiệp phóng viên biên tập cần phối hợp tốt với quay phim, yêu cầu
những cụm cảnh cơ bản, trên cơ sở đó có thể “ liệu cơm gắp mắm”, viết lời bình
tương ứng với hình ảnh mình có trong tay, tránh tình trạng thừa chữ lại thiếu
hình. Theo kinh nghiệm, người viết phải hiểu được hình ảnh, cịn người quay
phim phải hiểu được ý đồ của người biên tập.
+ Để có lời bình tốt, phóng viên phải có tư duy hình ảnh tốt, lời bình cần
trong sáng, dễ hiểu, giản dị, tùy từng vấn đề mà có cách viết lời bình phù hợp,
sử dụng nhiều kỹ năng khi viết lời bình: hài hước, châm biếm hay nghiêm túc,
so sánh, liên tưởng, gợi mở, hay viết lời bình dí dỏm, mang lại hiệu quả cao cho
phóng sự. Khi viết, tránh dùng những câu từ, văn phong tỏ ra quan trọng, to tát
thậm chí là gay gắt, tự cho mình là quan tịa phán xét sự việc.
Một điểm chung dễ nhận thấy là hiện nay có nhiều phóng sự ngắn truyền
hình đang trong tình trạng viết lời bình rồi trám hình, điều này chứng tỏ phóng
viên chưa đầu tư cơng phu cho phóng sự hoặc hạn chế về tư duy hình ảnh.
8. Nhân vật trong phóng sự ngắn
+ Nhân vật chính là người dẫn dắt câu chuyện trong phóng sự. Một phóng
sự hấp dẫn là khi có nhân vật, có người thật tham gia trong sự kiện. Hình ảnh
nhân vật ln xuất hiện đầu, giữa và cuối tác phẩm. Khi phát hiện ra một đề tài
phóng sự người phóng viên cũng cần lựa chọn tìm nhân vật trong phóng sự của

mình là ai? Đây sẽ là điểm quan trọng để khởi đầu và kết thúc phóng sự, để
phóng viên kể câu chuyện mình định kể với khán giả.
- Để lựa chọn nhân vật, trước hết nhân vật ấy phải là người biết hoặc nhân
chứng sự việc, là người liên quan đến chi tiết chính được nêu trong phóng sự.
Có nhân vật cũng làm cho phóng sự hấp dẫn hơn, chân thực hơn.
9. Kết cho phóng sự


Vấn đề đặt ra ở đây là kết thúc như thế nào để phóng sự đọng lại trong tâm
trí khán giả?
+ Có cách kết thúc mở và đóng, nhưng thơng thường phóng viên hay sử
dụng kết mở cho phóng sự
- Kết thúc mở nghĩa là việc khép lại phóng sự không phải là chốt vấn đề đã
xong mà mở ra hướng giải quyết mới, gợi ra sự suy ngẫm của người xem. Cách
kết thúc mở vẫn thường được ưa dùng hơn. Mục đích là để nhắc lại sự việc đã
nêu ở phần mở đầu. Lưu ý, phần kết phóng viên khơng nên nêu giải pháp, vì
đây là chuyện của các nhà quản lý. Phóng viên chỉ làm phận sự của mình là nêu
vấn đề, gợi mở thơng điệp của mình phát hiện trước dư luận mà thôi.
- Cũng không nên dùng cái kết dưới dạng câu hỏi như: phải chăng? Tại sao?
Có lẽ? Điều này thể hiện sự mơng lung của chính phóng viên.
10. Thơng điệp từ phóng sự truyền hình
- Phóng sự ngắn có tính chiến đấu cao trong các bản tin hay chương trình
thời sự, từ đó chuyển tải thơng điệp.
- Mặt khác, để nâng tầm phóng sự nếu phóng viên cũng cần có cái nhìn rộng
hơn, khái quát vấn đề mình đang đề cập đang là câu chuyện chung với tình hình
thời sự trong nước và quốc tế dựa trên “ phơng kiến thức” sẵn có của mình. Để
sử dụng tốt thao tác này địi hỏi phóng viên, phải thường xuyên tích lũy tri thức
được tích lũy và sự nhạy bén nghề nghiệp. Cách liên hệ này thường dùng ở phần
kết của phóng sự ngắn.
11. Kiểm tra lại tác phẩm và một số kỹ năng khác

+ Trong phóng sự ngắn, mỗi phóng viên phải tự xác định cho mình các
bước đi cần thiết; trong đó phóng viên có thể thực hiện dẫn hiện trường để
chứng thực cho mình là người trực tiếp tìm hiểu và thực hiện, đồng thời chứng
minh tính xác thực những thơng tin của mình khi đưa tới khán giả. Mặt khác,
nên xem lại tác phẩm khi dựng xong, cần chú ý lời bình, âm thanh, các kỹ sảo
hình ảnh đã hợp lý chưa? Họ tên, chức danh, địa chỉ của nhân vật, hay người
phỏng vấn, kiểm tra số liệu, nội dung phỏng vấn có sai hay trùng ý với lời bình
khơng?
+ Ngồi ra, mỗiphóng viên cũng có trách nhiệm trước tác phẩm của mình
khi cung cấp tới khán giả Tuy nhiên, để thực hiện địi hỏi ý chí và sự kiên trì rèn
luyện. Kiên trì thực nghiệm qua từng đề tài, từng phóng sự để tự rút kinh
nghiệm.

III/Những kinh nghiệm đi làm phóng sự:


-Phải có sự chuẩn bị trước về mọi thứ như kịch bản phóng sự,khơng gian tiến
hành, thực trạng, sự kiện, nhân vật, chuyên gia,thiết bị máy móc và các thiết bị
hỗ trợ…Quan trọng nhất là kịch bản ,bạn không nhất thiết phải chuẩn bị một
kịch bản quá chi tiết nhưng bạn cần thiết phải chuẩn bị những nội dung chính
mà bạn muốn tiến hành.Nó sẽ là khung xương để bạn có thể thực hiện tốt sản
phẩm phóng sự.Sẽ rất thiết thực để bạn tạo nên một cấu trúc cảnh quay mạch lạc
rõ ràng và cũng dễ dàng cho quá trình dựng bài.
-Bạn phải đến đúng giờ để chuẩn bị những công tác ban đầu như nhẩm lại kịch
bản,sắp xếp không gian bối cảnh,sắp đặt máy quay,chọn góc máy…Để có một
sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sản phẩm phóng sự. Vì chúng ta muốn thành cơng thì
sự chuẩn bị là một chìa khóa quan trọng.
-Để có một phóng sự chúng ta cần phải có đề tài và xử lý đề tài một cách mạch
lạc. Những chi tiết, nhân vật, sự kiện sẽ làm cho phóng sự thêm phần hấp dẫn
Link phóng sự trên Youtube :

/>


×