Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình (khảo sát trên ấn phẩm tạp chí truyền hình VTV, tạp chí truyền hình số VTC, tạp chí truyền hình hà nội từ năm 2009 đến năm 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.41 KB, 29 trang )

Tính chuyên biệt trên các ấn phẩm Tạp chí
Truyền hình (khảo sát trên ấn phẩm Tạp chí
Truyền hình VTV, Tạp chí Truyền hình Số
VTC, Tạp chí Truyền hình Hà Nội từ năm 2009
đến năm 2011)

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: TS. Đậu Ngọc Đản
Năm bảo vệ: 2013


Abstract: Tìm hiểu về xu hướng chuyên biệt hóa nói chung và truyền thông
chuyên biệt nói riêng. Trình bày rõ xu hướng chuyên biệt hóa trên từng loại
hình truyền thông tại Việt Nam (báo hình, báo in, báo mạng, phát thanh).
Phân tích cụ thể về tính chuyên biệt của dòng tạp chí. Khảo sát thực tiễn tính
chuyên biệt được thể hiện qua 3 ấn phẩm tạp chí truyền hình từ năm 2009-
2011. Đánh giá được những ưu-nhược của tính chuyên biệt được thể hiện
trên 3 ấn phẩm được khảo sát và đưa ra được những giải pháp, một số kinh
nghiệm bước đầu nhằm nâng cao tính chuyên biệt trên các ấn phẩm.

Keywords: Báo chí học; Ấn phẩm; Tạp chí truyền hình; Nghề làm báo


5
MỤC LỤC
Phần mở đầu 8
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠP CHÍ VÀ TÍNH CHUYÊN
BIỆT TRÊN TẠP CHÍ 13


1.1 Lý luận chung về tạp chí 13
1.1.1 Khái niệm 13
1.1.2 Lịch sử phát triển tạp chí ở Việt Nam 14
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của tạp chí 17
1.2 Một số vấn đề về tính chuyên biệt trên tạp chí 19
1.2.1 Xu hướng chuyên biệt hóa trong các loại hình truyền thông tại
Việt Nam nói chung 19
1.2.2 Tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí 22
* Tiểu kết chương 1 30
Chương 2. ĐẶC TRƯNG, ĐẶC THÙ CỦA TẠP CHÍ TRUYỀN
HÌNH 31
2.1 Đặc điểm giống và khác nhau của các ấn phẩm tạp chí truyền
hình được khảo sát 31
2.1.1 Sự giống nhau 31
2.1.2 Sự khác nhau 32
2.2 Tính chuyên biệt thể hiện trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình
được khảo sát so với các tạp chí khác 44
2.2.1 Nội dung chuyên biệt 44
2.2.2 Đối tượng độc giả, công chúng chuyên biệt 72
2.2.3 Ngôn ngữ chuyên biệt 75
2.2.4 Chuyên mục chuyên biệt 76
2.2.5 Hình thức 78
* Tiểu kết chương 2. 84


6
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN
BIỆT TRÊN CÁC ẤN PHẨM TẠP CHÍ TRUYỀN HÌNH 85
3.1 Đánh giá tính chuyên biệt trên 3 ấn phẩm khảo sát 85
3.1.1 Ưu điểm 85

3.1.2 Nhược điểm 87
3.2 Các kiến nghị về việc xây dựng và nâng cao tính chuyên biệt
trên các ấn phẩm tạp chí Truyền hình 89
3.2.1 Xác định rõ đối tượng bạn đọc trong điều kiện mới để tăng
thêm hàm lượng văn hóa, chất lượng thông tin của từng tờ tạp chí. 90
3.2.2 Làm tốt hơn nữa các công tác điều tra xã hội học 91
3.2.3 Cần tạo nên bản sắc riêng trong cách thức hoạt động thông tin,
phản ánh. 92
3.2.4 Lãnh đạo cơ quan truyền hình cần coi việc đầu tư phát triển tạp
chí là thế mạnh, là yếu tố để hình thành tập đoàn báo chí - truyền
thông trong tương lai. 93
3.2.5 Đầu tư xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên. 94
* Tiểu kết chương 3. 96
Phần kết luận 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 101

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, tại khu vực miền Bắc phải kể đến ba tờ tạp chí
truyền hình rất nổi bật đó là: Tạp chí truyền hình VTV (của Đài
truyền hình Việt Nam), Tạp chí truyền hình Hà Nội (của Đài phát
thanh và truyền hình Hà Nội), Tạp chí truyền hình Số (của Đài truyền
hình Kỹ thuật số VTC). Sự ra đời của chúng đã thổi một làn gió mới
mẻ vào hoạt động báo chí nói chung và hoạt động tạp chí nói riêng.
Chính bởi thế, việc nghiên cứu bản sắc, phong cách riêng, cụ thể hơn
là tính chuyên biệt của dòng tạp chí truyền hình và việc phát triển
tính chuyên biệt ấy là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lí luận và thực
tiễn.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đề
cập tới tính chuyện biệt trên dòng tạp chí. Chỉ có một số ít bài viết,
công trình nghiên cứu nhỏ về tính chuyên biệt trên báo chí nói chung.
Với đề tài “Tính chuyện biệt trên dòng tạp chí truyền hình”, luận văn
này sẽ có ý nghĩa như là một trong những công trình khảo cứu đầu
tiên về tính chuyên biệt trên báo chí truyền thông nói chung và dòng
tạp chí truyền hình nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ đề ra
3.1 Mục đích
Tìm hiểu và bước đầu trình bày một cách hệ thống các vấn
đề lý thuyết liên quan đến truyền thông chuyên biệt.
Nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về tính chuyên biệt
trên dòng tạp chí hiện nay, khảo sát cụ thể trên dòng tạp chí truyền
hình thông qua 3 ấn phẩm: Tạp chí truyền hình VTV, Tạp chí truyền
hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số từ năm 2009 đến năm 2011 để
minh chứng tính chuyên biệt của truyền thông nói chung và dòng tạp
chí nói riêng đang là xu thế tất yếu của truyền thông hiện đại.
Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những yếu tố thể hiện tính
chuyên biệt trên dòng tạp chí truyền hình, trong đó tập trung sâu vào
ba yếu tố chính: Nội dung, hình thức và đối tượng công chúng
chuyên biệt. Từ đó, đánh giá một cách khoa học về ưu-nhược tính
chuyên biệt được thể hiện trên 3 ấn phẩm được khảo sát, và đưa ra
một số kinh nghiệm bước đầu để xây dựng và nâng cao tính chuyên
biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình.
4
3.2 Nhiệm vụ
Những mục tiêu nghiên cứu trên được cụ thể hóa bằng những nhiệm
vụ sau:
- Tìm hiểu về xu hướng chuyên biệt hóa nói chung và

truyền thông chuyên biệt nói riêng.
- Trình bày rõ xu hướng chuyên biệt hóa trên từng loại
hình truyền thông tại Việt Nam (báo hình, báo in, báo mạng, phát
thanh).
- Phân tích cụ thể về tính chuyên biệt của dòng tạp chí.
- Khảo sát thực tiễn tính chuyên biệt được thể hiện qua 3
ấn phẩm tạp chí truyền hình từ năm 2009-2011.
- Đánh giá được những ưu- nhược của tính chuyên biệt
được thể hiện trên 3 ấn phẩm được khảo sát và đưa ra được những
giải pháp, một số kinh nghiệm bước đầu nhằm nâng cao tính chuyên
biệt trên các ấn phẩm đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tính chuyên biệt trên truyền thông
nói chung (gọi khác: Truyền thông chuyên biệt) và tạp chí nói riêng.
- Phạm vị nghiên cứu: tạp chí Truyền hình VTV (của Đài
truyền hình Việt Nam), tạp chí Truyền hình Hà Nội (của Đài phát
thanh và truyền hình Hà Nội), tạp chí Truyền hình Số (của Đài truyền
hình Kỹ thuật số VTC) từ năm 2009 đến năm 2011.
5. Ý nghĩa lý luận thực tiễn
5.1 Ý nghĩa lý luận
- Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận của truyền thông
chuyên biệt và tạp chí chuyên biệt.
- Góp phần vào việc hình thành cơ sở lý luận cho dòng tạp chí
truyền hình.
- Xác định đặc trưng, đặc điểm của dòng tạp chí truyền hình
trong mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất của các dòng
tạp chí khác.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các ấn phẩm tạp
chí truyền hình được khảo sát nâng cao hơn nữa được chất lượng nội

dung, tăng sức hấp dẫn với bạn đọc.
- Giúp cho lãnh đạo tòa soạn cũng như đội ngũ phóng viên
thấy được những yêu cầu phát triển của dòng tạp chí mang tính
5
chuyên biệt cao nhằm phát huy thế mạnh của dòng tạp chí truyền
hình, ứng dụng với phương thức làm báo hiện đại.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền
tảng khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của
Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời, luận văn được nghiên cứu dựa trên kế
thừa hệ thống lý thuyết về truyền thông, lý luận về tạp chí liên quan
đến đề tài được công bố.
Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử
dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu gồm định tính và định
lượng. Cụ thể, ngoài phương pháp phân tích tài liệu, quan sát thực tế,
luận văn sử dụng bảng hỏi để khảo sát đối tượng độc giả của các tạp
chí được khảo sát. Đồng thời, luận văn kết hợp phỏng vấn sâu một số
chuyên gia như các Tổng biên tập, Trưởng ban biên tập… để có thể
mang lại kết quả nghiên cứu khách quan, đa dạng và chính xác nhất.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm: mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung chính:
Chương 1: Lý luận chung về tạp chí và tính chuyên biệt
trên tạp chí
Chương 2: Đặc trưng, đặc thù của dòng tạp chí truyền
hình
Chương 3 – Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao tính
chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình



6
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠP CHÍ VÀ TÍNH CHUYÊN BIỆT
TRÊN TẠP CHÍ
1.1 Lý luận chung về tạp chí
1.1.1 Khái niệm
Còn Từ điển Tiếng Việt của Nxb. Khoa học Xã hội năm 1994
lại định nghĩa: “Tạp chí là xuất bản phẩm định kỳ, đăng nhiều bài
của nhiều tác giả khác nhau về một ngành hoạt động nhất định, đóng
thành tập”.
1.1.2 Lịch sử phát triển tạp chí ở Việt Nam
Tờ tạp chí đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ
XX tại Bắc Kỳ. Điều kiện chính trị lúc này hết sức hà khắc, thực dân
Pháp đã chiếm toàn bộ Việt Nam. Và tờ “Đông Dương tạp chí” đã ra
đời, do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. “Đông Dương tạp chí” (1913-
1918) được coi là phụ trương của tờ “Lục tỉnh tân văn”. Trong vòng
10 năm từ 1986 – 1996, số lượng tạp chí đã tăng 267,2%, cụ thể là
110 tạp chí lên 320 đầu tạp chí. Và giai đoạn 1996-2008, tuy chưa có
số liệu thống kê cụ thể nhưng con số ước đạt còn nhiều, khoảng hơn
500 đầu tạp chí.
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của tạp chí
- Tạp chí chú trọng truyền bá kiến thức lý luận cần thiết
cho cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các giới, các địa
phương, giúp họ nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước để dựa vào đó động viên, tổ chức, hướng dẫn quần chúng thực
hiện.
- Trang bị kiến thức học thuật mới, củng cố, mở rộng và
nâng cao kiến thức khoa học để vận dụng ngày càng tốt hơn vào các
hoạt động và nghiên cứu nhằm phục vụ đắc lực cho việc thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nhiệm vụ của tạp chí còn tùy thuộc vào nhiệm vụ chính trị,
nhiệm vụ khoa học của ngành, cơ quan, lĩnh vực hoạt động xã hội mà
tạp chí đó tham gia. Nhưng về cơ bản, không thể không chú ý tới
những nhiệm vụ cốt lõi sau:
- Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, phổ cập tri
thức và tổng kết thực tiễn; khảo sát và phản ánh thực tế, giúp làm
sáng tỏ lĩnh vực và phương hướng của tạp chí đã xác định.
7
- Hướng dẫn tư tưởng, chủ trương, nghiệp vụ thông tin bao
gồm thông tin khoa học trong nước, nước ngoài và những hoạt động lĩnh
vực, ngành.
1.2 Một số vấn đề về tính chuyên biệt trên tạp chí
1.2.1 Xu hướng chuyên biệt hóa trong các loại hình truyền
thông tại Việt Nam nói chung (Truyền hình, báo in, phát thanh,
báo mạng)
Tại Việt Nam, khái niệm chuyên biệt đã được dùng trong
nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. Tuy nhiên, truyền thông chuyên biệt đã
được định hình và ngày càng phát triển ở Việt Nam với sự ra đời và
phát triển của một loạt kênh truyền hình, phát thanh, báo và tạp chí
theo hướng chuyên biệt.
Theo tác giả luận văn thì: “Tính chuyên biệt trên báo chí
truyền thông nói chung được hiểu là một phương thức trong đó một
ấn phẩm báo chí chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể của đời sống,
nhằm vào một lượng đối tượng công chúng xác định, cụ thể”.
1.2.1.1. Truyền hình
Hàng chục kênh truyền hình ra đời trong 5 năm (2005-2010).
Cũng trong 5 năm này tất cả các kênh truyền hình mới xuất hiện đều
là các kênh truyền hình chuyên biệt. Đặc biệt trong năm 2010, trung
bình mỗi tháng có một kênh truyền hình chuyên biệt ra đời. Thực tế
này đã thể hiện rõ xu hướng chuyên biệt hóa của ĐTH Việt Nam hiện

nay.
1.2.1.1 Phát thanh
Ngoài kênh VOV1, và VOV2 là kênh tổng hợp thời sự chính
trị và văn hóa xã hội thì các kênh còn lại của Đài đều là những kênh
chuyên biệt phục vụ nhóm đối tượng riêng. Đó là: VOV 3 - Kênh âm
nhạc, thông tin và giải trí; VOV 4 - Kênh dành cho đồng bào dân tộc
ít người; VOV 5 - Kênh dành cho cộng đồng người nước ngoài ở
Việt Nam bằng 12 thứ tiếng; VOV 6 - Kênh dành cho người Việt
Nam và người nước ngoài ở các nước trên thế giới; VOV-GT - Kênh
thông tin giao thông. Có thể nói, xu hướng chuyên biệt hóa cũng là
xu hướng được nhà Đài đầu tư và hướng đến.
1.2.1.3 Báo mạng
Báo mạng là loại hình báo chí mới xuất hiện tại Việt Nam
trong thời gian gần đây. Xu hướng chuyên biệt hóa trên báo mạng vì
thế cũng chưa thực sự phát triển. Các trang báo mạng nổi tiếng và có
uy tín tại Việt Nam lại là những trang tin tức tổng hợp như
8
VietnamNet, VnExpress, Dantri… Các trang web chuyên biệt dành
riêng cho một loại đối tượng cũng xuất hiện rất nhiều như:
Afamily.vn (Chuyên trang phụ nữ trẻ và gia đình), Bongda.com.vn
(Chuyên trang bóng đá, thể thao)… Tuy nhiên đây lại là những trang
thông tin điện tử, không phải là trang báo mạng chính thống. Những
tin tức trên trang này mặc dù rất chuyên biệt, tuy nhiên không đủ tin
tưởng và uy tín.
1.2.1.4 Báo in
Mặc dù ra đời lâu nhất trong các loại hình báo chí, tuy nhiên
dòng báo in chuyên biệt vẫn xuất hiện ít hơn rất nhiều so với truyền
hình và phát thanh. Các tờ báo in nổi tiếng, số lượng phát hành cao
lại chủ yếu là những tờ báo mang tin tức tổng hợp như Tuổi trẻ, Tiền
phong, Thanh Niên…, còn các tờ báo chuyên biệt mà thành công chỉ

có thể kể đến trên “đầu ngón tay” như: Bóng đá, Thể thao, Sinh viên
Việt Nam…
Như vậy, so với tiềm năng phát triển của báo in thì với một
số lượng báo in chuyên biệt ít như vậy thì chưa xứng tầm. Có thể do
dòng báo in phát triển đến độ chuyên biệt hóa lại chuyển sang dòng
tạp chí, chuyên san… phát triển song song cùng cơ quan chủ quản
với tờ báo in đó.
1.2.2 Tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí
1.2.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển tính chuyên biệt trên
tạp chí
Qua nhiều công trình nghiên cứu về báo, tạp chí ở Việt Nam đã
chỉ ra rằng báo chí chuyên biệt Việt Nam đã xuất hiện cách đây khá lâu.
Trong bài viết Toàn cảnh báo, tạp chí dành cho nữ giới (Báo chí những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập V, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2005), tác giả Đinh Hường đã thống kê 10 tờ báo, tạp chí dành cho phụ
nữ xuất bản trước cách mạng tháng Tám ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Đó là các tờ báo như Nữ giới chung (1918), Phụ nữ thời đàm (1930-
1933), Phụ nữ tân văn (1929-1934), Nữ công tạp chí (1936-1938), Nữ
lưu (1936-1938), Việt Nữ (1937), Phụ nữ (1938-1939), Nữ giới (1938-
1939), Đàn bà (1939-1944), Bạn gái (1941)…
Đặc biệt, cũng tương tự như quá trình chuyên biệt hóa diễn ra
trong lĩnh vực truyền hình, giai đoạn 2006-2010 ghi nhận sự bùng nổ
của các báo, tạp chí, ấn phẩm định kỳ chuyên biệt. Trong chưa đầy 4
năm, hơn 40 tờ báo, tạp chí, ấn phẩm định kỳ chuyên biệt xuất hiện.
9
Trung bình mỗi năm có khoảng 10 tờ báo, tạp chí, ấn phẩm chuyên
biệt ra đời.
1.2.2.2 Các yếu tố thể hiện tính chuyên biệt hóa trên tạp chí
a. Tính chuyên biệt hóa của tạp chí thể hiện trong nội hàm
khái niệm “tạp chí”

Theo Từ điển Báo chí thực hành B.OSV ALDOVA &
J.HALAD khái niệm Tạp chí được đưa ra và phân tích cụ thể hơn
như sau: “Tạp chí là một loại ấn phẩm xuất bản ở một khu vực, địa
điểm nhất định, có tính thường kỳ đều đặn, ít nhất là nửa năm, nhiều
nhất là một tuần một số. Tạp chí khác với nhật báo ở chỗ: tính thời
sự thấp hơn nhật báo, tính khái quát đề tài lại cao hơn nhật báo. Tạp
chí thường hướng tới phạm vi độc giả nào đó đã được thông tin một
cách vắn tắt, sơ lược về một vấn đề nhất định nhưng chưa thỏa mãn
và đang đi tìm những số liệu chi tiết tỉ mỉ và có tính chuyên ngành
hơn.
Như vậy để nghiên cứu tính chuyên biệt của một ấn phẩm tạp
chí tác giả luận văn xin được tập trung nghiên cứu sâu chủ yếu về
nghệ thuật tạo thông tin chuyên biệt với tính hướng đích đáp ứng nhu
cầu bạn đọc trên tạp chí, cụ thể ở đây là trên 3 loại ấn phẩm tạp chí
truyền hình (Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Hà Nội, và Truyền
hình Kỹ thuật Số VTC).
b. Tính chuyên biệt của tạp chí thể hiện trong hình thức và
nội dung
Về khổ tạp chí: Theo xu hướng hiện đại khổ các tạp chí dần
càng nhỏ đi. Tuy nhiên các tạp chí càng quan tâm chủ yếu đến tính
logic của nội dung và chức năng, nhiệm vụ riêng biệt của mình nên
chúng thường được thiết kế linh hoạt.
Về trang bìa: Trang bìa là một đặc điểm đáng chú ý của loại
hình tạp chí. Chỉ có tạp chí mới có trang bìa, còn báo thì chỉ có trang
nhất được thiết kế nhằm đăng tải các thông tin quan trọng, các “điểm
nhấn” thông tin cho tờ báo đó. Tính chuyên biệt trên trang bìa của một
tờ tạp chí còn được thể hiện cụ thể, rõ nét hơn, đặc biệt các cỡ chữ,
phông chữ được lựa chọn một cách cẩn thận sao cho phù hợp với
màu sắc trang bìa, làm nổi bật phong cách riêng, chủ ý riêng mà tạp
chí hướng tới.

Về ngôn ngữ: Vì là một ấn phẩm tạp chí chuyên biệt, phục vụ
nhóm đối tượng chuyên biệt thì ngôn ngữ tạp chí ấy sử dụng đòi hỏi
10
cũng phải chuyên biệt, đáp ứng, phù hợp với đối tượng tạp chí ấy
hướng tới.
Tạp chí chuyên biệt cần tìm ra một ngôn ngữ có khả năng
tương thích cao nhất cho đối tượng chuyên biệt đó, và phải giải quyết
được những vấn đề lớn nhất về ngôn ngữ trong các kênh chuyên biệt
hiện nay. Để trả lời câu hỏi “ngôn ngữ tương thích cho kênh chuyên
biệt hiện nay thể hiện như thế nào?”

* Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tác giả luận văn đã tìm hiểu về xu hướng
chuyên biệt hóa nói chung và truyền thông chuyên biệt nói riêng. Sau
đó trình bày rõ xu hướng chuyên biệt hóa trên từng loại hình truyền
thông tại Việt Nam (báo hình, báo in, báo mạng, phát thanh). Đồng
thời phân tích cụ thể về tính chuyên biệt của dòng tạp chí. Ngoài ra,
chương 1 của luận văn đã góp phần vào việc hình thành cơ sở lý luận
cho dòng tạp chí truyền hình, xác định đặc trưng, đặc điểm của dòng
tạp chí truyền hình trong mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng
nhất của các dòng tạp chí khác.

Chương 2
ĐẶC TRƯNG, ĐẶC THÙ CỦA TẠP CHÍ TRUYỀN HÌNH
2.1 Đặc điểm giống và khác nhau của các ấn phẩm tạp chí
truyền hình được khảo sát
2.1.1 Giống
Chúng là một cẩm nang về ngành truyền hình, cung cấp cho
người xem truyền hình.
Chúng là cầu nối trung gian giữa Đài truyền hình với công

chúng, là “cánh tay nối dài” của Đài truyền hình được truyền tải bằng
ngôn ngữ và hình ảnh của báo in.
Chúng là phương tiện để Đài truyền hình quảng bá hình ảnh
mình sâu rộng hơn tới công chúng.
2.1.2 Khác
2.1.2.1 Tạp chí Truyền hình Việt Nam
a. Quá trình hình thành và phát triển
Số đầu tiên phát hành 15/9/1994 theo giấy phép số 46/GP-
SĐBS, đơn vị chủ quản là Đài truyền hình Việt Nam. Đây là tờ tạp
chí truyền hình đầu tiên tiên phong xuất hiện trên thị trường báo chí ở
Việt Nam.
11
Mục đích thông tin:
- Đăng tải, giới thiệu một cách chi tiết những chương trình
hay sắp được trình chiếu trên kênh của Đài truyền hình Việt Nam
nhằm giúp khán giả chủ động được thời gian đón xem.
- Cung cấp cho độc giả những câu chuyện hậu trường của
những người làm truyền hình, MC, BTV, PV nổi bật… của VTV.
Cho tới nay, tạp chí Truyền hình Việt Nam đã có gần 20 năm
với nhiều thay đổi, biến động và phát triển. Những năm đầu tiên Tạp
chí Truyền hình Việt Nam xuất bản một tháng một kỳ với số lượng
5000 bản/kỳ và tăng lên một tháng hai kỳ với số lượng xuất bản
10.000 bản/kỳ vào năm 1996.
b. Chức năng của Tạp chí Truyền hình Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ ban đầu là đăng tải lịch phát sóng, giới
thiệu một cách chi tiết những chương trình hay, trọng điểm sắp được
trình chiều trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, đăng tải
những câu chuyện hậu trường đằng sau những chương trình truyền
hình…
Cung cấp lịch phát sóng, giới thiệu nội dung chương trình

truyền hình đặc sắc của các Đài truyền hình địa phương nổi bật trên
cả nước.
Cung cấp lịch phát sóng, giới thiệu nội dung chương trình
truyền hình của các kênh truyền hình Cáp Việt Nam, truyền hình
nước ngoài (HBO, Cinemax… ) phát trên sóng truyền hình Cáp Việt
Nam…
Chuyển tải những thông tin, những sự kiện, hoạt động của
Đài Truyền hình Việt Nam tới độc giả.
Cung cấp thông tin về hoạt động văn hóa, nghệ thuật, điện
ảnh truyền hình trong nước và thế giới…
Đối tượng phục vụ của Tạp chí Truyền hình Việt Nam là
khán giả truyền hình và công chúng trên cả nước.
c. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của tòa soạn
Cơ cấu tổ chức và hoạt động tòa soạn của Tạp chí Truyền hình Việt
Nam được mô tả theo sơ đồ sau:





12



















d. Hệ thống các chuyên trang, chuyên mục
Hiện nay, Tạp chí truyền hình Việt Nam có khá nhiều các
chuyên trang, chuyên mục. Bao gồm:
- Câu chuyện kỳ này: Những vấn đề, những câu chuyện,
những sự kiện quan trọng có tầm ảnh hưởng của Đài truyền
hình Việt Nam.
- Phim mới: Giới thiệu các bộ phim sắp được phát sóng.
- Chọn phim giùm bạn: Giới thiệu, phân tích nội dung bộ phim
hay đang được phát sóng.
- Dạo quanh trường quay: Những sự kiện được lượm lặt trên
các trường quay trong quá trình ghi hình chương trình.
- …
Ngoài ra, có thêm một số các chuyên trang, chuyên mục khác
như: Lướt cùng làn sóng, Thể thao, Truyền hình quốc tế, Giải trí
trong tháng…
2.1.2.2 Tạp chí Truyền hình Hà Nội
a. Quá trình hình thành và phát triển
Tạp chí Truyền hình Hà Nội số đầu tiên chính thức được phát
hành vào tháng 5/2005 theo giấy phép số 29/GP-BVHTT. Tạp chí
xuất bản mỗi tháng một kỳ, đều đặn vào ngày 23 hàng tháng. Thời
Phòng Thư ký tòa

soạn
Phòng Phát hành
quảng cáo
(3 người)
Văn phòng phía
Nam

Phòng Phóng
viên
Phòng Thiết
kế

Cộng tác viên
Cộng tác viên
Tổng biên tập
Phó Tổng biên tập
Phòng Kế toán
tổng hợp
13
gian đầu xuất bản khoảng 3000 cuốn/kỳ. hiện nay mỗi kỳ xuất bản đã
tăng lên hơn 10000 cuốn.
Tính đến thời điểm hiện tại, sau gần 10 năm hình thành và
phát triển, Tạp chí truyền hình Hà Nội dẫu còn khá mới mẻ trên thị
trường báo chí nhưng đã kịp ổn định cho mình một chỗ đứng riêng
biệt trên tất cả các sạp báo trong Nam ngoài Bắc nói chung và trong
loại hình tạp chí truyền hình ở Việt Nam nói riêng bằng sự dịu dàng,
thanh lịch nhưng trí tuệ của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
b. Chức năng, nhiệm vụ của tạp chí Truyền hình Hà Nội
- Cung cấp lịch phát sóng, lịch phim, giới thiệu chi tiết, cụ
thể các chương trình hay, mới của Đài phát thanh và truyền hình Hà

Nội tới đông đảo công chúng.
- Cung cấp lịch phim, lịch phát sóng, giới thiệu các chương
trình hấp dẫn trên các kênh sóng của Truyền hình Cáp Hà Nội.
- Chia sẻ các câu chuyện “bếp núc” của truyền hình, giới
thiệu những gương mặt MC, BTV, Phóng viên nổi bật của Đài truyền
hình Hà Nội.
- Cung cấp các thông tin thể thao, văn hóa, âm nhạc… mới
nhất, cập nhật nhất tới độc giả.
- Ngoài ra, một điểm riêng biệt của tạp chí Truyền hình Hà
Nội chính là tính vùng miền. Ngoài chức năng của một tờ tạp chí
truyền hình, tạp chí Truyền hình Hà Nội còn luôn song hành cùng
bạn đọc thủ đô qua những bài viết về Hà Nội xưa và nay.
- Chức năng chuyển tải những thông tin quan trọng, những
sự kiện quan trong do Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội phát
động, tổ chức, là cầu nối giữa Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội
với đông đảo công chúng xem truyền hình.
- Tạp chí Truyền hình Hà Nội là cơ quan ngôn luận của cơ
quan chủ quản - Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội.
c. Cơ cấu và tổ chức hoạt động của tòa soạn








14











d. Hệ thống các chuyên trang, chuyên mục
- Chúng tôi làm truyền hình: Giới thiệu, phân tích những sự
kiện lớn do Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tổ chức, những vấn
đề trong lĩnh vực truyền hình.
- Văn hóa, thể thao: Những sự kiện về văn hóa thể thao đang
diễn ra hoặc đang được Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội phát
sóng.
- Thế giới truyền hình: Tập hợp các bài viết về truyền hình
quốc tế.
- Công nghệ truyền hình: Giới thiệu các công nghệ truyền
hình mới ở Việt Nam và trên thế giới.
- Lịch phát sóng, lịch phim trên các kênh của Đài phát thanh
và truyền hình Hà Nội…
2.1.2.3 Tạp chí Truyền hình Số VTC
a. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng biên tập
Bộ phận hành chính
Phó tổng biên tập
Thư ký tòa soạn
Bộ phận phát hành
quảng cáo
Ban biên tập

Phòng phóng viên
Thiết kế
Cộng tác viên
Cộng tác viên
15
Với tầm nhìn trở thành một tập đoàn Truyền thông đa
phương tiện số 1 tại Việt Nam, Tổng công ty VTC sau khi xây dựng
và triển khai thành công mô hình Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC
đã tiếp tục phát triển các loại hình báo chí khác, trong đó có dự án
xây dựng từ Tạp chí Truyền hình Số. Số đầu tiên phát hành vào ngày
3/8/2007 theo giấy phép số 74/GP-BVHTT của Bộ Thông tin và
truyền thông nước CHXHCN Việt Nam.
Thời gian đầu tạp chí xuất bản 01 kỳ/ tháng. Kể từ năm 2009,
tạp chí Truyền hình Số chính thức xuất bản 02 kỳ/ tháng, đều đặn vào
ngày mùng 5 và 25 hàng tháng. Số lượng phát hành khoảng 10.000
bản mỗi số. Sau 3 năm hình thành và phát triển, tạp chí Truyền hình
Số đã được phát hành rộng rãi trên toàn quốc, được độc giả đón nhận,
thực sự trở thành cầu nối của công chúng trên cả nước với Tổng công
ty truyền thông đa phương tiện VTC.
b. Chức năng, nhiệm vụ của tờ tạp chí Truyền hình Số
Là một cuốn cẩm nang truyền hình, giới thiệu cho bạn đọc
những chương trình hay, hấp dẫn, bổ ích trên các sóng VTC.
Cung cấp cho khán giả lịch, khung giờ phát sóng các chương
trình, các bộ phim một cách chi tiết, cụ thể.
Giới thiệu các công việc “bếp núc” của các chương trình
truyền hình. Những câu chuyện tác nghiệp của những người làm
truyền hình.
Giới thiệu các gương mặt nhà Đài như MC, Phóng viên,
BTV, Bình luận viên… nổi bật.
Giải thích các khái niệm, học thuật thuộc lĩnh vực truyền

hình.
Giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, các dịch vụ và sản phẩm
của Tổng công ty VTC đến cộng đồng.
Là một nhân tố quan trọng trong các nhân tố góp phần cấu
thành mô hình của Tập đoàn truyền thông trong tương lai gần của
VTC.
Ngoài ra, tạp chí Truyền hình Số cũng có chức năng phản
ánh những thông tin về đời sống xã hội, văn hóa, giải trí và các thông
tin mang tính thời sự hấp dẫn khác.
c. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của tòa soạn



16























d. Hệ thống các chuyên trang, chuyên mục
- VTC chuyển động: Cung cấp những tin tức, hoạt động
trọng điểm trong tháng của Tổng công ty truyền thông đa phương
tiện VTC (Bao gồm Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC).
- Tiêu điểm: Các bài viết sâu, mang tính phân tích, bình luận
về các dịch vụ, các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty VTC và Bộ
Thông tin và Truyền thông.
- Chân dung và đối thoại: Các bài viết chân dung, phỏng vấn
các nhân vật có tầm ảnh hưởng trong xã hội, các gương mặt MC,
BTV, phóng viên… của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC.
- Phóng sự - ký sự: Chủ yếu là các phóng sự, ký sự thuộc thể
loại khám phá và thuộc lĩnh vực văn hóa, giải trí.
- …
So với tạp chí Truyền hình Việt Nam và tạp chí Truyền hình
Hà Nội thì tạp chí Truyền hình Số có ít hơn các đầu chuyên trang,
chuyên mục. Tuy nhiên hệ thống các chuyên trang, chuyên mục của
Tổng biên tập
(Ông Lê Kinh Lộc)
Bộ phận hành chính
Phó tổng biên tập
(Bà Phạm Thị Thu Hoài)
Biên tập viên
Bộ phận phát hành
quảng cáo

Cộng tác viên chính với tòa
soạn
Phòng phóng viên
Thiết kế
Cộng tác viên
17
tạp chí này phân chia khá rõ ràng và khoa học, thể hiện được nhiều
thông tin chuyên biệt hơn so với hai tạp chí trên.
2.2 Tính chuyên biệt thể hiện trên các ấn phẩm tạp chí
truyền hình được khảo sát so với các tạp chí khác
2.2.1 Nội dung chuyên biệt
2.2.1.1 Tạp chí truyền hình là công cụ tra cứu, tra khảo các
khái niệm học thuật thuộc lĩnh vực truyền hình
a. Tạp chí Truyền hình Việt Nam VTV
Trong mỗi số tạp chí, tạp chí Truyền hình Việt Nam VTV lại
có một số bài viết giải thích về một công việc, một khái niệm nào đó
thuộc lĩnh vực truyền hình, phục vụ cho mục đích tra cứu, tra khảo
của công chúng. Tuy nhiên số trang dành cho mục đích này tương đối
hạn hẹp.
Các phần giải thích các học thuật, khái niệm truyền hình này
thường nằm trong chuyên mục Tâm sự nghề nghiệp, Câu chuyện kỳ
này, Gương mặt nghệ sĩ… Đây là những bài viết dạng trò chuyện,
chân dung hoặc là tự sự của các nhân vật trong nghề như: đạo diễn,
thư ký biên tập, phát thanh viên, biên tập viên… Thông qua đó, họ
chia sẻ quan điểm của mình về nghề nghiệp – những việc mà chỉ có
những người trong nghề thực sự trải nghiệm mới có thể hiểu và giải
thích. Từ đó, người đọc có thể hiểu một các sâu sắc thế nào là phát
thanh viên, thế nào là đạo diễn và công việc của họ như thế nào?
b. Tạp chí Truyền hình Hà Nội
Cách giải thích và diễn giải các thuật ngữ truyền hình trong

Tạp chí truyền hình Hà Nội rõ nét và cụ thể hơn so với tạp chí
Truyền hình Việt Nam. Việt Nam thường thông qua phân tích tổng
thể, các ví dụ khác nhau để người đọc tự hình dung cho mình một
khái niệm. Trong khi đó tạp chí Truyền hình Hà Nội thường đi vào
giải thích khái niệm trước rồi mới phân tích, chứng mình, mở rộng
vấn đề phía sau.
c. Tạp chí Truyền hình Số VTC
Trong 3 tờ tạp chí truyền hình thuộc phạm vi khảo sát, tạp
chí Truyền hình Số là tờ tạp chí thể hiện chức năng là công cụ tra
cứu, tra khảo các khái niệm học thuật thuộc lĩnh vực truyền hình mờ
nhạt nhất. Chức năng này thường nằm hầu khắp các chuyên mục, đan
xen trong các bài viết trong chuyên trang của tạp chí Truyền hình Số:
Tiêu điểm, Hậu trường, Công nghệ và cuộc sống… Tuy nhiên, chúng
lại không cố định trong chuyên mục nào.
18
2.2.1.2 Tạp chí truyền hình là kênh thông tin chỉ dẫn truyền
hình
Đối với tạp chí truyền hình, chức năng chỉ dẫn được coi là
một đặc điểm nổi trội. Chức năng chỉ dẫn được thể hiện bằng các
trang tin bài giới thiệu cho người đọc nội dung các chương trình, thời
gian, địa điểm phát sóng, lịch phim… một cách rõ ràng, cụ thể, chi
tiết. Chức năng chỉ dẫn được Đài truyền hình sử dụng như một kênh
thông tin giúp người đọc, công chúng, độc giả hiểu rõ hơn về các
chương trình, thời gian phát sóng… của Đài để lựa chọn chương trình
và sắp xếp thời gian…
a. Tạp chí Truyền hình Việt Nam
Theo thống kê, khảo sát tạp chí Truyền hình Việt Nam từ kỳ
1 tháng 5/2009 đến kỳ 1 tháng 5/2011, kết quả như sau: số trang tin
bài dành cho chức năng chỉ dẫn dao động từ 16 đến 20 trang trên
tổng số 84 trang, tương đương với tỷ lệ từ 19,04% đến 23,8%. Đây là

một tỷ lệ lớn cho thấy tạp chí Truyền hình Việt Nam rất “ưu ái” cho
các tin bài loại này.
b. Tạp chí Truyền hình Hà Nội
Tin bài thể hiện chức năng chỉ dẫn thường được thể hiện
trong các chuyên trang, chuyên mục sau: Lịch phát sóng, Phim trên
truyền hình Hà Nội… Khảo sát chức năng chỉ dẫn trên tạp chí Truyền
hình Hà Nội từ tháng 5/2009 đến tháng 5/2011 kết quả như sau: số
trang dành cho chức năng chỉ dẫn chiếm khoảng từ 10 đến 22 trang
trên tổng số 90 trang, chiếm tỷ lệ 11,11% đến 24,44%.
c. Tạp chí Truyền hình Số VTC
Mặc dù thay đổi fomat nhiều lần nhưng số lượng thông tin
chỉ dẫn truyền hình trên tạp chí Truyền hình Số luôn chiếm tầm trên
28 trang trên tổng số 84 trang tương đương với 30%. Có thể nói so
với hai tạp chí khảo sát bên trên, thì tạp chí này dành “đất” cho nội
dung thông tin chỉ dẫn nhiều nhất, là nội dung chính là toàn tạp chí.
2.2.1.3 Cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản – mở
rộng, nối đài, quảng bá thương hiệu
Tạp chí truyền hình cũng là một công cụ thực hiện chức năng
tương tác, hỗ trợ, mở rộng các vấn đề mà truyền hình đề cập tới
nhưng không đề cập một cách chi tiết và cụ thể do giới hạn về mặt
thời gian, dung lượng… chương trình phát sóng.
Tạp chí truyền hình là công cụ để Đài truyền hình tương tác
với khán giả truyền hình.
19
2.2.1.4 Nguồn thông tin về các vấn đề hậu trường sản xuất
của tất cả các chương trình VTV (phim, phóng sự…)
Đây là một trong những nội dung thông tin được độc giả của
các tạp chí truyền hình muốn đọc nhất. Lấy tin về các công việc hậu
trường sản xuất chương trình truyền hình đối với phóng viên của tạp
chí nhà Đài là việc không khó, nhưng lại là trở ngại đối với phóng

viên của báo khác. Chính vì vậy đây có thể coi là thế mạnh và đặc
trưng riêng của các ấn phẩm tạp chí truyền hình nói chung.
2.2.1.5 Nguồn thông tin về hoạt động hậu trường của biên
tập viên, phóng viên, diễn viên, MC… nhà Đài
Cũng giống như việc cung cấp các thông tin về hậu trường
sản xuất chương trình truyền hình, đưa tin về cuộc sống sau màn ảnh
của các diễn viên, MC, phóng viên, biên tập viên… truyền hình là thế
mạnh của các ấn phẩm tạp chí truyền hình. Do môi trường làm việc
thường xuyên được tiếp xúc và làm việc với các đối tượng trên, nên
các bài viết về họ thường được “độc quyền”, nội dung sâu sắc và gần
gũi hơn các tạp chí khác.
2.2.1.6 Kho tư liệu khổng lồ về các nghệ sĩ truyền hình (diễn viên, ca
sĩ, đạo diễn…)
Những tin tức giải trí luôn là loại thông tin thu hút độc giả
nhất. Chính vì vậy ngày càng nhiều những tờ báo in, báo mạng thiên
về tin tức giải trí. Ba ấn phẩm Tạp chí truyền hình được khảo sát
cũng dành trên 50% “đất” dành cho các thông tin giải trí. Các diễn
viên, ca sĩ, nghệ sĩ truyền hình đều là những đối tượng được quan
tâm.
2.2.2 Đối tượng độc giả, công chúng chuyên biệt
Theo PGS.TS. Vũ Quang Hào thì khi xã hội thông tin càng phát
triển thì có vấn đề nảy sinh là sự tan dã của cộng đồng hưởng thụ truyền
thông đòi hỏi người làm truyền thông phải phục vụ cho nhóm các đối tượng
thiểu số. Nhóm đối tượng thiểu số ấy có cùng một mối quan tâm chung (có
thể cùng sở thích, cùng giới tính, lứa tuổi…) gọi là nhóm công chúng
chuyên biệt.
Còn đối với dòng tạp chí truyền hình thì họ cũng có những
độc giả chuyên biệt riêng. Họ trải dài 18-45 tuổi, tập trung vào lớp
độc giả trẻ ở các đô thị hiện nay (theo kết quả phỏng vấn sâu các
Tổng biên tập tạp chí). Đối tượng, công chúng của tạp chí truyền hình

mang những đặc trưng riêng: Vừa là công chúng của truyền hình, vừa là
công chúng của loại hình tạp chí – báo in. Những đối tượng công chúng
20
này chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ truyền hình, tự nhận thức
và đánh giá được thông tin. Sau đó họ chủ động tìm hiểu những thông
tin xung quanh lĩnh vực truyền hình từ tạp chí truyền hình.
2.2.3 Ngôn ngữ chuyên biệt
Tạp chí chuyên biệt cần tìm ra một ngôn ngữ có khả năng
tương thích cao nhất cho đối tượng chuyên biệt đó, và phải giải quyết
được những vấn đề lớn nhất về ngôn ngữ trong các kênh chuyên biệt
hiện nay. Để trả lời câu hỏi “ngôn ngữ tương thích cho kênh chuyên
biệt hiện nay thể hiện như thế nào?”.
Các ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát đã trả lời lần
lượt được các câu hỏi trên. Khác với các tạp chí khác, tạp chí truyền
hình đã sử dụng ngôn ngữ khá phù hợp với đối tượng mình hướng
tới. Mặc dù sử dụng rất nhiều học thuật truyền hình như “ê-kip”,
“MC”, “game show”… nhưng đối tượng độc giả lại vẫn có thể hiểu
được. Một phần nguyên nhân do độc giả đã quá quen với những khái
niệm trên khi xem truyền hình, mặc khác họ được tác giả bài viết giải
thích một lần nữa trong bài viết.
2.2.4 Chuyên mục chuyên biệt
Hiện nay, Tạp chí Truyền hình Việt Nam có khá nhiều các
chuyên trang, chuyên mục, như: Câu chuyện kỳ này, Phim mới, Dạo
quanh trường quay…
Tạp chí Truyền hình Hà Nội bao gồm các chuyên trang,
chuyên mục chính sau: Chúng tôi làm truyền hình, Thế giới truyền
hình, Công nghệ truyền hình…
Trong 3 năm phát triển, tạp chí Truyền hình Số đã thay đổi
fomat khá nhiều lần. Do đó, hệ thống các chuyên trang, chuyên mục
cũng có sự thay đổi theo. Thời điểm hiện tại, tờ tạp chí này có các

chuyên trang, chuyên mục chính sau đây: VTC chuyển động, Tiêu
điểm…
Có thể thấy, các chuyên trang chuyên mục trên ấn phẩm tạp
chí truyền hình rất chuyên biệt, nội dung xoay quanh các vấn đề
truyền hình, có thể coi là cẩm nang trong lĩnh vực truyền hình. Tuy
vẫn có những thông tin giải trí xã hội khác nhưng những nội dung
thông tin giải trí ấy không lệch lạc mà vẫn phù hợp với đối tượng mà
các tạp chí hướng tới.
21
2.2.5 Hình thức
2.2.5.1 Trang bìa
Trong ba ấn phẩm truyền hình được khảo sát thì tạp chí
Truyền hình Việt Nam VTV và tạp chí Truyền hình Hà Nội được
đánh giá cao về hình ảnh trang bìa so với tạp chí Truyền hình Số
VTC. Để có một tấm ảnh bìa cho số tạp chí phát hành mỗi tháng 3 kỳ
luôn có một ê-kip thực hiện tới gần chục người. Cùng với ảnh bìa, ở
trang trong còn có một bài phỏng vấn nhân vật trang bìa.Và những
gương mặt trang bìa dù là diễn viên, MC hay ca sĩ thì họ luôn được
trang điểm và tạo dáng khá thân thiện. Chính điều này đã tạo nên giá
trị riêng, tạo cảm giác gần gũi với độc giả.
2.2.5.2 Phong cách trình bày
a. Ma-ket, layout
Ma-ket, layout tạo nên phong cách, hình ảnh của mỗi cuốn
tạp chí và bố cục bài vở trong nội dung ấn phẩm. Để tạo ra nét riêng
lôi cuốn cho ấn phẩm của mình, đồng thời thu hút độc giả thì mỗi ấn
phẩm tạp chí truyền hình lại mang phong cách trình bày khác nhau.
Tạp chí Truyền hình Việt Nam mang phong cách rực rỡ,
thâm chí có thể nói là sặc sỡ vì sử dụng nhiều gam màu nóng trong
cách thức thể hiện. Tạp chí Truyền hình Hà Nội bộc lộ sự cách tân,
linh hoạt trong việc sử dụng màu sắc. Măng-sét trên các ấn phẩm tạp

chí Truyền hình Hà Nội không cố định như các ấn phẩm tạp chí
Truyền hình. Tạp chí Truyền hình VTC đề cao sự đơn giản, nhưng lại
toát lên vẻ sang trọng ngay từ phong cách chung. Khó có thể tìm thấy
một tờ tạp chí nào mà măng-sét chỉ có một màu như tạp chí Truyền
hình Số VTC. Chỉ có một màu cam duy nhất nhưng lại rất nổi bật.
Tuy nhiên layout các bài viết bên trong lại khá nhàm chán.
b. Ảnh minh họa
Qua khảo sát có thể thấy tạp chí Truyền hình VTV và tạp chí
Truyền hình Hà Nội sử dụng tương đối nhiều ảnh, trung bình 5-6 ảnh
trên một bài viết dài. Chất lượng ảnh khá tốt, ko bị căng, rạn hay mờ
hình. Riêng tạp chí Truyền hình Số VTC lại không chú trọng đến ảnh
chụp mà thường xuyên sử dụng lại các hình từ internet hoặc báo khác
để minh họa cho bài viết của mình. Thậm chí, có những bức ảnh do
phóng viên tạp chí chụp nhằm giới thiệu nhân vật, công ty, nhưng
hình ảnh ấy lại không mang ý nghĩa báo chí nhiều mà gợi liên tưởng
đó đến một bài pr “trá hình”.
22

* Tiểu kết chương 2.
Kết quả khảo sát bên trên đã phần nào cho thấy tính chuyên
biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình đang thể hiện khá đúng
hướng. Ngoài những bài viết về lĩnh vực truyền hình thì các bài về
văn hóa xã hội, giải trí cũng chiếm phần quan trọng.
Để có một tờ tạp chí đẹp, hấp dẫn, phát huy vai trò, ý nghĩa
và hiệu quả báo chí đối với đông đảo bạn đọc thì cần có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức. Nếu chỉ chú trọng đến một
trong hai yếu tố đó thì tạp chí đó chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Đặc
biệt đối với những ấn phẩm tạp chí truyền hình, chúng tưởng như là
những ấn phẩm chuyên ngành giống nhau, nhưng giữa chúng lại có
khá nhiều sự khác biệt về phong cách trình bày cũng như nội dung.

Chính nó đã tạo nên sự thành công riêng của mỗi tờ tạp chí. Tuy vậy,
trong bối cảnh bùng nổ thông tin, ngày càng nhiều các đầu báo, tạp
chí xuất hiện trên thị trường báo chí thì để tồn tại và phát triển thì các
tạp chí nói chung và tạp chí truyền hình nói riêng cần phải chú trọng
cải tiến và nâng cao chất lượng cả nội dung và hình thức để tăng sự
hấp dẫn, thuyết phục độc giả tìm đọc.

Chương 3
KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
TÍNH CHUYÊN BIỆT TRÊN CÁC ẤN PHẨM
TẠP CHÍ TRUYỀN HÌNH
3.1 Đánh giá tính chuyên biệt trên 3 ấn phầm khảo sát
3.1.1 Ưu điểm
Tạp chí truyền hình mang đậm tính chất chuyên ngành,
nhưng lại dung hòa được tính giải trí trong đó:
Về tính chuyên ngành, trên cả ba ấn phẩm tạp chí truyền hình
được khảo sát đều có rất nhiều bài viết chuyên sâu về ngành truyền
hình. Tuy nhiên, các bài viết không bị khô cứng, giao điều, không sử
dụng quá nhiều thuật ngữ truyền hình khó hiểu. Ngược lại nội dung
bài viết mềm mại, cung cấp những thông tin, kiến thức truyền hình
thông qua các ví dụ thực tế, câu chuyện sinh động. Đây chính là ưu
điểm chính và lớn nhất mà tất cả các ấn phẩm tạp chí truyền hình đều
làm được. Không những thế, ngoài những bài viết mang tính lý luận
sâu ấy thì tạp chí truyền hình đã làm được ba vấn đề quan trọng sau
để tạo nên thành công của tờ tạp chí đó là: “Tạp chí đã đi trước, đi
23
cùng và đi sau truyền hình…” (Theo kết quả bài phỏng vấn sâu các
Tổng biên tập tạp chí).
Về tính giải trí, tất cả các ấn phẩm tạp chí truyền hình được
khảo sát đều dành trên 50% “đất” đăng tải những bài viết mang tính

giải trí như âm nhạc, thời trang, điện ảnh… không liên quan gì đến
truyền hình. Từ chỗ nội dung chỉ bó hẹp trong lĩnh vực truyền hình,
tạp chí đã dần cải tiến, đổi mới để tin bài thiết thực, gần gũi với đời
sống xã hội, phản ánh đa dạng, nhiều chiều những thay đổi của cuộc
sống.
Tiếp theo, hình thức và phong cách trình bày của các ấn
phẩm tạp chí truyền hình cũng là một trong những ưu điểm lớn của
dòng tạp chí này. Tất cả điều này đã giúp cho các ấn phẩm tạp chí
truyền hình mang một phong cách rất riêng: sinh động, sắc nét và
hiện đại, khiến mỗi độc giả khi cầm trên tay là dễ nhớ, dễ nhận, khó
quên.
3.12 Nhược điểm
Thứ nhất, do chưa được đầu tư đúng mức về điều tra xã hội
học đối với các độc giả của dòng tạp chí truyền hình, nên các ấn
phẩm tạp chí này vẫn còn tồn tại một số tin bài hàm lượng thông tin
ít, và không phù hợp với đối tượng bạn đọc
Thứ hai, các thông tin về giải trí, văn hóa, xã hội không
thuộc lĩnh vực truyền hình được đưa vào tạp chí nhằm tạo nội dung
phong phú, tuy nhiên trong một số trường hợp tạo hiệu ứng ngược.
Các tin bài đó không đủ hay và sâu sắc, làm loãng nội dung tạp chí.
Thứ ba, mặc dù có thế mạnh là tạp chí và Đài truyền hình có
cùng một cơ quản chủ quản là Đài truyền hình, nhưng các tin bài về
truyền hình chưa phát huy được thế mạnh đó. Nội dung tin bài về
truyền hình nhiều khi không hay, không chất lượng bằng các tin bài
về truyền hình báo khác đưa.
3.2 Các kiến nghị về việc xây dựng và nâng cao tính
chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí Truyền hình
3.2.1 Xác định rõ đối tượng bạn đọc trong điều kiện mới để
tăng thêm hàm lượng văn hóa, chất lượng thông tin của từng tờ
tạp chí.

Đối tượng bạn đọc tạp chí truyền hình mang những đặc trưng
riêng: Vừa là công chúng của truyền hình, vừa là công chúng của loại
hình tạp chí – báo in. Ban đầu họ là những khán giả xem truyền hình,
24
tiếp nhận thông tin từ truyền hình. Sau đó họ tìm hiểu những vấn đề
xung quanh đến truyền hình và tìm đọc ấn phẩm tạp chí truyền hình.
Có thể thấy việc xác định rõ đối tượng bạn đọc trong điều kiện
mới để tăng thêm hàm lượng văn hóa, chất lượng thông tin của từng tờ
tạp chí là rất quan trọng. Nó đi đúng hướng theo tiêu chí đánh giá tác
phẩm báo chí chất lượng cao đã được các cơ quan quản lý nhà nước quy
định.
3.2.2 Làm tốt hơn nữa các công tác điều tra xã hội học
Khi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào muốn nắm bắt dư luận, tiếp
thu ý kiến, sáng kiến của mọi người thì việc đầu tiên là tiến hành điều
tra xã hội học. Đây là một công tác đặc thù giúp đưa ra ý tưởng tổ
chức, nhận ra những sai sót, ưu-khuyết điểm để tạo nên một sản
phẩm tốt nhất. Thế nhưng, không có một ấn phẩm tạp chí truyền hình
nào đầu tư nghiêm túc cho công tác này
3.2.3 Cần tạo nên bản sắc riêng trong cách thức hoạt động
thông tin, phản ánh.
Sự thành công tạp chí cũng phụ thuộc vào chất lượng thông
tin báo chí và phần lớn vào bản sắc riêng của thông tin phản ánh, các
ấn phẩm tạp chí truyền hình cũng vậy. Muốn tạo bản sắc riêng hiệu
quả thì phải tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận, các yếu tố nội
dung và hình thức của tác phẩm báo chí tạo nên sức hấp dẫn của việc
truyền thông tin, cách thể hiện thông tin. Ngoài ra, công tác xã hội
học bên trên sẽ hỗ trợ cho hoạt động thông tin phản ánh sau này.
3.2.4 Lãnh đạo cơ quan truyền hình cần coi việc đầu tư
phát triển tạp chí là thế mạnh, là yếu tố để hình thành tập đoàn báo
chí - truyền thông trong tương lai.

Đầu tiên là đổi mới tư duy theo hướng chú trọng mục tiêu
kinh tế, sau đó mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực truyền thông
khác, mở rộng năng lực điều hành đối nội và đối ngoại ở hàng loạt tờ
báo, tham gia năng động vào nền kinh tế như những doanh nghiệp
thực thụ. Về việc mở rộng năng lực điều hành ở hàng loạt các tờ báo
thì cơ quan chủ quản Đài truyền hình đang nắm trong tay rất nhiều
loại hình báo chí bao gồm cả báo hình, báo mạng và tạp chí truyền
hình. Nếu lãnh đạo các cơ quan truyền hình mà nhận thức được vấn
đề trên thì có thể các ấn phẩm tạp chí truyền hình sẽ phát triển một
cách chuyên nghiệp hơn nữa.

×