Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay. Là người sử dụng lao động, bạn đặt ra những yêu cầu nào khi tuyển dụng lao động. Hãy lý giải về vai trò của người lao động làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do bạn sở hữu. Cần làm gì để bảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.69 KB, 11 trang )

NHĨM 4
ĐỀ TÀI 2: Phân tích thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay. Là người sử dụng
lao động, bạn đặt ra những yêu cầu nào khi tuyển dụng lao động. Hãy lý giải về vai trò
của người lao động làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do bạn sở hữu. Cần
làm gì để bảo vệ lợi ích của chủ doanh nghiệp và người lao động
Mở đầu
Theo quan điểm kinh tế chính trị Mác Lênin, sức lao động là nhân tố quan trọng của
học thuyết kinh tế và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất. Các Mác từng
viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng
mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó”.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, sức lao động đóng vai trị quyết định sự phát triển kinh
tế xã hội của một quốc gia, đặc biệt đối với một cơ chế thị trường mới và đang phát triển
như Việt Nam. Trước thực tiễn tồn tại nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên - biến đổi khí
hậu, dịch bệnh và vấn đề ơ nhiễm mơi trường, vai trị của sức lao động sáng tạo của con
người càng được nâng cao và khẳng định.
Chính vì vậy, vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động, nhóm 4 lựa chọn đề tài cho
bài tiểu luận “Phân tích vai trị thị trường sức lao động và mối quan hệ giữa người lao
động và doanh nghiệp”. Bài tiểu luận sẽ cung cấp kiến thức thực trạng thị trường lao động
Việt Nam, xác định vai trị và u cầu về trình độ của người làm thuê và đề xuất những
chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi trên thị trường lao động hiện nay.
1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Hàng hóa sức lao động
1.1.1 Sức lao động là hàng hóa đặc biệt
Mọi hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị, sức lao động cũng có 2
thuộc tính này. Hơn nữa, khi sử dụng hàng hóa sức lao động, người mua hàng hóa sức lao
động ln mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, hay cịn gọi là giá trị tăng
thêm.
Vì vậy, sức lao động khơng chỉ là hàng hóa mà cịn là hàng hóa đặc biệt.
1.1.2 Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Một là, người lao động được tự do về thân thể, có quyền bán sức lao động của mình.


Hai là, người lao động khơng có đủ các tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt . Họ trở thành
người “vô sản”. Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động của mình để sống.
1.1.3 Thực chất của việc bán sức lao động
Thực chất, bán sức lao động là bán khả năng lao động, bao gồm toàn bộ thể lực và trí lực ở
trong thân thể, trong nhân cách một con người. Người lao động sử dụng chính thể lực và trí
lực đó để tạo ra của cải.
1.1.4 Tiền cơng
Tiền cơng chính là giá cả của hàng hóa sức lao động, là do chính hao phí sức lao động của
người lao động làm thuê tạo ra.
Cứ sau một thời gian lao động nhất định, thường là 1 tháng, người lao động làm thuê được
trả một khoản tiền công nhất định. Chính người lao động cũng nhầm hiều rằng người mua


sức lao động đã trả cơng cho mình. Nhưng thực ra, nguồn gốc của tiền cơng chính là do hao
phí sức lao động của người lao động làm thuê tự trả cho mình thơng qua sổ sách của người
mua hàng hóa sức lao động mà thơi.
1.1.5 Lượng giá trị hàng hóa
Định nghĩa: Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
Người kinh doanh ln hướng đến lợi nhuận nên họ rất quan tâm đến lượng giá trị hàng hóa.
Bởi vì bằng cách tăng năng suất lao động sẽ làm giảm lượng giá trị trong một đơn vị hàng
hóa.
Dựa vào tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động, mà người lao động được chia làm hai
loại là lao động phức tạp và lao động giản đơn. Thông thường, trong cùng một đơn vị thời
gian một lao động đã qua đào tạo sẽ tạo ra được nhiều lượng giá trị hơn so với lao động giản
đơn.
1.2. Thực trạng thị trường sức lao động Việt Nam năm 2020, 2021
1.2.1 Lực lượng lao động
Năm 2020, có gần ba phần tư (chiếm 74,4%) dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao
động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực

thành thị tới 15,1 điểm phần trăm. Cả nam giới và nữ giới đều có sự chênh lệch này, song
mức độ chênh lệch của nữ giới (khoảng 16,1 điểm phần trăm) lớn hơn của nam giới (khoảng
13,5 điểm phần trăm).

Bảng 1.1: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo vùng, miền năm 2020
Đơn vị tính: Triệu người


Lực lượng lao động các quý năm 2020 và 2021
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IV năm 2021 là 67,7%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động của nữ là 61,6%, thấp hơn 12,7% so với nam (74,3%). Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nơng thơn nhiều nhất ở
nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 32,7%; nơng thơn: 46,6%) và nhóm 15-24 tuổi (thành thị:
34,5%; nông thôn: 45,2%). Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị
trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị;
đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông
nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
1.2.2
Lao
động
đã
qua
đào
tạo
Năm 2020, trong tổng số 54,84 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả
nước, chỉ có khoảng 13,2 triệu người đã được đào tạo, chiếm khoảng 24,1%. So sánh số liệu
theo 6 vùng kinh tế - xã hội thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất ở vùng Đồng bằng
sông Hồng (32,6%) và thấp nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (14,9%).

Bảng 1.2: Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo năm 2020



Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2021 đạt 71,2%, tăng thêm 1,2% so với năm 2020. Trong đó,
lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 21%, tăng thêm 1% so với năm 2020.
1.2.3 Lao động chưa qua đào tạo
Năm 2020, có 33,4% “lao động giản đơn” (gần 17,9 triệu người). Các nhóm nghề cơ bản
khác bao gồm “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” (9,6 triệu người, chiếm 18%); “Thợ thủ
công và các thợ khác có liên quan” (gần 7,4 triệu người, chiếm 13,7%) và “Thợ lắp ráp và
vận hành máy móc thiết bị” (7,1 triệu người, chiếm 13,2%). Ngược lại, lao động có trình độ
chun mơn kỹ thuật bậc cao và lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật bậc trung chiếm
tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số lao động (lần lượt là 8,0% và 3,2%).
1.2.4 Thất nghiệp
Như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, tình trạng thất nghiệp thường cao hơn hẳn
ở khu vực thành thị, trong khi vấn đề thiếu việc làm lại là phổ biến ở khu vực nơng thơn.
Chính vì vậy, các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở
khu vực nông thôn thường thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính
sách, nhà nghiên cứu và các nhà dùng tin khác.
Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của Việt Nam là 2,48%, cao hơn 0,31% so với năm
2019. Mức độ thất nghiệp của nữ cao hơn 1,5 lần so với nam (3,05% và 2,01%). Tỷ lệ thất
nghiệp khu vực thành thị cao gấp hơn 2 lần khu vực nông thôn (3,89% so với 1,75%). Dù
tăng cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị năm
2020 đã không vượt quá 4,0%, đạt mục tiêu như Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số
85/2019/QH-14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, các quý năm 2020 và năm 2021

1.2.5 Thu nhập
Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo khu vực kinh tế, các quý năm 2020 và
năm 2021
Đơn vị tính: Triệu đồng



Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý IV năm 2021 là 5,3 triệu đồng, tăng
139 nghìn đồng so với quý trước và giảm 624 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2020. Thu
nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,4 lần thu nhập bình quân của lao động nữ
(với 6,2 triệu đồng và 4,4 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị
cao hơn lao động ở khu vực nông thôn 1,3 lần (6,3 triệu đồng so với 4,8 triệu đồng).
Quý III năm 2021 đã chứng kiến mức thu nhập thấp nhất chưa từng có trong nhiều năm trở
lại đây, sang quý IV mức thu nhập bình quân của người lao động đã được cải thiện hơn (tăng
139 nghìn đồng/người/tháng). Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2020 mức thu nhập của người
lao động sụt giảm 624 nghìn đồng/người/tháng do kéo dài của dịch Covid-19.
1.3
Mặt
tích
cực
Trong suốt thời kỳ dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp (từ tháng 1 năm 2020 đến nay), tỷ
lệ người có việc làm tại Việt Nam ln diễn biến thất thường. Nhưng, tính đến cuối năm
2021, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng đều khi thị trường lao động tập trung vào máy móc tự
động hóa và việc làm online. Điều này khơng chỉ chứng tỏ khả năng thích nghi nhanh của
người Việt. Hơn nữa, đây còn là cơ hội tăng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, thời
gian đi lại cho người lao động, tạo cơ hội để nhiều ngành nghề tiềm năng phát triển.
1.4
Mặt
hạn
chế
Tuy vậy, thị trường lao động của Việt Nam vẫn bộc lộ khơng ít bất cập. Hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật và các chính sách được xây dựng chưa bao phủ đầy đủ các chủ thể trên
thị trường lao động. Thị trường lao đơ wng Viê tw Nam nhìn chung vẫn là mơ wt thị trường dư thừa
lao đô wng; chất lượng việc làm chưa cao; phát triển không đồng đều, mất cân đối nghiêm
trọng về cung-cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế.
Lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm chủ yếu; lao động đã qua đào tạo có

chứng chỉ, bằng cấp cịn thấp, mới đạt 24,5% năm 2020, cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa
phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Các định chế trung gian, chính sách an sinh và bảo hiểm của
thị trường lao động còn yếu, độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao.
Hơn một nửa hoạt động tìm kiếm việc làm thực hiện qua những con đường phi chính thức.
Trong giai đoạn tới, cần ưu tiên chính sách và nguồn lực cần thiết để tập trung cải thiện và
phát triển thị trường lao động qua đó thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế…
Bên cạnh đó, lực lượng lao động tại Việt Nam ngày một già hóa với lao động cao tuổi tăng
mạnh, lao động trẻ giảm và không đủ thay thế lực lượng lao động đang già hóa.


Theo thống kê của Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI - Bộ Công thương),
mỗi năm cả nước có 38% sinh viên mới ra trường khơng có định hướng nghề nghiệp cụ thể,
60% làm trái ngành. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thiếu nhân lực. Nghịch lý này cho
thấy sự yếu kém trong việc định hướng nghề nghiệp, nội dung chương trình học nặng lý
thuyết và việc khơng tự trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm của bản thân mỗi sinh viên.
1.5. Giải pháp
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp cần nới lỏng các quy định về lao động; hỗ trợ doanh nghiệp
khởi nghiệp; hỗ trợ thanh khoản, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế cá nhân, thuế
đất đai; hỗ trợ về vốn – tín dụng; về an sinh xã hội… Đối với người lao động, cần cung cấp
việc làm thông qua các dự án công, giảm thuế; hỗ trợ đào tạo, tìm việc làm; trợ cấp thất
nghiệp, tiền lương; chú trọng các chính sách tạo việc làm, an sinh xã hội; đẩy mạnh truyền
thông kết nối cung cầu lao động; nâng cao nhận thức, tâm lý làm thay đổi hành vi, xây dựng
lòng tin, tạo những quy chuẩn chung, hướng đến tác phong công nghiệp trong lao động.
Thứ hai, việc công ty thực hiện các chế độ, chính sách trên khơng chỉ để hỗ trợ mà cịn động
viên người lao động tiếp tục gắn bó đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó. Doanh nghiệp
cần có cái nhìn đúng, đủ về vai trị của người lao động; cần đưa ra kế hoạch cụ thể, nhất là
vấn đề lương, thưởng để người lao động an tâm, ổn định cuộc sống; những chính sách kích
thích sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Tương tự, việc hỗ trợ tiền mặt từ các doanh nghiệp hay các gói an sinh xã hội vào thời điểm
khó khăn nhất chỉ là trước mắt, về lâu dài doanh nghiệp cần sớm có các chính sách, tổ chức

hoạt động ổn định, người lao động có việc làm và thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Đây là cách
giữ người lao động ở lại thành phố hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, ngay sau khi nới lỏng giãn cách, các cấp ngành thành phố đã đẩy mạnh hỗ trợ
đào tạo, đào tạo lại cho người lao động. Đồng thời, tổ chức nhiều đoàn đi đến các địa phương
để tháo gỡ những vướng mắc, động viên, tạo cơ hội cho người lao động trở lại thành phố làm
việc. Ngoài ra, các doanh nghiệp cùng các tổ chức đoàn thể chủ động liên lạc với người lao
động; Sở Giao thông Vận tải, Y tế phối hợp tổ chức đón người lao động trở lại và triển khai
tiêm vaccine phòng COVID-19…
2. Yêu cầu của doanh nghiệp đối với người lao động
Hiện nay yêu cầu của doanh nghiệp đối với người lao động rất đa dạng tùy thuộc vào từng
nhóm ngành nghề. Theo phân tích của ơng Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo
nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, doanh nghiệp luôn cần nhân lực
hài hòa ở 3 yếu tố: kiến thức nghề, kỹ năng nghề và thái độ (đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật,
trách nhiệm…).
Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho thấy dưới tác đô wng cô wng hưởng của
đại dịch COVID-19 và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong 5 năm tới trên 80% doanh
nghiệp sẽ gia tăng làm viê cw từ xa, chuyển sang số hóa nhanh chóng, tỉ lê w tự đơ wng hóa lên tới
50%. "Con số trên tương đương tỉ lê w tương ứng người lao đô wng cần được đào tạo lại, bổ sung
những kỹ năng mới để phù hợp với u cầu cơng viê wc. Vì vậy, báo cáo kêu gọi các chính phủ
ưu tiên nguồn lực và hành động quyết liê tw để nâng cao kỹ năng nghề trong các kế hoạch khôi
phục sau đại dịch.


Lấy ví dụ về một ngành nghề có thể nói là hot nhất trong khoảng thời gian gần đây, đó là
ngành Marketing. Trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện đại như ngày nay, thị trường kinh doanh
ngày càng trở nên vô cùng sôi động với sự ra đời và cạnh tranh khốc liệt của nhiều doanh
nghiệp trẻ, tiềm năng với rất nhiều thương hiệu danh tiếng. Vì thế, để tạo nên điểm khác biệt,
dấu ấn riêng, giải pháp tối ưu của các doanh nghiệp là chiêu mộ những nhân viên marketing
giỏi. Vì marketing là một ngành đa nhiệm, nên yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhân sự
ngành này cũng rất cao. Một marketer giỏi, được nhiều công ty săn đón hội tụ rất nhiều yếu

tố:
2.1. Về kỹ năng chuyên môn:
Thứ nhất, việc tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học chuyên ngành Marketing, Truyền thông, Quan hệ
công chúng hoặc ngành liên quan giúp ích rất lớn đối với người lao động trong khi xin việc.
Nhưng những người học ngồi ngành cũng có thể tham gia những lớp đào tạo chuyên sâu về
Marketing. Việc có một nền tảng kiến thức của ngành này sẽ khiến người lao động ghi điểm
trong lúc tuyển dụng.
Thứ hai, người lao động cần am hiểu sâu sắc các bộ phận Marketing (bao gồm Marketing
truyền thống và Digital Marketing) và các phương pháp nghiên cứu thị trường. Ở mảng
marketing truyền thống, người lao động cần thành thạo các hoạt động tương tác với khách
hàng để khiến thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt. Cịn
đối với mảng Digital Marketing, nhìn chung người lao động cần sử dụng thành thạo phần
mềm của Microsoft Office, các công cụ marketing (như Adobe Creative Suite & CRM) và tối
ưu hóa cơng cụ tìm kiếm SEO (Web Analytics, Google Adwords…) và SEM. Tất cả các
chiến dịch Marketing thành công đều phải dựa trên dữ liệu, vì vậy các marketers phải nắm
chắc các công cụ và số liệu khác nhau có thể theo dõi và phân tích các chiến dịch. Ngồi ra
nhân viên Media Marketing cịn cần đáp ứng u cầu có chun mơn về lĩnh vực thiết kế đồ
họa, mỹ thuật, thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa cơ bản như Adobe Illustrator,
Photoshop, Premiere…
2.2. Về kỹ năng mềm:
Khả năng ngôn ngữ là lợi thế trong mọi ngành nghề, đặc biệt với Marketing - trong mơi
trường tồn cầu hóa. Yêu cầu về tiếng Anh; đọc hiểu tài liệu nước ngoài, giao tiếp và hiểu
những thuật ngữ chuyên ngành. Nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng yêu cầu lao động có các
chứng nghỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEIC, TOEFL, HSK, JLPT, TOPIK, …
Kinh nghiệm làm việc: Đối với các vị trí yêu cầu cao như chuyên viên, cố vấn, giám
đốc Marketing… người tuyển dụng sẽ yêu cầu phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực
Marketing. Người càng có nhiều kinh nghiệm càng được doanh nghiệp ưu tiên, săn đón và
sẵn sàng trả mức lương cao : Ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực?;
Từng tham gia các chiến dịch Marketing nào và đạt được hiệu quả, thành tích gì?; Có kinh
nghiệm làm việc với Wordpress, Google analytics, Slideshare và các kênh xã hội hàng đầu;...

Kỹ năng quản lý thời gian và các dự án: Để các dự án khơng bị trì trệ, kém hiệu quả,
ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, việc quản lý tốt thời gian giúp các marketer tập trung,
làm việc hiệu suất cao nhất giúp các mục tiêu trong ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh
nghiệp vì thế mà cũng sẽ dần được hoàn thiện.
Kỹ năng hiểu biết về nhu cầu, trải nghiệm khách hàng: Đối với một thị trường kinh
doanh cạnh tranh cao, để đem lại hiệu quả cho các chiến dịch, marketers nhất định phải xác
định được xu hướng của khách hàng, đi trước các đối thủ cạnh tranh vài bước, nắm bắt tâm
lý, xu hướng mua sắm của khách hàng…


Khả năng sáng tạo: Kỹ năng này đặc biệt quan trọng đối với nhân viên Content
Marketing. Các marketers phải nghiên cứu, luôn luôn cập nhật và tạo ra các nội dung phù
hợp, những ý tưởng mới và thú vị để thu hút khách hàng truy cập, tương tác bằng các nội
dung trên website, các mạng xã hội (social media) để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành
các đơn hàng. Ngoài nội dung bằng văn bản thơng thường, các marketer cịn phải sản xuất
nội dung bằng hình ảnh, video hay các dạng nội dung khác như podcast, ebook,..
Kỹ năng thuyết trình, đàm phán: Khi doanh nghiệp dễ dàng truyền tải những thông
điệp, giá trị đến với khách hàng, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng thơng qua các bài thuyết
trình, nhân viên marketing hồn tồn có khả năng thay đổi hành vi mua bán, thói quen mua
bán của khách hàng. Tạo cơ hội giúp doanh nghiệp từng bước chiếm lĩnh thị phần, củng cố
tên tuổi cũng như vị thể của thương hiệu mình trên thị trường kinh doanh.
Ngồi ra hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay sẽ đưa ra những yêu cầu về các kỹ
năng cũng như thái độ nghề nghiệp: khả năng làm việc độc lập & kỹ năng làm việc nhóm;
kỹ năng giao tiếp; khả năng giải quyết tình huống phát sinh; Chịu được áp lực cao ; Tinh thần
trách nhiệm, nhiệt tình, thích giao lưu, nhanh nhẹn, hoạt bát, ham học hỏi …
Trên đây là những yêu cầu của doanh nghiệp đặt ra đối với người lao động trong ngành
Marketing. Rất nhiều yêu cầu được đặt ra và mỗi yêu cầu đều cần có sự rèn luyện một cách
nghiêm túc, bài bản. Vì vậy, hãy khơng ngừng làm giàu kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ, thái
độ hịa nhập và trách nhiệm nghề nghiệp của mình. Mơi trường làm việc chun nghiệp ln
địi hỏi người lao động phải tự trang bị những kiến thức, kỹ năng phù hợp, đáp ứng nhu cầu

thị trường lao động.
Đến với phần 3, chúng ta cùng tìm hiểu về Vai trị của người lao động làm thuê đối với
hoạt động của doanh nghiệp
Theo số liệu thống kê từ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến nay,
cả nước xảy ra 28 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể . Bất đồng trong việc chi trả
tiền lương cho công nhân của doanh nghiệp và các yếu tố thiếu lao động, tăng giờ làm, an
tồn vệ sinh mơi trường và dịch bệnh khiến nhiều người làm thuê tham gia các cuộc đình
cơng. Nếu nhìn nhận theo hướng tích cực, điều này đồng nghĩa với việc người lao động ý
thức vai trò của bản thân trong bộ máy sản xuất hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đấu tranh
quyền lợi tập thể và cải thiện quan hệ lao động bình đẳng, tiến bộ.
Vậy vai trị của người lao động làm thuê trong bộ máy doanh nghiệp được đánh giá thế
nào dưới góc độ vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động và thực tiễn? Việc nhận thức đúng
vai trị sức lao động góp phần xây dựng giải pháp phát triển thị trường lao động hiện nay.
3.1.

Sức lao động là chủ thể của quá trình sản xuất

Sức lao động (hay còn gọi là lao động làm thuê) là một phần của nguồn lao động, khơng
chỉ nói đến một cá nhân mà cả một cộng đồng người lao động. Sức lao động là khả năng lao
động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản
xuất sáng tạo của xã hội. Trong lịch sự phát triển tự nhiên và xã hội, người lao động làm thuê
là chủ thể tích cực tác động lên mọi mặt của sản xuất, thỏa mãn nhu cầu của con người, đồng
thời quyết định tính chất của cách mạng xã hội và sự nghiệp quần chúng lao động sản xuất.
3.2.

Sức lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư


Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện ở chỗ nó có khả năng tạo ra giá trị
mới dơi ra cho nhà tư bản. Ví dụ: Đối với chủ một doanh nghiệp dệt vải, thì giá trị sử dụng

của người làm thuê là kỹ năng và năng suất lao động dệt vải tạo ra hàng hóa vải dệt có giá trị
lớn hơn giá trị sức lao động (tiền công) của người làm thuê.
3.3. Sức lao động quyết định giá trị của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế và xu thế phát triển chung của kinh tế tri thức
Theo chủ trương xây dựng kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của người
lao động tay nghề cao, sự sáng tạo và tính thích ứng với mọi bối cảnh của nền kinh tế được
đánh giá cao, sức lao động tạo nên cơ cấu kinh tế hài hòa, hiện đại hóa cơng nghiệp hóa
doanh nghiệp đáp ứng cách mạng cơng nghiệp 4.0 (định hướng 5.0), nâng cao vị thế của
doanh nghiệp.
4. Kết hợp hài hòa giữa chủ doanh nghiệp và lợi ích nhà nước
Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi sức lao động là hàng hóa được lưu thơng trên thị
trường, người mua và người bán hàng hóa đều có mục đích riêng của mình, người lao động
muốn bán hàng hóa sức lao động do mình sở hữu với giá cao nhất, còn người sử dụng lao
động lại muốn mua sức lao động với giá rẻ nhất nhằm tăng lợi nhuận. Vậy nên, nếu tiền công
đưa ra được cả hai bên chấp nhận thì quan hệ lao động hình thành và duy trì. Tuy nhiên,
người sử dụng lao động lại có nhiều lợi thế hơn để ép người lao động phải chịu thiệt thịi về
lợi ích, cụ thể là không đáp ứng đầy đủ các cam kết về lương, bảo hiểm, các điều kiện làm
việc cho người lao động. Vì vậy, hiện nay xu hướng nhảy việc của người lao động ngày càng
phổ biến, đặc biệt là các lao động trẻ, những sinh viên mới ra trường. Họ không hài lịng với
mức lương, điều kiện, vị trí làm việc hiện tại và ln mong muốn tìm kiếm những cơng việc
với mức lương hấp dẫn, điều kiện làm việc tốt hơn và có nhiều cơ hội tăng tiến. Trong khi đó,
các doanh nghiệp tiếp tục tuyển dụng nguồn lao động mới có thể chấp thuận với điều kiện
làm việc mà họ đưa ra. Điều này tạo ra mâu thuẫn giữa người lao động và nhà tuyển dụng,
đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, chi phí sản xuất tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận
của các doanh nghiệp khiến cho tiền lương của người lao động sụt giảm, khiến cho xu hướng
nhảy việc của người lao động ngày càng tăng. Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày
càng cao trong khi nhiều doanh nghiệp lại thiếu hụt người lao động. Vì vậy, cần có những
giải pháp để bảo vệ lợi ích của chủ doanh nghiệp và người lao động.
4.1. Bảo vệ lợi ích người lao động
Thứ nhất, cần tăng mức lương tối thiểu để người lao động có đủ chi phí trang trải cuộc

sống trong thời kỳ dịch bệnh. Thu nhập của người lao động sụt giảm nghiêm trọng do ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19.
Thứ hai, Trong bối cảnh đẩy mạnh sản xuất, phục hồi và phát triển nền kinh tế hiện nay,
cần có những quy định hợp lý về số giờ làm thêm để đảm bảo sức khỏe người lao động,
khơng ảnh hưởng tới thời gian chăm sóc con cái, gia đình, người lao động cần có đủ thời gian
nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, tái tạo sức lao động. Tuy Chính phủ đã xây dựng dự thảo Nghị
quyết về số giờ làm thêm, nhưng việc áp dụng mức trần 300 giờ làm thêm /năm cho tất cả
ngành nghề, công việc là quá rộng, chưa đánh giá tác động đầy đủ đến sức khỏe, an toàn của
lao động, đặc biệt là phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi, người làm ngành nghề, công
việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.


Thứ ba, cần đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động trong thời kỳ dịch
bệnh diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp phải chủ động kết hợp với địa phương, cơ quan y
tế trong phương án phòng chống dịch. Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt yêu cầu 5K; cung cấp
đầy đủ vật tư y tế; đảm bảo vệ sinh khu chế biến thực phẩm, phòng ăn, phịng ngủ. Thường
xun rà sốt, hồn thiện phương án cách ly, xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại doanh
nghiệp, tổ chức trạm y tế lưu động để kịp thời ứng phó.
4.2. Bảo vệ lợi ích của chủ doanh nghiệp
Trong bối cảnh đại dịch Covid vẫn đang hoành hành, những giải pháp với nội dung thiết
thực của Chính phủ nhằm giúp đỡ doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Cộng đồng doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngồi đánh giá cao chính sách từ Quốc hội và các
biện pháp hỗ trợ kịp thời của Chính phủ trong thời gian gần đây, đó là:
Thứ nhất, thực hiện quyết liệt hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất kinh
doanh.
Thứ hai, cắt giảm các thủ tục hành chính khơng cần thiết, không phù hợp, dễ bị lợi dụng
để cản trở, sách nhiễu, tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư xã hội, nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi, bảo đảm nhanh chóng và thuận lợi, nhất là đối với việc mở rộng
đầu tư tại Việt Nam.

Thứ ba, đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thơng suốt, hiệu quả, an tồn,
khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng.
Thứ tư, Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dịng tiền cho doanh
nghiệp:
Một, cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc quy mơ vừa
và nhỏ.
Hai, hồn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và các chính
sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng.
Ba, gia tăng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập
cá nhân và tiền thuê đất.
Bốn, áp dụng việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2022
hỗ trợ nhằm ngành hàng không.

Kết luận
Qua nghiên cứu thị trường lao động cùng với mối quan hệ giữa người lao động và doanh
nghiệp, nhóm 4 hi vọng các bạn sinh viên sẽ ý thức được thực trạng thị trường, từ đó cải
thiện kỹ năng cũng như nhận thức được quyền lợi của người làm thuê để tìm được việc
làm phù hợp với trình độ của bản thân.
Bên cạnh đó, Nhà nước có vai trị khắc phục hạn chế và tối đa hóa lợi thế của thị trường
lao động Việt Nam hiện nay, đồng thời rút ra những kinh nghiệm để hồn thiện chính sách
về nguồn nhân lực và cân bằng lợi ích của chủ doanh nghiệp và người lao động. Trên đây
là quan điểm của chúng em về đề tài của bài tiểu luận, trong quá trình nghiên cứu khơng
tránh khỏi sự thiếu sót, nhóm chúng em mong nhận được mọi ý kiến đánh giá để bài luận
chỉn chu và tiến bộ hơn. Nhóm 4 xin chân thành cảm ơn!




×