Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VÀ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.42 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LÝ LUẬN CƠ BẢN
-------------------Logo Học viện

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO
CHÍ VÀ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện

:

Lớp

: Truyền thông quốc tế (1)

Hà Nội – 2022



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................... 2
1. Sự ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam..................................................2
1.1.

Bối cảnh xã hội.........................................................................................2

1.2.



Sự ra đời của báo chí Việt Nam................................................................2

1.3.

Tiểu kết.....................................................................................................4

2. Sự ra đời và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam................................6
2.1.

Sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam..............................................6

2.2.

Q trình phát triển...................................................................................7

2.3.

Tiểu kết...................................................................................................11

3. Yêu cầu đặt ra với báo chí Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.......................11
3.1.

Bối cảnh xã hội.......................................................................................11

3.2.

Yêu cầu đặt ra với báo chí Việt Nam......................................................12

KẾT LUẬN............................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................14


1

MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, báo chí chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống xã
hội bởi báo chí có tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến chiều hướng phát triển nhân loại.
Theo Mác và Ăngghen, báo chí vừa là diễn đàn, cơ quan ngôn luận của Đảng và nhà
nước, vừa là cơng cụ cho mục đích tun truyền, là vũ khí sắc bén trên mặt trên tư
tưởng. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, báo chí khơng chỉ xuất
hiện ở dạng báo in hay tạp chí, mà cịn tồn tại dưới dạng thơng tin số. Vì vậy, vai trị
của báo chí khơng chỉ là truyền tải thông tin đến quần chúng, nhân dân mà cịn trở
thành một nhu cầu khơng thể thiếu đối với đời sống, tác động một cách trực tiếp làm
thay đổi tư tưởng, hành vi của mỗi cá nhân, tập thể.
Tầm quan trọng của báo chí đối với xã hội đã được khẳng định thông qua lịch sử
của nhân loại. Báo chí xuất hiện lần đầu ở cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử, thể chế chính trị và xã hội ở mỗi quốc gia, lãnh thổ khác nhau
nên lịch sử phát triển của báo chí ở mỗi vùng, mỗi khu vực cũng có điểm khác biệt.
Song, vai trị của báo chí đối với xã hội là khơng thay đổi, báo chí trở thành một phần
không thể thiếu trong đời sống của mỗi người, trở thành một trong những cơng cụ
chính để công chúng tiếp cận với nguồn thông tin phong phú, kiến thức đa dạng từ
khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử báo chí, đặc biệt là
sự ra đời và phát triển báo chí và báo chí cách mạng Việt Nam sẽ giúp ta có cái
nhìn tổng quan về q trình hình thành và phát triển của báo chí và từ đó có nhận thức
đầy đủ về các sự kiện trong quá khứ và những lịch sử nhân loại, đồng thời nhận thức
được những vấn đề mà báo chí cần đối mặt và thay đổi trong thời đại mới.
Nội dung bài tiểu luận sẽ tổng hợp, làm rõ bối cảnh xã hội và sự ra đời, phát triển
của báo chí và báo chí cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn, đánh giá và nhận
xét về tầm quan trọng của báo chí, báo chí cách mạng Việt Nam đối với tình hình

chính trị - xã hội lúc bấy giờ. Từ đó, kết luận và chỉ ra những thách thức và yêu cầu đặt
ra đối với báo chí Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập toàn cầu.


2

NỘI DUNG
1. Sự ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam
1.1.

Bối cảnh xã hội

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đối mặt với nhiều biến động
trong tình hình chính trị - xã hội. Ngày 31 tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng
xâm lược Việt Nam, đến ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình nhà Nguyễn chính thức
ký Hịa ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Đến năm 1884, nhà Nguyễn
hoàn toàn khuất phục Pháp, chấp nhận chia cắt Việt Nam thành ba kỳ. Nam Kỳ là
thuộc địa, Trung Kỳ và Bắc Kỳ là đất bảo hộ. Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã
áp đặt xong guồng máy cai trị lên cả nước Việt Nam. Người Pháp nhanh chóng khai
tác tài nguyên và bóc lột sức người rẻ mạt, đời sống nhân dân lầm than, lạc hậu và đói
nghèo. Khơng chỉ vậy, thực dân Pháp cịn thi hành chính sách ngu dân, “xây nhà tù
nhiều hơn trường học” với dân tộc Việt Nam. Chính sách thống trị của thực dân Pháp
đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội. Việt Nam trở thành xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Nhân dân mất
độc lập, tự do, bị đàn áp, bóc lột, vơ vùng khổ cực, hầu hết nhân dân bị mù chữ, sau
năm 1931, chỉ có vỏn vẹn năm trường trung học trên tồn quốc1.
1.2.

Sự ra đời của báo chí Việt Nam


Với lịch sử hơn hai trăm năm phát triển báo chí ở Pháp, các nhà cầm quyền thực
dân Pháp đã sớm nghĩ tới vai trị của báo chí với mong muốn phổ biến những chính
sách, nghị định, chỉ thị của các nhà chỉ huy quân sự đến người dân sống dưới sự cai trị
của người Pháp.
Cùng với nhu cầu phổ biến thông tin, đến cuối thế kỷ XIX, theo bước chân thực
dân Pháp, những máy in và thợ in hiện đại được cập bến tại Việt Nam. Từ đó cung cấp
những điều kiện cần và đủ cho một nền báo chí ở Việt Nam xuất hiện.
Người Pháp đã thử nghiệm dùng tiếng Pháp và tiếng Hán để in báo chí tại Việt
Nam nhưng đều không thành công. Tờ Le bullentin officiel de l’Expédition de la
Cochinchine (Bản tin chính thức của Phái bộ Viễn chinh Nam Kỳ) phát hành đầu tiên
ngày 29/9/1861 được in bằng tiếng Pháp, ấn phẩm này không được quần chúng đón
nhận và quan tâm bởi lúc bấy giờ với chính sách ngu dân của thực dân Pháp và theo
1 Đào, D., n.d. Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010). Chính trị Quốc gia.


3

báo cáo của Phó Thống đốc Nam Kỳ năm 1907, chỉ có khoảng mấy trăm người An
Nam nói được tiếng Pháp1. Một tờ báo khác bằng tiếng Pháp là Le courrier de Saigon
(Tin tức Sài Gòn) phát hành lần đầu ngày 1/1/1864, tuy được tồn tại trong một thời
gian dài nhưng cũng chỉ là một tờ báo tiếng Pháp ở hải ngoại dành cho độc giả người
Pháp là chính. Các nhà cầm quyền người Pháp cũng sử dụng chữ Hán cho tờ báo Bản
tin làng xã với mục đích gửi về các hào lý, chức dịch ở các làng xã Việt Nam song tờ
báo này không tồn tại được lâu dài và chỉ là một giải pháp tạm thời bởi phần lớn dân
Việt Nam lúc bấy giờ không biết chữ Hán.
Sau khi thử nghiệm và xuất bản báo in bằng ngơn ngữ Pháp và Hán khơng được
đón nhận, thực dân Pháp hiểu rằng muốn hướng đến đối tượng người Việt Nam thì
phải có một tờ báo được in bằng tiếng Việt – chữ quốc ngữ của người An Nam. Thời
kỳ này, chữ quốc ngữ được khuyến khích sử dụng và được nhân dân chấp nhận. Chữ
quốc ngữ với mẫu tự Latinh có thêm các dấu, giàu âm điệu, hiện đại đã mở ra bước

ngoặt cho sự phát triển báo chí Việt Nam nói riêng và sự phát triển văn hóa Việt Nam
nói chung. Những người Việt Nam có tầm nhìn xa trông rộng đều ủng hộ việc truyền
bá chữ quốc ngữ vì chữ quốc ngữ khơng chỉ đơn giản là một giải pháp giáo dục, một
phương tiện văn hóa mà cịn là một chính sách lớn đưa dân tộc Việt Nam đi tới cuộc
sống văn minh. Để phục vụ cho công việc tuyên truyền giữa nhà cầm quyền và quần
chúng nhân dân, tờ báo quốc ngữ đầu tiên đã ra đời – Gia Định báo – xuất bản lần đầu
ngày 15 tháng 4 năm 19652.
Ban đầu, Gia Định báo là một tờ công báo của nhà cầm quyền thuộc địa với mục
đích phổ biến cho dân bản xứ những thơng tin quan trọng, đồng thời góp phần tạo
dựng và củng cố chế độ thuộc địa. Về sau khi Trương Vĩnh Ký nắm quyền điều hành,
Gia Định báo ngày càng tiến gần hơn với đúng hình thức của báo chí, bên cạnh nội
dung chính cịn có những bài luận thuyết, thơ ca, chuyện cổ tích, giới thiệu văn hóa
Việt Nam, lịch sử dân tộc, các tin quảng cáo và truyền bá, khuyến khích người dân học
chữ quốc ngữ. Gia Định báo đã trở thành diễn đàn chung cho giới tri thức ở miền Nam
quan tâm đến phát triển chữ viết của dân tộc, phổ biến văn hóa, phong tục của đất
nước. Tuy nhiên vì chịu sự quản lý của người Pháp nên nội dung báo có khuynh hướng
ủng hộ chính sách cai trị của thực dân Pháp. Đến năm 1909, Gia Định báo bị đình bản.
1 Bán nguyệt san Thuộc địa, số ra ngày 10/5/1907
2 Nguyễn Thị Trường, G., 2020. Giáo trình Lịch sử Báo chí. Đại học Quốc gia.


4

Bên cạnh Gia Định báo, ở Việt Nam cũng cho ra đời và phát triển nhiều tờ báo
tiếng Việt khác như Phan yên báo (1898) với nội dung chính là phản đối chính sách
thuộc địa của thực dân Pháp và sau đó nhanh chóng bị Pháp cho đóng cửa. Hay tờ Lục
tỉnh tân vân (1907) với nội dung cổ vũ lòng yêu nước, chố Pháp và phong kiến tay sai,
tờ báo trên đã thu hút được số lượng lớn độc giả và có uy tín ở Nam Kỳ. Ngồi ra, cịn
có Đơng dương tạp chí (1913) chun phổ biến về tư tưởng tiến bộ của phương Đông
và phương Tây, Nam Trung nhật báo (1917) chuyên thông tin về phụ nữ và học vấn,

và nhiều tờ báo khác.
Trong 25 năm đầu của thế kỷ XX, mặc dù chật vật trong chế độ thực dân hà
khắc, nhưng dưới sự tác động của những sự kiện lớn trên thế giới và trong nước, báo
chí Việt Nam có những bước phát triển. Căn cứ vào danh mục các ấn phẩm nộp lưu
chiểu thời Pháp, đến năm 1925, cả nước có 121 tờ báo ấn phẩm định kỳ, trong đó ở
Bắc Kỳ có 69 tờ, Trung Kỳ 3 tờ và Nam Kỳ có 49 tờ 1. Tuy vậy, chỉ có 25 tờ báo tiếng
Việt so với 96 tờ tiếng Pháp, Sài Gòn cũng là nơi khai sinh ra nền báo chí Việt Nam và
cũng là nơi hoạt động báo chí sơi nổi nhất ở cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
Xét đến tầm quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội Việt Nam lúc bấy giờ,
nền báo chí Việt Nam đã có những bước định hình cụ thể sau hơn nửa thế kỷ tồn tại và
phát triển. Bên cạnh những tờ báo mang thơng tin ngơn luận và chính sách của giới
cầm quyền Pháp, đã có những tờ báo chuyên sâu về những lĩnh vực cụ thể như kinh tế,
văn học, giáo dục,… hoặc hướng đến những đối tượng riêng như phụ nữ, thanh niên,
nơng dân. Ngồi hai trung tâm hoạt động báo chí lớn là Hà Nội và Sài Gịn thì cũng đã
xuất hiện các tờ báo địa phương ở các tỉnh như Huế, Cần Thơ, Long Xuyên, Hải
Phòng,…
1.3.

Tiểu kết

Sự ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam gắn liền với sự phát triển văn hóa và
quốc ngữ cùng các phương tiện in ấn tại Việt Nam. Yếu tố khoa học kỹ thuật và sự du
nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phương Tây cũng là những điểm quan
trọng tạo nên sự ra đời của nền báo chí Việt Nam.
Càng về sau, ngơn ngữ báo chí cũng có sự tiến bộ rõ rệt so với thuở ban đầu, từ
ngữ ngày càng gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày, gãy gọn và chính xác. Các
1 Nguyễn Khắc Việt Le Việt Nam comtenporian. NXB. Ngoại Văn, Hà Nội, 1981, tr50-75


5


phương tiện in ấn ngày càng tiến bộ, công nhân ngày càng thành thạo, hùng hậu và
hình thức in cũng được chau chuốt, trang nhã và hiện đại. Đến những năm đầu của thế
kỷ XX, đã có rất nhiều người coi nghề làm báo là cơng việc chính của mình. Chỉ hơn
hai thập kỷ, báo chí Việt Nam đã có sự tăng tiến về số lượng và chất lượng, ngày càng
được quần chúng nhân dân đón nhận và cũng có những tác động mạnh mẽ đến đời
sống chính trị - xã hội của nước ta.
Tuy phải chịu chính sách cai trị và mục đích ban đầu là phục vụ cho quyền lực
thống chí của thực dân Pháp, phải chịu sự chi phối và bị kiểm duyệt mạnh mẽ, không
được đăng các bài chống đối chính quyền Pháp, song báo chí Việt Nam vẫn phát triển
và truyền bá tình yêu nước, những phong tục, truyền thống, văn hóa của dân tộc. Độc
giả có tri thức sẵn sàng tẩy chay những tờ báo nịnh bợ thực dân Pháp quá lộ liễu và
ủng hộ những tờ báo có tư tưởng đứng đắn, biểu thị lịng u nước và ý chí chống
cường quyền1. Điều đó khẳng định ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh, chủ nghĩa thực
dân ra sức lộng quyền thì nhân dân cũng có những cách khác nhau thể hiện tư tưởng
phản đối, thể hiện lòng yêu nước và ý thức bảo tồn văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc.
Bên cạnh nội dung phê phán chính sách của giới cầm quyền ở Đơng Dương, thời
kỳ này, báo chí Việt Nam đã có những bước đầu trong việc truyền bá những tư tưởng
tiến bộ như bình đẳng, tự do, công bằng xã hội, đề cập tới một số khái niệm sơ khai về
chủ nghĩa xã hội. Như tờ Phụ nữ tân văn có khuynh hướng tiến bộ, đứng trên lập
trường dân tộc và đề xướng vấn đề nữ quyền 2. Hay từ tờ báo L’Annam của Phan Văn
Trường và Tiếng chuông rè của Nguyễn An Ninh mà nhân dân đã được tiếp cận với
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C. Mác và Ăngghen tuyên bố.
Có thể nói, tuy bị kiểm duyệt chặt chẽ, báo chí Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, có sự giao lưu báo chí Việt Nam và báo chí Pháp.
Các nguồn thơng tin phong phú và lập trường tư tưởng đa dạng nhưng không làm ảnh
hưởng quá lớn đến giai cấp cầm quyền. Báo chí đã trở thành phương tiện đấu tranh của
các tổ chức yêu nước và nhà báo Việt Nam, góp phần nâng cao dân trí, phổ biến chữ
quốc ngữ và tinh thần dân tộc. Tính đa dạng của Việt Nam thời khì này đã đặt nền


1 Đào, D., n.d. Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010). Chính trị Quốc gia.
2 Trường Chinh: Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam – về Văn hóa văn nghệ, NXB Văn học, Hà Nội, 1985,
tr80


6

móng sâu sắc cho sự phát triển của báo chí cách mạng, tạo đà phát triển cho các giai
đoạn sau và có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị và phát triển văn học Việt Nam.
2. Sự ra đời và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam
2.1.

Sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam

Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, bối cảnh xã hội thế giới và trong nước có
những chuyển biến lớn. Tại Việt Nam, mâu thuẫn giữa nhân dân và chủ nghĩa thực dân
cùng tay sai phong kiến ngày càng gay gắt. Các phong trào yêu nước do tầng lớp sĩ
phu, trí thức ngày càng lớn mạnh. Đây chính là thời điểm thích hợp để cho ra đời một
tờ báo chân chính, thể hiện tầm quan trọng của giai cấp công nhân và toàn dân tộc
trong cuộc chiến dành lại độc lập, truyền bá, vận động nhân dân yêu nước tham gia.
Công việc quan trọng này đã được Nguyễn Ái Quốc thực hiện. Với những kinh
nghiệm của Người khi đi qua nhiều nước và cảm thông với nỗi thống khổ của người
dân nô lệ, Người hiểu được sức mạnh của báo chí, đặc biệt là báo chính trị. Ngày
18/6/1919, thay mặt những Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản Yêu sách
của nhân dân An Nam gồm 8 điểm đến Hội nghị Versailles. Đây là lần đầu tiên có một
người Việt Nam yêu nước dũng cảm đứng lên đoạt lại ngọn cờ về quyền dân tộc và
quyền con người trong tay thực dân, đế quốc trong một Hội nghị quốc tế 1. Từ đó,
Nguyễn Ái Quốc thường đến tịa soạn để làm quen với báo chí, học hỏi cách làm báo
và kỹ năng viết tin tức cho báo. Bài báo đầu tiên của Người chính là một bài luận
chiến sắc sảo với tiêu đề Tâm địa thực dân với nội dung phê phán những luận điệu

xuyên tạc của một nhà báo Pháp ở Đơng Dương. Sau đó rất nhiều tờ báo Pháp nổi
tiếng như L’Humanité, Le populairem,… đã đăng lại nhiều bài của Nguyễn Ái Quốc.
Các tờ báo trong nước ở Sài Gòn lúc bấy giờ như Le Juene Annam của Lê Hiệp Châu
hay La Cloche fêlée của Nguyễn An Ninh cũng thường xuyên cho đăng lại nhiều bài
báo của Nguyễn Ái Quốc2.
Trong thời gian làm nghề báo, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước luyện tập ngịi bút
của mình và giữ được nhiều vị trí quan trọng. Người đã viết nhiều bài cho các báo
Nhân đạo, Đời sống công nhân, Sự thật, Người cùng khổ,… tập trung vào các vấn đề
liên quan đến giai cấp công nhân và cách mạng thuộc địa. Ngồi ra, Người cịn cộng
1 2012. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội: Chính trị Quốc gia, tr.258.
2 Nguyễn Thị Trường, G., 2022. Giáo trình Lịch sử Báo chí. Đại học Quốc gia. tr.138


7

tác với tờ Canton Gazettem, cơ quan của Quốc dân đảng Trung Quốc xuất bản bằng
Tiếng Anh, đồng thời làm phóng viên cho Thơng tấn xã Liên Xơ1.
Cuối năm 1924, tại Quảng Châu, với những kinh nghiệm làm báo của mình,
Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay vào việc churan bị một tờ báo chính trị song song với việc
đào tạo và huấn luyện các thanh niên Việt Nam để chuẩn bị cho cách mạng sau này. Và
tờ Thanh niên đã ra đời, xuất bản lần đầu ngày 21/6/1925, được xuất bản đều đặn hàng
tuần. Tờ báo với mục đích lớn lao là truyền báo chủ nghĩa Mác – Lênin trong nước,
đồng thời chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự thành lập của Đảng Cộng sản Đông
Dương. Đây cũng là một mốc son trong lịch sử báo chí nước nhà vì đã mở ra một dịng
báo chí hồn tồn khác trước: Báo chí cách mạng Việt Nam.
2.2.

Quá trình phát triển

Q trình phát triển báo chí cách mạng Việt Nam có thể được chia thành các giai

đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám và giai đoạn đổi mới đất nước. Mỗi giai đoạn
phát triển có những đặc điểm và dấu ấn, tác động đến xã hội một cách riêng biệt phụ
thuộc vào bối cảnh xã hội mà mục đích, nội dung của báo chí cách mạng thời kỳ ấy.
2.2.1. Báo chí cách mạng Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận,
nhưng phải chịu hậu quả nặng nề. Khủng hoảng kinh tế kéo dài và ngày càng trầm
trọng, trước tình hình đó, thực dân Pháp chủ trương đầu tư và bóc lột thuộc địa tàn bạo
hơn để giải quyết những vấn đề chính quốc. Để đáp ứng được nhu cầu khai thác tài
nguyên ở nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt, mở rộng
đường bộ, xây dựng hải cảng. Từ đó, số lượng giai cấp cơng nhân Việt Nam tăng lên
nhanh chóng, đây cũng là lực lượng giữ vai trị quan trọng trong mục tiêu cách mạng
và trở thành những độc giả tiềm năng cho dịng báo chí cách mạng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh tự do, dân chủ của nhân
dân Pháp, thực dân Pháp đã ban hành nhiều chính sách nhằm xoa dịu tình hình căng
thẳng trong đó có luật tự do báo chí được ban hành ở Nam Kỳ theo Nghị định của
Toàn quyền Đơng Dương ngày 12/9/19812, song chính quyền thực dân Pháp dựa vào
điều này để ngăn cấm các nội dung cơng kích các việc làm vơ nhân đạo của chúng
1 Đào, D., n.d. Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010). Chính trị Quốc gia. Tr.47
2 Đào, D., n.d. Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010). Chính trị Quốc gia. tr.56


8

mạnh mẽ hơn. Vì vậy, những tờ báo có khuynh hướng chính trị rõ ràng, phản ánh tình
hình xã hội một cách khách quan trong những năm 20 của thế kỷ XX được xuất bản
công khai và hợp pháp và được truyền bá rộng rãi trong dân tộc. Ngược lại báo chí
cách mạnh thì phải hoạt động bí mật, đặt ngồi vịng pháp luật.
Từ năm 1925 đến 1930, dịng báo chí cách mạng, có tờ Thanh niên khẳng định
chỉ có con đường đấu tranh cách mạng mới giải phóng được dân tộc, lực lượng cách
mạng là toàn dân đoàn kết, có chung một ý chí. Báo in được gửi về nước theo đường

dây bí mật và có số lượng ít, nhiều nơi phải tổ chức chép tay thành nhiều bản để truyền
tay nhau đọc. Có thể nói báo Thanh niên đóng vai trị lịch sử quan trọng trong việc
tun truyền và tổ chức ra đời các nhóm cộng sản vào cuối năm 1929 và thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Bên cạnh báo Thanh niên, dòng báo cách
mạng chính trị thời gian đầu cịn có báo Búa Liềm (1929), báo Đỏ của Hồ Tùng Mậu,
Lê Hồng Sơn, Nguyễn Lương Bằng,… Tất cả những tờ báo nhỏ bé, đơn sơ này đều
góp một phần khơng nhỏ mang đến cho quần chúng những hiểu biết sơ khai về chủ
nghĩa Mác – Lênin, về con đường giải phóng dân tộc và niềm tin về một tương lai
tương sáng cho đất nước.
Trong giai đoạn từ 1930 đến 1945, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam
nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung. Trong thời gian này, thực dân Pháp cũng
đã ban hành thêm những chính sách về báo chí, nội dung chủ yếu là tăng thêm thời hạn
ở tù và tiền phạt nếu vi phạm các sắc lệnh để kiềm sốt báo chí trong nước mạnh mẽ
hơn, tăng cường ra lệnh thu hồi giấy phép đối với những tờ báo phê phán và chỉ trích
chính quyền thực dân. Báo chí cách mạng giai đoạn này mang đậm tính giai cấp, xuất
bản bí mật, khơng hợp pháp, thậm chí có thể xuất bản ở trong tù. Một số tờ báo và tạp
chí cách mạng tiêu biểu thời kỳ này có thể kể đến như Dân chúng, Tin tức, Dân,
Nhành Lúa, Đời nay, Tạp chí cộng sản, Cờ giải phóng, Giải phóng, Cứu quốc, Lao
động… Tuy vậy, những tờ báo trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao
nhận thức và củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân và các cán bộ cách mạng về
tương lai của dân tộc. Thời kỳ này đã thực hiện đúng chức năng của báo chí cách
mạng là tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể, đảm bảo quan điểm của Đảng được


9

thấu suốt, khơng để cho một cá nhân, một nhóm nhỏ nào có ý đồ lợi dụng báo chí phục
vụ cho lợi ích riêng biệt của họ.
2.2.2. Báo chí cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mở ra một kỷ nguyên mới trong
lịch sử dân tộc Việt Nam, tạo ra những tiền đề quyết định cho sự nghiệp dành độc lập
dân tộc. Tuy vậy, thể chế chính trị non trẻ của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó
khăn, cùng một lúc ba thứ giặc – giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm đe dọa nền độc
lập mà dân tộc vừa giành lại từ thực dân Pháp. Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta bắt đầu. Trong tình hình đó, hiểu
được vai trị và sức mạnh của báo chí, chính phủ ta đã sớm ban hành những văn bản
phù hợp nhằm quản lý và tổ chức hệ thống báo chí sao cho hiệu quả, chú trọng đến hệ
thống báo chí cách mạng cấp tỉnh, cấp huyện với đối tượng hướng đến là những người
nông dân, bộ đội cách mạng. Báo chí thời kỳ này có trình độ giác ngộ cao, quy tụ
nhiều ngịi bút xuất sắc, nội dung gắn liền với chủ trương, chính sách của Đảng, đấu
tranh trên mặt tư tưởng được đặt lên hàng đầu, thống nhất ủng hộ triệt để nhiệm vụ
kháng chiến, chống kẻ thù ngoại xâm, hướng tới chế độ tự do, công bằng và văn minh.
Các tờ báo nổi bật ở thời kỳ này có thể kể đến như báo Sự thật, Cứu quốc, Nhân dân,
Cộng sản, Thủ đơ,…
Trong suốt tồn cuộc kháng chiến chống Pháp, báo, tạp chí, đài phát thanh đã
bám sát thực tế đời sống và chia sẻ gian khổ, hiểm nguy, là điểm tựa tinh thần đối với
nhân dân, bộ đội, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cuộc kháng chiến, có
sức mạnh to lớn trong việc củng cố niềm tin, động viên, cổ vũ đồng bào chiến sĩ.
Trong điều kiện chiến tranh, nhân sự báo chí cũng bị sụt giảm nghiêm trọng, họ vừa
làm nhiệm vụ thông tin vừa là những chiến sĩ cách mạng thực thụ. Tới năm 1952, cả
nước chỉ còn hơn 50 tờ báo các loại, tuy số lượng giảm nhưng đối tượng hướng đến
được mở rộng, khai thác thơng tin trong và ngồi nước, góp phần động viên tinh thần
kháng chiến của quân và dân ta tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng
chiến.


10


2.2.3. Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống
nhất đất nước
Sau chiến tháng Điện Biên Phủ năm 1953, hịa bình lập lại, hoạt động báo chí
khởi sắc cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Nội dung
phong phú và đối tượng hướng đến đa dạng, đề cao tinh thần lao động, cống hiến xây
dựng và phát triển đất nước, đồn kết vượt qua các khó khăn, thách thức. Đồng thời,
các tờ báo lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Cứu quốc thường xuyên tố cáo tội
ác của Mỹ - Diệm với nhân dân miền Nam nhằm đấu tranh thống nhất đất nước. Năm
1959, trước những cuộc thảm sát ở Chợ Được, Vĩnh Trinh, Phú Lợi,… đã gây lên làn
sóng phẫn nộ trong nhân dân hai miền và dẫn đến phong trào giành lại chính quyền lan
rộng khắp miền Nam.
Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, chính phủ đã có kế hoạch
tun truyền nhân dân đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè cánh tay sai, yêu
cầu các báo lớn tăng cường nâng cao hơn nữa vai trò của một cơ quan ngơn luận, giúp
tồn dân thơng suốt, nắm vững và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và
nhà nước. Tuyên truyền điển hình, nhân điển hình trong phong trào giết giặc lập công,
là chủ đề xuyên suốt nội dung phản ánh cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước với những bản tin được in với cỡ chữ to đậm tạo nên sức
mạnh của thông tin như Tin thắng lớn ở Lộc Ninh (1967), Bắn rơi hai máy bay Mỹ
(1967),… Đặc biệt trong thời kỳ này, có một dịng báo chí cách mạng phát triển ở
miền Nam là những tờ báo tuyên truyền tinh thần dân tộc và chống địch được các nhà
yêu nước xuất bản. Tuy hình thức, tên gọi, phương thức hoạt động khác nhau, song tất
cả đều hướng về mục tiêu chung là thực hiện cương lĩnh của Đảng và nhà nước.
Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã xóa bỏ chế độ thuộc địa kiểu
mới mà đế quốc Mỹ dựng lên ở miền Nam, mở ra một giai đoạn lịch sử mới cho báo
chí Việt Nam với những điều kiện và nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ quan trọng nhất có thể
kể đến là củng cố tình cảm thống nhất đất nước, ơn lại thắng lợi của cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc, về ý nghĩa to lớn và về lòng tin với đường lối lãnh đạo của Đảng,
tái hiện được khơng khí hào hùng, niềm vui chiến thắng và niềm tin về một tương lai
tươi sáng của dân tộc. Bên cạnh đó, các tờ báo lớn còn thực hiện một nhiệm vụ cấp

thiết khác như cổ vũ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng kinh tế trong
thời kỳ mới. Báo chí đã phản ánh khơng khí lao động sơi nổi của nhân dân trong việc


11

khôi phục lại các tuyến đường, các khu công nghiệp, hỉnh trang lại thành phố. Báo chí
khơng ngừng cổ vũ cho nhân dân, nông dân, các tầng lớp tri thức tình nguyện đi xây
dựng các vùng kinh tế mới.
Sau khi đất nước thống nhất, báo chí Việt Nam tuyên truyền cho chủ trương hịa
bình, hữu nghị, mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, tỉnh táo phân
tích tình hình và động viên tinh thần u nước, nhanh chóng bác bỏ những luận điệu
vu khống. Báo chí Việt Nam đã trở thành nguồn động viên tinh thần chiến đấu của
nhân dân, khơng chỉ vậy báo chí cịn phản ánh mn hình vạn trạng của đời sống xã
hội Việt Nam thống nhất, đồng thời có những đóng góp quan trọng đến các hoạt động
của đất nước. Tuy nhiên, bối cảnh mới cũng tạo ra những khó khăn trong hoạt động
báo chí, mặc dù hoạt động thống nhất nhưng vẫn cịn tồn tại hai đường lối hoạt động
báo chí ở hai miền khác nhau do ảnh hưởng của hai hệ ý thức từ giai đoạn trước.
2.3.

Tiểu kết

Có thể khẳng định, báo chí Việt Nam đã bám sát theo từng sự kiện của xã hội,
phản ánh kịp thời, khách quan tới cơng chúng. Q trình phát triển cho thấy sự mở
rộng cả về số lượng, nội dung và cả loại hình báo chí, nâng cao chất lượng. Báo chí đã
trở thành một vũ khí xung kích trên mặt trận chống tiêu cực và cũng là nơi xây dựng
những điển hình kinh tế mới, trở thành người bạn đồng hành của quần chúng nhân
dân. Dù ở trong thời kỳ nào, tiếng nói của báo chí cũng mang một ý nghĩa to lớn trong
tình hình chính trị - xã hội của nước ta. Q trình phát triển của báo chí và báo chí
cách mạng Việt Nam gắn liền với đời sống chính trị - xã hội, phản ánh chân thực và

thực tiễn đời sống nhân dân. Không chỉ vậy sự phát triển của báo chí cịn gắn liền với
sự phát triển văn hóa, thơ ca, phong tục, truyền thống của dân tộc. Báo chí cách mạng
Việt Nam đã trải qua chặng đường gần 100 năm hình thành và phát triển. Một chặng
đường đầy vẻ vang và vinh quang, song cũng không thiếu những khó khăn và hạn chế.
3. Yêu cầu đặt ra với báo chí Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
3.1.

Bối cảnh xã hội

Quá trình chuyển đổi số và hội nhập quốc tế hiện nay đặt ra nhiều thách thức
không chỉ cho báo chí trên thế giới mà báo chí ở nước ta cũng phải đối mặt. Thực tiễn
vận động, phát triển nhanh chóng, đa chiều, phức tạp, khó dự báo của đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa… đã và đang làm nảy sinh những vấn đề cấp bách, đòi hỏi


12

cần có sự thau đổi kịp thời, trung thực và tỉnh táo của báo chí. Trong q trình chuyển
đổi số, ở nước ta xuất hiện nhiều vấn đề mới, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, giải đáp,
như cơ hội và thách thức của Việt Nam cũng như vấn đề bảo đảm an ninh mạng, chống
nạn tin giả, thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí chính thống trong việc cung cấp
thông tin…
3.2.

Yêu cầu đặt ra với báo chí Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, vai trị của báo chí và vị thế của người làm báo được xã
hội đánh giá cao hơn lúc nào hết. Cùng với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội,
nhiệm vụ của báo chí cũng vơ cùng quan trọng. Với tư cách là một ngành, nghề luôn
tiếp xúc sớm nhất, phản ứng nhanh nhạy nhất với mọi biến động xã hội, đồng thời là

một thành phần, một nhân tố hữu cơ của xã hội, của đời sống con người, báo chí chịu
tác động trực tiếp của chuyển đổi số. Thời gian qua, báo chí nước ta phát triển nhanh
về số lượng, cả các ấn phẩm in và điện tử. Bên cạnh những mặt tích cực, như lượng
thơng tin được đưa nhiều hơn, đa dạng, phong phú hơn, thì thực tế cũng cho thấy sự
lặp lại các thông tin diễn ra khá thường xuyên trên các mặt báo, tồn tại nhiều tin giật
gân, câu khách dưới nhiều hình thức khác nhau. Những yêu cầu mới trong bối cảnh
chuyển đổi số cũng đòi hỏi sự đổi mới trong cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động của
các cơ quan báo chí.
Do vậy, các cơ quan báo chí cần xây dựng mơ hình tịa soạn hội tụ và cơ quan
báo chí đa phương tiện, lấy hoạt động xuất bản số làm trung tâm, phân chia nhiệm vụ
của các nhân sự cho phù hợp, có sự thống nhất giữa các bộ phận xuất bản in và điện
tử. Sản xuất nội dung báo chí chất lượng cao, sản xuất báo chí dữ liệu lớn, ứng dụng
cơng nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra các trải nghiệm có giá trị cho cơng chúng báo chí.
Báo chí nước ta cũng cần tận dụng q trình số hóa để có những sản phẩm báo chí chất
lượng, với độ tin cậy cao, tạo những tiện ích tốt nhất cho độc giả trong tiếp cận, sử
dụng thông tin, lan tỏa và chiếm thế chủ động trên không gian thực và khơng gian
mạng, trở thành dịng thơng tin chủ lưu quan trọng nhất trong đời sống xã hội 1. Đặc
biệt cần chú trọng đến mơ hình đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực về báo chí. Các
cơ quan báo chí cũng cần tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo và đào tạo lại nhà báo
1 Tapchicongsan.org.vn. 2022. [online] Available at:
< [Truy cập 4/6/2022].


13

bám sát các yêu cầu của của thị trường, tập trung đào tạo kỹ năng và kiến thức về báo
chí hiện đại như báo chí di động, báo chí dữ liệu, trí tuệ nhân tạo1.
Vấn đề an ninh mạng, an ninh thông tin cũng cần được chú trọng. Cần xây dựng
các giải pháp khuyến khích các cơng ty cơng nghệ tham gia vào thị trường truyền
thông, đặc biệt là cung cấp các giải pháp nhằm đảm bảo an tồn, thơng tin mạng. Tập

trung vào phát triển hạ tầng về trang thiết bị, đặc biệt là các giải pháp thông minh hoặc
ứng dụng trí thơng minh nhân tạo trong báo chí – truyền thơng. Trong đó đặc biệt chú
trọng đối với cơ sở hạ tầng cho các ngành sản xuất nội dung và các sản phẩm báo chí –
truyền thơng đặc thù.

1 Đỗ Thị Thu Hằng, Thị trường báo chí truyền thông Việt Nam: thực trạng và xu hướng phát triển, Tạp chí Lý
luận chính trị và Truyền thơng số tháng 6 và tháng 7 năm 2017. Hà Nội.


14

KẾT LUẬN
Từ những thành tựu và kinh nghiệm thu được qua gần 100 năm tồn tại và phát
triển với những điều kiện đa dạng, ở trong nhiều thời kỳ đặc biệt khó khăn, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam ln hịa mình vào cuộc đấu tranh
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trở thành một bộ phận không thể thiếu để tạo nên
thắng lợi cho đất nước.
Trong bối cảnh thời đại mới, báo chí đứng trước cơ hội và thách thức lớn, báo chí
Việt Nam cần có những bước phát triển nhịp nhàng và vững chắc, chú trọng nâng cao
chất lượng sản phẩm thông tin, trau dồi trình độ để góp phần giữ sự ổn định chính trị
xã hội của đất nước, thắt chặt khối đoàn kết của dân tộc, vun đắp cho sự phát triển
không ngừng của đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 2012. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội: Chính trị Quốc gia, tr.258.
2. Bán nguyệt san Thuộc địa, số ra ngày 10/5/1907
3. Đào, D., n.d. Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010). Chính trị Quốc
gia
4. Đỗ Thị Thu Hằng, Thị trường báo chí truyền thông Việt Nam: thực trạng và xu
hướng phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thơng số tháng 6 và tháng

7 năm 2017. Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Trường, G., 2022. Giáo trình Lịch sử Báo chí. Đại học Quốc gia
6. Nguyễn Khắc Việt Le Việt Nam comtenporian. NXB. Ngoại Văn, Hà Nội,
1981, tr50-75
7. Trường Chinh: Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam – về Văn hóa văn nghệ,
NXB Văn học, Hà Nội, 1985, tr80
8. Tapchicongsan.org.vn. 2022. [online]
< />yeu-cau-dat-ra-voi-bao-chi-trong-boi-canh-chuyen-doi-so.aspx> [Truy cập
4/6/2022].



×