Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho học sinh các trường trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.26 KB, 9 trang )

BÀI TẬP 2: Thuyết minh đề cương nghiên cứu một đề tài dự định sẽ
thực hiện.
1. Tên đề tài
“Đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho học sinh các
trường trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay”.
2. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Ở Bạc Liêu những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
tỉnh, sự cố gắng của đội ngũ thầy cô giáo nên chất lượng học sinh trung học
chuyên nghiệp ngày càng được nâng lên, đa số học sinh có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có lý tưởng cách mạng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất
nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, luôn thi đua phấn đấu học tập
tốt, rèn luyện tốt, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp…Tuy nhiên, do ảnh
hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường nên vẫn còn có những hiện tượng trong
học sinh có sự phai nhạt về lý tưởng cách mạng, lối sống buông thả, lười
biếng, có những hành vi suy đồi về đạo đức, lối sống...
Tình hình trên đây đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng
công tác giáo dục lý luận chính trị cho học sinh các trường trung cấp chuyên
nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung và các trường trung cấp chuyên
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Muốn vậy, trước hết phải đổi
mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho học sinh các trường trung cấp
chun nghiệp ở Bạc Liêu hiện nay.
Đó chính là lý do tôi lựa chọn vấn đề: “Đổi mới cơng tác giáo dục lý
luận chính trị cho học sinh các trường trung học chuyên nghiệp ở tỉnh
Bạc Liêu hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho học sinh các trường trung
học chuyên nghiệp của tỉnh nhà.
1


3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường trung học chuyên nghiệp


ở tỉnh Bạc Liêu.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác giáo dục chính trị cho học sinh
trung học chuyên nghiệp.
- Đối tượng khảo sát: Đề tài chỉ tập trung khảo sát công tác giáo dục
lý luận chính trị cho học sinh chính quy tập trung một số trường trung
học chuyên nghiệp trong tỉnh Bạc Liêu: Trường Trung học Kinh tế - Kỹ
thuật, trường Văn hố Nghệ thuật và trường Cơng nhân kỹ thuật.
Thời gian khảo sát, đánh giá từ Đại hội X của Đảng đến nay.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới công tác tư tưởng nói chung và đổi mới
cơng tác giáo dục lý luận chính trị nói riêng ở nước ta hiện nay, thời gian qua
đã có nhiều cơng trình khoa học đề cập đến vấn đề đổi mới công tác giáo
dục lý luận chính trị với các mức độ và phạm vi khác nhau. Song, việc
nghiên cứu này chỉ ở góc độ chung nhất, mang tính gợi mở chung cho cả
nước nhằm góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác tư
tưởng trước u cầu mới.
Có thể kể đến một số cuốn sách đề cập đến công tác tư tưởng và cơng
tác giáo dục lý luận chính trị, đó là: TS. Trần Thị Anh Đào (2009), “Công
tác tư tưởng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội ; PGS,TS. Trần Thị Anh Đào (Chủ biên) (2010), “Cơng tác giáo dục
lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội; PGS,TS. Lương Khắc Hiếu (Chủ biên) (2008), Nguyên lý cơng tác
tư tưởng tập I, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội; PGS,TS. Phạm Huy Kỳ
(Chủ biên) (2010), Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận
chính trị, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội...
2


Riêng ở tỉnh Bạc Liêu, đã tổ chức nghiên cứu và thực hiện bước đầu
việc đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị.

Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề đổi mới công tác giáo
dục lý luận chính trị cho học sinh các trường trung học chuyên nghiệp ở tỉnh
Bạc Liêu.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: Làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho học sinh các trường
trung học chuyên nghiệp; trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải
pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho học
sinh các trường trung học chuyên nghiệp ở Bạc Liêu trong giai đoạn hiện
nay.
5.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên tôi xác định cần phải hoàn thành những
nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác giáo dục lý luận chính trị
hiện nay.
- Nghiên cứu thực trạng vấn đề đổi mới cơng tác giáo dục lý luận
chính trị cho học sinh các trường trung học chuyên nghiệp ở Bạc Liêu
những năm gần đây.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác
giáo dục lý luận chính trị cho học sinh các trường trung học chuyên
nghiệp ở Bạc Liêu thời gian tới.

3


6. Đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài
Góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới
công tác giáo dục lý luận chính trị nói chung và đổi mới cơng tác giáo dục lý
luận chính trị gắn với ứng dụng phương tiện hiện đại nói riêng.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan thực tiễn q trình đổi mới
hình cơng tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho học sinh trung học
chuyên nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu, đề tài tổng kết một số bài học kinh nghiệm,
đề ra phương hướng và hệ thống các giải pháp cơ bản, phù hợp, khả thi để
tăng cường và nâng cao chất lượng đổi mới công tác giáo dục lý luận chính
trị cho đối tượng là học sinh trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc
Liêu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp luận cứ khoa học cho lãnh đạo
các cấp, các ngành, mà trước hết là căn cứ để lãnh đạo các trường trung học
chuyên nghiệp trong tỉnh Bạc Liêu đề ra những chủ trương, giải pháp tiếp
tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho
học sinh của mình.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập các
vấn đề về đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác
tư tưởng, công tác giáo dục lý luận chính trị; đề tài cịn tiếp thu, kế thừa có
chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học có liên quan.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
4


Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ
yếu là các phương pháp: phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử và một số
phương pháp xã hội học như: thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, quan
sát, điều tra, thống kê, so sánh,...
8. Kết cấu nội dung cần nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài dự

kiến được triển khai theo kết cấu nội dung dưới đây:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về đổi mới cơng tác giáo dục lý luận
chính trị cho học sinh các trường Trung học chuyên nghiệp
1.1 Giáo dục lý luận chính trị và đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính
trị cho học sinh chuyên nghiệp hiện nay
1.1.1 . Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm giáo dục lý luận chính trị
1.1.1.2 Khái niệm cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho học sinh trung học
chuyên nghiệp
1.1.1.3. Khái niệm đổi mới và đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị
1.1.2 Những nội dung đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho học
sinh trung học chuyên nghiệp
1.2.1. Đổi mới nhận thức của chủ thể và đối tượng
1.2.2 Đổi mới nội dung
1.2.3 Đổi mới phương pháp
1.2.4 Đổi mới hình thức
1.2.5 Đổi mới phương tiện
1.1.3 Vai trị của đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho học sinh
các trường trung học chuyên nghiệp
1.1.3.1 Góp phần đổi mới giáo dục - đào tạo
5


1.1.3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho học sinh
trung học chun nghiệp
1.1.3.3 Góp phần hình thành lớp trẻ có phẩm chất, năng lực tốt
Chương 2. Thực trạng đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho
học sinh các trường Trung học chuyên nghiệp tỉnh Bạc Liêu hiện nay
2.1 Những yếu tố tác động đến việc đổi mới công tác giáo dục lý luận
chính trị cho học sinh các trường trung học chuyên nghiệp Bạc Liêu hiện

nay
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên Bạc liêu
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Bạc Liêu
2.2.3 Đặc điểm chủ thể, đối tượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường
trung học chuyên nghiệp Bạc Liêu
2.2.3.1 Vài nét về các trường trung cấp chuyên nghiệp ở Bạc Liêu
2.2.3.2 Đặc điểm chủ thể
2.2.3.3 Đặc điểm đối tượng
2.2 Những kết quả đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho học
sinh chuyên nghiệp Bạc Liêu hiện nay và nguyên nhân
2.2.1 Kết quả và nguyên nhân đạt được trong đổi mới cơng tác giáo dục lý
luận chính trị
2.2.1.1 Kết quả đạt được
2.21.2 Nguyên nhân kết quả
2.2.2 Những hạn chế đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho học
sinh chuyên nghiệp Bạc Liêu hiện nay và nguyên nhân
2.2.2.1 Hạn chế
2.2.2.2 Nguyên nhân

6


Chương 3. Phương hướng và giải pháp đổi mới công tác giáo dục lý
luận chính trị cho học sinh các trường Trung học chuyên nghiệp ở tỉnh
Bạc Liêu hiện nay
3.1 Phương hướng đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho học
sinh các trường trung học chuyên nghiệp ở Bạc Liêu hiện nay
3.1.1 Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị phải được tiến hành đồng
bộ, tồn diện
3.1.2 Đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị phải gắn với chất lượng và

hiệu quả
3.1.3 Phối hơp chặt chẽ chủ thể và đối tượng trong đổi mới cơng tác giáo
dục lý luận chính trị
3.2 Giải pháp đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho học sinh các
trường trung học chuyên nghiệp ở Bạc Liêu hiện nay
3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền của
các trường trung học chuyên nghiệp đối với đổi mới công tác giáo dục lý
luận chính trị
3.2.2 Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy lý luận chính trị
3.2.3 Tăng cường đổi mới hình thức, phương pháp, phương tiện nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị
3.2.4 Phát huy sức mạnh hệ thống chính trị của các trường trung học
chuyên nghiệp trong giáo dục lý luận chính trị
3.2.5 Xây dựng môi trường giáo dục và khơi dậy ý thức tự giác, tích cực chủ
động của học sinh đối với đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị
9. Dự kiến sản phẩm tạo ra và khả năng áp dụng
- Sản phẩm tạo ra là bản luận văn và bản tóm tắc luận văn

7


- Có thể áp dụng trong cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho học
sinh các trường trung học chuyên nghiệp ở Bạc Liêu và các địa phương
khác trong giai đoạn hiện nay
10. Vấn đề có thể cần tiếp tục nghiên cứu
Trong những năm tới, với xu thế đất nước ngày càng đổi mới, phát
triển và hội nhập sâu rộng, hạ tầng kỹ thuật thông tin, truyền thông hiện đại
sẽ được trang bị đồng bộ, rộng khắp thì việc đổi mới cơng tác giáo dục lý
luận chính trị cho học sinh trung học chuyên nghiệp theo hướng ứng dụng
phương tiện hiện đại sẽ trở thành xu thế chung, tất yếu, là nhu cầu xuất phát

từ thực tiễn của tất cả các địa phương trong cả nước. Vấn đề ở chỗ, nhận
thức, tư duy lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của những người đứng
đầu đối với việc đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị theo hướng này
như thế nào; nếu tích cực, chủ động, sáng tạo thì quá trình đổi mới diễn ra
nhanh và ngược lại quá trình đổi mới sẽ diễn ra chậm; tức đồng nghĩa với
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật chậm được phát huy trong lĩnh vực giáo
dục lý luận chính trị, nói cách khác đó là sự lãng phí thời gian, lãng phí
nguồn lực trong khi thực tiễn đang mong chờ.
Qua quá trình nghiên cứu, thâm nhập sâu vào thực tiễn sử dụng các
hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục lý luận chính trị cho học sinh
trung học chuyên nghiệp ở Bạc Liêu, đã gợi mở thêm một số hướng nghiên
cứu mới như: vấn đề sử dụng phương pháp khi áp dụng các hình thức giáo
dục lý luận chính trị găn với ứng dụng phương tiện hiện đại; vấn đề nâng cao
chất lượng, hiệu quả các hình thức giáo dục lý luận chính trị ứng dụng
phương tiện hiện đại cụ thể… Tuy nhiên, do giới hạn về đối tượng khảo sát
và thời gian nghiên cứu chưa cho phép triển khai giải quyết thấu đáo các vấn
đề đó. Mong rằng sẽ có nhiều cơng trình nghiên cứu tiếp theo đề cập sâu đến
những vấn đề quan trọng và có ý nghĩa này.
8


9



×