Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

THs quan hệ công chúng QUẢNG bá PHIM VIỆT NAM CHIẾU rạp TRÊN MẠNG xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 117 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Có thể nói, 5 năm trở lại đây, với sự ra đời của các rạp chiếu hiện đại,
đạt tiêu chuẩn quốc tế, và sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty kinh doanh
trong lĩnh vực phát hành và phổ biến phim... đã giúp cho thị trường điện ảnh
Việt Nam ngày càng sôi động và phát triển nhanh về doanh thu với tốc độ lên
tới 30 - 40%/ năm…
Theo đó, tổng doanh thu từ các phịng vé năm 2014 đạt khoảng 83 triệu
USD, đến năm 2015, Việt Nam lọt vào danh sách thị trường điện ảnh "hơn
100 triệu USD". Tỷ suất tăng trưởng từ doanh thu bán vé phim của Việt Nam
cũng được xếp cao nhất trong số 13 thị trường điện ảnh "nóng" trên thế giới.
Trong bối cảnh ấy, nhiều người làm phim Việt Nam đã có những thành
cơng đầy ấn tượng. Mỹ nhân kế doanh thu đạt 52 tỉ, Tèo em doanh thu đạt 80
tỉ đồng, Cô dâu đại chiến 2 doanh thu 40 tỉ đồng, Long ruồi trong một tháng
thu được 42 tỉ đồng, Quả tim máu trong 10 ngày thu 55 tỉ đồng, Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh được đầu tư 20 tỉ thu về 80 tỉ đồng… Dẫn đầu danh sách
hiện nay là Em là bà nội của anh (2015) với doanh thu vào khoảng 102,3 tỷ
đồng.
Để có được những thành công ấn tượng như vậy, nhà sản xuất các phim
này không chỉ quan tâm tới nội dung nghệ thuật, tính hấp dẫn của bộ phim mà
cịn rất chú trọng tới quảng bá, truyền thông cho phim, quan tâm tới thời điểm
ra phim cũng như đối tượng khán giả. Một nền điện ảnh phát triển thì khơng
thể thiếu việc sử dụng một cách chuyên nghiệp hiệu quả của truyền thông,
marketing để quảng bá cho phim. Thực tế hàng chục năm phát triển của các

1


nền điện ảnh thế giới cũng như tại Việt Nam thời gian gần đây đã minh chứng


cho điều này.
Nhưng không phải bộ phim nào đầu tư nhiều cho truyền thông, quảng
bá cũng đem lại kết quả tốt, doanh thu cao, đơn cử như các bộ phim được PR
rầm rộ với kinh phí khơng nhỏ như “Truy sát”, “Già gân, găng tơ và mỹ
nhân”, “Vòng eo 56”… Vậy làm sao để Điện ảnh Việt Nam thu hút và hấp
dẫn người xem hơn, làm sao để Điện ảnh Việt Nam không thua trên sân nhà là
câu hỏi lớn đang đặt ra.
Những năm gần đây, cách thức quảng bá cho bộ phim đã có nhiều thay
đổi. Nếu như 4 năm trước, chi phí P&A (in ấn và quảng cáo) trung bình cho 1
bộ phim chiếm khoảng 70% chi phí sản xuất thì ngày nay tiền quảng cáo đều
được chi với mức “khủng” và có khi cịn vượt xa so với số tiền làm ra bộ
phim. Và trong đó, kênh mạng xã hội rất được chú trọng, bởi lẽ 74% người
dùng trên các nền tảng như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn hay
Pinterest ở độ tuổi 18-65. Điều này cho phép các chuyên gia marketing sử
dụng chúng để dễ dàng tiếp cận những đối tượng khách hàng tiềm năng.
Truyền thông xã hội đem lại lợi nhuận cho các nhà làm phim dựa trên khả
năng tương tác với khán giả cũng như tốc độ lan truyền. Nói cách khác, nếu
có thể thuyết phục cộng đồng mạng bình luận về những gì liên quan đến bộ
phim của bạn, lượng khán giả tiềm năng sẽ xem nó trong tương lai chắc chắn
cũng tăng theo.
Trước thực trạng nêu trên, đề tài “Quảng bá phim Việt Nam chiếu rạp
trên mạng xã hội” được thực hiện nhằm khái quát việc quảng bá phim trên
kênh mạng xã hội đang được các nhà sản xuất và phát hành phim Việt sử
dụng những năm gần đây. Từ đó rút ra những bài học nhằm khắc phục hạn

2


chế và đề xuất những khuyến nghị trong việc quảng bá để điện ảnh Việt Nam
có nhiều sản phẩm được cơng chúng đón nhận hơn. Đặc biệt, tác giả luận văn

đang là cán bộ phịng truyền thơng – marketing của công ty BHD Media –
đơn vị sản xuất, phát hành phim và sở hữu chuỗi rạp chiếu phim lớn tại Việt
Nam. Do vậy, những nghiên cứu trong luận văn này sẽ giúp ích trực tiếp cho
cơng việc của chính tác giả và đồng nghiệp, là những người ln phải tìm tịi,
sáng tạo để hoạt động truyền thơng, quảng bá phim Việt Nam chiếu rạp đạt
2.

hiệu quả cao nhất.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mạng xã hội là một trong những phương tiện truyền thông mới và thu
hút nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông trên thế
giới.
Năm 2007, Giáo sư Boyd (Giảng viên trường đại học California –
Berkeley Hoa Kỳ) và Giáo sư Ellison (Đại học Michigan – Hoa Kỳ) trình bày
trong bài viết “Mạng xã hội – định nghĩa, lịch sử ra đời và các vấn đề liên
quan” đăng trên tạp chí Truyền thơng máy tính năm 2007 đã đề xuất hệ thống
lý luận về mạng xã hội với nhiều hướng tiếp cận mới. Cuốn “The language of
New Media” – tạm dịch Ngôn ngữ của phương tiện tryền thông mới (Lev
Manovich, 2008, MIT Public) đã chỉ ra đặc điểm của những loại hình phương
tiện truyền thông mới và sự vận hành của các phương tiện truyền thông mới.
Trong cuốn sách “Mark Zuckerberg – Hiệu ứng Facebook và cuộc cách
mạng toàn cầu của Mạng xã hội” xuất bản năm 2011 của tác giả David
Kirkpatrick đã nghiên cứu quá trình phát triển, những bước tiến trong việc
hoàn thiện và tác động tới nhân loại của mạng xã hội Facebook.
Cuốn “New Media” tạm dịch “Phương tiện truyền thông hiện đại”
(Paul Levinson, 2012, Penguin Academics) bàn đến các phương tiện truyền
thông mới như Facebook, Twitter, Youtube, Wikipedia… ngày càng phát triển
lớn mạnh như thế nào. Còn cuốn sách “Likeable Social Media – Bí quyết làm
hài lịng khách hàng, tạo dựng thương hiệu thông qua Facebook và các mạng
3



xã hội khác” của tác giả Dave Kerpen ra mắt năm 2013 đã đưa ra quy trình
xây dựng một thương hiệu thông qua 18 chiến lược, giúp thương hiệu trở nên
hấp dẫn thông qua mạng xã hội.
Cuốn sách “11 quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu trên internet”
của tác giả Laura Ries cũng mang đến những kiến thức và kinh nghiệm tronng
việc xây dựng thương hiệu trong môi trường Internet.
Các cuốn sách “Quy luật mới của PR và tiếp thị” của David Meerman,
“PR theo kiểu Mỹ” của Robert L.Dilenscheiner và “E-rich 2.0” của Scott Fox
cũng đã mở ra cho các doanh nghiệp, tổ chức hướng tiếp cận công chúng
thông qua internet và mạng xã hội.
Tại Việt Nam, mạng xã hội chỉ mới du nhập trong vòng mười năm gần
đây
nhưng nó cũng đã khiến nhiều người chú ý và quan tâm, có nhiều nghiên cứu
cũng như những bài báo viết về sức manh của mạng xã hội trong thời đại
truyền
thông đa phương tiện. Có thể kể đến một số cuốn sách có bàn đến khía cạnh
truyền thơng, PR và mạng xã hội ở cả góc độ lý luận và thực tiễn tiêu biểu
như PR Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp của tác giả Đinh Thị Thúy
Hằng (Nhà xuất bản Lao động Xã Hội, Hà Nội, 2009); Truyền thông lý thuyết
và kỹ năng cơ bản của tác giả Nguyễn Văn Dững & Đỗ Thị Thu Hằng (Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012), Báo chí và mạng xã hội của tác
giả Đỗ Chí Nghĩa, Đinh Thị Thúy Hằng (Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà
Nội, 2014), Mạng xã hội với giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh của tác giả
Nguyễn Thị Hậu (Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh,
2013)… Trong khi các tác phẩm như “PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề
nghiệp” của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng hay “Truyền thông – lý luận và kỹ
năng cơ bản” do PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên cung cấp hệ thống lý


4


luận và khái niệm về truyền thông, quan hệ công chúng, các cách thức
phương tiện truyền thơng cơ bản thì các tác phẩm như “Mạng xã hội với giới
trẻ Thành phố Hồ Chí Minh” của TS. Nguyễn Thị Hậu và “Báo chí và mạng
xã hội” do TS. Đỗ Chí Nghĩa chủ biên đã cung cấp cơ sở thực tiễn về truyền
thơng trong bối cảnh hiện đại, trong đó có đề cập đến truyền thông mạng xã
hội.
Một số đề tài luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo chuyên đề
cũng nghiên cứu về mạng xã hội.Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu
Quỳnh, khóa QH – 2003 - X, Khoa Báo chí và Truyền thơng, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Trào lưu
mạng xã hội tại Việt Nam” (Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở
Việt Nam: Vietspace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!360). Khóa luận này chủ
yếu mới nghiên cứu việc tham gia vào mạng xã hội của giới trẻ và những
người sử dụng Internet thường xuyên tại Việt Nam qua 3 mạng xã hội thu hút
sự quan tâm của nhiều người Việt Nam: Vietspace, Cyworld Việt Nam và
Yahoo!360. Khóa luận đã đánh giá được những vấn đề hệ quả và hệ lụy của
mạng xã hội, đề xuất giải pháp phát triển, mơ hình lý tưởng cho một mạng xã
hội tại Việt Nam.
Khố luận tốt nghiệp của sinh viên Ngơ Lan Hương khóa QH – 2006 X,
Khoa Báo chí và Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải thơng
tin
trong lĩnh vực văn hố - giải trí”. Khóa luận này tập trung vào việc nghiên
cứu q trình đưa – tiếp nhận thơng tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí lên các
5



trang mạng xã hội nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay trong
phạm vi 2 trang mạng xã hội chủ yếu: Facebook và Twitter. Kết quả khóa luận
đã đưa ra những đánh giá và kết luận mang tính định hướng trong việc phát
triển mạng xã hội nhằm khai thác một cách tối đa hiệu quả của nó trong việc
lan truyền thơng tin trên lĩnh vực văn hóa – giải trí.
Đề tài nghiên cứu: “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ” là một
trong những đề tài nghiên cứu toàn diện hệ thống về những tác động của
mạng xã hội đến giới trẻ nhóm cơng chúng của báo chí, ở khía cạnh những
thay đổi về lối sống, cách thức thu thập và truyền tải thông tin cũng như
những quan niệm về truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng của giới
trẻ.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thùy Linh (Học viện Báo chí và
tuyên truyền, 2013) với đề tài “Nghiên cứu công cụ mạng xã hội Việt Nam:
khảo sát Facebook, Zing Me, Webtretho”, luận văn “Một số kinh nghiệm sử
dụng mạng xã hội trong các chiến dịch truyền thơng tích hợp của doanh
nghiệp” – tác giả Nguyễn Thị Anh Ngọc (2012), luận văn Nghiên cứu công
chúng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Linh (2013);
luận văn Ứng dụng mạng xã hội (facebook) trong việc quảng bá thương hiệu
doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam của tác giả Phan Thị Thu
Ngân (2013), luận văn “Sử dụng mạng xã hội trong công tác truyền thông của
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”, “Hoạt động truyền thông của các ban nhạc
Rock Việt Nam trên Facebook của tác giả Hà Thúy Hằng (2013), “Sử dụng
Facebook trong hoạt động truyền thông của các tổ chức phi chính phủ ở Việt
Nam của tác giả Lê Thị An Sơn (2014)… cũng đã đưa ra và giải quyết được
một số vấn đề liên quan đến truyền thông, xây dựng thương hiệu qua mạng xã

6



hội Facebook. Tuy nhiên chưa có đề tài nào liên quan đến việc ứng dụng
mạng xã hội trong lĩnh vực điện ảnh.
Về đề tài điện ảnh, cũng có một số nghiên cứu, tác phẩm có thể kể đến
như: Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích yếu tố quảng cáo trong các tác phẩm
điện ảnh Mỹ ra mắt trong các rạp Việt Nam trong thời gian gần đây” của học
viên Vũ Thanh Hương (Học viện Ngoại Giao, 2016), “Quảng bá hình ảnh Việt
Nam qua điện ảnh” của tác giả Bùi Ngọc Điệp (Học viện báo chí và tun
truyền, 2017) thơng qua khảo sát các phim điện ảnh Việt Nam tham gia Liên
hoan phim Quốc tế từ năm 1986 đến 2015, luận văn nhấn mạnh vai trò và chỉ
ra những hạn chế hiện nay trong hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước qua
điện ảnh của Việt Nam.
Về vấn đề truyền thông, quảng bá phim ảnh, cũng có khá nhiều tư liệu,
bài báo nhắc đến, ví dụ như các bài báo nước ngồi: “How Social Media Is
Changing the Way Movies are Promoted” (tạm dịch: Mạng xã hội đã thay đổi
cách quảng bá phim như thế nào?) đăng trên Mashable Asia, “10 films with
amazing marketing campaigns” (tạm dịch: 10 bộ phim với chiến dịch
marketing tuyệt vời) đăng trên Burningred Studio, đến các bài báo tiếng Việt
như: “Hé lộ những chiêu trò PR của phim Việt” (VOV), “Phim Việt doanh thu
khủng – chất lượng hay chiêu trò?” (Zing)…
Tuy nhiên những tư liệu, bài báo này mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận
định, đánh giá một số cách thức PR phim hiện nay, cũng như đưa ra một số
phương pháp thúc đẩy việc truyền thông quảng bá phim ảnh thông qua các
phương tiện truyền thông; chứ chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực tiếp về
“Quảng bá phim Việt Nam chiếu rạp trên mạng xã hội”, đặc biệt là khảo sát
sâu và tìm ra được thành cơng của những phim có doanh thu cao hiện nay. Vì
vậy đề tài này sẽ khơng trùng lặp với các cơng trình đã được cơng bố. Những

7



tài liệu nêu trên sẽ giúp ích cho tác giả trong việc tham khảo để thực hiện đề
tài khoa học này.
3.
3.1.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa làm rõ một số vấn đề lý luận và khảo sát, đánh
giá việc sử dụng mạng xã hội trong quảng bá phim Việt Nam chiếu rạp, tác
giả luận văn đề xuất một số giải pháp mang tính tham khảo để hoạt động
truyền thơng, quảng bá phim ảnh Việt đến với đông đảo công chúng hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nhắc đến ở trên, khóa luận cần
hồn thành các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
-

Hệ thống hóa lý luận về quảng bá phim Việt Nam chiếu rạp trên mạng xã hội.

-

Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, đánh giá việc quảng bá
phim Việt Nam chiếu rạp (ra mắt năm 2016-2017) trên mạng xã hội.

-

Đề xuất những giải pháp trong việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá phim
Việt Nam chiếu rạp hiện nay.


4.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là hoạt động quảng bá phim Việt

4.2.

Nam chiếu rạp trên mạng xã hội Facebook.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi ba bộ phim Việt Nam chiếu rạp bao

4.

5.

gồm “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”, “Vệ Sĩ Sài Gòn”, “Em chưa 18”.
Thời gian khảo sát: từ năm 2016-2017.
Phạm vi khảo sát: trên mạng xã hội Facebook.
Phương pháp nghiên cứu

8


Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về
truyền thông, quảng bá, mạng xã hội… nhằm phân tích, đánh giá hoạt động
quảng bá của các phim Việt Nam chiếu rạp trên mạng xã hội.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
-


Phương pháp phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích, tổng hợp những
thông tin thực tế, tài liệu thứ cấp để làm rõ các chiến dịch truyền thông quảng
bá phim Việt Nam và những điểm cịn hạn chế của nó.

-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích thơng tin từ những nguồn tài liệu
sẵn có (sách báo, tài liệu, Internet…), vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết
hóa các vấn đề khảo sát được.

-

Phỏng vấn các nhân viên truyền thông trực tiếp quản trị kênh mạng xã hội của
các bộ phim Việt Nam và dùng bảng hỏi khảo sát công chúng với mục đích
nhằm làm sáng tỏ các hoạt động, những ý kiến đóng góp để việc quảng bá
phim Việt Nam được hiệu quả hơn.

6.
6.1.

6.2.

Đóng góp của luận văn
Về lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận về truyền thông, quảng bá sản
phẩm trên mạng xã hội.
Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực và hữu
dụng cho các đơn vị sản xuất và phát hành phim Việt Nam như BHD, Galaxy,

Skyline, Golden Media, Saigon Media, MVP, Early Risers và công ty VAA…
và các rạp chiếu phim để có những chiến dịch quảng bá phim Việt Nam thu
hút công chúng hơn.

9


Ngồi ra, việc lựa chọn đề tài trên cịn gắn với chuyên ngành học viên
đang theo học là Quan hệ công chúng, đồng thời liên quan đến lĩnh vực điện
ảnh mà học viên đang làm việc.
7.

Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương và 9 tiết.

Chương I: Một số vấn đề lý luận về quảng bá phim Việt Nam chiếu
rạp trên mạng xã hội
1.1.
1.1.1.

Tổng quan về mạng xã hội
Khái niệm mạng xã hội
Cụm từ “mạng xã hội” là cụm từ rất quen thuộc đối với người sử dụng
Internet hiện nay. Nếu tìm kiếm từ khóa “mạng xã hội” trên cơng cụ tìm kiếm
Google, sẽ cho ra 913,000 kết quả trong 0,66 giây. Khái niệm mạng xã hội là
một khái niệm rộng lớn. Do đó, có nhiều tranh luận cũng như định nghĩa khác
nhau về mạng xã hội. Dưới đây là một số góc nhìn khác nhau:
Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược trường
Đại học Toronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các tổ

chức cá nhân lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội”. Theo cách định nghĩa
đơn giản này thì mạng xã hội là một hệ thống những mối quan hệ giữa con
người với con người thơng qua một mạng máy tính.
Trong cuốn sách Social Network Sites: Definition, History and
Scholarship (Mạng xã hội: Định nghĩa, Lịch sử và Học thuật) hai tác giả

10


Danah M.Boyd và Nicole B.Ellison cho rằng: “Trang mạng xã hội và dịch vụ
dựa trên nền tảng web cho phép cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hoặc
bán công khai trong một hệ thống giới hạn, thiết lập rõ rang danh sách các
người dùng mà họ có thể chia sẻ một kết nối, hoặc duyệt và nghiên cứu hồ sơ
của những người khác trong hệ thống. Tính chất, tên gọi của các kết nối có
thể thay đổi từ trang này sang trang khác”.
Trong luận văn tiến sĩ Online Social Networks: Measurement, Analysis
and Applications to Distriputed Information Systems (Mạng xã hội trực tuyến:
Đo lường, Phân tích và Các ứng dụng hệ thống thông tin phân tán), tiến sĩ
Alan E.Mislove khẳng định : “Một mạng xã hội trực tuyến là một hệ thống
mà người dùng sử dụng các hồ sơ bán cơng khai hoặc hồn tồn cơng khai để
thiết lập các mối quan hệ của mình. Mạng xã hội trực tuyến phục vụ cho
nhiều mục đích nhưng có ba vai trị chính phổ biến trên tất cả các trang web.
Đầu tiên, mạng xã hội được sử dụng để duy trì và tăng cường các mối quan hệ
hiện có, hoặc tạo những quan hệ xã hội mới. Thứ hai, mạng xã hội trực tuyến
được sử dụng để mỗi thành viên đăng tải lên thơng tin của chính mình. Thứ
ba, mạng xã hội trực tuyến được sử dụng để tìm kiếm các nội dung mới, thú
vị bằng cách chọn lọc, đề xuất những nội dung đã tải lên bởi người sử dụng”.
Theo từ điển Bách Khoa Online Wikipedia: “Mạng xã hội (tên đầy đủ
là mạng xã hội trực tuyến) là một đại diện tiêu biểu của Web 2.0. Mạng xã hội
tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng chia sẻ thơng tin

một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý, xây dựng nên
một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung
và những giá trị của xã hội”.
Trong chương 1, Nghị định 97/2008/NĐ-CP, điều 3, khoản 14 định
nghĩa về mạng xã hội như sau: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ
cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ,

11


lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch
vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn (forum), trị chuyện trực tuyến (chat) và các
hình thức tương tự khác”.
Một định nghĩa khác cũng được nhiều người chú ý đó là định nghĩa của
PGS.TS Vũ Duy Thông: “Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thực thể truyền
thông trên Internet với nhau thành từng cụm mạng nhỏ hơn theo sự liên kết tự
nguyện không phân biệt thời gian, khơng gian”. Theo định nghĩa này thì mạng
xã hội là sự kết hợp tự nguyện giữa các blog, website của cá nhân, nhóm cá
nhân có cùng mối quan tâm, cùng chung sở thích.
Tổng hợp, xâu chuỗi các định nghĩa, khái niệm trên về mạng xã hội, tác
giả đưa ra một định nghĩa về mạng xã hội như sau: Mạng xã hội là một sản
phẩm của thế hệ web 2.0, có chức năng như một xã hội ảo, thông qua
Internet, cho phép người dùng xây dựng một hồ sơ công khai hoặc bán công
khai để lưu trữ và chia sẻ thông tin cá nhân. Người dùng mạng xã hội có thể
kết nối và chia sẻ với những thành viên khác có chung sở thích, đặc điểm, nhu
cầu, nơi ở hay học vấn… thơng qua các tính năng như kết bạn, trị chuyện,
chia sẻ ảnh, bài viết, video…
1.1.2.



Lịch sử ra đời:
Trên thế giới:
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995 với sự ra đời của
trang Classmate.com với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện
của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn theo sở thích.
Đầu những năm 2000, các trang mạng xã hội dùng để tìm kiếm bạn bè
phát triển hơn, đáng chú ý nhất trong số đó là Friendster. Friendster tập trung
vào việc cho phép những người bạn-của-bạn-bè có thể làm quen và tìm hiểu
lẫn nhau. Friendster hoạt động chính dựa vào người dùng và có tới 3 triệu
người dùng tham gia ngay trong 3 tháng đầu tiên. Trung bình cứ 126 người

12


dùng internet thì có một người có mặt ở đây. Tuy nhiên sự phát triển quá
nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải
mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên.
Chỉ một năm sau thì MySpace ra mắt và nhanh chóng thu hút được
người dùng Internet. Phiên bản đầu tiên của MySpace chỉ được thiết kế trong
vòng đúng 10 ngày, nhưng với tính năng nhúng phim ảnh, MySpace đã hút
gần hết thành viên cũ của Friendster, thậm chí cịn có nhiều lượt xem hơn cả
Google.
Năm 2004, Facebook ra mắt. Ban đầu đây là địa chỉ dành cho sinh viên
đại học kết nối và chia sẻ. Ngay sau khi ra đời tại trụ sở trường đại học danh
tiếng Harvard, Facebook đã có tới 19.500 sinh viên đăng kí trong tháng đầu
tiên. Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến
với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép thành viên tạo ra những
công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng.
2005, Youtube – mạng xã hội video cho phép người dùng tự do upload
và chia sẻ video với gia đình và bạn bè xuất hiện và tạo nên một tiếng vang

lớn trong cộng đồng những người dùng Internet.
Năm 2006, tiểu blog Twitter ra đời, kịp thời ghi dấu ấn quan trọng
trong quá trình phát triển mạng xã hội. Việc Tweets 140 ký tự khiến nó trở
thành cơng cụ cho phép cá nhân có thể truyền đạt thơng tin một cách nhanh
chóng và dễ dàng đến với một nhóm lớn. Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây
người dùng Twitter đăng lên 3.283 thông điệp. Đây cũng là năm Facebook
vượt mặt MySpace để trở thành mạng xã hội số một thế giới. Cả hai đều trở
nên phổ biến hơn hẳn vượt mặt người tiền nhiệm Friendster.
Năm 2011, Google+ một mạng xã hội với đầy đủ tính năng của Google
được ra mắt rầm rộ. Người dùng Google+ đánh giá cao khả năng nhóm các
danh sách liên lạc vào một đoạn khác nhau (thường gọi là Vòng) và giao tiếp

13


với nhau qua cơng cụ chat Video có tên là Hangouts. Năm 2012, mạng xã hội
hình ảnh đồ họa Pinterest cán mức 10 triệu người dùng, phát triển nhanh hơn
bất cứ trang web độc lập nào khác.
Hiện nay, các trang mạng xã hội mới vẫn không ngừng tăng, nhưng
người dùng hầu như tập trung ở các trang lớn như Facebook, Youtube,
Instagram, Twitter, Myspace…[20]


Tại Việt Nam:
Mạng xã hội phát triển khá muộn màng tại Việt Nam, khi mà những
năm 2005-2008, các trang blog cho phép chia sẻ nội dung thông tin và hình
ảnh đơn giản mới xuất hiện như Yahoo! 360. Đến tháng 7/2009, Yahoo!360
chính thức đóng cửa, một số mạng xã hội của Việt Nam như Zing Me, Yume,
Tầm tay, Go.vn vốn đã xuất hiện từ trước đó nhưng chưa được chú ý, nay
cũng được nhiều người dùng lựa chọn để cố gắng chuyển các bài viết trên

Blog 360 sang lưu trữ. Với những nỗ lực kết hợp việc viết blog với đăng tải
hình ảnh, nhạc, video, game trực tuyến, giao đoạn 2009-2010, các mạng xã
hội made in Việt Nam này cũng đã có lúc sở hữu hàng triệu users. Tuy nhiên,
các trang mạng xã hội Việt Nam nhanh chóng bị Facebook vượt mặt, đây
cũng là xu thế tất yếu của các nước Châu Á trước làn sóng mạnh mẽ của
Facebook.
Theo công bố của Facebook và được We Are Social tổng hợp, đến
tháng 7/2017, số người dùng tại Việt Nam đạt 64 triệu, chiếm 3% trên tổng số
hai tỷ thành viên trên Facebook. Trong khi đó, hồi tháng 1/2017, Việt Nam có
45 triệu người sử dụng Facebook và đứng thứ 9 toàn cầu. TP HCM nằm trong
top 10 thành phố có số người truy cập lớn nhất, tăng từ 9,7 triệu thành viên
hồi đầu năm lên 14 triệu vào tháng 7.

14


1.1.3.


Đặc điểm của mạng xã hội Facebook và hoạt động truyền thơng trên
Facebook
Đặc điểm của mạng xã hội Facebook
Tính liên kết cộng đồng:
Mạng xã hội giúp mở rộng phạm vi liên kết cộng đồng mà không bị
giới hạn về không gian và thời gian. Nhờ có mạng xã hội, con người có thể
kết bạn với nhau chỉ bằng một cú click chuột. Một cá nhân có thể dễ dàng gửi
lời mời kết bạn với nhiều người ở những địa điểm khác nhau, hoặc có thể
tham gia vào những nhóm có cùng chung sở thích từ đó xây dựng những mối
quan hệ bền vững. Mạng xã hội Facebook có thể coi là một điển hình thể hiện
tính liên kết cộng đồng khi Facebook liên tục đưa ra những gợi ý kết bạn cho

người dùng (có cùng chung một vài người bạn). Facebook cũng thường xuyên
gợi ý cho người dùng những trang, những nhóm hội có cùng chung sở thích,
đặc điểm nếu như người dùng đã từng thể hiện việc tìm kiếm những vấn đề
liên quan trên Internet. Ví dụ như người dùng vừa tìm kiếm “đồng hồ đeo tay”
thì chỉ ít phút sau, trên facebook của họ sẽ tràn ngập gợi ý về các nhóm cộng
đồng “Những người u thích đồng hồ đeo tay” hoặc những trang bán hàng
“Đồng hồ đeo tay thời trang”…
Tính đa phương tiện:
Mạng xã hội hoạt động dựa trên nguyên lí hoạt động của Web 2.0 với
rất nhiều ứng dụng và tiện ích. Chỉ cần một vài thao tác đăng ký đơn giản,
mỗi người sử dụng Internet đều có thể tạo cho mình một tài khoản mạng xã
hội – mở ra một không gian riêng để thoải mái đăng tải hình ảnh, chia sẻ clip,
viết ghi chú – nhật ký, nghe nhạc, chơi game, kết bạn mới, duy trì những mối
quan hệ có sẵn…
Tính tương tác:

15


Ngày nay, con người sử dụng mạng xã hội như là một công cụ kết nối
không thể thiếu. Việc kết nối giữa người này với người kia tạo ra tính tương
tác, cụ thể là sự trao đổi thông tin, ý kiến giữa những người cùng tham gia
mạng xã hội. Tính tương tác thể hiện rất rõ thông qua việc thông tin được
truyền đi và ngay sau đó nhận được phản hồi của người nhân. Ví dụ như khi
một người đăng tải một trạng thái lên mạng xã hội, người đó sẽ gần như ngay
lập tức nhận được tương tác phản hồi: yêu thích, giận giữ, buồn bã và cả
những chia sẻ rất chi tiết của “bạn bè”. Người đó cũng có thể trả lời từng câu
hỏi, cảm xúc của bạn bè, tạo nên một cuộc nói chuyện hoặc tranh luận rất dài,
thu hút thêm nhiều tương tác khác.
Tính truyền tải và lưu giữ thông tin:

Hầu hết các mạng xã hội đều có chức năng viết bài, tải video, chia sẻ
ảnh nhưng mỗi trang mạng xã hội lại có khả năng đăng tải, lưu trữ với các
dung lượng khác nhau. Ví dụ như mạng xã hội Facebook, người dùng có thể
dễ dàng đăng tải và lưu trữ các bức ảnh đẹp, phân chia vào thành từng album
riêng; cập nhật hoặc chia sẻ các đường link, các clip tuy nhiên chất lượng của
từng ảnh, clip sẽ tự động bị giảm, khơng cịn được đẹp như ảnh gốc. Còn
mạng xã hội Youtube, người dùng có thể đăng tải video khơng giới hạn số
lượng nhưng lại giới hạn về độ dài của video để tránh tranh chấp bản quyền.


Đặc điểm của hoạt động truyền thơng trên Facebook
Truyền thơng trên Facebook có khả năng lan tỏa nhanh chóng
Các tính năng của Facebook như viết bài đăng, share, like, giúp cho sự
kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng facebook được thúc đẩy ở mức
tối đa. Chỉ bằng cách bấm Yêu thích, Trái tim, Phẫn Nộ hoặc Buồn hoặc share
(chia sẻ) mà không cần phải bình luận hay ý kiến, các thành viên đã có thể thể
hiện sự đồng tình hay quan tâm của họ đối với bài đăng trên facebook. Cứ

16


như thế, chỉ trong tích tắc, tốc độ lan truyền của bài viết sẽ vượt qua mọi
khoảng cách về không gian và địa lý.
Đặc biệt, facebook được tải miễn phí và chạy ứng dụng trên hầu hết các
phương tiện truyền thơng có kết nối mạng. Từ những chiếc điện thoại thơng
minh, máy tính bàn, máy tính bảng người sử dụng đều có thể dễ dàng kết nối
và truy cập facebook. Do đó mức độ tiếp cận và lan tỏa thơng tin rất cao khiến
cho người dùng gần như không thể không vào facebook mỗi ngày để cập nhật
thông tin.
Truyền thông trên Facebook có tính tương tác cao (tính cập nhật liên

tục)
Giống như ưu điểm của các phương tiện truyền thông mới, tính tương
tác của Facebook thể hiện rất rõ thơng qua việc đối tượng tiếp nhận truyền
thơng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phản hồi bình luận về các bài đăng thơng
qua gửi bình luận (comment), like, share hoặc gửi tin nhắn riêng cho người
viết bài. Các tính năng của facebook cho phép các thành viên đã liên kết với
nhau có thể kết nối, chia sẻ phản hồi thơng tin nhanh gọn tiện lợi nhất, từ đó
thúc đẩy sự liên kết cộng đồng.
Truyền thơng trên Facebook có thể sửa/biên tập/đăng/xóa nội dung
Các tài liệu truyền thống trước đây khi đã in ấn và xuất bản thì khơng
thể sửa và biên tập mà chỉ có thể đính chính và sửa lại ở những bản in sau. Do
vậy rất cần phải cẩn thận trong khâu rà soát và biên tập lại nội dung thơng tin
truyền thơng. Trong khi đó, với Facebook, các trạng thái hay bài đăng được
đăng tải lên trang hồn tồn có thể chỉnh sửa, thêm bớt dễ dàng. Quản trị viên
của Fanpage cịn có thể cập nhật hình ảnh tin tức mới hàng giờ để tăng tính
thời sự, giúp cho người u thích trang có thể theo dõi tin hấp dẫn liên tục.
Truyền thông trên Facebook đa dạng, phong phú, nhiều chiều

17


Mỗi ngày “hơn trăm triệu người trên thế giới chia sẻ thơng tin với nhau
bằng nhiều hình thức như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video… đã làm cho
lượng thơng tin trên truyền thông xã hội trở nên vô cùng đa dạng và phong
phú”. Người dùng facebook có thể dễ dàng tìm đọc những thơng tin mà mình
quan tâm thơng qua việc kết bạn hoặc theo dõi những người nổi tiếng, những
trang kênh tin tức, những trang quảng bá sản phẩm dịch vụ mà mình u
thích. Các cơng ty, thương hiệu có thể sáng tạo những nội dung phong phú
hấp dẫn, đa phong cách để tiếp cận các nhóm đối tượng khách hàng khác
nhau, nhằm gây được thiện cảm tối đa với nhóm khách hàng.

Ở góc độ của người quản trị viên Facebook, tất cả các thông tin bài
đăng, ảnh, video đều được lưu trữ miễn phí để có thể dễ dàng tìm kiếm, sử
dụng lâu dài phục vụ cho việc phát triển thương hiệu, sản phẩm của mình.
Truyền thơng trên facebook giúp phân loại và chọn lọc nhóm đối tượng
truyền thơng đích
Với các trang Fanpage của doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm,
người quản trị có thể nắm bắt được một số dữ liệu như độ tuổi, giới tính, vùng
miền, sở thích của đối tượng quan tâm đến fanpage; tần suất, thời gian truy
cập vào fanpage ở dạng biểu đồ theo thời gian, từ đó người quản trị có thể kịp
thời điều chỉnh và thay đổi các chiến dịch, nội dung thông tin sao cho hấp dẫn
hơn. Với các chỉ số Page Insigh về nhân khẩu học này, người quản trị có thể
điều hướng các quảng cáo của fanpage đến những đối tượng có khả năng mua
hàng/u thích/quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu của mình. Từ đó fanpage
tạo ra tệp khách hàng trung thành, sẵn sàng chi tiền cho thương hiệu.

18


Page Insight của trang fanpage rạp chiếu phim BHD Star Cineplex

Truyền thơng trên Facebook có chi phí hợp lý so với hiệu quả mang lại
Facebook là miễn phí khi cài đặt và sử dụng. Những người đi đầu trong
việc sử dụng facebook để gây dựng thương hiệu cá nhân thông qua việc đăng
tải những nội dung thu hút sự quan tâm của người đọc, hồn tồn có thể trở
nên nổi tiếng trên mạng xã hội một cách nhanh chóng. Với lượng bạn bè và
người theo dõi trên facebook cá nhân đơng đảo, họ khơng hề mất phí để dễ
19


dàng gây dựng lòng tin và quảng bá những sản phẩm, công ty thương hiệu của

họ. Sau này rất nhiều công ty đã phải trả tiền để thuê những người có ảnh
hưởng trên mạng xã hội (được gọi là KOLs – Key Opinion Leaders) quảng
bá, giới thiệu thương hiệu cho mình.
Cịn với các Fanpage, ngồi việc xây dựng nội dung thu hút, quản trị
viên còn phải trả một khoản tiền cho Facebook để các bài viết của mình tiếp
cận được nhiều người hơn, thu hút nhiều người yêu thích hơn. Chi phí này
nếu đem so với các chi phí quảng bá truyền thống như pano áp phích, truyền
hình, báo chí, diễu hành roadshow, tổ chức sự kiện thì có phần thấp hơn và
lượng tiếp cận đơng đảo, nhanh chóng hơn.

Chi phí quảng cáo trên trang fanpage BHD Star Cineplex

20


Nói về các đối tượng có thể sử dụng để truyền thông trên Facebook, tác
giả Dave Kerpen, một thành viên chủ chốt của Likeable Social Media viết
rằng: “Facebook là mạng xã hội giữ vị trí số một trên tồn cầu… Facebook
gồm ba đối tượng: hồ sơ cá nhân, nhóm và trang”.
-

Hồ sơ cá nhân (Profile): Đây là cách thức mà mỗi cá nhân đăng ký tài khoản
dịch vụ này xác định bản thân người đó và tương tác với những người khác.
Khi hai hồ sơ cá nhân kết bạn với nhau, họ sẽ có quyền truy cập vào dịng
thơng tin của người còn lại. Khi hai cá nhân kết nối trên Facebook, họ trở

-

thành bạn bè của nhau.
Nhóm (Group): Nhóm có thể bắt đầu và tham gia bởi bất kỳ cá nhân nào, bất

kỳ chủ đề hoặc mối quan tâm nào. Một chức năng tuyệt vời của Nhóm trên
facebook là truyền thông nội bộ giữa các thành viên. Người dùng có thể dễ
dàng theo dõi các chủ đề mình quan tâm nhờ vào hệ thống thông báo cập nhật
liên tục ngay khi có thêm bình luận mới, có người tương tác với bình luận của

21


bạn. Nhóm có thể cơng khai, riêng tư hoặc bí mật để đảm bảo người dùng
-

không bị chia sẻ hoạt động ra bên ngoài.
Trang (Page): thường chỉ đến các Fanpage (trang người hâm mộ) hoặc
Bussiness Page (trang kinh doanh) có xu hướng đại diện và là tiếng nói của
cơng ty, tổ chức, chính phủ, thương hiệu, người nổi tiếng hoặc các nhân vật
được công chúng quan tâm khác. Trên nền tảng Facebook các doanh nghiệp
xây dựng một thương hiệu có trách nhiệm, rõ ràng, minh bạch và thu hút đối
với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Có thể nói, sự ra đời của Facebook đã đem lại một làn gió mới cho hoạt
động truyền thơng, quảng bá, giúp cho thương hiệu, sản phẩm, tổ chức đến
gần hơn với công chúng hơn bao giờ hết.
Phương thức quảng bá trên Facebook:
Trong cuốn sách Bí quyết làm hài lịng khách hàng và tạo dựng thương
hiệu thơng qua Facebook thì “Hiện nay Facebook là một trong những trang
mạng phổ biến nhất trên thế giới. Với 750 triệu người sử dụng, hàng ngàn
người đăng ký mới mỗi ngày cùng vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng của Alexa,
các doanh nghiệp đều nhận thấy rằng nếu quảng cáo trên Facebook thì sẽ có
số lượng khách hàng tiềm năng ghé thăm rất lớn thay vì những chiến lược PR
khác tốn kém hơn rất nhiều”.
Theo thống kê, nghiên cứu của tác giả, nhiều công ty lớn đã xem việc

sử dụng Facebook là một hình thức quảng bá chính thơng như Coca-Cola,
Sony Pictures, BlockBuster, tờ New York Times và Verizon.
Có thể phân loại phương thức truyền thông, quảng bá thương hiệu trên
Facebook thành hai loại:

-

Quảng cáo miễn phí: Sử dụng các cơng cụ sẵn có của Facebook như trang cá
nhân, nhóm, các ứng dụng mà Facebook cung cấp cho người dùng để tạo ra
những giá trị nội dung hấp dẫn.

22


-

Quảng cáo tính phí: Quảng cáo tính phí trên Facebook có các hình thức chính:
Tăng số lượng người quan tâm tới bài viết (Post Engagement) Là hình thức
quảng cáo hiển thị bài viết lên trang news feed của những đối tượng đã được
khoanh vùng mục tiêu, bài viết sẽ bao gồm hình ảnh, nội dung. Với quảng cáo
bài viết, ngồi thu hút lượng tương tác như like, share, comment thì hình thức
quảng cáo này cịn gián tiếp thu hút thêm lượng fan cho page của doanh
nghiệp. Phương thức tính phí sẽ là CPC, nghĩa là tính phí theo lượt nhấp
chuột vào quảng cáo; Quảng cáo thu hút lượng fan cho page, những fan này
sẽ là những người like page khi thấy quảng cáo của doanh nghiệp xuất hiện.
Hình thức quảng cáo Facebook này phù hợp với các doanh nghiệp đang có
nhu cầu quảng bá thương hiệu; Quảng cáo quảng cáo cài đặt ứng dụng: Việc
quảng cáo cài đặt ứng dụng trên Facebook dường như đã quá phổ biến, các
nhà phát triển ứng dụng ngày càng tìm đến với Facebook nhiều hơn. Những
mẫu quảng cáo như thế này sẽ có một nút kêu gọi người xem tải ngay, chơi

ngay, sử dụng ngay ứng dụng. Khác với những hình thức cịn lại thì ngồi tính
phí theo CPC thì quảng cáo app cịn có cách tính phí theo CPI; Quảng cáo
mời tham gia sự kiện: hiện nay thì các sự kiện được tổ chức online trên mạng
xã hội Facebook khơng cịn là điều gì đó q xa lạ nữa. Những quảng cáo như
thế này cũng nhằm mục đích khuyến khích người xem tham gia và tương tác
với sự kiện. Cách thức tính phí quảng cáo theo lượng nhấp chuột CPC.
Công cụ quảng bá trên Facebook:
Theo khảo sát của Dave Kerpen “năm yếu tố cập nhật trạng thái thu hút
người dùng nhất trên Facebook là: Ảnh, video, đường dẫn, câu hỏi, ứng dụng
tương tác (bảng hỏi, quà tặng, trò chơi…).
Khi người sử dụng Facebook kết bạn với nhau, mỗi người có thể nhìn
thấy những thơng tin cá nhân của người kia với hình ảnh, video hay bất cứ thứ
gì liên quan. Người sử dụng cũng được thông báo mọi hoạt động của bạn

23


mình trên Facebook thơng qua bảng tin (News feed). Bên cạnh đó, tính năng
xây dựng Page trên Facebook cũng là một công cụ vô cùng hữu hiệu khi cho
phép doanh nghiệp, tổ chức, thương hiệu tương tác với khách hàng của mình
một cách nhanh chóng và thân thiện.
1.2.

Tổng quan về phim Việt Nam chiếu rạp

1.2.1.

Khái niệm phim chiếu rạp
Phim chiếu rạp (hay còn gọi là Phim điện ảnh) là phim nhựa được làm
để chiếu tại rạp, để phân biệt với phim video sử dụng băng hay đĩa và thường

dùng cho truyền hình. Phim Việt Nam chiếu rạp được hiểu là phim điện ảnh
được sản xuất bởi đội ngũ nhà làm phim, diễn viên đa phần là người Việt
Nam, sử dụng ngơn ngữ tiếng Việt trong phim, để trình chiếu tại Việt Nam là
chủ yếu.
Khơng khó để phân biệt phim điện ảnh và phim truyền hình. Ở Việt
Nam khi mọi người ra rạp thì họ chỉ có thể xem những bộ phim điện ảnh, cịn
khi bật Tivi lên họ lại có thể xem được cả phim điện ảnh lẫn phim truyền
hình. Nhưng những bộ phim điện ảnh khi được chiếu trên truyền hình thì sẽ bị
thay đổi 1 chút để cho giống phim truyền hình. Đó là khung hình trên và dưới
sẽ được kéo giãn ra tối đa thể phủ lấp những khoảng đen của phim điện
ảnh(người ta thường gọi là màn ảnh rộng và màn ảnh nhỏ). Cịn có thể phân
biệt qua cách quay phim. Phim truyền hình có những góc quay riêng của nó,
nhưng đa số là lập lại giống nhau, cịn phim điện ảnh đơi khi có những góc
quay đặc biệt, sáng tạo. Phim truyền hình có giá thành rẻ hơn phim điện ảnh
chiếu rạp nhiều lần do công nghệ – kỹ thuật chế tác đơn giản, gọn nhẹ và
nhanh hơn.

1.2.2.

Lịch sử của phim Việt Nam chiếu rạp

24


Điện

ảnh

Việt


Nam là

tên

gọi

ngành công

nghiệp sản

xuất phim của Việt Nam từ 1923 đến nay. Điện ảnh bắt đầu du nhập vào Việt
Nam từ cuối thập niên 1890, nhưng mãi đến năm 1923 mới xuất hiện
bộ phim đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện.
Từ năm 1925 xuất hiện những hãng phim Việt Nam, có những bộ phim Việt
Nam hợp tác với nước ngoài.
Sau năm 1975, miền Bắc và miền Nam thống nhất kéo theo những thay
đổi của điện ảnh Việt Nam. Tại Sài Gòn, trước khi được đổi tên, những nhà
làm phim miền Bắc được tiếp nhận những trang thiết bị, máy móc kỹ thuật
của miền Nam. Họ cùng với những nghệ sĩ của miền Nam như các đạo
diễn Lê Mộng Hoàng, Lê Hoàng Hoa... các diễn viên Thẩm Thúy Hằng, Kim
Cương, Nguyễn Chánh Tín, Lý Huỳnh... hợp thành một đội ngũ làm phim
đông đảo. Đề tài làm phim cũng đa dạng. Ngoài những phim về Chiến tranh
Việt Nam, cũng có những phim nói về đề tài đô thị miền Nam. Trong giai
đoạn này, điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minhđóng vai trị quan trọng trong nền
điện ảnh Việt Nam.
Ngoài 350 rạp chiếu phim, điện ảnh cịn được phố biến nhờ 1.400 đội
chiếu bóng lưu động. Đề tài chính của điện ảnh Việt Nam giai đoạn này vẫn là
cuộc chiến tranh vừa kết thúc. Sang thập niên 1980, đề tài làm phim đã thực
sự đa dạng. Từ tháng 4 năm 1975 đến năm 1985, điện ảnh Việt Nam đã thực
hiện 149 bộ phim truyện ra mắt cơng chúng. Mỗi năm cịn trung bình 12 phim

hoạt hình và nhiều phim tài liệu.
Đến cuối thập niên 1980, khi Việt Nam bước sang giai đoạn Đổi
mới thì điện ảnh rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Những năm trước, trong thời
kỳ bao cấp, các hãng phim được nhà nước cấp kinh phí để sản xuất phim,
khâu phát hành phim do cơ quan khác quản lý. Đây là một trong những lý do
làm giảm chất lượng phim. Thời kỳ này, sự cắt giảm ngân sách của Nhà nước

25


×