Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

AN NINH TRUYỀN THÔNG tội phạm xâm phạm an ninh mạng và phân loại tội phạm an ninh mạng tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.98 KB, 19 trang )

Chủ đề: Tội phạm xâm phạm an ninh mạng và phân loại tội phạm an
ninh mạng
1. Khái niệm
a. Tội phạm là gì?
Theo Bộ luật Hình sự đã sửa đổi năm 2015 thì tội phạm được định nghĩa là:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Theo quy định tại Điều 8 của Bộ luật Hình sự căn cứ vào tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm
được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
b. Tội phạm xâm phạm an ninh mạng là gì?
Các tội xâm phạm an ninh mạng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, xâm hại sự
tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân thơng qua cơng cụ chính là
Internet.
Tội phạm xâm phạm an ninh mạng là các đối tượng xâm nhập bất hợp pháp
và lấy cắp, sửa đổi, phá hoại dữ liệu, dùng dữ liệu lấy được để thực hiện các hành
vi xâm phạm an ninh quốc gia, chiếm đoạt tài sản, phá hoại, phát tán thơng tin
thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, đời tư…, với các thủ đoạn sử dụng kỹ
thuật tấn công chủ động (Active Attack) và tấn công thụ động (Passive Attack);
tấn công lợi dụng lỗ hổng bảo mật hoặc lừa người sử dụng (Social Engineering),
để xâm nhập bất hợp pháp. Hiện nay, hành vi tấn công phổ biến nhất là lừa người
sử dụng để cài backdoor, trojan.



Tội phạm an ninh mạng
Từ nhận thức lý luận trên, có thể đưa ra khái niệm:
“Tội phạm xâm phạm an ninh mạng là những hành vi vi phạm pháp luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng thiết bị kỹ thuật số, mạng
máy tính làm công cụ, tấn công trái pháp luật vào website, cơ sở dữ liệu, máy tính,
mạng máy tính một cách cố ý hoặc vô ý, hoặc sử dụng thiết bị kỹ thuật số, mạng
máy tính, để thực hiện các hành vi phạm tội khác, xâm phạm đến an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, gây nguy hiểm cho xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức và của công dân”.
c. So sánh khái niệm tội phạm và tội phạm xâm phạm an ninh mạng
Tiêu chí so sánh
Khái niệm

Tội phạm
Là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vơ ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền,

Tội phạm xâm phạm an
ninh mạng
Là những hành vi vi phạm
pháp luật hình sự, do
người có năng lực trách
nhiệm hình sự sử dụng
thiết bị kỹ thuật số, mạng
máy tính làm cơng cụ, tấn



thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hố, quốc phịng, an ninh,
trật tự, an tồn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự
do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa

công trái pháp luật vào
website, cơ sở dữ liệu,
máy tính, mạng máy tính
một cách cố ý hoặc vô ý,
hoặc sử dụng thiết bị kỹ
thuật số, mạng máy tính,
để thực hiện các hành vi
phạm tội khác, xâm phạm
đến an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội, gây
nguy hiểm cho xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức và của công
dân

Để thực hiện các hành vi phạm Để thực hiện các hành vi
tội, tội phạm sử dụng nhiều
phạm tội, thủ phạm sử
hình thức: dùng vũ khí ưu
dụng thiết bị kỹ thuật số
hiếp; tấn cơng, lừa đảo, chiếm và mạng máy tính làm
đoạt…
cơng cụ xâm phạm đến lợi
ích chính đáng của cá
Phải tổ chức lực lượng, trực
nhân, pháp nhân… Loại
tiếp hành động…; để lại dấu
tội phạm này phải có sự
vết
trợ giúp của khoa học
cơng nghệ, đặc biệt là
những thành tựu của cơng
nghệ thơng tin.

Hình thức

Đối tượng chính

Có thể ngồi một chỗ tấn
cơng vào bất cứ chỗ nào
trên thế giới.
Để lại rất ít dấu tích, khó
bị phát hiện.
Các quốc gia, tổ chức, cá
nhân sử dụng CNTT


Đa dạng; bất cứ là tổ chức, cá
nhân nào cũng có thể là mục
tiêu của các loại tội phạm.
d. So sánh khái niệm tội phạm công nghệ cao và tội phạm an ninh mạng

Tiêu chí
so sánh
Khái

Tội phạm cơng nghệ cao
Là nhóm hacker sử dụng kỹ

Tội phạm xâm phạm an ninh
mạng
Là những hành vi vi phạm pháp luật


niệm

thuật công nghệ cao để đánh
cắp thông tin, dữ liệu nhằm
mục đích riêng gây ảnh
hưởng nguy hại tới người
khác.

hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự sử dụng thiết bị kỹ
thuật số, mạng máy tính làm cơng
cụ, tấn công trái pháp luật vào

website, cơ sở dữ liệu, máy tính,
mạng máy tính một cách cố ý hoặc
vơ ý, hoặc sử dụng thiết bị kỹ thuật
số, mạng máy tính, để thực hiện các
hành vi phạm tội khác, xâm phạm
đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội, gây nguy hiểm cho xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức và của công dân

Như vậy, tội phạm sử dụng cơng nghệ cao về cơ bản có cùng nội hàm với tội
phạm xâm phạm an ninh mạng, nhưng rộng hơn, cịn bao hàm cả một số loại tội
phạm khơng sử dụng phương thức tấn cơng, xâm nhập mạng máy tính để gây án
(thuộc Điều 226b) gồm: một số thủ đoạn lừa đảo trong thương mại điện tử, huy
động vốn tín dụng, nhắn tin lừa đảo và sử dụng mạng máy tính, điện thoại di động
để thực hiện các loại tội phạm “truyền thống” như buôn bán ma túy, truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy, xâm phạm tình dục trẻ em, đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng,
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...
2. Mục đích của tội phạm xâm phạm an ninh mạng
Mục đích chính của loại tội phạm xâm phạm an ninh mạng là xâm nhập bất
hợp pháp và lấy cắp, sửa đổi, phá hoại dữ liệu, dùng dữ liệu lấy được để thực
hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, chiếm đoạt tài sản, phá hoại, phát
tán thơng tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, đời tư…, với các thủ
đoạn sử dụng kỹ thuật tấn công chủ động (Active Attack) và tấn công thụ động
(Passive Attack); tấn công lợi dụng lỗ hổng bảo mật hoặc lừa người sử dụng
(Social Engineering), để xâm nhập bất hợp pháp. Hiện nay, hành vi tấn công phổ
biến nhất là lừa người sử dụng để cài backdoor, trojan.
3. Đặc trưng của tội phạm xâm phạm an ninh mạng



Đặc điểm chung của tội phạm xâm phạm an ninh mạng: là có phương
thức, thủ đoạn gây án, phạm vi gây án, đối tượng bị xâm hại và mục đích gây án
về cơ bản giống nhau trên toàn thế giới. Thủ phạm gây án có thể ngồi một chỗ
tấn cơng vào bất kỳ nơi nào trên thế giới, không xuất đầu lộ diện, chỉ để lại rất
ít dấu vết (là những chứng cứ điện tử, rất khó phát hiện, thu thập, rất dễ bị tiêu
hủy), thời gian gây án thường rất ngắn, tính quốc tế hóa rất cao. Vì vậy, cơng tác
điều tra thường phải có sự phối hợp với cảnh sát các nước, để truy tìm nguồn
gốc tấn cơng và thủ phạm, tránh bị ngắt quãng, mất dấu vết (thủ phạm thường
truy cập qua nhiều proxyserver đặt tại nhiều nước khác nhau, trước khi truy cập
vào server của người bị hại để che giấu địa chỉ IP, sử dụng phần mềm để tạo IP
giả như Socks, TOR). Vì vậy, tất cả hành vi xâm nhập xuất phát từ nước ngoài
vào Việt Nam và những hành vi từ Việt Nam tấn cơng vào cơ sở dữ liệu ở
nước ngồi, đều phải bị xử lý theo Bộ luật Hình sự Việt Nam.
4. Phân loại tội phạm xâm phạm an ninh mạng
Các hành vi của tội phạm xâm phạm an ninh mạng trong lĩnh vực CNTT rất
đa dạng và phức tạp. Các hành vi này cũng phát triển, thay đổi không ngừng cùng
với sự phát triển của CNTT và truyền thông. Bộ luật hình sự Việt Nam sửa đổi năm
2009 tuy chưa quy định khái niệm Tội phạm xâm phạm an ninh mạng, nhưng có
thể phân loại tội phạm này vào 5 nhóm hành vi theo 5 tội như sau:
1)Nhóm hành vi phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại
cho hoạt động của mạng máy tính, thiết bị số qua mạng máy tính hoặc bằng các
phương thức khác theo Điều 224 Bộ Luật hình sự (là loại tội phạm có cấu thành
vật chất):
“Phát tán, lan truyền các chương trình virus, chương trình tin học có tính năng
gây hại” là hành vi truyền đi các chương trình tin học có tính năng gây hại thơng
qua mạng máy tính hoặc khơng thơng qua hệ thống mạng máy tính, mà bằng các
phương pháp, phương tiện khác, như cài trực tiếp từ USB, nhắn tin qua điện thoại
di động... Chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy
tính, thiết bị số được hiểu là có chức năng lây lan (virus, worm), phá hủy, thay đổi,
lấy trộm dữ liệu (phần mềm gián điệp, malware, keylogger, sniffer), lập cửa hậu



(backdoor), điều khiển bí mật (trojan điều khiển từ xa), tấn công từ chối dịch vụ
DDOS...
Gây hậu quả nghiêm trọng tại khoản 1 Điều 224 là gây thiệt hại về vật chất
có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. Gây hậu quả rất nghiêm trọng
tại khoản 2 Điều 224 là gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ 200 triệu đồng đến
dưới 500 triệu đồng. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại khoản 3 Điều 224 là
gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
2)Nhóm hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thơng, mạng internet, thiết bị số theo Điều 225 Bộ luật hình sự (là
loại tội phạm có cấu thành vật chất) gồm:
aNhóm hành vi tự ý xố, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu
của thiết bị số là những hành vi sử dụng (hoặc không sử dụng) các công cụ (thiết
bị, phần mềm) truy cập (hacking) vào website, máy tính, cơ sở dữ liệu của mạng
máy tính và thực hiện các hành vi phá hoại, như xóa một phần hoặc tồn bộ, thay
đổi, mã hóa dữ liệu đang tồn tại trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số (của máy
tính, mạng máy tính, các thiết bị lưu trữ, điện thoại di động...), xóa hoặc sửa đổi
phần mềm, gây rối loạn hoạt động của máy tính, mạng máy tính.
bNhóm hành vi ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số, gồm:
- Hành vi tấn công từ chối dịch vụ (DDOS-Botnet) là cách tấn công làm tắc
nghẽn đường truyền, làm cho người sử dụng không thể truy cập vào trang web bị
tấn công. Mỗi website có một dung lượng nhất định, băng thơng (bandwidth) và tải
(load: số lượng truy cập được xử lý đồng thời) nhất định, tùy thuộc vào gói dịch
vụ và sức mạnh của server. Số lượng truy cập vào website càng nhiều, thì tải của
server càng tăng và băng thơng càng cạn. Lợi dụng điều này, hacker sử dụng
phương pháp gọi là tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), theo nguyên lý gửi liên tục
nhiều gói tin vào một website, khiến cho webserver quá tải hoặc bị cạn băng thông.
Do đó, người sử dụng khơng thể truy cập vào website được nữa.

- Hacker có thể dùng thủ đoạn tấn cơng (hacking) từ trong hoặc từ ngoài vào
cơ sở dữ liệu, sử dụng virus, backdoor, sniffer, phần mềm điều khiển từ xa và can


thiệp vào hoạt động bình thường của phần mềm hệ thống, phá hoại dữ liệu, làm tê
liệt hoạt động của mạng máy tính, website, cơ sở dữ liệu.
- Hành vi sử dụng các thủ đoạn và công nghệ để lấy cắp, chiếm đoạt tên miền
(domain), làm gián đoạn truy cập vào domain, hướng người truy cập vào trang web
của hacker. Cơ sở dữ liệu của trang web không bị xâm phạm, phá hoại, mà chỉ bị
cách ly khỏi tên miền.
cNhóm hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng
máy tính, thiết bị số là những hành vi lợi dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, để
tấn cơng máy tính và mạng máy tính, sẽ có thể xảy ra trong tương lai, ví dụ lợi
dụng cơng nghệ điện tốn đám mây, cơng nghệ di động, cơng nghệ vệ tinh tấn công
website, cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng an ninh, quân sự...
Gây hậu quả nghiêm trọng tại khoản 1 Điều 225 là gây thiệt hại về vật chất có
giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. Gây hậu quả rất nghiêm trọng tại
khoản 2 Điều 225 là gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới
500 triệu đồng. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại khoản 3 Điều 225 là gây
thiệt hại về vật chất có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
3)Nhóm hành vi sử dụng hoặc đưa trái phép thông tin lên mạng internet,
mạng viễn thơng theo Điều 226 Bộ luật hình sự (là loại tội phạm có cấu thành vật
chất), gồm:
a)
Nhóm hành vi đưa lên mạng internet những thông tin trái với quy định
của pháp luật (trừ những trường hợp đã được quy định tại Điều 88 - tuyên truyền
chống nhà nước và Điều 253- truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy).
b)
Nhóm hành vi mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc
cơng khai hố những thơng tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng internet, mà khơng được phép của chủ
sở hữu. Phổ biến nhất là các hành vi sử dụng máy tính, mạng máy tính để lấy cắp
thơng tin bí mật nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp, thông tin thẻ ngân hàng và đưa
lên mạng, để mua, bán, cơng khai hóa, thu lợi bất chính, xâm hại an ninh quốc gia.
Ngồi ra, hacker thường lấy cắp thơng tin của cá nhân, tổ chức, để cơng khai hóa
trên mạng hoặc quấy rối, thậm chí tống tiền.


Gây hậu quả nghiêm trọng tại khoản 1 Điều 226 là gây thiệt hại về vật chất có
giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín
của cơ quan, tổ chức dẫn đến gây rối loạn và làm đình trệ hoạt động của cơ quan,
tổ chức. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng tại điểm d
khoản 2 Điều 226 là gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên
hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức dẫn đến việc cơ quan, tổ chức
bị xâm phạm giải thể hoặc phá sản.
4)Nhóm hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính hoặc thiết bị số
của người khác theo Điều 226a Bộ luật hình sự là những hành vi cố ý vượt qua
cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, lợi dụng lỗ hổng bảo mật, sử dụng quyền quản trị
của người khác hoặc bằng các phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng
máy tính hoặc thiết bị số của người khác, sau đó thực hiện các hành vi: chiếm
quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay
đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ. Những hành vi
truy cập bất hợp pháp phổ biến nhất là: lợi dụng lỗ hổng bảo mật như SQL
Injection, để tấn công deface, truy cập và sửa đổi dữ liệu; cài đặt sniffer, malware,
keylogger, spyware vào máy tính, mạng máy tính, để lấy và sử dụng account và
password của administrator, truy cập vào hệ thống server để phá hoại; truy cập qua
mạng nội bộ LAN, WAN, VPN; truy cập qua lỗ hổng bảo mật của các website sử
dụng chung server của ISP, làm cầu nối tấn cơng đích. Đây là loại tội phạm có cấu
thành hình thức, có nghĩa là định lượng và định tính về hậu quả khơng có ý nghĩa
cho việc định tội. Chỉ cần người gây án thực hiện một hành vi của mặt khách quan,

thì tội phạm này được coi là đã hồn thành.
Những tình tiết tăng nặng qui định tại Điều 226a là:
- Thu lợi bất chính lớn tại điểm c khoản 2 Điều 226a là có giá trị từ 20 triệu
đồng đến dưới 100 triệu đồng.
- Thu lợi bất chính rất lớn tại điểm c khoản 3 Điều 226a là có giá trị từ 100
triệu đồng trở lên.
- Gây hậu quả nghiêm trọng tại điểm d khoản 2 Điều 226a là gây thiệt hại về
vật chất có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.


- Gây hậu quả rất nghiêm trọng tại điểm d khoản 3 điều 226a là gây thiệt hại
về vật chất có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên.
5)Nhóm hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc thiết bị số thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản theo Điều 226b Bộ luật hình sự, gồm nhiều loại hành vi chiếm
đoạt tài sản, được thực hiện bằng các thủ đoạn sử dụng mạng máy tính hoặc thiết bị
số, để tấn cơng vào máy tính, mạng máy tính trộm cắp dữ liệu và sử dụng dữ liệu
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Đây là loại tội phạm có cấu thành hình thức,
chỉ cần người gây án thực hiện một hành vi của mặt khách quan, thì tội phạm này
được coi là đã hồn thành và khơng phụ thuộc vào giá trị tài sản đã bị chiếm đoạt.
Trong trường hợp này, pháp luật vẫn công nhận quyền chiếm hữu về mặt pháp lý
của chủ sở hữu, cho dù họ không trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản. Kẻ chiếm đoạt
đã thực hiện hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm lấy, nắm giữ, quản lý, sử dụng,
định đoạt tài sản của người khác trái pháp luật, gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu,
người quản lý hợp pháp gồm:
a)
Nhóm hành vi (sử dụng nhiều thủ đoạn tấn cơng máy tính, mạng máy
tính khác nhau) trộm cắp thơng tin cá nhân, thơng tin thẻ ngân hàng và sử dụng
thông tin này, để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản: mua hàng trên mạng,
chuyển tiền qua tài khoản khác hoặc qua các loại tiền ảo, trả tiền đánh bạc, cá độ
bóng đá qua mạng (card absent), các hành vi làm giả thẻ ngân hàng, sử dụng những

thẻ giả này, để thanh tốn hàng hóa dịch vụ (card present), rút tiền từ máy ATM...,
chiếm đoạt tiền của chủ thẻ.
b)
Nhóm hành vi truy cập bất hợp pháp (bằng nhiều thủ đoạn như
hacking, sử dụng backdoor, phần mềm gián điệp điều khiển từ xa, sử dụng account
và password lấy cắp...) xâm nhập vào tài khoản của tổ chức, cá nhân, để chiếm
đoạt tiền.
c)
Nhóm hành vi sử dụng dữ liệu trộm cắp, tung tin đồn thất thiệt, lừa
đảo bằng email để lấy account và password, chứa đường links đính kèm virus,
trojan…, nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Những tình tiết tăng nặng qui định tại Điều 226b là:
- Điểm đ khoản 2 điều 226b qui định việc gây hậu quả nghiêm trọng là khi
gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;


- Điểm b khoản 3 điều 226b qui định gây hậu quả rất nghiêm trọng là gây
thiệt hại về vật chất có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ 500 triệu đồng;
- Điểm b khoản 4 Điều 226b qui định gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là
gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên.
- Điểm b khoản 2 Điều 226b qui định phạm tội nhiều lần là từ 2 lần trở lên và
chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự.
- Điểm b khoản 2 Điều 226b qui định phạm tội có tính chất chun nghiệp,
khi có đủ các tình tiết: phạm tội theo Điều 226b 5 lần trở lên, nếu chưa hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích; người phạm tội
khơng có nghề nghiệp hoặc lấy tài sản thu nhập bất chính, do phạm tội mà có, làm
nguồn sống chính.
Bên cạnh phân loại tội phạm xâm phạm an ninh dựa vào 5 nhóm hành vi theo
5 tội của Bộ Luật Hình sự Việt Nam sửa đổi năm 2015 thì người ta còn phân loại

tội phạm xâm phạm an ninh vào hoạt động thực tế của chính đối tượng là tội phạm
xâm phạm an ninh mạng, Bao gồm:
a. Tấn công bằng phần mềm gián điệp diện rộng
Ví dụ: Vụ tình báo mạng TQ lấy cắp dữ liệu:
+ Tháng 4/2012, hacker Hardcore Charlie lấy của Công ty CEIEC và chia sẻ
trên Internet tệp tin của Việt Nam. Giải mã tệp tin, có hai folder
“MOFA_VIETNAM_PT1”;“MONRE_VIETNAM_PT1” chứa tài liệu nội bộ,
bị nhúng 2 virus mới và 2 virus phổ biến Poison Ivy RAT và Enfal/Lurid.
+ Poison Ivy RAT: keylogger nhận lệnh từ www.ollay011.zyns.com đặt tại
Mỹ.
b. Tấn công APT – thủ đoạn nguy hiểm
+ Trojan APT tấn công nhằm một mục tiêu cụ thể (tăng 40% năm)
+ Tấn công lừa đảo, thân thiện, dai dẳng


+ Không phát tán rộng rãi, để tránh bị phát hiện và bị phần mềm diệt virus vơ
hiệu hóa.
+ Lập trình tinh vi, hoạt động ở chế độ ẩn, điều khiển từ xa, cập nhật lệnh
mới, Chống Antivirus

Vòng đời của một q trình tấn cơng APT
+ Hacker lấy cắp email nội bộ, gửi kèm file “.doc” tới nhân viên trong mạng LAN,
gắn kèm Backdoor khai thác lỗ hổng CVE-2010-3333 (MS10 - 087) Microsoft
Office
+ Backdoor có 3 chức năng:
* kết nối với CC server ctymailinh.vicp.cc có IP 182.242.233.53 để
download 4 trojan, lấy cắp dữ liệu, ghi bàn phím và chụp ảnh màn hình:
* Lưu file vào thư mục %temp%;
* Chạy file vừa được download về.
c. Tấn công smartphone



+ 09/2016 Việt Nam có 47.3 triệu người sử dụng internet, 40 triệu người dùng
Facebook, 143 triệu thuê bao DĐ, 40% là smartphone.
+ Facebook: nội dung cập nhật đồng thời trên tất cả thiết bị cùng tài khoản
+ Ứng dụng lưu ảnh trực tuyến (Dropbox, Photostream của iOS): tự động tải ảnh
lên máy chủ, và tải về mọi thiết bị có chung tài khoản.
+ Xu hướng cơng nghệ hậu PC: smartphone tăng mạnh: dùng email, forum, mạng
xã hội, lướt web, thương mại điện tử, ít quan tâm bảo mật.
+ Khi chuyển nhượng, cho, tặng smartphone phải gỡ bỏ tài khoản icloud, tránh tải
TT lên tài khoản người khác.
d. Tấn công từ chối dịch vụ DDOS
Tấn công từ chối dịch vụ (DDOS-Botnet): Hacker xây dựng hệ thống botnet,
tấn công từ chối dịch vụ DdoS, làm tắc nghẽn đường truyền theo mô hình sau:
 Mỗi website có một dung lượng nhất định, tùy thuộc vào gói dịch vụ và lưu
lượng chịu tải của server. Số lượng truy cập vào website càng nhiều, thì tải
của server càng tăng và băng thơng càng cạn.
 Công nghệ tấn công ngập lụt SYN Defender:
+ A gửi yêu cầu "SYN" cho B, nhưng lại xưng là A' (một địa chỉ khơng có thật,
khơng tồn tại).
+ B nhận được "SYN" đáp lại "SYN/ACK" và gửi đến A' là địa chỉ giả mạo, khơng
tồn tại, vì vậy, khơng có trả lời "ACK" từ A' tới B (quá trình bắt tay).
+ Khơng có trả lời, nhưng B vẫn cấp tài nguyên cho trả lời A. A tiếp tục gửi hàng
loạt yêu cầu giả mạo, làm cho B hết tài nguyên, không đáp ứng được các yêu cầu
"SYN" khác nữa và được gọi là bị "ngập lụt”
5. Thực trạng tội phạm xâm phạm an ninh mạng
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển nhanh như vũ bão trên phạm
vi tồn cầu kéo theo sự bùng nổ của cơng nghệ thông tin, viễn thông với hệ quả là
số lượng người sử dụng internet và các thiết bị viễn thông ngày một gia tăng nhanh



chóng. Trên thế giới, có khoảng 1,8 tỷ người (tương đương khoảng 25% dân số
toàn cầu) sử dụng internet. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến
nay, tại Việt Nam có khoảng gần 30 triệu người sử dụng internet (chiếm 1/3 dân số
cả nước, cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới), 180 nghìn tên miền
Việt Nam (.vn) được đăng ký, 115 triệu thuê bao điện thoại di động, 15 triệu thuê
bao điện thoại cố định. Công nghệ thông tin, viễn thông trở thành một lĩnh vực mà
các đối tượng tập trung khai thác, sử dụng để thực hiện tội phạm. Theo báo cáo của
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế - International Criminal Police Organization
(INTERPOL), tội phạm sử dụng công nghệ cao đang trở thành mối nguy hại lớn
trên giới với thiệt hại gây ra hàng năm khoảng 400 tỷ đô la Mỹ, cao hơn số tiền mà
tội phạm buôn bán ma túy thu được và cứ 14 giây lại xảy ra 01 vụ phạm tội sử
dụng công nghệ cao.
Ở Việt Nam tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng nhanh chóng, diễn biến
phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Năm 2011, tội phạm sử dụng công
nghệ cao xảy ra trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế - xã hội, tập trung chủ
yếu tại các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và đang lan ra các
tỉnh, thành phố khác như: Hải Phịng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú n... Phần lớn
đối tượng phạm tội là học sinh, sinh viên có kiến thức và đam mê cơng nghệ thơng
tin, một số ít là cán bộ, công chức. Chúng thường tập hợp, liên kết với nhau thơng
qua các diễn đàn trên mạng internet (cịn gọi là underground hay thế giới ngầm) để
chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội. Vì vậy, thủ đoạn ngày càng tinh vi,
kín đáo và có sự thay đổi phương thức liên tục nhằm lẩn tránh sự phát hiện của các
cơ quan bảo vệ pháp luật. Sự liên kết giữa các đối tượng trong và ngoài nước ngày
càng thể hiện rõ nét. Tội phạm công nghệ cao diễn ra trên cả lĩnh vực an ninh quốc
gia và trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của
Việt Nam trong một số lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế và gây thiệt hại lớn cho
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngồi nước.
Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao
+ Ở nước ta tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra trên hầu hết các lĩnh

vực của đời sống xã hội.
Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, các thế lực thù địch và phản động quốc tế đã
không ngừng tập trung lợi dụng kênh truyền thông qua mạng internet để xuyên tạc,


vu khống chống phá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
kêu gọi tập hợp lực lượng nhằm mục đích gây rối, nhất là trước và trong các sự
kiện chính trị quan trọng của đất nước, như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2011-2015, tình hình căng thẳng trên Biển Đông…
Trên lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, năm 2011 tiếp tục được coi là năm “báo
động đỏ” của an ninh mạng Việt Nam với rất nhiều vụ tấn công, phá hoại, lây
nhiễm virus, phầm mềm gián điệp, mã tin học độc hại..., nhằm vào hệ thống mạng
của cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của Nhà nước với mức độ, tính chất
ngày càng nghiêm trọng, làm rối loạn hoạt động của hệ thống và lộ lọt thơng tin.
Điển hình là vụ hệ thống mạng của Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam bị tin tặc
liên tiếp tấn công bằng nhiều phương thức khác nhau, làm ngưng trệ hoạt động và
xóa sạch tồn bộ dữ liệu website; vụ Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA tại TP. Hồ
Chí Minh bị đối tượng tấn cơng làm tê liệt hệ thống mạng máy tính, mã hóa dữ
liệu, đe dọa tống tiền trên 2 triệu đơ la Mỹ.
Tình trạng sử dụng các thiết bị cơng nghệ cao đánh cắp thơng tin, làm giả thẻ
tín dụng để mua vé máy bay, hàng hóa ở nước ngồi chuyển về Việt Nam tiêu thụ
tiếp tục gia tăng, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng tiền Việt Nam và hàng triệu đô la
Mỹ cho nạn nhân. Các tổ chức tội phạm tại Việt Nam liên kết chặt chẽ với các tổ
chức tội phạm ở nước ngoài tạo thành những đường dây tội phạm sử dụng công
nghệ cao hoạt động tinh vi, kín đáo. Trong năm 2011, các cơ quan chức năng đã
phát hiện, điều tra, xử lý 128 đầu mối vụ án, vụ việc có dấu hiệu phạm tội, tăng
66% so với năm 2010, trong đó đã phối hợp đấu tranh với nhiều vụ án lớn, có yếu
tố nước ngồi, có vụ việc liên quan đến hàng nghìn đối tượng. Điển hình như vụ
các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ

(ICE) đấu tranh với các đối tượng trong diễn đàn tội phạm mạng với hơn 2.000
thành viên, hoạt động trộm cắp, mua bán thẻ tín dụng và mua hàng chuyển về Việt
Nam tiêu thụ. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp 08
đối tượng, thu giữ hơn 2 tỷ đồng tiền Việt Nam và 115.000 đô la Mỹ. Bộ An ninh
nội địa Hoa Kỳ đã thu giữ của các đối tượng tại Mỹ hơn 01 triệu đơ la Mỹ(1).
Tình hình lừa đảo trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử gia
tăng, dẫn đến tình trạng nhiều nước khơng chấp nhận giao dịch qua mạng internet
có địa chỉ IP xuất phát từ Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình


ảnh của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng và lĩnh vực kinh tế
quốc tế nói chung.
Tình trạng các đối tượng người nước ngồi (Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia
và một số quốc gia Châu Phi) nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng thiết bị công nghệ
cao để lừa đảo, đe dọa tống tiền, làm giả thẻ tín dụng để chiếm đoạt, trộm cắp tài
khoản ngân hàng xảy ra tại nhiều địa phương. Năm 2011, cơ quan chức năng đã
phát hiện, điều tra 10 vụ, chuyển cơ quan điều tra khởi tố 11 bị can, thu giữ hàng
trăm thẻ tín dụng giả do các đối tượng nước ngồi vào Việt Nam hoạt động phạm
tội(2).
Điển hình như vụ ngày 6/9/2011, Công an tỉnh Phú Yên phối hợp với Tổng
cục An ninh I - Bộ Công an bắt 59 đối tượng người nước ngồi th nhà ở TP. Tuy
Hịa, Phú Yên để sử dụng các thiết bị công nghệ cao lừa đảo tiền qua mạng. Đối
tượng mà bọn chúng hướng đến hầu hết là người Hoa đang sinh sống ở Mỹ, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Trong số 62 đối tượng bị tạm giữ có 59 người Trung
Quốc và 3 người Việt Nam. Kiểm tra tại 4 địa điểm, cơ quan công an đã tạm giữ
108 điện thoại bàn, 18 laptop, 14 điện thoại di động, 13 bộ đàm, 25 cáp nối mạng,
14 cổng mạng, 6 thiết bị thu phát sóng ngồi trời và 4 thiết bị thu phát sóng trong
nhà. Sáng 17/10/2011, Cơng an tỉnh Khánh Hịa phối hợp với Tổng cục An ninh I,
Bộ Công an bắt quả tang 24 đối tượng có hành vi sử dụng công nghệ cao để hoạt
động lừa đảo, gồm 20 người Trung Quốc (9 nữ), 3 người Đài Loan (Trung Quốc)

và 01 người Việt Nam.
Chiều ngày 7/7/2011, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã triệt phá vụ
án lừa đảo quốc tế sử dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam. 99 đối tượng liên
quan đến vụ án đã bị bắt giữ trong thời gian từ ngày 29/6/2011 đến ngày 6/7/2011
(bao gồm 76 người Đài Loan, 23 người Trung Quốc). Những đối tượng này đã
nhập cảnh vào Việt Nam từ đầu tháng 06/2010, lưu trú tại một số khách sạn ở các
quận 7, 8, 12, TP. Hồ Chí Minh. Công an thu giữ 2 bộ thiết bị đường truyền tốc độ
cao, 14 bộ đàm cầm tay, 8 điện thoại wifi (không dây, dùng sim), 37 điện thoại bàn,
7 máy tính xách tay, 2 usb có dữ liệu. Theo lời khai ban đầu, số đối tượng này sử
dụng các phương tiện trên để liên hệ với các cá nhân, tổ chức ở Trung Quốc, mạo
danh là cơ quan chức năng Trung Quốc, yêu cầu nạn nhân cung cấp số tài khoản
hoặc chuyển tiền về tài khoản của họ để phục vụ điều tra, sau đó chiếm đoạt. Thủ
đoạn của bọn tội phạm này là khi đến Việt Nam chia nhỏ thành nhiều nhóm, mỗi


nhóm từ 8 - 10 tên hoạt động độc lập với nhau, được phân công nhằm vào các mục
tiêu cụ thể, như tấn công vào hệ thống ngân hàng và công dân Trung Quốc ở các
tỉnh Giang Tô, An Huy, Thượng Hải. Đặc biệt, nhiều đối tượng cầm đầu băng,
nhóm này đều ở nước ngoài và chỉ đạo toàn bộ hoạt động phạm tội qua mạng. Hiện
các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam đang phối hợp với cơ quan chức năng của
Trung Quốc, Đài Loan để xử lý nhóm tội phạm trên.
Lúc 14 giờ ngày 6/4/2012, Cơng an TP. Hồ Chí Minh đồng loạt kiểm tra 4 địa
điểm (gồm 297 -299 Trịnh Đình Trọng, phường Hịa Thanh, quận Tân Phú; 41
đường số 28, phường Bình Trị Đơng B, quận Bình Tân; 44 đường D1, phường Tân
Thới Nhất, quận 12; 9A cư xá Bà Điểm, xã Bà Điểm, huyện Hóc Mơn), bắt giữ 43
người Trung Quốc và Đài Loan đang lên mạng internet lừa đảo các nạn nhân ở
nước ngoài nhằm chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn của chúng là liên lạc với nạn nhân ở
Thẩm Quyến, Quảng Châu (Trung Quốc), giả danh cảnh sát, Tòa án đang điều tra
một đường dây trộm cắp tài khoản của nạn nhân. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân
cung cấp mật mã tài khoản ngân hàng để phục vụ công tác điều tra và ngăn chặn

việc rút tiền trong tài khoản của nạn nhân. Khi nạn nhân cung cấp mật mã tài
khoản ngân hàng, thì chúng thơng báo cho đồng bọn ở Trung Quốc rút tiền của nạn
nhân rồi chiếm đoạt. Tại hiện trường, cơ quan công an đã thu giữ 17 máy tính xách
tay, 2 máy vi tính để bàn, 24 modem, 109 điện thoại bàn, 35 điện thoại di động, 10
bộ đàm, nhiều kịch bản lừa đảo, tiền Việt Nam, đô la Mỹ, nhân dân tệ cùng nhiều
thiết bị viễn thông khác(3).
Bên cạnh đó, tình hình tội phạm sử dụng mạng internet để thực hiện các hành
vi phạm tội như: Phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, trộm cắp, đánh bạc, cá độ bóng
đá, mại dâm, bn bán trái phép các loại vũ khí, cơng cụ hỗ trợ diễn biến phức tạp,
là nguyên nhân trực tiếp phát sinh nhiều loại tội phạm nguy hiểm khác như giết
người, cướp tài sản, hiếp dâm, tình trạng các băng nhóm lưu manh cơn đồ chém
giết, trả thù, sát hại lẫn nhau.
Tình trạng xâm phạm an ninh, an tồn mạng máy tính diễn ra rất phức tạp,
tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Những
năm qua, hệ thống mạng tại Việt Nam luôn được đặt trong tình trạng báo động với
rất nhiều vụ tấn cơng, cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính,
mạng Internet; phát tán virus, phần mềm gián điệp, mã độc hại với tính chất, mức
độ ngày càng nghiêm trọng.


Đặc biệt năm 2014, đã có hàng ngàn website của Việt Nam bị các hacker
Trung Quốc tấn công trong thời gian dài, trong đó có nhiều Website có tên miền
Chính phủ Việt Nam (.gov). Tình trạng xâm nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu,
website của các doanh nghiệp để trộm cắp dữ liệu, đe dọa tống tiền có chiều hướng
gia tăng.
Các loại virus, phần mềm gián điệp, mã độc ngày càng được mã hóa tinh vi,
phức tạp với nhiều hình thức phát tán rất đa dạng như qua email, website khiêu
dâm, diễn đàn, mạng xã hội, ứng dụng của các điện thoại thông minh. Đáng chú ý,
hành vi tống tiền qua mạng Internet, mạng viễn thông bằng việc sử dụng các loại
virus mã hóa dữ liệu thiết bị của người dùng cho đến khi người dùng trả phí theo

đề nghị của các đối tượng mới được giải mã ngày càng xuất hiện phổ biến.
+ Gia tăng việc sử dụng cơng nghệ cao để chiếm đoạt tài sản
Tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông (mạng máy
tính, mạng viễn thơng, mạng Internet hoặc thiết bị số) để chiếm đoạt tài sản diễn
biến rất phức tạp, khó lường như: trộm cắp, sử dụng trái phép thông tin thẻ tín
dụng; làm giả thẻ ATM; trộm cước viễn thơng....
Đáng chú ý, nhiều loại tội phạm truyền thống đang có xu hướng chuyển sang
sử dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội như: trộm cắp; lừa đảo; tống tiền;
đánh bạc, cá độ bóng đá; mại dâm; bn bán hàng cấm; phát tán văn hóa phẩm đồi
trụy; rửa tiền…
Cụ thể, tình trạng trộm cắp, trao đổi, mua bán, sử dụng trái phép, làm giả thẻ
tín dụng để mua hàng ở nước ngoài chuyển về Việt Nam tiêu thụ diễn ra phức tạp.
Đã hình thành những đường dây gồm nhiều đối tượng cả trong lẫn ngoài nước,
xâm nhập bất hợp pháp vào các Website bán hàng, thanh toán trực tuyến để trộm
cắp thơng tin thẻ tín dụng, sau đó đặt mua hàng hóa trực tuyến có giá trị cao
(iPhone, iPad, laptop, máy ảnh...) chuyển về Việt Nam tiêu thụ, gây thiệt hại
nghiêm trọng cho các chủ thẻ.
Nhiều đối tượng người nước ngoài (chủ yếu quốc tịch Trung Quốc, Đài Loan,
Malaysia và một số quốc gia châu Phi) nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng thiết bị
công nghệ cao để làm giả thẻ sau đó móc nối với một số đơn vị chấp nhận thanh


toán thẻ (POS) tiến hành giao dịch khống để rút tiền mặt, chiếm hưởng trái phép
hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài ra, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thơng qua các hoạt động
thương mại điện tử xảy ra rất thường xuyên. Đặc biệt, hành vi lừa đảo qua hình
thức kinh doanh, huy động vốn đa cấp diễn ra rất phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố
trên toàn quốc với số lượng bị hại lên đến hàng trăm nghìn người, gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng. Tình trạng các đối tượng trộm cắp thông tin cá nhân, thông tin
tài khoản trên các website TMĐT tại Việt Nam để làm giả thẻ hoặc đặt mua vé máy

bay trực tuyến diễn ra nghiêm trọng dẫn đến tình trạng nhiều nước khơng chấp
nhận giao dịch qua mạng Internet có địa chỉ IP xuất phát từ Việt Nam.
Các loại tiền điện tử như: Liberty Reserve, paypal, e-gold, e-pasport, u-kash,
webmoney… thường xuyên bị tội phạm sử dụng cơng nghệ cao lợi dụng để thanh
tốn, mua, bán, “ship hàng” , mua bán thơng tin thẻ tín dụng của người nước ngoài,
đánh bạc trên mạng hoặc liên quan đến hành vi rửa tiền...
+ Báo động tình trạng nghe lén gia tăng
Trong lĩnh vực viễn thông, đáng chú ý là tình trạng mua bán các loại thiết bị,
phần mềm có chức năng nghe lén cuộc gọi thoại, trộm cắp thông tin cá nhân trong
điện thoại di động. Tháng 6/2014, PC50 Công an TP Hà Nội đã điều tra, làm rõ
công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng kinh doanh trái phép phần mềm nghe lén
điện thoại với số điện thoại bị trộm cắp dữ liệu cá nhân lên đến hơn 14.000 chiếc.
+ Đa dạng các loại hình đánh bạc trực tuyến
Bên cạnh đó, tình trạng đánh bạc trực tuyến và cá độ bóng đá qua mạng
Internet diễn ra thường xuyên, dưới nhiều hình thức rất đa dạng. Các website
chuyên tổ chức đánh bạc, cá độ thường đặt máy chủ tại nước ngồi và cấu kết với
người Việt Nam hình thành các đường dây đánh bạc, cá độ có quy mơ lớn và tổ
chức thành nhiều tầng. Số lượng người chơi lên đến hàng trăm nghìn người, khiến
hàng triệu USD chảy ra nước ngồi mỗi ngày.
Đặc biệt, tình trạng các đối tượng người Trung Quốc móc nối với các đối
tượng người Việt Nam thiết lập và điều hành các website đánh bạc tại khu vực biên
giới hai nước có chiều hướng gia tăng nhanh chóng.


Các loại tội phạm sử dụng mạng Internet để tuyên truyền văn hóa phẩm đồi
trụy; tống tiền; làm giả tài liệu, con dấu… đang diễn biến rất phức tạp.
Ngày 19/5/2015, Tòa án Nhân dân TP. HCM đã tuyên phạt từ 2 năm án treo
đến 7 năm tù giam đối với 59 bị cáo trong đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc
M88.com.
M88.com là một trong những đường dây cờ bạc trực tuyến lớn nhất từ trước

đến nay bị cơ quan chức năng xử lý. Số tiền cá cược qua trang web này lên đến
hơn 2.000 tỷ đồng.
Ở nhóm tội danh "tổ chức đánh bạc", mức án cao nhất cho hai bị cáo cầm đầu
đường dây là 7 năm tù giam. Các bị cáo khác nhận mức án từ 2 - 5 năm tù.
53 bị cáo ở tội danh "đánh bạc", mức án cao nhất là 4 năm tù cho trường hợp
đánh bạc với tổng số tiền hơn 8,8 tỷ đồng, thua trắng 6 tỷ đồng chỉ trong một năm.
Mức án thấp nhất là 2 năm án treo.
Toàn bộ các bị cáo cũng bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng.



×