Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tiểu luận cao học môn luật và đạo đức báo chí thông tin trung thực trên báo chí thể hiện phẩm chất pháp luật và phẩm chất của nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.79 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬN
Môn: Luật và đạo đức báo chí

Đề bài: Thông tin trung thực trên báo chí thể hiện phẩm chất pháp luật và
phẩm chất của nhà báo.

BÀI LÀM
1
Luật vào đạo đức báo chí


Cung cấp thông tin trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật là điều
điện tiên quyết hàng đầu đạo đức báo chí của nhà nước ta cũng như của
Liên đoàn báo chí Quốc tế. Thông tin thể hiện trên báo chí được hàng
nghìn, hàng vạn, hàng triệu người theo dõi, nó có ảnh hưởng đến toàn xã
hội. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, báo chí là quyền lực thứ 4, thao túng dư
luận Xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, nó
không đủ sức mạnh đến vậy nhưng rõ ràng trước thời đại bùng nổ thông tin
toàn cầu, nó đang ngày chứng tỏ vai trò to lớn của mình đến Xã hội. Đi
cùng sự phát triển, thuận lợi của báo chí nước nhà là những mặt tiêu cực,
mặt trái của nó. Thời kì chạy đua theo lợi nhuận này , hàng nghìn tờ báo
giấy, báo mạng, đài phát thanh, đài truyền hình ra đời và hoạt động, những
bài báo xuất hiện tràn lan, có những bài báo thiếu chất lượng về thông tin,
độ trung thực, tính tin cậy của báo chí. Liệu báo chí có đang thực hiện
nghiêm túc vai trò của mình và làm đúng với tiêu chuẩn, đao đức nghề
báo : thông tin trung thực?. Tôi hi vọng đấy chỉ là những trường hợp “ con
sâu làm giàu nồi canh” của nghề báo.

Các cơ quan báo chí là nơi cung cấp thông tin về mọi mặt Kinh tế,


chính trị, văn hoá, xã hội cho đại chúng. Người dân nắm bắt được tình hình
trong nước và quốc tế thông qua các bài viết báo và các chương trình trên
đài. Báo chí luôn giữ vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội. Báo chí là
công cụ của Đảng, của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, là tiếng nói của
nhân dân; là công cụ hữu hiệu để quản lý và cải cách điều hành xã hội; báo
chí giáo dục định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho quần chúng nhân
dân để ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa; giúp định hướng và tạo lập dư luận;
là cầu nối giữa các doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế phát triển; bảo vệ
2
Luật vào đạo đức báo chí


quyền lợi của công dân… Chính những vai trò như vậy càng chứng minh
rằng việc đưa ra những thông tin trung thực càng trở nên cấp bách, cấp thiết
và quan trọng. Để làm được điều này, nhà báo cần phải thể hiện trách
nhiệm xã hội và trách nhiệm công dân của mình cũng như thực hiện những
quy định pháp luật về hoạt động báo chí.
Hầu hết người dân đều có thói quen tiếp cận thông tin một cách bị
động, tin vào những gì báo chí viết, báo chí nói mà ít khi có sự xem xét tính
trung thực vấn đề. Vì vậy những nguồn thông tin nếu sai lệch sẽ làm cho
người đọc hiểu sai vấn đề. Với những vấn đề lớn đặc biệt liên quan đến
chính trị sẽ làm ảnh hưởng lớn, tác động dư luận xã hội khiến trật tự xã hội
mất ổn định. Thông tin sai lệch sẽ được khuếch đại lên gấp nhiều lần, có
khi gây ảnh hưởng xấu tới toàn Xã hội.
Thông tin được truyền đi có khách quan, trung thực hay không phụ
thuộc chủ yếu vào phẩm chất, đạo đức nhà báo- những người tạo nên các
tác phẩm báo chí. Họ là người tiếp cận nguồn tin, thể hiện nó bằng ngôn
ngữ của bản thân để truyền đạt lại cho công chúng. Vì vậy với những sự
kiện, những nguồn tin khác nhau, mỗi người lại có cách tiếp cận, cách viết
dẫn đến cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Người viết dễ dàng đưa ý kiến

chủ quan của bản thân, những tình tiết hư cấu hay chưa được tìm hiểu kĩ
vào bài viết. Những sự kiện buồn tẻ, thông tin nhàm chán qua “ngòi bút bị
bẻ cong” của một số nhà báo “xào nấu”, “thêm mắm thêm muối” đã trở
thành những câu chuyện thú vị, thu hút người theo đọc. Với một nhà báo có
tư cách nghề nghiệp, tôn trọng sự thật thì họ phải tìm hiểu nguồn tin một
cách cẩn thận, kiểm tra tính trung thực, tin cậy của nguồn tin. Đồng thời
người viết phải tiết chế ý kiến chủ quan của mình, nhìn nó dưới góc độ
khách quan, không khếch đại thông tin, xuyên tạc, thêm thắt, biến tấu tình
3
Luật vào đạo đức báo chí


tiết.. Rõ ràng một bài báo trước khi đăng tải, ngoài tác giả, toà soạn khó có
thể kiểm chứng nguồn thông tin một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt. Cả nước,
tính đến tháng 11/2012 có 812 cơ quan báo in với 1084 ấn phẩm, 67 đài
truyền hình với hàng nghìn kênh khác nhau, số báo mạng lại càng không kể
hết. Liệu có cơ quan chức năng nào có thể kiểm chứng được hết các nguồn
thông tin vì vậy việc đăng tải thông tin một cách trung thực hay không phụ
thuộc chủ yếu vào lương tâm, đạo đức nhà báo.
Ở Việt Nam, các toàn soạn báo, nhà đài thỉnh thoảng phải đăng những
tin xin lỗi, đính chính, cải chính. Rõ ràng điều này minh chứng cho việc
báo chí thông tin thiếu sự kiểm chứng, sai sự thật vẫn còn tồn tại nhiều.
Các nhà báo có khi không lường trước hậu quả của nguồn thông tin sai, họ
chỉ hòng câu khách, giật tít, thu hút độc giả. Đạo đức của người làm báo là
hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật. Để có được đức tính
tốt đẹp đó đòi hỏi người làm báo phải làm việc nghiêm túc, khoa học và
cẩn trọng. Người làm báo phải thật bình tĩnh, thật sáng suốt trước mọi
nguồn tin khởi phát. Quá trình khai thác, xử lý thông tin phải thận trọng; để
thông tin không sai lệch, đạt độ chính xác cao, khâu kiểm chứng thông tin
qua nhiều nguồn là điều quan trọng và hết sức cần thiết. Điển hình vụ “

Giám đốc ngân hàng ACB bỏ trốn” (ngày 13.10.2003) từ một nguồn tin vô
căn cứ( từ một báo mạng) trở thành tin giật gân, trang bìa của nhiều tờ báo
khiến khách hàng của ACB xếp hàng dài đến rút tiền, làm ngân hàng này
phải điêu đứng, gặp nhiều khó khăn. Giới ngân hàng, tiền tệ biến động, tỉ
giá sụt giảm. Sau đó 1 ngày, giám đốc ngân hàng nhà nước Trần Ngọc
Minh và Uỷ bản nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phải lên tiếng đính
chính tin đồn, kêu gọi cơ quan công an vào cuộc. Theo đó, đây là một tin

4
Luật vào đạo đức báo chí


đồn thất thiệt có tính chất phá hoại an ninh tiền tệ và an ninh kinh tế, làm
ảnh hưởng đến an ninh chính trị của Thành phố.
Hay hai vụ bạo động ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004, một số tờ báo
Việt Nam và một số tờ báo Quốc tế đã “tô vẽ” thông tin, khếch đại hậu quả
của 2 vụ bạo động đặc biệt vụ 2004. 10 ngày sau đó, mới có thông tin chính
thống từ các cơ quan ban ngành và cơ quan báo chí Việt Nam phản ánh
thực tế thương vong và thiệt hại không nghiêm trọng như các phương tiện
truyền thông đưa tin trước đó. Hiệu quả đính chính đó bị hạn chế vì ấn
tượng xấu đã ấn tượng trong lòng công chúng. Rõ ràng, việc thông tin sai
sự thật ở đây, không kiểm chứng thông tin từ báo chí quốc tế, một số tờ báo
đã vôi cho đăng tải thông tin làm ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, mang
đến những các nhìn không tốt cho chính quyền Xã hội chủ nghĩa.
Thời gian qua, ở các hội thảo, tọa đàm… về hoạt động nghề nghiệp
báo chí từ trung ương đến địa phương, vấn đề “đạo đức người làm báo”
được đưa ra bàn luận khá nhiều, đặc biệt là trong “khai thác và xử lý nguồn
tin”. Tại hội thảo “ Đạo đức người làm báo trong khai thác và xử lí nguồn
tin”, nhà báo Lê Văn Nhi - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam, Tổng
Biên tập Báo Quảng Nam đặt vấn đề: “Phải chăng, báo chí đã và đang

đứng trước những thách thức ngày càng gay gắt về đạo đức nghề nghiệp?
Phải chăng, báo chí đã tự phơi bày những điều bất bình thường, khiến dư
luận xã hội tỏ ra hoài nghi, bức xúc, thậm chí phê phán, mất niềm tin đối
với người làm báo? Và phải chăng, chính những “mảng tối” trong đời
sống báo chí đương đại chưa được khắc phục một cách có hiệu quả, khiến
những người làm báo chân chính ngày càng trăn trở, lo âu, đôi lúc thấy
xấu hổ khi mang danh nhà báo”. Theo nhà báo Lê Văn Nhi, trong vô số
những biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận những
5
Luật vào đạo đức báo chí


người làm báo hiện nay, vấn đề đáng quan tâm nhất, tác động tiêu cực đến
cái nhìn của xã hội đối với báo chí, chính là “đạo đức người làm báo trong
khai thác và xử lý nguồn tin”. Khai thác nguồn tin ở mọi khía cạnh, cẩn
trọng, xử lí thông tin chính xác, trung thực là hồi chuông cảnh báo đến tất
cả các nhà báo nói chung,
Nhà báo Phan Thị Thủy (đến từ Hội Nhà báo TP.Đà Nẵng) cũng thẳng
thắn nhìn nhận: “Thật ra, không phải đến bây giờ vấn đề vi phạm đạo đức
nghề nghiệp trong hoạt động báo chí mới diễn ra. Tuy nhiên, có thể nói,
chưa bao giờ mức độ vi phạm về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo
chí lại khiến những người có tâm huyết với nghề cảm thấy đau lòng như
hiện nay”. Khi khai thác, tiếp nhận thông tin và chuyển tải thông tin đó trên
các phương tiện truyền thông, yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
hết sức quan trọng. Bởi, một bài báo đúng hay sai thì hệ quả tốt hoặc xấu
đều vượt ra ngoài phạm vi của một bài báo cụ thể, mà theo lan rộng ra, ảnh
hưởng đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, những thông tin trung thực nhưng gây tổn hại
đến nền móng nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa hay gây mất tình đoàn
kết, hữu nghị quốc tế thì một câu hỏi đặt ra, nhà báo có nên đưa tin không?.

Với cá nhân tôi, nếu được làm báo thì có lẽ tôi sẽ không đưa tin đó, quyền
lợi, sự độc lập dân tộc lớn phải được đặt lên hàng đầu. Tôi cho đó không
phải là không trung thực với thông tin. Sứ mệnh của người làm báo chính là
tìm ra sự thật .Tuy nhiên không phải lúc nào sự thật cũng nên được phơi
bày toàn bộ. Như vụ biểu tình tại đại sứ quán Trung Quốc (5/6/2011) phản
đối Trung Quốc xâm hại chủ quyền biển Việt Nam với hàng nghìn người
tham gia, hơn 700 tờ báo hiện tại lúc đó không đề cập đến sự kiện này trên
bất cứ một phương tiện truyền thông nào. Còn Thông tấn xã Việt Nam đến
6
Luật vào đạo đức báo chí


ngày hôm sau mới đưa ra một bản tin ngắn cho rằng không có biểu tình mà
chỉ có một số người “tụ tập”, “đi ngang qua” các cơ quan ngoại giao của
Trung Quốc. Dưới đây là hình ảnh biểu tình tại Hà Nội ngày 5.6.2011, liệu
đây chỉ còn dừng lại ở “tụ tập”, “đi ngang qua”?. Rõ ràng trong trường hợp
này, báo chí đã thiếu trung thực, giấu nhẹm sự việc, không đăng tải cho
nhân dân biết bản chất của sự việc, sự kiện. Vậy có thể cho, các nhà báo đã
làm trái phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.

Vấn đề Biển Đông đang căng thẳng nhất trong lịch sử tranh chấp của
Việt Nam và Trung Quốc từ trước tới nay, nếu báo chí đưa tin sự kiện này
chẳng khác gì “đổ thêm dầu vào lửa” cổ vũ tinh thần bạo động của nhân
dân, dấy lên làn sóng biểu tình, đào hố sâu thêm những tranh chấp của Việt
Nam và Trung Quốc. Vì vậy, báo chí lựa chọn cách không công khai sự thật
là khôn ngoan, Thông tấn xã Việt Nam tránh đề cập đến vấn đề nhạy cảm
này trong thời gian đó là hoàn toàn đúng đắn. Thông tin trung thực là quan
trọng nhưng người làm báo phải để ý đến tình hình thời cuộc, luôn đặt sự
nghiệp xây dựng Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu, bảo vệ nền độc
lập của Tổ quốc. Điều đó là phù hợp với luật Báo chí năm 1989. Cụ thể tại

7
Luật vào đạo đức báo chí


Điều 5, Luật Báo chí quy định "Báo chí phải thông tin trung thực về tình
hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân
dân"
Dòng chảy thông tin cuồn cuộn, đa dạng, nhiều chiều, xấu tốt đan
xen… Tình trạng bóp méo sự thật, lèo lái thông tin, xuyên tạc đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, nói xấu cách mạng v.v.. thể hiện
công khai trên mạng internet, ngấm ngầm trong một số đối tượng, tạo nên
những hiện trường giả, hiện thực ảo, khuếch đại những hiện tượng tiêu cực
v.v.. Nếu đưa tin, bình luận một cách vội vàng “kiểu chụp giật” vì áp lực
thời gian đưa tin nóng, tin mới lại thiếu quy trình thẩm định, kiểm soát
thông tin rất dễ dẫn đến sai sót. Trong hoàn cảnh trên, đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo cách mạng phụ thuộc vào cách nghĩ, tầm nhìn chọn ra
những cái tích cực, phù hợp với con đường phát triển.

Thông tin trung thực là ở mỗi là ở mỗi lương tâm, đạo đức người làm
báo. Tuy nhiên, môi trường làm báo, luật báo chí cũng góp một phần không
nhỏ vào việc làm trong sạch, đưa tin khách quan của báo chí. Luật Báo chí
năm 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 1999) đã có những quy định rõ về trách
nhiệm của cơ quan báo chí cũng như nhà báo là phải đảm bảo tính trung
thực của thông tin. Tại Điều 5, Luật Báo chí quy định "Báo chí phải thông
tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của
đất nước và của nhân dân"; Khoản 4, Điều 5 của luật quy định "Báo chí
không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh
dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân"; Khoản 2, Điều 15 quy
định "Nhà báo có nghĩa vụ thông tin trung thực về tình hình trong nước và
8

Luật vào đạo đức báo chí


thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân; phản ánh ý kiến,
nguyện vọng chính đáng của nhân dân,…". Bên cạnh đó, Luật Báo chí còn
đưa ra những biện pháp xử lý khi cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan
báo chí, hay nhà báo có những sai phạm. Cụ thể như: yêu cầu cải chính trên
báo (theo Điều 9 Luật báo chí); bồi thường theo quy định của pháp luật dân
sự, xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, xử phạt hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự. Tại điều 28 chỉ rõ : “Cơ quan báo chí, tổ chức vi
phạm quy định về giấy phép hoạt động, về nội dung thông tin trên báo chí,
về cải chính do thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống và các quy định
khác của Luật này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo, phạt
tiền, thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, đình bản tạm
thời hoặc thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm
hành chính”.
Rõ ràng, hoạt động trong môi trường được pháp luật theo dõi khiến
cho mỗi nhà báo phải dè chừng, xem xét kĩ trước khi đăng thông tin. Luật
báo chí là kim chỉ nam bao gồm những nguyên tắc được làm và không
được làm dành cho người làm báo và nghề báo. Đã là luật thì vi phạm sẽ bị
xử phạt. Nó tạo nên một bức tường cao khiến cho người làm báo, nếu muốn
vi phạm phải vượt qua bức tường đó. Nó đã hạn chế các trường hợp vi
phạm. Đạo đức là ở tâm con người, không ai xử phạt ai. Còn pháp luật
không chỉ còn dừng lại ở lương tâm mà nó trở thành quy phạm bắt buộc xã
hội phải tuân theo. Ví dụ điển hình, bài báo “Địa ngục trần gian ở Bình
Dương” đăng tải thông tin về một cơ sở gỗ làm ăn bất chính, đánh đập công
nhân lao động, hại chết một người lao động tự do… Trước sự thông tin tiêu
cực của bài báo, công an đã đột nhập vào “ chuồng cọp” (theo lời phóng
viên viết) để tìm hiểu thông tin. Hầu hết các thông tin trên bài báo đó là sai
9

Luật vào đạo đức báo chí


sự thật, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ sở kinh doanh của chủ doanh
nghiệp, gây bất bình cho người dân địa phương. Trước tình hình đó, cơ
quan có thẩm quyền và toàn soạn đã tước quyền làm báo của phóng viên đó
đồng thời kiểm điểm dây chuyền: phóng viên, biên tập viên, thư kí toà soạn
của tờ báo đó.

Bức tường chỉ cao hơn một mét, dễ dàng trèo qua, không kín cổng cao tường, khó
trèo vào, thoát ra như lời tờ báo viết

Dưới cán cân công lý của pháp luật và tinh thần tự nguyện, đạo đức
nghề nghiệp trong sáng, ko vụ lợi, thông tin trung thực, khách quan của nhà
báo sẽ đem đến một môi trường báo chí lành mạnh; người đọc tiếp cận
được với bản chất sự kiện, góp phần định hướng đúng dư luận xã hội, tránh
gây hiểu lầm, gây mất tình đoàn kết giữa dân và Đảng, nhà nước.

10
Luật vào đạo đức báo chí



×