Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN THUYẾT NHÂN CHÍNH của MẠNH tử và ý NGHĨA của nó đối với VIỆC xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA của dân, DO dân, vì dân ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.35 KB, 14 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
THUYẾT NHÂN CHÍNH CỦA MẠNH TỬ VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO
DÂN, VÌ DÂN Ở VIỆT NAM

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.
THUYẾT NHÂN CHÍNH CỦA MẠNH TỬ

1
2
2

1.1.
1.2.

Mạnh Tử


Thuyết Nhân chính của Mạnh Tử
Ý NGHĨA CỦA NĨ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ

2
3

II.

NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA

5

2.1.

DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở VIỆT NAM
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân ở Việt Nam
Ý nghĩa thuyết Nhân chính của Mạnh Tử đối với việc xây

5

2.2.

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do

8

dân, vì dân ở Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


11
12


MỞ ĐẦU
Do sự truyền bá chủ động và kiên trì của giai cấp phong kiến, trong thời
trung đại, Nho giáo nói chung và tư tưởng của Mạnh Tử đã thẩm thấu vào một
một bộ phận của chủ thể văn hóa Việt Nam là giai cấp quý tộc, quan lại và tầng
lớp nho sĩ, quan viên. Tư tưởng của Mạnh Tử cũng bén rễ vào một bộ phận văn
hóa tinh thần của xã hội, làm hình thành dịng văn hóa quan phương chính thống
bên cạnh các hoạt động văn hóa tinh thần của dân gian. Thuyết “nhân chính” của
Mạnh Tử là đường lối hịa bình bảo tồn dân, coi dân là gốc nước, dùng đức trị
thay cho pháp trị, trong đức trị coi giáo dân là quan trọng bậc nhất. Thuyết Nhân
chính của Mạnh Tử có giá trị nhân văn, nhân đạo to lớn, là bài học cho các giai
cấp lãnh đạo vận dụng vào trong quá trình trị nước an dân. Ngày nay, tư tưởng
dân bản của Mạnh Tử tiếp tục được vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp
quyền ở nước ta hiện nay.
Quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước là đòi hỏi khách quan. Đảng ta
khẳng định: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Ở đó quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm và phát
huy trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam biểu hiện trực tiếp sức mạnh của của hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một nhà nước đại diện cho quyền
lực của nhân dân, mọi tổ chức nhà nước dựa trên nền dân chủ, vì dân chủ và do
đó, bằng pháp luật và vì cơng lý. Điều đó đã được thực tiễn chứng minh từ khi
nhà nước ra đời đến nay. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp thu các tư tưởng
tiến bộ của nhân loại, trong đó có thuyết “Nhân chính” của Mạnh Tử. Vì vậy,

nghiên cứu vấn đề “Thuyết nhân chính của Mạnh Tử và ý nghĩa của nó đối
với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

1


NỘI DUNG
I. THUYẾT NHÂN CHÍNH CỦA MẠNH TỬ
1.1. Mạnh Tử
Mạnh Tử (chữ Hán: ; bính âm: Mèng Zǐ; 372-289 trước cơng ngun;
có một số tài liệu khác ghi là: 385-303 hoặc 302 TCN) là nhà triết học Trung
Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử.
Mạnh Tử, tên “là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt
Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu
Thành, tỉnh Sơn Đơng, Trung Quốc. Ơng mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm
túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được
biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển
nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu
dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp,
cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ơng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng
Khổng Giáo” [3, tr.110].
Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ
các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc
gia… (thời kỳ bách gia tranh minh). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, “Mạnh Tử phát
triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân
vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người
sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết
tính ác của Tn Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ơng cho rằng “kẻ lao tâm trị
người còn người lao lực thì bị người trị”. Học thuyết của ơng gói gọi trong các chữ

Nghĩa, Trí, Lễ, Tín. Ơng đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các
nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng),
Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)… nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông
dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan
trọng của Nho giáo. Ơng được xem là ơng tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế
tôn làm Á thánh Mạnh Tử (chỉ đứng sau Khổng Tử)” [5, tr.301].
2


Mạnh Tử đề xuất tư tưởng người quân tử phải có “Hạo nhiên chính khí”,
cần “Lấy Đức thu phục người khác”, “Người nhân từ khắp thiên hạ khơng có kẻ
thù nào” [1, tr.251]. Mạnh Tử cho rằng bản tính của con người lúc ban đầu là
Thiện, Đức của một người là quà tặng của thiên thượng (Trời), và được liên
thông với thiên thượng. Mọi người đều có bản chất tốt và đạo đức, và nếu một
người thủ đức và nỗ lực tu thân, anh ta có thể trở thành người giống như các vị
vua Nghiêu, vua Thuấn. Mạnh Tử chỉ ra rằng để trở thành một con người có lý
niệm, người đó cần phải giữ được 4 tiêu chuẩn, “lịng trắc ẩn, thuộc về lòng
nhân từ; sự hổ thẹn, thuộc về nghĩa khí; tâm khiêm nhường, thuộc về lễ nghi;
tâm thị phi, thuộc về trí tuệ” (trích từ “Cuốn đầu tay của Công Tôn Sửu” trong
‘các tác phẩm của Mạnh Tử’). Bốn đặc tính của con người này cùng các hành vi
tương ứng của họ trở thành nền tảng tạo thành bốn đức tính của lịng nhân từ,
nghĩa khí, lễ nghi, và trí tuệ. Mạnh tử cả đời vững tin vào chân lý, có trí tuệ dồi
dào, giỏi trình bày và phân tích lý luận triết học. Ơng kiên định khích lệ người ta
làm điều thiện, lời nói nào cũng có tinh thần cổ vũ và dẫn dắt người ta.
1.2. Thuyết Nhân chính của Mạnh Tử
Nội dung xuyên suốt học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử là tư tưởng Dân
bản - tư tưởng lấy dân làm gốc. Đối với Mạnh Tử, nhân nghĩa là cơ sở để trị
nước, bình thiên hạ và điều chỉnh quan hệ xã hội; đồng thời, là điểm xuất phát
để xây dựng tư tưởng Dân bản. Ơng ln nhấn mạnh, đề cao vai trị quan trọng
và có ý nghĩa quyết định của dân đối với sự thịnh suy của đất nước; đòi hỏi nhà

cầm quyền phải thi hành nền chính trị nhân nghĩa nhằm thu phục nhân tâm. Bên
cạnh đó, ơng cịn đưa ra những tư tưởng có giá trị nhân văn sâu sắc về khoan
dân, bảo dân,…; đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết phải tu thân, dưỡng tính của
con người. Có thể nói, cho đến nay, tư tưởng dân bản của Mạnh Tử vẫn còn ý
nghĩa và giá trị thiết thực.
Xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa, Mạnh Tử ln có ý thức đề cao dân. Có
thể nói rằng, mọi chủ trương, đường lối, chính sách mà Mạnh Tử đề xuất, đều
hướng tới dân, vì lợi ích nhân dân. Điều đó cho thấy, học thuyết Nhân chính của
ơng, về thực chất, là tư tưởng dân bản - tư tưởng lấy dân làm gốc nước.
3


Theo thuyết Nhân chính, việc trị quốc, bình thiên hạ của các bậc vương
giả, trước hết, phải xuất phát vì nhân nghĩa, chứ khơng phải vì lợi. Do đề cao
đến độ tuyệt đối hoá ý nghĩa của nhân nghĩa, nên Mạnh Tử cho rằng, nhà cầm
quyền khơng cần nói tới lợi, mà chỉ cần nói tới nhân nghĩa là đủ. Từ đó, ơng đặc
biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải lấy nhân nghĩa làm gốc trong đường lối cai trị
của nhà cầm quyền.
Theo Mạnh Tử, khi người ta lấy điều lợi làm mục đích, chắc chắn kẻ dưới,
vì lợi ích sẽ hại kẻ trên; cịn ngược lại, kẻ trên vì lợi ích sẽ chiếm đoạt hết của
cải của kẻ dưới. Như vậy, nếu tất cả mọi người ai ai cũng chỉ biết theo đuổi lợi
ích của bản thân mình, gia đình mình, dịng tộc mình, tất yếu sẽ tạo ra mầm loạn
trong một quốc gia, và cũng tất yếu dẫn tới trình trạng nổi loạn, tranh giành,
cướp đoạt của cải của nhau. Mạnh Tử nhấn mạnh, muốn khắc phục tình trạng
đó, nhà cầm quyền trước hết phải là tấm gương sáng về đạo đức cho dân chúng
noi theo; do đó, họ khơng được lấy lợi ích làm điểm xuất phát, hoặc làm mục
tiêu hướng tới của đường lối cai trị đất nước.
Trong đời sống xã hội, xét tới cùng, bản chất của mối quan hệ giữa người
với người trong xã hội, giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với xã hội, thực
chất là mối quan hệ lợi ích. Song, khi kịch liệt phản đối những người đề cao lợi

ích, Mạnh Tử đã khơng hiểu lợi ích là động lực chi phối mọi hành vi và hoạt
động của con người. Thực ra, Mạnh Tử khơng hề có ý định phủ nhận lợi ích,
ngay cả khi ơng đối lập nhân nghĩa với lợi ích. Với ơng, phủ nhận lợi ích chỉ là
cái cách để đề cao nhân nghĩa. Khi phản đối việc con người lấy lợi ích làm động
cơ chính cho hành động của mình, ơng tin rằng, nếu chỉ xuất phát từ lợi ích,
người ta khó có thể đạt được nhân nghĩa. Đặt nhân nghĩa và lợi ích trong mối
quan hệ ngược chiều, Mạnh Tử chỉ có dụng ý làm rõ cơng dụng, cũng như giá trị
đích thực của nhân nghĩa trong các quan hệ xã hội mà thôi. Ông cho rằng, khi
nhà cầm quyền đã dụng nhân nghĩa và thi hành nhân đức trong việc cai trị, thì
việc đó tự nó sẽ mang lại lợi ích. Ngược lại, nếu xuất phát từ lợi ích thì chẳng
những làm tổn hại nhân nghĩa, mà cịn có thể đánh mất ln cả lợi ích nữa.
4


Tư tưởng trên đây của Mạnh Tử chứa đựng tinh thần nhân bản sâu sắc. Nó
chứng tỏ ơng là nhà chính trị có lịng nhân ái, khơng lấy lợi ích bản thân làm
động lực cho hành động của mình. Khi coi nhân cách là cái gốc của đạo làm
người, Mạnh Tử chủ trương dùng nhân nghĩa để điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội, nhằm đưa thiên hạ trở lại hữu đạo. Tuy nhiên, khi đề cao tới mức tuyệt đối
nhân nghĩa và địi hởi một cách vơ điều kiện việc con người phải lấy nhân nghĩa
đối xử với nhau trong cuộc sống, ơng đã khơng nhìn thấy sức mạnh thực sự của
bản năng con người trong các quan hệ xã hội của họ.
Mặc dù vậy, việc coi trọng và đề cao nhân nghĩa lại là điểm xuất phát để
Mạnh Tử hình thành một tư tưởng rất có giá trị - tư tưởng Dân bản. Tư tưởng
Dân bản là yếu tố cốt lõi trong học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử, và về thực
chất, việc thi hành Nhân chính phải coi dân là gốc, phải hướng tới dân, vì dân.
II. Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở
VIỆT NAM
2.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở

Việt Nam
Có thể khẳng định, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của Nhà nước Việt Nam, là ước
mơ, khát vọng và sự lựa chọn của nhân dân, phù hợp với các xu hướng phát
triển nhà nước trên thế giới, đã được Đảng ta cân nhắc kỹ lưỡng. Trong điều
kiện bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những biến đổi to lớn, tồn diện
và sâu sắc hiện nay, chúng ta tập trung xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để phát huy những giá trị tiến bộ, phục vụ phát
triển đất nước là yêu cầu cấp thiết.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân
tổ chức, xây dựng và kiểm sốt trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được”
[4, tr.91]. Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, khơng có
đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính. Trong nhà nước đó,
mọi cán bộ, viên chức nhà nước đều là công bộc, đầy tớ của nhân dân.
5


Nhà nước pháp quyền theo Tư tưởng Hồ Chí Minh đó cịn là nhà nước mà
bản chất của nó ln có sự thống nhất chặt chẽ giữa bản chất giai cấp cơng nhân
với tính nhân dân, tính dân tộc. Nhà nước là một thành tố cơ bản nhất cấu thành
hệ thống chính trị, ln dưới sự lãnh đạo của Đảng, mang bản chất của giai cấp
công nhân, là nhà nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nhà nước đó
cũng thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Bản chất giai cấp cơng nhân
và tính nhân dân, tính dân tộc ln thống nhất hài hịa trong nhà nước đại đồn
kết dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó
pháp luật được đề cao. Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền theo Hồ Chí Minh
là nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh
mẽ trước hết phải là nhà nước hợp hiến; nhà nước quản lý đất nước bằng pháp
luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Trong một Nhà nước

dân chủ, dân chủ và pháp luật phải luôn đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau
mới bảo đảm cho chính quyền trở lên mạnh mẽ. Khơng thể có dân chủ ngồi
pháp luật. Pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Mọi quyền dân chủ của người dân
nhất thiết phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật, ngược lại hệ thống
pháp luật phải bảo đảm cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng
trong thực tế.
Từ nhận thức lý luận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến của Nhà
nước pháp quyền nói chung và từ thực tiễn lãnh đạo quá trình xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng ta đã đúc kết, kế thừa có
chọn lọc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư
tưởng nhân loại và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước, pháp luật kiểu mới vào thực tiễn xây dựng Nhà nước kiểu mới ở
nước ta. Theo đó, quan niệm về những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng từng bước được hình thành, phát triển và
được thể hiện tại các văn kiện, nghị quyết khác nhau của Đảng và trong các văn
bản pháp luật của Nhà nước.
6


Theo đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác
định nhân dân là nguồn gốc, là chủ thể quyền lực của Nhà nước, tất cả quyền lực
thuộc về nhân dân, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp và pháp luật
có vị trí, hiệu lực cao nhất không chỉ đối với xã hội, mà ngay cả trong tổ chức
hoạt động của bộ máy nhà nước, là cơ sở của quyền lực nhà nước. Quyền lực
nhà nước là thống nhất có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa
các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, tôn trọng các cam kết quốc tế với tư cách là một thành viên. Nâng cao trách
nhiệm pháp lý trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Quyền lợi đi đôi
với nghĩa vụ; dân chủ gắn liền với kỷ cương. Thực hiện đầy đủ các điều ước

quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham
gia. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Trong Văn kiện Đại hội XIII, các đặc trưng cơ bản đó đã được khái quát
một cách cô đọng, tập trung tại một luận điểm về Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Đại hội định hướng: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng
cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm sốt quyền lực gắn
với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ,
công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham nhũng,
lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội” [2, tr.118]. Trên cơ sở định
hướng này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định mục tiêu chung là:
“Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ
trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” [2, tr.174]. Để thực hiện được mục
tiêu này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đề ra 08 giải pháp cụ thể để xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai
đoạn tới. Có thể khẳng định rằng, luận điểm được nêu trong Văn kiện Đại hội
7


XIII là luận điểm thể hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc trưng cơ bản của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa thuyết Nhân chính của Mạnh Tử đối với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân, Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa, tiếp thu, chọn lọc các tư tưởng
tiến bộ của nhân loại về xây dựng nhà nước, trong đó đặc biệt là thuyết Nhân
chính của Mạnh Tử.
Trong tình hình hiện nay, vận dụng thuyết Nhân chính của Mạnh Tử trước

hết cần cải cách tổ chức và đổi mới hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng
phát huy ngày càng đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của
nhân dân phải được thực hiện bằng những quy chế cụ thể. Việc ban hành, sửa
đổi chính sách, pháp luật phải dựa trên cơ sở trưng cầu ý kiến rộng rãi trong
nhân dân. Thực hành đúng quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm trên thực tế dân
được biết, được nói, được bàn, được kiểm tra, giám sát, được lựa chọn và bãi
miễn đại biểu do mình bầu ra.
Xác định rõ hơn vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm
soát quyền lực nhà nước. Giải pháp này xuất phát từ thực tế chúng ta còn lúng
túng trong việc xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ
quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mặt khác,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã tổng kết: Cơ chế kiểm soát
quyền lực chưa được phát huy mạnh mẽ. Vì vậy, trong nội dung phương hướng,
nhiệm vụ thứ 10 về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
kiến tạo phát triển, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII nhấn mạnh: Xác định
rõ hơn vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà
nước, thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.
8


Đây là nhiệm vụ, cũng là giải pháp hết sức quan trọng, bởi thực hiện được
giải pháp này thì chức năng của từng cơ quan nhà nước sẽ rõ ràng, khơng chồng
chéo, khơng bỏ sót; như vậy, hoạt động của bộ máy nhà nước mới thống nhất và
hiệu quả. Khi các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp được xác định rõ
ràng thì việc phối hợp, kiểm sốt quyền lực mới hiệu quả, tránh được tình trạng
lạm quyền, lộng quyền, độc đốn hoặc bng lỏng quyền lực. Tuy nhiên, quyền

lực của Nhà nước Việt Nam là quyền lực của Nhân dân, do vậy không thể dùng
quyền lực của Nhân dân phân chia cho cơ quan, bộ phận nào của Nhà nước.
Quyền lực nhà nước của chúng ta về bản chất ln là thống nhất.
Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp
quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Để
thực hiện tốt giải pháp này cần thực hiện tốt năm biện pháp cụ thể sau: Tiếp tục
đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu
quả, trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực; Phát huy đầy đủ vai
trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc
hội, tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch; tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách dựa trên
luận cứ khoa học và thực tiễn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa
Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền
địa phương; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn; Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, đồng thời phát huy vai trò
chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành; Nâng cao
chất lượng dịch vụ công; tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công
lập theo hướng tinh gọn, bảo đảm chất lượng, hoạt động hiệu quả.
Cùng với xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng bộ máy, cải
cách thể chế hành chính, Đảng, Nhà nước phải có quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức một cách tồn diện, coi trọng
cả đức lẫn tài, trong đó đức là gốc. Trong xác định tiêu chuẩn, cụ thể hoá tiêu
9


chuẩn với từng chức danh cán bộ, công chức, phải coi trọng hàng dầu đến quan
điểm quần chúng, thái độ phục vụ nhân dân. Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, cần đặc biệt coi trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lập trường giai

cấp, động cơ học tập, rèn luyện, phấn đấu; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại
trường với bồi dưỡng tại chức và rèn luyện thử thách trong hoạt động thực tiễn ở
địa phương, cơ sở.
Trong bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức, phải thật sự công tâm và chặt
chẽ. Những người tài cao, đức tốt, có uy tín cao trong nhân dân cần phải được
bố trí, đề bạt với cương vị tương xứng. Những người dù tài giỏi đến đâu, nhưng
có biểu hiện suy thoái về đạo đức, bị nhân dân oán ghét thì kiên quyết xử lý.
Đồng thời chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức nhà
nước để họ n tâm với cơng việc, hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân.
Đảng, Nhà nước và các đồn thể của nhân dân cần phải có quyết tâm cao,
nhận thức thông nhất, giải pháp đồng bộ trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và
chống tham nhũng. Kịp thời bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy định về quản lý
kinh tế - tài chính, quản lý tài sản cơng, ngân sách nhà nước và các quỹ do nhân
dân đóng góp. Một mặt, xác định rõ chế độ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đề
cao sự gương mẫu, chủ động và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị. Mặt khác, có cơ chế
khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh, xây dựng thiết chế để
nhân dân tham gia giám sát, phát hiện, đấu tranh phòng chống tham nhũng; biểu
dương và nhân rộng những gương cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, có chính
sách tơn vinh những người có tài năng, tâm huyết, có đóng góp xứng đáng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

10


KẾT LUẬN
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ trương,
đường lối có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ đòi hỏi tất
yếu, khách quan của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Từ các quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa, nhận thức; vận dụng tư tưởng dân bản của Mạnh Tử Đảng ta đã
khái quát về các đặc trưng cơ bản, về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì
nhân dân.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quá trình
lâu dài, đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục tổng kết thực tiễn, khơng ngừng bổ sung,
hồn thiện hệ thống lý luận; phải thực hiện đổi mới đồng bộ trên các mặt hoạt
động lập pháp, hành pháp, tư pháp; đổi mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa và giáo dục, khoa học và cơng nghệ... đổi mới tổ chức, bộ máy
nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức. Vì vậy, ngồi việc xây dựng
chiến lược, xác định chủ trương, giải pháp đúng đắn phải có kế hoạch và bước đi
thích hợp. Điều quan trọng nhất là thống nhất nhận thức, biến thành quyết tâm
thực hiện trong ồn bộ hệ thống chính trị. Chỉ có trên cơ sở đó mới có thể xây
dựng thành cơng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Những tư tưởng, học thuyết về xây dựng nhà nước pháp quyền đã có trong
lịch sử, trong đó có thuyết Nhân chính của Mạnh Tử là cơ sở để Đảng và Nhà
nước ta kế thừa, vận dụng vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân hiện nay.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bình, Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc, Nxb Thanh
Niên, Hà Nội, 2013.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Linh, Mạnh Tử, Nxb Văn Hóa, Hà Nội, 2015.
4. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.

5. Nguyễn Văn Viễn, Lịch Sử Triết Học Phương Đơng, Nxb TP. Hồ Chí
Minh, 2013.

12



×