Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã lao xả phình, huyện tủa chùa, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.87 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

SÙNG A CHANG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRỊ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHỤ TRÁCH NƠNG NGHIỆP XÃ LAO XẢ PHÌNH HUYỆN TỦA CHÙA – TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa

: 2014 – 2018


Thái Nguyên – Năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

SÙNG A CHANG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRỊ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHỤ TRÁCH NƠNG NGHIỆP XÃ LAO XẢ PHÌNH HUYỆN TỦA CHÙA – TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT


Khóa

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Dương Hoài An

Thái Nguyên – Năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Sau những năm học tập tại Khoa Kinh tế &PTNT Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo cùng
các bạn sinh viên cùng lớp, trường, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Cử
Nhân Phát triển nơng thơn với đề tài: “Tìm hiểu vai trị, chức năng, nhiệm
vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Lao Xả Phình, huyện Tủa
Chùa, tỉnh Điện Biên” Để hồn thành khóa luận này, em gửi lời cảm ơn chân
thành đến các thầy cô Khoa Kinh tế &PTNT đã dạy dỗ và truyền đạt những
kiến thức lý luận và thực tiễn vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành
sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Dương Hoài An trong suốt thời gian qua đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể hồn thành khóa luận này một
cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo UBND xã Lao
Xả Phình, cùng các ban ngành, đồn thể tại UBND xã đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình thực tập tại UBND xã Lao
Xả Phình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới anh Ly A Chua cán

bộ nơng nghiệp xã đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực tập làm quen với cơng việc thực tế. Trong q trình thực tập dù
đã cố gắng hết sức thực hiện bài khóa luận bằng những kiến thức học tập tại
trường, cũng như những kiến thức có được trong thời gian đi thực tập, nhưng
em cũng khơng thể tránh được những thiếu sót do tuổi đời cịn non trẻ. Vì
vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cơ và các anh
chị trong UBND xã Lao Xả Phình để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành cơng
trong sự nghiệp cao q. Đồng kính chúc các cơ, chú, anh, chị trong UBND
xã Lao Xả Phình luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp
trong công việc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Sùng A Chang


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bản3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Lao Xả Phình năm 2017 .............. 14
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Lao Xả Phình 3
năm (2015 – 2017) .......................................................................................... 16
Bảng 3.3 Hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Lao Xả Phình
năm 2017 ......................................................................................................... 18
Bảng 3.4. Thành phần các dân tộc xã Lao Xả Phình năm 2017 ..................... 19
Bảng 3.5. Hiện trạng tình hình dân số và lao động năm 2017 ........................ 19
Bảng 3.6. Số lượng và cơ cấu cán bộ, cơng chức của UBND xã Lao Xả Phình
......................................................................................................................... 26



iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Stt

Nguyên nghĩa

Viết tắt

1

CBPTNN

Cán bộ phụ trách nông nghiệp

2

TDTT

Thể dục thể thao

3

VĐV

Vận động viên

4


CĐV

Cổ động viên

5

THCS

Trung học cơ sở

6

SDD

Suy dinh dưỡng

7

TT

Thể thao

8

DT

Diện tích

9


NS

Năng suất

10 TS

Thủy sản

11 UBND

Ủy ban nhân dân

12 NN

Nông nghiệp

13 LMLM

Lở mồm long móng

14 CCB

Cựu chiến binh

15 HĐND

Hội đồng nhân dân

16 KHKT


Khoa học kỹ thuật

17 PTNT

Phát triển nông thôn

18 TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

19 BVTV

Bảo vệ thực vật

20 PCCR

Phòng chống cháy rừng


iv

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1.Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập..................................................... 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.2.1. Về chuyên môn ....................................................................................... 2
1.2.2. Về thái độ, kĩ năng làm việc ................................................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5
2.1.2. Yêu cầu cơ bản đối với cán bộ nông nghiệp cấp xã................................ 5
2.1.3. Nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã ..................................... 6
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ............................ 8
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.2.1. Quản lý, phụ trách nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới ............ 8
2.2.2. Quản lý, phụ trách nông nghiệp tại một số địa phương ở Việt Nam. ... 10
Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP....................................................................... 13
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 13
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 13
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 15
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 23
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 24
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập ........................................................................ 24
3.2.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 30


v

3.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 36
3.3.4. Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ phụ trách
nông nghiệp xã Lao Xả Phình ......................................................................... 38
Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 40
4.1. Kết luận .................................................................................................... 40
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 41
4.2.1. Kiến nghị chung .................................................................................... 41

4.2.2.Đối với huyệnTủa Chùa ......................................................................... 41
4.2.3.Đối với cấp xã ........................................................................................ 41
4.2.4. Đối với CBPTNN .................................................................................. 42
4.2.5. Đối với trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt là Khoa kinh tế và Phát
triển nông thôn ................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1.Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, hiện nay
vẫn còn trên 65% dân số sống ở nông thôn và 42% lao động xã hội làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 2016), năng suất khai thác ruộng đất và
năng suất lao động còn thấp, sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, chưa khai thác
hết tiềm năng sẵn có của đất nước. Nơng nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất
cập như: Chưa đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống nhân dân, chưa cung cấp
đủ nguyên liệu cho cơng nghiệp hàng hố và xuất khẩu, chưa tạo được động
lực thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn, sản xuất
nơng nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết, dịch bệnh, việc
chăm sóc cịn chưa hợp lý.
Để khắc phục được những tồn tại và hạn chế trên cần có sự lãnh đạo
của Đảng và Chính Phủ, các cơ quan và cán bộ khuyến nông, sự nỗ lực của
hàng chục triệu nông dân và sự đóng góp to lớn của tất cả đội ngũ cán bộ phụ
trách nông nghiệp xã.
Đội ngũ cán bộ nơng nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trị của
mình trong cộng đồng, xã hội với nhiệm vụ truyền bá kiến thức về phát triển

nông nghiệp, nông thôn cho nông dân, tuyên truyền phổ biến những kĩ thuật
mới về nông lâm ngư nghiệp cho nông dân, hướng dẫn nơng dân về quy trình
kĩ thuật về thâm canh các loại cây trồng vật nuôi mới, xây dựng các mô hình
cho cộng đồng tham quan học tập... cán bộ nơng nghiệp đã đem “nguyên liệu”
thông tin khoa học đến, bày cách làm cho người dân, là chất “xúc tác” thổi
bùng ngọn lửa canh tân trong từng hộ, trong cả cộng đồng, để người người,
nhà nhà và toàn thể cộng đồng tự chủ, giải quyết tốt những cơng việc của
chính mình.


2

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì đội ngũ cán bộ nông nghiệp cơ
sở của chúng ta hiện nay cịn yếu về trình độ chun mơn nghiệp vụ, lại
khơng được bồi dưỡng thường xuyên, không cập nhật được thông tin kịp thời,
khả năng thực hành chưa thuần thục, do vậy chưa hồn thành vai trị “xúc tác”
khoa học kĩ thuật với nơng dân.
Lao Xả Phình là một xã thuần nông với các hoạt động sản xuất nông
nghiệp chủ yếu như: trồng trọt, chăn ni và lâm nghiệp... Chính vì vậy, cán
bộ phụ trách nơng nghiệp đóng vai trị rất lớn trong việc thúc đẩy các hoạt
động này phát triển. Xuất phát từ vấn đề trên em tiến hành thực hiện đề tài:
“Tìm hiểu vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nơng nghiệp
xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên” từ đó đề xuất những
giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa ra cái nhìn chính xác
và cụ thể hơn về những người cán bộ sống và làm việc cùng dân.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn
- Hệ thống hóa được các cở sở lý luận và thực tiễn liên quan đến cán bộ
phụ trách nơng nghiệp.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nơng

nghiệp xã Lao Xả Phình.
- Tìm hiểu mức độ thực hiện chức năng và hoàn thành nhiệm vụ của
cán bộ phụ trách nơng nghiệp xã Lao Xả Phình.
- Rèn luyện tốt cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, ứng dụng
những kiến thức đã học và cập nhật những kiến thức mới vào thực tế.
- Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và những kiến thức có liên quan
tới thực tế công việc tương lai.
1.2.2. Về thái độ, kĩ năng làm việc
- Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm việc theo
kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập.


3

- Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công.

- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.

- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị
thực tập.

- Không tự ý nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập.
1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Lao Xả Phình
- Thực trạng sản xuất nơng nghiệp xã Lao Xả Phình
- Tìm hiểu vai trị, chức năng, nhiệm vụ của CBPTNN xã.

- Mô tả những công việc cụ thể của CBPTNN xã.
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của CBPTNN xã Lao Xả Phình.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu về tình hình
hoạt động nơng nghiệp của một số địa phương khác, tình hình cơ bản của xã
về tự nhiên, kinh tế, xã hội, các văn bản pháp lý của phòng NN & PTNT
huyện Tủa Chùa, báo cáo cuối năm của xã Lao Xả Phình năm 2016, 2017, để
có số liệu cần thiết. Thơng tin được thu thập qua các nguồn: Sách, báo, tạp
chí, internet, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu khoa
học. Các dữ liệu, thông tin được thu thập từ các cơ quan: Bộ NN và PTNT,
các viện, trường, Tổng cục thống kê.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua điều tra
phỏng vấn. Nội dung chủ yếu của cuộc phỏng vấn CBPTNN xã là: Thông tin
chung của CBPTNN: Tên, tuổi, giới tính, trình độ. Thơng tin về công tác tập
huấn về sản xuất nông nghiệp.


4

- Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và
cách xử lý công việc của CBPTNN.
- Tổng hợp và phân tích thơng tin: Những thơng tin, số liệu thu thập
được tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thơng tin cần thiết cho đề tài.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: từ ngày 15/01/2018 đến ngày 30/05/2018
- Địa điểm thực tập: xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.


5


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã: là công dân Việt Nam trong
biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật, làm việc tại Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do được bầu để giữ
chức vụ, hoặc được tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. [4]
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi khai thác cây trồng vật nuôi làm tư liệu lao
động chủ yếu tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm
cả lâm nghiệp, thủy sản. [10]
- Cán bộ nông nghiệp: là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn
trong một cơ quan hoặc một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các
ngành khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. [4]
- Cán bộ nông nghiệp cấp xã: là những người trực tiếp chỉ đạo hoặc
trực tiếp làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã. Đây là
những người trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển
khai các hoạt động nông nghiệp cho nông dân. [9]
2.1.2. Yêu cầu cơ bản đối với cán bộ nông nghiệp cấp xã
- Có tinh thần thực sự yêu mến quê hương, biết thương yêu quý trọng
mọi người đặc biệt là người nông dân.


6

- Có trình độ hiểu biết và đã qua đào tạo nghiệp vụ, có trình độ chun

mơn về một trong những ngành cơ bản sản xuất nông nghiệp ở địa phương
như: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản....
- Có đạo đức, tác phong lành mạnh, khiêm tốn, kiên trì, chịu khó học
hỏi kinh nghiệm của những bậc lão nông tri điền, các kinh nghiệm hay của
người khác.
- Biết làm giàu cho bản thân, gia đình mình và có tinh thần thương yêu,
giúp đỡ những người xung quanh mình cùng làm giàu.
- Biết cách vận động và tổ chức cho nông dân thực hiện đúng các yêu
cầu của chương trình dự án nơng nghiệp. [16]
2.1.3. Nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã
- Giúp Uỷ ban nhân dân xã tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện quy
hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước
về nơng nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp,
thuỷ sản, phát triển rừng hàng năm; hướng dẫn nông dân thực hiện các biện
pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất
nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch, huy động lực lượng và tổ chức thực hiện phịng
trừ dịch bệnh cây trồng, vật ni, thuỷ sản; tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo
vệ đê điều, đê bao, bờ vùng, cơng trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành, bảo
vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng và khắc phục hậu
quả thiên tai hạn hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, cháy rừng; biện pháp ngăn chặn
kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng,
cơng trình và cơ sở hậu cần chun ngành tại địa phương.


7


- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã giám sát việc xây dựng các cơng trình
thủy lợi nhỏ, cơng trình nước sạch nông thôn và mạng lưới thủy nông; việc sử
dụng nước trong cơng trình thủy lợi và nước sạch nông thôn trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
- Phối hợp hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thống kê diễn biến đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, thống kê rừng, kiểm kê rừng,
diễn biến tài nguyên rừng, diễn biến số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn
cấp xã theo quy định. Tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ sản xuất nơng
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
- Hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề, làng nghề
truyền thống nông thôn; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát
triển sản xuất và phát triển các ngành, nghề mới nhằm giải quyết việc làm,
cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, cải thiện đời
sống của nhân dân địa phương.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý chất lượng
sản phẩm, giống cây trồng, vật ni, phân bón, thức ăn chăn ni, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo
quy định.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các hoạt động cung
cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn; củng cố các tổ chức
dân lập, tự quản của cộng đồng dân cư theo quy định.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nơng nghiệp, lâm
nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, công tác thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên
địa bàn cấp xã theo quy định. [11]


8

2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
Cán bộ phụ trách Nông nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì rất cần

đến các quy định của nhà nước, sau đây là một số văn bản pháp lý liên quan
đến nội dung học tập:
- Luật số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội luật
cán bộ, công chức (Chương 1 điều 4).
- Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính
Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã.
- Thông tư 04/2009/TT-BNN ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Nông
Nghiệp về Hướng dẫn nhiệm vụ của Cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật
ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn côngtác trên địa bàn cấp xã, Hà Nội.
- Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012của Bộ
Nội vụ về việc hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển
dụng công chức xã, phường, thị trấn
- Thông tư 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/03/2015 của liên
bộ Bộ NN & PTNT và Bộ Nội Vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển
nông thôn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Quản lý, phụ trách nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới
2.2.1.1. Tại Nakhon Phanơm, Thái Lan
Mơ hình sản xuất tại làng Nông Đạt, huyện Mương được trồng quanh
năm với các loại: cải, bắp cải, xu hào, cà rốt, măng tây và rau gia vị. Việc sản
xuất được tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và
được thực hiện khép kín từ khâu chuẩn bị giống, kỹ thuật canh tác đến đóng
gói và tiêu thụ sản phẩm. CBNN là người hướng dẫn bà con cách cải tạo đất,


9


các quy trình kỹ thuật để rau, củ, quả đạt chất lượng và năng suất cao. Bên
cạnh đó CBNN cịn giúp người dân quản lý chất lượng giống cây trồng, phân
bón và vệ sinh an tồn thực phẩm.
Đây là mơ hình sản xuất theo mơ hình hợp tác 30 thành viên trong làng
do trưởng bản làm trưởng nhóm. Mơ hình này đã được chính quyền tỉnh
Nakhon Phanơm và chính phủ Thái Lan tặng thưởng nhiều bằng khen vì
thành tích sản xuất hiệu quả, an tồn.[8]
2.2.1.2. Tại Canada
Cán bộ PTNN có một số chức năng, nhiệm vụ như:
- Lập kế hoạch, thiết kế, giám sát việc xây dựng thủy lợi, cấp thoát
nước, lũ lụt và các hệ thống nước kiểm soát.
- Lập kế hoạch, thiết kế, giám sát việc xây dựng các tịa nhà nơng
nghiệp và các cở sở lưu trữ, chẳng hạn như kết cấu vật ni, nhà kính, silo, và
các cở sở bảo quản lạnh.
- Thiết kế và đánh giá các thiết bị được sử dụng để chuẩn bị mặt bằng,
gieo hạt, phun thuốc, thu hoạch và vận chuyển hàng hóa nơng nghiệp.
- Đảm bảo thiết kế phù hợp với mã số địa phương và tất cả các giấy
phép cần thu được.
- Giám sát làm sạch, xay sát, phân loại, trộn, chế biến, làm mát, đóng
gói và phân phối các sản phẩm nơng nghiệp.
- Chuẩn bị và trình bày báo cáo kỹ thuật, đáp ứng với khách hàng, giao
tiếp khái niệm kỹ thuật cho đồng nghiệp và khách hàng mới với nên phi kỹ thuật.
- Tiến hành nghiên cứu để tìm ra những cách mới, bền vững để sản
xuất thực phẩm và chất xơ cho người tiêu dùng.
- Tiến hành nghiên cứu cho việc thiết kế các cấu trúc mới sáng tạo và
hệ thống.
- Tiến hành nghiên cứu để phát triển các công nghệ mới và thực hành
quản lý sản xuất thực phẩm bảo vệ tài nguyên môi trường. [15]



10

2.2.1.3. Tại Mĩ
Chức năng, nhiệm vụ của CBPTNN tại Mĩ được thể hiện qua một số
công việc:
- Thiết kế của máy móc nơng nghiệp, thiết bị, động cơ đốt trong và áp
dụng cho máy móc nơng nghiệp.
- Quản lý tài nguyên nông nghiệp (bao gồm cả sử dụng đất, sử dụng
nguồn nước).
- Quản lý nguồn nước, bảo tồn và lưu trữ cho vụ tưới tiêu và chăn nuôi
sản xuất.
- Quan lý chất thải, các chất thải chăn nuôi, chất thải nơng nghiệp, phân
bón và dịng chảy, kỹ thuật thực phẩm, chế biến sản phẩm nơng nghiệp.
- Thiết kế các thí nghiệm liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
- Khảo sát đất, xói mịn và chống xói mịn, quản lý hạt giống, làm đất,
thu hoạch và chế biến các loại cây trồng, chăn nuôi bao gồm gia cầm, thủy
sản và sữa động vật. [17]
2.2.2. Quản lý, phụ trách nông nghiệp tại một số địa phương ở Việt Nam.
2.2.2.1. Xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
Anh Nguyễn Văn Huy là cán bộ nông nghiệp của xã Canh Vinh, anh
luôn bám sát cơ sở nắm tình hình sản xuất, chăn ni và dịch bệnh trên cây
trồng, vật nuôi, để đề xuất với chính quyền xã có các biện pháp chỉ đạo xử lý
kịp thời, hiệu quả.
Anh Huy cịn làm tốt cơng tác tham mưu với Trạm Khuyến nông huyện
thông qua hơn 10 mơ hình khuyến nơng, khuyến lâm, như mơ hình trồng mè
trên đất lúa kém hiệu quả tại thôn Tăng Lợi, cho lãi cao hơn 11,2 triệu
đồng/ha so với trồng lúa; giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn được sự phát
triển của một số dịch bệnh trên cây lúa, hạn chế bỏ đất hoang do thiếu nước
vào mùa khô. Đây là cơ sở giúp bà con lựa chọn cây trồng để chuyển đổi trên
những vùng ruộng thiếu nước, trồng lúa Hè Thu kém hiệu quả ở Canh Vinh.



11

Anh ln nắm chắc tình hình tại cơ sở, chủ động tham mưu, đề xuất với
cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất
nông, lâm nghiệp phù hợp. Anh thường xuyên tuyên truyền, vận động nông
dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào
đầu tư thâm canh, đưa những giống cây trồng, vật ni có năng suất và hiệu
quả kinh tế cao vào sản xuất. Đặc biệt, mơ hình vỗ béo bị đang đem lại nguồn
thu đáng kể cho hàng trăm hộ gia đình ở xã Canh Vinh. [12]
2.2.2.2. Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Sau khi đi tham quan một số mơ hình trồng cây thanh long có hiệu quả
ở một số tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, anh Nguyễn Anh Hùng về đã trực tiếp
chỉ đạo triển khai mơ hình này ở xã Quỳnh Lộc và chọn hộ gia đình anh Hồ
Phi Tồn, ở xóm 14 làm mơ hình điểm. Qua 4 năm thực hiện mơ hình cho
thấy, cây thanh long trồng ở xã Quỳnh Lộc rất được thị trường ưa chuộng hơn
so với thanh long có nguồn gốc từ miền Nam và có hiệu quả kinh tế cao.
Ngồi thực hiện mơ hình trồng cây thanh long, anh Hùng cịn tham gia
nhiều mơ hình trình diễn như mơ hình thâm canh ngơ lai quy mơ 30 ha với
600 hộ tham gia, năng suất đạt 150 – 200kg/sào ở xã An Hịa. Mơ hình thâm
canh lạc L14 quy mô 40 ha với 800 hộ nông dân ở xã Quỳnh Thuận tham gia
năng suất đạt 80 – 90 kg/sào và mơ hình thâm canh trồng cà chua theo hướng
Vietgap ở xã Quỳnh Minh... Nhiều công việc tưởng chừng như quá sức,
nhưng anh với các đồng nghiệp luôn động viên nhau vượt qua khó khăn để
tìm tịi, đưa nhiều giống cây trồng, vật ni có hiệu quả hơn nữa cho bà con
nhân rộng. Trong năm 2015, anh cùng với đồng nghiệp đã phối hợp với các
đoàn thể của huyện và chính quyền các xã mở được trên 150 lớp tập huấn kỹ
thuật cho trên 12.000 lượt hộ nông dân, phát được hàng nghìn tờ tài liệu nội
dung tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa mùa, cách phịng trừ sâu bệnh

hại lúa, phịng trị bệnh trong ni trồng thủy sản, kỹ thật trồng ngô lai... Cán
bộ nông nghiệp đã đưa các loại giống mới, áp dụng các tiến bộ khoa học để


12

giúp bà con phát triển nông nghiệp, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng,
chăm sóc lúa giúp tăng năng suất cây trồng, cải thiện đời sống người dân. [13]
2.2.2.3. Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Anh Trần Đình Tập cán bộ Khuyến nông huyện Lương Tài, tỉnh Bắc
Ninh luôn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể trong huyện, các cơ
quan chuyên môn, đảm bảo vừa nắm bắt tình hình thực tế, vừa bám sát cơ sở
để hướng dẫn bà con nông dân phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2013, anh cùng các đồng nghiệp thực hiện mơ hình ni thâm
canh cá rơ phi đơn tính theo tiêu chuẩn VietGAP, mơ hình ni cá chép lai
V1, mơ hình ni cá chim trắng... Ngồi thực hiện các mơ hình thuỷ sản, anh
Tập cịn tham gia thực hiện nhiều mơ hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu
quả thiết thực cho người nông dân. Anh đến từng hộ để tư vấn, hướng dẫn
cách thức ni trồng thuỷ sản, phịng trừ dịch bệnh như thế nào, chỉ ra những
cái làm được và chưa làm được của người dân, thường xuyên tuyên truyền,
vận động bà con đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni cho phù
hợp, cách thức làm ăn mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.
Anh Tập thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bà con nông dân nên biết
được nơng dân cần tập huấn những nội dung gì, từ đó xây dựng kế hoạch tập
huấn cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, anh
ln chủ động nghiên cứu những mơ hình mới, những tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến, để tham mưu cho huyện tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình
trình diễn phù hợp với địa phương. [14]



13

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Lao Xả Phình là xã miền núi nằm ở phía Tay Bắc của huyện Tủa
Chùa, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm huyện Tủa Chùa khoảng 42km và cách
Thành phố Điện Biên 168km, Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tả Sìn Thàng
- Phía Nam giáp xã Trung Thu
- Phía Đơng giáp xã Tả Sìn Thàng và Tả Phìn
- Phía Tây giáp xã Xá Tổng huyện Mường Chà.
Tổng diện tích đất tự nhiên trong tồn xã là 4.990,55 ha, diện tích đất
nơng nghiệp là 4.327,71 ha.
Tháng 10 năm 2017 xã Lao Xả Phình có 426 hộ, 2.412 nhân khẩu phân
bố trên 06 thôn bản gồm: Thôn I, Thơn II, Thơn III, Cáng Phình, Lầu Câu
Phình và Chẻo Chử Phình.
3.1.1.2. Địa hình
Xã Lao Xả Phình có dạng địa hình đồi núi, sườn rốc chia cắt phức tạp
phân bố theo hướng đông Bắc. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo phần lớn
diện tích tự nhiên của xã, xen kẽ có những thung lũng hẹp và đồi nhỏ địa hình
cao so với mực nước biển từ 500-1600m.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu:
Khí hậu xã Lao Xả Phình nói riêng và huyện Tủa Chùa nói chung là khí
hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao, mùa đơng lạnh, mưa ít, mùa hè nóng, mưa
nhiều.
- Thủy văn:



14

Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã chịu sự chi phối của sơng Nậm Mức là
chính. Ngồi ra cịn có nhiều suối nhỏ, khe nhỏ cung cấp nước cho sinh hoạt và
sản xuất của người dân
3.1.1.4. Đất đai.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.990,55 ha. Trên địa bàn xã có
các nhóm đất chính sau:
Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính: Đây là loại đất tơi xốp,
thoát nước tốt, hàm lượng mùn khá, rất thích hợp với trồng ngơ, cây cơng
nghiệp, cây ăn quả. Song do phân phối ở những vị trí: sườn núi cao, độ dốc
lớn nên sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, chỉ khoản 14% diện tích loại đất này
phân bố ở những nơi có địa hình dốc thoải có thể khai thác sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp.
Đất đỏ vàng trên sét và đá biến chất: Đây là loại đất có cấu trúc khá,
thành phần cơ giới thịt trung bình - nặng, càng xuống sâu tỷ lệ sét càng cao.
Mức độ feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao.
Phản ứng của đất chua toàn phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá,
giảm nhanh xuống các tầng dưới. Loại đất này cần được sử dụng hợp lý để
phát triển nơng, lâm nghiệp.
Ngồi ra trên địa bàn xã cịn có một số loại đất: Đất mùn vàng nhạt
trên núi cao và đất đỏ vàng trên đá Macman axit.
Bảng3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Lao Xả Phình năm 2017
(ĐVT:ha)
STT
1
1.1
1.2

2
3

Loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nơng – lâm nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng

Diện tích(ha)
Cơ cấu(%)
4.990,55
100
4.327,71
86,71
2.629,46
52,68
1.698,75
34,03
129,24
2,59
533,59
10,70
(Nguồn: UBND xã Lao Xả Phình)


15


Qua bảng 3.1 ta thấy:
- Năm 2017, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ
cấu đất của xã đạt 2.629,46 ha( chiếm 86,71%) trong cơ cấu đất tự nhiên. Đất
nông nghiệp chủ yếu trồng lúa, ngô, khoai sắn.
- Diện tích đất lâm nghiệp là 1.698,75 ha ( chiếm 52,68%) với địa hình
phần lớn chủ yếu là các núi đá.
- Đất phi nông nghiệp: chiếm 2,59% đất tự nhiên (129,24 ha), do nhu
cầu mở rộng diện tích nhà ở của người dân và quy hoạch để xây dựng các cơ
sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân.
- Đất chưa sử dụng: diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ tương đối
lớn với 10,69% tương đương 533,59 ha.
3.1.1.5. Môi trường.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt
70% (chưa đạt)
- Các cơ sở sản xuất - kinh doanh chưa đạt tiêu chuẩn về mơi trường.
- Có từ 90% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
quốc gia về xây dựng nông thôn mới
- Khơng có các hoạt động suy giảm mơi trường và có các hoạt động
phát triển mơi trường xanh, sạch, đẹp
- Nghĩa trang chưa được xây dựng theo quy hoạch
- Chất thải, nước thải chưa được thu gom và xử lý theo quy định
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
a. Sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi
 Nông nghiệp
Để đưa nước ta trở thành một nước CNH - HĐH, Đảng và nhà nước ta
đã đưa ra những chính sách nhằm phát triển KT - XH cũng như nâng cao thu
nhập cải thiện đời sống cho người dân. Hòa chung với sự phát triển của cả



16

nước và tỉnh Điện Biên, xã Lao Xả Phình đã có những sự thay đổi rõ rệt. Đặc
biệt, chương trình nông thôn mới đã làm thay đổi căn bản diện mạo xã Lao
Xả Phình.
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Lao Xả Phình 3
năm (2015 – 2017)
Năm 2015
Cây

Diện

Năng

trồng

tích

suất

(ha) (tạ/ha)

Năm 2016
Diện

Năng

lượng tích

suất


Sản

(tấn

(ha) (tạ/ha)

Năm 2017
Diện

Năng

Sản

lượng tích

suất

lượng

Sản

(tấn

(ha) (tạ/ha)

(tấn

1.Cây
lúa


54

23

1.240

55

20

1.100

55

24

1.320

35

10

350

35

13

455


35

15

525

442

15

6.630

442

15

6.630

445

17,5

7.787,5

28

10

280


30

10

300

21

10

210

7,0

10

70

6,7

9,0

60,3

8,0

10

80


mùa
2.Cây
lúa
nương
3. Cây
ngơ
4. Cây
đậu
tương
5.Cây
lạc

(Nguồn: Văn phịng – Thống kê xã Lao Xả Phình)
Qua bảng trên cho thấy diện tích gieo trồng cây hàng năm qua 3 năm
2015-2017 đều tăng.
Trong giai đoạn 2015 - 2016 năng suất và sản lượng có xu hướng giảm
từ 23 tạ/ha xuống còn 20 tạ/ha đối với năng suất và 1.240 tấn xuống 1.100 tấn.


17

Nhưng đối với cây ngô từ năm 2015-2016 năng suất và sản lượng luôn
giữ ổn định từ 15 tạ/ha với sản lượng là 6.630 tấn, riêng năng 2017 năng suất
và sản lượng dều tăng so với năm 2015 và 2016: Năng suất từ 15 tạ/ha tăng
lên 17,5 tạ/ha và sản lượng từ 6.630 tấn lên 7.787,5 tấn.
Cuối cùng là năng suất và sản lượng cây đậu tương, cây lạc có xu
hướng tăng nhưng tăng không đều giữa các năm cụ thể sản lượng cây lạc năm
2017 là giảm 70 tấn so với năm 2015 và 90 tấn so năm 2016. Cây đậu tương
mặc dù giảm diện tích gieo trồng từ 28 ha năm 2015 xuống 07 ha năm

2017, nhưng năm suất và sản lượng vẫn luôn ổn đinh tăng 70 tấn lên 80
tấn, năm 2016 với sản lượng giảm nhưng khơng đáng kể là 60,3 tấn.
 Lâm nghiệp:
- Diện tích rừng tự nhiên của xã là: 1.693,694 ha trong đó:
+ Rừng phòng hộ:
+ Rừng sản xuất:

1.137,432 ha;
556,262 ha;

- Tổng diện tích rừng trồng của xã là 26,4 ha tương đương với 37.240
cây Sa Mộc giảm xuống còn 14,85 ha trong đó:
+ Rừng phịng hộ:

4,85 ha;

+ Rừng sản xuất:

11,7 ha;

- Thực hiện công văn số 46a/PNN-TH ngày 01 tháng 6 năm 2017 của
Phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện; Ủy ban nhân dân xã căn
cứ số lượng cây được phân bổ cấp phát cho các hộ đã trồng với số lượng là
8.500 cây, trong đó 3.000 cây Sa mộc, 5.500 cây sơn tra.
- UBND xã đã thực hiện tốt cơng tác tun truyền về cơng tác
phịng chống cháy rừng và quản lý bảo vệ rừng tại 6/6 thôn bản của xã, nên
hiện tượng khai thác rừng bừa bãi được hạn chế, không xảy ra vụ cháy
rừng nào trên địa bàn tồn xã. Bảo vệ tổng diện tích rừng là 1.693,694 ha
rừng tự nhiên và 16,6 ha rừng mới trồng năm 2011.



18

 Công tác chăn nuôi, thú y
 Về chăn nuôi: Tình hình chăn ni gia súc gia cầm 9 tháng đầu năm
nói chung ổn định, khơng có dịch bệnh xảy ra, số lượng gia súc gia cầm tính
đến cuối tháng 9/2017 như sau:
Bảng 3.3 Hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm
tại xã Lao Xả Phình năm 2017
Hiện có

Kế hoạch

Tỷ lệ đạt kế hoạch

(con)

(con)

(%)

Trâu

623

670

95




200

257

93



984

1.167

75

Lợn

3.044

3.300

88,9

Gia cầm

9.543

11.570

62,7


Chỉ tiêu

(Nguồn: Văn phòng – Thống kê xã Lao Xả Phình năm 2017)
Nhìn chung, số lượng gia súc gia cầm 9 tháng đầu năm đã đạt được
85% so với kế hoạch đầu năm. Số lượng gia cầm, lợn, dê tăng lên so với năm
2016, bên cạnh đó số lượng đàn trâu, bị có chiều hướng giảm so với năm
2016 nguyên nhân do các hộ dân đã bán trâu chuyển sang mua máy móc và
bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp.
 Công tác thú y:
- Thực hiện công tác phát triển đàn gia súc, gia cầm đi đơi với việc thực
hiện phịng chống dịch bệnh; UBND xã chỉ đạo cán bộ thú y làm tốt công tác
tiêm phòng vác xin theo kế hoạch của huyện theo định kỳ hàng tháng, hàng
q, tun truyền cơng tác phịng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tới nhân
dân và sớm phát hiện khi con gia súc, gia cầm có bệnh dịch để tiêm phòng kịp thời.
- Trong năm 2017 cán bộ thú y xã đã tổ chức phun hóa chất và tiêm
phòng các đợt vác xin như sau:
+ Phun hóa chất tiêu độc khử trùng: 44 lít


×