Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.3 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CS II)
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
 - -

TIỂU LUẬN HẾT MÔN

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đề tài:

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ dịch vụ can

thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh

GVBM: ThS. PHẠM THANH HẢI
HVTT:
Đỗ Ngọc Minh Thư
LỚP: Đ18CT1
SỐ TT: 1857601010087
Chun ngành: Cơng tác xã hội
KHĨA:
K 2018 - 2021

TP.HCM THÁNG 6 - 2022

1


BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

ĐÕ NGỌC MINH THƯ



TIỂU LUẬN HẾT MƠN
Hệ Đại học- Ngành Cơng tác xã hội

Đề tài: Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ dịch vụ can
thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh

2


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Thang điểm chấm tiểu luận: Chấm theo thang điểm 10 cho các tiêu chí trong bảng
sau, khơng chấm tiêu chí 1 và 3 nếu tiêu chí 2 hồn tồn sai so với quy định.
Than Điể
St
m
Tiêu chí chấm
Thang đánh giá
g
t
điểm
đạt
1

2

Đặt tên đề tài
phù hợp
Trình bày cấu
trúc tiểu luận


- Tên đề tài phù hợp theo yêu cầu: 0,5 đ
- Tên đề tài không phù hợp theo yêu cầu: 0đ
- Câu trúc hồn chỉnh, lơgic theo u cầu:
1.0đ
- Cấu trúc thiếu một số thành phần hoặc sắp
xếp không lôgic theo u cầu: 0.5đ

0,5

1.0

- Trình bày chính xác 100% nội dung cơ bản
của các mục: 7.0đ
- Trình bày chính xác khoảng 80-90% nội
dung cơ bản của các mục: 6.0đ
3

Trình bày nội
dung các mục

- Trình bày chính xác khoảng 60-70% nội
dung cơ bản của các mục: 5.0đ
- Trình bày chính xác khoảng 40-50% nội
dung cơ bản của các mục: 4.0đ

7.0

- Trình bày chính xác khoảng dưới 40% nội
dung cơ bản của các mục: 3.0đ

Ghi chú: Trình bày thiếu 01 mục bị trừ
1.0đ
- Hình thức trình bày đúng theo yêu cầu: 1.5đ
Trình bày
4

hình thức
tiểu luận

- Hình thức trình bày có một số điểm chưa
đúng với yêu cầu: 1.0đ

1.5

- Hình thức trình bày có nhiều điểm chưa
đúng với yêu cầu: 0.5đ

Tổng điểm

Giảng viên chấm 1

10,0
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng…… năm 2020
Giảng viên chấm 2

3


4



Nội dung
TIỂU LUẬN HẾT MÔN............................................................................................................................... 1
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT.......................................................................................1
I. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................... 6
2.1. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................................6
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu:.........................................................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................................................7
4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................................................. 7
4.1. Ý nghĩa lý luận....................................................................................................................................7
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................... 8
6. Kết cấu tiểu luận................................................................................................................................... 8
II. NỘI DUNG............................................................................................................................................. 8
2.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................................................... 8
2.1.1. Khái niệm về công tác xã hội..............................................................................................................8
2.1.2. Khái niệm can thiệp sớm....................................................................................................................9
2.1.3. Khái niệm về nhân viên công tác xã hội...............................................................................................9
2.1.4. Khái niệm về khuyết tật....................................................................................................................10
2.1.5. Khái niệm trẻ em..............................................................................................................................11
2.1.6. Khái niệm về trẻ em khuyết tật..........................................................................................................11
2.1.7. Cơ sở pháp lý hỗ trợ trẻ em khuyết tật...............................................................................................12
2.1.8. Các hình thức trong mơ hình can thiệp sớm.......................................................................................14
2.2. Khái qt về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội Thành phố Hồ Chí Minh................................14
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................................................15
2.2.2. Kinh tế, văn hóa xã hội thành phố Hồ Chí Minh................................................................................15

2.3. Thực trạng vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ em
khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................................... 16
2.3.1. Thực trạng chung về người khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh.....................................................16
2.3.2. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật.....17
2.3.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả cho dịch vụ can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật................18
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 19

5


DANH MỤC VIẾT TẮT:
GD TKT

Giáo dục trẻ khuyết tật

PHS

Phát hiện sớm

CTS

Can thiệp sớm

GV

Giáo viên

CTXH

Công tác xã hội


TEKT

Trẻ em khuyết tật

6


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ thơ được ví như tương lai của đất nước. Một đất nước có trở nên phát triển hay
khơng đều nhờ vào thế hệ ấy. Sinh thời, Hờ Chí Minh đã rất yêu thương, chăm lo và
bảo vệ cho trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước. Đến nay, tinh thần của Bác vẫn được
phát huy mạnh mẽ trong thời hiện đại. Đặc biệt là đối với trẻ em khuyết tật, đây được
xem là đối tượng cần được bảo vệ hơn hết.
Trẻ khuyết tật cần có sự quan tâm của gia đình, cộng đờng, của Đảng, Nhà nước và
của tồn xã hội. Bởi lẽ, các em sinh ra đã không được may mắn như những đứa trẻ
khác. Trẻ khuyết tật có thể trải qua những cơn đau về mặt thể xác lẫn tinh thần, các em
đã phải đối mặt với những khó khăn khi sinh hoạt. Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta đều
có lịng u thương và trắc ẩn khi nhìn thấy các bé khuyết tật. Tuy nhiên, trong xã hội
này, vẫn còn một số bộ phận người kỳ thị, xem thường và nhục mạ những đứa trẻ
khuyết tật vì chúng khơng hồn hảo.
Cơng tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật là một trong những biện pháp công tác xã hội
có hiệu quả nhất có thể giúp cho trẻ khuyết tật. Đặc biệt là đối với nhân viên xã hội.
Hiện nay, vẫn khơng ít người vẫn chưa hiểu rõ về vai trị của nhân viên cơng tác xã hội
đối với việc hỗ trợ cho trẻ khuyết tật. Họ mơ hồ và không nắm rõ được, liệu nhân viên
xã hội sẽ giúp ích gì được cho trẻ khuyết tật. Thơng qua những lý do trên, tôi quyết
định lựa chọn đề tài “ Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ dịch
vụ can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về vai trị của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ dịch vụ can thiệp
sớm cho trẻ em khuyết tật tại thành phố Hờ Chí Minh.
- Giúp gia đình và xã hội nhìn nhận lại vai trị thực sự của nhân viên cơng tác xã hội
khi hỗ trợ trẻ khuyết tật.


- Giúp gia đình và xã hội hiểu được tầm quan trọng của nhân viên công tác xã hội
trong việc hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật.
- Giúp gia đình và xã hội có cái nhìn khác về nhân viên công tác xã hội cũng như trẻ
em khuyết tật.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm về công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội, vai trị của nhân
viên cơng tác xã hội.
- Làm rõ các khái niệm về trẻ em khuyết tật và những vấn để xoay quanh về khuyết
tật.
- Đề xuất một số giải pháp giúp phát huy vai trị của nhân viên cơng tác xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ em khuyết tật độ tuổi dưới 16.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thành phố Hờ Chí Minh
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận
Bài tiểu luận nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức cùng các giải pháp giúp mọi
người nhìn nhận lại vai trị của nhân viên cơng tác xã hội. Ngồi ra, giúp mọi người
hiểu hơn về những khái niệm và những vấn đề xoay quanh về trẻ em khuyết tật.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bài tiểu luận giúp mọi người nhìn nhận đúng về nhân viên cơng tác xã hội cũng
như vai trị mà nhân viên công tác xã hội mang đến nhằm hỗ trợ dịch vụ can thiệp sớm



cho trẻ em khuyết tật. Qua đó, mọi người chung tay góp phần nhằm giúp trẻ em khuyết
tật có thể hoà nhập với xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu:
- Thu thập thơng tin
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tư liệu và thơng tin sẵn có
- Thống kê số liệu
6. Kết cấu tiểu luận
Gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
II. NỘI DUNG
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về công tác xã hội
Khi nhắc đến khái niệm cơng tác xã hội đã có nhiều quan điểm được đưa ra:
- CTXH là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã
hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị
trí, địa vị, vai trị của cá nhân, nhóm, cộng đờng người yếu thế nhằm tới sự bình đẳng
và tiến bộ xã hội.
- CTXH cịn là một dịch vụ đã chun mơn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề của
xã hội liên quan đến con người nhằm thỏa mản các nhu cầu căn bản của những cá
nhân, nhóm, cộng đờng xã hội; mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vai
trị, vị trí xã hội của mình.
- Tuy có những quan niệm khác nhau về công tác xã hội nhưng hầu hết các quốc gia
đều sử dụng định nghĩa được Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế (IFSW)
thông qua tháng 7 năm 2000 tại Canada. Nội dung định nghĩa: Công tác xã hội là hoạt


động chuyên nghiệp để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi
phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp

nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội,
giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho
con người nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng
các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào
những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng là các
nguyên tắc căn bản của nghề.
2.1.2. Khái niệm can thiệp sớm
Can thiệp sớm là việc trợ giúp nhằm vào tất cả trẻ em có nguy cơ bị điếc, là q trình
bao gờm tồn bộ từ phát hiện, chẩn đốn sớm cho đến lúc trẻ đến tuổi đi học tiểu học.
CTS liên quan đến trẻ, cha mẹ, gia đình và cả mạng lưới phục vụ như y tế, tâm lí, giáo
dục…
2.1.3. Khái niệm về nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội (tiếng Anh là social worker) là những người hoạt động trong
nhiều lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được trang bị các
kiến thức và kỹ năng trong CTXH để trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải
quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được
nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với mơi
trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá
nhân, gia đình, nhóm và cộng đờng thơng qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực
tiễn”.

(Theo

Hiệp

hội

Nhân

viên


công

tác



hội

quốc

tế

-IFSW)

- Nhân viên công tác xã hội là những nhà chuyên nghiệp làm chủ những nền tảng kiến
thức cần thiết, có khả năng phát triển các kỹ năng cần thiết, tuân theo những tiêu chuẩn
và đạo đức của nghề công tác xã hội (DuBois and Miley, 2005: 5)
- Trình độ tối thiểu quy định đối với nhân viên công tác xã hội ở những nước có nghề
CTXH phát triển như ở Mỹ, Anh, Canađa, Australia, Philipine, v.v là phải tốt nghiệp
đại học. Bên cạnh đó, để được hành nghề, nhân viên cơng tác xã hội cần đăng ký và ở
một số nơi còn cần phải thi lấy bằng hành nghề CTXH rồi mới được hành nghề.


Những người tham gia hoạt động CTXH chưa có bằng quy chuẩn được gọi là nhân
viên CTXH bán chuyên nghiệp (para-professional) hoặc là những cộng tác viên.
2.1.4. Khái niệm về khuyết tật
Khi đề cập đến khái niệm về khuyết tật, có rất nhiều cách hiểu và cách diễn giải khác
nhau về khuyết tật xuất phát từ sự đa dạng về khuyết tật, sự phức tạp về mức độ
khuyết tật, công cụ đo lường và đánh giá, cũng như sự khác biệt văn hoá, xã hội của

mỗi quốc gia, do vậy, cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về khuyết tật.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) - hệ thống tiên phong
trong quá trình hiểu và đưa ra định nghĩa về khuyết tật trong những năm 80 của thập
kỷ XX thì cho rằng: khuyết tật (disability) nhằm chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt
động, là hậu quả của sự khiếm khuyết.
Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cách phân biệt về khiếm khuyết, suy
giảm chức năng và tàn tật như sau:
Khiếm khuyết: Sự mất mát, thiếu hụt hoặc bất thường về cấu trúc giải phẫu, tâm lý,
sinh lý hoặc chức năng do bệnh hoặc các nguyên nhân khác gây nên. Phần lớn các
bệnh thường để lại một vài khiếm khuyết vĩnh viễn hoặc tạm thời. Suy giảm chức năng
(hay còn được gọi là khuyết tật): Bất kỳ sự hạn chế hoặc mất khả năng thực hiện một
hay nhiều hoạt động do khiếm khuyết gây ra. Hoạt động chức năng cơ thể được phân
làm 3 mức độ bao gồm: (1) từng phần cơ thể (cơ quan hoặc mơ); (2) tồn bộ cơ thể
(mức độ cá nhân bao gồm tuổi tác, giới tính, lối sống, kinh nghiệm, ...); (3) xã hội (đặt
trong mối liên quan giữa cơ thể và môi trường). Vì vậy suy giảm chức năng liên quan
đến rối loạn hoạt động chức năng ở một hoặc nhiều hơn một mức độ trong các mức độ
này. Nó bao gờm cả khiếm khuyết và thêm sự giới hạn hoạt động và hạn chế sự tham
gia. Ví dụ việc bị cụt chân gây nên hạn chế chức năng đi lại, chạy nhảy...
Tàn tật: Tình trạng người bệnh do bị khiếm khuyết, suy giảm chức năng nên khơng
thực hiện được vai trị của mình trong xã hội mà người cùng tuổi, cùng giới, cùng hồn
cảnh và cùng cơng việc lại thực hiện được. Ví dụ như tình trạng bị cụt chân (khiếm
khuyết) gây nên hạn chế trong việc đi lại, chạy nhảy (suy giảm chức năng), từ đó
khơng đi làm được, phải sống dựa vào gia đình, khơng thực hiện được vai trị trong gia


đình và cộng đờng (tàn tật). Theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế của Người khuyết
tật (Disabled People's International - DPI) thì khuyết tật là một hiện tượng phức tạp,
phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó
người khuyết tật sống. Theo Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật
(Convention on the Rights of Persons with Disabilities- CRPD) thì sự khuyết tật là sự

giới hạn hoặc mất mát các cơ hội tham gia vào các sinh hoạt bình thường của cộng
đờng trong sự bình đẳng với những người khác do những rào cản về kinh tế, xã hội và
môi trường và công nhận khuyết tật là một khái niệm có tính phát triển và là những kết
quả từ sự tương tác của những người có khiếm khuyết với những rào cản trong thái độ
và môi trường đã gây cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội dựa
trên nền tảng bình đẳng với những người khác”.
2.1.5. Khái niệm trẻ em
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của trẻ em (CRC) : “Trẻ em có nghĩa là
mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định
tuổi thành niên sớm hơn”.
Việt Nam, Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 và Luật trẻ em năm 2016
quy định: “ Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Trẻ em là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, trẻ cần được
chăm sóc bảo vệ và giáo dục để trở thành những công dân tốt, những người chủ tương
lai của đất nước. Việc bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em đã được Đảng và Nhà nước
coi là mối quan tâm hàng đầu và được xác định, ghi vào luật mà tồn xã hội phải có
trách nhiệm thực hiện
2.1.6. Khái niệm về trẻ em khuyết tật
Trẻ em khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức
năng biểu hiện dưới những dạng khác nhau làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến
cho việc lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
2.1.7. Cơ sở pháp lý hỗ trợ trẻ em khuyết tật


Quyền lợi chung của TKT được nêu lên trong Công ước quốc tế về Quyền của người
khuyết tật vào ngày 13/12/2006 được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua “Về
quyền của TKT”.
Cụ thể: trong Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật có những điều quy
định riêng đối với TEKT như sau:
- Tại Điều 3, Khoản h: tôn trọng khả năng phát triển của TEKT và tôn trọng quyền của

TEKT trong việc bảo tồn bản sắc của trẻ em.
- Điều 7. TEKT.
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp cần
thiết để đảm bảo TEKT được thụ hưởng đầy đủ quyền con người và các quyền tự do
cơ bản như những trẻ em khác.
2. Trong tất cả các hoạt động có liên quan tới TEKT, thì những lợi ích tối ưu nhất của
một TKT phải được quan tâm hàng đầu.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo TEKT có quyền tự do
bày tỏ ý kiến của mình về tất cả các vấn đề có liên quan tới trẻ em, quan điểm của các
em sẽ được xem xét 1 cách thích đáng phù hợp với lứa tuổi và sự chín chắn của các
em, giống như các trẻ em khác và sẽ có những hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi và tình
trạng khuyết tật để có thể thực hiện được quyền đó.
- Điều 8, Khoản 2, Mục b quy định: “Khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của người
khuyết tật ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục, bao gồm cả trẻ em ở mọi lứa tuổi”.
- Điều 18, Khoản 2: “TEKT phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi sinh ra và có
quyền được đặt tên từ khi sinh ra, có quyền nhập quốc tịch, và trong khả năng tối đa có
quyền được biết cha mẹ mình là ai và được cha mẹ chăm sóc”.
- Tại Điều 24 Khoản 2 Mục … quy định: “Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ
thống giáo dục chung vì lý do bị khuyết tật vì rằng TEKT khơng bị loại trừ khỏi
chương trình giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc hoặc chương trình giáo dục Trung
học cơ sở vì lý do bị khuyết tật”.


- Điều 30, Khoản 5, Mục d quy định “Đảm bảo rằng TEKT được tiếp cận bình đẳng
như những đứa trẻ khác vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, kể cả các hoạt
động thể thao, vui chơi giải trí trong hệ thống giáo dục”.
Pháp luật Việt Nam cũng có 1 số điều quy định riêng đối với TEKT.
- Cụ thể, Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2011 tại Điều 59 có quy định: “Nhà
nước và xã hội tạo điều kiện cho TEKT, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn khác
được học văn hố và học nghề phù hợp”.

- Luật Người Khuyết tật: Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Luật bao gờm có
10 chương, 53 điều. Trong đó:
+ Tại Điều 5, Khoản 3 quy định: “Ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ
người khuyết tật là trẻ em”.
+ Tại Điều 23, Khoản 2 quy định: “Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết
tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, TEKT”.
+ Tại Điều 23 khoản 3: “Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật
bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục
hời chức năng phù hợp”.
+ Tại Điều 44 Khoản 2 quy định: Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng
tháng.
- Luật bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em năm 2004: Điều 52 quy định: “TEKT, tàn
tật, trẻ em là nạn nhân chất độc hố học được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ,
chăm sóc, tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được
nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành riêng cho TKT, tàn tật. Được giúp đỡ học
văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội”.
2.1.8. Các hình thức trong mơ hình can thiệp sớm
Các chương trình can thiệp sớm bao gờm:


Can thiệp sớm tại nhà: Được triển khai tại gia đình trẻ khuyết tật, người thực hiện là
cha mẹ của trẻ khuyết tật và các thành viên khác trong gia đình là thực hiện giáo dục
và phục hời chức năng tại nhà, phối hợp với cán bộ phục hồi chức năng và các chuyên
gia lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật và chăm sóc ni dưỡng trẻ
khuyết tật.
Can thiệp sớm tại cơ sở y tế: Được triển khai tại các trung tâm hoặc khoa phục hồi
chức năng của bệnh viện người thực hiện là bác sỹ, kỹ thuât viên phục hồi chức năng.
Nhiệm vụ của cơ quan y tế là khám xác định khuyết tật và mức độ khuyết tật ở trẻ em
trong giai đoạn sớm, tiến hành các hoạt động trị liệu phục hồi chức năng, hướng dẫn

cho cha mẹ chương trình phục hời chức năng tại nhà, triển khai phục hồi chức năng tại
cộng đồng.
Can thiệp sớm tại các cơ sở giáo dục: Chủ yếu là giáo dục mầm non. Người thực hiện
là giáo viên mầm non, các chuyên gia giáo dục trẻ khuyết tật. Nhiệm vụ chính của can
thiệp sớm tại cơ sở giáo dục là tiếp nhận trẻ đến các trường mầm non, dạy trẻ các kỹ
năng như: vận động, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày vui chơi giải trí hoạt động theo
chương trình chăm sóc giáo dục thực hiện theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
Can thiệp sớm tại trung tâm: Trẻ khuyết tật và gia đình đến trung tâm. Việc dạy học và
điều trị, đào tạo, chỉ dẫn được tiến hành tại trung tâm. Nhiệm vụ của trung tâm can
thiệp sớm: phát hiện sớm, đánh giá, chuẩn đoán, hướng dẫn, tư vấn cho phụ huynh,
xây dựng các chương trình trợ giúp cho gia đình khi tiến hành can thiệp cho trẻ khuyết
tật tại trung tâm, trường hoặc tại nhà
2.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Hờ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đơng.
Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương. Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An. Phía
đơng giáp tỉnh Đờng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Phía nam giáp Biển Đơng và
tỉnh Tiền Giang.


Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hờ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo
đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị
trí tâm điểm của khu vực Đơng Nam Á, Thành phố Hờ Chí Minh là một đầu mối giao
thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường khơng, nối liền các tỉnh trong
vùng và cịn là một cửa ngõ quốc tế.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng. Vùng cao
nằm ở phía bắc – Đơng Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ
có một số gị đời, cao nhất lên tới 32 mét như đời Long Bình ở Thủ Đức. Ngược lại,

vùng trũng nằm ở phía nam – tây nam và đơng nam thành phố, có độ cao trung bình
trên dưới một mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần thành
phố Thủ Đức, tồn bộ huyện Hóc Mơn và Quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới
10 mét.
2.2.2. Kinh tế, văn hóa xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Kinh tế thành phố ln duy trì tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm liên tục. Nếu
trước thời kỳ đổi mới, trong 10 năm (1976 - 1985), tổng sản phẩm nội địa (GDP) của
thành phố chỉ tăng bình quân 2,7%/năm, thì trong giai đoạn 1991-2010, thành phố là
một trong rất ít địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hai con số trong
suốt 20 năm. Từ năm 2011 đến nay, thành phố cũng đạt mức tăng trưởng kinh tế xấp xỉ
10% trong một năm, gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nước. GDP bình quân
đầu người liên tục tăng nhanh, từ khoảng 700 USD giai đoạn 1995-1996, đến năm
2014 đã đạt mức 5.131 USD.
Văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo ng̀n nhân lực có bước tiến tích cực; hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng khoa học - cơng nghệ đã góp phần thiết thực hơn vào quá trình
phát triển. Cùng với thành quả phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân thành phố
không ngừng được cải thiện, an sinh xã hội luôn được bảo đảm, thu nhập từng bước
được nâng lên. Với truyền thống yêu nước, cách mạng, nhân ái và nghĩa tình, thành
phố đã phát huy sức mạnh, trí tuệ của nhân dân và chăm lo cải thiện đời sống cho nhân
dân, nhất là người nghèo, người có cơng với cách mạng, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam
Anh hùng. Ðến cuối năm 2014, số hộ nghèo có thu nhập từ 16 triệu đờng/người/năm


trở xuống theo chuẩn nghèo của thành phố chỉ còn khoảng 1,3%. Cơng tác chăm sóc
sức khỏe được quan tâm. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ, thành phố là
địa phương đi đầu trong cả nước về phổ cập giáo dục, đã hoàn thành mục tiêu phổ cập
giáo dục bậc trung học. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao.
2.3. Thực trạng vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ dịch vụ can
thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Thực trạng chung về người khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2014, thành phố Hờ
Chí Minh có 16.750 TKT từ 0 - 16 tuổi. Số lượng trẻ em 0 - 6 tuổi nghi ngờ khuyết tật
được phát hiện sớm, CTS chưa được thống kê. Tuy vậy, trong thực tế, số lượng trẻ này
đang gia tăng nhanh chóng tại các cơ sở can thiệp do các nguyên nhân chủ yếu như:
Trình độ và nhận thức của phụ huynh tăng lên; thông tin về PHS, CTS trên các phương
tiện thông tin đại chúng, internet phổ biến rộng rãi; nhiều cơ sở thực hiện chức năng
CTS được thành lập trực thuộc các ngành khác nhau (y tế, giáo dục, hội tâm lí học,...),
sự phối hợp của các lực lượng có liên quan (gia đình, nhà trường, cơ sở y tế,...) bước
đầu được thiết lập,...
TP. Hờ Chí Minh có khoảng 50 cơ sở cung cấp dịch vụ CTS thuộc các ngành quản lí
khác nhau như: giáo dục, y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức Hội/
Hiệp hội, Viện (Hội khuyến học, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật, Viện Nghiên cứu Truyền
thống và Phát triển,...). Điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của dịch
vụ này tại thành phố Hờ Chí Minh. Bên cạnh đó, nhiều nhóm, lớp thực hiện dịch vụ
CTS nhưng chưa được cấp giấy phép hoạt động hoặc hoạt động theo các hình thức
khác nhau như trong trường/lớp mầm non tư thục, các công ty giáo dục,...Tại tất cả các
cơ sở, dịch vụ CTS chỉ là một trong nhiều chức năng, nhiệm vụ với hoạt động còn nhỏ
lẻ, hầu hết chưa đáp ứng được nhu cầu tại địa phương. Việc tờn tại nhiều mơ hình,
thuộc quản lí của nhiều ngành khác nhau cùng cung cấp dịch vụ CTS cho thấy sự phát
triển nhanh chóng của dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng TKT ngày càng
gia tăng. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra vấn đề khó khăn cho các cấp, ngành quản lí
nhằm đảm bảo chất lượng cho một dịch vụ có nhiều đặc thù, khó kiểm định chất lượng
và hiệu quả hoạt động.


2.3.2. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ dịch vụ can thiệp sớm
cho trẻ em khuyết tật
Nhân viên công tác xã khi làm việc người khuyết tật và gia đình người khuyết tật có
vai trị chính là hỗ trợ gia đình triển khai việc chăm sóc người khuyết tật một cách phù
hợp và giúp gia đình xác định được các dịch vụ cần thiết.

Nhân viên cơng tác xã hội có một số vai trị cụ thể như sau:
- Nắm rõ tình trạng phát triển hiện thời của đứa trẻ như: Khả năng phát triển nhận
thức, giao tiếp, cảm xúc và khả năng vận động để sẵn sàng chia sẻ, cung cấp thông tin
cho gia đình những điều kiện cần thiết.
- Biết được ng̀n lực của gia đình, nhưng ưu tiên và quan tâm liên quan tới việc tăng
cường khả năng phát triển của trẻ khuyết tật.
- Biết được các dịch vụ can thiệp sớm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật
và gia đình.
- Cùng với chuyên gia can thiệp sớm lên kế hoạch can thiệp cá nhân trẻ khuyết tật cho
một cách hợp lý và hiệu quả nhất
Ngoài ra, trong chương trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật điều quan trọng của
nhân viên công tác xã hội là hỗ trợ cha mẹ và gia đình trẻ khuyết tật xây dựng kế hoạc
giáo dục cá nhân cho con họ.
- Thông tin cho cha mẹ về việc xây dựng kế hoạch cá nhân
- Giúp cha mẹ trẻ khuyết tật tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng kế hoạch trước
khi họ thực sự bắt tay vào công việc bằng cách làm rõ vai trò trách nhiệm tham gia của
họ
- Khi làm việc phải thể hiện sự tơn trọng của mình với trẻ khuyết tật, thừa nhận quyền
bảo mật thông tin cá nhân và sẵn sàng lắng nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân của cha mẹ
trẻ khuyết tật.


2.3.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả cho dịch vụ can thiệp sớm đối với trẻ
khuyết tật
- Xây dựng hệ thống phòng hỗ trợ trong các trường mầm non hòa nhập. Phát triển các
dịch vụ PHS, CTS TKT trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập và ngồi cơng
lập;
- Tăng cường trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm quản lí và thực hiện PHS, CTS với các
cơ sở GD ở trong và ngoài nước.
- Phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện PHS, CTS TKT.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí GD TKT từ cấp thành phố đến cơ
sở GD phải đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng. Đội ngũ đó bao gờm: Cán bộ quản
lí sở và phịng GD và đào tạo, cán bộ quản lí cơ sở GD có thực hiện PHS, CTS (trường
mầm non, các trường và trung tâm ngồi cơng lập). Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV
trực tiếp làm công tác PHS, CTS và GD TKT, GV dạy các kĩ năng đặc thù cho trẻ các
dạng khuyết tật khác nhau như khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ, rối loạn phổ
tự kỉ, khuyết tật ngôn ngữ - giao tiếp,... đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng;
- Tăng cường công tác quản lí và giám sát chất lượng PHS, CTS TKT
- Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ quản lí GD TKT, trong đó có cơng tác PHS, CTS, áp
dụng cho hệ thống quản lí GD TKT;
- Phối hợp liên ngành đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát triển cơ sở vật chất, cung cấp
thiết bị giáo dục, đồ chơi, đồ dùng học tập và thiết bị phục hồi chức năng nhằm đáp
ứng đủ, đáp ứng tốt yêu cầu GD TKT.

III. KẾT LUẬN


Tại các nước trên thế giới, các hệ thống giáo dục đang có xu thế hướng tới giáo dục
hồ nhập. Xu hướng này càng phát triển thì càng thấy rõ vai trị quan trọng của cơng
tác can thiệp sớm (CTS). Chiến lược Giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam đã được Bộ
giáo dục và Đào tạo khẳng định chủ yếu là giáo dục hòa nhập “ Tạo cơ hội cho trẻ
khuyết tật học tập ở một trong loại hình trường lớp hồ nhập, bán hịa nhập…”. Để
thực hiện mục tiêu trên cần có giai đoạn chuẩn bị nhiều mặt, liên quan đến nhiều
ngành phối hợp thực hiện, trong đó phải kể đến dịch vụ Can thiệp sớm. CTS có ý
nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật, là bước khởi đầu cho sự thành
công của giáo dục hòa nhập và được tiến hành trong giai đoạn trẻ từ 0 – 6 tuổi. Đây là
giai đoạn mà sự phát triển của trẻ đạt tốc độ nhanh nhất về tất cả mọi mặt và cũng là
thời kỳ hình thành nền tảng nhân cách của trẻ trong tương lai. Công tác CTS đã được
triển khai khắp 63 tỉnh thành nhưng hiện nay số lượng trẻ em được CTS chưa nhiều so
với lượng trẻ tham gia học hịa nhập (10,22%), ngồi ra chưa có sự phối hợp chặt chẽ

giữa các cơ quan liên ngành.

Tại thành phố Hờ Chí Minh cơng tác giáo dục trẻ khuyết tật rất được quan tâm, hầu
như mỗi quận huyện đều có trường chun biệt, ngồi việc chăm sóc giáo dục trẻ
khuyết tật nặng, cơng tác CTS còn được thực hiện ngay tại trường nhằm đảm bảo
quyền học tập cho mọi trẻ, theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Qua đó cho mọi người thấy rõ được vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc
giúp đỡ và hỗ trợ cho trẻ khuyết tật. Trên con đường đến với kiến thức và giáo dục, các
em khơng một mình và vẫn có sự giúp đỡ từ gia đình, xã hội và cộng đờng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bùi Thị Xuân Mai, (2010). Nhập môn Công tác xã hội. Trường Đại học Lao
động – Xã hội. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
2. Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật
3. Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai (2011). Giáo trình cơng tác xã
4. hội cá nhân và gia đình, NXB Lao động xã hội
5. Nguyễn Thị Thái Lan (2014). Giáo trình cơng tác xã hội nhóm, NXB Lao động
– Xã hội.
6. Nguyễn Thị Kim Hoa (2014) Công tác xã hội với người khuyết tật,
7. NXB Đại học quốc gia.
8. Giáo trình Cơng tác xã hội với người khuyết tật, NXB LĐ-XH, 2014




×