Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

HỆ THỐNG cốt TRUYỆN gắn LIỀN yếu tố LỊCH sử TRONG TRUYỀN THUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.31 KB, 13 trang )

HỆ THỐNG CỐT TRUYỆN GẮN LIỀN YẾU TỐ LỊCH SỬ TRONG
TRUYỀN THUYẾT “AN DƯƠNG VƯƠNG, MỊ CHÂU & TRỌNG
THUỶ”
Có quan niệm cho rằng các truyện kể dân gian có liên quan đến lịch sử,
đồng thời có yếu tố hoang đường, tưởng tượng là truyền thuyết. Có cách hiểu
hẹp hơn cho rằng truyền thuyết là những truyện dân gian có liên quan đến lịch
sử, đồng thời có ảnh hưởng thế giới quan thần thoại. Theo quan điểm này, một
số học giả đã xếp chung thần thoại và truyền thuyết trong nghiên cứu, không
phân định đặc trưng nghệ thuật của thần thoại và truyền thuyết.
Có thể hiểu truyền thuyết là những truyện kể dân gian liên quan đến lịch
sử được xây dựng bằng sắc màu huyền thoại. Đây là một thể loại tự sự dân gian
manh nha từ cuối thời kì thần thoại và tiếp tục phát triển sau đó, với chức năng
nhận thức, phản ánh, lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan
trọng với một thời kì, một địa phương hay một dân tộc bằng thế giới quan thần
thoại.
Vào cuối thời kì thần thoại, truyền thuyết bắt đầu những thể nghiệm.
Truyện kể dân gian ra đời trong giai đoạn này vì thế rất khó để phân loại
một cách chính xác, rạch rịi. Truyện “Lạc Long Quân và Âu Cơ” có quan
niệm xếp vào truyền thuyết giai đoạn đầu. Điều này có lí khi xét đến nội
dung lịch sử ra đời của dân tộc. Tuy nhiên, bản thân sự hình thành dân tộc
được thể hiện trong truyện vẫn chưa thực là một sự kiện lịch sử.
Truyền thuyết sau giai đoạn manh nha, còn nhập nhằng với thời kì
thần thoại, đã phát triển độc lập qua các thời kì Âu Lạc – Bắc thuộc, các
thế kỉ phong kiến tự chủ và các thế kỉ phong kiến suy yếu, nội chiến và
chống ngoại xâm. Đó là truyền thuyết lịch sử. Càng về sau, yếu tố thần kì,
huyền ảo dần nhường chỗ cho yếu tố lịch sử, truyền thuyết tiệm cận cổ tích,
truyện kể dân gian tiếp tục đời sống của mình. Bên cạnh bộ phận truyền thuyết
lịch sử, hệ thống truyền thuyết Việt Nam cịn có bộ phận truyền thuyết anh hùng
và bộ phận truyền thuyết văn hóa.
Bộ phận truyền thuyết lịch sử có thể khảo sát theo các thời kì lịch sử.
Trước hết, phải kể đến bộ phận truyền thuyết thời kì Âu Lạc – Bắc thuộc. Nước


Âu Lạc tồn tại khoảng nửa thế kỉ (229 – 179 TCN). Từng có lúc thời kì này
được gắn với thời Văn Lang thành thời kì Văn Lang – Âu Lạc. Đây xem như
giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kì Văn Lang và thời kì Bắc thuộc.

1


Nước Âu Lạc được thành lập từ thế kỉ III TCN, khi kết thúc thời kì vua
Hùng, đến khi Ngơ Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng là
mười hai thế kỉ, một giai đoạn phát triển mạnh mẽ phong trào chống ngoại xâm.
Truyền thuyết “An Dương Vương” đã xuất hiện trong thời kì này, mà một trong
những cơ sở đầu tiên là cuộc xung đột Hùng – Thục.

Sau khi nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, truyền thuyết này đã được
nhào nặn, bổ sung tình tiết Mị Châu – Trọng Thủy nhằm giải thích nguyên nhân
họa mất nước lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Sau đó, cốt truyện được ổn định trong bản ghi Thiên nam ngữ lục. Xung
đột trong những mối quan hệ gia đình, quan hệ xã hội thể hiện xu hướng cổ tích
hóa của truyền thuyết này, và tên gọi Mị Châu – Trọng Thủy bắt nguồn từ đó.

Sự cường điệu hóa yếu tố cổ tích làm lu mờ bản chất truyền thuyết của
truyện, làm sai lệch ý nghĩa thực sự của truyền thuyết này. Nàng Mị Châu chết
với lời khấn nguyện tẩy sạch mối nhục thù, thể hiện khát vọng được minh oan,
không phải mong ước kiếp sau được sum họp với kẻ thù đã lừa dối nàng. Nàng
là nạn nhân trong vở kịch mà kẻ thù dựng lên để lừa dối vua cha và nàng, dẫn
đến họa mất nước. Nàng chết đi, máu hóa thành châu ngọc, chứng minh cho
lịng trong trắng của nàng, một nạn nhân, không phải một tên phản nghịch bán
nước.
Sự nảy sinh và phát triển, sự lan truyền tương đối rộng rãi và sức sống lâu

bền của truyền thuyết trong một giai đoạn đấu tranh gian khổ trong lịch sử dân
tộc là một hiện tượng thú vị.
Từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đến chiến thắng Bạch
Đằng năm 938, không cuộc khởi nghĩa nào không được nhân dân dựng
tượng đài tưởng niệm bằng truyền thuyết lịch sử. Hình thức lễ nghi cúng
bái, thờ tự gắn liền với truyền thuyết lịch sử, nhằm thuyết giải, chứng
minh, củng cố niềm tin cho nhân dân. Suốt thời kì Bắc thuộc, làng nước vẫn
mãi của người Việt; vì thế, sự thờ cúng các anh hùng dân tộc, sự truyền tụng các
truyền thuyết ca ngợi các vị anh hùng ấy đã thể hiện khí phách dân tộc trong
cuộc chiến đấu bài trừ Hán tộc và văn hóa Hán.

2


Thứ hai là bộ phận truyền thuyết thời kì quốc gia phong kiến tự chủ, thời
kì của chế độ phong kiến biết lấy dân làm gốc. Chính chủ trương sáng suốt đó
đã tạo nên sức mạnh khối đại đồn kết dân tộc chống lại những âm mưu xâm
lược.
Đặc điểm ấy của giai đoạn lịch sử này đã in dấu ấn đậm nét vào nội dung
và cơ cấu của truyền thuyết lịch sử. Truyền thuyết xưa kia ca ngợi các bậc
anh hùng dân tộc như Lí Bí, Ngơ Quyền… thì những truyền thuyết thời
Đại Việt ca ngợi những triều đại với những cuộc chiến tranh vệ quốc ác liệt
hào hùng. Chân dung các vị thống sối kết tinh cho ý chí, trí tuệ của dân
tộc và nhân dân trong các lĩnh vực chính trị, qn sự, kinh tế, văn hóa có
thể kể ra như: Đinh Bộ Lĩnh, Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Toản, Lê Lợi,
Nguyễn Trãi, Tuệ Tĩnh, Chu Văn An… Truyền thuyết giai đoạn này giàu tính
hiện thực hơn so với giai đoạn trước.
Giai đoạn này có chính sử và văn học nghệ thuật với tư cách hình thức
sản sinh tư tưởng chun mơn hóa, nằm trong sự kiểm sốt chặt chẽ của giai cấp
thống trị phong kiến dân tộc. Truyền thuyết dân gian góp phần cung cấp dữ

liệu phục hồi những cứ liệu bị giặc xuyên tạc trong thời kì nước ta chịu họa
xâm lăng.
Trong xã hội Việt Nam xuất hiện hai bức tranh về lịch sử: chính sử
và tự sự lịch sử dân gian. Truyền thuyết lịch sử dân gian đề cao những
người xuất thân bình dân, như anh chăn trâu cắt cỏ, đan sọt đánh cá…
(Đinh Bộ Lĩnh, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu…). Ngoài ra, sử dân gian cịn hư
cấu, thần thánh hóa sự ra đời, xuất thân của những vị vua có xuất thân
khơng rõ ràng như Lí Cơng Uẩn, Lê Thánh Tơn… Nhân dân khơng phiền hà
gì về điều này, vì họ khơng quan tâm xuất thân vị vua bằng mối quan hệ của ông
đối với dân và với triều thần. Và sử sách theo vậy mà ca ngợi công lao của họ
đối với vương triều, đối với giang sơn. Còn tiểu sử ấu thơ của họ cũng khơng
phải chủ đề chính được xem xét trong chính sử.
Nhìn chung, truyền thuyết dân gian vẫn lấy cảm hứng từ tình u nước
thương dân, của lịng ngưỡng mộ các bậc tài đức của dân của nước, không chú ý
đề cao vương quyền và thần quyền.
Thứ ba là bộ phận truyền thuyết thời kì quốc gia phong kiến suy yếu,
nội chiến và chống ngoại xâm. Từ thế kỉ thứ XVI – XVII, chế độ phong
kiến suy yếu dần dưới thời Lê, Lê – Trịnh và triều Nguyễn. Các sinh hoạt
văn hóa dân gian đến đây gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
của phong trào nơng dân, văn học dân tộc bước vào thời kì hồng kim của nó.
3


Truyền thuyết vẫn tiếp tục sứ mạng lịch sử của nó. Cảm hứng chủ đạo
của truyền thuyết là: nhân dân đấu tranh chống phong kiến, nêu cao tinh thần
yêu nước. Truyền thuyết cịn tơ đậm tính chất nhân dân, vai trò của nhân
dân trong việc quyết định thành bại của các cuộc khởi nghĩa của các lãnh
tụ, trong khi đó chính sử thản nhiên biến tấu cơng lao trăm họ thành hồng
phúc của một nhà.
Tiêu biểu trong giai đoạn này là truyện kể về những người anh hùng

nông dân, tiêu biểu như: chàng Lía, Cố Bu, vợ Ba Cai Vàng. Truyện khơng
có kết thúc mang tính hiển linh khi người anh hùng tựu nghĩa. Sự xuất hiện
nhóm truyền thuyết lịch sử về anh hùng nông dân đánh dấu chuyển biến
quan trọng trong cảm quan sáng tác của nhân dân. Khi xây dựng nhân vật
người anh hùng nông dân, dân gian đã gửi gắm vào đó quan điểm của
người lao động. Những người anh hùng này mang đầy đủ ưu nhược điểm
của một nơng dân bình thường, đồng thời chứa thêm sự phi thường mà
nhân dân mơ ước.
Bên cạnh chủ đề chính là sự tự khẳng định, tự nhận thức về mình, truyền
thuyết lịch sử chú ý đến kẻ thù xâm lược, phản ánh và nhận thức về chúng nhằm
tìm phương án đối phó.
Trong truyền thuyết, bên cạnh những nhân vật chính diện, cịn có
những nhân vật phản diện, những tên xâm lược phương Bắc như Triệu Đà,
Trọng Thủy, Tô Định, Mã Viện, Sĩ Nhiếp, Cao Biền… Truyền thuyết còn
nhiều mẫu truyện về Cao Biền (một tên võ quan đô hộ nhà Đường, kiêm
thầy địa lí, thầy phù thủy thời Bắc thuộc) như “Cao Biền yểm long mạch”,
“Cao Biền dậy non”, truyện kể Cao Biền bị thần Tản Viên nhổ nước bọt
vào mặt hay bị thần sông Tô Lịch phá phép thuật… Câu thành ngữ “lẩy
bẩy như Cao Biền dậy non” thể hiện sự chế giễu dành cho tên phù thủy
này, xuất phát từ việc y “ủ quân” thất bại.
Bộ phận truyền thuyết kể về nhân vật anh hùng không tách rời khỏi
bộ phận truyền thuyết lịch sử. Bởi vì, chỉ trong hồn cảnh lịch sử thì nhân vật
anh hùng mới xuất hiện, hành động và trưởng thành. Chỉ khác là, truyền thuyết
kể về nhân vật anh hùng xây dựng cốt truyện xung quanh cuộc đời và tài năng,
tính cách nhân vật, trong khi truyền thuyết lịch sử được xây dựng theo bối cảnh,
tình huống và sự chuyển biến của các sự kiện.
Sau khi Cổ Loa thất thủ, nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà mười thế
kỉ dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta
không ngừng chiến đấu giành lại tự do. Sự phản kháng của nhân dân đối
4



với bọn xâm lược phương Bắc thể hiện sớm nhất ở các truyền thuyết về
thần núi Tản Viên, thần sông Tơ Lịch, thần chính khí Long Đỗ.
Qua các thời kì lịch sử, nhiều anh hùng dân tộc lãnh đạo nhân dân
chống ngoại bang. Nhân dân đã kể chuyện về các nhân vật và sự kiện lịch
sử đó như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi… Nhân vật anh hùng trong
truyền thuyết giống nhau ở lịng u nước, thương dân, chí căm thù giặc và
quyết tâm chiến đấu giành lại độc lập dân tộc. Họ được mến mộ, hưởng ứng,
suy tôn. Các câu chuyện đều kết thúc bằng chiến thắng; nếu mất mát, nhân dân
giải thích bằng nguyên nhân khách quan và tiễn đưa họ về cõi bất tử.
Bộ phận truyền thuyết văn hóa phản ánh phong tục, tập quán, các loại cây
trái, món ăn. Đồng thời đó cịn là những câu chuyện kể về các danh nhân văn
hóa dân tộc như “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”, “Đầm Mực” (về Chu
Văn An), “Trạng Bùng” (về Phùng Khắc Khoan)…
Về nhân vật, khác với thần thoại, nhân vật truyền thuyết chủ yếu là người
và nhân vật bán thần. Nhân vật bán thần chỉ tồn tại ở những truyền thuyết thời
kì đầu, còn bị che phủ bởi màng sương thần thoại dày đặc như “Sơn Tinh,
Thủy Tinh” hay “Thánh Gióng”. Về sau, hầu hết nhân vật truyền thuyết
đều là người, đều là nhân vật lịch sử, có thời điểm sinh thành và kết thúc,
có lai lịch, có diễn biến cuộc đời gắn với các sự kiện lịch sử.
Thời gian truyền thuyết là thời gian lịch sử, diễn ra theo thời đại,
triều đại, được xác định cụ thể hơn so với thời gian thần thoại. Câu chuyện
có thể diễn ra trong nhiều triều đại, có thể trong một triều đại. Truyện “An
Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” diễn ra từ lúc nhà vua xây thành
cho đến khi thất bại; truyện “Thánh Gióng” kể từ lúc đất nước có giặc
ngoại xâm cho đến lúc giặc tan. Tuy nhiên, thời gian truyền thuyết khơng cụ
thể đến từng thời điểm, bởi vì dù sao thì truyền thuyết cũng là truyện kể, hơn
nữa, lại là truyện kể dân gian. Yếu tố hư cấu và bất biến đã chi phối đến thời
gian nghệ thuật. Một phương diện khác có thể góp phần minh định thời gian

nghệ thuật trong truyền thuyết là cuộc đời nhân vật. Nhân vật truyền thuyết là
cuộc đời có lai lịch, có bắt đầu, có kết thúc, mặc dù, cũng như hệ quy chiếu thời
gian chung, thời điểm là không xác định.
Không gian truyền thuyết là không gian đời thường, không gian
chiến trường, không gian xã hội. Không gian truyền thuyết gắn liền với các
địa danh cụ thể như làng Phù Đổng, làng Quế Võ, núi Sóc, Phong Khê, núi
Thất Diệu, Dạ Sơn, Lam Sơn, hồ Tả Vọng… Những địa danh, di tích xuất

5


hiện trong truyền thuyết thường gắn với các sự kiện lịch sử và cuộc đời của
nhân vật.
Tính cụ thể xác thực: một đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyền thuyết
nhằm phản ánh sự thật lịch sử. Trong truyền thuyết, những danh từ riêng chỉ tên
người, tên đất, tên thời kì lịch sử rất được coi trọng, như An Dương Vương, Mị
Châu… vì những tên này gắn liền với những con người thật, vùng đất thật. Đặc
điểm này góp phần vào việc dựng lại khơng khí lịch sử của truyện, thực hiện
chức năng cơ bản của thể loại.
Tính văn – sử: Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này góp phần tạo nên
tính xác thực về thời gian – không gian lịch sử cụ thể xảy ra sự kiện lịch sử,
đồng thời đảm bảo thông tin được truyền tải một cách hiệu quả, nghệ thuật đến
công chúng.
Yếu tố huyền thoại trong truyền thuyết là cách thần thánh hóa hình tượng,
bất tử hóa cái chết của những bậc anh hùng mà nhân yêu mến, ngưỡng vọng.
Theo truyền thuyết, An Dương Vương nhảy xuống biển tự tử, nhưng nhân
dân muốn tưởng nhớ công lao của ông, đã để ông cầm sừng tê rẽ nước về
sống tại thủy cung, trường sinh bất tử cùng các vị thần. Bà Triệu lên núi
Tùng Sơn chết thì hồn bà hịa quyện cùng thanh gươm quý thành ánh hào
quang sáng chói bay về trời.

Việc thờ tự, lập miếu thờ, lễ nghi cúng kính thường niên các bậc anh
hùng dân tộc cũng khơng nằm ngồi mục đích tưởng nhớ, ghi cơng ân đức
của các vị ấy đối với con cháu ngàn đời. Nhân dân tin rằng các bậc thánh
nhân, các bậc anh hùng thỉnh thoảng vẫn trở về giúp đỡ cháu con vượt qua
những lúc khó khăn ngặt nghèo nhất.
Nhân dân gởi gắm một thông điệp có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về trách
nhiệm, nghĩa vụ đối với quốc gia của tất thảy con cháu mọi đời, phải cùng đoàn
kết bảo vệ sơn hà mà máu xương ngàn đời cha ông tô thấm. Và cũng từ đó, ý
nghĩa hình tượng nhân vật trong truyền thuyết trở nên thiêng liêng, vĩnh hằng.
=> Truyền thuyết là một thể loại có sự gắn kết gần gũi với các sự kiện và
nhân vật lịch sử. Đó là kho sử dân gian. Nó được kể lại bằng cảm quan dân
gian, được phán xét bằng triết lí dân gian. Truyền thuyết được xác định là
đời sau thần thoại, song, vẫn tồn tại song hành cùng nhau và có những
điểm giao mờ nhòe giữa hai thể loại là chứng hiện cho con đường tư duy
của con người.

6


HỆ THỐNG HÌNH ẢNH, BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN HỌC
DÂN GIAN
Xét về mặt nội dung cũng như hình thức, đi từ nhiều cấp thể loại khác
nhau, VHDG chính là một kho tang đồ sộ chứa đựng nhiều quan niệm nhân sinh
cũng như bài học q giá.
Chính vì thế, khi tiếp cận một tác phẩm văn học dân gian, hệ thống biểu
tượng – hình ảnh chính là một trong những yếu tố quan trọng. Vì thơng qua hệ
thống biểu tượng – hình ảnh, người đọc nhận ra được “ý đồ” của tác phẩm dân
gian.
Biểu tượng – hình ảnh xuất hiện rất nhiều ở những ca dao:
+ Biểu tượng “khăn” – “đèn”

“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi khơng n một bề...”
Cái khăn (khăn đội đầu hoặc khăn tay) thường là vật trao duyên, vật kỉ
niệm gợi nhớ người yêu (Gửi khăn, gửi áo, gửi lời - Gửi đôi chàng mạng cho
người đàng xa). Cái khăn, tự nó khơng biết “thương nhớ” không biết “rơi
xuống”, “vắt lên”, “chùi nước trắt”, nhưng những hình ảnh vận động mang cảm
xúc người đã làm hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm
thương nhớ cùng nỗi lo âu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo nhiều hướng
7


của không gian “khăn rơi xuống đất” rồi lại “khăn vắt lên. Vai”, cuối cùng thu
lại trong cảnh khóc thầm “khăn chùi nước mắt”.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn khơng tắt.
Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang
cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lịng cơ gái. Ngọn
đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi.
Một số biểu tượng trong văn học dân gian:
+ Biểu tượng con trâu:

Trong kho tang văn học dân gian Việt Nam, con trâu được nhắc đến
khơng ít, là hình ảnh của bản chất hiền lành, cần cù của người Việt. Bởi nước ta
vốn là nước nông nghiệp và “Con trâu là đầu cơ nghiệp”
Có thể nói, tri thức về con trâu xuất hiện sớm nhất và đầy đủ nhất trong
thức về lồi vật của người Việt. Hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống tinh thần và lao động sản xuất của nhân dân ta từ hàng
ngàn năm qua. Truyện cổ tích “Trí khơn của ta đây” có sự xuất hiện của con
trâu, lý giải nguyên nhân của việc trâu không có rang ở hàm trên. Truyện ngụ
ngơn “Lục súc tranh công”, nhắc tới trâu là con vật đầu tiên, cùng với các vật
ni trong nhà có cơng sinh ra thóc, gạo, ngơ, đỗ cho con người.
Rõ ràng, con trâu được nhà nông coi như một phần không thể thiếu trong
đời sống. Nên trâu được coi như người bạn thân thiết, cùng chia sẽ ngọt bùi với
người nông dân. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh trâu xuất hiện thường xuyên,
gắn với đời sống lao động sản xuất của nhà nông:
Ruộng đầm nước cả bùn sâu
Suốt ngày anh với con trâu cày bừa
Hoặc:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Đời sống tinh thần và lao động sản xuất của người Việt Nam đã ghi nhận
vai trò không thể thiếu của con trâu từ xa xưa đến nay. Hình ảnh con trâu siêng

8


năng, cần cù, khoẻ mạnh, gắn liền với luỹ tre làng là một trong những biểu
tượng của văn hoá Việt.
+ Biểu tượng con gà:
Trong các câu chuyện thần thoại, cổ tích và truyền thuyết Việt Nam, hình
tượng con gà xuất hiện tương đối nhiều và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng tốt

đẹp.
Trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, giá trị của gà được coi trọng
ngang với những vật phẩm quý hiếm để vua Hùng Vương thách cưới. Đó chính
là “gà chín cựa”. Có thể dân gian đã quan niệm con gà mang ý nghĩa biểu tượng
cho những khởi đầu tốt lành, cho hạnh phúc, có con đàn cháu đống trong cuộc
sống gia đình cho nên “gà chín cựa” trở thành vật phẩm cầu thuận.
Trong truyện “Sự tích hoa mào gà”, con gà lại biểu tượng cho lòng nhân
ái và sự phù trợ. Con gà trong truyện cổ tích “Tấm Cám” cũng mang một ý
nghĩa là giúp đỡ những người hiền lương.
Như vậy, có thể thấy trong các tác phẩm văn học dân gian, biểu tượng
con gà là một biểu tượng mang những điều tốt lành đến cho nhân dân, trở thành
một biểu tượng ăn sâu vào tiềm thức cũng như các phong tục tập quán của nhân
dân ta.
+ Biểu tượng – hình ảnh “ngọc trai, giếng nước” trong truyền thuyết An
Dương Vương, Mị Châu & Trọng Thuỷ.
Ngọc trai – giếng nước là cặp hình ảnh rất đẹp đẽ nhưng cũng đầy bi
kịch. Mị Châu là nàng công chúa đất Việt, Trọng Thủy là chàng hồng tử đất
Bắc; tình u của hai người chỉ nảy nở khi Trọng Thủy về nước Nam ở rể và
đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng. Nhưng có lẽ tình u với Tổ quốc q lớn,
nhiệm vụ vua cha giao quá lớn nên khi cân nhắc giữa tình và hiếu, Trọng Thủy
đã chọn chữ hiếu. Vả lại, tình cảm với Mị Châu cũng là đến sau lời hứa với vua
cha. Vào vai một tên gián điệp, Trọng Thủy đã hoàn thành nhiệm vụ một cách
xuất sắc nhưng với tư cách một người chồng thì quả thật y là một gã chồng tồi.
Mị Châu vì quá yêu và tin tưởng Trọng Thủy nên đã vơ tình trở thành đứa con
bất hiếu, kẻ tiếp tay cho giặc. Nhiệm vụ đánh tráo nỏ thần — bí mật quốc gia
của Âu Lạc – vì có Mị Châu vơ tình giúp sức nên Trọng Thủy đã hoàn thành.
Hắn đã đánh lừa cả An Dương Vương và toàn dân Âu Lạc một cách “xi chèo
mát mái” nhưng về tình riêng thì hắn thất bại một cách thảm hại. Cuối cùng,
Trọng Thủy cũng khơng thể bảo vệ tình u của mình, bảo vệ người vợ đã hết
mực thương yêu và tin tưởng y. Trước cảnh nước mất nhà tan, “kẻ sau lưng

9


chính là giặc”, An Dương Vương đã tự tay giết chết đứa con gái mà mình yêu
thương nhất. Trước khi chết, Mị Châu đã khấn nguyền thần linh và hình ảnh
ngọc trai ứng với lời nàng khấn nhằm chiêu tuyết, thanh minh cho danh dự và
tấm lòng trong sáng của nàng.
Cịn Trọng Thủy, trước cái chết của Mị Châu, vì quá đau xót, ân hận đã
nhảy xuống giếng tự vẫn. Có lẽ sự cấn rứt lương tâm khơng cho phép hắn tha
thứ cho bản thân mình. Người vợ hết mực yêu thương hắn, đã làm tất cả vì hắn
thì cũng chính vì hắn mà phải chết. Cái chết của Trọng Thủy vừa như một sự
chuộc tội vừa là sự giải thốt cho chính y. Hình ảnh giếng nước có hồn Trọng
Thủy hòa cùng nỗi hối hận là sự chứng nhận cho mong mn hóa giải tội lỗi
của hắn.
Chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng càng trở nên sáng đẹp hơn cho thấy
dường như Trọng Thủy đã tìm thấy sự hóa giải tội lỗi trong tình cảm của Mị
Châu. Nếu ngọc trai – giếng nước tượng trưng cho sự gặp lại của hai người ở
kiếp sau thì đó cũng chỉ là hình ảnh mối oan tình được hóa giải. Có lẽ Mị Châu
đã tha thứ cho Trọng Thủy nhưng đó chỉ là sự thứ tha mà thôi. Mị Châu trước
khi chết đã kịp nhận ra rằng mình bị lừa, mà kẻ lừa nàng chính là người mà
nàng yêu thương nhất. Sự nhẹ dạ của nàng phải trả giá bằng sinh mạng của
chính nàng, của người cha thân yêu và vận mệnh của tồn dân tộc. Vì lẽ đó, nếu
có kiếp sau thì Mị Châu cũng khơng thể mù qng mà chung tình với kẻ đã từng
lừa dối và gây cho nàng bao đau khổ.
Ngọc trai – giếng nước là một sáng tạo nghệ thuật mang vẻ đẹp hoàn mĩ.
Song vẻ đẹp ấy khơng phải là dành cho mối tình Mị Châu – Trọng Thủy. Nếu
cho rằng hình ảnh này được sáng tạo để ca ngợi cho mối tình chung thủy, đẹp đẽ
thì khơng phù hợp với sự thức tỉnh của Mị Châu bởi đến lúc chết nàng khơng
cịn mù qng nữa. Thêm vào đó, truyền thuyết phản ánh lịch sử theo quan niệm
của nhân dân, nhằm đề cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ Tổ quốc. Do vậy,

không bao giờ nhân dân lại sáng tạo ra một câu chuyện với những chi tiết ca
ngợi những người đã đưa họ đến bi kịch mất nước. Nhân dân không thể nào ca
ngợi một nàng công chúa chỉ biết nghe lời chồng mà bỏ quên bổn phận đối với
đất nước.
Trong khi phê phán Mị Châu, nhân dân cũng thể hiện thái độ thơng cảm
và thấu hiểu với sự vơ tình, ngây thơ, cả tin của nàng; vì vậy nhân dân đã biến
ước muôn của nàng thành hiện thực: để máu nàng biến thành ngọc trai – chứng
minh cho tấm lòng trong sáng. Cịn đối với Trọng Thủy, có lẽ nhân dân ta chỉ có
thể thơng cảm chứ khơng thể tha thứ và càng không thể ngợi ca được. Vậy nên
10


sự sáng tạo hình ảnh ngọc trai – giếng nước vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc
vừa cho thấy cái nhìn nhân ái và sự thấu tình đạt lí của nhân dân ta.
Ngọc trai – giếng nước không chỉ là một hình tượng nghệ thuật mà cịn
minh chứng cho nỗi đau của toàn dân tộc – nỗi đau mất nước. Người đọc không
thể quên đi nỗi đau ấy cũng như hình ảnh ấy. Đó cũng là bài học về tinh thần
cảnh giác và ý thức bảo vệ, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu sẽ khiến chúng ta
nhớ mãi.
…………………………………………
HỆ THỐNG TÌNH U ĐƠI LỨA TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều bài ca dao tục
ngữ xoay quanh chủ đề thú vị này. Mỗi bài lại có một nét riêng độc đáo ẩn chứa
những giá trị khác nhau. Nhưng nhìn chung đó đều là những lời ca ngợi cái tinh
túy đuợc kết tinh trong tình u. Có thể là những chuyện tình đẹp, cũng có thể
là những lời nói ngọt ngào lãng mạn mà các đơi lứa vẫn thuờng xun thì thầm
với nhau. Hoặc những hành động chứng tỏ tình yêu vô bờ bến của họ. Các đôi
nam nữ trong ca dao bộc lộ tình yêu của mình một cách rất trong sáng và hồn
nhiên, dùng những câu nói chứa đựng hàm ý sâu xa:
Trèo lên trái núi Thiên Thai

Gặp hai con phượng ăn xồi trên cây.
Ðơi ta được gặp nhau đây
Khác gì chim phượng gặp cây ngơ đồng !
Họ khơng sử dụng những câu nói thơng tục để diễn tả tình cảm của mình.
Tâm tư của nguời con trai đuợc gửi gắm qua hình ảnh chim phuợng, một linh
vật đuợc nguời xưa coi là biểu tuợng của sự hạnh phúc. Chàng trai đã ví duyên
tuơng ngộ của hai nguời là tất yếu, đã đuợc trời đất sắp xếp. Mối tình của họ rồi
sẽ đẹp như đôi chim phuợng kia. Nhưng tình u đẹp chỉ dừng ở thế? Người ta
thuờng nói, u là phải có sự hy sinh, vì nguời mình u mà chẳng quản gian
khó. Điều đó liệu đã hình thành trong tâm tư của nguời xưa hay mới chỉ xuất
hiện trong thời gian gần đây?

Ước gì anh hóa ra hoa
Ðể em nâng lấy rồi mà cài khăn.
11


Ước gì anh hóa ra chăn
Ðể cho em đắp, em lăn, em nằm !
Ước gì anh hóa ra gương
Ðể cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi
Ðể cho em đựng cau tươi, trầu vàng.
Vậy là, từ xưa, cha ơng ta đã có quan niệm về đức hy sinh trong tình yêu.
Tình yêu muốn vững bền cần sự tha thứ, chia sẻ và hy sinh vì nguời mình yêu.
Cần chi những hành động to tát thay đổi cả giang sơn. Chỉ cần những mong uớc
nhỏ bé, đuợc trở thành một phần trong cuộc sống của nguời mình yêu là đủ.
Chàng trai trong bài ca dao mong muốn đuợc làm vật dụng cá nhân của cô gái,
âm thầm và lặng lẽ ở bên cơ. Suy nghĩ đó mới thật trong sáng và ngây thơ biết
duờng nào. Đúng vậy, tình u đẹp đẽ chẳng cần phải phơ truơng. u nhưng

không mong nhận đuợc sự đáp trả. Tư tuởng “cho đi” trong tình yêu đã dần
đuợc hình thành từ đây và truyền đạt cho con cháu đời sau. Để rồi nó trở thành
một phần khơng thể thiếu trong quan niệm về tình u chân chính trong thời đại
ngày nay.
Cái đẹp của tình u đơi lứa trong các bài ca dao phần nào đã đuợc giải
đáp. Nó đẹp là thế, thiêng liêng là thế, và có sức cuốn hút đến lạ lung. Nó mang
trong mình một sức mạnh vơ hình khiến con nguời mạnh mẽ hơn, đủ sức cải
huấn những kẻ tuởng chừng đã thành gánh nặng của xã hội. Nó trở thành động
lực cho bao con nguời tiến lên phía truớc, chẳng ngại gian lao và khó nhọc:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thập cửu đèo cũng qua.
Không chỉ xuất hiện tần số khá cao trong những câu ca dao, tục ngữ. Ở
thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích cũng đã có những “thiên tình ca” thật đẹp.
Nếu như, chủ đề tình yêu trong các câu ca dao, tục ngữ thể hiện nhiều
cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong truyền thuyết An Dương Vương, Mị
Châu & Trọng Thuỷ, tình yêu của Mị Châu và Trọng Thuỷ thật oan trái.
Xét cho cùng, Trọng Thuỷ đã yêu Mị Châu, nhưng mối tình của họ nảy
nở trên nền thù hận. Tình yêu ngây thơ trong sáng, tưởng chừng như đơm hoa

12


kết trái mà Mị Châu dành hết cho Trọng Thuỷ, nhưng ngờ đâu lại là sự phản
bội, lại là sự tuyệt vọng của nàng.
Nhưng nếu nhìn dưới góc độ của một người con gái bình thường đang
yêu một cách cuồng nhiệt thì quả thật Mị Châu đã làm trịn trách nhiệm với con
tim của mình. Dù cho có mù qng đi chăng nữa thì tình yêu của Mị Châu thật
đẹp đẽ và trong sáng. Nàng yêu hết mình và hiến dâng tất cả cho người mình
u. Chính vì lẽ đó mà Mị Châu trở thành thủ phạm góp phần làm nên tấn bi
kịch tình u. Mị Châu chẳng làm trịn chữ trung chữ hiếu, nàng chỉ để lại duy

nhất cho đời riêng một chữ “tình” mà thơi.

13



×