Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước phục vụ quy hoạch hệ thống xử lý nước thải sông Tô Lịch đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến Ngã Tư Sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 112 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***





NGUYỄN THỊ NHƯ QUYÊN



NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC PHỤC
VỤ QUY HOẠCH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SÔNG TÔ
LỊCH ĐOẠN TỪ HOÀNG QUỐC VIỆT ĐẾN NGÃ TƯ SỞ




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC





HÀ NỘI - 2012
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


***


NGUYỄN THỊ NHƯ QUYÊN


NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC PHỤC
VỤ QUY HOẠCH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SÔNG TÔ
LỊCH ĐOẠN TỪ HOÀNG QUỐC VIỆT ĐẾN NGÃ TƯ SỞ


Mã ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trường
Mã số: 60 85 15


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TSKH. NGUYỄN XUÂN NGUYÊN


HÀ NỘI - 2012
4

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ 7
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu sông Tô Lịch 10
1.2 Tổng quan về nước sông 12
1.2.1. Các đặc tính của nước sông 12
1.2.2. Quá trình pha loãng nước thải 14
1.2.3. Khả năng tự làm sạch hóa sinh của nước sông 17
1.3. Quan điểm nghiên c
ứu 20
1.3.1. Quan điểm hệ thống 20
1.3.2. Quan điểm lãnh thổ 20
1.3.3. Quan điểm phát triển bền vững 20
1.4. Phương pháp nghiên cứu 21
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 21
1.4.2. Phương pháp quan trắc đánh giá chất lượng môi trường 21
1.4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp 21
1.4.4. Phương pháp mô hình hóa 22
1.4.5. Ngôn ngữ xây dựng phần mềm tính toán 22
CHƯƠNG 2 - HIỆN TR
ẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG TÔ LỊCH 23
2.1. Tổng quan về sông Tô Lịch 23
2.2. Hiện trạng môi trường nước 27
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước thượng nguồn sông Tô Lịch 27
2.2.2. Các nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm 36
2.3. Xây dựng mô hình thống kê phân bố ô nhiễm nước sông Tô Lịch 38
2.3.1. Cơ sở thông tin để xây dựng mô hình thống kê 38
2.3.2. Lý thuyết thống kê phục vụ xây dựng mô hình thống kê 38
5

2.3.3. Xây dựng mô hình thống kê phân bố ô nhiễm 43
CHƯƠNG 3 - QUY HOẠCH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG 46
3.1. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sông Tô Lịch 46

3.2. Quy hoạch định hướng xử lý nước thải 57
3.2.1. Tính toán định hướng quy hoạch các trạm xử lý nước thải tập trung 57
3.2.2. Công nghệ xử lý nước thải tại các trạm tập trung 60
3.2.3. Các biện pháp tổng hợp ngăn ngừ
a ô nhiễm 66
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Một số sông nội đô thành phố Hà Nội 23
Bảng 2.2: Các kênh mương và cống xả chính 27
Bảng 2.3: Kết quả đo lưu lượng trên sông Tô Lịch mùa khô 28
Bảng 2.4. Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước sông Tô Lịch mùa khô. 30
Bảng 2.5. Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước sông Tô Lịch mùa mưa 31
Bảng 2.6. Kết quả phân tích bùn sông Tô Lịch 33
Bảng 2.7: T
ỷ lệ biến đổi chất ô nhiễm từ nguồn ra đến sông 35
Bảng 2.8: Các thông số đầu vào của mô hình 44
Bảng 3.1: Các quá trình phát triển công nghệ bùn hoạt tính 47
Bảng 3.2: So sánh một số công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 51
Bảng 3.3: Một số đặc trưng của các công nghệ xử lý 56
Bảng 3.4: Tính toán chi phí của 2 trạm xử lý nước thải tập trung 59
Bảng 3.5: Các thông số kỹ
thuật xử lý sơ bộ của 2 trạm xử lý tập trung 62
Bảng 3.6: Các thông số kỹ thuật xử lý AO 63
Bảng 3.7: Các thông số kỹ thuật lắng thứ cấp 64
Bảng 3.8: Các thông số kỹ thuật cô đặc bùn 65

Bảng 3.9: Các thiết bị hỗ trợ dùng trong trạm xử lý nước thải tập trung 65
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu ô nhiễm qua các bậc xử lý AO 66

7


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: Lưu vực hệ thống sông Tô Lịch 25
Hình 1.2: Vị trí khu vực nghiên cứu 26
Hình 2.3: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải đoạn đầu sông Tô Lịch 29
Hình 3.1: Vị trí quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải 58

Sơ đồ 3.1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong nước thải nhờ vi sinh vật 48
Sơ đồ 3.2. Quá trình loại bỏ
N sinh học cao 49
Sơ đồ 3.3: Các bước xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng cho đoạn đầu sông 60
Sơ đồ 3.4: Công nghệ xử lý nước thải tập trung sông Tô Lịch 61
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ tổng hợp các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nguồn nước 67

8

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
cả nước với diện tích tự nhiên lớn nhất và thứ hai về dân số. Tuy nhiên, do quá
trình đô thị hóa mạnh mẽ, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô
nhiễm nghiêm trọng.
Lưu vực sông Tô Lịch là trục tiêu thoát nước thải chính của thành ph

ố có
tổng diện tích 77,5 km
2
toàn bộ chiều dài sông 14,6 km. Theo khảo sát của Sở TN-
MT, hiện nay, toàn tuyến có trên 200 cửa xả lớn nhỏ, tuy nhiên toàn tuyến chưa xây
dựng hệ thống thu gom tách nước thải và nước mưa
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội),
với đặc điểm gần như không được bổ cập nước từ đầu nguồn, nên về mùa khô, toàn
bộ lượng nước trên sông Tô Lịch là nước thải có tố
c độ dòng chảy nhỏ. Nước bị tù
đọng gây ô nhiễm nặng trên toàn tuyến.
Sông Tô Lịch là trục tiêu thoát nước thải chung của thành phố, do vậy được
coi là ô nhiễm nặng nhất trong 4 con sông thoát nước trong khu vực nội thành. Đã
có nhiều dự án được triển khai nhưng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm tuyến sông này
vẫn chưa được giải quyết triệt để. Để giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm và khôi ph
ục
sông Tô Lịch, cần có các biện pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ. Nhằm góp
phần vào mục tiêu nói trên, tác giả luận văn đề xuất và triển khai đề tài: “Nghiên
cứu hiện trạng môi trường nước phục vụ quy hoạch hệ thống xử lý nước thải
sông Tô Lịch - Đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến Ngã Tư Sở”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tập hợp và hệ thống hóa các số
liệu khảo sát và thực hiện khảo sát bổ sung
các số liệu ô nhiễm nước và bùn sông Tô Lịch.
- Xây dựng mô hình thống kê sự phụ thuộc của các thông số ô nhiễm theo
chiều dài sông Tô Lịch đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến Ngã Tư Sở.
9

- Đề xuất các biện pháp thu gom và tính toán quy hoạch các trạm xử lý nước
thải tập trung cho các đoạn sông từ Hoàng Quốc Việt đến Cầu Mới và một số biện

pháp tổng hợp nhằm nâng cao khả năng tự làm sạch của sông Tô Lịch.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra, thu thập các thông tin về môi trường nước sông Tô Lịch và hệ
thống hóa các số liệu về các chỉ tiêu chất lượ
ng nước và bùn trên sông Tô Lịch
- Xây dựng mô hình thống kê miêu tả sự phụ thuộc các thông số nước sông
Tô Lịch và phân bố các thông số theo chiều dài sông đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến
cầu Mới - Ngã Tư Sở
- Đề suất lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thông qua mô hình tính toán
chi phí đầu tư và vận hành trạm xử lý tập trung cho các đoạn của sông Tô Lịch.
- Đề xuất các biện pháp thu gom, xử lý nước th
ải và biện pháp tổng hợp cho
việc nâng cao chất lượng nước sông

10

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU VỀ NƯỚC THẢI
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu sông Tô Lịch
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sông Tô Lịch bắt đầu có hiện
tượng ô nhiễm. Từ năm 1997, Công ty cấp thoát nước Hà Nội đã điều tra và xây
dựng phương án xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống sông Tô Lịch [9]. Từ năm
1999 đến 2003, Vi
ện hoá học các hợp chất thiên nhiên đã nghiên cứu chất lượng
nước hệ thống sông Nhuệ và sông Tô Lịch bằng cách tiến hành quan trắc theo từng
tháng một số chỉ tiêu về DO, độ đục, NO
3
-
, PO
4

2-
, NH
4
-N, P-T [12]. Sở Tài
nguyên & Môi trường Hà Nội cũng đã tiến hành quan trắc lưu vực sông Tô Lịch
vào mùa khô và mùa mưa hàng năm. Theo đó, chất lượng nước sông ngày càng ô
nhiễm nghiêm trọng.
Từ năm 2003, sông Tô Lịch đã bắt đầu được nạo vét và kè 2 bên bờ theo dự
án thoát nước thành phố Hà Nội (giai đoạn 1) nên chất lượng nước sông cũng được
cải thiện một phần. Tuy thành phố Hà Nội đã quyết tâm và kêu gọi s
ự tham gia của
nhiều đơn vị nghiên cứu khoa học nhưng đến nay vẫn chưa tìm được một giải pháp
tối ưu và thích hợp để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch.
Năm 2005, Viện Địa lý đã thực hiện đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học cho
giải pháp bổ sung nước mặt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước các sông
Hà Nội”. Trên c
ơ sở nguồn và phạm vi cấp nước bổ sung cho các con sông trong
Hà Nội, đề tài đã ứng dụng 2 mô hình tính toán tải lượng và dự báo lan truyền trên
các con sông hệ thống sông Tô Lịch theo các phương án cấp nước bổ sung. Kết quả
tính toán cho thấy, với mức cấp theo khả năng tối đa là 17,5 m
3
/s từ sông Hồng qua
cống Liên Mạc vào sông Tô Lịch, lượng nước cấp từ sông Hồng cho sông Kim
Ngưu là 15 m
3
/s thì các chất thành phần trong nước hệ thống sông Tô Lịch sẽ đạt
và xấp xỉ ở mức B Tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt. [13]
Dòng chảy tự nhiên của sông Tô Lịch là 0,5 m
3
/s. Với lưu tốc dòng chảy

như vậy, sông Tô Lịch không có khả năng tự rửa trôi, làm sạch dòng sông. Năm
2007, trong báo cáo cuối cùng về chương trình phát triển Đô thị tổng thể Thủ đô Hà
Nội (HAIDEP), đoàn nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã
đưa ra đề xuất các phương án lấy nước từ sông Hồng vào hồ Tây với lưu lượng
11

7m
3
/s sau đó đưa nước vào các hồ chính cũng như sông Tô Lịch và Kim Ngưu,
hoặc đưa trực tiếp sông Hồng vào các con sông trong thành phố. [10]
Tuy nhiên, theo Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội, nước sông Hồng mang
rất nhiều phù sa, do đó nếu lấy nước trực tiếp từ sông vào sẽ gây bồi lắng cho sông
Tô Lịch nên phía đầu sông Nhuệ phải thiết kế các hồ lắng để để giảm lượng phù sa.
Nước sông Hồng có thể
gây ra tác động phụ cho hệ thống sông Tô Lịch như: Làm
thay đổi môi sinh của động, thực vật vẫn sống trong sông Tô Lịch, từ đó có thể dẫn
tới cảnh quan, sinh thái tài nguyên nước mặt của hệ thống sông này bị thay đổi.
Thêm nữa, thực tế hiện nay các kênh mương đã bị ngắt quãng hoặc không còn
trong quy hoạch nên cần phải có nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch để dùy trì hệ
thống kênh mươ
ng. Mặt khác, những phương án dùng nước để tẩy rửa, cải thiện tài
nguyên nước mặt cho hệ thống sông Tô Lịch tương đối tốn kém. Nước được lấy
qua cửa thu nước Liên Mạc và dùng mương thủy lợi hiện có kết hợp với việc xây
dựng một trạm bơm với công suất 3,5m
3
/s. Như vậy trước khi bơm nước vào sông
Tô Lịch phải có một bể lắng với dung tích khoảng 302.000 m
3
. Phương án này có
ưu điểm là không phải xây dựng thêm hệ thống dẫn mới, nhưng cũng phải chi phí

tới 10 triệu USD, chưa kể chi phí vận hành hàng năm. [10]
Viện Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Nông thôn (IRARD) đã kiến nghị UBND
thành phố Hà Nội cho thực hiện thí điểm việc dùng hóa chất mà nhóm nghiên cứu
thành công có tên là dung dịch HQ1, HQ2, HQ3 làm sạch nước sông Tô Lịch.
Dung dịch được phun trên toàn bộ 6 con mương hở, màu nước, mùi hôi sẽ giả
m,
nước sẽ trong trở lại sau 1-2 ngày và giữ được tình trạng này trong vòng 1 tháng.
Hay một giải pháp khác là sử dụng hoạt chất LTH- 100 do Công ty Cổ phần Công
nghệ Xanh thực hiện Triển khai nghiên cứu từ nhiều năm. Tuy nhiên, hoạt chất
LTH- 100 chỉ là một nhánh nhỏ của tổng thể công nghệ được áp dụng. Việc sử
dụng hóa chất thường thích hợp với những thủy vực tĩnh nhưng đặc đ
iểm của sông
Tô Lịch là nước thải bổ cập liên tục không ngừng suốt dọc 2 bờ sông nên dùng hóa
chất khó có tính khả thi.
Công nghệ tàu hút bùn công nghệ khí nén của Viện Nghiên cứu cơ khí đã
được đưa vào thử nghiệm tại sông Tô Lịch nhưng công nghệ này mới chỉ dừng lại
12

nghiệm thu ở mức cơ sở còn việc nhân rộng và triển khai trên quy mô lớn thì vẫn
còn chưa được đánh giá.
Để xử lý triệt để nguồn nước ô nhiễm, điều quan trọng và tiên quyết là phải
ngăn chặn dứt điểm nguồn gây ô nhiễm và chỉ cần xử lý triệt để nguồn nước đầu
nguồn thì tự khắc dòng sông sẽ điều chỉnh làm sạ
ch theo cơ chế tự nhiên của nó.
Do đó, Tác giả đề xuất đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước phục vụ
quy hoạch Hệ thống xử lý nước thải sông Tô Lịch - Đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến
Ngã Tư Sở” nhằm góp một phần nhỏ trong cách tiếp cận, thu thập và xử lý thông
tin, sử dụng công cụ mô hình hóa phục vụ cho các tính toán và xây dựng bài toán
quy hoạch trạm x
ử lý nước thải theo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đồng thời đề

xuất các biện pháp tổng thể bảo vệ môi trường nước sông Tô Lịch.
1.2 Tổng quan về nước sông
1.2.1. Các đặc tính của nước sông
Trên thực tế, do là kênh tiêu thoát nước chính nên sông Tô Lịch cũng như
các sông nội đô khác ở Hà Nội chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế xã hội của
con người, và hiện nay đang bị ô nhi
ễm môi trường ở mức độ cao. Khi chảy qua
các khu dân cư của Hà Nội thì các chất thải lại càng nhiều thêm và ngày càng gây
các hiểm họa cho các cư dân và cho chính con sông. Trải qua thời gian, sông không
còn tác dụng cung cấp và điều tiết nước như trước đây mà lại đóng vai trò là hệ
thống thu gom và tải nước thải.
Các yếu tố tự nhiên (do thời tiết) và nhân tác (tác động của con người) được
thể hiện qua các đặc tính cụ th
ể như:
- Có quá trình pha loãng (do các yếu tố như mưa,…)
- Có quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm (do tự làm sạch qua các quá
trình hóa học, sinh học và hóa sinh).
Nước sông Tô Lịch cũng như các sông nội đô của Hà Nội là nước thải của
thành phố với lưu lượng lớn tích hợp các chất rắn không hòa tan, các hợp chất hữu
cơ dễ phân hủy sinh học, các chất có độc tính cao, kim loại nặng, dầu mỡ, các vi
sinh vật gây bệnh…
13

Trong nước sông tồn tại nhiều tạp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay
nhân tạo: polysaccarit, protein, hợp chất hữu cơ chứa nitơ, axít humic, lipit (dầu,
mỡ), phụ gia thực phẩm, chất hoạt động bề mặt, phênol và các dẫn xuất của chúng
(chất thải của người, động vật, thực vật, chất bảo vệ thực vật, dược phẩm, thuốc
màu, nhiên li
ệu…), chất hữu cơ tạo phức, hydrocacbon và dẫn xuất của chúng. Các
hợp chất hữu cơ này có thể tồn tại dưới dạng hòa tan, keo, không hòa tan, bay hơi

hoặc không bay hơi, dễ phân hủy hoặc khó phân hủy… Trong nước của các sông
ngòi bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các chất hữu cơ chủ yếu
là cacbon hydrat (CHO) như đường, xenluloza; các chất dầu mỡ (CHO) như axit
béo dễ bay hơi; các chất
đạm (CHONSP) như axit amin và urê (CHON)
m
.
Chất rắn không hòa tan có 2 dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ lửng. Trong
nước thải, các chất rắn không hòa tan có thể lắng, bồi gây cản trở dòng chảy, thay
đổi kích thước sông và chế độ dòng chảy. Hiện tượng lắng cặn hữu cơ kèm theo
quá trình phân hủy sinh học trong lớp bùn, gây thiếu ôxy và tạo nên các khí độc hại
như Sunfua hydro (H
2
S), Mecaptan (R-S), Amoniac (NH
4
), và mêtan (CH
4
),… gây
mùi hôi và gây độc cho dân cư ven sông.
Các chất có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh vật
phân hủy. Một số chất hữu cơ tích lũy và tồn lưu lâu dài trong môi trường. Các chất
hữu cơ có độc tính cao là phenol và các dẫn xuất của nó, các hóa chất bảo vệ thực
vật, các loại tannin và lignin, các loại hydrocacbon đa vòng ngưng tụ… Phênol có
nguồn gốc từ một số ngành công nghiệp, thường làm cho nước có mùi, các loại hóa
ch
ất bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp thường là các nhóm
phospho hữu cơ, clo hữu cơ, cacbamat, pyretroid tổng hợp… hydrocacbon đa vòng
có nguồn gốc công nghiệp hóa dầu, hóa chất, bột giấy, dược phẩm có khả năng tích
lũy lâu dài trong cơ thể sinh vật, trong đó có các chất gây ung thư, biến dị, chúng có
độc tính cao đối với người, động vật và hệ sinh thái.

Các chất gây phú dưỡng cho nguồn n
ước là các hợp chất từ nitơ và phospho
rất cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và thực vật. Tuy nhiên, xét đến các
sông nội đô thì hầu như không có sự phát triển của thực vật dưới nước do đó các
chất dinh dưỡng này lại gây nên ô nhiễm cho nguồn nước.
14

Các kim loại nặng tồn tại trong nước chủ yếu dưới dạng ion, có nguồn gốc
tự nhiên hoặc từ các hoạt động của con người. Kim loại nặng có tính độc hại cao
đối với sinh vật và theo đường thức ăn sẽ tác động đến con người. Các kim loại
nặng như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Crom (Cr), cadimi (Cd), Asen (As), niken (Ni)
và selen (Se) phổ biến và có hiệu ứng độc hại cao. Do không phân rã nên kim loại
nặng tích tụ trong chuỗi th
ức ăn của hệ sinh thái. Quá trình này bắt đầu với nồng độ
thấp trong nước hoặc cặn lắng, sau đó tích tụ nhanh trong thực vật và động vật
nước. Đến sinh vật bậc cao, sự tích tụ kim loại nặng nồng độ lớn đủ gây nên độc
hại đối với cơ thể.
Dầu mỡ rất khó tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, có thành
phần hóa học phức tạ
p. Tính độc và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ thuộc vào
từng loại dầu. Dầu chứa phần lớn là hydro cacbon, ngoài ra còn chứa lưu huỳnh,
nitơ, kim loại… Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế có chứa các chất độc như
hydro cacbon thơm đa vòng, polyclobiphenyl, chì… Vì vậy các loại dầu mỡ có độ
độc cao và tương đối bền vững trong môi trường nước. Hầu hết các loại thực vật,
động vật đề
u bị tác hại do dầu mỡ. Các loài thủy sinh và cây ngập nước dễ bị chết
do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng.
Vi sinh và mầm bệnh: Các vi sinh vật gây bệnh qua môi trường nước là vi
trùng (Salmonella typhi gây bệnh thương hàn, salmonella paratyphi gây phó
thương hàn, salmonella sp gây viêm dạ dầy và ruột, shigella sp gây lỵ, vibrio

cholera gây bệnh tả), siêu vi trùng (Entorovirus gây nên nhiều loại bệnh, rotavirus
gây bệnh tiêu chảy), các động v
ật nguyên sinh (giardia lambria và cryptosporidium
gây bệnh tiêu chảy) và giun sán (dyphyllobothrium latum gây bệnh giun sán, taenia
saginata gây bệnh giun). [8]
1.1.2. Quá trình pha loãng nước thải
Sau khi nước thải đổ vào sông Tô Lịch cũng như hệ thống sông của thành
phố Hà Nội bao giờ cũng xảy ra quá trình pha loãng nước thải và chuyển hóa các
chất ô nhiễm. Các chất ô nhiễm sẽ phân bố và chuyển hóa theo các quy luật tự
nhiên, còn được gọi là quá trình tự làm sạch. Đó là tổ hợp các quá trình như: cơ lý,
hóa lý, hóa sinh, sinh họ
c, hóa học,… diễn ra trong các sông, các chất ô nhiễm tiếp
tục được xử lý nhờ tổ hợp các quá trình như trên.
15

Tự làm sạch có thể chia thành 2 quá trình cơ bản: quá trình pha loãng nước
thải và quá trình chuyển hóa chất ô nhiễm theo các quá trình nêu trên.
Các chất ô nhiễm trong nước thải xâm nhập vào các vùng của thủy vực dưới
tác động của dòng chảy và các yếu tố thủy động lực học khác. Đây là quá trình
khuếch tán rối tạo nên sự xáo trộn pha loãng nước thải vào các ao hồ, giếng ăn của
người dân. Nồng độ chất ô nhiễm trong vùng bị tích tụ
và sẽ tiếp tục được tự làm
sạch.
Như vậy, trong nguồn nước diễn ra 2 quá trình: pha loãng nước thải (giảm
nồng độ chất ô nhiễm) và chuyển hóa chất ô nhiễm (thay đổi trạng thái, bản chất
chất ô nhiễm). Hai quá trình này diễn ra đồng thời nhưng cường độ của chúng phụ
thuộc vào vị trí miệng xả nước thải, các yếu tố thủy động học dòng chảy như
vận
tốc, mực nước, lưu lượng, hệ số nhánh, hệ số khuếch tán rối, hình thái sông hồ, độ
khúc khuỷu của dòng chảy và các điều kiện môi trường khác.

Pha loãng là một trong những quá trình chính làm giảm nồng độ chất ô
nhiễm khi xả vào nguồn nước. Trong quá trình pha loãng, tổng lượng chất ô nhiễm
được coi như không thay đổi cho trường hợp chất ô nhiễm bền vững và không bền
vững.
Các quá trình hóa lý và sinh hóa di
ễn ra theo hướng làm giảm nồng độ chất
ô nhiễm theo các quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ, lắng đọng chất lơ
lửng, hấp thụ chất ô nhiễm, đông tụ và tích tụ sinh học các chất ô nhiễm không hòa
tan trong chuỗi thức ăn, tái xâm nhập chất ô nhiễm từ trầm tích vào nước. Kết quả
cuối cùng của quá trình này là phục hồi một phần hoặc toàn bộ trạng thái ban đầu
của nguồ
n nước
Hiện nay, nguyên nhân gây ô nhiễm hệ thống sông của thành phố Hà Nội là
do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ cao, mật độ dân cư lớn.
Đã xác định được hàng nghìn chất gây ô nhiễm khác nhau đó là các hóa chất công
nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, các chất hoạt động bề mặt, các chất
thải bệnh viện… Khi tác nhân ô nhiễm được đưa vào các hệ thống sông, chúng s

bị biến đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (ánh sáng, nhiệt độ, chế độ thủy
văn, sinh vật ) sau đó tác động tới con người và sinh vật.
16

Đối với các chất hữu cơ không bền vững (POP- Persisted Organic Pollutant),
khi được đưa vào nguồn nước, dưới tác động của các quá trình sinh học, hóa học và
vật lý, chúng sẽ bị phân hủy hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Sự
chuyển hóa này có xu thế phục hồi trạng thái ban đầu cho nguồn nước. Đây là sự tổ
hợp nhiều quá trình diễn ra trong nguồn nước.
- Các quá trình oxy hóa sinh hóa các chất ô nhiễm (chủ yếu là chất h
ữu cơ)
trong nước, trong cặn lơ lửng và trong cặn đáy;

- Các quá trình trực tiếp oxy hóa chất ô nhiễm nhờ oxy hòa tan trong nước
hoặc oxy hóa quang hóa…
- Các quá trình hóa lý: hấp thụ, keo tụ, lắng tạo các chất khó hòa tan, bay
hơi, tạo váng bọt…
- Các quá trình dinh dưỡng để tích tụ các chất ô nhiễm và chất độc hại trong
chuỗi thức ăn hoặc bài tiết chúng thành cặn lắng;
- Các quá trình cạnh tranh sinh học dẫn đến việc tiêu diệt các loại vi khu
ẩn
gây bệnh và vi sinh vật có hại trong nước.
Tốc độ chuyển hóa chất ô nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố như: thành phần
và đặc điểm quần thể thủy sinh vật trong vực nước, nhiệt độ nước, độ pH, cường độ
chiếu sáng, độ sâu lớp nước, thành phần cặn lơ lửng và các chất hòa tan, đặc điểm
bùn đáy…
Quá trình tiêu thụ oxy để oxy hóa sinh hóa các chất hữ
u cơ là quá trình chủ
yếu để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải khi xả vào nguồn. Quá trình này
phụ thuộc nhiều vào các điều kiện thực hiện quá trình như nhiệt độ, tốc độ dòng
chảy, điều kiện quang hợp, chiều sâu lớp nước, BOD của nước thải… Trong điều
kiện nhiệt đới gió mùa với tổng lượng bức xạ mặt trời lớn, nhi
ệt độ cao, sự chuyển
hóa các chất ô nhiễm trong các hệ thống sông đều diễn ra mạnh.
Nước mưa, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp… có chứa hàm lượng
chất rắn cao. Khi thải ra sông chúng là nguyên nhân gây ra độ đục của nước. Trong
quá trình vận chuyển, phần chất rắn sẽ lắng dần xuống đáy sông do tác dụng của
trọng lực. Sự lắng đọng của hạ
t rắn được tăng cường bởi các quá trình tạo bông,
keo tụ tự nhiên nhưng lại bị cản trở bởi sự chảy rối của dòng. Còn đối với các hóa
17

chất thì trong quá trình phát tán nồng độ, một lượng đáng kể các hóa chất, đặc biệt

là các chất độc có khả năng hấp thụ vào các hạt rắn lơ lửng. [7]
1.1.3. Khả năng tự làm sạch hóa sinh của nước sông
Trong quá trình phân hủy hóa sinh, các hợp chất bị thay đổi về chất dẫn đến
việc phân hủy chất ban đầu và tạo thành các chất khác trong một số trường hợp, đó
là nhữ
ng chất không có hại, ví dụ như nước và axit cacbonic. Trong những trường
hợp khác, đặc biệt trong quá trình chuyển hóa các chất thải công nghiệp, các hợp
chất thu được thường có độc tính cao hơn chất ban đầu.
Phương pháp tự làm sạch hóa sinh ngoài mặt tích cực còn có thể có mặt tiêu
cực khi xuất hiện trong nước các sản phẩm bất lợi. Nhược điểm của phương pháp
làm sạch này là nồng độ oxy trong nước sông bị giả
m, dẫn đến việc thiếu hụt oxy
trầm trọng, đặc biệt vào mùa đông sẽ gây nên sự thiếu thông khí trong môi trường
nước tại các sông. Tuy nhiên các quá trình tự làm sạch loại bỏ nhiều các hợp chất ô
nhiễm hoặc biến chúng trở thành các hợp chất không độc hại. Đây là điểm tích cực
mang lại ý nghĩa kinh tế to lớn, nhiều trường hợp phương pháp này không đòi hỏi
tốn kém trong việc làm sạ
ch nước thải.
Quá trình tự làm sạch chủ yếu căn cứ vào sự thay đổi BOD của nước sông.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được rằng tốc độ thay đổi BOD
trong các bể lọc sinh học đối với nước thải có nồng độ cao trong suốt giai đoạn đầu
của quá trình làm sạch nào đó là không đổi.
Trong quá trình hóa sinh chất hữu cơ không trực tiếp tham gia vào phản ứng
tương hỗ v
ới các chất mà chỉ tác động với chính nó (ở đây không xem xét phản ứng
hóa học, có thể xảy ra cùng với quá trình hóa sinh ví dụ như oxy hóa trực tiếp chất
hữu cơ bằng oxy hòa tan, bởi vì mức độ của những phản ứng như vậy là rất nhỏ so
với quá trình oxy hóa hóa sinh).
Về vai trò nồng độ oxy hòa tan trong nước trong quá trình oxy hóa sinh hóa
gần đây đã có nhiều quan điểm khác nhau và khá trái ngược nhau. Người ta thấy

rằng, hàm l
ượng oxy hòa tan trong nước cao hơn bình thường làm tăng tốc độ oxy
hóa hóa sinh các chất hữu cơ. Để đảm bảo hoạt động bình thường cho việc oxy hóa
hóa sinh chất hữu cơ trong các hồ chứa nước, nồng độ oxy hòa tan không được thấp
18

hơn 1,5 đến 2 mg/l. hàm lượng oxy hòa tan cao hơn trong thực tế không ảnh hưởng
đến tốc độ của quá trình tự làm sạch.
Một trong những yếu tố chính điều tiết tốc độ oxy hóa hóa sinh của nước ô
nhiễm hữu cơ là khối lượng vi khuẩn. Chính liều lượng của bùn hoạt tính cho phép
thay đổi tốc độ oxy hóa các chất trong các bể sinh học và chính liều lượng này điều
tiết năng su
ất của các bể sinh học. Rõ ràng, khối lượng riêng của vi khuẩn trong
nước sông có ảnh hưởng đến tốc độ tự làm sạch.
Việc tăng khối lượng vi khuẩn gắn liền với việc đồng hóa chúng bởi chất
nền hữu cơ trong nước. Mối quan hệ nổi bật nhất của sự thay đổi khối lượng vi
khuẩn với nồng độ của chất nề
n có thể quan sát được trong các bể lọc sinh học, là
nơi khối lượng riêng sinh học và nồng độ của chất nền hữu cơ lớn hơn nhiều so với
trong nước sông. Tất nhiên điều kiện sinh thái trong các bể lọc sinh học là rất khác
nhau, nhưng khi chọn mô hình toán học thích hợp cho hiện tượng mô tả thì sự khác
nhau này có thể chấp nhận được trong tính toán.
Trong quá trình làm sạch các chất ô nhiễm có nồng độ cao, trong đó có cả

chất nền dễ bị oxy hóa, trong một khoảng thời gian nào đó kể từ khi bắt đầu quá
trình, tải trọng riêng trên khối lượng có thể không ảnh hưởng đến việc tăng trưởng
của khối lượng sinh học.
Dùng vi khuẩn là chất nền hữu cơ có hai mục đích gắn liền nhau: năng
lượng và tạo hình. Nêu lên hai mặt này của quá trình hóa sinh: oxy hóa chất nền
hữu cơ và sự gia tăng kh

ối lượng sinh hóa khẳng định xử lý chất nền cho cả hai
mục đích này được biểu thị bằng những giá trị khác nhau. Năng lượng thu được khi
oxy hóa hợp chất hữu cơ đo bằng đơn vị oxy, tức là bằng đơn vị BOD, còn sự gia
tăng khối lượng bùn – bằng đơn vị thể tích hoặc khối lượng (bằng mg chất khô
hoặc bằng ml chất lỏng). BOD giả
m trong quá trình làm sạch sinh học nước thải
thải nhờ việc tăng khối lượng bùn và điều đó không đưa đến sự khác biệt giữa số
lượng chất nền bị oxy hóa hóa sinh và số lượng chất nền chuyển sang dạng hữu cơ
– tức là khối lượng bùn trong các bể sinh học hoặc trên màng lọc sinh học. Trong
một vài công trình, sự gia tăng khối lượng sinh học gắn liền với BOD. T
ất nhiên,
về chức năng có thể gắn nó với BOD, bởi vì như đã nói trên đây, BOD đặc trưng
19

cho một phần nào đó của chất nền hữu cơ, phần này sử dụng vi khuẩn để đáp ứng
nhu cầu năng lượng của mình cũng như để tạo những tế bào mới.
Nước thải từ sản xuất có thể chứa các chất hữu cơ không có khả năng dùng
các vi khuẩn cho mục đích năng lượng cũng như tạo hình.
Chính tính chất c
ủa các chất hữu cơ ảnh hưởng đến tốc độ quá trình tự làm
sạch nước trong hồ chứa. Những tính chất này thay đổi theo thời gian do sự chuyển
hóa các chất ban đầu sang các sản phẩm trung gian khác nhau. Điều đó gây nên sự
thay đổi tốc độ tự làm sạch, nghiêng về phía giảm tốc độ vì các sản phẩm được tạo
ra ít có giá trị về phương diện năng lượng và tạo hình. Sự
thay đổi tốc độ tự làm
sạch quyết định sự biến thiên hệ số không bền vững theo thời gian, hệ số này phụ
thuộc vào tính chất của các chất nền bị oxy hóa và đó chính là đặc trưng của chất
nền. [5]
Trong nước sông tự nhiên xảy ra những quá trình có khả năng tăng cường
nồng độ các chất hữu cơ trong nước:

- Quá trình chuyển hóa hóa sinh của các chất trong lớp n
ước sâu
- Quá trình chuyển hóa hóa sinh khi có các chất ô nhiễm
- Quá trình chuyển hóa hóa sinh khi có các lớp lắng đọng dưới đáy;
- Oxy hóa hóa học bởi oxy hòa tan trong nước
- Oxy hóa hóa học không có oxy hòa tan trong nước
- Oxy hóa quang hóa
- Hút bám và kết tủa
- Sự tích tụ
- Tạo thành các hợp chất khó hòa tan
- Các chất khí và chất dễ bốc hơi thoát ra từ nước
- Lớp váng cô đặc
- Các quá trình khác.
Tốc độ của mỗi quá trình đặc trưng bởi hằng số của chính quá trình đó, phụ
thuộc vào nhi
ệt độ của nước, pH, tia chiếu mặt trời, thành phần khoáng và cơ học
của các chất vẩn bẩn, các lớp lắng đọng dưới đáy và yếu tố khác. Các yếu tố đã nêu
20

trên tất nhiên thúc đẩy quá trình tách ra và phân hủy các chất hữu cơ trong nguồn
nước.
1.3. Quan điểm nghiên cứu
1.3.1. Quan điểm hệ thống
Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa sự vật và hiện tượng tồn tại trong
thế giới khách quan, mỗi sự vật hiện tượng luôn tồn tại, vận động và phát triển
trong sự tương tác qua lại với nhau. Phân tích hệ thố
ng là tiến hành phân tích trên
một hệ thống cụ thể, trên một tổng thể gồm nhiều bộ phận, nhiều yếu tố thành phần
có quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường xung quanh. Khi phân tích hệ
thống, xét từng yếu tố nhưng không thể xét riêng lẻ mà phải xét mỗi yếu tố trong

mối tương quan và tác động qua lại của nó với các yếu tố khác và với môi trường
bên ngoài của chúng. Xét hệ thố
ng không chỉ xét lại từng thời điểm mà xét cả quá
trình vận động của chúng.
Sau khi xem xét giải quyết vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch đòi hỏi phải xem
xét tổng hợp tất cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế cũng như xã hội. Nghiên cứu những
đặc thù, quy luật của dòng sông để thấy được xu thế và tìm ra nguyên nhân để có
phương hướng tác động tích cực hiệu quả nhất vào hệ th
ống.
1.3.2. Quan điểm lãnh thổ
Nghiên cứu phát triển bền vững không thể tách rời yếu tố lãnh thổ. Vì mỗi
lãnh thổ đều có những đặc trưng, đặc thù, xu hướng, quá trình và các chính sách
phát triển riêng. Đối với sông Tô Lịch cần nghiên cứu đặc điểm thủy văn, các quá
trình thu gom nước thải từ các hộ dân cư về sông cũng như dựa trên định hướng
phát triển kinh tế xã hội của khu vự
c để đưa ra quy hoạch phù hợp với đặc điểm
riêng của con sông này.
1.3.3 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội dựa trên cơ sở sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đảm bảo đáp ứng
nhu cầu của xã hội trong hiện tại đồng thời không gây tổn hại cho thế hệ mai sau.
Như v
ậy, đảm bảo sự phát triển bền vững luôn phải duy trì được sự điều hòa giữa
quá trình phát triển kinh tế - xã hội với các yêu cầu về bảo vệ và cải tạo môi trường.
21

Sông Tô Lịch đã không còn là sông mà trở thành kênh tiêu thoát nước thải
cho thành phố và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước cũng như không
khí đặc biệt là vào mùa khô. Đây là hệ quả tất yếu của việc phát triển khi tế xã hội
không tương xứng với công tác bảo vệ môi trường. Kinh tế ngày càng phát triển thì

sự tác động của nó tới môi trường cũng ngày càng tăng. Do vậy, để có thế mạnh
kinh tế, đồng th
ời hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường sông cần nắm
vững và tôn trọng các quy luật tự nhiên, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên,
coi trọng việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ sạch trong các
hoạt động sản xuất. Thực hiện tổng thể các biện pháp bảo vệ môi trường, cải tạo và
phục hồi các thành phần môi trường bị suy thoái.
1.4. Phương pháp nghiên c
ứu
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu từ các nguồn đã được công
bố chính thức cũng như các nguồn chưa công bố.
1.4.2. Phương pháp quan trắc đánh giá chất lượng môi trường
Các thực nghiệm và phân tích chất lượng nước thải được tiến hành theo các
phương pháp của Tiêu chuẩn Việt Nam tại các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn.
Các phân tích xác định các chỉ tiêu liên quan đến nước và bùn. Cụ thể:
+ Đố
i với mẫu nước: tập trung phân tích các chỉ tiêu pH, COD, BOD, DO,
N-T, P-T, Coliform, Ecoli, TSS, Hg, Pb,
+ Đối với mẫu bùn: phân tích Cr, Zn, Pb, Hg, As, Cd.
1.4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Giải quyết vấn đề môi trường sông Tô Lịch là vấn đề hết sức phức tạp. Bài
toán tối ưu cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước sông này là một bài toán
lớn, nó liên quan đến nhiều thông số, liên quan đến sự vận động, biến đổi của nhiều
yếu t
ố khác nhau từ lĩnh vực kinh tế, xã hội cho đến tài nguyên môi trường. Để có
thể nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện trước hết phải đi sâu vào phân tích từng
vấn đề cụ thể, tiếp đó phải xem xét trong mối quan hệ đa phương, đa chiều bên
trong và bên ngoài hệ thống.
22


Việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp cho phép xem xét và giải
quyết các vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện, tập trung từ đó rút ra những kết
luận xác đáng tránh được cái nhìn phiếm diện, máy móc, tránh được các sai lầm
trong việc giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu.
1.4.4. Phương pháp mô hình hóa
Để xây dựng được mô hình toán, trước tiên phải tiến hành thu thập các số
liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
T
ừ các mô hình khác nhau, tác giả sẽ xem xét và lựa chọn một dạng mô hình
cho đối tượng đang nghiên cứu.
Sau khi chọn được mô hình, từ các nguồn thông tin trên, tác giả sẽ thực hiện
bước xây dựng mô hình. Tức là sẽ giải bài toán tìm các hệ số của mô hình bằng
phương pháp toán học, trong nghiên cứu này sử dụng mô hình thống kê toán học
với việc sử dụng thuật toán của phương pháp bình phương bé nhất.
Sau khi có được mô hình toán thì phải tiến hành kiể
m tra mô hình, trong
nghiên cứu này, tác giả tính toán hệ số tương quan đa biến R để kiểm tra mô hình.
Nếu mô hình vừa xác định được không tương thích với đối tượng nghiên
cứu thì cần phải thực hiện theo 2 bước sau:
+ Một là, quay lại bước xem xét và lựa chọn mô hình, từ các loại mô hình
khác nhau sẽ lựa chọn một mô hình khác;
+ Hai là, thực hiện bước thu thập thông tin hoặc nghiên cứu thực nghiệm bổ
sung;
Sau đó lại tiếp t
ục thực hiện các bước xây dựng mô hình và kiểm tra mô
hình. Quá trình xây dựng mô hình cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi xác định
được một mô hình toán tương thích với đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở mô hình toán vừa xác định được, sẽ xây dựng thành phần mềm
để thuận tiện cho quá trình tính toán thử nghiệm cũng như tính toán ứng dụng sau

này.
Bước tiếp theo là kiểm chứng mô hình vừa xác định được trên thự
c tế. Mô
hình này sẽ được áp dụng để tính toán cho việc hạn chế giảm thiểu ô nhiễm sông
Tô Lịch.
1.4.5. Ngôn ngữ xây dựng phần mềm tính toán
Trong luận văn, tác giả sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal 7.0.
23

CHƯƠNG 2 - HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG TÔ LỊCH
ĐOẠN TỪ HOÀNG QUỐC VIỆT ĐẾN NGÃ TƯ SỞ
2.1. Tổng quan về sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch là một trong những phân lưu nhỏ của hệ thống sông Hồng có
tuổi Holocen không phân chia (từ 10.000 năm trở lại đây). Hiện nay sông Tô Lịch
là một trong bốn con sông nội đô: Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu đã được kè bờ,
đảm nhận chức n
ăng tiêu thoát nước chính cho thủ đô.
Bảng 2.1: Một số sông nội đô thành phố Hà Nội
Tên sông Dài (km) Rộng(m) Sâu (m)
Diện tích
lưu vực (ha)
Dung tích
(1.000m
3
/day)
Tô Lịch 14,6 30 - 45 3 – 4 6.820 100 - 200
Kim Ngưu 12,2 25 - 30 3 – 4 1.800 85 - 100
Sét 6,7 10 - 30 3 – 4 580 60 - 65
Lừ 5,8 20 - 25 2 – 4 560 50 - 55
(Nguồn: VESDI) [11]

Hệ thống sông Tô Lịch có khu vực thượng nguồn nằm ở phía Tây và Tây
Bắc của sông Hồng và khu vực nội thành thành phố Hà Nội, khu vực hạ nguồn nằm
ở phía Nam và Đông Nam thành phố Hà Nội. Hệ thống sông Tô Lịch được giới hạn
bởi hai hệ thống đê bao là sông Hồng và sông Nhuệ, với chiều dài 14,6 km, mặt cắt
sông hình thang, rộng trung bình từ 20 - 45m, sâu 2 - 3m, hai bờ kè đá. Có 16 cầu
bắc qua sông. Có khả nă
ng thoát nước với lưu lượng 30m
3
/s.
Sông Tô Lịch, vị trí bắt đầu có thể được xem là từ cống Phan Đình Phùng
(quận Ba Đình), đây là điểm lộ diện trên mặt của mương Thụy Khuê (sông Tô
Lịch). Trước vị trí này là đoạn ngầm và được nhiều tài liệu xác định là nối vào hệ
thống Hồ Tây. Sau đó mương Thụy Khuê (chiều rộng khoảng 2-3 m) chạy dọc
đường Thụy Khuê về phía chợ Bưởi, cắt ngang qua
đường Lạc Long Quân rồi tới
đường Hoàng Quốc Việt. Bắt đầu từ điểm này trên bản đồ thành phố Hà Nội đã thể
hiện là sông Tô Lịch, chiều rộng của sông tại đây là khoảng 30m, độ sâu khoảng
3m.
24

Tiếp theo sông chạy dọc đường Bưởi tới Cầu Giấy, rồi sau đó chạy dọc theo
đường Láng cho tới tận Cầu Mới (điểm cắt ngang đường Nguyễn Trãi). Đoạn sông
ở khu vực vừa mô tả có chiều rộng dao động trong khoảng 30 - 40 m, chiều sâu từ
3 - 4m. Tiếp theo đoạn này sông tiếp tục chạy dọc đường Kim Giang, Đại Kim,
Thịnh Liệt về phía Nam thành phố. Tới khu v
ực Nhà máy Sơn Hà Nội, sông Tô
Lịch rẽ nhánh, một nhánh chảy sang hướng Đông về phía hồ Yên Sở, một nhánh
chảy xuôi theo hướng Nam qua cầu Tó (cắt ngang đường 70) và đổ vào sông Nhuệ.
Đối với nhánh sông Tô Lịch chảy về phía hồ Yên Sở, sông chảy qua địa
phận của các thôn: Văn (xã Thịnh Liệt); Bằng B (phường Hoàng Liệt); Huỳnh

Cung, Tựu Liệt và Yên Ngưu (xã Tam Hiệp). Tại khu vực thôn Yên Ngưu, sông lại
tiếp tục r
ẽ thành 2 nhánh, một nhánh chạy tiếp về hướng Đông đổ vào hồ Yên Sở,
nhánh kia chạy theo hướng nam qua địa phận các xã Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngũ
Hiệp (huyện Thanh Trì) và cuối cùng cũng đổ vào sông Nhuệ. Nhánh sông này có
chiều rộng khoảng 5-15 m, độ sâu khoảng 2-3 m, chất lượng nước sông càng về
cuối càng sạch do quá trình canh tác sử dụng nước sông của bà con nông dân khu
vực hai bên bờ, thêm vào đó là các loại bèo, thực vật nước, rau thả bè,
đặc biệt là
các khóm tre trồng sát hai bên bờ góp phần cải thiện chất lượng nước sông.
Với việc tích cực cải tạo, nạo vét ven bờ sông Tô Lịch của dự án JICA, đoạn
từ Buởi - Ngã Tư Sở - Nhà máy Sơn Hà Nội (xã Thịnh Liệt) cùng với việc chống
xả rác ven hai bờ, bảo vệ thủy diện thoát nước đã tạo diện mạo mới cho sông Tô
Lịch.



Hình 2.1: Lưu vực hệ thống sông Tô Lịch [23,10]
26



Hình 2.2: Vị trí khu vực nghiên cứu [23 ]
Nguồn nước cấp chủ yếu cho hệ thống sông Tô Lịch là nước mưa và nước thải
do sinh hoạt và sản xuất. Theo khảo sát của Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, hiện
nay, toàn tuyến có trên 200 cửa xả lớn nhỏ. Hầu hết là cống tròn đường kính 100 mm
đến 1.800 mm và một số cống hộp lớn kích thước 1.200x1.200 mm đến 5.500x5.000
mm. Do đó chế độ thủy văn trở nên phứ
c tạp. Mùa mưa, dòng chảy biến động mạnh mẽ
theo thời gian và không gian. Khi có mưa, nước tập trung chảy vào các hệ thống cống,

kênh mương và xả vào sông Tô Lịch. Khi mực nước tại đập Thanh Liệt nhỏ hơn 3,5m,
nước từ sông Tô Lịch sẽ thoát qua sông Nhuệ. Khi mực nước lớn hơn 3,5m, đập Thanh
Liệt đóng lại, nước ứ đọng hoặc dồn ngược chảy về phía hồ Yên Sở. T
ại khu vực hồ

×