Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 9) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.81 KB, 10 trang )

Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 9):
Thuốc trị bệnh chậm tiêu cơ năng

Chậm tiêu cơ năng là một thuật ngữ dùng để chỉ sự khó chịu ở vùng thượng
vị có liên quan đến sự rối loạn của ống tiêu hóa trên, với đặc điểm đau bụng vùng
thượng vị tái phát hoặc cảm giác khó chịu vùng bụng trên mà không có tổn thương
thực thể như viêm loét hay ung thư dạ dày.
Đây là một trong những chẩn đoán thường gặp nếu bệnh nhân được khám
xét một cách cẩn thận và hợp lý. Tần suất của bệnh lý này tương đối cao (khoảng
20 - 25% dân số), nhưng phần lớn chưa được quan tâm một cách đầy đủ cả ở phía
thầy thuốc cũng như bệnh nhân.
Nguyên nhân
Cho đến nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh chậm tiêu cơ năng
chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, tuy nhiên có một vài yếu tố sau thường
được nhắc đến trong bệnh sinh của chậm tiêu cơ năng: rối loạn làm vơi dạ dày,
bệnh dạ dày tá tràng không loét, hiệu số điện thế niêm mạc, trào ngược tá tràng dạ
dày, Helicobacter Pylori (HP) và các loại vi khuẩn khác, yếu tố tâm lý, rối loạn
vận động túi mật.




Thuốc gây bệnh gan nhiễm mỡ và thuốc trị
Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng của
gan và trong các tế bào gan chứa các không bào mỡ.
Sự dư thừa trong chế độ ăn uống, nhất là ăn uống không hợp lý, quá nhiều
thịt, mỡ, sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá... kết hợp với áp lực công việc căng
thẳng, các stress kéo dài, cuộc sống làm việc tĩnh tại, ít vận động... cùng với các
yếu tố khác như nhiễm virut, độc chất, hay sử dụng thuốc không theo chỉ định đã
gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm; nhiều bệnh lý đường tiêu hóa xuất hiện, trong đó
bệnh lý gan nhiễm mỡ đang ngày càng có biểu hiện tăng cao ở Việt Nam.


Đôi nét về bệnh lý gan nhiễm mỡ
Có 4 cơ chế chính gây ra sự tích tụ mỡ trong tế bào gan, đó là do chế độ ăn
uống quá nhiều dầu mỡ hoặc các acid béo, đặc biệt là mỡ động vật quá bão hòa
hoặc tăng sự phân phối mỡ đến tế bào gan; do tăng sự tổng hợp acid béo ở ty lạp
thể hoặc giảm quá trình ôxy hóa mỡ trong tế bào gan; do giảm sự bài xuất tế bào
mỡ ra khỏi tế bào gan và do sự tăng vận chuyển carbonhydrat đến gan quá nhiều.
Dùng thuốc khi bị côn trùng đốt

Khi bị côn trùng đốt cần làm sạch vết thương.
Nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp... có thể là chứa chất độc thần
kinh hoặc một men gây sưng phồng, kết tập tiểu cầu, huyết khối. Chúng có thể mất
dần đi hoặc gây hoại tử hoặc loét. Nọc côn trùng có thể gây triệu chứng toàn thân
như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ, đau chuột rút, cứng cả một
vùng, nhiễm khuẩn.
Khi bị côn trùng đốt, cần làm sạch vết thương, chườm đá, có người bôi vôi
(ong, kiến đốt). Uống thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol, piroxicam... và
thuốc kháng histamin H1 làm dịu như phenergan, chlorpheniram, diphenhydramin.
Đôi khi phải dùng tới corticosteroid, dapson để cải thiện tổn thương da. Việc dán
miếng dán có nitroglycerin lên vết đốt hạn chế được co mạch, tránh hậu quả loét.
Khi bị ong, kiến đốt, da phồng lên, rát, đau có thể đến mức sốc phản vệ.
Chỉ cần 50 con ong, kiến lửa đốt, bệnh nhân đã có thể bị phù, mệt mỏi, nôn, ù tai,
đông máu nội mạch rải rác, tiêu cơ vân, hoại tử ống thận cấp. Cần nhanh chóng
đưa cấp cứu tại bệnh viện. Nếu bị vài con đốt thì tránh nặn vết đốt, nhẹ nhàng lấy
ngòi, chườm đá, tốt nhất là bôi calamin, kem corticoid như cortibion,
hydrocortison, betamethason hoặc dexamethason, kem chống dị ứng như
phenergan, kháng histamin H1 làm dịu.

×