Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

thực trạng và một số đề xuất hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đầu tư tại tập đoàn phú thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 125 trang )

1 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư 47D
MỤC LỤC
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
8
I – RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 8
1.Khái niệm “Rủi ro” 8
2.Đặc trưng 9
3. Rủi ro trong hoạt động đầu tư 9
3.1. Khái quát về hoạt động đầu tư 9
3.2. Khái quát về dự án đầu tư 12
3.2.1.Khái niệm 12
3.2.2.Đặc điểm 13
3.2.3.Rủi ro trong hoạt động đầu tư 14
4. Phân loại 14
4.1. Trên phương diện Doanh nghiệp 14
4.1.1. Theo một số nhà kinh tế học 14
4.1.2. Theo khía cạnh bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp 15
4.1.3. Theo môi trường hoạt động của Doanh nghiệp 17
4.1.4. Theo phạm vi tác động 18
4.1.5. Theo đặc tính vận động của rủi ro 18
4.2. Trên phương diện đầu tư 19
4.2.1. Theo quá trình ra quyết định đầu tư 19
4.2.2. Rủi ro theo tiến trình lập và thực hiện dự án đầu tư 20
5. Nguồn gốc rủi ro 21
II – QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
22
1. Sự cần thiết của Quản trị rủi ro đối với Doanh nghiệp 22
2. Vai trò của Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp 23
3. Nội dung quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp 24


3.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp 24
3.2. Quy trình quản trị rủi ro 25
3.2.1. Khái niệm quy trình quản trị rủi ro 25
3.2.2. Các bước trong quy trình quản trị rủi ro 25
3.2.2.1. Nhận diện rủi ro 26
3.2.2.2. Đo lường rủi ro 27
4. Phân tích, đánh giá rủi ro 34
4.1. Phân tích độ nhạy 34
4.2. Phân tích hoà vốn 35
4.3. Phân tích kịch bản 36
4.4. Những phương pháp phân tích rủi ro dựa trên xác suất 36
4.4.1. Giá trị kỳ vọng 36
2 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư 47D
4.4.2. Mô phỏng 38
4.4.3. Mô phỏng Monte Carlo 38
4.4.4. Cây quyết định 40
4.4.5. Phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp 40
5. Thực hiện quản trị rủi ro 41
5.1. Tiến trình trong quản trị rủi ro 42
5.2. SPC và quản trị rủi ro 42
5.3. Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp theo vòng đời của sản phẩm 44
6. Quản trị rủi ro trong dự án đầu tư 45
6.1. Một số nhóm rủi ro đối với các dự án đầu tư nói chung 45
6.2. Một số nhóm rủi ro đối với các Dự án đầu tư phát triển 47
6.2.1. Rủi ro nội tại 47
6.2.2.Những rủi ro từ môi trường bên ngoài.
50
51
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI

51
I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚ
THÁI
51
1. Quá trình hình thành, phát triển 51
1.1. Lịch sử hình thành 51
1.2. Tên và trụ sở chính 51
1.3. Vốn điều lệ 51
1.4. Lĩnh vực hoạt động 51
1.5. Tầm nhìn, sứ mệnh 52
1.6. Triết lý tập đoàn 52
2. Mục tiêu hoạt động của tập đoàn 52
3. Cơ cấu tổ chức
54
3.1. Sơ đồ tổ chức 54
3.2. Diễn giải chức năng, nhiệm vụ 55
II – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN TRONG
GIAI ĐOẠN 2003-2007
65
1. Kết quả hoạt động kinh doanh 65
2. Cơ cấu Vốn và Nguồn vốn 67
III – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TẬP ĐOÀN 71
1. Các phòng ban trực tiếp tham gia vào công tác quản trị rủi ro 73
2. Các cán bộ chủ chốt tham gia vào quá trình quản trị rủi ro 73
3. Các phương pháp trong hoạt động quản trị rủi ro được sử dụng 77
4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại Tập đoàn Phú Thái 77
5. Kết luận
CHƯƠNG III – ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ 78
3 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư 47D
RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI

I – TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI
78
1. Sự cần thiết. 78
2. Lợi ích từ việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong Tập đoàn. 78
II – QUẢN TRỊ RỦI RO TRÊN CẤP ĐỘ VĨ MÔ TOÀN TẬP ĐOÀN. 80
1. Phương hướng thực hiện 80
1.1. Mục tiêu 80
1.2. Trách nhiệm của đội ngũ quản trị 80
1.3. Quy trình thực hiện 80
1.4. Công cụ phân tích 80
2. Nhận dạng môi trường rủi ro của Tập đoàn. 80
3. Quản trị rủi ro Kinh tế vĩ mô 82
3.1. Bức tranh toàn cảnh 82
3.2. Nhận diện rủi ro kinh tế 85
3.3. Đánh giá rủi ro 86
3.4. Đề xuất xây dựng hệ thống quản trị rủi ro 90
4. Quản trị rủi ro Tài chính 91
4.1. Dữ liệu phân tích 91
4.2. Nhận dạng các rủi ro quan trọng 91
4.3. Đánh giá các rủi ro trên 92
4.4. Đề xuất phương pháp quản trị 97
5. Quản trị rủi ro kinh doanh 98
5.1. Rủi ro hoạt động kinh doanh 98
5.2. Đặc điểm sản phẩm 100
5.3. Đặc điểm cung ứng 101
5.4. Đặc điểm sản xuất 101
5.5. Đặc điểm tiêu thụ 101
5.6. Đặc điểm quản lý 102
III – QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 103

1. Các kĩ thuật áp dụng 103
2. Phần mềm phân tích 103
3. Áp dụng phân tích trong dự án “Xây dụng nhà máy chế biến và phân
phối thực phẩm sạch Phú Thái”
103
3.1. Giới thiệu về dự án 103
3.2. Đánh giá sơ bộ về phương pháp lập dự án 104
3.3. Bổ sung đánh giá dự án dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả: NPV, IRR 105
3.4. Phân tích độ nhạy dự án 106
3.5. Phân tích kịch bản. 108
3.6. Tính đến trượt giá và lạm phát. 112
IV – MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO 114
1. Thành lập bộ phận Quản trị rủi ro 114
4 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư 47D
1.1.Cơ cấu tổ chức 114
1.2.Nhiệm vụ 114
2. Ước tính chi phí thực hiện sơ bộ: 115
3. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro 116
3.1. Nội dung 116
3.2. Phương pháp áp dụng 117
3.3. Xây dựng hệ thống đánh giá 117
4. Một số giải pháp đối phó với rủi ro 119
4.1. Đối phó rủi ro trong quá trình đầu tư 120
4.2. Đối phó rủi ro trong lĩnh vực nhân sự 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
PHỤ LỤC 125
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
PM (Project manager) Nhà quản lý dự án
SPC (Statistical process

control)
Hệ thống kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống kê
REN (Risk exposure
number)
Đơn vị thang đo rủi ro
RE % Thang độ rủi ro theo %
5 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư 47D
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
HÌNH
Hình 1.1. Rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài Doanh nghiệp 16
Hình 1.2. Các loại rủi ro theo môi trường hoạt động của Doanh nghiệp 17
Hình 1.3. Phân loại rủi ro theo đặc tính vận động 19
Hình 1.4. Nguồn gốc rủi ro 22
Hình 1.5. Vai trò hỗ trợ của Quản trị rủi ro 24
Hình 1.6. Quy trình quản trị rủi ro 26
Hình 1.7. Quy trình quản trị rủi ro 42
Hình 1.8. Bậc thang trong tiến trình Quản lý rủi ro 43
Hình 1.9. Vòng đời của Sản phẩm và Rủi ro 45
Hình 2.1. Lưu đồ rủi ro trong phân tích quá trình kinh doanh tại Công ty Cổ
Phần Thú Y Xanh Việt Nam – một thành viên của tập đoàn Phú Thái
76
BẢNG
6 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư 47D
Bảng 1.1. Thang đo định tính xác suất 31
Bảng 1.2. Thang đo định tính mức độ nghiêm trọng của rủi ro 32
Bảng 1.3. Bảng ước tính thiệt hại 32
Bảng 1.4. Thang độ REN 33
Bảng 1.5. Thang đo rủi ro cấp độ 1 33
Bảng 1.6. Thang đo rủi ro cấp độ 4 34
Bảng 1.7. Độ nhạy của Lợi nhuận đối với biến số thứ i 35

Bảng 1.8. Mô phỏng Monte Carlo 39
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 65
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn 67
BIỂU
Biểu 2.1. Doanh thu thuần giai đoạn 2003-2007 66
Biểu 2.2. Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2003-2007 66
Biểu 2.3. Cơ cấu Nguồn Vốn giai đoạn 2003-2007 68
Biểu 2.4. Tốc độ tăng trưởng Nguồn Vốn giai đoạn 2003-2007 68
Biểu 2.5. Cơ cấu Tài sản giai đoạn 2003-2007 69
Biểu 2.6. Tốc độ tăng trưởng Tài sản giai đoạn 2003-2007 70
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị rủi ro ngày càng trở nên quan trọng trong nhiều hoạt động của nền
kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay. Hàng
loại các Doanh nghiệp khổng lồ, các tổ chức tài chính, các Ngân hàng, các quỹ đầu tư
lớn trên thế giới đã lâm vào khủng hoảng, thậm chí phá sản trong thời gian qua. Một
trong những nguyên nhân chủ đạo chính là sự chủ quan và thiếu sót trong quá trình
quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư và kinh doanh. Đây là một bài học đắt giá mà
các Doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng phải trả giá khi coi nhẹ việc quán triệt quản
trị rủi ro trong tổ chức.
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc thực hiện quản trị rủi ro còn bộc lộ nhiều điểm yếu
kém hơn, công tác quản trị rủi ro chưa phổ biến, kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn
chế, công cụ ứng dụng phân tích còn chưa mạnh, thậm chí trong hoạt động đầu tư,
nhiều dự án còn chưa đưa quản trị rủi ro vào để thực hiện công tác đánh giá, ra quyết
định.
7 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư 47D
Trong quá trình thực tập tại “Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Phú Thái”, em nhận
thấy rằng: Mặc dù là một trong những Tập đoàn đầu tư và phân phối hàng đầu tại
Việt Nam nhưng công tác quản trị rủi ro trong Tập đoàn còn mới ở giai đoạn tiếp cận
ban đầu, chưa khoa học và hệ thống, chưa tương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế
dẫn đầu của Tập Đoàn. Do vậy, em chọn đề tài “Thực trạng và một số đề xuất hoàn

thiện công tác quản trị rủi ro đầu tư tại Tập đoàn Phú Thái”làm chuyên đề tốt
nghiệp với mong muốn được đóng góp phần nào vào lợi ích và sự phát triển bền vững
của Tập đoàn cũng như đối với hoạt động nghiên cứu quản trị rủi ro tại Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Mai Hương, người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn em thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua.
Cháu cũng xin gửi lòi cảm ơn chân thành tới các bác, các chú tại đơn vị thực
tập đã hết sức tạo điều kiện và cung cấp tài liệu để cháu hoàn thành nhiệm vụ.
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
I – RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1. Khái niệm “Rủi ro”
Hiện nay có nhiều quan điểm về Rủi ro, tuy nhiên có thể khái quát rằng: Rủi ro gắn với khả
năng xảy ra biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc. Rủi ro
ứng với sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế.
Một số khái niệm về rủi ro:
 “Rủi ro là khả năng gặp phải những mất mát, thiệt hại”.
Rủi ro này gọi là rủi ro thuần túy, chỉ đem đến những tác nhân tiêu tực, làm ảnh hưởng đến
kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
 “Rủi ro bao gồm cả mất mát và cơ hội”.
8 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư 47D
Các Doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm được biết đến bởi rủi ro trong hoạt động kinh doanh
cũng như khả năng sinh lời lớn của nó. Nếu như một dự án hay một lĩnh vực kinh doanh
mới có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận hơn thiệt hại mà Doanh nghiệp ước tính thì nó sẽ
được Doanh nghiệp đó theo đuổi. Do vậy, khi một Doanh nghiệp theo đuổi một cơ hội, một
mục tiêu, một dự án nào đó (tiềm năng sinh lợi) thì cũng có nghĩa là Doanh nghiệp đó đang
đối mặt với cả những rủi ro mất mát. Nếu tách rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp thì quả thực là một sai lầm nghiêm trọng. Rủi ro đem lại cả thiệt hại lẫn cơ
hội, cho nên Doanh nghiệp cần phải có cái nhìn đúng mực hơn về tầm quan trọng của công
tác quản lý rủi ro.
 “Rủi ro gắn với khả năng xảy ra biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn

toàn không biết chắc”.
Biến cố tương lai là biến cố khi đó nhà quản lý không thể hoàn toàn biết chắc 100% rằng
nó có xảy ra hay không và xảy ra với mức độ như thế nào. Nhà quản lý Doanh nghiệp chỉ
có thể dựa trên những cơ sở số liệu thống kê quá khứ và kinh nghiệm thực tiễn mà phân
tích, phán đoán về xác suất và mức độ nghiêm trọng của nó, từ đó đưa ra những biện pháp
quản lý phù hợp
 “Rủi ro là khả năng gánh chịu những thiệt hại, mất mát trong khi theo đuổi mục
tiêu phát triển hay cơ hội mà nguyên nhân phát sinh từ những yếu tố không lường
trước hoặc nằm ngoài khả năng kiểm soát”.
Trong khi Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu phát triển thì cũng là lúc phải đối mặt với
những rủi ro có khả năng gây ra thiệt hại. Những rủi ro này Doanh nghiệp hoàn toàn không
chắc chắn về khả năng xảy ra cũng như nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nó.
 “Rủi ro nội tại trong Doanh nghiệp là khả năng Doanh nghiệp có thể phải gánh
chịu thiệt hại trong khi đang thực hiện hoạt động kinh doanh, theo đuổi mục tiêu phát
triển hoặc những cơ hội mới mà nguyên nhân phát sinh từ chính bên trong hoạt động
và cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp”.
Bất kì bên trong một Doanh nghiệp nào cũng tồn tại những rủi ro nội tại: rủi ro vận
hành, rủi ro nhân sự, rủi ro tổ chức quản lý, rủi ro sai sót cá nhân, rủi ro sản xuất,… Những
rủi ro này xuất phát từ chính những nguyên nhân bên trong Doanh nghiệp và nó ảnh hưởng
không nhỏ đến sự ổn định trong quá trình phát triển của Doanh nghiệp. Điều Doanh nghiệp
cần làm đó là có biện pháp quản lý thật nhanh chóng và hiệu quả. Nâng cao chất lượng
quản lý doanh nghiệp cũng là một phương thức tốt để giảm thiểu rủi ro không đáng có.
Nhà quản lý Doanh nghiệp thường xuyên phải làm việc và ra quyết định trong tình trạng
thiếu thông tin, thiếu tài nguyên, nguồn lực và nguy cơ phải gánh chịu những rủi ro không
lường trước. Do vậy, họ nhận ra rằng việc thiết lập một hệ thống cảnh báo và kiểm soát rủi
ro nội tại trong Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng bởi vì những rủi ro nội tại này thường
9 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư 47D
chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số rủi ro mà một Doanh nghiệp có thể phải đối mặt
trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thiệt hại mà nó gây có ảnh
hưởng xuyên suốt toàn hệ thống, gây thiệt hại không nhỏ.

Rủi ro nội tại thường được xử lý bởi những giải pháp tức thời hoặc trung hạn (nâng cao
tỷ lệ dự trữ tiền mặt nhằm đối phó với khả năng phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
hoặc khách hàng trả lại hàng, đòi lại tiền khi sản phẩm mới thất bại,…).Tuy nhiên có nhiều
rủi ro nội tại xuất phát từ những vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp dài hạn (sự thiếu thốn về
cơ sở hạ tầng; yếu kém trong dây chuyền vận hành,… ). Hoặc những rủi ro có khả năng
phát sinh do mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển dài hạn với những hoạt động ngắn hạn của
Doanh nghiệp. Có thể trong ngắn hạn Doanh nghiệp ưu tiên mục tiêu tạo dựng hình ảnh,
trả cổ tức cao cho cổ đông, tuy nhiên về dài hạn, việc liên tục trả cổ tức cao trong khi
Doanh nghiệp còn non trẻ sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, từ đó dẫn
đến kết quả Doanh nghiệp có thể sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro ập đến: cơ cấu tổ chức lạc
hậu, công nghệ lỗi lời, nhân lực già cỗi, kém năng động, … làm giảm khả năng hoạt động
của cả Doanh nghiệp trong dài hạn, giảm khả năng cạnh tranh, có nguy cơ dẫn đến sụp đổ.
 “Rủi ro bên ngoài Doanh nghiệp là khả năng Doanh nghiệp có thể phải gánh chịu
thiệt hại trong khi đang thực hiện hoạt động kinh doanh, theo đuổi mục tiêu phát
triển hoặc những cơ hội mới mà nguyên nhân phát sinh từ sự bất ổn và tính biến đổi
không ngừng của môi trường bên ngoài”.
Môi trường bên ngoài Doanh nghiệp luôn tồn tại những rủi ro bất khả kháng, những rủi ro
nằm ngoài kiểm soát và ý muốn của Doanh nghiệp, đó là những “rủi ro bên ngoài Doanh
nghiệp”. Những rủi ro này thường khó dự đoán và kiểm soát hơn rủi ro nội tại.
2. Đặc trưng
Rủi ro có hai đặc trưng chính : tần số và biên độ
 Tần số xảy ra rủi ro: là tiêu chí thể hiện rủi tần suất xảy ra rui ro.
 Biên độ: là tiêu chí thể hiện mức độ tác động.
Tần số xảy ra rủi ro sẽ được thể hiện bằng xác suất của các biến cố còn biên độ sẽ được thể
hiện bằng giá trị của các biến cố.
3. Rủi ro trong hoạt động đầu tư
3.1. Khái quát về hoạt động đầu tư
Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các họat động nhằm
thu về các kết quả lớn hơn trong tương lai. Mục tiêu của đầu tư là đạt được các kết quả lớn
hơn so với những hi sinh đã bỏ ra.

*Dưới góc độ kinh tế học:
Đầu tư (Investment), theo từ điển kinh tế học hiện đại của David W. Pearce- thì : Thuật
ngữ đầu tư được sử dụng một cách phổ biến nhất để mô tả lưu lượng chi tiêu được dùng để
10 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
tăng hay duy trì dung lượng vốn thực tế. Nói một cách chính xác hơn: Đầu tư là một lưu
lượng chi tiêu dành cho các dự án sản xuất hàng hóa không phải để tiêu dùng trung gian.
Các dự án đầu tư này có thể có dạng bổ sung vào cả vốn vật chất, vốn nhân lực và hang tồn
kho. Đầu tư là một luồng vốn với khối lượng được xác định bởi tất cả các dự án có giá trị
hiện tại ròng (NPV) lớn hơn 0 hay tỉ suất lợi tức nội hoàn lớn hơn lãi suất (IRR).
Nói một cách ngắn gọn, đầu tư là sự hi sinh tiêu dùng hiện tại nhằm thu về tiêu dùng lớn
hơn trong tương lai.
*Dưới góc độ tài chính:
Trên phương diện hoạch định tài chính cá nhân, đầu tư là sự hy sinh của một cá nhân
trong việc tiêu dùng hiện tại để tích lũy tài sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tương
lai. Trong con mắt của các nhà tư vấn tài chính, đầu tư được hiểu là việc một cá nhân mua
tài sản với mong ước rằng tài sản đã mua được sẽ giữ vững giá trị, sau đó tăng giá và tạo ra
nguồn thu nhập tương ứng với mức độ rủi ro nào đó. Nói một cách ngắn gọn hơn, mục tiêu
tài chính của cá nhân là tích lũy đồng tiền. Sau khi kiếm được tiền, người ta cần cân nhắc
đầu tư đồng tiền đó như thế nào để cho nó nhiều hơn trước.
Một cách khái quát, đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư thu về một
chuỗi các dòng thu nhắm hoàn vốn và sinh lời.
*Dưới góc độ luật pháp:
Theo luật đầu tư 2006, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các họat động đầu tư theo quy định của luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
*Dưới góc độ nghiên cứu của môn học kinh tế đầu tư:
Đầu tư là việc chi dung vốn trong hiện tại để tiến hành các họat động nhằm làm tăng
them hay tạo ra những tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất tạo them việc làm và vì
mục tiêu phát triển.

Sở dĩ định nghĩa này được sử dụng trong phạm vi của môn học này vì: Nội dung chủ yếu
mà môn kinh tế đầu tư quan tâm nghiên cứu là đầu tư phát triển- loại đầu tư quyết định trực
tiếp sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là điều kịnh tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và
phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN:
Khác với đầu tư tài chính và đầu tư thương mại, đầu tư phát triển là họat động cơ bản
của đầu tư và chỉ có đầu tư phát triển mới trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà
không phải là hiện tượng chu chuyển tài sản giữa các thành viên trong nền kinh tế. Và đầu
tư phát triển cũng chính là họat động đầu tư có tác động lớn nhất tới quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
11 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
*Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển
thường lớn:
Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu
tư đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hớp lý, xây dựng các chính sách, quy
hoạch kế hoạch đầu tư đúng đắ, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư…
Lao động cần sử dụng đòi hỏi phải trải qua công tác tuyển dụng đào tạo đãi ngộ đòi hỏi
một kế hoạch định trước sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ
và quy mô lao động.
*Thời kì đầu tư kéo dài:
Một dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn cơ bản, đó là: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và
vận hành kết quả đầu tư. Trong đó thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công tới khi dự án
hoàn thành và đưa vào họat động. Thời kì đầu tư càng kéo dài thì rủi ro càng lớn vì: Nó đòi
hỏi thời gian quản lý dự án lâu đi kèm với các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra trong quá trình xây
dựng như: an toàn lao động, pháp luật, khả năng tiếp tục huy động vốn, trượt giá…
*Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài:
Thời gian vận hành kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho tới khi
hết thời hạn sử dụng và loại bỏ công trình. Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả
đầu tư chịu nhiều tác động tiêu cực: do hỏng hóc, trục trặc hay do chất lượng phẩm cấp sản

phẩm không còn đáp ứng với đòi hỏi của thị trường ở hiện tại. Do đó, trong quá trình vận
hành kết quả đầu tư vẫn phải tiếp tục tiến hành điều chỉnh các giải pháp kĩ thuật, tài chính
cho phù hợp với những thay đổi ở hiện tại (bất kì dự án nào cũng đòi hỏi có những điều
chỉnh như vậy).
*Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển thường phát huy tác dụng ở ngay
nơi nó được thực hiện.
Do đó quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh
hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng.
*Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao:
Đầu tư phảt triển thường có quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư , thời gian vận hành
các kết qủa đàu tư kéo dài…nên đầu tư phát triển có mức độ rủi ro cao. Rủi ro trong đầu tư
phát triển có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan do: nhà đầu tư quản lý
kém, chủ trương đầu tư sai lầm, … , nguyên nhân khách quan do: giá nguyên liệu tăng, bất
ổn của thị trường đầu vào đầu ra, …
12 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
Đầu tư luôn gắn với rủi ro, đã đầu tư là phải chấp nhận rủi ro, cho nên quản trị rủi ro là
một khâu không thể thiếu trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư phát
triển.
3.2. Khái quát về dự án đầu tư
3.2.1.Khái niệm:
Có nhiều cách định nghĩa dự án.Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án :
tĩnh và động
 Theo cách hiểu tĩnh thì: dự án là hình tượng về một tình huống, một trạng thái mà
nhà quản trị muốn đạt tới.
 Theo cách hiểu động thì: dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ
cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch
tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Như vậy: Dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác
định; Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà tạo nên một thực thể mới.

Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án như sau: Dự án là những nỗ lực
có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.
Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính : (1) Nỗ lực có thời hạn; (2) Sản phẩm và dịch
vụ duy nhất.
3.2.2.Đặc điểm:
Dự án có một số đặc trưng cơ bản như sau :
Dự án có mục đích, kết quả xác định: Tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác
định rõ. Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện. Mỗi
nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các
nhiệm vụ hình thành chung nên kết quả của dự án. Nói cách khác, dự án là một hệ thống
phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệ khác nhau để thực hiện và quản lý
nhưng đều phải thống nhất các mục tiêu chung về thời gian , chi phí và việc hoàn thành với
chất lượng cao.
Dự án có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn: Dự án là một sự
sáng tạo. Giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn : hình thành , phát
triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc… Dự án không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc,
kết quả của dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản trị dự án
giải tán.
Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo, mới lạ: Khác với quá trình sản
xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt ,
mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, hầu như
13 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
không lập lại. Tuy nhiên ở nhiều dự án khác, tính duy nhất ít rõ ràng hơn và bị che đậy ở
tính tương tự giữa chúng. Nhưng điều khẳng định là chúng vẫn có thiết kế khác nhau, vị trí
khác, khách hàng khác,… Điều ấy cũng tạo nên nét duy nhất, độc đáo, mới lạ cuả dự án.
Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản
lý chức năng với quản lý dự án: Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu
quan như : chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, các nhà thầu, các cơ quan
quản lý Nhà nước. Tùy theo tính chất của dự án, các thành phần trên cũng khác nhau. Giữa

các bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự án thường xuyên có quan hệ với
nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không
giống nhau. Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì
thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
Môi trường hoạt động va chạm: Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng
một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ
chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực , thiết bị ,… Trong quản lý, nhiều trường hợp các
thành viên ban quản lý dự án lại có “hai chủ trương” nên không biết phải thực hiện mệnh
lệnh của cấp trên trực tiếp nào nếu hai lệnh mâu thuẫn nhau. Do đó, môi trường quản lý dự
án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.
Tính bất định và độ rủi ro cao: Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và
lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu
tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao. Do vậy việc
quản trị rủi ro dự án là một tất yếu khách quan cần thiết. Và đây cũng là chủ đề mà
đề tài sẽ làm rõ dưới đây.
3.2.3.Rủi ro trong hoạt động đầu tư
Rủi ro trong hoạt động đầu tư là sự kiện không có trong kế hoạch có thể xảy ra, nó có
thể tích cực hoặc tiêu cực. Trong quản lý các dự án đầu tư, sự thành công của các dự án
phụ thuộc khá nhiều vào khả năng dự đoán các sự kiện sẽ xảy ra. Khi rủi ro là phần không
thể dự đoán của dự án thì điều quan trọng đối với nhà quản trị là cần kiểm soát được nó
càng nhiều càng tốt và tạo ra khả năng dễ dự đoán nó.
Đối với bất kì một dự án nào, rủi ro luôn là một trong những yếu tố nguy hiểm và cần
phải được kiểm soát cẩn trọng. Việc phát hiện ra những loại rủi ro nào và mức độ nguy
hiểm của nó phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn của Nhà quản lý dự án (Project manager –
PM). Cho nên việc chọn lựa PM cho một dự án là một công việc đòi hỏi phải có sự cân
nhắc cẩn trọng, kỹ càng.
4. Phân loại
14 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
4.1. Trên phương diện Doanh nghiệp

4.1.1. Theo một số nhà kinh tế học
* Mowbray (1930): Rủi ro bao gồm hai loại chính là : Rủi ro thuần túy và rủi ro suy
tính.
 Rủi ro suy tính : rủi ro mang tính chất đầu cơ (rủi ro kinh doanh), là rủi ro xảy ra
trong trường hợp nhà đầu tư chủ động lựa chọn phương án đầu tư cho dù biết rằng
phương án đó có thể gây ra thiệt hại hay đem lại lợi nhuận.
 Rủi ro thuần túy : là rủi ro xảy ra chỉ gây ra những thiệt hại, không theo ý muốn
chủ quan.
* Young, Smith, Williams: Rủi ro bao gồm ba loại cơ bản: rủi ro tài sản; rủi ro nhân
lực và rủi ro pháp lý.
 Rủi ro tài sản : là các đối tuợng có thể được lợi hoặc chịu tổn thất về tài sản hữu
hình và tài sản vô hình. Tài sản có thể bị ảnh hưởng, tổn thất, hư hại, giảm giá,… bằng
nhiều nguyên nhân khác nhau.
 Rủi ro nguồn nhân lực: Là tất cả các rủi ro có ảnh hưởng đến yếu tố “con người”
của tổ chức. Rủi ro có thể gây ảnh hưởng, mất mát, tổn thương hoặc tử vong đối với cán
bộ nhân sự trong Doanh nghiệp.
 Rủi ro pháp lý: Là các rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến Doanh nghiệp trên phương
diện pháp luật, các chính sách, quy định, thủ tục,… do Quốc hội, Chính phủ và các cấp
có thẩm quyền đề ra.
* Doherty (1985): Rủi ro bao gồm:
 Rủi ro Marketing
 Sản phẩm
 Giá
 Phân phối
 Chiêu thị
 Rủi ro Tài chính
 Rủi ro Môi trường hoạt động
 Rủi ro Quản trị nhân lực

4.1.2. Theo khía cạnh bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp

Rủi ro bao gồm: rủi ro bên trong Doanh nghiệp và rủi ro bên ngoài Doanh nghiệp.
15 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
(Hình 1.1. Rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài Doanh nghiệp)
16 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
4.1.3. Theo môi trường hoạt động của Doanh nghiệp
Rủi ro bao gồm:
 Rủi ro Chiến lược
 Rủi ro Tài chính
 Rủi ro Vận hành
 Rủi ro Pháp lý
 Rủi ro Thiên tai
 Rủi ro xã hội

17 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
(Hình 1.2. Các loại rủi ro theo môi trường hoạt động của Doanh nghiệp)
Loại rủi ro Nội dung
1. Rủi ro chiến
lược
Rủi ro về mục tiêu chiến lược, các điều kiện vĩ mô, xu hướng của nền
kinh tế thế giới, khu vực, quốc gia, địa phương, các chính sách chính
trị, luật pháp,…
2. Rủi ro vận hành Rủi ro liên quan đến cơ cấu tổ chức, hệ thống, quy trình, công nghệ
và con người
3. Rủi ro tài chính Rủi ro liên quan đến sức khỏe tình hình tài chính Doanh nghiệp, các
biến động tỷ giá, tiền tệ, lãi suất, tín dụng,
4. Rủi ro Pháp lý Rủi ro liên quan đến pháp luật, tình hình tuân thủ các quy định, …
5. Rủi ro Xã hội Thiệt hại liên quan đến các vấn đề bất ổn trong xã hối

4.1.4. Theo phạm vi tác động
 Rủi ro theo chiều dọc : rủi ro ảnh hưởng đến từng bộ phận, từng khâu của hoạt
động đầu tư. Đây là loại rủi ro có thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu
tư.
 Rủi ro chung (rủi ro theo chiều ngang) : là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các khâu,
các bộ phận cuả hoạt động đầu tư. Đây là loại rủi ro không thể giảm thiểu bằng cách đa
dạng hóa danh mục đầu tư.
4.1.5. Theo đặc tính vận động của rủi ro
Bao gồm hai loại: tĩnh và động
 Tĩnh : Đơn giản, thuần túy là loại rủi ro xảy ra một cách khá đều đặn, có thể dự
đoán được, mỗi lần xảy ra thường không có quá nhiều khác biệt, ít có biến đổi theo
chiều hướng bất lợi hơn cho Doanh nghiệp.
 Động : Rủi ro loại này luôn vận động và tự biến đổi, xảy ra không theo chu kỳ, ảnh
hưởng của nó khá nặng nề và khó dự đoán.
18 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
(Hình 1.3. Phân loại rủi ro theo đặc tính vận động)
4.2. Trên phương diện đầu tư
4.2.1. Theo quá trình ra quyết định đầu tư
Rủi ro được chia thành 3 loại: rủi ro trước khi ra quyết định đầu tư; rủi ro khi ra quyết
định đầu tư và rủi ro sau khi ra quyết định đầu tư.
 Rủi ro trước khi ra quyết định đầu tư : Rủi ro thông tin : rủi ro trong trường hợp khi
chúng ta thu thập những thông tin không đầy đủ , không chính xác, dẫ đến xác định sai
bản chất sự vật, hiện tượng liên quan đến hoạt động đầu tư.
 Rủi ro khi ra quyết định đầu tư : còn được gọi là Rủi ro cơ hội : rủi ro trong trường
hợp lựa chọn phương án không tối ưu.
 Rủi ro sau khi ra quyết định đầu tư : là rủi ro khi có sự sai lệch giữa thực tế và dự
kiến.
19 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D

Với một hoạt động đầu tư thường có ba giai đoạn : Tiền đầu tư, đầu tư, vận hành các kết
qủa đầu tư. Hai loại rủi ro đầu có liên quan nhiều đến giai đoạn tiền đầu tư. Loại rủi ro
sau cùng thì có liên quan nhiều đến hai giai đoạn : Đầu tư và Vận hành kết quả đầu tư.
4.2.2. Rủi ro theo tiến trình lập và thực hiện dự án đầu tư
Đối với tiến trình lập và thực hiện dự án đầu tư, rủi ro có thể bao gồm: rủi ro ở pha lập
dự án (rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài), rủi ro liên quan đến dự báo sử dụng nguồn
lực, rủi ro liên quan đến triển khai thực hiện dự án.
*Rủi ro ở pha lập dự án :
- Rủi ro bên trong bao gồm 4 rủi ro:
+ Xác định mục tiêu không chính xác
+ Mục tiêu và phương tiện thực hiện mục tiêu không phù hợp
+ Rủi ro kỹ thuật (rủi ro nghiên cứu và đưa vào sản xuất không hợp với nhau),
rủi ro công nghiệp hóa (việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường không đem lại hiệu
quả)
+ Rủi ro do chưa nắm vững được quy trình phát triển và theo dõi dự án
- Rủi ro bên ngoài : 2 rủi ro :
+ Sự lạc hậu về thương mại (đánh giá sai về nhu cầu thị trường, thị trường phát
triển quá nhanh)
+ Rủi ro pháp chế : văn bản mới ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của dự án;
các đạo luật chồng chéo, chưa rõ ràng,
*Rủi ro liên quan đến dự báo sử dụng nguồn lực :
Nội dung dự báo nguồn lực dự án bao gồm : Xác định các nguồn lực cần huy động,
khả năng thực tế của các nguồn lực đó.
- Xác định các nguồn lực bao gồm các vấn đề :
+ Sử dụng lao động
+ Sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động, ô nhiễm môi trường
+ Thiếu hiểu biết về các nguồn lực
+ Sự không tương hợp giữa các nguồn lực được huy động
- Khả năng thực tế của các nguồn lực :
+ Công suất của máy móc thiết bị

+ Năng suất lao động của công nhân
*Rủi ro ở pha triển khai dự án:
- Phát muộn vấn đề
- Nhận thức sai vấn đề
- Đề xuất phương án xử lý không phù hợp
5. Nguồn gốc rủi ro
20 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
Nguồn của rủi ro là những tác nhân chính gây nên rủi ro. Xét trên quan điểm vĩ mô, nguồn
của rủi ro bao gồm những nguyên nhân chính sau:
 Môi trường vật chất: Bao gồm toàn bộ các yếu tố vật chất bao quanh Doanh nghiệp:
nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, …
 Môi trường kinh tế: Tình hình phát triển, mức độ ổn đinh, tốc độ tăng trưởng, tình hình
lạm phát, tình trạng đình đốn, suy thoái, tình hình thông thương, chu chuyển, giao lưu,
buôn bán, mức độ cạnh tranh, cung – cầu nền kinh tế,…

 Môi trường chính trị: Bao gồm tổng thể các biện pháp, chính sách, hoạt động, … của
Chính phủ đến các môi trường khác cũng như trực tiếp đối với Doanh nghiệp.
 Hệ thống luật pháp: Rủi ro đến từ các sơ hở, bất cập, chồng chéo trong hệ thống luật
pháp, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.
 Môi trường vận hành, hoạt động của Doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động luôn
tồn tại những biến cố bất trắc mà Doanh nghiệp không thể lường trước được, các nhân tố
đó có thể gây ra ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của Doanh nghiệp.
 Môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực, hành vi con người, cấu trúc xã hội, các
định chế xã hội,
 Môi trường thông tin và vấn đề nhận thức: Mất ổn định và thiếu tính chính xác trong
quá trình Doanh nghiệp công bố cũng như thu thập thông tin,… Các vấn đề nhận thức của
con người thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động Doanh nghiệp đang thực hiện.
21 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D

(Hình 1.4. Nguồn gốc rủi ro)
II – QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA
DOANH NGHIỆP
22 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
1. Sự cần thiết của Quản trị rủi ro đối với Doanh nghiệp
Quản lý rủi ro ngày nay được coi như là một bộ phận không thể tách rời đối với hoạt động
quản lý trong doanh nghiệp. Chiến lược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ
nếu thiếu đi nhiệm vụ quản lý rủi ro. Những rủi ro không lường trước sẽ làm cho doanh
nghiệp bị bất ngờ và dẫn đến thiệt hại, ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nếu
Doanh nghiệp không có biện pháp đối phó hiệu quả.
Đặc biệt trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay, công tác quản trị rủi ro lại
càng phải được đề cao và quan tâm hơn nữa. Một trong những tác nhân quan trọng dẫn đến
khủng hoảng kinh tế năm 2008 chính là sự chủ quan, thiếu nhạy bén và thiếu hiệu quả
trong hoạt động quản trị rủi ro của hàng loạt các Doanh nghiệp, Ngân hàng, các Quỹ đầu tư
và các tập đoàn Tài chính lớn trên thế giới. Xuất phát từ chính những bài học đắt giá như
vậy, nhiệm vụ xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro phù hợp trong Doanh nghiệp là một
yêu cầu cấp bách và hết sức cần thiết.
2. Vai trò của Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
Quản trị rủi ro là một bộ phận trong hệ thống quản trị của Doanh nghiệp, có vai trò trực
tiếp bảo vệ Doanh nghiệp trước những biến cố không lường trước, đồng thời bổ trợ cho các
hoạt động quản trị khác của Doanh nghiệp.
Hệ thống quản trị của Doanh nghiệp bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau:
 Quản trị chiến lược: mục tiêu, tổ chức, mô hình, định hướng, chiến lược,…
 Quản trị nhân sự: tuyển dụng, bố trí nhân sự, ….
 Quản trị Tài chính: quá trình kiểm toán, kế toán, các hoạt động tài chính,…
 Quản trị vận hành, sản xuất: quá trình vận hành, máy móc, trang thiết bị, chất lượng,
thu mua nguyên vật liệu đầu vào, hàng hoá,…
 Quản trị đầu ra: Phân phối, marketing, tiêu thụ,…
 Quản trị thông tin: hệ thống mạng, văn bản,…

 Quản trị rủi ro: Nhằm đối phó với các biến cố bất ngờ, đảm bảo cho các hoạt động của
Doanh nghiệp được ổn định, phát hiện cơ hội trong những rủi ro tiềm ẩn.
Quản trị rủi ro là một khâu quan trọng, có vai trò bổ trợ vô cùng hiệu quả cho các hoạt
động quản trị khác trong Doanh nghiệp. Kết quả phân tích của Quản trị rủi ro có thể là
công cụ hữu ích cho quyết định trong các quá trình quản trị khác của Doanh nghiệp. Quản
trị rủi ro không chỉ giúp cho hệ thống quản trị trong Doanh nghiệp có thể thực hiện đúng
được vai trò và nhiệm vụ của mình một cách an toàn mà còn trực tiếp bảo vệ Doanh nghiệp
trước các tình huống bất trắc, giúp Doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và ồn định.
23 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
24 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D
25 Đoàn Duy Thành - Kinh tế đầu tư
47D

×