Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.37 KB, 51 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định huớng xã hội chủ nghĩa, chịu sự tác động
của nền kinh tế thị truờng là thách thức lớn với mọi thành phần kinh tế. Bởi vậy
muốn tồn tại một doanh nghiệp đứng vững trong thị trường kinh doanh hiện nay
tuỳ thuộc vào kết quả quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà cụ
thể là các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Muốn tồn tại chúng ta đòi hỏi
các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp cần phải giám sát chỉ đạo thực hiện sát
sao mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trong đơn vị mình. Để thực hiện tốt vấn
đề này khơng gì thay thế ngồi việc hạch tốn đầy đủ, chi tiết và kịp thời mọi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ bởi thơng qua hạch tốn các khoản doanh
thu, chi phí đƣợc đảm bảo tính đúng, đầy đủ, từ đó xác định được chính xác kết
quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp .
Với doanh nghiệp vừa mang tính chất thương mại, tiêu thụ hàng hố là
giai đoạn quan trọng nhất của quá trình kinh doanh, nó có tính chất quyết định
tới thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp, giải quyết tốt khâu tiêu thụ thì
doanh nghiệp mới thực sự thực hiện đƣợc chức năng là cầu nối giữa sản xuất và
tiêu dùng. Điều đó cho thấy cơng tác hạch tốn nói chung và cơng tác hạch tốn
xác định kết quả kinh doanh nói riêng là khâu vô cùng quan trọng không thể
thiếu với mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải lựa
chọn kinh doanh mặt hàng nào có lợi nhất, các phương thức tiêu thụ để làm sao
bán được nhiều mặt hàng nhất. Doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư hay chuyển
sang hướng khác. Do vậy việc tổ chức tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
nhƣ thế nào để có thể cung cấp thơng tin nhanh nhất kịp thời cho các nhà quản
lý, phân tích đánh giá lựa chọn phương thức kinh doanh thích hợp nhất. Trong


thời gian thực tập tại doanh nghiệp em thấy để có thể tồn tại và phát triển, các
nhà doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược cụ thể nhằm nâng cao khẳ


năng cạnh tranh và đặc biệt là thúc đẩy cơng tác tiêu thụ tìm đầu ra cho sản
phẩm của doanh nghiệp mình. Đây la nhiệm vụ sống cịn của mỗi doanh nghiệp
hiện nay, bởi vậy thông qua việc tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có vốn
để tiến hành tái mở rộng, tăng tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Xuất phát từ đó em đã chọn đề tài “Tổ chức công
tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh”.

Nội dung chia làm ba phần :
Chương I : Lý luận chung về tổ chức cơng tác kế tốn bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp kinh doanh thương mai.
Chương 2 : Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH Kinh Doanh và Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu
Chương 3: Một số ý kiến và đề xuất nhằm hồn thiện tổ chức cơng tác kế
tốn bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Kinh Doanh và
Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu.

Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng với lượng kiến thức còn non nớt ,
cũng như hạn chế về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế nên em
không thể tránh khỏi được những sai sót trong báo cáo thực tập của mình.
Em rất mong nhận được sự giúp đỡ hơn nữa của cô giáo hướng dẫn Ths
Nguyễn Thị Như Hoa và các anh chị tại phịng kế tốn của cơng ty TNHH
kinh doanh và dịch vụ xuất nhập khẩu để em có điều kiện hiểu biết hơn về
nghành kế tốn cũng như nâng cao kiến thức của mình và làm cho báo cáo
thực tập tổng hợp của em được tốt hơn đầy đủ hơn và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn. !


CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG
TÁC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG

MẠI.
1.1 Sự cần thiết của tổ chức kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh. trong doanh nghiệp thương mại.
1.1.1 Khái niện và nội dung bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
1.1.1.1 Khái niện bán hàng

.

Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, là quá trình thực
hiện giá trị của hàng hố. Nói khác đi, bán hàng lá q trình doanh nghiệp
chuyển giao hàng hố của mình cho khách hàng và khách hàng trả tiền hay chấp
nhận trả tiền cho doanh nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hàng hoá bán được
là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hàng hoá đạt
tiêu chuẩn chất lượng cao, giá thành hạ thì hàng hố của doanh nghiệp tiêu thụ
nhanh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp một vị
trí vững chắc trên thị trường.
1.1.1.2 Khái niệm xác định kết quả kinh doanh.

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong một kì kế tốn nhất định, hay kết quả
kinh doanh là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng
chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Kết quả kinh doanh được
biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ
hơn chi phí).
1.1.1.3 Mối quan hệ giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, vì vậy để biết
hoạt động của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay khơng doanh nghiệp phải
tính tốn xác định kết quả kinh doanh của mình trên cơ sở so sánh giữa doanh

thu và chi phí của các hoạt động hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh
nghiệp, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Kết quả kinh doanh chịu sự chi phối chủ yếu của kết quả tiêu thụ.
Kết quả tiêu thụ cao dẫn tới kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp cao và
ngược lại kết quả tiêu thụ thấp thì kết quả kinh doanh cũng thấp.
Kết quả tiêu thụ lại phụ thuộc vào kết quả tiêu thụ hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa
với số lượng lớn thì chứng tỏ kết quả tiêu thụ hàng hóa cao cịn nếu tiêu thụ
hàng hóa với số lượng thấp chứng tỏ kết quả tiêu thụ hàng hóa yếu. Tuy nhiên
trong nền kinh tế thị trườnng với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, một yếu tố vô


cùng quan trọng quyết định kết quả tiêu thụ của sản phẩm cịn là giá bán của
hàng hóa. Thơng qua việc đánh giá kết quả tiêu thụ, các nhà quản lý sẽ đƣa ra
các quyết định về định hướng sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể nói việc tiêu
thụ có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó kết quả tiêu thụ là mục tiêu của
mỗi đơn vị, cịn tiêu thụ hàng hóa là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện mục
tiêu đó.
1.1.2 Vai trị của cơng tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Đối với một doanh nghiệp nói chung và một doanh nghiệp thương
mại nói riêng, tổ chức cơng tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng có vai trị
quan trọng trong từng bước hạn chế được sự thất thoát hàng hoá, phát hiện được
những hàng hoá chậm luân chuyển để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm thúc
đẩy q trình tuần hồn vốn.Các số liệu mà kế tốn bán hàng và xác định kết
quả bán hàng cung cấp cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt được mức
độ hoàn chỉnh về kế toán bán hàng và xác định kết qủa bán hàng từ đó tìm
những biện pháp thiếu sót mất cân đối giữa khâu mua- khâu dự trữ và khâu bán
để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Từ các số liệu trên báo cáo tài chính mà kế tốn bán hàng và xác
định kết quả bán hàng cung cấp, nhà nước nắm được tình hình kinh doanh và

tình hình tài chính của doanh nghiệp,từ đó thực hiện chức năng quản lý kiểm
sốt vĩ mơ nền kinh tế,đồng thời nhà nước có thể kiểm tra việc chấp hành về
kinh tế tài chính và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Ngồi ra thơng qua số liệu mà kế tốn bán hàng và xác định kết
quả bán hàng cung cấp, các đối tác của doanh nghiệp biết được khả năng muadự trữ-bán các mặt hàng của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư,cho
vay vốn hoặc có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp.

1.1.3 Nhiệm vụ của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh.

Phản ánh và ghi chép đầy đủ, chính xác và kịp thời khối lượng và
hàng hóa bán ra và giá vốn chính xác của từng loại mặt hàng nhằm xác định
đúng kết quả kinh doanh nói chung hoặc từng loại mặt hàng nhằm xác định
đúng kết quả kinh doanh nói chung hoặc từng loại hàng hóa, nhóm hàng hóa,
hàng hóa nói riêng, các khoản CPBH, CPQLDN, cũng như phân bổ chúng cho
phù hợp với các đối tượng có liên quan.
Cung cấp thơng tin về tình hình tiêu thụ cho ban lãnh đạo doanh
nghiệp quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thơng qua
việc ghi chép hạch tốn quá trình tiêu thụ mà kiểm tra được tiến độ thực tập kế
hoạch tiêu thụ và lợi nhuận, các kỹ thuật thanh tốn, các dự tốn chi phí, quản lý
chặt chẽ tiền bán hàng, theo dõi q trình thanh tốn và tỷ lệ thu nhập cho ngân


sách.
Xác định chính xác kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp, phản ánh cho giám đốc tình hình phân phối lợi nhuận.
Lập và gửi báo cáo tiêu thụ, doanh thu, kết quả kinh doanh theo
yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo. Định kỳ phân tích kinh tế đối với hoạt động
bán hàng hóa, thu nhập, tư vấn cho ban lãnh đạo lựa chọn phương án kinh
doanh có hiệu quả nhất.

1.1.4 Phương thức bán hàng.

Do cơng ty là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải, bán hàng theo đơn
đặt hàng của khách hàng nên phương thức bán hàng của doanh nghiệp cũng có
một số hạn chế như sau:
Bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp: Là phương thức giao
hàng cho khách hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp. Hàng hóa khi bàn giao
cho khách hàng được khách hàng trả tiền hay chấp nhận thanh tốn. Số hàng
hóa này chính thức coi là bán hàng thì khi đó doanh nghiệp bán hàng mất quyền
sở hữu về số hàng hóa đó.
Bán hàng trả góp trả chậm: Theo phương thức này khi giao hàng cho
người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ và doanh nghiệp mất
quyền sở hữu lượng hàng đó. Người mua sẽ trả tiền lượng hàng đó làm nhiều
lần theo hợp đồng ban đầu, và giá bán theo phương thức này luôn cao hơn giá
bán theo phương thức thơng thường. Phần tiền chênh lệch này chính là tiền lãi
phát sinh do khách trả chậm, trả góp , trả làm nhiều lần. Số tiền lãi được hạch
toán vào tài khoản thu nhập hoạt động tài chính.
Bán hàng nội bộ : Là việc mua sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ giữa
các đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc đơn vị với nhau trong cùng một công
ty, tập đồn, liên hiệp các xí nghiệp. Ngồi ra coi là tiêu thụ nội bộ còn bao
gồm các tài khoản sản phẩm hàng hóa, dịch vụ xuất biến, tăng xuất trả lương,
thưởng, xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.5 Phương thức thanh toán.

- Thanh toán bằng tiền mặt. (sau khi kí hợp đồng khách hàng đặt trước một
phần tiền hàng hoặc khi giao nhận hàng khách hàng thanh toán bằng tiền mặt).
Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. ( khách hàng chấp nhận mua hàng
của công ty và thanh tốn tiền hàng cho cơng ty bằng hình thức chuyển khoản,
ủy nhiệm chi,....... Ngân hàng sẽ chuyển số tiền khách hàng thánh tốn vào tài
khoản của cơng ty và gửi giấy báo có cho cơng ty.

Hàng hóa bán chịu hoặc thanh toán chậm. ( trường hợp này áp dụng cho
các khách hàng có yêu cầu, v số lượng hàng hóa có giá trị cao, số tiền lớn khách
hàng khơng thể chi trả trong một lần. Khách hàng sẽ thanh tốn lần đầu tiên tại
thời điểm mua, số tiền cịn lại khách hàng sẽ trả dần vào các kì tiếp theo và phải
chịu một tỷ lệ lãi nhất định. Thời hạn nợ sẽ được thỏa thuận giữa bên mua và
bên bán trong hợp đồng kinh tế đã kí kết).


1.2 Tổ chức kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp DN
thương mại.
1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu.
1.2.1.2.Khái niệm doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, doanh thu là tổng giá
trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được từ hoạt
động bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hay bán hàng hoá mua vào
nhằm bùđắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động bán hàng
có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mản tất cả 5 điều
kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người
sởhữu hàng hố hoặc quyền kiểm sốt hàng hóa.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch

bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
1.2.1.3. Nguyên tắc hạch toán doanh thu:

Doanh thu phát sinh từ các giao dịch được xác định bằng giá trị hợp lý
củacác khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết
khấuthương mại,giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp ghi nhận doanh
thu bán hàng trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính phần lãi
trảchậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu.
Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền
bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua thì chưa được
coi là tiêu thụ và không được ghi nhận doanh thu mà chỉ ghi vào bên có vào
tàikhoản tiền đã thu của khách hàng, khi giao hàng cho người mua thì mới ghi
nhận vào TK “Doanh Thu”.
Đối với các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ cung cấp sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ cho yêu cầu của nhà nước, được nhà nước trợ cấp, trợ giá theo quy
định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được nhà nước chính thức thơng
báo, hoặc thực tế trợ cấp trợ giá.


1.2.1.4 Chứng từ hạch toán:

-

Hoá đơn giá trị gia tăng.
Hoá đơn bán hàng.
Các bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ; bảng thanh tốn hàng đại lý,kí gửi.
Sổ chi tiết bán hàng.


1.2.1.5.Tài khoản sử dụng

Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 511
Bên Nợ:
Bên Có:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc
- Doanh thu bán hàng phát sinh
thuế xuất khẩu phải nộp tính vào
trong kỳ.
doanh thu bán hàng thực tế phát sinh
trong kỳ.
- Thuế GTGT phải nộp ở doanh
nghiệp áp dụng phương pháp trực.
- Chiết khấu thương mại phát sinh
trong kỳ.
- Giảm giá hàng bán thực tế phát
sinh trong kỳ.
- Kết chuyển doanh thu thuần để
tính kết quả kinh doanh.
Bên Có:
- Doanh thu bán hàng
phát sinh trong kỳ.
- Tài khoản 511 khơng có số dư cuối kỳ.
- TK 511 có 4 TK cấp 2:
TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”
TK 5112 “Doanh thu bán sản phẩm”
TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
Các tài khoản này lại có thể chi tiết theo từng loại hàng hoá, sản phẩm, dịch

vụ đã bán.
 Tài khoản 338 (3387) “Doanh thu chưa thực hiện”.
TK 3387
Bên Nợ:
Bên có:
- Kết chuyển doanh thu chưa thực - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh
hiện sang tài khoản “Doanh thu bán trong kỳ Số dư bên có:
hàngvà cung cấp dịch vụ” hoặc TK
“Doanh thu hoạt động tài chính”.
SDCK : Doanh thu chưa thực hiện lúc
cuối kỳ.


 Sơ đồ tài khoản tổng hợp:
TK 521, 532
TK 511
Kết chuyển chiết khấu TM
Giảm giá hàng bán phát sinh
TK 131
trong kỳ.
Giá bán chưa
có thuế.
TK 531
Kết chuyển giá bán chưa có
thuế hàng bán bị trả lại phát
sinh trong kỳ.

TK 111,112

TK 635

Chiết khấu thanh
tốn tính trừ cho
khách hàng.
TK 532, 521

TK911
Kết chuyển doanh thu thuần

Giảm giá chiết
khấu thương mại
hàng bán

TK333(1)

Thuế GTGT

TK 333(1)
TK 531
hàng bán bị
trả lại.
TK152( 621)
Trao đổi hàng có hóa
đơn GTGT loại đước
khấu trừ.
TK 334

TK 133

Thanh toán
cho CNV

1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
1.2.2.1 Kế toán chiết khấu thương mại:
 TK 521 “Chiết khấu thương mại”
Dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã
giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua hàng đã mua
với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp
đồng kinh tế hoặc cam kết mua, bán hàng.
TK 521 “Chiết khấu thương mại”


Bên Nợ:
Bên Có:
Số chiết khấu thương mại đã chấp Kết chuyển số chiết khấu thương mại
nhận cho khách hàng được hưởng.
phát sinh trong kỳ vào Tài khoản
511“Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ” để xác định doanh thu thuần
của kỳ hạch tốn.
-

Tài khoản 521 khơng có số dư cuối kỳ.
TK 521 có 3 TK cấp 2:
TK 5211: “Chiết khấu hàng hoá”
TK 5212: “ Chiết khấu thành phẩm”
TK 5213: “Chiết khấu dịch vụ”

1.2.2.2

Kế toán hàng bán bị trả lại


TK 531 “Hàng bán bị trả lại” dùng để phản ánh trị giá của số sản phẩm,hàng
hoá, dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như: viphạm
cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất hoặc kém phẩm chất,
hàngkhông đúng chủng hoặc quy cách.
TK 531 “Hàng bán bị trả lại”
Bên Nợ: - Trị giá của hàng bán bị trả
lại, đã trả lại tiền cho khách hàng
hoặc tính trừvào số tiền khách hàng
cịn nợ.

Bên Có: - Kết chuyển trị giá của hàng
bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào
Tài khoản511 “Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ” để xác định
doanh thu thuần của kỳ hạch tốn.
- Tài khoản 531 khơng có số dư cuối kỳ.
1.2.2.3.Kế toán giảm giá hàng bán:
TK 532 “Giảm giá hàng bán” dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bánthực tế
phát sinh trong kỳ kế toán cho khách hàng được hưởng do hàng bán kém phẩm
chất; không đúng quy cách theo yêu cầu trong hợp đồng đã ký kết.
TK 532 “Giảm giá hàng bán”
Bên Nợ:
Bên Có:
Các khoản giảm giá hàng bán đã Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá
chấp thuận cho khách hàng được hàng bán phát sinh trong kỳ vào
hưởng.
Tàikhoản 511 “Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ” để xác đinh
doanh thuthuần của kỳ hạch toán.
1.2.3.Chứng từ sử dụng:

Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại.
Biên bản xác nhận giảm giá hàng bán.
Phiếu chi.


-

Giấy báo nợ.
Các chứng từ gốc khác,…

* Sơ đồ tài khoản.
TK 111, 112,131

TK521, 331, 532

(1)

TK511

(2)

TK 3331

Chú thích hồ sơ:
(1) Chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán thực
hiện trong kỳ.
(2) Cuối kỳ kết chuyển giảm trừ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.
Riêng đối với trị giá hàng bán bị trả lại đồng thời với việc ghi giảm doanhthu,
phải ghi giảm giá vốn.
1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán.

1.2.2.1.Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh số tiền được trừ ra
khỏi doanh thu thuần để tính kết quả kinh doanh của từng kỳ kế toán, trong điều
kiện doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thườngxuyên, giá vốn hàng bán là một chi phí thường được ghi nhận đồng thời
với doanh thu theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu với chi phí được trừ.
Nội dung cơ bản của chỉ tiêu giá vốn hàng bán ở các doanh nghiệp sản
xuất là giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm đã bán được từng kỳ
kếtoán. Ngồi ra cịn những khoản khác cũng tính vào giá vốn hàng bán trong
kỳ:
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ.
Chi phí ngun vật liệu trực tiếp, cơng nhân trực tiếp trên mức
bìnhthường. Dự phịng giảm giá hàng tồn kho.
Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho,sau khi trừ phần bồi
thườngtrách nhiệm do cá nhân gây ra.
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Bên Nợ:
Bên Có:
- Trị giá vốn của thành phẩm, hàng - Giá vốn hàng bán đã bị trả lại.


hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Khoản hao hụt, mất mát của hàng
tồn kho sau khi trừ phần bồi thường
vậtchất
- Chênh lệch giữa số dự phòng giảm
giá hàng tồn kho phải lập năm nay
lớn hơn số dự phòng đã lập ở năm
trước.


- Chênh lệch giữa số dự phòng giảm
giá hàng tồn kho phải lập năm nay
nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở năm
trước.
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thu trong
kỳđể xác định kết quả kinh doanh.

- Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
* Sơ đồ kế tốn tổng hợp
TK 156,157

TK 632

Trị giá vốn hàng
đã tiêu thụ
Tk 133
VAT không được khấu
trừ tính vào trị giá vốn
TK 142

TK156, 157

Trị Giá hàng bị trả lại
TK 911

Kết chuyển trị giá vốn

VAT Không
kỳ sau

được khấu trừ kết chuyển
chuyển kỳ sau
1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương
mại.
1.3.1 Kế tốn chi phí bán hàng.
1.3.1.1.Nội dung và ngun tắc hạch tốn:

Chí phí bán hàng là các chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ các loại
sảnphẩm hàng hố hay cung cấp dịch vụ như:
Tiền lương và các khoản chi phí tính theo lương của nhân viên
bánhàng,tiếp thị,đóng gói, bảo quản…
Khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng ,chi phí vật liệu, bao
bì,dụng cụ đồ dùng. - Chi phí dịch vụ mua ngồi và các chi phí khác bằng tiền
như: quảng cáo,giao dịch, giao hàng, hoa hồng bán hàng…. Trong q trình
hạch tốn chi phí bán hàng phải được theo dõi chi tiết theo yếu tố chi phí và tuỳ
theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành,từng doanh nghiệp
chi phí bán hàng có thể được kết hợp theo dõi dưới những nội dung khác nhau
để giám đốc chặt chẽ công dụng và hiệu quả kinh tế của chi phí như chi phí
quảng cáo, chi phí từng đợt bán hàng….


1.3.1.2.Tài khoản sử dụng:

TK 641 “Chi phí bán hàng”
Bên Nợ: - Chí phí bán hàng thực tế Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí
phát sinh trong kỳ
bán hàng - Kết chuyển chi phí bán
hàng để tính kết quả kinh doanh trong
kỳ hoặcphân bổ chi phí bán hàng cho
những sản phẩm sẽ tiêu thụ ở kỳ sau


-

TK 641 có 7 tài khoản cấp 2:

dùng”

- TK 6411 “ Chi phí nhân viên”
- TK 6412 “ Chi phí vật liệu, bao bì”
- TK 6413 “ Chi phí dụng cụ đồ
- TK 6414 “ Khấu hao TSCĐ”
- TK 6415 “ Chi phí bảo hành”
- TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua

ngồi”
Sơ đồ kế toán tổng hợp.
TK 334, 338
TK 641
TK 138,111
Tiền lương và các khoản
ghi giảm giá chi phí bán hàng
trích theo lương được tính vào
chi phí bán hàng.
Tk 152, 153
Giá trị vật liệu, cơng cụ tính
cho bộ phận bán hàng.

TK 335
Số trích trước lớn hơn chi phí
Phí thực tế, giảm chi phía bán


TK 142, 335
(1422)
Khi phân bổ chi phí trả trước Chi phí bán hàng chuyển sang
hoặc trích trước chi phí sửa
kỳ sau.
chữa TSCĐ ở bộ phận bán hàng

hàng.
TK 142

TK 214
TK 911
Khấu hao TSCĐ ở bộ phận BH Kết chuyển chi phí bán hàng để
tính kết quả kinh doanh kỳ này
TK 331


Chi phí điện
nước , điện

Tk 133
Thoại

TK 111, 112

1.3.2 Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.3.2.1 .Khái niệm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành

chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động tồn doanh nghiệp
như: tiền lương và các khoản chi phí tính theo lương của ban giám đốc và nhân
viên quản lý ở các phòng ban,chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phịng, khấu hao
TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí
dịch vụ mua ngồi văn phịng doanh nghiệp và các chi phí bằng tiền chung cho
tồn doanh nghiệp như: phí kiểm tốn, chi phí tiếp tân, khánh tiết, cơng tác phí,
tiền nộp quỹ quản lý tổng công ty và các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao
động theo chế độ.
1.3.2.1 Tài khoản sử dụng:
TK 642 “Chí phí quản lý doanh nghiệp”
Bên Nợ:
Bên Có:
- Các khoản chi phí quản lý doanh - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý
nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
doanh nghiệp. - Kết chuyển chi phí
quản lý doanh nghiệp để tính kết quả
kinh doanh trongkỳ hoặc phân bổ chi
phí quản lý doanh nghiệp cho những
sản phẩm chưa bánđược lúc cuối kỳ.
- TK 642 khơng có số dư cuối kỳ.
TK 642 có 8 tài khoản cấp 2: - TK 6421 “ Chi phí nhân viên”
- TK 6422 “ Chi phí vật liệu quản lý”
- TK 6423 “ Chi phí đồ dùng văn phòng”
- TK 6424 “ Khấu hao TSCĐ”
- TK 6425 “ Thuế ,phí và lệ phí”
- TK6426 “ Chi phí dự phịng”
- TK 6427 “ Chi phí dịch vụ mua ngồi”
- TK 6428 “Chi phí khác bằng tiền”



Sơ đồ kế toán tổng hợp.
TK 334, 338
Tiền lương và các khoản
trích theo lương

TK 642
ghi giảm giá chi phí

Tk 152, 153

TK 138,111

TK 335

Giá trị vật liệu, cơng cụ tính
cho quản lý
TK 142, 242, 335
Khi tính trước chi phí sửa chữa
lớn TSCĐ ở bộ phận QLDN

TK 142 (1422)
Chi phí QLDN chuyển sang
kỳ sau.

TK 214
Khấu hao TSCĐ dùng chung cho
doanh nghiệp
TK 139
Khoản dụ phịng dự tính vào
chi phí QLDN


TK 911

Kết chuyển chi phí QLDN để
tính kết quả kinh doanh kỳ này

TK 333
Thuế môn bài, nhà đất phải nộp

TK 331
Khi phát sinh
TK 133
TK 111, 112
Chi phí được tính
vào CPQLDN

1.3.3 Kế tốn chi phí tài chính và doanh thu tài chính.


1.3.3.1. Kế tốn doanh thu hoạt động tài chính.
1.3.3.1.1 Khái niệm:
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động tài chính
mang lại như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các doanh
thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
1.3.3.1.2 Tài khoản sử dụng
TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Bên Nợ:
Bên Có: - Doanh thu hoạt động tài
- Số thuế GTGT phải nộp theo chính phát sinh trong kỳ.
phương pháp trực tiếp.

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài
chính thuần sang tài khoản 911
- TK 515 khơng có số dư cuối kỳ.
* Sơ đồ tài khoản:
TK 3331
TK 515
TK 111,112,131,138
(1)

(3)

Tk 911

TK 431
(2)

(4)
TK 121, 221,222

(5)
* Giải thích sơ đồ:
(1). Xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt
động tài chính (nếu có).
(2). Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh
trong kỳ.
(3). Thu nhập hoạt động tài chính, nhận được thơng báo lãi chứng khốn, lãi do
bán ngoại tệ, chiết khấu thanh toán được hưởng, doanh thu cơ sở hạ tầng, doanh
thu bất động sản,…
(4). Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và đánh giá lại cuối kỳ (sau
khi đã bù trừ).

(5). Thu nhập về lợi nhuận được chia bổ sung góp vốn liên doanh, lãi cho vay,
lãi kinh doanh chứng khoán bổ sung mua chứng khoán.


1.3.3.2.Kế tốn chi phí hoạt động tài chính:

1.3.3.2.1 Khái niệm:
Chi phí tài chính là những chi phí và những khoản lỗ liên quan đến hoạtđộng về
vốn, các hoạt động đầu tư tài chính, bao gồm:
- Lỗ chuyển nhượng chứng khốn, chi phí giao dịch bán chứng khốn.
- Chi phí góp vốn liên doanh.
- Chi phí cho vay và đi vay vốn.
- Lỗ do bán ngoại tệ, lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
- Chiết khấu thanh toán chấp nhận cho khách hàng được hưởng khi kháchhàng
thanh toán trước thời hạn…
1.3.3.2.2.Tài khoản sử dụng:
TK 635 “ Chi phí tài chính”
Bên Nợ: - Các khoản chi phí hoặc các Bên Có: - Hồn nhập dự phịng giảm
khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài giá đầu tư chứng khốn.
chính phát sinh trong kỳ.
- Cuối kỳ, kết chuyển tồn bộ chi phí
và các khoản lỗ về hoạt động tài
chínhđể xác định kết quả kinh doanh.
- TK 635 khơng có số dư cuối kỳ
- sơ đồ tài khoản:
TK 129, 229
TK 635
TK 129,229
(1)


(6)

Tk 111,112,131,141
(2)

Tk 911
(7)

Tk 121, 128, 221, 222
(3)
TK 228, 413
(4)
TK111,112,311,3
(5)

* Giải thích sơ đồ:
(1). Lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn ( lập lần đầu, lập bổsung).
(2). Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ được hưởng.


Chi phí phát sinh cho hoạt động vay vốn, chi phí hoạt động đầu tư chứng khốn,
chi phí hoạt động tài chính; số lỗ về tỷ giá do bán ngoại tệ.
(3). Lỗ về đầu tư thu hồi ( số tiền thực thu nhỏ hơn vốn đầu tư thu hồi).
(4). Kết chuyển lỗ do chênh lệch tỷ giá; trị giá vốn đầu tư bất động sản.
(5). Lãi tiền vay đã trả hoặc phải trả.
(6). Hồn nhập dự phịng đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
(7). Kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
1.3.4 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.3.4.1 Khái niệm:

Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế
thu nhập hỗn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
1.3.4.2. Tài khoản sử dụng:
TK 821 “Chi phí thuế TNDN” có 2 TK cấp 2:
+ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành.
+ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hỗn lại
* TK 8211 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Quy định hạch toán:
1) Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi
nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế
thu nhập hiện hành.
2) Cuối năm tài chính căn cứ vào tờ khai quyết tốn thuế, nếu số thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp trong năm < số phải nộp cho năm đó, kế
tốn ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu
nhập hiện hành.
Trường hợp số thuế thu nhập tạm phải nộp trong năm > số phải nộp của năm
đó, kế tốn phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệphiện hành là số
chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm > số
phải nộp. 3) Trường hợp phát hiện sai sót khơng trọng yếu của các năm trước
liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước,
doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát
hiện sai sót.
4) Kết thúc năm, kế toán kết chuyển giữa chi phi thuế thu nhập doanhnghiệp
hiện hành phát sinh trong năm vào TK 911 để xác định kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
TK 8211 “Chi phí thuế TNDN”
Bên Nợ:
Bên Có:
Thuế TNDN phải nộp tính vào - Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong



chi phí thuế TNDN hiện hành phát
sinhtrong năm.
- Thuế TNDN của các năm trước phải
bổ sung do phát hiện sai sót khơng
trọng yếu của các năm trước được ghi
tăng chi phí thuế TNDN hiện hành
củanăm hiện tại

năm nhỏ hơn số thuế thu nhập tạmnộp
được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN
hiện hành được ghi nhận trong năm.
- Số thuế TNDN phải nộp được ghi
giảm do phát hiện sai sót khơng
trọngyếu của các năm trước được ghi
giảm chi phí thuế TNDN hiện hành
trong nămhiện tại. - Kết chuyển chi phí
thuế TNDN hiện hành vào bên Nợ TK
911.

* TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại” Quy định hạch
tốn:
1) Cuối năm tài chính, kế tốn phải xác định số thuế thu nhập hoãn lại phảitrả
để ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại. Đồng thời phảixác
định tài sản thuế thu nhập hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế thu nhậpdoanh
nghiệp “Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại”.
2) Kế tốn khơng được phản ánh vào TK này tài sản thuế thu nhập hoãn lạihoặc
thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch đươc ghi nhận trựctiếp
vào vốn chủ sở hữu.
3) Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phátsinh

bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 vào TK 911.
TK 8212“Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại”
Bên Nợ: - Chi phí thuế TNDN hỗn Bên Có : - Ghi giảm chi phí thuế
lại phát sinh trong năm từ việc ghi TNDN hoãn lại (chênh lệch giữa tài
nhận thuếTNDN hoãn lại phải trả. sản thuế thu nhậphoãn lại phát sinh
trong năm lớn hơn tài sản thuế thu
- Chi phí thuế TNDN hỗn lại được nhập hỗn lại được hoànnhập trong
ghi nhận từ số chênh lệch giữa tài sản năm).
thuế thu nhập hỗn lại được hồn - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập hỗn
nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế lại (Số chênh lệch giũa số thuế thu
TNDN hoãn lại phát sinh trong năm. nhậphoãn lại phải trả được hoàn nhập
trong năm). - Kết chuyển chênh lệch
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát giữa số phát sinh Bên có nhỏ hơn Bên
sinh Bên có lớn hơn Bên nợ TK 8212 nợ TK
8212vào TK
911.z
phát sinh trong năm vào TK 911.

* Sơ đồ tài khoản.
TK 3334
Tk 821
Kết chuyển chi phí thuế Kết chuyển chi phí thuế
TNDN phải nộp.
TNDN vào TK 911.

Tk 911


1.3.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
1.3.5.1 .Nội dung và nguyên tắc hạch toán:


Kết quả hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu với giá
thànhtoàn bộ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và nộp theo quy định
củapháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ) của từng kỳ kế toán.
- Khi xác định kết quả hoạt động kinh doanh cần tôn trọng các nguyên tắc sau:
+ Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã thực hiện của bộ phận sản xuất khác nhau trong
doanh nghiệp.
+ Phải đảm bảo mối quan hệ tương xứng giữa doanh thu với các chi phí được
trừ. Những chi phí phát sinh trong kỳ này nhưng có liên quan đến doanh thu
được hưởng ở kỳ sau thì phải chuyển sang chi phí hoạt động của kỳ sau, khi nào
thu dự kiến đã thực hiện được thì chi phí có liên quan mới được trừ để tính kết
quả kinh doanh.
- Khơng được tính chi vào chi phí của hoạt động kinh doanh các khoản sau:
+ Chí phí hoạt động tài chính và các chi phí bất thường .
+ Các khoản thiệt hại được nhà nước trợ cấp hoặc cho phép giảm vốn và các
khoản thiệt hại được bên gây ra thiệt hại và công ty bảo hiểm bồi thường.
+ Chi phí cơng tác nước ngồi vượt định mức do nhà nước quy định.
+Các khoản chi do các nguồn khác như: chi sự nghiệp, chi cho nhàăn tập thể,
chi phí hoạt động của các tổ chức Đảng đoàn thể,….
- Cách xác định kết quả kinh doanh:
Kết quả
hoạt động
kinh doanh

Kết quả
= hoạt động
bán hàng

Kết quả

+ hoạt động
tài chính

Kết quả hoạt
+ động khác.

Trong đó
Kết quả
hoạt động
bán hàng

Doanh thu
=
thuần

-

Giá vốn
hàng bán

-

Chi phí
hàng bán

Chi phí
- quản lý DN

Mà:
Doanh thu

bán hàng =
thuần

Tổng
Thuế
Chiết khấu
Giá trị
Giảm giá
doanh thu - phải nộp thương
- hàng bán hàng
bán hàng
mại
bị trả lại
bán.


Kết quả kinh
doanh tài chính

Doanh thu hoạt động
=
tài chính.

Kết quả hoạt
động khác.

=

Thu nhập
khác.


-

-

Chi phí tài
chính.

Chi phí
khác.

1.3.5.2.Tài khoản sử dụng:
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Nợ :
Bên Có :
- Trị giá vốn của sản phẩm hàng hoá, - Doanh thu thuần về số sản phẩm
dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý kỳ. - Thu nhập hoạt động tài chính và
doanh nghiệp tính cho sản phẩm các khoản bất thường
hànghoá dịch vụ đã tiêu thụ.
- Chi phí hoạt động tài chính và bất
thường phát sinh trong kỳ.
- Kết chuyển lợi tức trước thuế của
hoạt động kinh doanh và hoạt
độngkhác
- TK 911 khơng có số dư cuối kỳ.
- Sơ đồ kế toán tổng hợp và xác định kết quả kinh doanh.
TK632
TK 911

TK 511
Kết chuyển giá vốn hàng
kết chuyển doanh thu
bán sản phẩm tiêu thụ
bán hàng thuấn.
TK 641
Kết chuyển chi phí bán
phát sinh trong kỳ

TK 515
kết chuyển doanh thu
hoạt động tài chính.

Tk 642
Kết chuyển chi phí quản lý
doanh thu phát sinh trong kỳ.

TK 711
Kết chuyển thu nhập
khác.

TK 635
Kết chuyển chi phí hoạt động
tài chính phát sinh trong kỳ.

Tk 421
Kết chuyển lỗ hoạt động
kinh doanh trong kỳ.

TK 811

Kết chuyển chi phí khác phát
sinh trong kỳ.
TK 821
Kết chuyển chi phí thuế TNDN


hiện hành.
TK 142 (1422)
Tính và Kết chuyển chi phí bán
hàng, chi phí QLDN cịn lại kỳ trước
vào chi phí hoạt động kinh doanh kỳ
này.
TK 412
Kết chuyển lãi hoạt động
Kinh doanh trong kỳ.
1.3

Sổ kế toán và báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh.

Hình thức nhật ký chung.
Hình thức nhật ký – Sổ cái.
Hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ.
Hình thức nhật ký chứng từ.
Hình thức kế tốn trên máy tính.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH
VÀ DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU.
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Kinh doanh và dịch vụ NXK.
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) kinh doanh và dịch vụ xuất

nhập khẩu.
Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ xuất nhập khẩu là công ty thuộc
tập thể công ty xuất nhập khẩu và đầu tư, được thành lập vào ngày 15/2/2004.
HN.
-

Trụ sở chính: Ngõ 149/62 Giảng Võ, Phường Cát Linh, quận Đống Đa,
Mã số thuế:

0102023581

2.1.2: Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty.

Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ xuất nhập khẩu là một công ty độc lập,
có đầy đủ tư cách pháp nhân, chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải, chuyên chở
các mặt hàng cồng kềnh từ nước ngoài về Việt Nam (như từ Trung Quốc sang
Lào….) - Là cơng ty có chức năng chuyên vận tải, chuyên chở hàng hóa nên


bản thân cơng ty đã tự tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để tổ chức quản lý phù
hợp. Ban lãnh đạo của công ty phải chịu trách nhiệm về sự phát triển lỗ lãi của
cơng ty. Có trách nhiệm bảo quản các mặt hàng đang chở trên đường hay các
mặt đang nằm tại kho bãi của doanh nghiệp chờ kê khai thuế để xuất sang các
nước lân cận theo đơn đặt hàng từ phía khách hàng.
Trong giai đoạn gần đây, công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ mà
còn chú trọng đến ý thức của nhân viên tham gia trực tiếp vào các khâu vận
chuyển hàng hóa cho khách hàng. Nâng cấp, sửa chữa phương tiện vận tải đảm
bảo an tồn khi tham gia giao thơng, đảm bảo những điều kiện tốt nhất để hoàn
thành những chỉ tiêu đặt ra trong năm tới.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty.


Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức biên chế cơng ty và các chức năng của từng
phịng ban, cơng ty đã có chủ trương xậy dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, cấp
trên dễ dàng quản lý các cấp dưới của mình, bộ máy quản lý của cơng ty được
bố trí như sau:
2.1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phịng ban của cơng ty.

* Sơ đồ bộ máy.
Tổng giám đốc

Phịng quản lý nhân
Phịng hành chính

Phịng tài chính kế

sự

Kho vận

Phịng kinh doanh
Phó giám đốc

tốn

Bộ máy quản lý của công ty bao gồm
- Tổng giám đốc: là người đứng đầu lãnh đạo, có quyền quyết định mọi việc điều
hành quản lý và chỉ đạo hoạt đọng cua công ty theo đúng kế hoạch. Là người chịu
trách nhiệm trước nhà nước, cán bộ công nhân viên, người lao động trong cơng
ty.
- Phó giám đốc:là người phụ trách điều hành các phịng có chức năng quản lý tồn

bộ hệ thống của cơng ty.
- Phịng hành chính: chịu trách nhiệm vè cơng tác hành chính trong cơng ty, quản
lý hồ sơ tài liệu và việc thực hiện quản lý con người trong cơng ty.
- Phịng tài chính- kế tốn: chịu trách nhiệm về quản lý tồn bộ nguồn vốn của
cơng ty, chịu trách nhiệm trước công ty và cơ quan chủ quản về thực hiện nguyên
tắc, chế độ kế toán của nhà nước. Là người luân chuyển tiền từ ngân hàng về quỹ


tiền mặt, luân chuyển các chứng từ, giám sát mọi sổ sách của cơng ty và báo cáo
tài
chính cho cấp trên.
- Phòng kinh doanh: nghiên cứu và tiếp cận thị trường. thực hiện việc đặt hàng từ
nước ngoài theo đơn đặt hàng từ phía khách hàng.
- Phịng quản lý nhân sự: quản lý các nhân viên tron công ty, tuyển dụng nhân lực
cho cơng ty.
Phịng kho vận: quản lý hàng hóa đang chờ luân chuyển tại kho bãi, giao
nhận hàng về kho bãi theo đúng dự kiến để không ảnh hưởng đến các khâu vận
chuyển hàng hóa.
2.1.3.2 Tổ chức cơng tác kế tốn của cơng ty.

Là DNTN vừa và nhỏ nên bộ máy kế toán khá đơn giản. Tất cả các hóa
đơnchứng từ, được nhân viên bán hàng tập hợp và giao cho kế toán. Kế toán tập
hợpphân loại chứng từ có liên quan và ghi sổ sách liên quan. Đến cuối kỳ kế
tốn lậpbáo cáo tài chính, báo cáo thuế và xác định kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.Đồng thời giải thích cho doanh nghiệp thấy được hiệu quả sản
xuất kinh doanhcũng như tình hình sử dụng tài chính của đơn vị mình.
2.1.3.3. Hình thức hạch tốn kế tốn:

* Đặc điểm : - Đơn vị tiền tệ sử dụng : VNĐ
- Nguyên tắc hạch toán TSCĐ : theo nguyên giá.

- Phương pháp khấu hao : Bình quân.
- Tỷ lệ khấu hao: Nguyên giá/năm/tháng.
- Hạch toán giá vốn theo phương pháp :nhập trước- xuất trước.
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Bình qn gia quyền.
Phương pháp hạch tốn hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
* Sổ kế toán sử dụng :
- Sổ nhật ký.
- Sổ chi tiết mua hàng.
- Sổ cái.
- Thẻ kho.
- Sổ theo dỏi tiền mặt.
* Hình thức ghi sổ : Do tính chất đa dạng của hàng hóa và để tạo điều kiện
thuận lợi trong q trình theo dõi và kiểm tra hàng hóa doanh nghiệp đã chọn
hình thức. Nhật Ký -sổ Cái
*
Sơ đồ về tổ chức bộ máy kế toán.


Kế tốn trưởng
(Trưởng phịng)

Kế tốn tài sản vốn bằng tiền (phó phịng)

Thủ quỹ,
Kếkếtốn
tốnthuế,
BHXH
thốngKế

kêtốn
tổngbán
hợphàng, cơng nợ (phải trả, phải thu khách hàng)

Trưởng phịng kế tốn (kế tốn trưởng): có trách nhiệm phụ trách chung
cho mọi hoạt động trên tầm vĩ mô của phòng,quản lý chỉ đạo chung tất cả các
bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ, từ việc ghi chép chứng từ đến việc sử dụng
sổ sách, tham mưu kip thời tình hình tìa chính, hoạt động kinh doanh của cơng
ty cho giám đốc. Định kì kế tốn trưởng dựa vào các thơng tin từ các nhân viên
trong phịng đối chiếu với sổ sách để lập báo cáo để phục vụ cho ban giám đốc
hay các đối tượng khác có nhu cầu biết thơng tin về tài chính của cơng ty.
Kế tốn vốn bằng tiền (phó phịng): Phải theo dõi dòng tiền thu vào và
dòng tiền chi ra của tiền mặt (TK 111), và tiền gửi ngân hàng (TK 112). Khi có
chênh lệch giữa sổ kế tốn tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với sổ của thủ quỹ và
sổ phụ ngân hàng, thì kế tốn phải tìm hiểu ngun nhân và điều chỉnh kịp thời.
+
Kiểm soát chứng từ đầu vào sao cho (hợp lệ, hợp pháp, hợp lý), để được
tính chi phí hợp lý.
+
Hướng dẫn cho các phịng ban về quy định hoá đơn, chứng từ, cũng như
cách lập các biểu mẫu. Lập báo cáo thu chi hàng ngày, báo cáo tiền gửi ngân
hàng hằng ngày để gửi theo yêu cầu của Ban Giám Đốc.
+
Liên hệ với ngân hàng để làm việc (về rút tiền, trả tiền, lấy sổ phụ ngân
hàng và các chứng từ liên quan đến ngân hàng. Phải tổ chức theo dõi tiền gửi
ngân hàng tại từng ngân hàng theo VND và theo ngoại tệ.Thủ quỹ và kế toán
BHXH: ghi chép thực hiện các khoản thu, chi. Đồng thời theo dõi phân bổ
BHXH, và các khoản trích theo lương theo quy định của nhà nước.
Kế tốn thuế, thống kê tổng hợp ( TSCĐ, CCDC….): có nhiệm vụ ghi
chép, kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ… phản ảnh sự hao mòn, xác định các

khoản thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước.


Kế tốn bán hàng và cơng nợ phải trả, phải thu khách hàng: có nhiệm vụ
ghi chép số liệu những mặt hàng đã mua bán theo đơn đặt trước của khách hàng
tránh sự nhầm lẫn giữa các mặt hàng. Theo dõi các khoản công nợ, phải thu
phải trả theo đúng thời gian đã quy định. kiểm soát chặt chẽ những khoản nợ
đến hạn thu hồi.
2.1.4 Kết quả hoạt động của công ty.

Tổng số vốn điều lệ của công ty là 10 tỷ đồng. Trong đó số vốn của chủ sở hưu
doanh nghiệp là 75%, và vốn vay dài hạn là 25%.
Đi đôi với giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp rất
nhiều khó khăn và một số công ty nằm trên bờ vực phá sản. Công ty TNHH
Kinh Doanh và dịch vụ Xuất Nhập Khẩu cũng khơng tránh khỏi những khó
khăn này. Tuy vậy với những phương châm làm việc chuyên nghiệp và tạo giá
trị chất lượng thực cho khách hàng, lượng khách hàng của công ty ngày càng
tăng hơn và duy trì ở mức ổn định. Đây được xem là một thành công, thị phần
khách hàng hiện tai gồm những doanh nghiệp Việt Nam, và một số nước lân cận
như Trung Quốc, Lào, Thái Lan....Hiện tại cơng ty đang có chiến lược mở rộng
kinh doanh và gia tăng thị phần hơn trong tương lai.
* Bảng: Kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Kinh Doanh và dịch vụ
Xuất Nhập Khẩu trong 2 năm gần đây.
Chỉ tiêu

Năm 2015

2016

Chi phí quản lý doanh nghiệp


1.990.488.881

1.997.344.130

3.582.879.986

3.671.116.461

Tổng chi phí

5.573.368.867

5.668.559.591

Doanh thu thuần

15.445.871.222

19.890.777.629

Lợi nhuận trước thuế

9.872.502.355

14.222.218.038

Thuế thu nhập Doanh nghiệp

1.974.500.471


2.844.443.608

Lợi nhuận sau thuế

7.898.001.884

11.377.774.430

Tổng chi phí vận chuyển
hàng hóa

2.1.5 Phần mềm kế tốn công ty sử dụng.

Công ty TNHH Kinh Doanh và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu ứng dụng các phần
mềm Work, Excel, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, phần mềm kế toán Misa, các
trang web tra cứu, cập nhật luật trong cơng tác kế tốn tại cơng ty.


×