Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

báo cáo phân tích dự án “mở rộng quy mô sản xuất công ty bia huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.01 KB, 48 trang )

5/2013
BÁO CÁO PHÂN
TÍCH DỰ ÁN:
“MỞ RỘNG QUY
MÔ SẢN XUẤT
CÔNG TY BIA
HUẾ”
[Document subtitle]
Bài tập nhóm
[COMPANY NAME]
2Lung tung
MỤC LỤC
ĐIỀN GÌ ĐÂY 2
3Lung tung
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và sự thay đổi nhanh chóng của môi
trường cạnh tranh, kỹ thuật, công nghệ, cộng đồng kinh doanh ngày càng đòi hỏi cao
hơn đối với sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học. Những yêu cầu về kinh nghiệm
thực tế và khả năng thực hành đối với sinh viên vừa ra trường đòi hỏi những đổi mới
trong phương pháp giảng dạy và tiếp cận kiến thức. Phương pháp tình huống (Case
study method) được ứng dụng đã chứng tỏ là một phương pháp rất hiệu quả và hữu
ích trong việc đáp ứng những đòi hỏi từ thực tế hiện nay.
Nhằm giúp sinh viên tiếp cận một cách khách quan và chuyên sâu với những lý
thuyết phân tích đánh giá hiệu quả tài chính được thu nhận từ môn học Tài chính
doanh nghiệp 1, môn học Tài chính doanh nghiệp 2 đã sử dụng những tình huống
(case study) lấy từ thực tế những công ty, những ngân hàng thương mại như: Phân
tích cơ cấu vốn, Thẩm định dự án đầu tư, Xem xét cơ cấu tài trợ…
Dự án mở rộng năng lực sản xuất của Công ty TNHH Bia Huế (HBL) được
triển khai vào năm 2006. Tại thời điểm đó, Ban giám đốc công ty đã đứng trước
những quyết định rất khó khăn trong việc lựa chọn cũng như đánh giá khả năng hiệu
quả mà dự án mang lại.


Việc nghiên cứu tình huống này sẽ tạo cơ hội cho sinh viên có thể ứng dụng
những lý thuyết về phân tích hoạt động kinh doanh, ước lượng dòng tiền, thẩm định
dự án đầu tư, lựa chọn cơ cấu tài trợ, quản trị rủi ro dự án và lập kế hoạch tài chính,
từ đó, góp phần củng cố, nắm bắt một cách sâu sắc và rõ ràng hơn, để sinh viên có
điều kiện học tập và thực hành tốt hơn.
ĐIỀN GÌ ĐÂY 3
4Lung tung
I. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Bia Huế là một trong những công ty bia lớn của Việt Nam hiện
nay với các loại bia được người tiêu dùng ưa chuộng như: Huda, Fesstival, và đến
năm 2006 công ty đã đưa ra quyết định táo bạo nhưng cần thiết là mở rộng công suất
bằng cách xây dựng nhà máy bia tại khu công nghiệp Phú Bài để giải quyết nhu cầu
bức thiết về sản lượng bia tiêu thụ ngày càng gia tăng trong khi đó công suất của các
dây chuyền sản xuất đã gần như là tối đa. Để có được điều này là cả một quá trình nỗ
lực và cố gắng của cả toàn thể công ty từ khi thành lập cho đến nay. Tính đến năm
2006 công ty đã thành lập được gần 16 năm và trải qua hai giai đoạn chính sau:
Giai đoạn 1: 1990-1994: Nhà máy Bia Huế 100% vốn Việt Nam
Ngày 20/10/1990, Nhà máy Bia Huế ra đời với công suất 2 triệu lít/năm,theo
hình thức xí nghiệp liên doanh góp vốn giữa Nhà Nước và các doanh nghiệp trong
tỉnh với số vốn ban đầu là 2,4 triệu USD. Với công suất sản lượng khiêm tốn là 2 triệu
lít mỗi năm, sản phẩm chủ yếu là bia Huda được sản xuất theo công nghệ của hãng
DANBREW CONSULT (Đan Mạch) luôn được thị trường tích cực đón nhận, nên
nguồn cung thường không đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường. Công ty liên tục chiếm
ưu thế trên thị trường bia, công suất liên tục gia tăng: 6 triệu lít năm 1991, 9 triệu lít
năm 1992, 14 triệu lít năm 1993. Thắng lợi này nhanh chóng đặt công ty vào vị thế số
một trên thị trường bia miền Trung.
Giai đoạn 2: Năm 1994 đên 2006: Công ty Bia Huế được thành lập và phát
triển.
Tuy nhiên lợi thế này của công ty cũng không thể duy trì mãi do năm 1994 các
hãng sản xuất bia lớn như Heiniken, Larue đã phát hiện cơ hội kinh doanh tại thị

trường bia Việt Nam và tìm cách xâm nhập thị trường. Đứng trước thách thức này
công ty đã đưa ra hình thức liên doanh vào giai đoạn này, trong môi trường kinh
doanh đầy rủi ro của Việt Nam. Như vậy vào giai đoạn này, nhà máy bia Huế, hãng
bia TUBORG và quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước kém phát triển được thành
lập với cơ cấu 50%-35%-15%.
ĐIỀN GÌ ĐÂY 4
5Lung tung
Tuy nhiên, do quá trình toàn cầu hóa buộc TUBORG phải sát nhập vào
Carlsberg, từ đó dẫn đến cục diện nhà máy Bia Huế chính thức liên doanh với Tập
đoàn Carlsberg (Đan Mạch), cùng với tỉnh Thừa Thiên Huế mỗi bên góp vốn 50%.
Đây là bước ngoặt trọng đại trong quá trình phát triển của đơn vị. Từ đây, Nhà máy
Bia Huế chính thức mang tên Công ty Bia Huế. Giai đoạn này Bia Huế đã không
ngừng phát triển, công suất và sản lượng tiêu thụ đã tăng từ 15 triệu lít lên đến xấp xỉ
55.11 triệu lít vào năm 2004, thị trường liên tục được mở rộng, sản phẩm đa dạng
phong phú, thương hiệu ngày càng lớn mạnh,. Đến nay, Bia Huế đã trở thành một
trong những công ty bia hàng đầu Việt Nam. Và đến năm 2006, công ty đã chính thức
thực hiện dự án mở rộng công suất bia để đưa công ty ngày càng phát triển hơn nữa
trước nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Biểu đồ sản lượng tiêu thụ và doanh thu qua các năm của HBL
Nguồn: công ty TNHH bia Huế
Tổng quan dự án
• Tên dự án: Dự án mở rộng công suất công ty Bia Huế.
• Chủ đầu tư: Công ty bia Huế
• Công suất: 100 – 200 triệu lít/năm.
• Địa điểm: Khu công nghiệp Phú Bài.
• Nguồn vốn: Dự kiến 20 triệu USD, lấy từ 2 nguồn, đó là:
ĐIỀN GÌ ĐÂY 5
6Lung tung
 Vốn chủ sở hữu do các đối tác Việt Nam và Đan Mạch đóng góp:
55%.

 Vay ngân hàng dài hạn (Với mức lãi suất 8.5%): 45%.
• Dự kiến một số cột mốc quan trọng:
1 – 9/2006: Lễ động thổ
9 – 12/2006: Triển khai đấu thầu 30 gói thầu.
1 – 3/2007: Thương thảo với các nhà thầu, nhà cung cấp
1 – 3/2008: Nấu và kiểm tra chất lượng mẻ bia đầu tiên.
3 – 5/2008: Sản xuất và đóng chai hàng loạt.
Trong cuộc họp trình HĐQT lần trước, chúng ta đã cân nhắc về địa điểm thực
hiện dự án, trước hết cần thấy rằng Khu công nghiệp Phú Bài được thành lập theo
Quyết định số 1144/QĐ-TTg ngày 22/12/1998 của Thủ tướng Chính Phủ; là Khu công
nghiệp (KCN) tập trung đầu tiên được khai thác sớm và có hiệu quả, đóng góp quan
trọng trong sự phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với diện tích
818,76 ha, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ. Ngoài ra, KCN Phú Bài đã
có Nhà máy xử lý nước thải, công suất 4.000 m
3
/ngày - đêm; có địa điểm làm thủ tục
hải quan phục vụ nhu cầu xuất, nhập khẩu tại chỗ. Song song với đó, nhằm thực hiện
mục tiêu từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật gắn với thu hút đầu tư vào các KCN,
cụm CN - làng nghề, đến với khu công nghiệp Phú Bài, UBND Tỉnh đã có nhiều chủ
trương ưu đãi các nhà đầu tư cùng các chính sách ưu đãi chung của Chính phủ
Việt Nam.
Qua quá trình nghiên cứu, có thể nhận thấy với những thuận lợi về điều kiện tự
nhiên, cơ sở hạ tầng, chính sách như trên, KCN Phú Bài được xem là một địa điểm
phù hợp để thực hiện dự án mở rộng sản xuất của công ty bia Huế. Để hỗ trợ cho các
ý trưởng trên đây, bộ phận Mar đề xuất phương án so sánh địa điểm mới này với địa
điểm mà trước đó một vài ý kiến trong HĐQT đưa ra:
ĐIỀN GÌ ĐÂY 6
7Lung tung
Phần của báo cáo vừa trình bày cho chúng ta cái nhìn tổng quan về dự án, một
lần nữa, vì tính chất quan trọng của dự án này, báo cáo này xin được điểm lại các

nguyên nhân chính cho sự ra đời của dự án:
Thứ nhất: Tác động của thị trường:
Đầu tiên chúng ta cần xét đến yêu cầu cơ bản nhất chính là: nhu cầu tiêu thụ gia
tăng qua từng năm. Qua quá trình nghiên cứu thị trường nhiều năm công ty đã nhận
thấy rằng: trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2006, nhu cầu tiêu thụ bia ngày càng gia
tăng do thu nhập của người dân gia tăng cùng với việc các loại bia giá rẻ được tung ra
thị trường đã làm cho người dân chuyển dần thói quen uống trà sang uống bia. Xét về
khía cạnh độ tuổi, người uống bia chủ yếu ở trong độ tuổi 25- 45, số người trong độ
tuổi này chiếm một nửa dân số, đã đưa nhu cầu uống bia gia tăng lên đáng kể theo
từng năm. Cụ thể như sau: lượng bia tiêu thụ bình quân một người năm 2004 là 13.1
ĐIỀN GÌ ĐÂY 7
Phú Bài Phú Thượng
Diện
tích
8 ha và có 10 ha dự phòng cho phát triển nhà máy giai đoạn 2 6,7 ha
Vị trí - Khu công nghiệp Phú Bài, thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thuỷ, Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm
ở phía Đông Nam, cách thành phố Huế 15 km theo quốc lộ 1A, cách cảng biển nước sâu, đô
thị mới Chân Mây 35 km.
- Địa điểm xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp, cách Quốc lộ 1A 1km, khu đất xây dựng
có diện tích rộng và bằng phẳng cho phép xây dựng nhà công nghiệp nhiều tầng
Mặt tiền đường Nguyễn Sinh Cung huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Tây giáp sông Hương, cách
cảng Thuận An khoảng 7 Km, cách quốc lộ 1A 8,2km.
Xã hội Vị trí ở cuối hướng gió, nguốn nước sinh hoạt nên hoạt động của nhà máy hầu như không
ảnh hưởng đến trung tâm thành phố
Ảnh hưởng xấu đến môi trường và mỹ quan đô thị
Tiềm
năng mở
rộng
Quỹ đất rộng, nằm trong khu công nghiệp nên thuận lợi trong việc mở rộng quy mô ở tương

lai; được Nhà nước khuyến khích đầu tư.
Khó khăn trong việc mở rộng quy mô vì quỹ đất thành
phố không cho phép; chủ trương, chính sách của Nhà
nước không tạo điều kiện phát triển về lâu dài.
Giao
thông
vận
chuyển
Thuận tiện trong việc vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ trong tỉnh, ngoại tỉnh và xuất
khẩu.
Nhà máy nằm trong khu công nghiệp nên cơ sở hạ tầng được đảm bảo, gần đường quốc lộ
1A, gần đường sắt Bắc Nam, cách cảng Chân Mây 35km nên việc vậ chuyển bằng đường bộ,
đường sắt, đường thủy rất thuận lợi.
Thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa nội thị nhưng
khó khăn khhi nhập đầu vào và xuất hàng hóa đi ngoại
tỉnh và xuất khẩu.
Chi phí Phải xây dựng mới hoàn toàn cơ sở hạ tầng như nhà máy, dây chuyền sản xuất, hệ thống cấp
điện, nước, xử lý chất thải…làm tăng chi phí cho dự án. Tuy nhiên lại được hưởng các chính
sách ưu đãi của Tỉnh và Chính phủ khi tiến hành đầu tư.
Có thể tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, nâng cấp và xây
mới một phần.
8Lung tung
lít, đến năm 2006 là 17.9 lít, dự đoán đến năm 2010 là 28 lít, đưa khối lượng tiêu thụ
bình quân tăng từ 8% đến 12% mỗi năm.
Nguồn: công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt
Yếu tố thứ hai chúng tôi muốn đề cập là: yêu cầu bức thiết từ các đối thủ cạnh
tranh. Với sự hấp dẫn từ việc tăng cầu về bia rượu, số lượng các công ty gia nhập
ngành ngày càng gia tăng nhanh chóng. Tính đến năm 2006, trong cả nước đã có 329
nhà máy bia trong cả nước và hầu hết đều tập trung vào chiến lược chiếm lĩnh thị
phần. Bên cạnh đó các công ty bia lớn của nước ngoài đang dần đổ bộ và đẩy mạnh

việc mở rộng thị trường trong toàn quốc. Các nhãn hiệu bia lớn như Heiniken, Tiger,
Carlsberg, với ưu thế về chất lượng, thương hiệu đã được định vị trên thị trường
quốc tế,… đã thu hút những người có thu nhập khá trở lên rất nhiều. Họ sẵn sàng trả
giá cao để uống các loại bia này đặc biệt là trong các cuộc đàm phán công việc và các
nhà hàng, khạch sạn các loại bia này được mua bán chủ yếu. Về phân khúc thị trường
trung bình chiếm đến 50% lượng bia tiêu thụ cũng chính là thị trường chính của Huda
bia đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nhãn hiệu bia trong nước như: bia
333, bia Đại Việt, bia Hà nội, bia Sài Gòn,… Các công ty này không ngừng mở rộng
sản xuất và tung ra thị trường các sản phẩm bia mới đáp ứng nhu cầu của người dân.
Phân khúc thị trường bình dân chiếm 35% lượng bia tiêu thụ. Phân khúc này chủ yếu
là các loại bia địa phương chất lượng kém, nồng độ cồn nhẹ và không có nhãn hiệu.
Tuy đây là phân khúc chủ yếu của các khách hàng có thu nhập thấp nhưng cũng
không nên lơ là khi các xưởng sản xuất nhỏ ngày càng gia tăng cùng với thói quen
ĐIỀN GÌ ĐÂY 8
9Lung tung
bình dân “nhậu lai rai” của người dân đã thấm sâu và thành thói quen.
Nguồn: công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt
Sức ép cạnh tranh từ các hãng bia ngoài nước cho đến các cơ sở sản xuất nhỏ
ngày càng gia tăng khi mà cuộc chiến mở rộng quy mô và công suất sản xuất trong
giai đoạn gần đây đang bùng nổ. Đặc biệt các đối thủ đến từ phân khúc thị trường
trung bình, phân khúc mà công ty bia Huda chú trọng. Điển hình là công ty Sabeco đã
khánh thành nhà máy bia đầu tiên của họ tại Tây Nguyên với công suất 25 triệu
lit/năm sau ba năm xây dựng. Tuy nhiên, với công suất như vậy vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu tiêu thụ bia của vùng này. Do đó Sabeco đang nghiên cứu bắt đầu phát
triển gia đoạn hai của nhà máy mới. Một khi hoàn thành thì các nhà máy này có thể
cung cấp bia cho cả khu vực Đắc Lắc, Kon Tum và Lâm Đồng. Quan trọng hơn đó
chính là Sabeco đang tính đến việc xây dựng một nhà máy bia nữa tại Quảng Ngãi
trong năm 2006, tăng tổng sản lượng bia sản xuất lên đến 50 triệu lít/năm. Sabeco còn
tham vọng khánh thành thêm hai nhà máy mới tại miền Bắc và miền Nam trong năm
2008. Cạnh tranh càng gay gắt hơn khi Vinamilk cũng đã xâm nhập thị trường bia nội

địa với nhà máy bia đặt tại Bình Dương, liên doanh với SABmiller, hãng bia lớn thứ
ĐIỀN GÌ ĐÂY 9
10Lung tung
hai thế giới. Nhà máy bia này đã đi vào hoạt động và dự kiến cung cấp 50 triệu
lít/năm.
Sản phẩm bia phân bố theo khu vực và thị phần của từng sản phẩm
Nguồn: công ty chứng khoán Tân Việt
Thứ hai:Tác động từ yếu tố nội tại
Nhắc đến vấn đề vi mô không thể nào không nhắc đến yêu cầu bức thiết đến từ
vấn đề kĩ thuật của công ty. Đầu năm 2006, mặc dù sản lượng của công ty lúc này đã
đạt 70 triệu lít/năm, nhưng do nắm bắt được thị hiếu của khách hàng nên sản phẩm
sản xuất ra đến đâu bán hết ngay đến đó, tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu diễn ra
thường xuyên. Mặt khác, các chuyên gia của công ty liên doanh Carlsberg cho thấy,
một công ty bia phải mở rộng công suất khi sản lượng đã đạt mức bình quân 80%
công suất thì phải nghĩ đến việc mở rộng công suất. Trong khi đó công ty HBL đã duy
trì mức sản xuất 90% công suất trong một thời gian dài mà chưa có động thái cụ thể
nào trong việc mở rộng công suất. Bên cạnh đó công ty HBL đã và đang đạt mức tăng
trưởng 25%, mô hình thiết kế nhà máy trước đây không phù hợp với mức tăng trưởng
này. Cần phải tăng công suất lên 100-200 triệu lít/năm. Trước đòi hỏi của thị trường
và thực tế về yếu tố kĩ thuật, ban lãnh đạo công ty đã bàn bạc và đi đến quyết định
phải nhanh chóng đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
ĐIỀN GÌ ĐÂY 10
11Lung tung
Cuối cùng công ty muốn đề cập đến cái nhìn tiến bộ của người lãnh đạo mới.
Sau khi ông Nguyễn Mậu Chi lên đảm nhận chức vụ tổng giám đốc, ông đã có nhìn
thấy được yêu cầu bức thiết trong việc mở rộng công tác sản xuất ông đã bỏ nhiều
công sức tìm hiểu, nghiên cứu vào dự án mở rộng công suất. Và ông đã thấy được
rằng mở rộng công suất sản xuất đối với nhà máy bia Huda là việc sống còn bởi hai lý
do chính yếu sau: giữ vững được vị trí của công ty trong thị trường bia và sức ép quá

lớn từ các đối thủ cạnh tranh. Do sự thay đổi tư duy trong lãnh đạo này nên công tác
nghiên cứu và thành lập dự án đã được tiến hành và phê duyệt.
1. Vị thế ngành và chiến lược cho sự phát triển cho HBL.
1.1. Vị trí cạnh tranh của HBL:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Theo các chuyên gia, cuộc chiến trên thị trường bia Việt Nam là “một cuộc cạnh
tranh khốc liệt”. Điều này quả không sai khi có quá nhiều “đại gia” đang tham gia vào
cuộc chiến này. Những ngày mới thành lập, ngành bia Việt Nam chỉ là sân chơi của 2
“đại gia Nhà nước” là HABECO và SABECO. Hiện tại thị trường bia đã xuất hiện
nhiều tên tuổi lớn như: Heineken (Hà Lan), Tiger (Singapore), APB (Singapore),
Carlsberg (Đan Mạch), SABMiler (Anh), Scottish&Newcaste (Anh), San Miguel
(Philippines)… Thêm vào đó, bia nhập khẩu cũng đã vào Việt Nam với những thương
hiệu như: Warsteniner, Kumbacher (Đức); Leffe, Stella artois (Bỉ); Lucky beer
(Australia)… Ở mặt nào đó, sự “xôm tụ” này đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều
sự lựa chọn hơn. Nhưng đối với các nhà sản xuất, để có chỗ đứng trên thị trường với
nhiều đối thủ cạnh tranh như vậy quả là điều không dễ dàng. Trong cuộc đua này,
nhiều “kỵ sĩ” dù không ít kinh nghiệm trận mạc nhưng đã bị ngã “ngã ngựa” đau đớn.
Có thể kể ra như trường hợp của bia BGI (Pháp), bia Fosters “kiểu Úc” (Tập đoàn
Fosters), hay “cuộc chia tay tức tưởi” của sản phẩm bia tươi đóng chai đầu tiên tại
Việt Nam Laser (Tập đoàn Tân Hiệp Phát).
Theo kết quả thống kê của tổ chức Euromonitor, nhà cung cấp thông tin thị
trường và đồng sáng lập giải 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á– Thái Bình Dương thì
hiện nay Việt Nam đã có trên 300 nhà máy sản xuất bia. Theo thống kê của Báo đầu
tư Việt Nam, mỗi năm ngành công nghiệp bia Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình
ĐIỀN GÌ ĐÂY 11
12Lung tung
quân khoảng 20%. Sản lượng bia tiêu thụ dự đoán vào năm 2007 là 1,35 tỷ lít và con
số này có thể tiến đến mức 2,8 tỷ lít vào năm 2015, bao gồm cả bia tươi.
Tại thời điểm phân tích, HBL đang phải tham gia cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt
để nắm giữ thị phần với HABECO tại Hà Tĩnh và Nghệ An, SABECO tại thị trường

các tỉnh từ Hà Tĩnh vào Quảng Trị và VBL tại chính Huế và Đà Nẵng. Những con số
và các thông tin dự báo trên không chỉ cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong Ngành
công nghiệp bia Việt Nam mà còn cho thấy sự hùng mạnh của các đối thủ mà HBL
đang phải đối mặt.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Ngành bia có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt từ năm
2000 đến nay, mặc dù kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, trong nước
thì tình hình lạm phát tăng cao nhưng ngành luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trung
bình khoảng 20%/năm, sản phẩm của ngành đã chiếm được một vị trí nhất định ở thị
trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường ngoài. Đóng góp của Ngành bia về
giá trị sản xuất, giá trị gia tăng thêm cũng không ngừng tăng lên.
Thị trường Việt Nam có nhiều yếu tố thu hút không chỉ các doanh nghiệp lớn
trong nước muốn gia nhập ngành, mà cả các thương hiệu bia quốc tế cũng sẽ muốn gia
nhập ngành. Chính vì vậy, nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là áp lực không
chỉ với HBL mà còn với cả Ngành Bia của Việt Nam.
Và thực tế điều này đã bắt đầu diễn ra tại Việt Nam, điển hình là Liên doanh giữa
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn bia hàng đầu của Mỹ là
SABMiller đã cho ra đời nhãn hiệu bia mới ZoRok, bia nhẹ cho phụ nữ; hay Liên
doanh hợp tác giữa Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) và Tập đoàn
Scottish&New Castle (S&N) của Anh đã ra đời Công ty TNHH Kronenbourg Việt
Nam để sản xuất bia cao cấp và thức uống có cồn.
- Áp lực của nhà cung ứng:
Đối với Ngành công nghiệp bia ở Việt Nam các nguyên liệu chính và trang thiết
bị như: malt đại mạch, hoa Houblon, hệ thống giây truyền sản xuất công nghệ cao…là
đặc biệt quan trọng nhưng đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Cùng với sự khan hiếm, biến động phức tạp của giá đôla ở Việt Nam và yêu cầu
phải ứng trước ngoại tệ khi mua hàng…của các nhà cung ứng, có thể nói đã gây nên
ĐIỀN GÌ ĐÂY 12
13Lung tung
một áp lực rất lớn với các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước trong đó có HBL vì

không kiểm soát được giá - chất lượng của nguyên vật liệu và trang thiết bị đầu vào.
- Áp lực khách hàng
Với số lượng trên 300 nhà máy sản xuất bia, sản lượng trên tỷ lít mỗi năm và
cùng với sự góp mặt của các thương hiệu bia nổi tiếng thế giới khác đã có mặt ở Việt
Nam qua con đường nhập khẩu hoặc liên doanh; cộng với sự tiếp cận thông tin tương
đối thuận tiện và dễ dàng của khách hàng về chất lượng, giá cả…các sản phẩm bia đã
mang đến cho khách hàng tại Việt Nam nhiều sự lựa chọn.
Bên cạnh đó, với mức sống ngày càng được nâng cao, HBL chỉ đơn giản là một
loại bia để giải khát thôi vẫn chưa đủ, bởi khách hàng có xu hướng đòi hỏi một loại
bia ngon, thể hiện được đẳng cấp và cá tính của cá nhân.
Chính những điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với HBL về: giá cả,
chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ trong việc thoả mãn yêu cầu của khách
hàng.
- Mối đe doạ của sản phẩm thay thế:
Ngành bia Việt Nam cho đến nay đã có một quá trình hình thành và phát triển ấn
tượng với mức tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây khoảng 20%/năm, sản
lượng năm sau cao hơn năm trước, nhà máy sản xuất được xây dựng ngày càng nhiều
hơn, bất chấp sự khủng hoảng của kinh tế thế giới hay tỷ lệ lạm phát tăng cao trong
nước. Nhưng không vì thế mà sản phẩm bia không bị áp lực đe doạ của các sản phẩm
thay thế.
Mới đây, hàng loạt kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất cồn đối với bệnh
gout đã được công bố. Trong đó, bia là mối đe doạ nguy hiểm nhất, do nó có chứa một
thành phần đặc biệt nhiều hơn bất kỳ loại nước uống chứa cồn nào.
Mặc dù người dân Việt Nam có thói quen uống bia, rượu nhưng xã hội Việt Nam
đang phát triển, người dân ngày một giàu hơn; sức khoẻ-tuổi thọ con người vì vậy
ngày càng được chú trọng hơn. Do đó kết quả nghiên cứu này hoàn toàn có thể trở
thành một lý do để người Việt Nam thay đổi thói quen uống bia, ruợu. Sản phẩm bia
nhẹ giành cho phụ nữ Zorok, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam của Liên doanh giữa
Vinamilk và Tập đoàn bia hàng đầu của Mỹ là SABMille cũng sẽ là áp lực đối với các
sản phẩm bia hiện tại.

ĐIỀN GÌ ĐÂY 13
14Lung tung
Chính vì vậy mối đe doạ của sản phẩm thay thế là hoàn toàn không hề nhỏ đối
với HBL nói riêng và Ngành công nghiệp sản xuất Bia Việt Nam nói chung.
 Tổng hợp thông tin theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter,
chúng ta có thể đánh giá vị trí cạnh tranh của HBL trên thị trường hiện nay như sau:
Kết
1.2. Hoàn thiện hệ thống chiến lược:
1.2.1. Các vấn đề liên quan đến dự án mở rộng sản xuất:
- Từ môi trường vĩ mô:
+ Năm 2003, chính phủ Việt Nam quyết định không cho phép các nhà đầu tư
nước ngoài mở rộng quy mô hoặc xây dựng các nhà máy bia. Từ đó hạn chế việc nâng
cao năng lực hợp tác với các hãng bia nước ngoài để gia tăng tính cạnh tranh và năng
lực xuất khẩu của HBL.
+ Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHTW gây khó khăn trong sử dụng nguồn
vốn vay từ các NHTM.
+ UBND Tỉnh từ chối can thiệp để BIDV cho HBL hưởng lãi suất ưu đãi với
các khoản vay dài hạn.
ĐIỀN GÌ ĐÂY 14
Mối đe doạ của đối thủ tiềm ẩn
- Các tập đoàn, tổng công ty trong nước
- Các tập đoàn, hãng bia nước ngoài
Áp lực của
nhà cung
ứng
- Giá và chất
lượng
nguyên vật
liệu, trang
thiết bị đầu

vào.
- Điều kiện
thanh toán
- Tỷ giá đôla
Áp lực từ
khách
hàng
- Giảm giá
thành sản
phẩm
- Nâng cao
chất lượng
sản
phẩm
- Phục vụ
tốt
hơn
Mối đe doạ của sản phẩm thay thế
- Do nguy cơ bia gây bệnh gout
- Sản phẩm bia nhẹ giành cho phụ nữ Zorok
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Sự cạnh tranh gay gắt của các:
+ Hãng bia lớn: Heniken,
Tiger,Carlsberg
+ Thương hiệu bia nhập khẩu: Lucky
beer
- Chạy đua đầu tư trang thiết bị, công
nghệ
- Liên doanh, liên kết xây dựng nhà
máy

15Lung tung
+ Tỷ giá có xu hướng giảm làm vốn tự có của công ty giảm.
- Từ doanh nghiệp:
 Về tài chính:
+ Thuận lợi:
• Tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh, cận biên lợi nhuận tốt,
sử dụng tài sản khá hiệu quả và cơ cấu vốn khá cân bằng.
• Hiệu suất đầu tư vốn chủ sở hữu đạt mức tương đối cao, khiến cho các
cổ đông của công ty khá hài lòng.
• Dự án mở rộng sản xuất theo tính toán sẽ cực kỳ khả thi về mặt tài chính
và mang lại hiệu quả cao.
• Sử dụng điều kiện thanh toán là thư tín dụng tại địa điểm sẽ làm giảm
bớt áp lực về mặt tài chính.
+ Khó khăn:
• Lợi nhuận giữ lại năm ngoái không đủ để tài trợ dự án
• Cổ đông Việt Nam có ý định rút toàn bộ lợi nhuận năm nay, không tái
đầu tư.
• Cân nhắc để vay dài hạn các NHTM
• Trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay, giá của các vật liệu tăng
lên gấp đôi gây khó khăn cho tình hình tài chính của dự án.
Về nhân sự:
+ Thuận lợi:
• Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ. Góp phần làm giảm chi phí trong khi
nguồn tài chính cho việc mở rộng nhà máy còn hạn chế.
• Số lao động có trình độ đại học của công ty ngày càng tăng, không còn
trình độ THCS, điều này cho thấy công ty quan tâm hơn đến chất lượng nguồn nhân
lực, tuyển chọn cán bộ nhân viên đáp ứng yêu cầu cho việc mở rộng công suất nhà
máy.
• Mối quan hệ của công nhân và cán bộ quản lý tốt do công ty đã có các
chính sách lương bổng, khen thưởng, trợ cấp phù hợp; môi trường làm việc tốt cũng

như việc thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ các cán bộ công nhân gặp khó khăn. Do đó
ĐIỀN GÌ ĐÂY 15
16Lung tung
tạo điều kiện cho công nhân gắn bó, làm việc hăng say hơn,…góp phần đảm bảo được
kế hoạch sản xuất của công ty.
+ Khó khăn:
• Lựa chọn phương pháp đa nhà thầu: Công ty có thể đối mặt với nguy cơ
khủng hoảng nhân sự. Dự án được chia làm ít nhất là 30 gói thầu và công ty phải phân
bố số lượng nhân lực phù hợp với từng gói thầu. Điều đó thực sự gây khó khăn cho
nguồn lực nhân sự của công ty hiện nay. Mặt dù công ty đã tiên liệu trước điều này và
đã triển khai công tác tập huấn cho các giám đốc dự án tương lai vào cuối năm nay,
công ty chỉ có 5 người đủ năng lực và con số này kém xa số lượng cần có là hơn 50
cán bộ sự án.
• Cần có một chuyên gia có kinh nghiệm và hiểu biết về các vấn đề pháp
lý và luật đấu thầu. Nhưng ngành bia đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, rất khó
để thuê một chuyên gia như thế. Vì thế, công ty có kế hoạch thuê chuyên gia của Sở
Công Nghiệp Tỉnh để đảm nhận các quy trình và thủ tục mở thầu khi trên dưới 30 gói
thầu được công bố để tiến hành đấu thầu.
Về kỹ thuật:
+ Thuận lợi:
• Công ty có đội ngủ kỹ sư lành nghề, có kinh nghiệm hiểu biết về tình
hình kỹ thuật của công ty và yêu cầu kỹ thuật của những máy móc, trang thiết bị cần
thiết cho dự án. Mặc khác, đây là dự án liên doanh với một tập đoàn nước ngoài -
Carlsberg - có ưu thế về đội ngũ nhân viên tiếp xúc với các công nghệ và kĩ thuật tiên
tiến trên thế giới, điều này khiến cho quá trình từ đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về dự án
đến kiểm tra, giám sát dự án được chặt chẽ, tránh sai sót trong kiểm định và nghiệm
thu dự án.
• Thiết kế máy do công ty đảm nhận nên các yêu cầu kĩ thuật được đề ra
sát với nhu cầu đề ra, phù hợp với thực trạng công suất hiện có.
• Các gói thầu về trang thiết bị được chia nhỏ nên có nhiều lựa chọn về

phương án dự thầu cho công ty. Tránh tình trạng một nhà thầu đảm nhiệm hết phần kỹ
thuật gây khó khăn trong việc tìm kiếm công ty tham gia dự thầu.
+ Khó khăn:
ĐIỀN GÌ ĐÂY 16
17Lung tung
• Các gói thầu về kỹ thuật gặp khó khăn khi giá cả vật liệu gia tăng so với
dự kiến làm nảy sinh vấn đề trong việc tìm kiếm trang thiết bị, linh kiện cho các dây
chuyền sản xuất phù hợp với yêu cầu nhưng vẫn đảm bảo trong phạm vi vốn của dự
án.
• Nhà thầu phụ Việt Nam mà công ty dự định chọn làm đối tác chiến lược
bị đối thủ cạnh tranh chi phối.
1.2.2. Đánh giá tình hình HBL hiện nay:
Điểm mạnh (Strengths)
- Các sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá
cao về:
+ Chất lượng: nhờ HBL là công ty Bia duy
nhất chỉ sản xuất tại 1 chỗ, nguồn nước sông
Hương được người tiêu dùng đánh giá cao và
xem là tiêu chí tạo nên “gu” bia của HBL.
+ Mẫu mã: thiết kế logo HBL đẹp mắt và
mức độ nhân biết cao, tạo cảm giác thân thuộc
đối với người tiêu dùng
- Hệ thống phân phối và đại lý sâu rộng và
khá vững chắc ở khu vực thị trường chính.
Mức độ trung thành của đại lý cao.
- Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc nhiệt
tình, năng động, sáng tạo, cống hiến và trung
thành với công ty. Đặc biệt đội ngũ cán bộ
lãnh đạo là những người rất có năng lực và
nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất kinh

doanh bia
- Là công ty có thâm niên hoạt động lâu
trong ngành kinh doanh bia rượu nước giải
khát nên HBL nhận được sự tin tưởng ủng hộ
của người tiêu dùng trên địa bàn miền Trung.
Cơ hội (Opportunities)
- Thị trường bia Việt Nam đang phát
triển với tốc độ nhanh.
- Việc tăng vốn đầu tư mở rộng công
suất và thị trường của Công ty là cơ
hội cho sự phát triển
-Trong những năm gần đây, bia
rượu nước giải khát đã trở thành một
thứ đồ uống thông dụng, là nhu cầu
thật sự của một bộ phận đáng kể dân
cư nước ta. Hiện nay đời sống của
người dân ngày càng được nâng cao,
nhu cầu ăn ngon mặc đẹp theo đó
cũng tăng theo thì nhu cầu bia rượu sẽ
tăng đáng kể, nhất là vào các dịp lễ
tết. Đây sẽ là cơ hội kinh doanh tốt
cho công ty
-Trong những năm qua, Chính phủ
nước ta đã ban hành nhiều luật mới
như Luật doanh nghiệp, Luật thương
mại, Luật đầu tư nước ngoài, đồng
thời thực hiện chính sách tự do hóa
thương mại, tạo ưu đãi đối với nhà
ĐIỀN GÌ ĐÂY 17
18Lung tung

Sau gần 20 năm hoạt động công ty đã có được
một bộ phận khách hàng trung thành ở tỉnh
Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói
chung.
- Là một công ty hoạt động có hiệu quả tốt,
đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nên HBL đã nhận
được sự hỗ trợ cao từ chính quyền tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Công nghệ sản xuất và nguyên liệu có chất
lượng cao.
- Được sự hỗ trợ lớn từ tập đoàn Carlsberg với
hơn 160 năm kinh nghiệm về ngành bia
đầu tư nước ngoài…Tất cả những
điều trên đã tạo nên một môi trường
cạnh tranh lành mạnh tác động tích
cực đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện
tốt cho công ty mở rộng thị trường
tiêu thụ.
Điểm yếu (Weaknesses)
- Các thị trường chính của HBL (từ Huế đến
Nghệ An) chiếm đến gần 95% tổng sản lượng
tiêu thụ. Tuy nhiên, vùng thị trường này có 2
điểm yếu: thứ nhất: Chịu ảnh hưởng của yếu tố
mùa vụ rất rõ rệt. Thứ hai: dễ rơi vào thế bị
kẹp giữa 2 gọng kìm khi SABECO tấn công từ
phía Nam và HABECO tấn công từ phía Bắc
- Các thị trường khác bên ngoài thị trường
chính, hệ thống phân phối của HBL còn rất

mỏng, luôn ở thế yếu so với đối thủ cạnh tranh
- Các đầu tư cho phát triển thị trường chưa
mang tính dài hạn mà còn tập trung nhiều vào
ngắn hạn, giải quyết những vấn đề trước mắt
- Chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển
thị trường
- Các hoạt động Marketing còn chưa được
chú trọng đúng mức, các công tác quảng cáo
Thách thức (Threats)
- Các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là
SABECO và HABECO ngày càng gia
tăng áp lực cạnh tranh vào thị trường
chính của HBL với sự đầu tư lớn, quy
mô và bài bản
- Đà tăng trưởng kinh tế của khu
vực miền Trung nói chung là chậm
hơn so với 2 đầu đất nước. Do vậy
trong vài năm tới tốc độ tăng mức tiêu
thụ bia ở khu vực miền Trung dự đoán
sẽ chậm lại
- Thị trường bia Việt Nam dự báo
sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm
tới, hàng loạt sản phẩm bia và các
thức uống giải khát khác xuất hiện.
Tham gia vào cuộc cạnh tranh này
ngoài các hãng bia trong nước còn có
ĐIỀN GÌ ĐÂY 18
19Lung tung
cho sản phẩm mới chưa được quan tâm đúng
mức nên chưa tạo được sự nhận biết nhiều về

các sản phẩm này trong khách hàng
- Công suất hoạt động tuy đã tăng mạnh qua
các năm nhưng vẫn còn hạn chế chưa có khả
năng cung ứng đủ sản phẩm cho thị trường
nhất là trong những mùa cao điểm như mùa hè,
mùa lễ tết…
sự góp mặt của các nhà sản xuất nước
ngoài có tên tuổi có công nghệ hiện
đại. Vì vậy trong thời gian sắp tới
HBL sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất
lớn
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của
HBL chủ yếu là các tỉnh và thành phố
ở Bắc miền Trung, là nơi tập trung rất
nhiều hãng bia tên tuổi, có kinh
nghiệm quản lý, sản xuất từ lâu đời.
Do đó công ty sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường
- Công suất hoạt động tuy đã tăng
mạnh qua các năm nhưng vẫn còn hạn
chế chưa có khả năng cung ứng đủ sản
phẩm cho thị trường. Hoạt động bán
hàng cũng như sản xuất chịu nhiều
ảnh hưởng của thời tiết. Thị trường
chính của Công ty là các tỉnh Bắc
miền Trung, nơi có khí hậu khắc
nghiệt, thường xuyên diễn ra mưa bão
, lũ lụt nên khả năng sản xuất và tiêu
thụ ở nhưng thời điểm đó còn bị hạn
chế.

Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, bộ phận
Marketing xin đưa ra một số chiến lược mang tính tham khảo cho Hội đồng quản trị
Công ty trong thời gian tới:
Chiến lược: S-W
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch
marketing hiệu quả trên cơ sở tăng
Chiến lược: S-O
- Tận dụng mạng lưới đang có tăng cường
xuất khẩu sản phẩm, đặc biệt là các thị trường
ĐIỀN GÌ ĐÂY 19
20Lung tung
cường đội ngũ marketing chuyên
nghiệp; xây dựng chiến lược phát triển
thương hiệu và chiến lược phát triển kinh
doanh một cách toàn diện.
- Đa dạng hoá sản phẩm, phù hợp với nhu
cầu thị trường, chú trọng các sản phẩm có
chất lượng cao như: bia tươi
mới xuất hiện.
- Sử dụng công nghệ cao, nghiên cứu phát
triển sản phẩm cao cấp.
- Mở rộng thị trường, phát huy điểm mạnh về
chất lượng và hương vị sản phẩm dễ xâm
nhập vào khu vực thị trường Bắc miền Trung.
Chiến lược: O-T
- Phân tích và nắm bắt kịp thời các thayđổi
trong chính sách, pháp luật của Nhà nước
nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, đảm
bảo sự ổn định và phát triển bền vững của
công ty.

- Tăng cường điều tra xã hội để nắm bắt kịp
thời xu thế, nhu cầu, đòi hỏi của xã hội đặc
biệt là nam giới trong độ tuổi lao động
nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu, đòi hỏi của
khách hàng.
Chiến lược: W-T
- Đổi mới chính sách: tuyển dụng, bố trí công
việc, tiền lương…nhằm phát huy sức sáng
tạo, thu hút và giữ chân nhân tài.
- Tăng cường lực lượng bán hàng, khắc phục
những điểm yếu của đội ngũ nhân viên tiếp
thị.
Chiến lược: S-T
- Mở rộng phát triển thị trường, hoàn
thiện hệ thống kênh phân phối.
- Chú trọng khâu quản lý chất lượng và
giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
- Phát huy lợi thế cạnh tranh về chất lượng
ổn định, giá cả cạnh tranh để nâng cao vị
thế cạnh tranh.
Chiến lược: W-O
- Cử và tạo điều kiện để cán bộ nhân viên ra
nước ngoài học tập: kỹ năng và kinh nghiệm
quản lý hiện đại; công nghệ sản xuất bia hiện
đại…
- Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong
bộ phận marketing cũng như đội ngũ tiếp thị.
1.2.3. Ứng dụng trình tự phân tích tình thực trạng - Phương hướng giải
quyết cụ thể:
Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT cùng việc đưa ra những tổ hợp chiến lược

có giá trị tham khảo, bộ phận marketing xin đưa ra phương hướng cụ thể phù hợp với
ĐIỀN GÌ ĐÂY 20
21Lung tung
hoàn cảnh, chu kì kinh doanh hiện nay của công ty: Ma trận SWOT cho ta cái nhìn
toàn diện trong việc xác định những vấn đề cấp bách, công ty có khả năng giải quyết
nhanh, gọn, hiệu quả để ưu tiên xử lý trước; những vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối
hợp với các bộ phận khác, không thể giải quyết ngay thì nên được xem xét sau. Cụ thể
là:
Trong cơ chế thị trường cùng với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trong sản xuất kinh doanh, việc có vốn và tập trung vốn nhiều hay ít vào doanh nghiệp
có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy mạnh kinh doanh, mở rộng sản xuất. Đồng
thời nó cũng là nguồn lực để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp, là điều
kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược, kinh doanh, và nó cũng là chất keo để
chắp nối, kết dính các quá trình kinh tế là dầu nhớt để bôi trơn cỗ máy kinh tế vận
động. Như vậy vai trò của vốn rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp nói chung và của HBL nói riêng. Vì vậy theo quan điểm của bộ phận, công ty
nên ưu tiên giải quyết các vấn đề về tài chính. Trước tiên là xem xét lựa chọn việc vay
vốn ở các ngân hàng thương mại trong hoàn cảnh các cổ đông Việt Nam kiên quyết
rút toàn bộ cổ tức, không còn lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào dự án. Đồng thời tận
dụng các thế mạnh sẵn có của mình: HBL luôn được đánh giá tốt về khả năng sinh lời,
có uy tín trong các hoạt động tài chính,… để đạt được những ưu đãi trong vay vốn dài
hạn.
Riêng đối với dự án mở rộng sản xuất của HBL, nguyên nhân xuất phát từ yêu
cầu nâng cao các chỉ tiêu kĩ thuật: quy mô, sản lượng, năng suất… để đáp ứng sự phát
triển của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phục vụ tối đa nhu cầu của thị
trường. Vì vậy, yếu tố kĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng, cần giải quyết không
những nhanh chóng mà phải chính xác, khoa học, phù hợp với yêu cầu khi đưa vào sử
dụng để tránh những thất thoát, lãng phí không đáng có.
“Nhân sự là nguồn lực chính của doanh nghiệp”. Bởi tất cả các hoạt động trong
doanh nghiệp đều cần có nhân sự: từ tài chính đến kỹ thuật, marketing. Nguồn nhân

lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm
một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm
việc. Đối với một dự án quy mô như “Dự án mở rộng sản xuất của Công ty TNHH Bia
ĐIỀN GÌ ĐÂY 21
22Lung tung
Huế”, vai trò nguồn nhân lực lại càng quan trọng hơn, quyết định bước đường đi đến
thành công. Vì vậy, Ban giám đốc cần có sự quan tâm đúng mức đến nguồn lực này.
Những vấn đề vĩ mô nên được xem xét cuối cùng bởi đây là những tác động ảnh
hướng chung đến toàn bộ các doanh nghiệp trên thị trường. Với khả năng của doanh
nghiệp, có thể không giải quyết triệt để được hoặc giải quyết được nhưng rất tốn kém.
Vì vậy đối với vấn đề vĩ mô, công ty nên “tùy cơ ứng biến”. Bộ phận marketing cần
phát huy năng lực cũng như hiệu suất làm việc để có thể phối hợp với các bộ phận
khác giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng, mềm dẻo, tiết kiệm chi phí cơ hội
nhất.
2. Tình hình tài chính công ty và tài chính dự án.
2.1. Tài chính công ty
2.1.1. Đặc trưng cơ cấu vốn HBL.
Như tất cả chúng ta đã biết thì từ năm 2003 thì công ty TNHH Bia Huế trở thành
một công ty liên doanh. Vậy doanh nghiệp liên doanh là gì?
1
Việc liên doanh sẽ dẫn đến sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh
của các nhà đầu tư Đan Mạch và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên
sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng
cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu. Trong trường hợp HBL
thì phía Việt Nam và Đan Mạch cùng nắm giữ cổ phần ngang nhau là 50 – 50. Trong
đó thì phía Đan Mạch chỉ có 1 nhà đầu tư thống nhất đó là công ty Carlsberg còn Việt
Nam là các nhà đầu tư nhỏ lẻ không thông nhất vì thế sẽ có ý kiến trái chiều trong
nhiều quyết định trong khi đối tác Đan Mạch lại đồng nhất. Vì thế, phía đối tác Đan
Mạch rất có lợi thế trong việc ra các quyết định quan trọng trong dự án mở rộng sản
xuất này như việc lựa chọn phương pháp đa nhà thầu thay vì các phương pháp như

chìa khóa trao tay, xây dựng – chuyển giao như phía Việt Nam mong muốn… Mặt
khác, trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn thực hiện dự án khi các đối tác Việt
Nam rút phần lợi nhuận giữ lại, hoặc tiềm lực tài chính còn hạn chế thì sự hỗ trợ về
kinh phí dựa án của đối tác Đan Mạch là rất đáng kể. Hơn nữa, với việc nắm giữ 50%
1
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam
hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Nguồn: Wikipedia
ĐIỀN GÌ ĐÂY 22
23Lung tung
số vốn, tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất diễn ra
nhanh chóng bởi chính Carlsberg cũng có lợi ích và nghĩa vụ rất lớn trong sự thành
bại của HBL.
2.1.2. Báo cáo tài chính và phân tích cơ bản về tình hình tài chính công
ty.
2.1.2.1. Phân tích chỉ số:
Các BCTC (Bảng Cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, và lưu chuyển tiền tệ)
cung cấp các đầu vào cơ bản và hữu dụng cho quá trình phân tích, đánh giá sức khoẻ
tài chính của công ty. Các nội dung chính của hiệu quả tài chính bao gồm:
(1) Khả năng thanh toán ngắn hạn
(2) Các chỉ tiêu tài chính với hoạt động kinh doanh
(3) Đòn bẩy tài chính
(4) Năng lực tạo lợi nhuận
2.1.2.1.1. Các chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
Một tài sản có tính thanh khoản cao hay là tài sản thanh khoản (liquid asset) là
loại tài sản có thể mua bán giao dịch trên thị trường và có thể nhanh chóng chuyển đổi
thành tiền với giá hiện hành trên thị trường; và “vị thế thanh khoản” của công ty trả
lời cho câu hỏi: “Công ty liệu có đủ khả năng chi trả những khoản nợ khi chúng đến

hạn trong năm tới hay không?”
Hai chỉ số thanh khoản thường được sử dụng là: tỷ số thanh khoản hiện hành và
chỉ số thanh khoản nhanh.
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Chỉ số TK hiện hành
2.63 1.99 2.1 1.57 1.7 1.63
Chỉ số TK nhanh
2.58 1.98 2 1.56 1.69 1.62
Các chỉ số khả năng thanh toán qua các năm của Huda bia
ĐIỀN GÌ ĐÂY 23
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Chỉ số TK hiện hành 7.42 6.62 5.70
Chỉ số TK nhanh 6.86 5.92 5.22
24Lung tung
Các chỉ số thanh khoản qua các năm của Sabeco
Các chỉ số thanh khoản qua các năm của Habeco
Thông qua bảng thông kê chỉ số thanh khoản từ năm 2001-2006, ta có thể thấy
tình hình thanh khoản hiện thời của công ty nhìn chung có biến động từ năm 2001 đến
2006. Tuy biến động là vậy nhưng các chỉ số này luôn lớn hơn một có nghĩa là nguồn
nợ ngắn hạn của công ty vẫn được đảm bảo, khi cần tiền trong khoản thời gian ngắn
công ty có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Về mặt lý thuyết chỉ số thanh khoản của
công ty vẫn không thể xem là tốt khi mà chỉ số thanh toán hiện hành của công ty lại
thấp hơn 3 và có xu hướng giảm đi. Bên cạnh đó so sánh với hai công ty lớn cùng
ngành là Habeco và Sabeco, bộ phận tài chính nhận thấy rằng khả năng thanh toán
hiện hành của công ty còn rất thấp so với hai công ty này. Công ty cần xem xét để cải
thiện chỉ số này đặc biệt khi ngành bia là ngành có khả năng quay vòng vốn nhanh bởi
các sản phẩm làm ra có thể tiêu thụ trong thời gian ngắn. Đồng thời, cần xem xét tại
sao hai đối thủ cạnh tranh trên lại có chỉ số thanh khoản hiện thời lại cao như vậy bởi
đây là một lợi thế cho bất cứ công ty nào khi có dự án mở rộng sản xuất và cần nguồn

vốn gấp.
Vì đặc tính của ngành HTK tương đối lớn nên để chính xác khả năng thanh
khoản của công ty ta cần nghiên cứu chỉ số TK nhanh (HTK khó thanh khoản nhất).
Từ năm 2001-2006, chỉ số thanh khoản nhanh của HBL duy trì ở mức khá ổn định,
tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần từ 2005-2006, đặc biệt vào năm 2006, chỉ số
ĐIỀN GÌ ĐÂY 24
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Chỉ số TK hiện hành
11.11 10.27 8.14
Chỉ số TK nhanh
7.81 9.65 2.24
25Lung tung
thanh khoản nhanh của HBL chỉ là 0.72, thấp nhất trong tất cả các năm. Với tình hình
này, công ty có thể gặp khó khăn nếu các khoản nợ ngân hàng đều đến hạn thanh toán.
HBL cần có các biện pháp để cắt giảm HTK một cách hợp lý. Nhận thấy rằng chỉ số
thanh khoản nhanh và chỉ số thanh khoản hiện hành của công ty dường như có sự sai
biệt rất nhỏ khoảng 0.2. Điều này cho thấy hàng tồn kho của công ty không lớn so với
giá trị các tài sản ngắn hạn khác trong khi Sabeco và Habeco lại có lượng hàng tồn
kho chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản lưu động. Kết hợp với các số liệu về
bán hàng và lượng bia sản xuất ra bộ phận tài chính thấy rằng đây cũng có thể xem là
dấu hiệu đáng mừng cho công ty khi mà công ty sản xuất ra có thể bán được nhanh
chóng. Nhưng đây cũng đặt ra yêu cầu bức thiết cho công ty lượng hàng tồn kho thấp
sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Do đó công ty cần suy nghĩ
đến phương án mở rộng công suất gia tăng sản lượng để tăng vị thế cạnh tranh của
công ty trên thị trường. Bên cạnh đó, qua số liệu có thấy thấy được mặc dù có sự biến
động qua các năm nhưng chỉ số này vẫn giữ ở mức trên 1. Cho nên có thể rút ra kết
luận rằng công ty vẫn có khả năng trả nợ ngắn hạn mà không cần thanh lý hàng tồn
kho. Khi đem so sánh với các công ty cùng ngành cũng thì như chỉ số thanh toán hiện
hành, chỉ số thanh toán nhanh của công ty lại thấp hơn nhiều so với Habeco và
Sabeco. Bộ phận tài chính vẫn đưa ra đề xuất như chỉ số thanh khoản hiện hành để

sớm làm rõ những vấn đề đã nêu ở phần trên.
Cuối cùng có một đặc điểm nhận thấy ở cả công ty THHH bia Huế và Sabeco
cũng như Habeco là hai chỉ số thanh khoản này có xu hướng biến động giảm theo thời
gian. Theo như tìm hiểu của bộ phận tài chính thì nguyên nhân có thể xuất phát từ
việc các công ty đang tăng cường vay vốn để đầu tư vào sản xuất do đó tốc độ tăng
của tài sản lưu động thấp hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.
2.1.2.1.2. Chỉ tiêu tài chính với hoạt động kinh doanh
Các chỉ tiêu tài chính với hoạt động kinh doanh được xây dựng để đo lường hiệu
quả quản lý và sử dụng tài sản. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
ĐIỀN GÌ ĐÂY 25

×