Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

YẾU TỐ RỦI RO ẢNH HUỞNG ĐẾN SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH ZSCORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.96 KB, 65 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN/ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

YẾU TỐ RỦI RO ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ
PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM THEO
MÔ HÌNH ZSCORE
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.s Nguyễn Duy Sửu
Ngƣời thực hiện: Trịnh Thị Hồng Hạnh
Lê Hoành Khanh
Lớp:

110B0101

Khóa:

ĐH15

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ của ngƣời khác. Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng Đại
học Tôn Đức Thắng thành phố Hồ Chí Minh, nhóm em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan
tâm, hƣớng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm em xin gửi đến thầy Thạc sĩ Nguyễn Duy
Sửu đã tận tình hƣớng dẫn và hỗ trợ em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp


này.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Tài chính – Ngân hàng trƣờng Đại
học Tôn Đức Thắng đã tận tình truyền đạt kiến thức và hỗ trợ em trong những năm học
tập tại trƣờng. Với vốn kiến thức quý giá mà thầy cô chỉ dạy không chỉ là nền tảng cho
quá trình làm luân văn của em mà còn là hành trang để em bƣớc vào đời một cách
vững vàng và tự tin hơn.
Cuối cùng nhóm em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều
thành công trong công việc và cuộc sống.
Trân trọng kính chào.
Sinh viên thực hiện


LỜI CAM ĐOAN

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm tôi và đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Duy Sửu. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào nhóm tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trƣờng đại học Tôn Đức Thắng không liên
quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện
(nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
Tác giả
(ký tên và ghi rõ họ tên)



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2015
Ký tên


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2015
Ký tên


TÓM TẮT
Hệ thống ngân hàng đƣợc xem là bà đỡ của nền kinh tế, có tác động và vai trò
lớn trong việc kích thích và điều hòa sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Hàng loạt các
ngân hàng ra đời và cung cấp đa dạng các loại sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của
ngƣời dân, huy động và tín dụng là hoạt động chính để các ngân hàng tồn tại và phát
triển; tuy nhiên rủi ro do các hoạt động này đem lại cũng là vấn đề đáng lo ngại, nhất là
nguy cơ sụp đổ do không đủ tiềm lực để trụ vững giữa sự cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện
nay. Vì vậy mà bài viết này đã thu thập số liệu để nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu
tố rủi ro và nguy cơ phá sản của 32 ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam trong thời gian
từ 2006 đến 2014 bằng việc sử dụng phƣơng pháp mô hình chỉ số Zscore để đánh giá

hoạt động của các ngân hàng hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa rủi ro vốn
ngân hàng LEV, rủi ro tín dụng LLR và biến chi phí xử lý nợ xấu LLP có mối quan hệ
đồng biến với Zscore và nghịch biến với rủi ro; biến chi phí lƣơng và trợ cấp CtI
nghich biến với zscore và đồng biến với rủi ro. Trong những nghiên cứu trƣớc đây,
biến LLP đồng biến với rủi ro nhƣng trong bài nghiên cứu này LLP lại nghịch biến với
rủi ro; biến CtI trong nghiên cứu trƣớc đây của Halling năm 2006 không có ý nghĩa
thống kê nhƣng bài nghiên cứu này lại cho thấy đƣợc ý nghĩa thống kê của CtI; còn
biến NIR trong nghiên cứu trƣớc có ý nghĩa nhƣng khi áp dụng cho các ngân hàng thì
không có ý nghĩa; đây có thể là những đóng góp mới cho đề tài. Theo nhƣ kết quả nhận
đƣợc, để đem lại lợi nhuận và hạn chế rủi ro cũng nhƣ nguy cơ phá sản cho các ngân
hàng cần phải quản lý các biến rủi ro LLR, LLP, LEV, CtI thật tốt.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................
TÓM TẮT ..................................................................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................
DANH MỤC CÁC B ẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2

1.3.


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2

1.4.

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2

1.5.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2

1.6.

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 3

1.7.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 3

1.8.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 3

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................... 4
2.1.

LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ PHÁ SẢN ............................................................ 4

2.1.1.

Rủi ro.................................................................................................................... 4


2.1.2.

Phá sản ................................................................................................................. 5

2.1.3.

Mối quan hệ giữa rủi ro với nguy cơ phá sản ngân hàng .............................. 7

2.2.

LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ RỦI RO NGÂN HÀNG ................................. 8

2.2.1.

Nghiên cứu về rủi ro ngân hàng........................................................................ 8


2.2.2.
2.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro ngân hàng.................................................... 9

NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ........................................................ 17

2.3.1.

LEV – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng huy động ......................................... 17

2.3.2.


LLR – Tỷ lệ dự phòng nợ xấu......................................................................... 18

2.3.3.

LLP – Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ............................................... 18

2.3.4.

NIR – Tỷ lệ thu nhập lãi thuần........................................................................ 19

2.3.5.

CtI – Tỷ lệ chi phí lƣơng và trợ cấp ............................................................... 20

2.3.6.

LDR – Tỷ lệ cho vay ........................................................................................ 20

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 22
3.1.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 22

3.2.

BIẾN NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 22

3.2.1.


Biến phụ thuộc .................................................................................................. 22

3.2.2.

Biến độc lập....................................................................................................... 22

3.3.

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 23

3.4.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 24

3.5.

TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 24

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 25
4.1.

PHÂN TÍCH MÔ TẢ .............................................................................................. 25

4.1.1.

LLR – Tỷ lệ dự phòng nợ xấu......................................................................... 25

4.1.2.

LLP –Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ................................................ 26


4.1.3.

LEV – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng huy động ......................................... 26

4.1.4.

NIR – Tỷ lệ thu nhập lãi thuần........................................................................ 27


4.1.5.

CtI – Tỷ lệ chi phí lƣơng và trợ cấp ............................................................... 28

4.1.6.

LDR – Tỷ lệ cho vay ........................................................................................ 29

4.2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ CÁC KẾT QUẢ KIỂM

ĐỊNH .................................................................................................................................... 30
4.2.1.

Thống kê mô tả ................................................................................................. 30

4.2.2.

Phân tích tƣơng quan Pearson ......................................................................... 34


4.2.3.

Tổng hợp kết quả hồi quy ................................................................................ 36

4.2.4

Ý nghĩa kết quả hồi quy .................................................................................. 37

4.2.5

Xem xét tính phù hợp của mô hình và các hiện tƣợng đa công tuyến, tự

tƣơng quan trong mô hình .............................................................................................. 42
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN ................................................................................................... 44
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 44
5.1.

GIẢI PHÁP ............................................................................................................... 45

5.1.1.

Giải pháp nâng vốn chủ sở hữu ...................................................................... 45

5.1.2.

Giải pháp xử lý nợ xấu..................................................................................... 45

5.1.3.


Giải pháp kiểm soát chi phí lƣơng và phụ cấp.............................................. 46

5.2.

HẠN CHẾ................................................................................................................. 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 49
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 50


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam không ngừng khẳng định uy
tín và thƣơng hiệu của mình thông qua sự đa dạng hóa và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ.
Tuy nhiên xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày một diễn ra gay gắt đã đặt hệ thống ngân
hàng Việt Nam trƣớc những cơ hội mới nhƣng cũng không ít khó khăn cần phải đối
mặt, trong đó nguy cơ phá sản vẫn luôn là mối lo ngại cho các ngân hàng.
Với thực tế Việt Nam hiện nay, việc phá sản Tổ chức tín dụng, đặc biệt là phá
sản ngân hàng là vấn đề nhạy cảm, có thể gây ảnh hƣởng đáng kể đến nền kinh tế và hệ
thống tài chính quốc gia, đặc biệt là ngƣời gửi tiền, dẫn đến nguy cơ rút tiền hàng loạt,
gây đổ vỡ dây chuyền đối với hệ thống TCTD Việt Nam. Do đó, thời gian qua, trong
quá trình triển khai các biện pháp tái cơ cấu các TCTD yếu kém, NHNN đã ƣu tiên áp
dụng các giải pháp tối thiểu hóa chi phí cho Nhà nƣớc và xã hội nhƣ các ngân hàng tự
củng cố dƣới hình thức kêu gọi các đối tác mới tham gia hoặc tìm kiếm đối tác để thỏa
thuận tự nguyện sáp nhập, hợp nhất… Trƣờng hợp không thực hiện đƣợc các giải pháp
này, NHNN mới can thiệp theo quy định của pháp luật, và điều này rất hy hữu.
Và không để dẫn đến việc phá sản thì mỗi ngân hàng cần phải biết phòng ngừa
và quản lý rủi ro chặt chẽ hơn. Chính vì điều này và sau một thời gian tìm hiểu nhóm
tôi đã chọn đề tài Yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự phá sản của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam theo mô hình Zscore để nghiên cứu và phân tích nhằm đƣa
ra các biến có ý nghĩa đối với việc phòng ngừa rủi ro phá sản và các giải pháp để quản

lý hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Để hoàn thành bài luận văn nghiên cứu này, nhóm em xin chân thành cảm ơn sự
hƣớng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Duy Sửu.
Thân cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2015

Sinh viên thực hiện


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

C
CtI

Tỷ lệ chi phí lƣơng và trợ cấp

L
LDR

Tỷ lệ cho vay

LEV

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

LLR


Tỷ lệ dự phòng nợ xấu

LLP

Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

N
NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

NIR

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần

S
SSC

Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc Việt Nam

T
TCTD


Tổ chức tín dụng

Z
Zscore

Hệ số nguy cơ phá sản


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 4.1: Mối quan hệ kỳ vọng của các biến với chỉ số Zscore và rủi ro ..................... 30
Bảng 4.2: Thống kê mô tả .................................................................................................... 31
Bảng 4.3: Phân tích tƣơng quan Pearson ............................................................................ 34
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình 1 ................................................................................. 37
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình 1 sau khi loại bỏ các biến không có ý nghĩa ......... 37


1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tái cấu trúc ngân hàng ngày nay không còn là vấn đề mới đối với Việt Nam và

thế giới. Ngành ngân hàng đã trải qua hai lần tái cấu trúc vào năm 1987 – 1988 và 1999
– 2001. Lần thứ nhất tái cấu trúc là khi xảy ra vỡ nợ của hệ thống hợp tác xã tín dụng.
Lần thứ hai tái cấu trúc với cách làm mới là đƣa các NHTM nhà nƣớc tham gia và
kiểm soát việc giải thể khi các NHTMCP có dấu hiệu yếu kém và nợ xấu; kết quả là

giảm đƣợc tỉ lệ nợ xấu hệ thống từ 24% năm 1998 xuống còn 15% năm 2001.
Tại Thái Lan, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ngân hàng trung ƣơng
Thái Lan cũng từng bƣớc tái cấu trúc hệ thống tài chính – ngân hàng; tƣơng tự tái cấu
trúc cũng diễn ra ở các nƣớc Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc. Đến nay nhiều chuyên
gia uy tín trong nƣớc và ngoài nƣớc đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực để tái cấu trúc
thành công lần thứ ba. Các nghiên cứu về rủi ro ngân hàng nhƣ: lãi suất, thanh khoản,
tín dụng, tỷ giá, tác nghiệp rất thời sự và chất lƣợng cao.
Chấp nhận và quản lý rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng.
Tuy nhiên, các loại rủi ro phải đƣợc ngân hàng tính đến trong chiến lƣợc kinh doanh và
cần đƣợc hiểu thấu đáo, đo lƣờng, kiểm soát và nằm trong khả năng sẵn sàng ứng phó
của ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM với
nhau và giữa khối NHTM trong nƣớc với khối NHTM nƣớc ngoài (vốn có nhiều thế
mạnh hơn về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm quản lý), các NHTM phải tìm cách
vƣợt qua khó khăn, chớp lấy cơ hội để có thể đứng vững và phát triển.
Hầu hết những nghiên cứu gần đây về sự khánh kiệt và phá sản đều phản ánh về
các doanh nghiệp ngoài ngành tài chính – ngân hàng. Vì vậy mà việc nghiên cứu và
phân tích về rủi ro trong ngành ngân hàng nhằm tìm ra những biện pháp quản lý và
nâng cao chất lƣợng hoạt động của các ngân hàng là rất cần thiết và cấp bách trong giai
đoạn hiện nay.


2

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu dùng mẫu 32 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2014,

trong đó một vài ngân hàng có thời gian hoạt động ngắn hơn nên lấy số liệu từ khi bắt
đầu hoạt động cho đến nay. Và sử dụng phƣơng pháp định lƣợng nhằm xác định sự tác

động của các chỉ tiêu đặc trƣng đến rủi ro ngân hàng thông qua các biến: (1) LLR tỉ lệ
dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên dƣ nợ cho vay khách hàng; (2) LLP tỉ lệ chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng trên thu nhập lãi thuần; (3) LEV tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng huy động; (4) NIR tỉ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản bình quân; (5) Ctl tỉ lệ
chi lƣơng và phụ cấp trên tổng thu nhập hoạt động ngân hàng và (6) LDR Tỷ lệ cho
vay trên tổng nợ phải trả.
1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các yếu tố rủi ro có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với việc quản trị rủi ro trong hệ

thống ngân hàng?
Yếu tố rủi ro nào là mấu chốt dẫn đến sự phá sản của các NHTM tại Việt Nam?
Thành công của việc sử dụng mô hình định lƣợng để xác định các yếu tố ảnh
hƣởng đến sự phá sản của các NHTM tại Việt Nam trong những năm qua là gì?
Hạn chế và những giải pháp để khắc phục những khó khăn của hệ thống NHTM
hiện nay cần đƣợc thực hiện là gì và có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với ngành ngân hàng?
1.4.

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý

và kinh doanh ngân hàng, tránh tình trạng dẫn đến việc phá sản của các NHTM Việt
Nam.
Phân tích và đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro tại các NHTM tại Việt Nam
nói riêng và hệ thống ngành ngân hàng nói chung thông qua các yếu tố rủi ro.
Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và tăng cƣờng quản trị rủi ro trong
ngành ngân hàng.
1.5.


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3

Dùng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để xác định mối quan hệ giữa 6 biến
độc lập đại diện cho tài sản, nguồn vốn, các rủi ro thành phần với rủi ro ngân hàng.
Dùng kỹ thuật hồi quy bảng thông qua hồi quy tuyến tính đa biến và phân tích
tƣơng quan Pearson để xác định tự tƣơng quan giữa các biến.
1.6.

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu: Vấn đề quản trị rủi ro để tránh tình trạng dẫn đến sự phá

sản của các NHTM tại Việt Nam thông qua các yếu tố rủi ro.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến sự phá
sản của các NHTM tại Việt Nam từ năm 2006 đến 2014. Đó là: LLR, LLP, LEV, NIR,
Ctl, LDR.
1.7.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về khái niệm rủi ro, phá sản và mối quan hệ

giữa các yếu tố rủi ro với sự phá sản; các phƣơng pháp đo lƣờng và các công cụ quản
trị rủi ro, các điều kiện để áp dụng các phƣơng pháp và công cụ đó.
Chỉ ra đƣợc những thành công, hạn chế của các NHTM trong việc quản trị rủi ro
để tránh dẫn đến tình trạng phá sản thông qua việc kiểm soát các yếu tố rủi ro; đề xuất
các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các NHTM tại Việt Nam nói
riêng và ngành ngân hàng nói chung.
1.8.


KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Giới thiệu và Kết luận, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành ba

chƣơng, tổng cộng bài luận văn có 5 chƣơng:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về đề tài
Chương 5: Kết luận và giải pháp


4

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.

LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ PHÁ SẢN

2.1.1. Rủi ro
2.1.1.1.

Khái niệm

Theo định nghĩa truyền thống rủi ro là những sự kiện có thể làm mất mát tài sản
hay làm phát sinh một khoản nợ. Định nghĩa hiện đại về rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn
và không chỉ tính đến rủi ro tài chính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến
những mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lƣợc: “Rủi ro là khả năng những sự kiện
chƣa chắc chắn trong tƣơng lai sẽ làm cho chủ thể không đạt đƣợc những mục tiêu

chiến lƣợc và mục tiêu hoạt động, cũng nhƣ chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ
hội thị trƣờng”.
Theo tài liệu SSC (State Security Commission of Viet Nam) cung cấp sử dụng
trong hội thảo “Quản trị rủi ro đối với Ngân hàng thƣơng mại” tại thành phố Hồ Chí
Minh ngày 4-5/8/2006 thì định nghĩa: “Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là khả năng
một hành động hoặc một sự kiện nào đó có thể đem lại những kết quả bất lợi ảnh
hƣởng trực tiếp đến nguồn thu nhập hay nguồn vốn của tổ chức hoặc tạo ra các trở ngại
ngăn cản tổ chức tiếp tục kinh doanh và tận dụng cơ hội tạo ra lợi nhuận”.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đƣợc hiểu là những biến cố không mong đợi
mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực
tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành đƣợc
một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Khi đề cập đến rủi ro, ngƣời ta thƣờng nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trƣng
của rủi ro là biên độ rủi ro (mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra) và tần suất xuất hiện rủi
ro (số trƣờng hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trƣờng hợp đồng khả năng).
Rủi ro là yếu tố khách quan, nên ngƣời ta không thể nào loại trừ đƣợc hẳn mà
chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra.


5

2.1.1.2.

Phân loại

Rủi ro tín dụng: Rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác
không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một Ngân
hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi
khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro này bao gồm cả rủi ro thanh toán khi một bên thứ ba (ví
dụ một Ngân hàng thanh toán) không thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Ngân

hàng này.
Rủi ro hoạt động: Bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà
một Ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là rất
nhiều nhƣ: Việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn
vốn, quản trị không tốt các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ô, thiếu các kế
hoạch khôi phục kinh doanh trong trƣờng hợp xảy ra thảm họa...
Rủi ro thanh khoản: Phát sinh chủ yếu từ xu hƣớng của các Ngân hàng là huy
động ngắn hạn và cho vay dài hạn. Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra nếu nhƣ các khoản
huy động về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của ngƣời gửi tiền, đặc biệt nhƣ
chúng ta đã thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào thì ngƣời gửi tiền sẽ rút tiền của
mình ra nhanh hơn việc ngƣời đi vay sẵn sàng trả nợ.
Rủi ro lãi suất: Thể hiện rủi ro lỗ tiềm tàng của một Ngân hàng do các biến động
của lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau, nhƣ rủi ro xác định
lại lãi suất, rủi ro đƣờng cong lãi suất thay đổi, rủi ro tƣơng quan lãi suất, và rủi ro
quyền chọn đi kèm.
Rủi ro tỷ giá: Phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các
khoản ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho Ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ
khi tỷ giá ngoại hối biến động.
2.1.2. Phá sản
2.1.2.1.

Khái niệm


6

Phá sản doanh nghiệp là hiện tƣợng một doanh nghiệp trong hoạt động kinh
doanh thƣơng mại thực hiện hành vi thƣơng mại, nhƣng vì một lý do nào đó (quản lý
kém, bị thiên tai, hỏa hoạn...) nên không có khả năng thanh toán đƣợc các khoản nợ
đến hạn.

Cần lƣu ý là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và doanh nghiệp bị phá
sản có nhiều điểm khác nhau, cụ thể là:
 Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp đang rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và có thể bị Tòa án tuyên bố phá sản, tuy
nhiên nó cũng có cơ hội đƣợc phục hồi; trong khi đó doanh nghiệp bị phá sản là doanh
nghiệp đã bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản (phù hợp với các quy định của pháp
luật), nó sẽ không còn cơ hội đƣợc phục hồi và phải xóa đăng ký kinh doanh sau khi đã
hoàn tất thủ tục thanh toán.
 Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ mới bị hạn chế một số quyền nhất
định đối với tài sản và một số quyền và lợi ích khác (ví dụ: quyền định đoạt tài sản,
quyền ký kết các hợp đồng…); còn doanh nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp đã bị tƣớc
bỏ toàn bộ quyền hành trên các lĩnh vực hoạt động và tài sản bị thanh toán bắt buộc
cho các chủ nợ theo pháp luật.
Luật Phá sản 2004 của Việt Nam đã đƣa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản tại Điều 3 nhƣ sau: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả
năng thanh toán đƣợc các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào
tình trạng phá sản.”
2.1.2.2.

Phân loại

Căn cứ vào tính chất của sự phá sản:
– Phá sản trung thực: Là sự phá sản do nhựng nguyên nhân có thực gây ra
– Phá sản gian trá: Là sự phá sản do ngƣời kinh doanh sắp đặt trƣớc bằng những
thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ nợ
Căn cứ vào đối tượng đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản:


7


– Phá sản tự nguyện: Là do phía doanh nghiệp tự đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá
sản khi thấy mình mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không còn cách nào
để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn đó.
– Phá sản bắt buộc : Là do chủ nợ đệ đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản đối với
doanh nghiệp mắc nợ, bản thân doanh nghiệp không muốn bị tuyên bố phá sản.
2.1.2.3.

Một số nhận định về phá sản

Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Kiên quyết thực hiện tái cơ cấu ngân
hàng vì an toàn của hệ thống, vì lợi ích của ngƣời dân. Dứt khoát các ngân hàng yếu
kém phải kiểm soát chặt chẽ, cần thiết thì sáp nhập, giải thể theo đúng pháp luật”
Cũng theo chuyên gia ngân hàng, thông điệp cho phá sản ngân hàng yếu kém
đƣợc ngƣời đứng đầu Chính phủ đƣa ra còn nhằm mục đích chấn chỉnh hoạt động tái
cơ cấu của các ngân hàng. Trên thực tế, nhiều ngân hàng thƣơng mại cổ phần thời gian
qua đã nghiêm túc thực hiện tái cơ cấu bằng những hành động cụ thể nhƣ cơ cấu lại bộ
phận tín dụng, nhận diện thƣơng hiệu, đẩy mạnh dịch vụ trên internet, sản phẩm tín
dụng, chiến lƣợc phát triển ngân hàng…
Đề cập tới việc cho phá sản ngân hàng yếu kém, ông Keith Pogson, lãnh đạo
phụ trách Dịch vụ tài chính - ngân hàng Tập đoàn Ernst & Young khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng bày tỏ: “Việt Nam nên áp dụng Luật Phá sản cho những ngân hàng
quá yếu kém. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, chúng tôi có khái niệm “ngân hàng Zombie”
(xác sống) để chỉ những ngân hàng vẫn tồn tại, nhƣng không hoạt động đƣợc.Với
những ngân hàng này, cần cho phá sản”.
2.1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro với nguy cơ phá sản ngân hàng
Rủi ro xảy ra có ảnh hƣởng trực tiếp đến kinh doanh của ngân hàng, ảnh hƣởng
đến nguồn thu nhập, thậm chí ngân hàng phải lấy vốn tự có của mình để bù đắp các
khoản thiếu hụt do rủi ro gây ra, lúc đó khả năng thanh toán của ngân hàng kém đi và
lòng tin của khách hàng không còn nữa, ngƣời gửi tiền muốn rút tiền để tránh rủi ro
cho chính bản thân họ và ngƣời vay không muốn vay ở đó nữa, họ chuyển sang ngân



8

hàng khác. Vì vậy khi rủi ro ở mức nhỏ, ngân hàng có thể bù đắp bằng lợi nhuận kinh
doanh hoặc bị lỗ; nhƣng khi rủi ro ở mức độ nghiêm trọng, nguồn vốn tự có của ngân
hàng không đủ để bù đắp thiệt hại, tất yếu sẽ dẫn ngân hàng đến bờ vực của sự phá sản.
Nhƣ vậy rủi ro có thể làm đảo lộn thành quả hoạt động nhiều năm, thậm chí trở thành
vấn đề sống còn của ngân hàng.
2.2.

LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ RỦI RO NGÂN HÀNG

2.2.1. Nghiên cứu về rủi ro ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trƣờng, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp đôi. Kinh
tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN đã làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế, tạo sự
bình đẳng trong hoạt động của cácthành phần này và thúc đẩy sự cạnh tranh lẫn nhau
một cách lành mạnh.
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng
không nằm ngoài sự tác động trên. Thậm chí, với hoạt động ngân hàng, hầu nhƣ không
có loại nghiệp vụ nào, không có loại dịch vụ nào của ngân hàng là không có rủi ro bởi
một lẽ là hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng là một hoạt
động rất nhậy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội đều nhanh chóng tác động
đến hoạt động ngân hàng, có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và dẫn đến hiệu quả
của ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của
NHTM luôn chứa đựng những rủi ro “tiềm ẩn”, nó có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt do hàng hoá của nó
là tiền tệ - loại hàng hoá có tính nhạy cảm và sức cuốn hút rất lớn; vì vậy mà rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng cũng rất lớn và đa dạng. Do vậy, nhận thức rõ từng loại rủi
ro, đề ra những biện pháp ngăn chặn phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro
luôn là vấn đề cấp bách thƣờng xuyên liên tục tồn tại song song với hoạt động của

ngân hàng.
Zscore là hệ số dự đoán nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong vòng 2 năm tới
đƣợc Edward I.Altman, Giáo sƣ Tài chính trƣờng Đại học New York (Hoa Kỳ), công


9

bố lần đầu vào tháng 9/1968. Công thức tính hệ số Zscore cổ điển áp dụng cho các
doanh nghiệp sản xuất nhƣ sau: Zscore = 1,2*X1 + 1,4*X2 + 3,3*X3 + 0,6*X4 +
0,999*X5. Trong đó, X1: Vốn lƣu động (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài
sản; X2: Lợi nhuận chƣa phân phối/Tổng tài sản; X3: Lợi nhuận trƣớc lãi vay và
thuế/Tổng tài sản; X4: Vốn hóa thị trƣờng/Tổng nợ phải trả; X5: Doanh thu
thuần/Tổng tài sản doanh nghiệp có Z <= 1,81 đƣợc xem có vấn đề nghiêm trọng về tài
chính, có khả năng cao sẽ phá sản; trong khi Z > 2,99 đƣợc xem là có tình hình tài
chính an toàn.
Đối với công tác quản lí rủi ro tín dụng tại ngân hàng, chỉ số này đƣợc xem là
điểm số đánh giá sức khỏe doanh nghiệp đi vay. Từ những năm 1970 các nghiên cứu
dựa trên thành quả của Altman bắt đầu chuyên sâu vào từng phân ngành cụ thể nhƣ:
ngân hàng, du lịch, công nghệ thông tin, casino... Riêng ngân hàng thì điển hình là sự
đóng góp của Boyd & Graham năm 1986 sử dụng Zscore = [E(ROA) +
Ebq/Abq]/σROA đã đánh giá rủi ro phá sản của tập đoàn tài chính ngân hàng đầu tƣ ra
ngoài lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đến năm 1988 Hannan & Hanweck phát triển chỉ
số rủi ro (the risk index) Z-score = [ROAbq + E/A]/σROA nêu tƣơng tác giữa rủi ro
danh mục ngân hàng và vốn chủ sở hữu, đồng thời cho rằng rủi ro khánh kiệt phụ thuộc
hai thành tố này. Z-score thể hiện việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó khiến
ngân hàng lâm vào trạng thái khánh kiệt và đứng trƣớc nguy cơ phá sản. Cho đến nay
chỉ số Z-score đƣợc áp dụng rộng rãi cho các nghiên cứu về sức khỏe và rủi ro phá sản
ngân hàng.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro ngân hàng
2.2.2.1.


Rủi ro tín dụng

Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thƣờng
xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng. Ngày nay,
nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng
cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên. Để đáp ứng


10

nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điều đó
có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều hơn.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất
khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào... Rủi ro tín dụng nếu không
đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác.
 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
Thực tế kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng
xảy ra là do những nguyên nhân sau:
- Ngân hàng đƣa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ
cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của Ngân hàng.
- Do cán bộ Ngân hàng chƣa chấp hành đúng quy trình cho vay nhƣ: không
đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trƣớc khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản
đảm bảo, cho vay vƣợt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ Ngân hàng không kiểm tra,
giám sát chặt chẽvề tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn thấp nên việc đánh giá các dự
án, hồ sơ xin vay còn chƣa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn
cho vay.
- Cán bộ Ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh

doanh nhƣ: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải
ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ khách hàng.
- Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi
nhuân cao hơn những khoản vay lành mạnh.
- Do áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
- Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ Ngân hàng


11

Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Ngƣời vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động có
rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả đƣợc nợ cho Ngân hàng.
- Do trình độ kinh doanh yếu kếm, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh
doanh của lãnh đạo còn hạn chế.
- Doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tƣ vào tài sản lƣu động và cố định.
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quy trình
công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu
nâng cao chất lƣợng sản phẩm... dẫn tới sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ
đọng trên thị trƣờng khiến cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho
Ngân hàng.
Nguyên nhân khác:
- Do sự thay đổi bất thƣờng của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền kinh
tế không ổn định.... khiến cho cả Ngân hàng và khách hàng không thể ứng phó kịp.
- Do môi trƣờng pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không
kiểm soát đƣợc các hiện tƣợng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng.
- Do sự biến động của kinh tế nhƣ suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát
gia tăng ảnh hƣởng tới doanh nghiệp cũng nhƣ Ngân hàng.
- Chính sách Nhà nƣớc chậm thay đổi hoặc chƣa phù hợp với tình hình phát
triển đất nƣớc.

 Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng
Đối với bản thân Ngân hàng:
Các nhà kinh tế thƣờng gọi Ngân hàng là “ngành kinh doanh rủi ro”. Thực tế đã
chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn nhƣ trong lĩnh
vực kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không những
do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro khách hàng
gây ra. Khi rủi ro xảy ra, trƣớc tiên lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng sẽ bị ảnh


12

hƣởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự
phòng rủi ro và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng mở
rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn,
nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách
hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các NHTM.
Đối với nền kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên quan
đến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới
các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quả
sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đƣơng nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình
tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh
tế chƣa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro
khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên
thị trƣờng tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh
hƣởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp
thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

2.2.2.2.

Rủi ro thanh khoản

 Nguyên nhân dẫn đế rủi ro thanh khoản
- Dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị
hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin. Về phía các NHTM, điều kiện kinh
doanh thuận lợi trong những năm gần đây đã làm nảy sinh tƣ tƣởng chủ quan, tăng
trƣởng tín dụng quá nóng trong khi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất
cân đối một số tƣơng quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ
an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Trong bối cảnh đó, khi


13

Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt một cách quyết liệt nhằm
thu về một khối lƣợng tiền mặt đồng Việt Nam khá lớn từ lƣu thông thì một số NHTM
không thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tƣ;
- Các NHTM đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một
cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan
hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ
gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng;
- Sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng trong thời gian qua, có nguyên
nhân từ việc nhà đầu tƣ nhận thấy rằng khủng hoảng thanh khoản đang hoặc sắp xảy ra
với ngân hàng. Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm mạnh cổ phiếu của các ngân hàng
thƣơng mại cổ phần, đặc biệt là hàng loạt ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhỏ cũng xuất
phát từ vấn đề thanh khoản;
- Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản không ổn
định. Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín
nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lƣợng tiền

ra ồ ạt không dự kiến đƣợc trƣớc hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không
muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro
thanh khoản nếu thị trƣờng hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả năng thanh
khoản. Rủi ro thanh khoản thƣờng đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay
tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những
nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu
ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ
thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Nhƣ vậy, rủi ro thanh
khoản gắn liền với rủi ro tín dụng
 Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro thanh khoản
Đối với các Ngân hàng: Xem xét ở chức năng trung gian tính dụng, nếu mất tính
thanh khoản sẽ:


×