Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch aac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.28 KB, 47 trang )

• 1.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
LỜI MỞ ĐẦU Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền
kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa đến nay, các doanh nghiệp
lớn nhỏ ở Việt Nam ngàycàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Trong bối cảnh nền kinh tếViệt Nam đang phát triển ngày càng nhanh
như hiện nay, đứng trước quá trình toàncầu hoá, để có thể gia nhập vào nền
kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp ViệtNam phải đáp ứng được các
tiêu chuẩn đặt ra, một trong các tiêu chuẩn đó là báocáo tài chính phải trung
thực hợp lý. Cùng với sự đòi hỏi tính minh bạch của báocáo tài chính thì nhu
cầu sử dụng các dịch vụ kiểm toán của các công ty và cácdoanh nghiệp càng
cao. Hiện nay, xã hội đã từng bước nhận thức được tầm quantrọng của kiểm
toán độc lập gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Từđó, đã
tạo ra một môi trường rất thuận lợi cho các Công ty kiểm toán phát triển,
mởrộng tầm hoạt động. Mặt khác, nó cũng đặt ra một thách thức lớn đối với
các Côngty kiểm toán. Một điều tất yếu xảy ra là sự cạnh tranh giữa các
công ty kiểm toán sẽngày càng gay gắt hơn. Chính vì vậy các Công ty kiểm
toán một mặt phải ngày càngnâng cao chất lượng kiểm toán, mặt khác phải
đảm bảo giới hạn về thời gian và chiphí kiểm toán. Để làm được những điều
trên, các kiểm toán viên phải lập kế hoạch,chiến lược kiểm toán chi tiết, đảm
bảo công việc được tiến hành thuận lợi, nhanhchóng nhưng vẫn đem lại hiệu
quả cao. Chất lượng cuộc kiểm toán phải có đượcthông qua việc kiểm toán
viên tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, hiểu biết đầy đủ vềkhách hàng, đánh giá
rủi ro tổng thể và chi tiết. Vì vậy để có được một cuộc kiểmtoán hữu hiệu và
hiệu quả thì cần thiết phải tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro. Đánhgiá rủi ro
kiểm toán là một khâu then chốt mà KTV cần phải thực hiện, làm cơ sởxây
dựng một chiến lược kiểm toán thích hợp, xác định nội dung, phạm vi,
thờigian, định hướng các công việc cần thực hiện. Việc thực hiện đánh giá
rủi ro đượcthực hiện xuyên suốt trong quá trình kiểm toán. Trong đó quan
trọng nhất là giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán. Với ý nghĩa quan trọng như
thế kết hợp với quá trìnhthực tập ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán
AAC em đã quyết định nghiên cứuđề tài: “ Đánh giá rủi ro kiểm toán trong


giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTCtại công ty TNHH kiểm toán và kế
toán AAC ”. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 phần chính: Phần 1: Cơ
sở lý luận về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giaiđoạn lập kế hoạch
kiểm toán BCTC. Phần 2 Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán
BCTCtại công tyTNHH kiểm toán và kế toán AAC. Phần 3: Một số ý kiến
về công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán BCTC tại
công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC. Do kiến thức và kinh nghiệm còn
nhiều hạn chế, luận văn của em chắc chắn sẽkhông tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của các
thầy cô, các anh chị và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đoàn Thị
Ngọc Trai và các cô, chú, anh, chịtrong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em
hoàn thành luận văn này.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 1
• 2.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTiếng Việt: Số thứ tự Từ viết tắt Viết đầy đủ 1
BCTC Báo cáo tài chính 2 KTV Kiểm Toán Viên 3 CSDL Cơ sở dẫn liệu 4
KSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 5 BGĐ Ban giám đốc 6 HĐQT Hội đồng
quản trị 7 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 8 KQHĐKD Kết quả hoạt động
kinh doanh 9 HTK Hàng tồn kho 10 XDCB Xây dựng cơ bản 11 TSCĐ Tài
sản cố định 12 VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 13 VACPA Hiệp hội
Kiểm toán viên hành nghề 14 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 15 CP Cổ
PhầnTiếng Anh: Số thứ tự Từ viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Anh 1 AR Audit
Risk 2 CR Control Risk 3 DR Detection Risk 4 IR Inherent Risk 5 VACPA
VietNam association of certified pulic accountants 6 VSA VietNam
Standards on Auditing Phần 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH
GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁNTRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH1 Tổng quan về rủi ro kiểm toán1.1 Khái
niệm về rủi ro kiểm toán ϖKhái niệm: Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro mà
KTV có thể mắc phải khi đưa ra nhữngnhận xét không xác đáng về các
thông tin tài chính và đó là các sai sót nghiêmtrọng.SVTH: PHÙNG THỊ
PHƯƠNG THẢO Trang 2

• 3.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (Mục 7 VAS 400 - Đánh giá
rủiro và kiểm soát nội bộ): "Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty
kiểm toánđưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm
toán còn có nhữngsai sót trọng yếu" . ϖNhững nguyên nhân gây ra rủi ro
kiểm toán: Rủi ro kiểm toán gắn liền với các sai sót trọng yếu trên BCTC.
Các nguyênnhân dẫn đến BCTC bị trình bày sai một cách trọng yếu gồm: -
Kiểm toán viên thường chỉ có thể chọn mẫu để kiểm tra chứ không thể
kiểmtra toàn bộ tổng thể. - Bằng chứng kiểm toán viên thu thập được chỉ
mang tính thuyết phục chứchưa phải là bằng chứng chứng minh tuyệt đối. -
Gian lận thường khó phát hiện hơn sai sót. - Hành vi không tuân thủ pháp
luật . - Sự vi phạm giả thiết họat động liên tục. Việc hiểu rõ các nhân tố gây
ra sai sót trọng yếu trên BCTC là vô cùng cầnthiết trong công tác đánh giá
rủi ro. Điều này giúp KTV dễ dàng theo dõi các dấuhiệu, điều kiện làm gia
tăng rủi ro. ϖ Vận dụng khái niệm rủi ro kiểm toán: Khái niệm rủi ro kiểm
toán được vận dụng trong kiểm toán BCTC nhằm giúpKTV kiểm soát rủi ro
này trong giới hạn cho phép. Để đạt được điều này: - Trong giai đoạn chuẩn
bị kiểm toán, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm toán, baogồm rủi ro tiềm tàng
và rủi ro kiểm soát nhằm xác định mức rủi ro phát hiện phùhợp, trên cơ sơ
đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để rủi ro kiểm toán saucùng sẽ
chỉ nằm trong giới hạn được phép. Đối với các khoản mục mà rủi ro
pháthiện chấp nhận được là thấp, KTV cần tăng cường thử nghiệm chi tiết,
mở rộng cỡmẫu…Ngược lại, đối với các khoản mục có thể cho phép mức rủi
ro phát hiện cao,KTV có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản và giảm cỡ
mẫu để tăng hiệu quả kinhtế. - Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV
luôn cần lưu ý bổ sung hoặc điềuchỉnh các đánh giá ban đầu về rủi ro. Khi
chuẩn bị hoàn thành kiểm toán, căn cứvào kết quả của quá trình thực hiện
kiểm toán, KTV cần rà soát lại xem cuối cùngrủi ro kiểm toán đã giảm
xuống thấp ở mức độ chấp nhận được hay chưa.SVTH: PHÙNG THỊ
PHƯƠNG THẢO Trang 3

• 4.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI1.2
Các bộ phận của rủi ro kiểm toán1.2.1 Rủi ro tiềm tàng(IR)a.Khái niệm Rủi
ro tiềm tàng (IR) là xác suất tồn tại sai phạm trọng yếu trên BCTC khichưa
có sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm tra nào. Theo chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 400 (Mục 4 VSA 400 - Rủi ro tiềmtàng): "Rủi ro tiềm tàng
là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từngkhoản mục trong
báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽhoặc tính gộp,
mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ".b.Các nhân tố ảnh
hưởng ϖ Ở mức độ BCTC - Cạnh tranh, biến động về kinh tế gây áp lực đối
với doanh nghiệp. - Bản chất của ngành nghề kinh doanh . - Tính liêm chính
của BGD. - Kinh nghiệm, kiến thức của hệ thống kế toán…. ϖ Ở mức độ
từng CSDL: - Sai sót ở các cuộc kiểm toán trước. - Tính nhạy cảm của
khoản mục đối với tham ô, trộm cắp. - Khối lượng nghiệp vụ phát sinh,
nghiệp vụ bất thường. - Tính phức tạp của nghiệp vụ, các ước tính kế
toán.1.2.2 Rủi ro kiểm soát (CR)a.Khái niệm Rủi ro kiểm soát là xác suất hệ
thống KSNB của đơn vị không phát hiện vàngăn chặn kịp thời các gian lận
và sai sót trọng yếu trên BCTC. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
400 (Mục 5 VSA 400 - Rủi ro kiểmsoát): "Rủi ro kiểm soát là rủi ro sai sót
trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoảnmục trong báo cáo tài chính khi
tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán vàhệ thống kiểm soát nội bộ
không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữakịp thời".b.Các nhân
tố ảnh hưởng Rủi ro kiểm soát là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của hệ
thống kiểmsoát nội bộ, các sai phạm trọng yếu có thể xảy ra do hệ thống
kiểm soát nội bộ củađơn vị không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu
quả do đó không phát hiệnvà ngăn chặn các sai phạm này. “Hệ thống kiểm
soát nội bộ là các quy định và cácthủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm
toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảocho đơn vị tuân thủ pháp luật và
các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa vàSVTH: PHÙNG THỊ
PHƯƠNG THẢO Trang 4
• 5.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC

TRAIphát hiện các gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực và hợp lý;
nhằm bảo vệ,quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống
kiểm soát nội bộ baogồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ
tục kiểm soát” (Mục 10VSA 400). Thông thường rủi ro kiểm soát bắt nguồn
từ những nhân tố sau: - Môi trường kiểm soát yếu kém. - Thiếu thủ tục kiểm
soát hay thủ tục kiểm soát không hữu hiệu. - Các hoạt động giám sát không
được thực hiện hay thực hiện không hiệu quả1.2.3 Rủi ro phát hiện (DR)a.
Khái niệm Rủi ro phát hiện là xác suất công việc kiểm toán của KTV không
phát hiệnđược sai phạm trọng yếu trên BCTC. Theo chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam số 400 ( Mục 6 VSA 400 - Đánh giá rủiro và kiểm soát nội bộ):
"Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trongtừng nghiệp vụ, từng
khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tínhgộp mà trong
quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không pháthiện
được".b. Các nhân tố ảnh hưởng Rủi ro phát hiện có nguyên nhân bắt nguồn
trực tiếp từ nội dung, thời gian vàphạm vi của các thử nghiệm do KTV thực
hiện. Mức rủi ro phát hiện sẽ giảm xuốngnếu KTV tăng các thử nghiệm chi
tiết trên số dư hoặc nghiệp vụ, mở rộng phạm vikiểm tra hoặc tăng cường cỡ
mẫu của các thử nghiệm. Do đó, ngược lại với rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm
soát, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thuthập bằng chứng
kiểm toán nhằm quản lý rủi ro phát hiện. Một số rủi ro phát hiện sẽthường
vẫn xảy ra cho dù có kiểm tra 100% các số dư và các loại nghiệp vụ vì
KTVcó thể lựa chọn và áp dụng các phương pháp kiểm toán không phù hợp,
áp dụng saicác phương pháp kiểm toán thích hợp, hoặc giải thích sai hay
nhận định sai các kếtquả kiểm toán. Rủi ro phát hiện ảnh hưởng bởi các
nhân tố như: - Nội dung, phạm vi và thời gian của các thử nghiệm cơ bản. -
Rủi ro chọn mẫu: rủi ro do mẫu được chọn không đủ đại diện cho tổng thể. -
Rủi ro do không chọn mẫu: rủi ro KTV đưa ra kết luận sai dựa trên
nhữngbằng chứng có sẵn.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 5
• 6.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI1.3
Mối quan hệ giữa các bộ phận của rủi ro kiểm toán1.3.1 Mối quan hệ giữa

các bộ phận của rủi ro kiểm toán Trong kiểm toán thường đề cập đến ba loại
rủi ro chính là rủi ro tiềm tàng, rủiro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Ba rủi ro
này là những bộ phận cấu thành rủi rokiểm toán và giữa chúng có mối liên
hệ mật thiết với nhau. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 400 (Mục 42
VSA 400 - Đánh giá rủiro và kiểm soát nội bộ): “Rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát có liên hệ chặt chẽ vớinhau nên KTV cần kết hợp cùng lúc việc
đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát”. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm
soát là hai loại rủi ro tồn tại độc lập kháchquan, KTV không tạo ra và cũng
không thể kiểm soát được chúng. KTV chỉ có thểthông qua thu thập bằng
chứng kiểm toán tại đơn vị khách hàng và bằng kinhnghiệm của mình để
đánh giá mức độ của chúng. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát có mức độ
lớn hay nhỏ phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doang cũng nhưmôi
trường pháp lí mà khách hàng đang hoạt động. Không những thế, hai loại rủi
ronày còn phụ thuộc vào bản chất của các số dư tài khoản và nghiệp vụ kinh
tế đặcthù tương ứng với ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Rủi ro tiềm
tàng và rủiro kiểm soát có mối quan hệ tỉ lệ nghịch nên trong các cuộc kiểm
toán, KTV thườngkết hợp cùng một lúc đánh giá mức độ của hai loại rủi ro
này. Ngược lại, rủi ro phát hiện có thể kiểm soát được bởi các KTV thông
qua việcđiều chỉnh nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ
bản. Đây là điểmmấu chốt giúp KTV điều chỉnh công việc kiểm toán của
mình tùy theo tình hình củađơn vị để đạt được mục đích cuối cùng là rủi ro
kiểm toán sẽ được giảm xuống thấpđến mức chấp nhận được với chi phí hợp
lý. Ví dụ khi rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát cao, mức độ rủi ro phát hiện
có thể chấp nhận được cần phải ở mức thấp,để khống chế rủi ro kiểm toán
vẫn ở mức chấp nhận được; và ngược lại 1.3.2 Mô hình rủi ro kiểm toán
Quan hệ giữa các loại rủi ro trên có thể phản ánh qua hai mô hình rủi ro sau:
AR = IR * CR * DR Hay: AR DR = IR x CR Trong đó: - AR: Rủi ro kiểm
toán (Audit risk) - IR : Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk) - CR: Rủi ro kiểm
soát (Control risk) - DR: Rủi ro phát hiện (Detection risk)SVTH: PHÙNG
THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 6

• 7.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
Mặc dù được biểu thị bằng công thức nhưng thông thường KTV không sử
dụng mô hình này như một công thức toán học, mà sử dụng như một công cụ
hỗ trợ để phán đoán và xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận
được, làm cơ sở để thiết kế các thủ tục và điều hành kiểm toán. Muốn giảm
rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được KTV cần phải tăng số lượng bằng
chứng kiểm toán. ϖ Sử dụng mô hình rủi ro này vẫn có những hạn chế nhất
định: - Một là, dù KTV có những nỗ lực cao nhất trong việc lập kế hoạch,
nhưng đánh giá của KTV về rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng
và rủi ro kiểm soát vẫn có tính chủ quan cao và chỉ xấp xỉ bằng thực tế nhất.
- Hai là, mô hình rủi ro kiểm toán là mô hình kế họach, do đó nó bị hạn chế
trong việc sử dụng để đánh giá các kết quả kiểm toán. ϖ Khi sử dụng mô
hình này KTV cần chú ý những điểm sau: - KTV chỉ có thể đánh giá chứ
không thể tác động đến rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát. Trong trường
hợp không thể đánh giá được thì chấp nhận ở mức tối đa. - KTV chủ động
quyết định mức rủi ro phát hiện bằng cách điều chỉnh nội dung,phạm vi và
thời gian của các thử nghiệm cơ bản. - Rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi
ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. - Dù cho rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
được đánh giá ở mức độ thấp nhấtthì KTV vẫn phải thực hiện thử nghiệm cơ
bản đối với các nghiệp vụ và số dư tàikhoản trọng yếu. - Rủi ro không bao
giờ bằng không. 2 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu
trong kiểm toán BCTC Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán là
mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu mức sai sót có thể chấp nhận được tăng lên,
rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống; nói cách khác, khi nào KTV tăng giá trị sai
sót có thể bỏ qua, lúc đó khả năng có sai lệch trọng yếu sẽ giảm. Ngược lại,
nếu giảm mức sai sót có thể chấp nhận được, lúc đó rủi ro kiểm toán sẽ tăng
lên. Theo chuẩn mực kiểm toán số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán:
"Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan
hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng
thấp và ngược lại. Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi

xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách
thích hợp, như: khi lập kế hoạch kiểm toán, nếu kiểm toán viên xác định
mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên.
Trường hợp này kiểm toán viên có thể: SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG
THẢO Trang 7
• 8.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI a)
Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng
hoặcthực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi
ro kiểmsoát; hoặc b) Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung,
lịch trình và phạmvi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến."Việc
nắm vững mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro còn rất hữu ích trong việc
điềuchỉnh kế hoạch và chương trình làm việc. Các mối quan hệ đó được
trình bày tổnghợp trong bảng tóm tắt sau đây: Xác định mức - Kết hợp phân
tích bản chất các khoản mục để trọng yếu ở lựa chọn các khoản mục và
những trọng tâm toàn bộ BCTC cần kiểm tra. - Là cơ sở để phân phối mức
trọng yếu cho các TRỌNG khoản mục. YẾU Phân phối mức - Xác định
những đối tượng chi tiết cần kiểm tra trọng yếu cho của khoản mục. từng
khoản - Lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp mục của BCTC. Đánh giá
rủi ro - Xác định chiến lược kiểm toán kiểm toán ở - Là cơ sở đánh giá rủi ro
kiểm toán, và mức mức độ toàn trọng yếu của từng khoản mục bộ BCTC -
Tổ chức nhân sự tham gia kiểm toán RỦI RO KIỂM Đánh giá rủi ro Căn cứ
mức rủi ro kiểm toán chấp nhận được của TOÁN kiểm toán ở khoản mục,
cùng với kết quả đánh giá rủi ro tiềm mức độ khoản tàng và rủi ro kiểm soát,
KTV xác định mức rủi ro mục. phát hiện phù hợp để làm cơ sở thiết kế các
thủ tục kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, KTV luôn phải xem xét đồng
thời tính trọng yếuvà rủi ro kiểm toán để xác định nội dung, thời gian và
phạm vi của các thử nghiệmcơ bản, sao cho cuối cùng thì rủi ro BCTC còn
có những sai lệch trọng yếu sẽ đượcgiảm xuống thấp ở mức chấp nhận
được.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 8
• 9.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI3

Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC3.1 Khái niệm đánh giá rủi
ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
số 400 (Mục 8 VSA 400 - Đánh giá rủiro và kiểm soát nội bộ): "Đánh giá rủi
ro kiểm toán là việc KTV và công ty kiểmtoán xác định mức độ rủi ro kiểm
toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánhgiá rủi ro tiềm tàng, rủi ro
kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán được xácđịnh trước khi lập
kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán".3.2 Ý nghĩa của việc đánh giá rủi
ro kiểm toán Cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba
giai đoạn nhưsau: lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán, thực
hiện kế hoạch kiểmtoán, hoàn thành cuộc kiểm toán và công bố báo cáo
kiểm toán. Trong đó lập kếhoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các
kiểm toán viên cần thực hiện trongmỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều
kiện pháp lí cũng như những điều kiện cầnthiết khác cho kiểm toán. Lập kế
hoạch kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tớichất lượng và hiệu quả
chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam
Số 300: “Lập kế hoạch kiểm toán phảiđược lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế
hoạch kiểm toán phải được lập một cách thíchhợp nhằm đảm bảo bao quát
hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, pháthiện gian lận, rủi ro và
những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được tiếnhành đúng thời
hạn". Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc chotrợ lí kiểm
toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.Như
vậy trên mức độ trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ
chotừng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở
toàn bộBCTC cũng như từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các
thủ tục kiểm toánvà xây dựng chương trình cho từng khoản mục. Công việc
này được gọi là đánh giárủi ro kiểm toán. Đánh giá rủi ro là vấn đề hết sức
quan trọng và có ảnh hưởng lớnđến chất lượng của mọi cuộc kiểm toán.
Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần đánh giá tổng thể rủi
rokiểm toán căn cứ vào hiểu biết của KTV về đặc điểm kinh doanh của
khách hàngcũng như tìm hiểu về ngành nghề, quản lý môi trường kiểm soát

và hoạt động. Sựđánh giá như vậy cung cấp thông tin sơ bộ về chiến lược
chung đối với hợp đồngkiểm toán, nhân sự cần thiết cho nhóm kiểm toán,
thời gian kiểm toán và khuôn khổđánh giá rủi ro kiểm toán ở từng giai đoạn,
từng loại nghiệp vụ và từng số dư tàikhoản và cuối cùng là thiết kế các thủ
tục thích hợp cho các khoản mục trên BCTC Thực trạng hoạt động tài chính
cũng như hiệu quả nghiệp vụ là vấn đề rất rộngvà trên thực tế không thể
kiểm toán được tất cả các thông tin đã thu được và chưaSVTH: PHÙNG
THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 9
• 10.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAIthu được của hoạt động tài chính và nghiệp vụ phải kiểm toán. Mặt
khác, người sửdụng thông tin cũng chỉ quan tâm đến bản chất của thực trạng
hoạt động tài chínhvà hiệu quả hoạt động. Điều đó dẫn tới tính tất yếu phải
lựa chọn nội dung, phươngpháp, thủ tục kiểm toán tối ưu để vừa đánh giá
đúng bản chất đối tượng kiểm toán,vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của người
quan tâm với giá phí kiểm toán thấp trên cơsở thực hiện đủ những thủ tục
kiểm toán cần thiết. ϖ Giai đọan tiền kế hoạch: Việc đánh giá rủi ro sẽ giúp
KTV trong việc ra quyết định: - Tiếp nhận hay từ chối khách hàng mới, duy
trì hay chấm dứt quan hệ vớinhững khách hàng cũ. - Ước lượng khối lượng
công việc phải thực hiện để sắp xếp thời gian kiểmtoán, phân công KTV
cũng như dự kiến về phí kiểm toán. ϖ Giai đoạn lập kế hoạch: Đánh giá rủi
ro sẽ giúp KTV: - Giới hạn phạm vi của công việc kiểm toán ở mức độ cần
thiết để vừa tiết kiệmđược thời gian vừa đảm bảo được chất lượng của cuộc
kiểm toán với mức phí hợplý và cạnh tranh. - Xác định được những khoản
mục chứa đựng rủi ro cao, từ đó tập trung nguồnlực để thỏa mãn các mục
tiêu kiểm toán. Công việc đánh giá rủi ro kiểm toán là rất quan trọng và cần
phải được thựchiện bởi những kiểm toán viên có trình độ cao. ϖ Giai đoạn
thực hiện kiểm toán: - Mức rủi ro đã được đánh giá ở các giai đoạn trước là
cơ sở để tiến hành cácthủ tục kiểm toán theo đúng trọng tâm. - Việc tiếp tục
đánh giá rủi ro trong giai đoạn này dựa trên việc bám sát cácdấu hiệu cho
thấy rủi ro gia tăng và mở rộng các thử nghiệm kiểm toán một cáchtương

ứng giúp KTV đảm bảo hợp lý rằng các sai sót đã không bị bỏ sót. - Giúp
cho công việc kiểm toán vào những năm kế tiếp. ϖ Giai đoạn hoàn thành
kiểm toán: - Làm cơ sở cho việc soát xét lại hồ sơ kiểm toán và các công
việc đã hoànthành, qua đó đảm bảo chất lượng họat động kiểm toán. Ngoài
những ý nghĩa đó thì việc đánh giá rủi ro kiểm toán là một quy định bắtbuộc
của chuẩn mực kiểm toán mà các công ty kiểm toán tuân theo. “KTV phải
sửdụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm
toán và xácđịnh các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống
thấp tới mức cóthể chấp nhận được” (VSA 400 đoạn 2).SVTH: PHÙNG
THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 10
• 11.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
3.3 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán BCTC 3.3.1.Xác định rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được Rủi ro
kiểm toán có thể chấp nhận được là mức rủi ro tối đa mà KTV dự kiến có
thể chấp nhận được nếu rủi ro ấy thực tế xảy ra. Trong một lĩnh vực phải
chịu nhiều sự cạnh tranh như nghề kiểm toán, việc có và giữ được một khách
hàng tuy có thể khó khăn, thế nhưng KTV vẫn cần thận trọng khi quyết định
tiếp nhận khách hàng. Bởi lẽ, rủi ro phải gánh trách nhiệm pháp lý của KTV
rất cao, do đó nếu nhận kiểm toán cho những khách hàng thiếu trung thực
hay có rủi ro quá cao, hoặc thường tranh luận về phạm vi kiểm toán và giá
phí, KTV có thể gặp phải những bất lợi nghiêm trọng trong tương lai. Chẳng
hạn, những thiệt hại có thể định lượng được mà KTV và công ty kiểm toán
phải gánh chịu khi bị Tòa án phát quyết phải bồi thường thiệt hại cho khách
hàng hoặc những thiệt hại không thể định lượng được như KTV và công ty
kiểm toán sẽ mất uy tín hành nghề từ những sai phạm đó. Công việc đầu tiên
của KTV là phải thu thập thông tin cơ bản về khách hàng để đánh giá sơ bộ
rủi ro của khách hàng đó. Việc đánh giá rủi ro như thế có ý nghĩa quan trọng
vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận khách hàng mà còn
ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kiểm toán nếu hợp đồng đó được chấp
nhận, ngoài ra nó còn giúp xác định quy mô và tính chất phức tạp của công

việc để xác định mức phí và nhân sự thực hiện kiểm toán. ϖ Thông tin cơ
bản mà KTV cần thu thập là: -Thông tin liên quan đến bản chất của doanh
nghiệp như: Loại hình doanhnghiệp, sản phẩm và dịch vụ cung cấp, cấu trúc
bộ máy quản lý, tình hình tài chính,khả năng quản lý, tính chính trực của ban
lãnh đạo công ty… -Thông tin liên quan đến các yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp như: môi trườngkinh doanh, đặc điểm ngành nghề, tác động của thị
trường, xu hướng phát triển chungcủa nền kinh tế… -Thông tin về các bên
liên quan với doanh nghiệp như: khách hàng, nhà cungcấp, các bên thứ ba
(ngân hàng, nhà đầu tư, cơ quan chính quyền)… Nếu là khách hàng củ thì
KTV không cần thu thập lại thông tin trên mà chỉ cần thu thập thêm những
thay đổi của khách hàng trong năm kiểm toán mới. ϖ Kết luận rủi ro của
khách hàng: Dựa vào thông tin thu thập, KTV nghiên cứu và phân tích sơ bộ
tình hình tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng
yếu và rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để quyết
định có nhận lời kiểm toán không. SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO
Trang 11
• 12.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAI3.3.2.Đánh giá rủi ro tiềm tàng Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng là một
công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực nhất củaviệc lập kế hoạch kiểm toán. KTV
không tạo ra và cũng không kiểm soát được rủiro này họ chỉ có thể đánh giá
chúng. KTV phải dựa vào xét đoán chuyên môn củamình để đánh giá rủi ro
tiềm tàng dựa trên những nhân tố chủ yếu sau: ϖ Trên phương diện BCTC:
Một là, đặc điểm nhân sự của Ban Giám Đốc Sự liêm khiết, trình độ và kinh
nghiệm của Ban Giám Đốc cũng như sự thayđổi thay đổi thành phần Ban
quản lý trong niên độ kế toán. Trong đó đặc biệt lưu ýđến vai trò của người
lãnh đạo cao nhất, vì đây là người có quyền quyết định phầnlớn các chính
sách của doanh nghiệp và có ảnh hưởng trọng yếu đến hầu hết cáchoạt động
của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp được lãnh đạo bởi một người
thiếutrung thực, có những biểu hiện gian lận hoặc doanh nghiệp đó thường
xuyên thayđổi nhân sự trong Ban Giám Đốc thì KTV phải đánh giá rủi ro

tiềm tàng ở mức độcao. Hai là, đặc điểm nhân sự của phòng kế toán: Trình
độ và kinh nghiệm của kế toán trưởng, của các thành viên chủ yếu
trongphòng kế toán có liên quan trực tiếp đến quá trình tập hợp, xử lý và
cung cấp thôngtin trên BCTC. Ba là, áp lực đối với Ban Giám Đốc và Kế
toán trưởng KTV cần xem xét, đánh giá liệu Ban Giám Đốc và Kế toán
trưởng doanhnghiệp có bị áp lực phải công bố BCTC sai sự thật. Chẳng hạn,
doanh nghiệp thựctế kinh doanh thua lỗ liên tục, mất khả năng thanh toán,
không được các ngân hàngtruyền thống tiếp tục cho vay nên dự kiến phát
hành trái phiếu để huy động vốn.Với áp lực này thì có khả năng dẫn đến việc
trình bày BCTC sai sự thật về các chỉtiêu doanh thu, chi phí, lãi lỗ và khả
năng thanh toán các khoản nợ. Bốn là, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như: quy trình công nghệ, cơ cấu
vốn,các đơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ có ảnh
hưởng đếnmức độ rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một doanh
nghiệp có quytrình công nghệ lạc hậu thì khả năng trình bày giá vốn hàng
tồn kho là thành phẩmsản xuất có thể không đúng theo nguyên tắc thận
trọng; một doanh nghiệp có nhiềuđơn vị phụ thuộc, hoạt động trên địa bàn
rộng thì có khả năng cập nhật, tổng hợp sốliệu có nhiều sai sót Năm là, các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệpSVTH: PHÙNG THỊ
PHƯƠNG THẢO Trang 12
• 13.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
Những biến động về kinh tế, cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua,
thịtrường bán cũng tác động đến rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệphoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, mất dần thị
phần thì KTV phảiđánh giá rủi ro tiềm tàng là rất cao để thiết lập các thủ tục
kiểm toán. Sáu là, hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài
hạn: Trong cáchợp đồng kiểm toán lần đầu, KTV thường thiếu hiểu biết và
thiếu kinh nghiệm vềcác sai sót của khách hàng nên họ thường đánh giá rủi
ro tiềm tàng cao hơn. ϖ Trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ:
- BCTC có thể chứa đựng những sai sót như: BCTC có những điều chỉnh

liênquan đến niên độ trước; BCTC có nhiều ước tính kế toán, hoặc trong
năm tài chínhcó sự thay đổi chính sách kế toán. - Các nghiệp vụ kinh tế
không thường xuyên và phức tạp, đặc biệt là các nghiệpvụ gần thời điểm kết
thúc niên độ. Các nghiệp vụ này có khả năng vào sổ sai nhiềuhơn là các
nghiệp vụ diễn ra hàng ngày do khách hàng thiếu kinh nghiệm trong
hạchtoán các nghiệp vụ đó hay cố tình gian lận, do đó rủi ro tiềm tàng
thường cao. - Các ước tính kế toán: Rủi ro tiềm tàng của các tài khoản phản
ánh các ước tínhkế toán (các khoản dự phòng, các khoản trích trước…)
thường được đánh giá là caovì việc vào sổ đúng đắn các khoản mục này đòi
hỏi sự hiểu biết về bản chất cáckhoản mục, về lý thuyết liên quan và kinh
nghiệm, sự phán xét chủ quan của ngườicó trách nhiệm. - Việc xác định số
dư và số phát sinh của các tài khoản và nghiệp vụ kinh tếnhư: số dư các tài
khoản dự phòng, nghiệp vụ kinh tế đối với chi phí phát sinh saughi nhận ban
đầu TSCĐ tính vào chi phí hay ghi tăng nguyên giá TSCĐ… - Kết quả các
lần kiểm toán trước: Đối với tài khoản được phát hiện có sai phạmtrong các
lần kiểm toán của năm trước, rủi ro tiềm tàng được đánh giá là cao. Lý dolà
nhiều loại sai phạm có tính chất hệ thống và các đơn vị thường chậm chạp
khôngtiến hành các biện pháp sửa chữa nên các sai phạm đã xảy ra trong
năm trước có thểvẫn tiếp tục xảy ra trong các năm sau. - Quy mô số dư tài
khoản: Các tài khoản có số dư bằng tiền lớn thường đượcđánh giá là rủi ro
tiềm tàng cao do mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản cao hơn. - Mức độ
phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có ýkiến
chuyên gia như các vụ kiện tụng hay mất cắp. - Các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính bất thường khác.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 13
• 14.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAI3.3.3.Đánh giá rủi ro kiểm soát trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
BCTC Do những hạn chế vốn có của HTKS nội bộ mà rủi ro kiểm soát luôn
tồn tại.Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá đối với từng khoản mục trên
BCTC thông quaviệc tìm hiểu HTKS nội bộ của khách hàng đối với khoản
mục đó. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA – 400) “Đánh giá rủi

ro và kiểmsoát nội bộ” quy định: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế
toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán
tổng thể và chươngtrình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả. KTV phải sử
dụng khả năng xét đoánchuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán
và xác định các thủ tục kiểmtoán nhằm giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp tới
mức có thể”. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm soát được khái quát qua 4 bước
như sau: Bước 1: Tìm hiểu về cơ cấu kiểm soát nội bộ Công việc này được
thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch nhằm xác định loại saiphạm có thể bỏ qua
và các nhân tố làm tăng rủi ro xảy ra sai phạm cũng như xácđịnh được
phương pháp kiểm toán hữu hiệu. ϖ Một là, tìm hiểu về môi trường kiểm
soát: Dựa vào các phương pháp như phỏng vấn những người quản lý chủ
chốt, đọctài liệu, quan sát hay sử dụng những hiểu biết và kinh nghiệm trước
đây của KTVvề lĩnh vực hoạt động cũng như khách hàng để tìm hiểu về
chức năng nhiệm vụ, cơcấu tổ chức và quyền hạn của hội đồng quản trị,
BGD và các phòng ban; tìm hiểu vềtư duy quản lý, phong cách điều hành
của các thành viên chủ chốt, chính sách cũngnhư cơ chế nội bộ của doanh
nghiệp. ϖ Hai là, tìm hiểu về hệ thống kế toán: KTV cần phải biết về hệ
thống kế toán và thực hiện công việc kế toán để xácđịnh các loại nghiệp vụ
kinh tế chủ yếu và nguôn gốc của nó, về công tác tổ chức bộmáy kế toán,
quy trình kế toán từ hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổkế toán
cho đến khi lập hệ thống BCTC. Bên cạnh đó, KTV cần đánh giá năng
lực,kinh nghiệm cũng như tính liêm khiết của kế toán trường và các nhân
viên bộ phậnkế toán. ϖ Ba là, tìm hiểu về thủ tục kiểm soát: Để xây dựng kế
hoạch kiểm toán từ những thiếu sót còn tồn tại trong HTKSnội bộ, KTV
phải tiến hành tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát đang được áp dụng tạiđơn vị
để tiến hành bổ sung các thủ tục cần thiết. Để mô tả HTKS nội bộ, KTV sử
dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợpcả ba phương pháp tùy thuộc
vào đặc điểm đơn vị được kiểm toán và quy mô kiểmtoán như vẽ các lưu đồ,
lập Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, lập Bảng tường thuậtSVTH: PHÙNG
THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 14

• 15.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAIvề kiểm soát nội bộ. Trong thực tế KTV thường sử dụng kết hợp cả ba
phương phápnày sẽ giúp KTV hiểu biết tốt hơn về HTKS nội bộ của khách
hàng. Bước 2: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch chi tiết
chotừng khoản mục Theo Chuẩn mực Kiểm Toán Việt Nam Số 400 cho
rằng: "Sau khi hiểu đượchệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ, KTV phải
thực hiện đánh giá ban đầu về rủiro kiếm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số
dư của mỗi tài khoản trọng yếu”. “ Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là
việc đánh giá hiệu quả hệ thống kếtoán và hệ thống kiểm soát nội bộ của
đơn vị trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiệnvà sửa chữa những sai sót trọng
yếu ”. Như vậy, sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và
sự vậnhành của hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV sẽ đưa ra đánh giá ban đầu
về rủi ro kiểmsoát cho từng khoản mục, nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong
từng chu trình nghiệp vụtheo các bước sau: Một là, nhận diện các mục tiêu
kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá rủi rokiểm soát được vận dụng.
Trong bước này KTV sẽ vận dụng các mục tiêu kiểm soátnội bộ cụ thể cho
từng loại nghiệp vụ chủ yếu của công ty. Hai là, việc nhận diện các quá trình
kiểm soát đặc thù. Bước này, KTV khôngcần thiết phải xem xét mọi quá
trình kiểm soát mà chỉ phải nhận diện và phân tích cácquá trình kiểm soát dự
kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thỏa mãn mục tiêu kiểmsoát mà sẽ
mang lại hiệu quả cho cuộc kiểm toán. Ba là, Nhận diện và đánh giá các
nhược điểm của HTKSNB. Nhược điểm củaHTKSNB được hiểu là sự vắng
mặt của các quá trình kiểm soát thích đáng. Sự vắngmặt này sẽ làm tăng khả
năng rủi ro tồn tại các sai phạm trên BCTC của kháchhàng. Bốn là, việc
đánh giá rủi ro kiểm soát. Khi đã nhận diện được quá trình kiểmsoát và các
nhược điểm của HTKSNB, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát
chotừng loại nghiệp vụ kinh tế. KTV có thể đánh giá rủi ro theo yếu tố định
tính thấp,trung bình, cao hoặc theo tỉ lệ phần trăm. Trong kiểm toán BCTC,
việc đánh giá rủi ro kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếpđến việc xác định các
phép thử nghiệm cần áp dụng. Nếu rủi ro kiểm soát đượcđánh giá ở mức tối

đa (khi KSNB không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệulực, không
phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trọng yếu) thì KTV khôngthể
dựa vào KSNB của đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư
vànghiệp vụ. Trái lại, KTV phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát
hiệnnhững hành vi gian lận và sai sót. Khi đó KTV không cần thực hiện thử
nghiệmSVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 15
• 16.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAIkiểm soát.3.3.4.Xác định rủi ro phát hiện Trong giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán thì mức rủi ro phát hiện được đánh giásau cùng khi việc đánh giá
rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện đã thực hiên xong. Rủi ro phát hiện được
xác định dựa vào mô hình rủi ro kiểm toán. AR DR = IR x CR Thông qua
việc tính toán rủi ro phát hiện, KTV sẽ xác định thủ tục kiểm toánvà số
lượng bằng chứng cần thu thập để rủi ro phát hiện không vượt quá mức
chấpnhận được. Rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm
tàng và rủiro kiểm soát. Các loại rủi ro này thay đổi theo từng khoản mục
nên rủi ro phát hiệncũng thay đổi theo từng khoản mục trên BCTC. Mối
quan hệ giữa các loại rủi rođược thể hiện qua bảng sau: Bảng : Mối quan hệ
giữa các loại rủi ro Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình
Thấp Đánh giá của Cao Thấp nhất Thấp Trung bình KTV về rủi Trung bình
Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Cao nhất ro tiềm tàng Trong đó:
Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được chia thành ba mức: Thấp,
trungbình và cao Rủi ro phát hiện được chia làm năm mức: Thấp nhất, thấp,
trung bình, cao vàcao nhất. Thông qua mỗi mức độ đánh giá về rủi ro tiềm
tàng và rủi ro kiểm soát, thìKTV sẽ tính toán được mức độ của rủi ro phát
hiện để sao cho mức rủi ro kiểm toánmong muốn là thấp nhất có thể.SVTH:
PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 16
• 17.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
Phần 2:QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI
ĐOẠNLẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC1. Giới thiệu về công

ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển
Tên đầy đủ : Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên viết tắt : Công
ty Kiểm toán và Kế toán AAC Tên giao dịch bằng tiếng Anh : Auditing and
Accounting Limited Company Trụ sở chính : 217 Nguyễn Văn Linh - Đà
nẵng. Điện thoại : (84) 0511 3 655 886 Fax : (84) 0511 3 655 887 E mail :
Website : Công ty TNHH Kiểm
toán và kế toán AAC (trước đây là Công ty Kiểm toánvà kế toán AAC trực
thuộc Bộ tài chính thành lập năm 1993 tại Quyết định số 194/TC/TCCB
ngày 1/4/1993 và Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13/2/1995 của Bộ
tàichính. Đến năm 2007, công ty kiểm toán và kế toán AAC chuyển hình
thức sở hữusang công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và đổi tên thành
Công ty tráchnhiệm hữu hạn kiểm toán và kế toán AAC (Auditing and
accounting company), vớivốn điều lệ là 2,1 tỷ đồng và trụ sở chính đặt tại
217 Nguyễn Văn Linh, QuậnThanh Khê, Thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra
công ty còn có một chi nhánh đặt tại12H1 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa
Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, Công ty gia nhập vào
Hãng kiểm toán quốc tế Polaris Internationalvà trở thành một trong những
thành viên chính thức của hãng này. Việc gia nhậpnày không những giúp
AAC tăng cường thêm sự học hỏi và chuyên môn hóa tronglĩnh vực hoạt
động kiểm toán mà còn nâng cao vị thế của AAC trong ngành kiểmtoán Việt
Nam. AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả
các loạihình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có
quy chế riêngvề việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện
như kiểm toán các tổchức niêm yết trên thị trường chứng khoán, các tổ chức
phát hành và kinh doanhchứng khoán Liên tiếp trong 2 năm 2007 và 2008,
AAC được Hội đồng trao giải “Thươngmại Dịch vụ - Top Trade Services” -
Bộ Công Thương bình chọn là một trong 6công ty kiểm toán hoạt động tốt
nhất tại Việt Nam và được trao giải/cúp “ThươngSVTH: PHÙNG THỊ
PHƯƠNG THẢO Trang 17
• 18.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC

TRAImại Dịch vụ - Top Trade Services”. Giải thưởng này được trao cho
những doanhnghiệp tiêu biểu hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại dịch
vụ mà Việt Nam camkết khi gia nhập WTO, đã có những đóng góp vào sự
phát triển kinh tế, xã hội củađất nước nói chung và ngành thương mại dịch
vụ nói riêng, trong đó có dịch vụ kếtoán, kiểm toán. Trong nhiều năm liền,
AAC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Namchấp nhận đủ điều kiện
để kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổchức kinh doanh
chứng khoán Việt Nam.1.2. Phương châm hoạt động và mục tiêu phát
triển1.2.1. Phương châm họat động AAC hoạt động theo phương châm: độc
lập, khách quan, trung thực và bí mậtsố liệu của khách hàng, và đó cũng là
lời cam kết của chúng tôi đối với khách hàng. AAC thực hiện kiểm toán theo
đúng Nguyên tắc, Chuẩn mực kiểm toán ViệtNam và thông lệ kiểm toán
quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạtđộng kiểm toán của
Nhà nước Việt Nam.1.2.2. Mục tiêu phát triển: Giúp khách hàng và những
người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp củamình. Cung cấp cho họ
những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hànhhoạt động của
doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Góp
phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp. Trợ giúp cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạthiệu quả kinh
tế cao nhất1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty1.3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý Sơ đồ
tổ chức bộ máy quản lý của AACSVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO
Trang 18
• 19.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAIChức năng của các phòng ban :. – Phòng kiểm toán báo cáo tài chính,
kiểm toán xây dựng cơ bản: Đứng đầu là các trưởng, phó phòng, có nhiệm
vụ lập kế hoạch kiểm toán cho từng khách hàng cụ thể, từ đó phân công cho
các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán viên thực hiện các công việc cụ
thể. – Phòng tư vấn đào tạo: Cung cấp những thông tư, nghị định mới cho
toàn công ty, đứng đầu là trưởng phòng, dưới là các nhân viên có nhiệm vụ
tư vấn cho khách hàng, chăm sóc khách hàng, đồng thời các nhân viên này

còn có nhiệm vụ dạy lớp kế toán trưởng mà công ty tổ chức, đào tạo các
nhân viên mới vào. – Phòng hành chính: Phòng hành chính có trách nhiệm
lưu trữ hồ sơ về khách hàng đã được kiểm toán qua các năm, xác định tình
hình hoạt động kinh doanh trong kỳ tại công ty.1.3.2. Đội ngũ nhân viên Với
gần 100 nhân viên, AAC có đội ngũ Kiểm toán viên được đào tạo có
hệthống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc và có nhiều năm kinh
nghiệm thựctiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam
và quốc tế. 100%đội ngũ Kiểm toán viên và Trợ lý Kiểm toán viên cao cấp
của AAC được đào tạotrực tiếp bởi các Chuyên gia cao cấp về Kiểm toán
của Cộng đồng Châu Âu thôngqua chương trình hợp tác về Kiểm toán và Kế
toán của Dự án EURO – TAPVIETdo Cộng đồng Châu Âu tài trợ.SVTH:
PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 19
• 20.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAI1.3.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán: Trong quá trình phục vụ khách
hàng, bản lĩnh nghề nghiệp, hiệu quả công việcvà thiện chí của nhân viên
AAC được khách hàng đánh giá cao, góp phần tạo ra mốiquan hệ tốt đẹp của
AAC và khách hàng. Sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm toán BCTC của AAC
ϖTổng Giám đốc: - Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt
động của công ty. - Đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan
đến hoạt động của công ty. - Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của
công ty. - Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có
tầm quan trọng. - Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được
thực hiện. - Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Chịu
trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm
toán hoặc ủy quyền lại. ϖPhó Tổng Giám đốc:SVTH: PHÙNG THỊ
PHƯƠNG THẢO Trang 20
• 21.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI -
Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân
sự, hành chính, khách hàng, và các vấn đề về nghiệp vụ. - Chịu trách nhiệm

trước Tổng Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân
công và ủy quyền. - Giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên môn của
mình. - Kế toán trưởng: là người giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện công
tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm toán nội bộ. - Trưởng, phó phòng:
Đứng đầu các phòng nghiệp vụ chuyên môn, phối hợp hoạt động và là cầu
nối giữa Ban Tổng Giám đốc với các nhóm nhân viên. ϖGiám đốc khối:
Thực hiện các công việc - Nghiệp vụ chuyên môn - Nhân sự - Hành chính -
Cộng tác hỗ trợ ϖKế toán trưởng: Là người giúp Tổng giám đốc tổ chức
thực hiện công táckế toán, thống kê tài chính và kiểm toán nội bộ. ϖTrưởng,
phó phòng: Đứng đầu các phòng nghiệp vụ chuyên môn, phối hợphoạt động
và là cầu nối giữa Ban Tổng Giám đốc với các nhóm nhân viên. ϖKiểm toán
viên chính: - Giám sát công việc của các trợ lý - Báo cáo trực tiếp với người
quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán - Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ,
hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. - Được ký
vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng. ϖTrợ lý
kiểm toán viên: Là những người tham gia thực hiện công tác kiểmtoán
nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên
cấpQuốc gia. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên
chia làmba cấp: o Trợ lý kiểm toán viên cấp 1 o Trợ lý kiểm toán viên cấp 2
o Trợ lý kiểm toán viên cấp 3 Thông qua công việc kết hợp đào tạo tại chỗ
với đào tạo chính khoá và cácchương trình tư học, tất cả những người làm
công tác chuyên môn phải thườngxuyên nâng cao nghiệp vụ của mình. Nhân
viên có thể được cất nhắc lên các chứcvụ cao hơn căn cứ vào năng lực làm
việc hiện tại của người đó và trách nhiệm tăngthêm của người khi đảm
đương vị trí mới trong công ty.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO
Trang 21
• 22.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAI1.4. Hoạt động của công ty1.4.1.Các dịch vụ cung cấp Công ty Kiểm
toán và kế toán AAC cung cấp các dịch vụ sau: Kiểm toán, kếtoán, tư vấn
Thuế, tư vấn tài chính và quản lý, dịch vụ đào tạo và tuyển dụng, dịchvụ Tin

học. Trong đó: ϖ Dịch vụ Kiểm toán Kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm
toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Kiểm toán báo cáo quyết
toán dự án. Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế. Kiểm toán hoạt
động. Kiểm toán tuân thủ. Kiểm toán nội bộ. Kiểm toán báo cáo quyết toán
vốn đầu tư hoàn thành. Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả
thuận trước. ϖ Dịch vụ Kế toán Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán. Hướng dẫn
nghiệp vụ kế toán. Lập các Báo cáo tài chính định kỳ. Chuyển đổi các Báo
cáo tài chính được lập theo VAS, IAS. Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ
chức bộ máy kế toán. ϖ Dịch vụ tư vấn Thuế Tư vấn việc áp dụng chính
sách Thuế. Tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế. Tư vấn về các thủ
tục hoàn thuế và khiếu nại về thuế. Hỗ trợ việc cập nhật thông tin về thuế và
thuế quan. ϖ Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản lý Tư vấn thành lập và quản
lý doanh nghiệp. Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ. Tư vấn việc sửa
đổi, bổ sung chế độ kế toán – tài chính phù hợp với yêu cầu quản lý. Soát xét
báo cáo tài chính. Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc phá
sản doanh nghiệp. Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp,
kiện tụng. ϖ Dịch vụ Đào tạo và Tuyển dụng Đào tạo, bồi dưỡng kế toán và
kiểm toán viên nội bộ.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 22
• 23.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán. Hỗ trợ tuyển dụng nhân
viên kế toán và kiểm toán viên nội bộ. ϖ Dịch vụ Tin học Tư vấn việc lựa
chọn các phần mềm tin học về kế toán tài chính và kế toán quản trị. - Tư vấn
việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thôngtin quản
lý.1.4.2.Khách hàng của công ty Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC
với đội ngũ nhân viên tâm huyếtvới nghề, có tinh thần trách nhiệm cao… đã
tạo nên hình ảnh công ty uy tín trongtâm trí khách hàng và được các cấp Bộ,
Ngành đánh giá cao. Hơn nữa với ưu thế làcông ty kiểm toán lớn nhất Miền
Trung hiện nay cho nên mạng lưới khách hàng củacông ty khá rộng lớn, trải
dài khắp cả nước từ Nam ra Bắc với nhiều loại hình kinhdoanh và quy mô
khác nhau.2. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế

hoạch kiểm toánBCTC tại công ty Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện2.1
Quy trình kiểm toán chung của công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc
kiểmtoán cũng như thu thập được đầy đủ bằng chứng có giá trị để làm căn
cứ cho kếtluận của KTV, khi tiến hành kiểm toán, quy trình kiểm toán
BCTC chung tại côngty TNHH kế toán và kiểm toán AAC bao gồm ba giai
đoạn cơ bản: lập kế hoạch,thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.2.1.1
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Nhận được lời mời của khách hàng, công
ty tiến hành tìm hiểu sơ bộ vềkhách hàng (nếu là khách hàng mới) để xem
xét có chấp nhận lời mời kiểm toánhay không? Riêng đối với các khách
hàng cũ KTV chỉ cần xem lại hồ sơ thườngtrực để nắm bắt các thông tin về
khách hàng. Trong quá trình tìm hiểu khách hàng đối với khách hàng mới,
KTV sẽ tiếnhành tìm hiểu những thông tin liên quan đến con người, sản
phẩm, thị trường, kếtquả kinh doanh, tài chính, tài sản và công nợ, xem xét
hệ thống kế toán, chính sáchkế toán, chính sách thuế và các nhân tố khác
liên quan đến doanh nghiệp. Đồng thời KTV tiến hành phân tích sơ bộ hệ
thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng nhằm đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
của doanh nghiệp. KTV xem xét các chuSVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG
THẢO Trang 23
• 24.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAIkỳ nghiệp vụ phát sinh chủ yếu như: TSCĐ, mua hàng và doanh thu.
Trên cơ sởnhững tìm hiểu sơ bộ đó, công ty tiến hành công ty gửi thư chào
hàng, báo giá vàtiến đến ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Dựa
vào những hiểu biết sơ bộvề quy mô và hoạt động kinh doanh của khách
hàng, Ban giám đốc Công ty sẽ lựachọn đội ngũ nhân viên cho phù hợp.
Thông thường một nhóm kiểm toán gồm 3 - 4nhân viên, đối với những
khách hàng có quy mô lớn thì số nhân viên trong nhómkiểm toán sẽ nhiều
hơn để phù hợp với khối lượng công việc. Trên cơ sở những trao đổi, tìm
hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, KTVtiến hành lập kế hoạch kiểm
toán. Kế hoạch kiểm toán cụ thể thể hiện rõ trong Biênbản ghi nhớ kế hoạch

kiểm toán do KTV lập, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Tìm hiểu khách
hàng; - Hợp đồng kiểm toán - Cuộc họp để lập kế hoạch kiểm toán - Xem
xét các sự kiện năm trước - Các thủ tục phân tích kiểm toán theo kế hoạch -
Hệ thống kế toán - Phương pháp kiểm toán - Các dịch vụ khác và tư vấn cho
doanh nghiệp - Quản lý Đối với khách hàng cũ, KTV cập nhật hồ sơ cũ để
xem lại thông tin về kháchhàng và những lưu ý trong cuộc kiểm toán năm
trước, trao đổi với kế toán về cácthay đổi trong năm. Tùy vào mỗi loại hình
doanh nghiệp sẽ có những chu trình và nghiệp vụ đặctrưng, KTV sẽ xác định
những điểm đáng lưu ý trong quá trình kiểm toán và tiếnhành phân công
công việc cho các thành viên trong đoàn, mỗi thành viên sẽ chịutrách nhiệm
kiểm toán những khoản mục cụ thể trên cơ sở chương trình kiểm toánchi
tiết. Để phục vụ cho quá trình kiểm toán được thuận lợi, công ty đã xây
dựngsẵn 25 chương trình kiểm toán chi tiết cho các khoản mục. Mỗi chương
tình kiểmtoán chi tiết bao gồm các nội dung: mục tiêu kiểm toán, cơ sở dẫn
liệu báo cáo tàichính, bằng chứng kiểm toán có hiệu lực, kỹ thuật kiểm toán
và thủ tục kiểm toánáp dụng cho từng khoản mục.SVTH: PHÙNG THỊ
PHƯƠNG THẢO Trang 24
• 25.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAI2.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán Trên cơ sở những phân công công
việc ban đầu do trưởng đoàn phân công, cácthành viên trong đoàn tiến hành
kiểm toán các khoản mục cụ thể dựa trên nhữngmục tiêu kiểm toán đã đặt ra
và những thủ tục đã xây dựng sẵn. Đối với những chutrình mà số lượng
nghiệp vụ xảy ra nhiều kiểm toán viên sẽ tiến hành chọn mẫu đểtiến hành
các thủ tục kiểm toán rồi suy rộng ra tổng thể cần kiểm toán. Đối với
chutrình mà theo kinh nghiệm đánh giá là rủi ro cao hoặc số lượng nghiệp
vụ xảy ra ítthì kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán toàn diện. KTV kết
hợp các phươngpháp kỹ thuật nghiệp vụ như điều tra, đối chiếu, so sánh,
phân tích, rà soát… đểthực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích
và thử nghiệm chi tiết. Quađó KTV đưa ra ý kiến của mình về khoản mục đó
dựa trên những bằng chứng thuthập được. Toàn bộ quá trình làm viêc và kết

luận của KTV và trợ lý kiểm toán liênquan đến từng khoản mục được thể
hiện rõ trên giấy làm việc và được lưu lại tronghồ sơ làm việc.2.1.3 Giai
đoạn kết thúc kiểm toán Tại giai đoạn này KTV xem xét các vấn đề liên
quan đến các khoản nợ tiềmtàng, khái niệm hoạt động liên tục và những sự
kiện sau ngày kết thúc niên độ.Trưởng đoàn sẽ thu thập các giấy làm việc,
duyệt và tổng hợp những ý kiến và kếtluận về các khoản mục trên BCTC.
Từ đó lập Biên bản trao đổi nêu ra các vấn đềcần điều chỉnh đối với từng
khoản mục cụ thể. Trên cơ sở những trao đổi và điềuchỉnh này trưởng đoàn
lập bản thảo Báo cáo kiểm toán trình lên ban soát xét phêduyệt. Tùy thuộc
vào việc khách hàng có đồng ý điều chỉnh hay không thì KTV sẽđưa ra ý
kiến chấp nhận toàn phần hay từng phần trên Báo cáo kiểm toán… Sau khi
trình lên ban soát xét và giám đốc phê duyệt, trưởng đoàn tiến hànhgửi bản
thảo báo cáo kiểm toán đến khách hàng. Khách hàng sẽ xem xét và đưa ra
ýkiến về bản thảo đó. Nếu khách hàng đồng ý thì sẽ tiến hành phát hành báo
cáokiểm toán chính thức.2.2 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai
đoạn lập kế hoạch kiểm toánBCTC Tại AAC quy trình đánh giá rủi ro kiểm
toán trong giai đoạn lập kế hoạchđược quy định như sau:SVTH: PHÙNG
THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 25
• 26.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI -
Đầu tiên, KTV thiết lập một mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được
chotừng hợp đồng kiểm toán. Mức rủi ro này sẽ được áp dụng cho tất cả cơ
sở dẫn liệucủa các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng. - Sau đó, rủi ro
tiềm tàng sẽ được tiến hành đánh giá cho tổng thể báo cáo tàichính và cho
các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu. - Kế tiếp,
KTV phải thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát cho cơ sở dẫn liệu củacác số
dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng. - Cuối cùng, dựa vào rủi ro kiểm toán,
rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đãđược đánh giá để xác định rủi ro phát
hiện chấp nhận được. Căn cứ rủi ro phát hiệnchấp nhận để xác định nội
dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản2.2.1 Đánh giá rủi ro chấp
nhận hợp đồng kiểm toán Trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán với

một khách hàng mới hoặctiếp tục ký kết hợp đồng mới với một khách hàng
truyền thống, AAC đều cân nhắckhả năng liệu có nên ký kết hợp đồng kiểm
toán này hay không. Việc cân nhắc nàyphụ thuộc rất nhiều kinh nghiệm và
khả năng xét đoán của KTV do đó nó thườngđược giao cho các KTV cao
cấp thực hiện. Công việc đầu tiên của KTV là phải thu thập thông tin cơ bản
về khách hàngđể đánh giá sơ bộ rủi ro của khách hàng đó. Việc đánh giá rủi
ro như thế có ý nghĩaquan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quyết định
chấp nhận khách hàng màcòn ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kiểm toán
nếu hợp đồng đó được chấp nhận,ngoài ra nó còn giúp xác định quy mô và
tính chất phức tạp của công việc để xácđịnh mức phí và nhân sự thực hiện
kiểm toán. Công ty cần căn cứ vào các yếu tố ngành nghề, mức độ quan tâm
của côngchúng, hiểu biết ngành nghề, trình độ công nghệ và đặc thù của
nguồn nhân lực củaCông ty để đưa ra hướng dẫn về đánh giá mức độ rủi ro
hợp đồng. ϖ Thông tin cơ bản mà KTV cần thu thập là: -Thông tin liên quan
đến bản chất của doanh nghiệp -Thông tin liên quan đến các yếu tố bên
ngoài doanh nghiệp -Thông tin về các bên liên quan với doanh nghiệp ϖ Kết
luận rủi ro của khách hàng: Ở AAC thường đánh giá rủi ro của khách hàng
thuộc một trong ba loại sau: Rủi ro thấp (Low risk): Một khách hàng có rủi
ro thấp khi đánh giá khách hàng: -Có tình hình kinh doanh đang phát triển
với viễn cảnh lâu dài tốt đẹp. -Có tình hình tài chính tốt và đảm bảo; hệ
thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản lý hữu hiệu. -Áp dụng những chính
sách kế toán bảo thủ và thận trọng.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO
Trang 26
• 27.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
-Có ban quản lý đầy năng lực và tính chính trực, bao gồm người phụ trách
về kế toán và tài chính, có sự hiểu biết về tình hình doanh nghiệp và những
quyết định được đưa ra bởi người quản lý cấp cao. Rủi ro trung bình
(Moderate risk) Khi một khách hàng được đánh giá cao hơn mức “Low
risk”, thì KTV sẽ tiếp tục xem xét để quyết định rủi ro của khách hàng đó có
thuộc loại cần giám sát chặt chẽ không? Và nếu có thì KTV cần phải rất cân

nhắc khi quyết định chấp nhận khách hàng này đồng thời phải có các thủ tục
để giám sát rủi ro. • Rủi ro cao, không nên tiếp tục hay thiết lập quan hệ
kiểm toán. Một hợp đồng được AAC đánh giá có mức độ rủi ro cao khi có
một trong các đặc điểm sau đây: - Công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán. - Công ty đại chúng. - Công ty không có hệ thống KSNB hiệu quả. -
Công ty có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục. - Công ty có
dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng. - Có nghi ngờ về tính chính trực
của BGĐ/Ban Quản trị. - BGĐ Công ty có sức ép lớn phải hoàn thành các
chỉ tiêu tài chính năm. - Công ty đang có kiện tụng, tranh chấp. - Công ty
đang có kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước. - Các năm trước có lãi lớn
nhưng năm nay bị lỗ lớn. - BCTC có nhiều khoản nợ phải trả lớn, đầu tư tài
chính dài hạn lớn, nhiều hoạtđộng liên doanh, liên kết…lớn. - Thường xuyên
thay đổi HĐQT, BGĐ, Kế toán trưởng, KTV. Công ty sẽ không thiết lập
hoặc sẽ không tiếp tục mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng hay
những khách hàng đang có của công ty nếu mức độ rủi ro quá cao vì mức độ
rủi ro cao có thể dẫn đến khả năng công ty phải gánh chịu những mất mát về
tiền bạc hay danh tiếng. AAC sẽ xem xét chấp nhận khách hàng mới và đánh
giá rủi ro hợp đồng theo mẫu A110. Xem xét chấp nhận khách hàng cũ và
đánh giá rủi ro hợp đồng theo mẫu A120. (xem Phụ lục 1) 2.2.2 Đánh giá rủi
ro tiềm tàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 2.2.2.1 Đánh giá rủi ro
tiềm tàng trên phương diện tổng thể BCTC Theo AAC khi đánh giá rủi ro
tiềm tàng cho tổng thể BCTC cần chú trọng những vấn đề sau: Một là, đặc
điểm hoạt động của doanh nghiệp SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO
Trang 27
• 28.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như: quy trình công nghệ, cơ cấu
vốn,các đơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ có ảnh
hưởng đếnmức độ rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một doanh
nghiệp có quytrình công nghệ lạc hậu thì khả năng trình bày giá vốn hàng
tồn kho là thành phẩmsản xuất có thể không đúng theo nguyên tắc thận

trọng; một doanh nghiệp có nhiềuđơn vị phụ thuộc, hoạt động trên địa bàn
rộng thì có khả năng cập nhật, tổng hợp sốliệu có nhiều sai sót Hai là, các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Những biến động về
kinh tế, cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thịtrường bán cũng tác
động đến rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệphoạt động
trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, mất dần thị phần thì KTV phảiđánh
giá rủi ro tiềm tàng là rất cao để thiết lập các thủ tục kiểm toán. Ba là, hợp
đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng dài hạn: Trong các hợp đồngkiểm toán
lần đầu, KTV thường thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm về các sai sótcủa
khách hàng nên họ thường đánh giá rủi ro tiềm tàng cao hơn. Để giúp cho
KTV đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp mộtcách chi tiết và
không bỏ sót những vấn đề nhạy cảm. KTV sử dụng mẫu A310 "Tìm hiểu
khách hàng và môi trường hoạt động" (xem Phụ lục 2) để đánh giá. KTVcần
thu thập thông tin để đưa ra những mô tả cụ thể theo mẫu. Sau đó KTV
tổnghợp đánh giá rủi ro tiềm tàng theo một trong 3 mức; cao, thấp hoặc
trung bình.2.2.2.2 Đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức độ khoản mục Tại AAC
KTV sẽ đánh giá rủi ro tiềm tàng liên quan đến các cơ sở dẫn liệucủa BCTC
theo hai mức độ là “cao” hoặc “thấp”. Những thủ tục kiểm toán đã thựchiện
ở các bước trước của AAC cùng với sự hiểu biết từ cuộc kiểm toán năm
trướcsẽ cung cấp cho KTV những bằng chứng hỗ trợ cho việc đánh giá rủi
ro tiềm tàng.Khi KTV nhận diện được các rủi ro trọng yếu hay những yếu tố
khác làm KTV tinrằng có khả năng cao về những sai sót trọng yếu của cuộc
kiểm toán sẽ phát sinh thìKTV đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng “cao” trên
các cơ sở dẫn liệu trọng yếu củaBCTC và ngược lại. Theo hướng dẫn của
AAC thì khi đánh giá rủi ro tiềm tàng ởmức độ khoản mục hay cơ sở dẫn
liệu BCTC KTV nên chú trọng những khoản mụcsau : - Xem xét những
khoản mục có số dư lớn: KTV sẽ tập trung vào những khoảnmục có số dư
lớn và nhận diện những sai phạm tiềm tàng ở những khoản mục này.Thông
qua xem xét, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ước tính ở khoản mục này là
caohay thấp, từ đó tập trung vào nghiên cứu.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG

THẢO Trang 28
• 29.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
KTV của AAC dựa trên mẫu giấy làm việc A510 " Phân tích sơ bộ Báo
CáoTài Chính " để đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức độ khoản mục ( xem Phụ
lục 3).2.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán2.2.3.1 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện tổng thể BCTC Bên
cạnh việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV đánh giá về rủi ro kiểm soát
trênphương diện BCTC. Thực chất của việc đánh giá rủi ro kiểm soát trên
phương diệntổng thể BCTC là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB của
khách hàng. AACđã sử dụng mẫu A610 " Đánh giá hệ thống KSNB của đơn
vị " để thực hiện bướccông việc nay. Bao gồm đánh giá về: Môi trường kiểm
soát: KTV tìm hiểu thông tin chung về bản chất và loại hìnhkinh doanh của
doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức; tổ chức nhân sự; năng lực của bangiám đốc;
môi trường pháp lý của doanh nghiệp Để có được các thông tin này,KTV có
thể phỏng vấn BGĐ khách hàng, nhân viên kế toán và các thành viên cóvai
trò quan trọng trong công ty. Quy trình đánh giá rủi ro: KTV tìm hiểu và
đánh giá các rủi ro kinh doanhliên quan tới BCTC. Giám sát các hoạt động
kiểm soát: Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát mà kháchhàng đang áp dụng, mục
đích là để KTV đánh giá xem các thủ tục kiểm soát màcông ty khách hàng
áp dụng có dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc " phâncông phân
nhiệm ", " ủy quyền phê chuẩn " và nguyên tắc " bất kiêm nhiệm " cóđược
áp dụng hợp lý. Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên các thủ tục kiểm soát
cònbao gồm: việc quy định chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm
soát vật chấtđối với tài sản và kiểm soát độc lập việc thực hiện các hoạt động
của đơn vị. Hoàn thành các câu hỏi bằng cách phỏng vấn các nhà quản lý có
liên quan,quan sát hoặc thực hiện lại, qua đó giúp KTV có cái nhìn toàn diện
và hiểu biết vềhệ thống KSNB của khách hàng. Khi lập kế hoạch thực hiện
kiểm tra KSNB, KTVphải xác định và kiểm tra các thủ tục kiểm soát chính
trực tiếp gắn liền với các mụctiêu kiểm toán. Bất cứ câu trả lời ‘Không’ đều
thể hiện việc thiếu các kiểm soátthích đáng hoặc hiệu quả, đòi hỏi phải tìm

hiểu tiếp để xác định xem liệu có cáckiểm soát khác thay thế được không.
Mỗi câu trả lời Có sẽ làm tăng sự hữu hiệucủa hệ thống KSNB của khách
hàng, ngoài ra còn có phần ghi chú để KTV có thểghi lại những điều cần mô
tả mà trong bảng câu hỏi không đề cập đến nhằm làm rõhơn hệ thống KSNB
của khách hàng Dựa trên kết quả của bảng câu hỏi và xét đoán nghề nghiệp
của KTV trongtừng khách hàng kiểm toán mà KTV đưa ra đánh giá hệ thống
KSNB của kháchhàng có hữu hiệu không, từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát
theo 3 mức độ: thấp, trungSVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 29
• 30.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAIbình và cao. KTV tiến hành thu thập thông tin và hoàn thành bảng câu
hỏi (xemPhụ lục 4). Thông qua kết quả bảng câu hỏi và những thông tin
chung về kháchhàng KTV nhận xét về hệ thống KSNB của khách hàng và
đưa ra các rủi ro trọngyếu cần lưu ý. Tuy nhiên KTV cũng cần lưu ý rằng sự
tồn tại của một hay một vài nhân tốkhông hiệu quả không có nghĩa hệ thống
kiểm soát nội bộ ở mức độ tổng thể làkhông hữu hiệu. Sự đánh giá những
nhân tố này thường là chủ quan và phụ thuộcvào sự xét đoán nghề nghiệp
của KTV. Không có một hướng dẫn chung nào chỉ choKTV khi nào hệ
thống kiểm soát nội bộ ở mức độ tổng thể là hiệu quả. Vì vậynhững KTV có
kinh nghiệm hơn sẽ là người đánh giá. Các yếu tố như quy mô, mứcđộ phức
tạp và hình thức sở hữu sẽ được KTV sử dụng trong quá trình cân nhắc
vàquyết định.2.2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục Để
đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục, KTV sẽ đi khảo sát, tìmhiểu
các chu trình kinh doanh quan trọng từ đó rút ra những sai sót trọng yếu
củacác khoản mục có liên quan đến chu trình. Thông thường, tại AAC trong
quá trìnhkhảo sát KTV chỉ tập trung tìm hiểu vào các chu trình chủ yếu là
chu trình "bánhàng, phải thu, thu tiền và chu trình" và chu trình mua hàng,
phải trả vả trả tiền". Qua tìm hiểu chu trình KTV có những hiểu biết về chu
trình, các thủ tục kiểmsoát chính mà công ty khách hàng đã thiết kế. Từ đó
kiểm tra xem khách hàng cóthực hiện các thủ tục mà mình đã thiết kế chưa
và KTV sẽ đánh giả thủ tục kiểmsoát được thiết kế đã phù hợp để đạt mục

tiêu kiểm soát chưa. Sau khi đã tiến hành những công việc trên KTV đưa ra
kết luận về hệ thốngkiểm soát nội bộ của khách hàng. Theo quy định của
AAC KTV có thể đánh giá rủiro kiểm soát ở các mức độ “thấp”, “trung
bình” và “cao”. - Thấp: khi KTV đánh giá hệ thống kiểm soát là hữu hiệu và
thực hiện đầy đủcác thử nghiệm kiểm soát để xác định rằng hệ thống kiểm
soát hoạt động hữu hiệutrong thực tế. KTV phải đánh giá sự đầy đủ và hiệu
quả của những bằng chứngkiểm toán mà KTV đã đạt được. Nếu KTV kết
luận những bằng chứng này khônghỗ trợ, chứng minh cho sự đánh giá đó thì
KTV phải xem xét lại sự đánh giá củamình về sự hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát. Nếu hệ thống kiểm soát được đánh giálại là không hữu hiệu thì
KTV phải đánh giá lại rủi ro kiểm soát là cao. - Trung bình: khi KTV đánh
giá hệ thống kiểm soát là hữu hiệu và thực hiện cógiới hạn các thử nghiệm
kiểm soát để xác định sự hoạt động hữu hiệu của nó trongthực tế. Nếu KTV
kết luận là những bằng chứng thu thập được không hỗ trợ cho sựđánh giá
này thì KTV cần xem xét đến việc thu thập thêm bằng chứng để
chứngSVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 30
• 31.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAIminh cho đánh giá “trung bình” của mình, hoặc đánh giá lại rủi ro
kiểm soát là“cao”. - Cao: KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cao khi: (1) bằng
chứng kiểm toán chỉ rarằng hệ thống kiểm soát không hiệu quả, (2) sau khi
có được sự hiểu biết về các chutrình quan trọng KTV kết luận rằng hệ thống
kiểm soát tỏ ra không hữu hiệu. KTVđánh giá hệ thống kiểm soát là không
hữu hiệu khi KTV cho rằng hệ thống kiểmsoát không ngăn chặn hoặc phát
hiện và sửa chữa các sai sót. AAC sử dụng mẫu A400 - "Tìm hiểu chính
sách kế toán và chu trình kinhdoanh quan trọng " (xem Phụ lục 5) để thực
hiện bước công việc này.2.2.4 Xác định rủi ro phát hiện Việc đánh giá rủi ro
phát hiện phải dựa trên sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng(cho một tài khoản
hay nhóm tài khoản và các cơ sở dẫn liệu trên BCTC) và rủi rokiểm soát
(tức sự hữu hiệu của những thủ tục kiểm soát liên quan đến các cơ sở
dẫnliệu của BCTC). Đánh giá rủi ro phát hiện không được KTV công ty thể

hiện cụ thểchi tiết trên giấy tờ của mình. Quá trình đánh giá này chủ yếu dựa
vào kinh nghiệmcũng như óc xét đoán của kiểm toán viên. Mục đích của
việc xác định mức độ rủi ro phát hiện là nhằm xác lập mức độthực hiện các
thử nghiệm cơ bản. nếu mức độ rủi ro phát hiện được xác định ở mứccao
nhất thì KTV có thể thực hiện các thử nghiệm cơ bản với số lượng ít nhất có
thểvà do đó tiết kiệm được chi phí kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo giảm thiểu
được rủiro kiểm toán đến mức có thể chấp nhận được.2.3 Khảo sát việc vận
dụng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạnlập kế hoạch kiểm
toán báo cáo tài chính của một hồ sơ tiêu biểu Để có mô tả một cách rõ nét
hơn, em xin lấy một ví dụ minh họa về Thực hiệnđánh giá rủi ro kiểm toán
trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại cuộckiểm toán BCTC năm
2010 đối với khách hàng - Công ty Cổ Phần X.2.3.1.Sơ lược về khách hàng
Tên khách hàng: Công ty Cổ Phần X Địa chỉ: Cụm Công nghiệp - Làng
nghề Đại Tân, Xã Đại Tân, Tỉnh QuảngNam Hình thức sở hữu: Công ty Cổ
Phần Giấy phép kinh doanh :Số XX/GP - KCN - BD do Tỉnh Quảng Nam
cấp. Lĩnh vực kinh doanh: + Sản xuất và kinh doanh các loại bánh, kẹo.
Công ty Cổ phần X là khách hàng cũ của AAC.SVTH: PHÙNG THỊ
PHƯƠNG THẢO Trang 31
• 32.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC
TRAI2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
BCTCtại Công ty cổ phần X2.3.2.1.Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh
giá rủi ro hợp đồng Qua việc thu thập giấy phép kinh doanh số XX/GP -
KCN - BD. KTV củaAAC đã xem xét giấy phép này và có những thông tin
ban đầu về loại hình kinhdoanh của doanh nghiệp cũng như vốn điều lệ của
công ty: - Công ty X là Công ty Cổ Phần, hạch toán độc lập, được thành lập
theo quyếtđịnh số XX/GP- KCN - BD do Tỉnh Quãng Nam cấp ngày
20/3/1998. Theo Giấyphép Đăng ký kinh doanh thì ngành nghề kinh doanh
của công ty là sản xuất kinhdoanh về sản phẩm bánh kẹo. - Vốn điều lệ của
Công ty: 85.000.000.000 đồng. Sau khi xem xét tài liệu về sơ đồ tổ chức và
cơ cấu quản lý, Biên bản họp Hộiđồng quản trị; các quyết định bổ nhiệm,

miễn nhiệm các chức danh chủ chốt trongCông ty kết hợp phỏng vấn ban
giám đốc công ty. KTV đánh giá cơ cấu tổ chức vàbộ phận quản lý của
Công ty Cổ Phần X là hợp lý. Bao gồm: - Các nhân sự chủ chốt: 1 chủ tịch,1
Phó chủ tịch, 3 thành viên,1 Giám Đốc và1 Kế toán trưởng. - Phòng ban của
Công ty: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế toán; PhòngKinh doanh;
Phòng kinh doanh tổng hợp, phòng quản lý XDCB và dự án mới. KTV của
AAC đã phỏng vấn Ban Giám Đốc về các sản phẩm của công ty.Bên cạnh
đó KTV cũng đã thu thập và kiểm tra thông tin về sản phẩm thông qua"Bảng

×