Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.99 KB, 4 trang )
Vì sao trẻ chỉ ho vào ban đêm?
Chị Thủy (Cầu Giấy Hà Nội) chia sẻ. an “Ban ngày con đi lớp và chạy nhảy với
bạn nhiều thì không sao, nhưng cứ 2h – 5h sáng là con ho liên tục. Cả đêm mình
vừa bế con tay vừa vỗ vào lưng thì đỡ hơn chút xíu, ông xã cũng nằm không yên
bởi con mếu máo khóc. Chỉ mong trời nhanh sáng để ra hiệu thuốc hỏi bác sĩ cho
con, nhưng tầm 5h thì con ngớt ho và ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau con khỏe mạnh
bình thường và tuyệt nhiên không ho nữa. Đưa con đi khám thì lại sợ con phải
dùng kháng sinh nhiều thôi thì mẹ chịu khó dùng nước hẹ, mật ong chanh,… toàn
bài thuốc dân gian cho an toàn. Con có giảm ho nhưng không đáng kể, mình cứ
chần chừ trong bao nhiêu cách chữa trị mà hàng ngày đi làm lại trăn trở tiếng ho
đêm của con”
Vì sao trẻ thường ho vào ban đêm?
Nhiều bé không ho vào ban ngày vì thời điểm này bé đang ở tư thế vận động, các
chất tiết thoát ra ngoài 1 cách dễ dàng (mẹ có thể hút đờm và theo dõi được triệu
chứng của bé, có thể thay quần áo thường xuyên khi bé chạy nhảy ra mồ hôi
nhiều). Nhưng ban đêm, khi ngủ, các chất dich ứ đọng trong cổ gây kích thích ho.
Bé có thể đau bụng, ho đỏ mặt và cong người vì khi ho các cơ ở bụng co lại, đẩy
cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Cơn ho kéo dài tới 30 phút hoặc nặng hơn là bé
liên tục khục khặc hàng tiếng đồng hồ. Chính đờm nhớt sẽ làm bé nghẹt thở, khó
chịu không ngủ được và quấy khóc suốt đêm.
Chữa ho cho trẻ bằng các loại hoa
Từ lâu trong dân gian con người đã biết sử dụng các loại hoa để trị ho cho trẻ, với
ưu điểm là hiệu quả và rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Phương pháp này
được đông y gọi là Chỉ khóa hoa liệu pháp.
5 loại hoa tiêu biểu có tác dụng rất tốt bao gồm
- Hoa cúc có tác dụng trên gần 200 loại virus gây cúm, giúp giảm ho, giảm nhức
đầu và nghẹt mũi
- Hoa mai trắng có tác dụng ức chế tốt các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, giúp
long đờm
- Kim Ngân hoa giúp thanh nhiệt giải độc sát khuẩn, trị cúm và trị sốt cao co giật