Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.88 KB, 7 trang )

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ
BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
Phần 1: Kiến thức cơ bản
1. Khái niệm con người

Con người là một thực thể tự nhiên – xã hội.
-

Con người là một thực thể tự nhiên:

Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ 2 giác ngộ sau đây:
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. “Bản
thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người
khơng bao giờ hồn tồn thốt ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Điều đó có
nghĩa rằng con người cũng như bao lồi động vật khác, phải tìm kiếm thức ăn, nước uống,
phải sinh con đẻ cái để tồn tại và phát triển.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên
cũng “là thân thể vô cơ của con người”. Con người phải phụ tùng các quy luật giới tự
nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học giới
tự nhiên. Con người phải dựa vào giới tự nhiên, gắn bó với tự nhiên, hịa hợp với tự nhiên
mới có thể tồn tại bởi giới tự nhiên “là thân thể vô cơ của con người”.

1


-

Con người là một thực thể xã hội.

Bản tính xã hội của con người được phân tích từ 2 giác ngộ sau đây:


Một là, hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. “Con
người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thốt khỏi trạng thái thuần túy là lồi
vật”. Con người có thể sống bằng lao động sản xuất, cải tạo thiên nhiên, sáng tạo ra các
vật thể đáp ứng nhu cầu của mình.
Hai là, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, thì sự tồn tại của nó ln ln bị
chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Những quan hệ đó ngày càng phát
triển, phong phú, đa dạng làm phát triển con người. Hoạt động của con người gắn liền với
các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ cho con người mà là tiền đề để xã hội phát triển.
2. Bản chất của con người
Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.
Bàn về bản chất con người, trong tác phẩm: “Luận cương về Phoiơbắc”, C. Mác
khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã
hội”. Bản chất của con người ln được hình thành và thể hiện ở những con người hiện
thực, cụ thể trong điều kiện lịch sử cụ thể mà ở đó những mặt khác nhau tạo nên bản chất
con người sẽ được bộc lộ ở những mức độ cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất
của con người. Các quan hệ này không kết hợp với nhau theo phép cộng hay là sự kết hợp
giản đơn mà là sự tổng hòa chúng, nghĩa là các quan hệ có vị trí, ý nghĩa, vai trị khác
nhau nhưng chúng khơng tách rời nhau, mà tác động qua lại, thâm nhập vào nhau. Các
quan hệ xã hội có nhiều loại như quan hệ quả khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất,
quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, bản chất hoặc
hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế, ...Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất
con người. nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn mà là sự tổng hòa chúng. Tất cả các
quan hệ đo đều góp phần hình thành lên bản chất của con người. Các quan hệ xã hội thay
đổi thi ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.[1]

2


Phần 2: Kiến thức vận dụng

1. Về lý luận:

Một là, sự hình thành phát triển nhân cách chịu sự quy định của điều kiện kinh tế xã hội. Con người ln mong muốn đạt được lợi ích, mục đích của bản thân mình. Suy
cho cùng, sự phát triển xã hội là kết quả của những hoạt động có ý thức của con người
“đang theo đuổi những mục đích nhất định”.[2] Cho nên trong quá trình tồn tại và phát
triển, mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội phải được kết hợp hài hịa. Điều
đó được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng đất nước ta. Trước đây, trong nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, con người chỉ được thể hiện mình trong sự hồ
đồng, gắn bó với tập thể, cộng đồng, xã hội. Con người phải đứng trước 2 sự lựa chọn:
Thực hiện mục tiêu cá nhân và bỏ qua lợi ích xã hội; hoặc hoạt động vì lợi ích xã hội mà
bỏ qua lợi ích cá nhân. Do đó nền kinh tế hoạt động khơng hiệu quả và kìm hãm sự phát
triển nhân cách con người.[3] Chính vì vậy Đảng ta đang trong quá trình xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ hoạt động trong nền kinh tế thị
trường, con người có động lực để thực hiện lợi ích riêng của riêng mình, và những hoạt
động của các cá nhân lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích của xã hội và
cộng đồng thông qua một “bàn tay vơ hình”. Q trình con người tham gia và chủ động
tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội để tạo điều kiện cho sự phát triển tồn diện
của nhân cách. Bởi, nhân cách chỉ có thể được xác định đầy đủ khi đặt nó trong mối quan
hệ với các nhu cầu và lợi ích.
Hai là, nhân cách con người là tổng hòa của các yếu tố để tạo nên giá trị mới. Một
trong những nhân tố đóng vai trị chủ đạo trong q trình hình thành nhân cách con người
là giáo dục. Nhân cách chính là cả một quá trình dài nhờ tập luyện, trau dồi, tích lũy kiến
thức mà có được. Chính vì vậy, để nhân cách của một người mới từ sơ khai trở nên hồn
chỉnh hơn, ta cần phải thơng qua giáo dục mới đạt đến những chuẩn mực của nhân cách.
Tuy nhiên, Bác Hồ có nói “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng
3


có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy, trong một con người “tài” và “đức” phải luôn
song hành với nhau. Cái “tài”, cái “đức” không phải tự nhiên mà có, mà hai chữ ấy phải

được vun đắp, trau dồi và phải được giáo dục ngay khi còn ngồi trong ghế nhà trường.
Chính vì thế trong q trình giáo dục, chúng ta cần phải hướng tới giáo dục toàn diện.
Ba là, sự hình thành và phát triển nhân cách chịu sử ảnh hưởng bởi những yếu tố
văn hóa của xã hội. Con người là sản phẩm của văn hóa nào thì nó sẽ tạo ra con người của
xã hội, thời đại đấy. Văn hóa được định hình bởi những yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị,
xã hội… tạo nên những văn hóa khác nhau trong xã hội. Trong những yếu tố cấu thành
nên văn hóa tinh thần xã hội thì thế giới quan, những chuẩn mực pháp lý, thẩm mỹ, đạo
đức... có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Nó được cấu
thành từ những yếu tố cơ bản là tri thức, niềm tin, lý tưởng. Một thế giới quan đúng đắn là
cơ sở quan trọng nhất để xây dựng một nhân cách phát triển tồn diện. Nói cách khác, thế
giới quan giữ vai trò định hướng chung cho con người trong mọi hoạt động hiện thực của
họ. Do đó, trong đời sống thực tiễn, chúng ta phải nắm bắt được các quy luật, các mối
quan hệ xã hội để có thể định hình những giá trị riêng, nhân cách của bản thân.[4]
2. Về thực tiễn

Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vốn,
nguồn lực con người… để có thể khai thác tối đa tiềm lực của các nguồn lực, thì nguồn
lực con người là yếu tố vô cùng quan trọng nhất bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể
được khai thác hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Cũng như Bác Hồ từng
nói “Vì sự nghiệp 10 năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”, chính vì thế
cơng tác phát triển nguồn nhân lực phải đặt lên trên hàng đầu. Để phát huy tối đa nguồn
nhân lực, chúng ta phải thực hiện ở những điểm như sau:
Thứ nhất, phải có chiến lược đẩy mạnh và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn
diện đồng bộ về mặt giáo dục, đạo đức, sức khỏe, chất lượng sống… đặc biệt nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học. Trí tuệ là một trong những chỉ số quan trọng
nhất của con người, nhất là trong thời đại cách mạng và khoa học công nghệ hiện nay.
4


Bên cạnh đó, cần phải chú trọng cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho con người, trước

hết là các thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Thứ hai, phải có chính sách thu hút nguồn nhân lực. Thu hút nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ cho đất nước là rất quan trọng. Nếu không thu hút được nguồn nhân
lực chất lượng cao, đất nước sẽ kém phát triển. Chính phủ nên có những chính sách về
tiền lương, chính sách trọng dụng nhân tài ở mỗi có quan, đơn vị và địa phương, hoặc tạo
điều kiện thuận lợi về môi trường cho nguồn nhân lực chất lượng cao để phát huy thế
mạnh, sở trường.
Thứ ba, phải có chính sách quản lí nhà nước về mặt nhân lực để không dẫn tới hệ
quả chảy máu chất xám. Những quốc gia bị chảy máu chất xám thường đối mặt với rất
nhiều rủi ro, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Để khắc phục hiện tượng chảy
máu chất xám, nhiều quốc gia đang tăng cường các chính sách như: chính sách cơng nghệ
và khoa học, xây dựng chế độ đãi ngộ tốt, đồng lương hấp dẫn… Mục đích của người lao
động là tìm được 1 mơi trường để phát triển bản thân mình, chính vì thế đây là những yếu
tố nhà nước nên thực hiện để người lao động có động lực ở lại học tập và làm việc để
cống hiến cho nước nhà.
Thứ tư, phải quan tâm đến các nhu cầu, lợi ích chính đáng của con người. Nhu cầu
là những đòi hỏi của con người muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát
triển. Nhu cầu được thực hiện thì trở thành lợi ích cho cá nhân và xã hội. Người thiếu văn
hóa do ít học, hoặc ít va chạm cuộc sống thì thường có nhu cầu thấp; nhu cầu thấp dù có
được trở thành lợi ích thì lợi ích này chỉ là 1 phần nhỏ cho sự phát triển của xã hội. Từ
đặc điểm này ta có thể rút ra kết luận, muốn xây dựng, phát triển nhân cách cho con người
hiện nay thì cần giáo dục, tuyên truyền, bồi dưỡng cho họ sống có hồi bão, ước mơ, lý
tưởng, tức là có nhu cầu lớn và chính đáng và quyết tâm thực hiện được những nhu cầu ấy
để đem lại lợi ích - động lực trong học tập, trở thành những con người mới đóng góp,
cống hiến nhiều cho cách mạng.[5]

5


Như vậy, bên cạnh việc phát triển kinh tế, việc chăm lo cho con người, chú trọng

phát triển nguồn nhân lực là tất yếu và rất cần thiết. Đó cũng chính là mục tiêu được Đảng
và nhà nước quan tâm, chỉ đạo và thực hiện.

6


Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác LêNin – Trường Đại học Kinh Tế TP

HCM, trang 86.
2. />3. />4. />5. />


×