Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.19 KB, 73 trang )

Lời Cam Đoan
Chúng tơi cam đoan đây là cơng trình khoa học của riêng
chúng tơi, khơng sao chép cơng trình nghiên cứu của bất kỳ
ai, dưới bất cứ hình thức nào.


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên chúng tôi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Th.S Ngơ Thị
Kim Dung cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa Khoa học xã hội và nhân văn
trường Đại học Tôn Đức Thắng đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình chúng
tôi thực hiện đề tài này.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy đã
tạo điều kiện về thời gian và không gian giúp chúng tơi thu thập được những
thơng tin hữu ích và xác thực với đề tài.
Bên cạnh đó, khơng thể khơng nhắc tới những người bạn, người thân đã
ủng hộ, động viên và giúp đỡ trong nhiều khâu đặc biệt là xử lý gỡ băng phỏng
vấn sâu để chúng tơi có thể hoàn thành đề tài đúng tiến độ.


BẢNG VIẾT TẮT XUẤT XỨ TƯ LIỆU

STT

: Số thứ tự

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND


: Ủy ban nhân dân

NXB

: Nhà xuất bản



: Nam Định

P.GS

: Phó giáo sư

TS

: Tiến sĩ

Th.S

: Thạc sĩ

BBPVS

: Biên bản phỏng vấn sâu

T/h

: Trường hợp



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

Tên hình vẽ

Trang
Hình 1

Mạng quan hệ xã hội thứ bậc ..................................................... 4

Hình 2

Khung phân tích ......................................................................... 13

Hình 3

Cấu trúc ba người ....................................................................... 15

Hình 4

Vốn con người, vốn xã hội và mạng lưới xã hội ....................... 16

Hình 5

Phả hệ các thế hệ làm giấy di cư từ làng Sét đến TP.HCM ....... 23

Hình 6


Tính chất của vốn xã hội theo phạm vi ...................................... 42

Hộp 1

Trách nhiệm cung cấp thông tin ................................................ 44
về giá của công ty cung cấp hàng hóa/ dịch vụ

Hộp 2

Các mơ hình phường/ hội- ........................................................ 43
một hình thức của vốn xã hội ở nước ta


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Tên

bảng

Trang
Biểu đồ 2.1.1

Lực lượng lao động theo ngành kinh tế (nông nghiệp và phi
nông nghiệp) tại xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định năm 2009 ...... 21

Biểu đồ 2.1.2

Tỷ lệ nhóm tuổi của những người sản xuất- kinh doanh giấy

theo từng giai đoạn di cư từ làng Sét vào TP.HCM (tỉ lệ được
lượng hóa từ 14 cuộc pvs) .......................................................... 23

Bảng 1.2.2.1

So sánh khái niệm vốn xã hội của J.Coleman, Portes, Trần Hữu
Dũng ............................................................................................ 18

Bảng 1.2.2.2

So sánh vốn con người, vốn vật chất và vốn xã hội ..................... 19

Bảng 2.1.1

Lý do di cư phân theo sự khác biệt về mối quan hệ tại nơi đến .. 22

Bảng 2.2.1.1

Các nguồn huy động vốn tài chính .............................................. 26

Bảng 2.2.2.1:

Các nguồn hỗ trợ tìm kiếm mạng lưới phân phối giấy lúc khởi
nghiệp .......................................................................................... 29

Bảng 2.2.3.1:

Các nguồn cung cấp thông tin của các chủ hộ sản xuất- kinh
doanh giấy .................................................................................... 33


Bảng 2.2.4.1:

Nguồn gốc xuất cư của lao động ................................................ 38

Bảng 3.1.1:

Sự khác biệt trong hưởng lợi từ vốn xã hội giữa các thế hệ làm
nghề khi khởi nghiệp ................................................................... 46

Bảng 3.3.1:

Các yếu tố tác động đến việc chọn mơ hình kinh doanh độc lập 55


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài:
Trung bình mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận 200.000 người
nhập cư đến từ các tỉnh thành khác trên khắp cả nước, trong đó lực lượng chủ yếu
là sinh viên và lao động trẻ làm trong các ngành nghề lao động phổ thông. Chưa
bàn đến những mặt tiêu cực phát sinh, rõ ràng lao động nhập cư là lực lượng lao
động có đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của thành phố: 30% GDP- đó là
con số đóng góp của lao động nhập cư được đưa ra trong hội thảo do ủy ban các
vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 3/12/2009 tại Tp Hồ Chí Minh.
Bên cạnh các nguồn vốn vật chất và vốn con người, ngày nay vốn xã hội
cũng được xem là nguồn lực của sự phát triển. Trước hết, vốn xã hội là một dạng
vốn trong sản xuất - kinh doanh, sau đó là một nhân tố đảm bảo cho sự vận hành
trơn tru và có tính bền vững của nền kinh tế. Với ý tưởng cốt lõi nằm trong sự tin

cậy giữa con người với con người; sự tôn trọng, tuân thủ các quy tắc-luật lệ;
nguồn vốn xã hội phong phú giúp ích một quốc gia hay một cộng đồng giải quyết
những bài toán tập thể địi hỏi sự phối hợp của số đơng, tiết kiệm chi phí giao
dịch của nền kinh tế và thúc đẩy nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của người lao
động trong một xã hội nhiều tin cẩn, nơi học vấn, tay nghề chứ không phải mối
quan hệ là yếu tố được quan tâm hơn.
Đặt trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, mà cụ thể ở đây là cộng đồng
dân di cư từ làng Sét Nam Định tới thành phố Hồ Chí Minh chuyên nghề sản
xuất và kinh doanh giấy, việc nghiên cứu tìm hiểu cách thức huy động và sử
dụng vốn xã hội trong cộng đồng những người di cư từ làng Sét sẽ giúp chúng ta
hiểu thêm về quy mô cũng hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội của cộng đồng
tại Việt Nam hiện nay. Từ đó có những giải pháp trong việc mở rộng vốn xã hội
trên phạm vi quốc gia, đưa vốn xã hội, cùng vốn vật chất và vốn con người, trở
thành nguồn lực quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.
Với những lý do đã nêu, cùng với sự kế thừa những nội dung mà các cơng
trình nghiên cứu trước đã chỉ ra, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài Vai trò của
Trang 1


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (nghiên cứu trường hợp
những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện
nay).
2- Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài Vai trị của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh
doanh giấy (nghiên cứu trường hợp những người di cư từ làng Sét (Nam Định)
tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay), chúng tơi có tìm đọc một số các tài liệu,
cơng trình nghiên cứu có liên quan đề tài.

2.1- Lý luận về vốn xã hội:
Vốn xã hội là một thuật ngữ trong một hai thập niên gần đây được đề cập
nhiều trong giới khoa học xã hội, nhưng cho đến giờ, dường như giới học thuật
vẫn chưa đi đến một định nghĩa thống nhất về khái niệm này.
Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội (Social capital), PGS.TS Trần Hữu Quang,
Tạp chí Khoa học xã hội, số 07 (95), 2006, trang 74-81, bằng phương pháp thu
thập tài liệu thứ cấp tác giả đã cho ta cái nhìn tổng quan nhiều chiều trong khi so
sánh khái niệm vốn xã hội của một số lý thuyết gia trên thế giới. Trong khi
Bourdieu nhấn mạnh tới vốn xã hội với tư cách là một thứ tài sản mà mỗi cá nhân
có thể có được, thì Coleman và Putnam lại hiểu vốn xã hội như là một thứ tài sản
chung của một cộng đồng hay một xã hội nào đó. Mặc dù đã có nhiều cách định
nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung vốn xã hội thường được định nghĩa xoay
quanh ba yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: khả năng làm việc chung với nhau,
sự tin cậy giữa con người với nhau, và các mạng lưới xã hội. Nhà xã hội học
người Mỹ gốc Nhật Fukuyama nhấn mạnh đến yếu tố chuẩn mực xã hội, còn các
yếu tố: sự tin cậy, các mạng lưới [xã hội], xã hội dân sự, là những hiện tượng thứ
phát [epiphenominal], nảy sinh do vốn xã hội chứ không phải là bản thân vốn xã
hội.
Khái niệm “vốn xã hội” không phải là một khái niệm triết học, cũng chưa
trở thành một khái niệm kinh tế học. Có lẽ cần coi “vốn xã hội” như một khái

Trang 2


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

niệm xã hội học được dùng để chỉ một cách tổng hợp hiện thực và đặc trưng của
những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã
hội. Những mối dây liên kết này chịu sự chi phối quyết định của các chuẩn mực

(chính thức và phi chính thức) và các định chế đang tồn tại trong cộng đồng hay
xã hội ấy, được biểu hiện ra thành những hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát
được như sự tin cậy giữa con người với nhau, khả năng làm việc chung với nhau
trong các mạng lưới xã hội khác nhau. Từ đó PGS.TS Trần Hữu Quang có những
những liên hệ, phân tích ngắn đến vốn xã hội Việt Nam cổ truyền và xã hội Việt
Nam hiện đại.
Đo lường vốn xã hội cũng là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, như bài biết Về đo lường vốn xã hội, Đinh Thị Thơm, tạp chí Thơng
tin Khoa Học Xã Hội, số 7,2009, tr 30- 36, Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội,
Th.S Lê Minh Tiến, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 3-2007, tr 72-77. Bằng việc
phân tích các tài liệu thứ cấp, cả hai tác giả đều đưa ra quan niệm về vốn xã hội.
Riêng Th.S Lê Minh Tiến đã nêu rõ năm chủ đề trong nghiên cứu về vốn xã hội:
sự tham gia xã hội và sự dấn thân vào đời sống dân sự; mức độ khẳng định sự tự
chủ; quan niệm về cộng đồng; các mạng lưới xã hội, tương trợ xã hội và tương
tác xã hội; niềm tin, sự tương hỗ và gắn kết xã hội và các chỉ báo khi đo lường về
các mảng chủ đề này.
Như vậy, vốn xã hội vẫn là một phạm trù được thống nhất ở một số điểm,
một số biểu hiện và hiện nay những lý luận về vốn xã hội vẫn đang là mối quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
2.2- Những nghiên cứu thực địa về vốn xã hội:
Trong bài viết Kinh tế nông thôn - Một số ghi nhận về những mối quan hệ
xã hội và nghiên cứu xã hội học về những người lao động và buôn bán hàng
rong tại Hà Nội”, Regina Abrami, Tạp chí Xã hội học, Số 4(60), 1997, tr 61,
mạng lưới xã hội của người lao động tự do, cụ thể là của người bán hàng rong
và người lao động tự do ở Hà Nội, được ơng phát hiện thấy là có xu hướng biến
đổi từ mơ hình thủ cơng sang mơ hình đồng nghiệp và mơ hình thứ bậc.
Trang 3


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di

cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

Hình 1: Mạng quan hệ xã hội thứ bậc
Theo tác giả, vốn xã hội ngồi những tác động tích cực có thể gây ra
những rủi ro tức là “phản chức năng” (defunctions) trong những điều kiện nhất
định.
Bài viết Thông tin và doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi, Lê Ngọc
Hùng, Tạp chí Xã hội học, Số 4 (64), 1998, Tr 106-112, đã đề cập đến chủ đề
mạng thông tin của doanh nghiệp. Nghiên cứu này cho biết trong thời kỳ trước
Đổi mới doanh nghiệp chủ yếu dựa vào mạng nội bộ khép kín với thơng tin
chính thức nhỏ giọt từ trên xuống và thẩm thấu chậm chạp từ ngoài vào doanh
nghiệp qua một số kênh phi chính thức. Trong q trình Đổi mới, doanh nghiệp
chuyển dần sang mơ hình mạng mở rộng với mơi trường thơng tin bên ngồi có
sự tham gia của các đầu mối thông tin chuyên nghiệp và các mạng lưới xã hội
chính thức và phi chính thức.
Vai trị của mạng lưới xã hội trong q trình di cư, Đặng Nguyên Anh,
Tạp chí Xã hội học, Số 2 (62), 1998, tr 17, dựa vào khái niệm “mạng lưới xã
hội” được hiểu là tập hợp các mối liên kết, các mối quan hệ giữa các cá nhân
và các nhóm dân cư, một số tác giả đưa ra khái niệm “mạng lưới di cư” để
nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới xã hội của những người di cư. Hơn

Trang 4


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

75% số người di cư được khảo sát cho biết có họ hàng, người thân, bạn bè sinh
sống tại nơi chuyển đến và những người thân đó là những đầu mối của thông tin
và nguồn hỗ trợ kinh tế - xã hội đối với người di cư. Phụ nữ là người thường

đóng vai trò “nội tướng”, “tề gia nội trợ” nên quá trình di cư của phụ nữ phụ
thuộc nhiều vào mạng lưới quan hệ gia đình. Các tổ chức kể cả cơ quan chính
quyền địa phương, cơ quan truyền thơng đại chúng, tổ chức giới thiệu việc
làm, tổ chức ngân hàng đóng vai trị nhỏ bé đối với người dân trong việc quyết
định chuyển cư và quá trình sinh kế ở nơi nhập cư. Người di cư chủ yếu sử dụng
mạng lưới quan hệ xã hội truyền thống (người nhà, người thân quen, bạn bè)
để giao dịch kinh tế như tìm việc làm, vay tiền, gửi tiền về nhà. Câu nói “sẩy
nhà ra thất nghiệp” cho thấy vai trò quan trọng to lớn của gia đình đối với việc
di cư và tìm kiếm việc làm ở nơi nhập cư.
Việt Nam tấn cơng nghèo đói, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000, Hà
Nội, 1999, tr. 105 nêu lên vai trò của các loại vốn trong xố đói, giảm nghèo.
Nghiên cứu định tính với phương pháp phân tích trường hợp và phỏng vấn sâu
đã phát hiện thấy hộ gia đình nghèo khơng chỉ thiếu vốn tài chính, vốn vật
chất và vốn tự nhiên mà còn thiếu cả vốn con người và vốn xã hội. Người
nghèo sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để đối phó với đói nghèo trong đó có
những chiến lược có thể huỷ hoại sự phát triển bền vững như bắt trẻ em bỏ
học. Do đó, các chương trình xố đói giảm nghèo được đề xuất là cần phải
hướng vào hỗ trợ người nghèo về cả vốn tín dụng và đặc biệt là vốn con người
(ví dụ đào tạo nghề) và vốn xã hội (ví dụ tổ chức các nhóm tiết kiệm và câu lạc
bộ) để người nghèo có thể khai thác, phát triển và chuyển hoá các nguồn vốn
này họ nhằm cải thiện đời sống.
Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình. So
sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc, Nguyễn Quý Thanh, Tạp chí Xã
hội học, Số 2(90), 2005, tr 119 đề cập vai trò của vốn xã hội trong giao dịch kinh
tế. Trong điều kiện thị trường vốn tín dụng chưa phát triển, các doanh nghiệp gia
đình dựa chủ yếu vào nguồn vốn xã hội từ mạng lưới xã hội gia đình, người
thân và bạn bè để huy động vốn kinh tế. Vốn xã hội dưới dạng trách nhiệm,
Trang 5



Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

lịng tin giữa các thành viên gia đình và mối quan hệ thân quen với các cá nhân
trong các cơ quan chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có thể
giúp giảm chi phí giao dịch kinh tế cho các doanh nghiệp gia đình và tăng
cường khả năng huy động nguồn lao động khi cần thiết. Tuy nhiên, vốn xã hội
trong trường hợp này có thể gây phản chức năng hay rủi ro cao do phát sinh chi
phí cơ hội và làm giảm triển vọng của thế hệ tương lai, ví dụ như trong trường
hợp huy động lao động trẻ em.
Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội
dưới tác động của đơ thị hố, Nguyễn Duy Thắng, Tạp chí Xã hội học, Số 4
(100), 2007, tr 41, tác giả cho biết cách thức sử dụng vốn xã hội của người
nông dân. Hơn 93% số hộ được khảo sát ở ven đô Hà Nội có người tham gia
các tổ chức xã hội ở địa phương và trung bình mỗi hộ có 1,6 người tham gia
những tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh. Hộ gia
đình nào có nhiều thành viên tham gia các tổ chức xã hội, tức là nhiều vốn xã
hội thì thường có mức thu nhập cao hơn những hộ có ít vốn xã hội. Đơ thị hố
có xu hướng phá vỡ các cấu trúc của mạng lưới xã hội truyền thống và buộc
người nông dân phải tham gia vào các quan hệ xã hội mới ở ngồi làng, xã để
tìm thu thập thơng tin, tìm việc làm và nâng cao trình độ chuyên môn nghề
nghiệp một cách phù hợp. Vốn xã hội đã có sẵn trong quan hệ gia đình, dịng
họ, bạn bè và các tổ chức xã hội ở nông thôn có khả năng giảm chi phí giao dịch
khi tạo dựng những mạng lưới xã hội mới nhằm tìm ra sinh kế phù hợp. Khi
mà nguồn vốn tự nhiên như đất đai bị thu hẹp do đơ thị hố thì người nơng dân
có xu hướng tìm cách đầu tư và khai thác vốn xã hội và vốn người gồm “kiến
thức khoa học, công nghệ và kỹ thuật sản xuất, tay nghề chun mơn”.
Có thể thấy rằng, vốn xã hội có vai trò lớn trong hoạt động kinh tế xã hội
của con người, trong mọi hồn cảnh, mọi tình huống. Tuy nhiên nó cũng chứa
đựng trong đó những rủi ro (phản chức năng) đối với các hoạt động đó.


Trang 6


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

2.3- Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh:
Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh qua một số
cơng trình nghiên cứu gần đây, Th.S Lê Văn Thành, Viện nghiên cứu phát triển
thành phố Hồ Chí Minh (), trên cơ sở
những kết quả trực tiếp nghiên cứu của Viện, những khảo sát riêng lẻ và những
theo dõi về các công trình nghiên cứu các đơn vị khác và của các nhà khoa học,
kết quả các cuộc tổng điều tra dân số 1989, 1999 và điều tra dân số giữa kỳ năm
2004, một số vấn đề được tác giả tổng hợp lại và trình bày một cách khái quát
như sau:
- Quy mô dân nhập cư vào thành phố và tốc độ gia tăng qua các năm Số người
nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người; thời kỳ 19941999 là: 86.753 người; thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người.
- Một số đặc điểm của người nhập cư
Nguồn gốc người nhập cư, từ hai cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và
1999 (điều tra dân số giữa kỳ năm 2004), tuy có một số biến đổi về quan hệ tỷ lệ,
nhưng nhìn chung người nhập cư đến TP HCM từ mọi vùng đất nước
Độ tuổi giới tính và trình độ học vấn và chuyên môn, đa số người nhập cư
đều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ. Những cuộc điều tra của Viện Kinh tế cho
thấy độ tuổi trung bình ở cuộc điều tra sau bao giờ cũng thấp hơn cuộc điều tra
trước. Người trẻ đi ngày càng nhiều hơn và họ đi độc lập (tự mình đi) chứ không
như những giai đoạn trước đi cùng với gia đình.
Nếu thời gian trước nam giới đi nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ đi
nhiều hơn nam và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ và điều rất đáng lưu ý là nữ trẻ từ các
tỉnh vùng đồng bằng sơng Cửu Long.

Về trình độ chun mơn và học vấn thì nhìn chung có một sự suy giảm
nhất định, đặc biệt là trình độ chun mơn. Có thể hiểu rằng trước kia người nhập
cư được chọn lọc hơn để đủ tiêu chuẩn nhập hộ khẩu (chuyển, điều động công

Trang 7


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

tác…), cịn bây giờ di chuyển tự do hơn, số người nhiều hơn và ít chọn lọc hơn.
Động lực nhập cư vào thành phố, nếu như những năm trước tỷ lệ nhập cư
vì lý do phi kinh tế (đồn tụ gia đình, cưới hỏi,…) chiếm một tỷ lệ khá cao, gần
như một nửa thì bây giờ động lực kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng áp
đảo.
Khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị và vấn đề quản lý dân nhập cư, về
vấn đề tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, có thể nói rằng trong điều kiện cơ
chế thị trường thì người nào có tiền cũng có thể tiếp cận các dịch vụ đơ thị.
Tóm lại, đã có rất nhiều bài viết khoa học về chủ đề vốn xã hội (lý luận)
và những tác động của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội như: di dân, mạng
lưới thơng tin, vấn đề đói nghèo, đơ thị hóa … Các tài liệu này với các bằng
chứng thực nghiệm, cách viết khoa học súc tích, cơ đọng, nêu bật vấn đề giúp
chúng tơi vừa có cái nhìn tổng qt nhiều chiều vừa có cái nhìn sâu về vốn xã hội
và vai trị của nó.
Bên cạnh đó, chủ đề di dân là một trong những chủ đề lớn được rất nhiều
học giả xã hội học quan tâm, vì nó là xu hướng tất yếu của q trình phát triển.
Tuy nhiên, hầu hết các cuộc nghiên cứu về di dân và đặc điểm của nó được các
học giả quan tâm trên diện rộng theo vùng miền, thậm chí trên cả phạm vi quốc
gia.
Vì vậy, chúng tơi quyết định chọn chủ đề là vốn xã hội, hướng đi riêng là

vai trị của nó đối với hoạt động kinh doanh giấy của những người di cư từ làng
Sét (Nam Định) vào Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3- Mục tiêu, nhiệm vụ:
3.1- Mục tiêu:
-

Tìm hiểu việc sử dụng vốn xã hội trong hoạt động kinh doanh giấy của
những người di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu
vốn xã hội nguồn lực hay vật cản cho sự phát triển trong hoạt động kinh
Trang 8


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

doanh giấy của những người di cư từ làng Sét (Nam Định) đến Thành Phố
Hồ Chí Minh.
-

Phân tích sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề trong sử dụng vốn xã hội
của những người kinh doanh giấy di cư từ làng Sét (Nam Định) đến Thành
Phố Hồ Chí Minh.

-

Chỉ ra xu hướng sử dụng vốn xã hội trong việc lựa chọn mơ hình phát
triển di cư từ làng Sét (Nam Định) đến TP. HCM

3.2- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm tài liệu và tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết của đề tài.
- Sử dụng những khái niệm có liên quan đến chủ đề nghiên cứu: Vốn xã hội,
nhập cư, kinh doanh, sản xuất,... trong q trình mơ tả và phân tích vấn đề nghiên
cứu.
- Xác định cơng cụ để thu thập thông tin.
- Tiếp cận khách thể nghiên cứu.
- Xử lý thông tin.
- Dựa vào phần xử lý để phân tích, viết báo cáo.
4- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
4.1- Đối tượng:
Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (nghiên cứu
trường hợp những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí
Minh hiện nay)

Trang 9


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

4.2- Khách thể:
Chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy trong những người di cư từ làng Sét
(Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4.3- Phạm vi nghiên cứu:
- Khơng gian: Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: Nghiên cứu những người nhập cư đến TP.HCM trong khoảng
thời gian 1997- 2011
5- Phương pháp nghiên cứu:
5.1- Phương pháp thu thập thông tin:

Với chủ đề vốn xã hội – một khái niệm có “tính chất tổng hợp và phức
tạp của khái niệm này, nên chúng ta khó lịng đo lường hay định lượng hóa được
“vốn xã hội”, mà chỉ có thể đề cập đến nó về mặt định tính. Tuy vậy, chúng ta
vẫn có thể quan sát và đo lường những biểu hiện ra bên ngồi của nó như sự tin
cậy, sự hợp tác, sự tham gia vào các hội đoàn, và các mạng lưới xã hội” (Tìm
hiểu khái niệm vốn xã hội (Social capital), PGS.TS Trần Hữu Quang, Tạp chí
Khoa học xã hội, số 07 (95), 2006, trang 74-81), chúng tôi quyết định sử dụng
phương pháp thu thập thông tin là phỏng vấn sâu.
Phương pháp phỏng vấn sâu cơ cấu hoá với bảng câu hỏi được soạn sẵn,
phỏng vấn viên sẽ sử dụng linh hoạt các câu hỏi với từng đối tượng cụ thể. Với
việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu
những quan niệm của từng cá nhân cụ thể trong quá khứ và hiện tại. Thơng qua
cuộc trị chuyện thoải mái của phỏng vấn viên và khách thể chúng tơi sễ có được
thơng tin một cách khách quan nhất, kết quả nghiên cứu sẽ chính sát nhất.
-

Số lượng câu hỏi: dưới 15 câu

5.2- Phương pháp chọn mẫu:
- Dung lượng mẫu: 14 cuộc

Trang 10


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

- Tiêu chí chọn mẫu
+ Người di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Nghề: Chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy

- Đơn vị mẫu: cá nhân
- Cách lấy mẫu: tăng nhanh là hình thức chọn mẫu phi xác suất. Trong giai
đoạn đầu của quá trình này, các cá nhân được nhận biết và có thể được chọn hay
khơng được chọn qua phương pháp ngẫu nhiên. Nhóm này sau đó được dùng để
xác định các nhóm khác có đặc điểm tương tự và cứ thế được phát triển ra. Mẫu
phi xác suất thường được sử dụng để kiểm tra các cuộc khảo sát lớn mà chi phí và
cố gắng cho sự lựa chọn một mẫu xác suất là không cần thiết đối với mục đích của
sự kiểm tra lại.
- Q trình chọn mẫu:
+ Thu thập thơng tin về địa bàn
+ Chọn địa bàn khảo sát
+ Đi tiền trạm để lấy số liệu thống kê về địa bàn đã chọn
5.3- Phương pháp xử lý thông tin:
- Tiến hành xử lý dữ liệu qua 4 bước
(1) Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu,
(2) Sắp xếp, lập hồ sơ dữ liệu,
(3) Mã hóa, làm bảng chỉ dẫn,
(4) Cơ đọng thơng tin
- Các dữ liệu định tính sau khi đã được xử lý sẽ được trình bày bằng hai hình
thức:

Trang 11


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

(1) Phân loại hiện tượng bằng bảng biểu và ma trận1
(2) Kết nối dữ liệu bằng các biểu đồ dòng nhân quả 2
6- Câu hỏi nghiên cứu:

-

Vốn xã hội được những người sản xuất- kinh doanh giấy di cư từ làng Sét
(Nam Định) sử dụng như thế nào? Nó là nguồn lực hay vật cản cho sự
phát triển?

-

Sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề trong việc sử dụng vốn xã hội diễn
ra như thế nào?

-

Xu hướng sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn mơ hình sản xuất- kinh
doanh giấy của những người nhập cư từ làng Sét (Nam Định) đến TP.
HCM là gì? Vì sao?

7- Giả thuyết:
-

Lợi ích từ vốn xã hội đặc biệt là uy tín đã tạo ra những điều kiện thuận lợi
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của những người di cư từ làng Sét
(NĐ) đến TP.HCM.

-

Có sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề về sử dụng vốn xã hội

-


Mơ hình sản xuất- kinh doanh độc lập là xu hướng sử dụng vốn xã hội
trong việc lựa chọn mơ hình phát triển của những người nhập cư từ làng
Sét (NĐ) đến TP.HCM.

Xem: H. Russel Bernard 2007, Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học: Tiếp cận định tính và
định lượng, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 376-382.
2
Sđd, tr. 376-382.
1

Trang 12


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

8- Khung phân tích

Tình hình kinh tế - xã hội

Di cư từ làng Sét- TP.HCM

Vốn xã hội

Chuẩn
mực xã
hội

Sự cố kết
giới hạn


Sự trao đổi
qua lại

Quyền uy/
uy tín

Lịng tin

Sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh giấy

Vốn tài
chính

Phân
phối- lưu
thơng

Thơng tin

Lao động

Khuyến nghị

Trang 13


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận
1.1-

Cơ sở lý luận:

1.1.1- Cách tiếp cận:
Quan hệ mạnh- yếu:
Giáo sư Đại học Stanford khoa tâm lý ứng dụng Mark Granovetter, trong
một bản thảo năm 1973 đã đề cập đến quan hệ mạnh yếu và vai trị của nó. Điểm
đặc biệt là ông phát hiện ra một yếu tố rất quan trọng sức mạnh của quan hệ yếu
(The Strength of Weak Ties).
Theo Granovetter (1983:205; 1973:1369- 1373) 3, những người thuộc
nhóm quan hệ mạnh (hay nói đúng hơn là quan hệ với những người gần gũi,
thường xun gặp gỡ) thì có mức độ “đồng chất” cao về mạng lưới xã hội, họ có
khả năng thuộc vào mạng lưới xã hội giống nhau. Trong khi đó, những người
quan hệ yếu (hay nói đúng hơn, quan hệ với những người hiếm khi gặp) thì mức
độ đồng chất thấp, họ có khả năng thuộc về mạng lưới xã hội khác. Xã hội hoặc
thế giới xung quanh mình và xã hội hoặc thế giới của người khác tất nhiên có
khác biệt về thơng tin. Cho nên người ta có thể hiểu biết được những thơng tin
mới nhiều hơn qua những người quan hệ yếu.
Áp dụng hướng tiếp cận mạnh yếu của Granovetter rất phù hợp với lý
thuyết về mạng lưới xã hội và chủ đề vốn xã hội trong di cư, khiến đề tài sáng rõ
vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể, hướng lý luận này giúp ta nhận ra sự khác biệt đối
với từng vấn đề: vốn, đầu ra- vào, thông tin, lao động trong hoạt động kinh doanh
giấy của những người làng Sét, Nam Định di cư vào Thành Phố Hồ Chí Minh
nhận được sự hỗ trợ qua lại đối với những người có quan hệ mạnh- yếu.
1.1.2- Lý thuyết áp dụng:
Thuyết chức năng về vốn xã hội: Quan niệm của James Coleman
Xem: Nhà hàng Việt Nam- một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật, Hirasawa

Ayami, Tạp chí Xã hội học số 1(113), 2011.
3

Trang 14


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

James Coleman là giáo sư xã hội học trường Đại học Harvard, Mỹ, ông
cùng với Pierre Bourdieu, Putnam là các tác gia tiêu biểu về vốn xã hội.
Dựa vào chức năng luận, James Coleman định nghĩa vốn xã hội là các
nguồn lực cấu trúc-xã hội mà cá nhân có thể sử dụng như là nguồn vốn tài
sản4. Như vậy, vốn xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây: thứ nhất nó là
một chiều cạnh của cấu trúc xã hội và thứ hai nó hỗ trợ cho hành động nhất
định của cá nhân trong phạm vi cấu trúc đó.
Một đặc trưng cơ bản của vốn xã hội là nơi trú ngụ của nó khơng phải
ở trong cá nhân mà ở trong cấu trúc của các mối quan hệ giữa người này với
người khác. Coleman đã đưa ra cấu trúc mạng lưới ba người dưới dạng một
tam giác đều trong đó vốn con người nằm ở ba đỉnh và vốn xã hội nằm ở ba
chiều cạnh của tam giác tức là ở mối quan hệ giữa các cá nhân:
A

B

C
Hình 3. Cấu trúc ba người

Từ cấu trúc đơn giản này PGS Lê Ngọc Hùng phát triển thành một cấu
trúc tổng hợp mạng lưới xã hội.


4

Xem: James Coleman. Foundations of Social Theory. USA: Harvard University Press. 1994. Tr. 302

(dẫn theo Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam, PGS,TS.
Lê Ngọc Hùng, Tạp chí Nghiên cứu con người. Số 4 (37). 2008. Tr. 45-54)

Trang 15


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

Hình 4. Vốn con người, vốn xã hội và mạng lưới xã hội
Mơ hình tổng hợp cho thấy vốn người là tập hợp các năng lực tồn tại
trong mỗi cá nhân, nhóm, tổ chức và thể hiện trong từng đầu mối của các quan
hệ xã hội. Vốn xã hội tồn tại trong từng quan hệ giữa các các nhân, nhóm, tổ
chức tức là quan hệ xã hội giữa các đầu mối của mạng lưới xã hội người. Căn
cứ vào quy mô của nhóm có thể phân biệt mạng lưới xã hội vi mô với đặc
trưng là tập hợp các quan hệ xã hội trong nhóm nhỏ và mạng lưới xã hội vĩ mơ
dựa vào các quan hệ trong nhóm lớn hay trong cộng đồng xã hội.
Như vậy, vốn xã hội nảy sinh từ mạng lưới xã hội, tồn tại chức năng và
phi chức năng dựa trên bốn hình thái biểu hiện: lịng tin, sự trao đổi thông tin,
những chuẩn mực, quyền uy/uy tín. Vốn xã hội là những giá trị của những yếu
tố của mối quan hệ xã hội mà chủ thể có thể sử dụng như là những nguồn lực để
thực hiện mục đích nhất định. Áp dụng lý thuyết của J.Coleman vào đề tài giúp
ta tìm được cơ sở của những lợi ích và cả những bất lợi khi nghiên cứu vốn xã
hội của những người sản xuất- kinh doanh giấy di cư từ làng Sét (NĐ) đến
TP.HCM


Trang 16


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

1.2-

Các khái niệm có liên quan:

1.2.1- Vốn
Vốn5 là từ đa nghĩa:
-

Tiền gốc bỏ vào kinh doanh

-

Cái có sẵn hay do tích lũy, đem lại hiệu quả nếu được sử dụng.

-

Nguyên từ trước vẫn là
Trong kinh tế, vốn có những đặc tính cơ bản sau6:

Thứ nhất, vốn được tích lũy từ các loại nguồn lực khác với mong mỏi sẽ có thêm
thu hoạch trong tương lai.
Thứ hai, vốn được sử dụng trong nhiều việc khác nhau.
Thứ ba, vốn được chuyển thành những loại nguồn lực khác, vốn khác.


5

Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt phổ thơng, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002

6

Xem: Trần Hữu Dũng, VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Tạp chí Tia sáng, 05/07/2006

Trang 17


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

1.2.2- Vốn xã hội:
Bảng 1.2.2.1: So sánh khái niệm vốn xã hội của J.Coleman, Portes, Trần Hữu Dũng
Vốn xã hội
Coleman7:

Portes (1998:7-9) 8

Trần Hữu Dũng9

- Lịng tin, sự kỳ vọng, trách

- Sự tín nhiệm áp đặt liên quan đến sự

- Sự tin cẩn giữa những người


nhiệm thể hiện trong quan hệ

trao đổi: người cho có thể tin người

cùng một “cộng đồng” (khơng

xã hội và nhờ chúng mà hành

nhận chắc chắn trả lại là nếu người

nhất thiết bao trùm toàn thể

động được thực hiện đều là

nhận khơng trả lại thì người đó sẽ bị

quốc gia) .

những hình thái của vốn xã hội.

bất lợi. → giao dịch mà không cần
dựa vào luật pháp và bạo lực.

Những
hình

- Thơng tin được phát triển và

- Sự trao đổi qua lại: là một sự tín


thu-phát trong quan hệ giữa

nhiệm vụ lợi. Người ta cho người

thái/đặc

người này với người kia mà nhờ

khác cái gì mà người khác cần là do

tính

nó hành động được thực hiện

người ta có thể được trả lại trong

cũng là hình thái của vốn xã hội.

tương lai, có khi cái mà người ta nhận

tương
đồng

được là vị trí xã hội, danh tiếng, sự
ủng hộ.
- Những chuẩn mực có hiệu lực

- Giá trị được hấp thu: là những giá

- Sự tuân theo thói lề, phong tục


mà nhờ nó hành động được thực

trị, quy tắc chúng ta hấp thu từ lúc

của cộng đồng ấy (khơng cần

hiện. Dưới hình thái là những

nhỏ một cách tự nhiên. Chúng ta

pháp luật cưỡng chế, hoặc vì

chuẩn mực xã hội, vốn xã hội có

thường tn thủ mà không ý thức đặc

hấp lực của quyền lợi vật chất),

thể khuyến khích hoặc kiềm chế

biệt về nó.

hành động.

Hình

- Quyền uy, uy tín là hình thái

- Sự cố kết giới hạn: - “ tạo ra ý thức


- “mạng lưới” xã hội (có thể là

thái/đặc

của vốn xã hội: khi ta chuyển

“chúng ta”. Sự đồn kết khơng phải

những hiệp hội, liên hệ gia tộc)

tính

giao quyền kiểm sốt hành

do quy tắc được hấp thu từ nhỏ mà là

khác

động cho một người nhất định

do thân phận chung.

biệt

tức tạo VXH cho người đó

7

Xem: Sđd Tr. 45-54


Xem: Nhà hàng Việt Nam- một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật, Hirasawa
Ayami, Tạp chí Xã hội học số 1(113), 2011.
9
Xem: VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ , Trần Hữu Dũng, Tạp chí Tia sáng, 05/07/2006
8

Trang 18


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

Theo bảng trên, ta thấy ba hình thái/ đặc tính mà Trần Hữu Dũng đưa ra
tương đồng với hai tác gia còn lại: tin cẩn/ lịng tin/ sự tín nhiệm áp đặt, sự tuân
theo thói lề/chuẩn mực/ giá trị được hấp thu, cái được cho là khác biệt là mạng
lưới xã hội thực chất hai tác giả Coleman và Portes cũng đồng ý nguồn gốc vốn xã
hội được sinh ra từ mạng lưới xã hội nhưng không đưa vào các đặc điểm của vốn
xã hội.
Theo chúng tôi: vốn xã hội được sinh ra từ mạng lưới xã hội và có 5 chỉ
báo: lòng tin, sự trao đổi qua lại, sự tuân theo thói lề/chuẩn mực/giá trị được hấp
thu, sự cố kết giới hạn và quyền uy.
Vốn xã hội là một nguồn lực mang những đặc trưng của vốn, nhưng cũng
chứa đựng những điểm khác biệt với các loại vốn khác:
Bảng 1.2.2.2: So sánh vốn con người, vốn vật chất và vốn xã hội
Vốn con người

Vốn vật chất

Vốn xã hội


Vơ hình

Hữu hình

Vơ hình

Gắn với người sở hữu, chỉ

Không gắn với chủ sở hữu

Gắn với người sở hữu

được sử dụng khi người chủ
của nó tham gia vào q trình
sản xuất
Khơng thể chia sẻ hoặc đầu tư

Có thể chia sẻ và đầu tư dàn trải

dàn trải
Dễ dịch chuyển, mang tính

Khó dịch chuyển, mang tính

Dễ dịch chuyển, mang tính

động

tĩnh


động

Tăng lên nhờ hoạt động đầu tư của chủ thể
Hao mòn theo thời gian

Tăng lên theo thời gian

Trang 19


Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (NCTH: Người di
cư từ làng Sét Nam Định đến Tp. Hồ Chí Minh hiện nay).

1.2.3- Người di cư:
Là người thay đổi nơi cư trú hoặc lưu trú ở nơi xa nhà trong một thời gian
nhất định, bao gồm cả người di cư theo thời gian dài và di cư theo mùa vụ.
Khái niệm này liên quan mật thiết đến hai khái niệm xuất cư và nhập cư10:
- Xuất cư: Là việc di chuyển nơi ở ra khỏi một đơn vị hành chính tạm thời
hay vĩnh viễn. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia do tình trạng mức
sống, thu nhập và lao động phân bố khơng đồng đều. Xuất cư có ảnh hưởng đến
mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân khẩu, của địa bàn nơi đến cũng như nơi đi.
- Nhập cư: Là sự di chuyển trên một khu vực hoặc đơn vị hành chính
khác, thậm chí tại một quốc gia khác. Quá trình này thường xuyên bị chi phối bởi
nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… cũng như xuất cư, nhập
cư có ảnh hưởng quan trọng đến địa bàn nơi đi và nơi đến.
1.2.4- Sản xuất: 11
- Tạo ra của cải vật chất nói chung.
- Hoạt động sản xuất tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động
tác động vào đối tượng lao động.

1.2.5- Kinh doanh: 12
Tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm sinh lợi.
1.2.6- Trung gian: 13
- Ở khoảng giữa có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái đối lập.
- Ở giữa giữ vai trị mơi giới trong quan hệ giữa hai bên.

10

Xem: (Khái niệm và thuật ngữ, />
11

Xem: Sđd, tr 773

12

Xem: Sđd, tr 470

13

Xem: Sđd, tr 966

Trang 20


×