Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo chí và dư luận xã hội NHÀ báo ỨNG xử với dư LUẬN xã hội TRÊN TRUYỀN THÔNG xã hội NHƯ THẾ nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 20 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
ĐỀ TÀI

NHÀ BÁO ỨNG XỬ VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN
TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?


MỞ ĐẦU
Báo chí đóng một vai trị quan trọng trong đời sống xã hội. Chức năng
của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông tin xã hội. Xã hội càng
phát triển, trình độ dân trí càng cao dẫn đến việc phổ biến thơng tin rộng rãi,
nhanh chóng và đại chúng càng trở nên bức thiết.Vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng càng trở nên chặt
chẽ, nhất là giữa nhà báo và công chúng tiếp nhận.
Công chúng hiện đại không chỉ đọc và tiếp nhận thông tin một cách thụ
động mà họ còn đọc với tư duy phản biện xã hội. Ngay cả trên mạng xã hội,
diễn đàn hay các phương tiện truyền thơng khác, họ đều có thể tham gia bình
luận, góp ý hay tranh luận về các sự kiện, vấn đề mà công chúng cho là cần
thiết.
Cách làm báo cũng đã hoàn toàn thay đổi kể từ khi có Internet và sự
bùng nổ của truyền thơng xã hội. Các nhà báo khơng chỉ cịn là những phóng
viên và các nhà bình luận, ai cũng có thể mở một blog, twitter hoặc tạp chí
trên mạng, phát thanh trên mạng hoặc đài truyền hình kỹ thuật số. Mạng xã
hội, không chỉ trong một năm qua, đã thay đổi sân chơi cho những người
tham gia ban đầu trở thành công cụ thực sự cho tất cả nhà báo và những người
cung cấp thông tin.
Tuy nhiên việc các nhà báo tận dụng truyền thông xã hội như thế nào,
và ngược lại, họ có bị tác động ảnh hưởng gì từ truyền thông xã hội không,
cách ứng xử trên truyền thông xã hội trước dư luận xã hội ra sao luôn là đề tài
được thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn, hội thảo về báo chí.



2


CHƯƠNG 1
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ỨNG XỬ VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI
TRÊN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI CỦA NHÀ BÁO
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Nhà báo
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Nhà báo là người làm nghề viết
báo chuyên nghiệp.”
Ở nước ta theo chức danh được Nhà nước qui định: “Nhà báo là người
có quốc tịch Việt Nam Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa
chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp
vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường
xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo.”
Tóm lại, nhà báo là những người mang trong mình trách nhiệm khám
phá, đấu tranh và tìm kiếm, sự thật phục vụ cho cơng chúng, xã hội và đất
nước.
1.1.2. Dư luận xã hội
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững thì: “Dư luận xã hội có thể được hiểu
là một hiện tượng xã hội đặc thù, biểu thị thái độ phán xét, ý kiến đánh giá
của quần chúng nhân dân đối với sự kiện và vấn đề thời sự mà họ quan tâm.
Đó là một trạng thái tinh thần thực tế, có thể được biểu hiện đầy đủ ở thái độ,
lời nói và đỉnh cao là hành vi.”
Dư luận xã hội là màng bao chiếm, là điểm tiếp xúc nhạy cảm, bộ phận
bao trùm và chiếm lĩnh tận ngoài cùng của ý thức quần chúng, luôn tiếp nhận
các sự kiện và vấn đề do báo chí (và các tác nhân khác) cung cấp.
1.1.3. Truyền thông xã hội
Theo cuốn sách “Truyền thơng xã hội là gì” của Nick Winchester,

truyền thơng xã hội được định nghĩa như sau: “Truyền thông xã hội là nhóm
truyền thơng mới mà có thể chia sẻ hầu hết hoặc tất cả thông tin với sự tham
3


gia, cởi mở, hội thoại, cộng đồng và khả năng kết nối”.
Nếu báo mạng điện tử là phương tiện truyền thơng đại chúng theo hình
thức từ một nguồn truyền tới đơng đảo cơng chúng thì truyền thơng xã hội là
mạng lưới liên kết các cá thể nắm giữ thông tin và tạo ra kênh phân phối đa
luồng.
Trong tác phẩm Business Hozizons xuất bản năm 2010, Kaplan và
Haenlenin phân truyền thông xã hội làm 6 loại, bao gồm:



Bách khoa tồn thư mở: Wikipedia
Nhật kí: Twitter,…



Chia sẻ video: Youtube,…



Mạng xã hội: Facebook,…



Xây dựng thế giới ảo: World of Warcrafts,…




Kiến tạo cộng đồng xã hội ảo: Second Life,…

Một số loại hình của truyền thông xã hội
Tại Việt Nam, thu hẹp trong phạm vi sử dụng của nhà báo và độc giả
thì hai kênh truyền thông xã hội được sử dụng và tương tác nhiều nhất đó là
mạng xã hội và diễn đàn:
4


Mạng xã hội (Social Network)
Là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet với nhiều
mục đích khác nhau và không phân biệt thời gian và không gian. Theo Nghị
định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính Phủ về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet: “Dịch vụ
mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử
dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên
môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện
trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác.”

Facebook đang là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam
Với nhiều tính năng như: trị chuyện, xem phim ảnh trên Internet, chia
sẻ tập tin,… mạng xã hội đã và đang thu hút rất nhiều người tham gia sử dụng
như một tiện ích được ưa chuộng nhất.
Diễn đàn (Forum)
Diễn đàn là một trang web nơi mọi người có thể trao đổi, thảo luận, bày
tỏ ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Vấn đề thảo luận được lưu trữ dưới
hình thức các trang tin. Phương thức thường được dùng trong diễn đàn trực
tuyến là người đầu tiên gửi lên một chủ đề trong một đề mục và sau đó những

người tiếp theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luận xung quanh chủ đề đó. Đây
là hình thức thảo luận khơng trực tiếp vì thời gian trả lời khơng bị giới hạn.
5


Diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm xã hội, dân sinh của VnExpress
Trên các trang mạng xã hội như Facebook, nhiều trang tin được sử
dụng như hình thức của diễn đàn trực tuyến, thậm chí chúng cịn có sự tương
tác cao hơn so với các diễn đàn trực tuyến.
Về cơ bản, dịch vụ mạng xã hội lấy cá nhân làm trung tâm trong khi
dịch vụ cộng đồng trực tuyến lại lấy nhóm làm trung tâm.

6


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ ỨNG XỬ VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN
TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI CỦA NHÀ BÁO
2.1. Nhà báo và việc sử dụng thông tin trên truyền thông xã hội
Những thế mạnh của việc nhà báo sử dụng thông tin trên truyền
thông xã hội
Nhà báo tận dụng được thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều
Công chúng tham gia vào vào quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của
báo chí với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, đối tượng tiếp nhận thông tin
, đối tượng phản ánh của thông tin, đối tượng phản hồi thông tin và thậm chí
cịn tạo nên một luồng dư luận xã hội lớn.
Trên truyền thông xã hội, nhất là mạng xã hội, mỗi khi có một sự kiện
hay vấn đề nóng hổi, thời sự thì dư luận xã hội lại được hình thành. Dư luận
trên mạng xã hội được biểu tượng hóa bằng những nút like, lượt chia sẻ, lượt
bình luận dưới mỗi bài viết.


Truyền thông xã hội đã thật sự bùng nổ trước vụ việc liên quan giữa Bộ
trưởng Bộ y tế nguyễn Thị Kim Tiến và thuốc giả VNPharma

7


Dư luận xã hội cũng giống như một quả bóng, càng nhiều like, chia
sẻ và bình luận thì “trái bóng dư luận xã hội” càng phồng to. Đến một mức
độ nào đó, nhà báo cần phải vào cuộc, điều tra, thông tin, phản ánh, trả lời
câu hỏi cho dư luận xã hội, chứ khơng phải là phán xét, suy đốn.
Những hạn chế của việc nhà báo sử dụng thông tin trên truyền
thông xã hội
Nhà báo sao chép, xào xáo, biến các bài viết trên diễn đàn, mạng xã
hội thành của mình
Tuy nhiên, một bộ phận lớn các nhà báo đang đánh mất cái quyền lực
thơng tin của mình, đó là đi đến tận cùng của sự thật. Họ bỏ qua các qui tắc,
cách thức để đánh giá, kiểm chứng thông tin có được. Họ hài lịng với cách
làm báo “copy và paste” những thơng tin có được trên mạng xã hội, coi đó
như một nguồn tin báo chí đáng tin cậy. Một cách làm báo tiềm ẩn rủi ro và
nhiều nguy hiểm.
Rõ ràng đây là một cách ứng xử thiếu chuyên ngiệp của nhà báo trước
dư luận xã hội. Điều này khiến độc giả mất đi niềm tin vào báo chí, vào
những nhà báo mà họ cho rằng ln chiến đấu để tìm kiếm sự thật. Và điều
này cũng đồng hóa báo chí trở thành một mạng xã hội nhiễu loạn, thiếu định
hướng.
Khả năng kiểm chứng thông tin của nhà báo cịn hạn chế
Trên mạng có vơ số những thơng tin rác, do con người đưa lên với mục
đích xấu, lơi kéo sự chú ý, đánh bóng bản thân, thậm chí người đăng cũng
khơng biết thơng tin đó đúng hay sai, có lợi hay hại, khơng phải thơng tin nào

có nhiều người đề cập trên MXH cũng là sự thật. Điều này địi hỏi nhà báo
phải có kĩ năng kiểm chứng, xác nhận thông tin.
Thực tế cho thấy khả năng kiểm chứng thơng tin của nhà báo cịn hạn
chế, nhiều vấn đề nằm ở phạm vi khó kiểm chứng hay cần thời gian khá dài,
tạo áp lực khiến nhà báo gặp khó khăn trong khâu xác minh vấn đề. Đây cũng
là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà báo sao chép, cóp nhặt chứ
8


khơng phải tự mình tìm kiếm và chuẩn hóa thơng tin.
2.2. Nhà báo tương tác với độc giả trên truyền thơng xã hội
Nhờ cấu trúc và tính năng của các diễn đàn, mạng xã hội mà những
người có cùng mối liên kết lại có thể tìm kiếm, theo dõi được các hoạt động
của nhau (đăng bài viết, bình luận, like, bày tỏ cảm xúc, chia sẻ,…). Các nhà
báo ít nhiều đều tham gia một kênh truyền thông xã hội nào đó, vì vậy nhà
báo có thể dễ dàng tương tác với độc giả hơn rất nhiều so với báo mạng điện
tử. Điều này là một lợi thế lớn cho các nhà báo nhưng lại mang tính cạnh
tranh trực tiếp với báo chí, nhất là báo mạng điện tử.
Trên các hội nhóm dành cho người làm báo thì các phóng viên, nhà báo
vừa chia sẻ, trao đổi, thảo luận dưới góc độ đồng nghiệp vừa phản hồi dưới
góc độ là độc giả của nhau. Nhiều nhà báo nổi tiếng cũng có mạng lưới bạn
bè, người theo dõi (subscribers, followers) khá rộng. Điều này giúp các nhà
báo tiếp nhận phản hồi, bình luận của độc giả nhanh, nhiều, đa dạng, công
khai hơn,…

9


10



Một bài đăng trên Fanpage bóng đá 4231.vn/Community của nhà báo,
bình luận viên Đức Huy nhận được lượt like, và share khá lớn. Đây là nơi
những nhà báo, bình luận viên, những người u bóng đá cùng tham gia bình
luận, tranh luận, chia sẻ thơng tin và tình u trái bóng với nhau.
Nhà báo lợi dụng dư luận xã hội để cơng kích, tư lợi cá nhân
Viêc truyền tin trên MXH, diễn đàn về cơ bản cũng giống đời thực,
"một đồn mười, mười đồn trăm". Tuy nhiên, trong môi trường Internet sẽ có
tình trạng tin đồn, tam sao thất bản. Thơng tin càng có giá trị hoặc càng có
ảnh hưởng (dù tích cực hay tiêu cực) thì càng lan truyền mạnh mẽ, nhận được
nhiều phản hồi. Một số nhà báo đã lợi dụng điều này để phục vụ mục đích cá
nhân như: lơi kéo cơng chúng, kích động dư luận để đạt được mục đích của
mình. Đây thật sự là một lỗ hổng trầm trọng trong vấn đề đạo đức, nhân cách
và cách ứng xử của nhà báo với công chúng, dư luận xã hội và cộng đồng.

11


12


Vừa qua, nhà báo Lê Ngọc Cầm của báo điện tử Một thế giới trong loạt
bài liên quan đến vợ chồng bác sỹ thẩm mỹ Chiêm Quốc Thái đã sử dụng tiền
để lôi kéo sự chú ý của bạn đọc, đưa ra mức giá 150 nghìn đồng trên một lần
share bài để tạo dư luận xã hội cơng kích bác sĩ Chiêm Quốc Thái. Đây là một
việc làm vi phạm nghiêm trọng vấn đề đạo đức của người làm báo.
2.3. Nhà báo tham gia phản biện trên truyền thông xã hội
Những người làm báo đồng thời là thành viên MXH, diễn đàn sẽ có
điều kiện theo dõi, cập nhật phản hồi của độc giả, tham khảo ý kiến của cộng
đồng mạng, nắm bắt chiều hướng của dư luận về những nội dung báo chí đề

cập. Ngay trên chính trang cá nhân của mình, nhiều nhà báo sẵn sàng đưa ra
các quan điểm cá nhân, những phản biện sâu sắc trước những vấn đề thật sự
nóng bỏng của xã hội. Khơng chỉ qua những trang báo mà ngay trên chính
mạng xã hội, nhà báo cũng có thể thực hiện được những chức năng của báo
chí, góp phần định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, chuẩn mực, đạt
hiệu quả lan tỏa sâu rộng hơn.

13


14


Nhà báo Bạch Hồn, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ và VTV24H lên
tiếng trước việc bản tin thời tiết trong chương trình Cuộc sống thường ngày
hơm 13/9 của VTV1 đã sử dụng bản đồ đường lưỡi bị trên Biển Đơng để
thông tin về cơn bão Talin đổ bộ vào Trung Quốc. Nhà báo đã thẳng thắn chê
trách thái độ làm việc tắc trách của VTV, một trong những kênh thông tin báo
chí chính thống và chuẩn xác nhất hiện nay.
Rõ ràng nhờ các mạng xã hội mà báo chí đã gần gũi độc giả hơn, những
người làm báo qua đó có thêm cơ hội để biết độc giả hiểu những gì, cần
những gì ở báo chí hay tham khảo ý kiến từ chính độc giả, góp phần tạo ra
những tác phẩm có chất lượng. Thậm chí trong q trình tương tác với độc
giả, nhà báo có thể phát hiện ra những bức ảnh, comment, stastus, có dung
lượng phù hợp để trở thành bài báo. Từ đó, nhà báo có thể liên hệ, đề nghị
độc giả đó trở thành cộng tác viên của báo mình. Nói cách khác, truyền thơng
xã hội góp phần khuyến khích các "nhà báo cơng dân".

15



CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO ỨNG ỨNG XỬ VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI
TRÊN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI CỦA NHÀ BÁO
Sự xuất hiện của loại hình báo chí mới - báo mạng điện tử ra đời hỏi
nhà báo phải có một cách đặt vấn đề mới và suy nghĩ mới trong tiêu chuẩn
đạo đức nghề nghiệp. Tiêu chuẩn đưa tin chính xác đã bị lấn át bởi tốc độ và
thể loại tin tức giải trí trên báo mạng điện tử. Phóng viên báo mạng điện tử
thường có ít thời gian để già sốt thơng tin trên lại thơng tin so với các loại
hình báo chí truyền thống. Họ ln bị sức ép buộc phải đưa thông tin nhanh
khi ngay khi sự việc xảy ra. Khi tham gia mạng xã hội, họ cũng bị sức mạnh
của mạng xã hội chi phối, dẫn đến nhiều hành vi thiếu chuẩn mực trong ứng
xử trước dư luận xã hội
Dưới đây là một số giải pháp đề xuất trong việc nâng cao ứng xử của
nhà báo trước dư luận xã hội trên truyền thông xã hội hiện nay
Đối với nhà báo
Thường xuyên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ
Đối với mỗi nhà báo, việc thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, mài dũa
ngòi bút là điều độc giả vô cùng quan trọng. Với sự phát triển của xã hội,
trình độ của độc giả ngày càng càng cao. Họ có thể dễ dàng phát hiện trình độ
kém cả về chuyên môn và cách ứng xử của các nhà báo, cũng có thể lên án
người làm báo khi đưa sai thơng tin, trích dẫn thiếu thực tế.
Khơng được đào tạo bài bản, cũng như học hỏi, nâng cao chun mơn,
tìm hiểu sâu về lĩnh vực hoạt động, nhà báo khó có thể thu hút độc giả.Với
những vấn đề được đưa ra trên truyền thơng xã hội, nó khơng chỉ tồn tại trong
một phạm vi nhỏ hẹp mà rất sâu rộng, địi hỏi các nhà báo khơng chỉ củng cố
mà cịn phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ để theo kịp yêu cầu của thực
tiễn.
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, vai trò xã hội của người làm báo
16



Theo PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng: “Đạo đức thuộc về vấn đề ln
thường đạo lí của con người , nó thuộc về vấn đề tốt - xấu , hơn nữa xem như
đúng sai, áp dụng trong các phạm vi, lương tâm con người, hệ thống phép tắc
đạo đức và trừng phạt hay còn gọi là giá trị đạo đức. Những phạm vi này gắn
liền với một nền văn hóa, tơn giáo, tinh thần nhân văn, triết học và những luật
lệ xã hội về cách đối xử từ phép tắc đến đạo đức.”
Xâu xa hơn nữa là vấn đề đạo đức báo chí, mỗi nhà báo khơng chỉ cần
nâng cao đạo đức con người mà đạo đức làm báo cũng cần hết sức chú trọng.
Nhà báo cũng chỉ nên coi diễn đàn, mạng xã hội là một nguồn thông tin bổ
sung, hỗ trợ chứ khơng thể lệ thuộc vào nó. Đặc biệt cần nhận thức rõ vai trò
xã hội quan trọng của mình trong việc định hướng thơng tin cho độc giả, tránh
phạm phải những sai lầm khơng đáng có.
Đối với cơ quan báo chí
Tịa soạn nắm giữ vai trị hết sức quan trọng trong việc định hướng tính
chất chính trị của nhà báo. Một nhà báo cần phải có bản lĩnh chính trị vững
vàng mới đáp ứng được địi hỏi của xã hội, thời đại, của Đảng và Nhà nước.
Tòa soạn cũng nên thường xuyên tiếp xúc, trao đổi trực tiếp về vấn đề sử
dụng và tham gia truyền thông xã hội của các nhà báo. Để mỗi nhà báo có thể
tham gia hiệu quả, có nguyên tắc, có định hướng và nâng cao hiệu quả truyền
thông xã hội. Hơn nữa nhà báo còn là bộ mặt của tờ báo, họ có ứng xử chun
nghiệp thì tờ báo mới hoạt động thật sự chuyên nghiệp được.

17


KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, sự tương tác giữa nhà báo và công chúng ngày càng trở
nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Thế giới mạng đã khiến mỗi công dân cũng có

thể tham gia trực tiếp vào qui trình sáng tạo tác phẩm báo chí, giám sát và
phản biện xã hội, tạo ra một thế giới phẳng về thông tin.
Sự phát triển nhanh chóng và có phần lấn át báo mạng điện tử của
truyền thông xã hội, đặc biệt là các mạng xã hội như: Facebook, Twiter...địi
hỏi báo chí, đặc biệt là các nhà báo phải nỗ lực hơn nữa, hịa mình vào thế
giới mạng, phản ánh kịp thời những vấn đề, sự kiện liên quan đến thế giới
mạng, tận dụng được nguồn thông tin trên mạng. Tuy nhiên vẫn cịn khơng ít
nhà báo đáng nhẽ phải cạnh tranh bằng những thơng tin nhanh nhạy, chính
xác, khách quan, chun sâu, lại có hiện tượng ăn theo mạng xã hội, diễn đàn,
đưa những thơng tin câu khách, tìm mọi cách tăng view cho báo mà khơng có
sự thẩm định, kiểm chứng.
Khi tham gia sử dụng truyền thông xã hội, không chỉ với tư cách một
cơng dân, mà họ cịn tham gia trên bình diện là những nhà báo, những
người định hướng dư luận xã hội. Vì vậy cách ứng xử của nhà báo ln cần
hết sức thận trọng bởi chính họ cũng có thể tác động và tạo ra dư luận xã
hội, nhưng cũng cần mang tính chiến đấu, phản biện trước những vấn đề có
giá trị thời sự.
Mặc dù cịn một số hiện tượng lệch lạc trong đạo đức con người và đạo
đức nghề nghiệp, nhưng các nhà báo đã có cách ứng xử khá chun nghiệp
trên truyền thơng xã hội, điều này thật sự đáng trân trọng và phát huy trong
thời đại xã hội hóa thơng tin như hiện nay.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Cơ sở lý luận báo chí, PGS,TS. Nguyễn Văn Dững


2.

Báo chí và dư luận xã hội, PGS,TS. Nguyễn Văn Dững

3.

Những vấn đề của Báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà

Nội, Hồng Đình Cúc, Đức Dũng
4.

Các thủ thuật làm báo điện tử, 2006, NXB Thông tấn

5.

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, PGS,TS. Nguyễn Thị Trường

Giang, 201, NXB Chính trị - Hành chính
6.

Báo mạng điện tử và những vấn đề cơ bản, PGS,TS. Nguyễn Thị

Trường Giang, 2011, NXB Chính trị - Hành chính

19


MỤC LỤC

20




×