Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tội phạm học mối quan hệ giữa phòng ngừa và chống tội phạm . nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong các hoạt động phòng, chống tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.69 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
B. NỘI DUNG......................................................................................................... 1
I. Một số vấn đề lý luận.........................................................................1
1. Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học....................1
2. Khái niệm chống tội phạm dưới góc độ tội phạm học..............................1
II.

Mối quan hệ giữa phòng ngừa và chống tội phạm........2

1.Phòng ngừa tội phạm, chống tội phạm có mối quan hệ
chặt chẽ và thống nhất.......................................................................2
2.....Chống tội phạm là một bộ phận khơng thể thiếu của
phịng ngừa tội phạm...........................................................................2
3.. .Phòng ngừa tội phạm và chống tội phạm có tác động
qua lại với nhau.......................................................................................3
4......Phịng ngừa tội phạm và chống tội phạm đều có tác
động nhất định đến nguyên nhân của tội phạm và ảnh
hưởng đến tình hình tội phạm........................................................4
III. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động
phòng, chống tội phạm........................................................................................5
1..Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân thể
hiện qua các hoạt động của ngành kiểm sát.........................5
2...........Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thể hiện qua
một số hoạt động cụ thể....................................................................6
C. KẾT LUẬN........................................................................................................ 6


A. MỞ ĐẦU
Phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu,


cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm thực hiện Hiến
pháp, pháp luật góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, phịng, chống tội phạm là
một trong những nội dung quan trọng được nghiên cứu trong Tội
phạm học, thông qua phân tích mối quan hệ phịng ngừa tội phạm
và chống tội phạm ta thấy được tầm quan trọng của các hoạt
động phòng ngừa tội phạm và chống tội phạm đối với việc ngăn
chặn và xử lý tội phạm, qua đó đưa ra được định hướng thực hiện
phòng chống tội phạm trên thực tế. Để làm rõ mối quan hệ giữa
phòng và chống tội phạm em xin lựa chọn đề tài: “Hãy phân tích
mối quan hệ giữa phịng ngừa và chống tội phạm. Trình bày nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong các hoạt động
phòng, chống tội phạm”.
B. NỘI DUNG
I.

Một số vấn đề lý luận

1. Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm
học
Phịng ngừa tội phạm được hiểu là ngăn ngừa tội phạm và loại
trừ các nguyên nhân phát sinh tội phạm, tức là các hoạt động với
mục đích nhằm ngăn khơng cho tội phạm xảy ra và kìm chế sự gia
tăng, hạn chế dần mức độ cùng tính chất nghiêm trọng của tội
phạm.Phịng ngừa tội phạm theo nội dung nghiên cứu của tội
phạm học: Phịng ngừa tội phạm là hoạt động tích cực, chủ động
của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân để ngăn ngừa, hạn
chế các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hoặc làm cho
các thành tố này không phát huy được tác dụng, nhằm hạn chế

đến mức thấp nhất tội phạm xảy ra trong xã hội. [1]

1


2. Khái niệm chống tội phạm dưới góc độ tội phạm học
Chống tội phạm là hoạt động trấn áp tội phạm cụ thể xảy ra,
qua các hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm để bảo vệ xã hội và
công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm [2]. Hoạt động này bao
gồm: phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và thi hành án
hình sự. Đó là những hoạt động có đối tượng là tội phạm đã xảy ra.
Chống tội phạm không chỉ ngăn chặn không cho chủ thể tiếp tục
phạm tội mà cịn có giá trị răn đe, giáo dục chung và qua đó tác
động nhất nhất định đến nguyên nhân của tội phạm nên cũng có
giá trị răn đe, giáo dục chung và qua đó tác động nhất định đến
nguyên nhân của tội phạm nên cũng có giá trị phịng ngừa tội
phạm.
II. Mối quan hệ giữa phòng ngừa và chống tội phạm
1. Phòng ngừa tội phạm, chống tội phạm có mối quan hệ
chặt chẽ và thống nhất
Phòng ngừa tội phạm và chống tội phạm là hai hoạt động khơng
đồng nhất với nhau, vì đó là hai hoạt động có nội dung riêng.
Trong khi nội dung của phòng ngừa tội phạm hướng đến tội phạm
chưa xảy ra, tức là được thực hiện ở giai đoạn trước khi tội phạm
được thực hiện để ngăn chặn các thành tố, ngun nhân có thể
thực hiện tội phạm khơng cho tội phạm xảy ra thì chống tội phạm
có nội dung hướng tới các tội phạm đã xảy ra, tội phạm hiện thực,
tức là được thực hiện ở giai đoạn sau khi thực hiện tội phạm mà bị
cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý. Bên cạnh đó, nếu đồng nhất
hai hoạt động này sẽ dẫn đến tình trạng bó hẹp các biện pháp

phịng ngừa cũng như tuyệt đối hóa biện pháp xử lý hình sự.
Tuy nhiên, phịng ngừa tội phạm và chống tội phạm khơng hồn
tồn độc lập với nhau bởi vì hai hoạt động có mối quan hệ chặt
chẽ thơng qua mục đích đều nhằm kìm chế sự gia tăng, hạn chế
dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm. Trong phạm
vi nhất định chống tội phạm cũng có mục đích là phịng ngừa tội

2


phạm và ngược lại, trong phịng ngừa, theo một khía cạnh nhất
định cũng mang mục đích chống tội phạm. Chính vì vậy, phịng
ngừa tội phạm và chống tội phạm là những hoạt động ln đi cùng
với nhau, gắn bó mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất.
2. Chống tội phạm là một bộ phận khơng thể thiếu của
phịng ngừa tội phạm
Hoạt động chống tội phạm có thể được xem là một biện pháp
phòng ngừa tội phạm cơ bản do vậy có thể thấy được tầm quan
trọng của hoạt động chống tội phạm trong phịng ngừa tội phạm.
Có thể thấy rằng, chống tội phạm như là một biện pháp cần thiết
khi các hoạt động phòng ngừa tội phạm trở nên vơ hiệu đối với sự
hình thành của một tội phạm cụ thể. Thật vậy, khi tội phạm đã xảy
ra thì việc quan trọng cần làm là phải phát hiện ra tội phạm và xử
lý tội phạm theo quy định của pháp luật để trừng trị kẻ phạm tội,
đồng thời hạn chế mức thấp nhất hậu quả mà tội phạm gây ra.
Chống tội phạm được đặt ra để khắc phục và hỗ trợ khi phòng
ngừa tội phạm khi mà việc phịng ngừa khơng đạt được hiệu quả
như mong muốn.
Như vậy, ở khía cạnh này có thể coi chống tội phạm là hoạt
động đặc biệt của phòng ngừa tội phạm. Chống tội phạm được

thực hiện cũng có mục đích là phịng ngừa tội phạm vì cũng có
hướng tới mơi trường và hướng tới con người theo hướng tích cực.
Chống tội phạm để tạo cơ sở cho mơi trường pháp lý hình sự
nghiêm minh và để giáo dục ý thức. Chống tội phạm vừa là bộ
phận khơng thể thiếu của phịng ngừa tội phạm nhưng đồng thời
cũng là mặt khác của phòng ngừa tội phạm. Phòng tội phạm và
chống tội phạm hai mặt khơng tách rời của thể thống nhất.
3. Phịng ngừa tội phạm và chống tội phạm có tác động
qua lại với nhau
a. Ảnh hưởng của chống tội phạm đến phòng ngừa tội
phạm

3


Chống tội phạm là hoạt động trấn áp tội phạm cụ thể đã xảy ra.
Ngoài việc ngăn chặn các chủ thể tiếp tục phạm tội, đấu tranh
chống tội phạm còn có giá trị răn đe, giáo dục chung nên cũng có
giá trị phịng ngừa tội phạm. Cụ thể hoạt động chống tội phạm sẽ
tác động đến hoạt động phòng ngừa tội phạm theo những hướng
sau:
Thứ nhất, ngăn chặn việc người đã phạm tội tiếp tục thực hiện
hành vi phạm tội. Người phạm tội vì bị áp dụng các biện pháp
ngăn chăn, bị chấp hành hình phạt,… do đó khơng có điều kiện
tiếp tục thực hiện các tội phạm mà nếu khơng bị phát hiện thì có
khả năng cao sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Thứ hai, răn đe, giáo dục người phạm tội, làm thay đổi “phẩm
chất tâm lý tiêu cực” của người phạm tội. Qua việc buộc người
phạm tội chấp hành hình phạt thì hoạt động này giúp giáo dục, cải
tạo, định hướng hành vi người phạm tội theo hướng tích cực, phù

hợp với các chuẩn mực xã hội.
Thứ ba, tạo môi trường pháp lý nghiêm minh. Môi trường này
vừa có tác dụng răn đe vừa là mơi trường tối cho việc giáo dục ý
thức tuân theo pháp luật cũng như tham gia tích cực vào hoạt
động đấu tranh chống tội phạm của cơng dân nói chung, qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả của đấu tranh chống tội phạm.
Thứ tư, bên cạnh các hình phạt truyền thống, các hình phạt bổ
sung và các biện pháp tư pháp thể hiện tính phịng ngừa tội phạm.
Các hình phạt và biện pháp này gồm cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định,… đều mang cả tính
hình sự nhưng mục đích chính là nhằm phịng ngừa tội phạm mới
do các chủ thể đã bị xử lý có thể thực hiện trong tương lai.
Chống tội phạm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến phòng ngừa
tội phạm mà kết quả của nó cịn là cơ sở nhằm ra các biện pháp
phịng ngừa thích hợp. Chẳng hạn, kết quả chống tội phạm về ma túy năm
2017: cả nước đã khởi tố, điều tra 16.923 vụ/20.791 bị can, tăng 10,13% số vụ, tăng
4


8,47% số bị can so với năm 2016, thu giữ số lượng lớn ma túy,.., phát hiện một số
vụ việc sản xuất ma túy tổng hợp trong nước. Trên cơ sở chống tội phạm, đánh giá
tội phạm ma túy vẫn là một tội phạm phổ biến và có xu hướng ngày càng phức tạp
với số vụ án và số bị can đều tăng khoảng 10% so với năm trước, đường dây ma
túy ngày càng phức tạp. Từ đó Nhà nước phải thắt chặt công tác quản lý, tăng
cường kiểm tra các khu vực biên giới. Hết sức tập trung cảnh giác khi kiểm tra
hàng vận chuyển cũng như các khu vực sản xuất hàng hóa vì rất có thể đó là sản
xuất ma túy ngụy trang. Xây dựng các chính sách phát triển kinh tế tại các vùng
biên giới khó khăn,… [3]
b. Phòng ngừa tội phạm tác động đến chống tội phạm.
Để đạt được mục đích chống tội phạm khơng chỉ dựa vào các

biện pháp tác động xã hội chung và các biện pháp tác động
chuyên ngành riêng mà trước hết là các hoạt động phòng ngừa tội
phạm, tập trung hướng vào hoạt động thuộc các lĩnh vực mà tội
phạm có thể xảy ra. Trong đó, tác động lớn nhất của phòng ngừa
tội phạm đối với chống tội phạm phải kể đến thơng qua việc xây
dựng pháp luật. Chính chức năng phòng ngừa của pháp luật đối
với tội phạm đã góp phần giúp hạn chế tội phạm xảy ra, cũng như
tạo ra một môi trường pháp lý cho việc xử lý tội phạm, từ đó trợ
giúp hoạt động chống tội phạm được hiệu quả. Bên cạnh đó, các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngồi việc phát hiện và xử lý tơi
phạm thì hoạt động phịng ngừa tội phạm của cơ quan này cũng
rất quan trọng. Có thể thấy rằng, hoạt động chống tội phạm luôn
gắn liền với các hoạt động phòng ngừa tội phạm, phòng ngừa tốt
sẽ giúp ngăn chặn tội phạm xảy ra. Cùng với đó, việc phịng ngừa
tội phạm thông qua các biện pháp khắc phục các khiếm khuyết
trong việc quản lý, những hạn chế, sơ hở của văn bản pháp luật
giúp việc chống tội phạm đạt được hiệu quả tốt hơn.

5


4. Phòng ngừa tội phạm và chống tội phạm đều có tác
động nhất định đến nguyên nhân của tội phạm và ảnh
hưởng đến tình hình tội phạm
Khi nghiên cứu tâm lí học tội phạm nhất là biện pháp phịng
chống tội phạm, buộc phải nghiên cứu xuất phát từ nguyên nhân
của tội phạm. Việc nghiên cứu đưa ra biện pháp phòng chống tội
phạm chính là một trong những hoạt động của phòng và chống tội
phạm. Mối quan hệ giữa phòng ngừa tội phạm và chống tội phạm
thể hiện ở chỗ, các biện pháp phòng ngừa tội phạm và chống tội

phạm đều được xác định trên cơ sở khảo sát, đánh giá đầy đủ,
tồn diện tình hình tội phạm đã xảy ra, dự báo tình hình tội phạm
sẽ xảy ra và phải xuất phát từ các giải thích về nguyên nhân của
tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm và chống tội phạm
muốn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cũng như loại trừ dần
nguyên nhân của tội phạm thì phải được xây dựng trên cơ sở xác
định đúng nguyên nhân của tội phạm, mỗi nguyên nhân ứng với
cách giải quyết phù hợp. Chính điều này đã giúp các nhà nghiên
cứu, các cơ quan có thẩm quyền có hướng đi và cách giải quyết
phù hợp, kịp thời ngăn chặn ngay tức khắc những hành vi phạm
tội, từ đó làm giảm ngun nhân của tội phạm.
Ngồi ra, việc phịng ngừa và chống tội phạm đều góp phần
ngăn ngừa phát sinh nguyên nhân tội phạm. Việc xây dựng biện
pháp phòng ngừa tội phạm khơng thể chỉ dựa trên tình hình tội
phạm mà phải gắn kết với nguyên nhân của tội phạm. Trên cơ sở
đó, các biện pháp phịng ngừa mới có thể giải quyết tận gốc, triệt
để nguyên nhân phát sinh tội phạm, từ đó, ảnh hưởng tới hiệu quả
của việc ngăn ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế.

6


III. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong
hoạt động phòng, chống tội phạm
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm là những công việc, hoạt động mà
Viện kiểm sát nhân dân được giao nhằm góp phần vào cơng cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm và những khả năng Viện kiểm
sát nhân dân được phép tiến hành trong phạm vi luật định để thực
hiện những nhiệm vụ được giao.

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân thể
hiện qua các hoạt động của ngành kiểm sát
Đấu tranh phịng, chống tội phạm thể hiện qua cơng tác thực
hiện chức năng của ngành kiểm sát. Trong quá trình thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, ngành kiểm sát
phải phát hiện những nguyên nhân nảy sinh tội phạm. Bằng các
biện pháp chuyên môn nghiệp vụ, Viện kiểm sát phát hiện và
ngăn chặn nguyên nhân nảy sinh tội phạm, trừng trị và giáo dục,
răn đe người phạm tội, đó là những biện pháp tác động trực tiếp
đến tội phạm nhằm ngăn ngừa tội phạm xảy ra. Hiệu quả của việc
đấu tranh phòng chống tội phạm của Viện kiểm sát gắn liền với
kết quả của việc thực hiện chức năng của ngành kiểm sát.[1]
Bên cạnh việc thực hiện cơng tác ngành kiểm sát thì việc phối
hợp với các cơ quan, đơn vị khác của Viện kiểm sát cũng góp phần
đấu tranh phịng, chống tội phạm. Hoạt động đấu tranh phòng,
chống tội phạm hết sức phức tạp nên cần có sự phối hợp, hỗ trợ
lẫn nhau của nhiều cơ quan, tổ chức. Để thực hiện tốt việc phòng,
chống tội phạm thì Viện kiểm sát cần phối hợp với các cơ quan
chức năng như Toà án, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án,…
nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan theo quy định pháp luật. Việc phối hợp với các cơ
quan tư pháp giúp xử lý người phạm tội, đẩy lùi và ngăn chặn sự
gia tăng của tội phạm.

7


2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thể hiện qua
một số hoạt động cụ thể

Việc đấu tranh phòng, chống tội phạm thể hiện qua công tác
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự.
Khi thực hiện chức năng của mình trong các vụ án hình sự, Viện
kiểm sát truy cưu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, đản
bảo phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội
không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Bên cạnh
đó, Viện kiểm sát phối hợp với Cơ quan điều tra kiên quyết đấu
tranh với các loại tội phạm, giải quyết có hiệu quả các vụ án hình
sự nhằm ngăn chặn và kiềm chế sự gia tăng tội phạm.[6]
Đấu tranh phịng, chống tội phạm trong cơng tác thực hành
quyền cơng tố và kiểm sát xét xử. Trong q trình thực hiện chức
năng trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát phối hợp với Toà án đản
bảo xử lý người phạm tội đúng quy định của pháp luật, tránh oan,
sai, bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, trong các phiên tồ lưu động
Viện kiểm sát cịn tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
nhằm năng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Ngồi ra, việc đấu tranh phịng, chống tội phạm của Viện kiểm
sát còn thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong
một số công tác khác như: thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp; thực hành quyền công tố và kiểm sát thi
hành án hình sự,…[1]
C. KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu, phân tích mối quan hệ phịng ngừa tội phạm
và chống tội phạm, ta thấy phòng ngừa tội phạm và chống tội
phạm tuy là hai hoạt động độc lập nhưng sự độc lập này chỉ mang
tính tương đối, chúng có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với
nhau. Trên cơ sở đó, khi xây dựng các biện pháp phịng ngừa tội
phạm ta phải căn cứ vào kết quả chống tội phạm, đồng thời khi

8



chống tội phạm cũng luôn phải đề cao các biện pháp phịng ngừa
tội pháp. Bên cạnh đó, thơng qua các công tác trong việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cho thấy
tầm quan trong của Viện kiểm sát trong đấu tranh phịng, chống
tội phạm. Nói cách khác đề đạt hiệu quả cao thì khơng chỉ cần
phối hợp chặt chẽ các biện pháp phòng và chống tội phạm mà
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và
sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau giữ vai trò hết
sức quan trọng, tạo cơ sở xử lý đúng người, đúng tội bảo vệ lợi ích
hợp pháp cho nạn nhân, đồng thời mang ý nghĩa phịng ngừa hiệu
quả, góp phần làm giảm tội phạm trên thực tế, qua đó góp phần
bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.

9


10



×