Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện
kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự- qua
thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
Phạm Thị Hoàn
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số 60 38 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Viện kiểm sát nhân dân; Luật tố tụng dân sự; Kiểm sát; Pháp luật Việt
Nam.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020 đề ra mục tiêu: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ Quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu
quả và hiệu lực cao.
Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, có
hiệu lực từ 01/01/2005. Sau 6 năm thực hiện đã phát sinh một số vấn đề vướng mắc, bất cập,
không còn phù hợp với thực tiễn và chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Để khắc phục
những vướng mắc, bất cập của đạo luật này, ngày 29/3/2011, Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 9
đã thông qua Luật số 65/2011/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012.
Điều 21 của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định: Kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự; với việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi
chức năng kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự của Viện kiểm sát nhân dân có sự điều
chỉnh; thẩm quyền phạm vi tham gia tố tụng của Viện kiểm sát được xác định cụ thể và rộng
hơn so với trước, đặc biệt mở rộng phạm vi tham gia các phiên toà xét xử dân sự sơ thẩm,
phúc thẩm.
Một trong những điểm sửa đổi bổ sung lớn nhất của Bộ luật tố tụng dân sự lần này là
mở rộng phạm vi trách nhiệm tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của
Viện kiểm sát, theo đó Viện kiểm sát có trách nhiệm phải tham gia phiên toà sơ thẩm giải
quyết vụ án dân sự trong 4 trường hợp: những vụ án dân sự do Toà án tiến hành thu thập
chứng cứ; những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng;
quyền sử dụng đất, nhà ở; đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể
chất, tâm thần; Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự,
phiên toà, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự.
Từ những lý do đã phân tích trên, học viên xin chọn đề tài “Kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự - qua thực tiễn tỉnh Thanh
Hóa” làm đề tài Luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây đã có một số công trình khoa học cấp nhà nước, cấp bộ,
luận án thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện
kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự …
Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung có hiệu lực ngày 01/01/2012 đã mở
rộng phạm vi, thẩm quyền tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân. Vì vậy, có khá nhiều
bài viết về vấn đề này nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về nội dung
mới sửa đổi bổ sung này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, khái quát về việc Viện kiểm sát tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết
vụ, việc dân sự qua làm cơ sở thực tiễn của nghiên cứu đề tài.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành
Kiểm sát đáp ứng yêu cầu công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp trong chiến lược cải cách tư pháp.
- Hệ thống những lý luận cơ bản về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
việc giải quyết các vụ việc dân sự trong ngành Kiểm sát.
- Đánh giá kết quả đã đạt được của công tác này trong ngành Kiểm sát khi Bộ luật tố
tụng dân sự sửa đổi bổ sung về chức năng nhiệm vụ.
- Đưa ra một số vướng mắc và giải pháp mang tính kiến nghị của Viện kiểm sát trong quá
trình thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành trên công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng dân sự của ngành Kiểm sát nhân dân
- Phạm vi nghiên cứu: trong ngành Kiểm sát nhân dân
- Thời gian từ khi Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi có hiệu lực 01/01/2012 đến
30/12/2013
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng hợp,
phân tích, so sánh, điều tra, tổng kết thực tiễn...
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011, có
hiệu lực 01/01/2012, đến nay hơn 2 năm thực hiện chắc chắn có rất nhiều điểm mới so với các
đề tài nghiên cứu trước. Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm giải quyết việc
dân sự, phiên toà, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự.
- Thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát
có sự thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân
sự. Bước đầu, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Viện kiểm sát đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ.
- Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số phương hướng và giải pháp khoa học, phù hợp
với điều kiện thực tiễn để việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
trong tố tụng dân sự ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư
pháp, hi vọng luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu cho các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu, giảng dạy.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân
dân trong tố tụng dân sự
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát
nhân dân trong tố tụng dân sự
Chương 3: Giải pháp đảm bảo hiệu quả kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện
kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 về Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Hà Nội.
2.
Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư
pháp, Hà Nội.
3.
Bộ chính trị (2010), Kết luận 79-KL/TW ngày 27/8/2010 về chiến lược cải cách tư
pháp, Hà Nội.
4.
Bộ Chính trị (2011), Chỉ thị 03 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5.
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2012), Các Nghị quyết số
02,03,04,05,06-NQ/HĐTPTANDTC ngày 03/12/2012 Hướng dẫn thi hành một số quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
6.
Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, tập 3, NXB Pháp lý, Hà nội.
7.
Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8.
Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946,1959, 1980,1992, 2001,
2013), Hiến pháp các năm, Hà Nội.
9.
Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân, Hà Nội.
10.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật trợ giúp pháp lý,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11.
Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004 sửa đổi năm 2011, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12.
Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị quyết số
37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội
phạm, công tác của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và công tác thi hành án,
Hà Nội.
13.
Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao (2013), Quyết định Giám đốc thẩm số 569/2013
ngày 12/12/2013 về kiện đòi tài sản, Hà Nội.
14.
Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Bản án số 46/2013/DS-PT ngày 11/9/2013 về
tranh chấp quyền sử dụng đất, Thanh Hóa.
15.
Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Bản án số 59/2013/DS-PT ngày 11/12/2013
về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do công trình xây dựng gây ra,
Thanh Hóa.
16.
Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2014), Bản án số 10/2014/HNGĐ-PT ngày 1/4/2014
về tranh chấp hôn nhân gia đình, Thanh Hóa.
17.
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Pháp
lệnh kiểm sát viên, Hà Nội.
18.
Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định giám đốc thẩm
số 01/2013/QĐGĐT ngày 9/5/2013 về tranh chấp hôn nhân gia đình, Thanh Hoá.
19.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2012, 2013), Báo cáo về công tác kiểm sát
giải quyết các vụ, việc dân sự, Thanh Hóa.
20.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012, 2013), Báo cáo về công tác kiểm sát giải quyết
các vụ, việc dân sự, Hà Nội.
21.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch
số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 1/8/2012 của Hướng dẫn thi hành một số
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự, Hà Nội.
22.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Quyết định số 567/QĐ-VKSTC
ngày 08/10/2012 của về việc ban hành Quy chế về kiểm sát giải quyết các vụ việc dân
sự (kèm theo Quy chế), Hà Nội.
23.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012, 2013), Chỉ thị công tác kiểm sát,
Hà Nội.
24.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012-2013), Báo cáo tổng kết công tác
kiểm sát, Hà Nội.
25.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện
Nghị quyết 49 NQ-TW của Bộ Chính trị trong ngành Kiểm sát nhân dân, Hà Nội.