Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Quản trị rủi ro cho siêu thị Co.op Mart.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.29 KB, 34 trang )

Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại hội nhập hiện nay, rủi ro luôn tồn tại trong tấc cả mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, đời sống… Mà các lĩnh vực đều có rủi ro riêng của nó.
Đặc biệt là trong môi trường kinh doanh mua bán thì luôn tồn tại nhiều rủi ro
trong việc mua bán và quản lý. Để chủ động trong việc phòng tránh và giảm
thiểu những tổn thất mà rủi ro gây ra, chúng tôi thực hiện đề tài “Những rủi
ro của siêu thị Co.op Mart Tiền Giang”. Trong đề tài này chúng tôi tiến hành
nhận dạng các rủi ro mà siêu thị và khách hàng gặp phải, phân tích và tìm
hiểu nguyên nhân tại sao lại xảy ra những rủi ro trên. Từ đó đưa ra biện pháp
kiểm soát giúp cho hoạt động của siêu thị được tốt hơn.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nguồn tài liệu hạn chế nên khó tránh khỏi
những sai sót. Kính mong cô và các bạn thông cảm. Nhóm rất mong nhận
được những đóng góp ý kiến, nhận xét đánh giá để bài làm hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
1
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. RỦI RO
Định nghĩa: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố
liên quan đến nguy hiểm khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra
cho con người hoặc là những bất trắc có thể đo lường được.
Phân loại: Rủi ro từ thảm họa, rủi ro tài chính, rủi ro tác nghiệp, rủi ro do
môi trường tự nhiên, rủi ro do môi trường văn hóa, rủi ro do môi trường xã
hội, rủi ro do môi trường chính trị, rủi do trong môi trường pháp luật, rủi ro
trong môi trường kinh tế, rủi ro do môi trường hoạt động, rủi ro do nhận
thức con người, theo đối tượng rủi ro và theo nghành nghề hoạt động.
2. QUẢN TRỊ RỦI RO
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn


thất, mất mát ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro
thành những cơ hội thành công.
Quản trị rủi ro gồm các nội dung:
2.1. Nhận dạng - phân tích - đo lường rủi ro
Nhận dạng: là quá trình xác định liên tục, có hệ thống các rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của tổ chức. Công việc của việc nhận dạng rủi ro: theo dõi,
xem xét môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức.
2
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
Phân loại tổn thất: Tổn thất trực tiếp, tổn thất gián tiếp, tổn thất nguồn nhân
lực.
Các phương pháp nhận diện rủi ro:
•Bảng liệt kê: Liệt kê tất cả những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra thông qua
bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điểu tra.
• Phân tích báo cáo tài chính: là phương pháp thông dụng nhưng tùy thuộc
vào mục đích khác nhau của việc kiểm soát rủi ro.
•Phương pháp lưu đồ: Là phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi ro.
•Thanh tra hiện trường: Là công việc thường xuyên của các nhà quản trị rủi
ro,qua quan sát,theo dõi họ sẽ tiến hành phân tích, đánh giá... Và nhận dạng
rủi ro.
Phân tích: Là xác định các nguyên nhân gây ra rủi ro, tìm biện pháp phòng
ngừa.
Phương pháp nhận diện rủi ro:
•Phương pháp phân tích
•Phương pháp truy lỗi: Chỉ ra nhiều nguyên nhân của tai nạn nhằm cung cấp
cơ sở để ngăn ngừa tai nạn.
•Phương pháp chuỗi rủi ro: cung cấp một cấu trúc phân tích nhằm xem xét
mối quan hệ hiểm họa và tổn thất.
•Đo lường: Nhận dạng rủi ro là bước khởi đầu trong quá trình đánh giá hay
đo lường rủi ro.

Đo lường: Đo lường rủi ro giúp các nhà quản trị rủi ro ước lượng hậu quả
về mặt tài chính và khả năng xảy ra hậu quả này.
3
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
Phương pháp nhận diện rủi ro:
•Đo lường mức đô nghiêm trọng của rủi ro: Được đo bằng những tổn thất,
nguy hiểm, mất mát…
•Đo lường tần suất xuất hiện rủi ro: Là số lần xảy ra tổn thất với tổ chức
trong một khoảng thời gian nhất định.
•Thang đo mức độ ảnh hưởng:
1 Không đáng kể
2 Ít nghiêm trọng
3 Trung bình
4 Nhiều
5 Nghiêm trọng
Ví dụ:
Rủi ro 1 2 3 4 5
Cháy nổ X
Mất khách hàng X
• Thang đo khả năng xảy ra:
Đánh giá Xác suất
Chắc chắn xảy ra Có thể xảy ra nhiều lần trong một
năm
Dễ xảy ra Có thể xảy ra một lần trong năm
4
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
Có thể xảy ra Có thể xảy ra trong vòng 3 năm
Khó xảy ra Có thể xảy ra trong 3 đến 5 năm
Hiếm xảy ra Có thể xảy ra trong 7 năm
• Sắp xếp thứ tự ưu tiên:

Không
đáng kể
Ít
Trung
bình
Nhiều
Nghiêm
trọng
Chắc chắn xảy ra
Trung
bình
Trung
bình
Cao Cao
Dễ xảy ra
Thấp
Trung
bình
Trung
bình
Cao
Có thể xảy ra
Thấp
Trung
bình
Trung
bình
Cao Cao
Khó xảy ra
Thấp

Trung
bình
Trung
bình
Cao
Hiếm khi xảy ra
Thấp Thấp
Trung
bình
Cao
2.2 Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro
- Là kiểm soát rủi ro bằng những kỹ thuật, công cụ, chiến lược… Nhằm né
tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có
thể đến với tổ chức.
- Phương pháp kiểm soát rủi ro:
Khả năng xảy ra
5
Mức độ ảnh hưởng
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
Biện pháp né tránh rủi ro: Là né tránh những hoạt động, nguyên nhân
làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Có hai biện pháp né tránh
là chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra và loại bỏ những nguyên
nhân gây rủi ro.
Ngăn ngừa tổn thất: Là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần
xuất hiện các rủi ro hoặc giảm bớt mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại.
Giảm thiểu rủi ro: Là các biện pháp giảm thiểu những thiệt hại, mất
mát do rủi ro mang lại.
Chuyển giao rủi ro.
Đa dạng hóa rủi ro: Phân chia rủi ro thành nhiều dạng khác nhau và tận
dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro bù đắp cho rủi ro khác.

2.3. Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện:
- Là một hoạt động thụ động chỉ hành động sau khi tổn thất xuất hiện, tài trợ
rủi ro bao gồm rủi ro cũng như tổn thất.
- Các phương pháp tài trợ:
Lưu giữ tổn thất: Là phương pháp mà người bị rủi ro tự mình thanh
toán mọi tổn thất.hình thức lưu giữ bao gồm không bảo hiểm và tự bảo
hiểm.
Chuyển giao rủi ro:
6
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
Chuyển giao rủi ro bảo hiểm: Bảo hiểm là một hình thức chuyển
giao tài trợ rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp nhận gánh vác phần
tổn thất tài chính khi có rủi ro xuất hiện.
Chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm: chuyển giao kiểm soát rủi
ro và chuyển giao tài trợ rủi ro.
2.4. Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công.
II. NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
1.NHẬN DẠNG RỦI RO
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VỀ CÁC RỦI RO ĐỂ TIẾN HÀNH
ĐIỀU TRA:
7
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
ĐÁNH DẤU X VÀO Ô MÀ BẠN CHỌN
Đánh giá khả năng xảy ra: Đánh giá mức độ nghiêm trọng:
5. Hiếm khi xảy ra. 1. Không đáng kể.
4. Khó xảy ra. 2.Ít nghiêm trọng.
3. Có thể xảy ra. 3. Trung bình.
2. Dễ xảy ra. 4. Nhiều.
1. Chắc chắn xảy ra. 5. Nghiêm trọng.
RỦI RO

Khả năng xảy ra Mức độ nghiêm trọng
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
1.HÀNG HÓA
Hàng hóa hết hạn sử dụng.
Hàng hóa bị hư hỏng.
Tình trạng thiếu hàng hóa
vẫn còn xảy ra.
Hàng hóa kém chất lượng.
Giá cả cao hơn bên ngoài thị
trường.
Một số hàng hóa không có
giấy chứng nhận an toàn.
Sản phẩm chưa đa dạng với
số lượng còn hạn chế.
2.KHÁCH HÀNG
8
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
Khách hàng không hài lòng
về dịch vụ của siêu thị.
Một số người gây rối làm
mất trật tự trong siêu thị.
Một số khách hàng bị tai nạn
tại siêu thị.
Khách hàng không hài lòng
về chất lượng sản phẩm.
Giảm khách hàng.
3.CƠ SỞ VẬT CHẤT
Hệ thống đèn, máy điều hòa
không hoạt động hoặc hư
hỏng nhiều.

Máy tính tiền không hoạt
động hoặc hoạt động không
chính xác.
Khu vực giữ đồ nhỏ, không
có nhiều tủ đựng.
Nhà xe không đủ lớn, không
có máy che.
Nhà vệ sinh không đủ phục
vụ cho nhân viên và khách
hàng.
9
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
4.DỊCH VỤ
Chương trình khuyến mãi
không hợp lý.
Phục vụ của nhân viên kém
chuyên nghiệp.
Giao hàng chậm trễ.
Dịch vụ chăm sóc khách
hàng chưa tốt.
Một số cán bộ phòng ban
thiếu nhiệt tình trong việc
giải quyết thắc mắc của
khách hàng.
Thủ tục phức tạp gây nhiều
khó khăn cho khách hàng.
5.CÁC RỦI RO KHÁC
Ảnh hưởng của thời tiết,thiên
tai(động đất, mưa, bão, lũ
lụt,…)

Thời gian mở cửa trễ, đóng
cửa sớm.
Thất thoát hàng hóa do bị
trộm cấp.
Kinh doanh không có lãi.
Hệ thống siêu thị quá tải vào
những ngày lễ.
10
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
Trong siêu thị có thể xảy ra
cháy nổ.
Tai nạn lao động trong làm
việc.
Một số đối thủ khác cạnh
tranh.
2.PHÂN TÍCH
Sau khi nhận dạng các rủi ro chúng tôi tiến hành khảo sát và phân tích các
rủi ro, tìm nguyên nhân gây nên các rủi ro. Trên cơ sở đó để tìm các biện
pháp phòng ngừa.
2.1 HÀNG HÓA
2.1.1 Hàng hóa hết hạn sử dụng:
Khi hàng hóa nhập về nhiều bán không hết hoặc một số hàng hóa mới mua
về được đặt trên hàng hóa cũ, do sơ ý nên để nó ở bên dưới và quên không
chất trở lên trên và dẫn đến tồn động không bán được nên bị hết hạn sử
11
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
dụng. Khả năng rất dễ xảy ra, mức độ ảnh hưởng nhiều vì đối với một số
mặt hàng ăn uống thì có thời hạn sử dụng tương đối ngắn.
2.1.2 Hàng hóa bị hư hỏng:
Quá trình vận chuyển có thể làm hàng hóa hư hỏng, khách hàng trực tiếp

làm hàng hóa hư hỏng, do cách bảo quản không đúng làm hàng hóa hết hạn
trước hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng có khả năng dễ xảy ra, gây ảnh hưởng
nhiều đến tình hình tài chính của công ty.
2.1.3 Tình trạng thiếu hàng hóa vẫn còn xảy ra:
Số lượng khách hàng sẽ tăng đáng kể vào những thời gian nhất định trong
năm nhưng siêu thị không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng là điều
không thể tránh khỏi, vì nhu cầu của thị trường luôn thay đổi tùy vào thời
điểm. Nhưng mức độ ảnh hưởng này cũng chỉ ở mức độ trung bình chứ
không ảnh hưởng lớn lắm.
2.1.4 Hàng hóa kém chất lượng:
Bộ phận kiểm soát không kiểm soát chặt chẽ để một số mặt hàng kém chất
lượng lưu thông trong siêu thị, rủi ro này thì rất hiếm khi xảy ra, nhưng khi
xảy ra thì mức độ ảnh hưởng rất nghiêm trọng nó có thể làm ảnh hưởng đến
danh tiếng của siêu thị.
2.1.5 Giá cả hàng hóa trong siêu thị cao hơn bên ngoài:
Chất lượng hàng hóa trong siêu thị do qua kiểm soát, cộng với thuế giá trị
gia tăng nên giá một số mặt hàng có thể cao hơn bên ngoài, nhưng mức độ
ảnh hưởng thì chỉ ở mức trung bình vì khách luôn luôn cần những sản phẩm
12
Quản trị rủi ro và khủng hoảng GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Phương
chất lượng, an toàn nên giá có cao hơn bên ngoài một chút cũng không gây
ảnh hưởng.
2.1.6 Một số hàng hóa không có giấy chứng nhận an toàn:
Hầu hết các mặt hàng trong siêu thị đều có giấy chứng nhận chất lượng,
nhưng có một số mặt hàng thực phẩm như rau củ quả không có tem kiểm
định làm cho khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Nếu xảy ra thì
gây ảnh hưởng rất là nghiêm trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người
tiêu dùng, giảm khách hàng mua sản phẩm gây ảnh hưởng đến doanh thu
của siêu thị.
2. 1.7 Sản phẩm chưa đa dạng với số lượng còn hạn chế:

Diện tích siêu thị nhỏ hẹp chỉ có một lầu, một trệt. Những sản phẩm cao cấp
số lượng còn hạn chế nhưng mức độ ảnh hưởng thì không cao.
2.2 KHÁCH HÀNG
2.2.1 Khách hàng không hài lòng về dịch vụ của siêu thị:
Một số khách hàng khó tính phàn nàn về những dịch vụ của siêu thị như là
giao hàng chậm, bộ phận giữ đồ không cẩn thận có khi lấy nhằm đồ của
khách, thái độ phục vụ của nhân viên thì không được thân thiện. Đây là việc
có thể xảy ra vì đối với những khách hàng khó tính thì rất hay phàn nàn về
những việc dù là rất nhỏ, mức độ nghiêm trọng nhiều.
2.2.2 Một số người gây rối làm mất trật tự trong siêu thị:
13

×