Tải bản đầy đủ (.pdf) (417 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia các nhà nghiên cứu trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 417 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NHIỀU TÁC GIẢ

KỶ YẾU

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ
Huế, 2019


Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia các nhà nghiên cứu trẻ / Nguyễn Thị Hoài An,
Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Tự Đức... - Huế : Đại học Huế, 2019. - 441tr. : minh hoạ ; 27cm
ĐTTS ghi: Đại học Huế. Trường Đại học Sư phạm. - Thư mục cuối mỗi bài
1. Nghiên cứu khoa học 2. Kỷ yếu hội thảo
001 - dc23
DUF0277p-CIP

Mã số sách: NC/133-2019


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ

BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU HỘI THẢO
TRƯỞNG BAN
PGS.TS. Lê Anh Phương
PHĨ TRƯỞNG BAN
PGS.TS. Nguyễn Đình Luyện


TS. Hà Viết Hải
PGS.TS. Hoàng Thị Huế
ỦY VIÊN
TS. Lê Hồ Sơn
PGS.TS. Trần Kiêm Minh
TS. Nguyễn Đăng Minh Phúc
PGS.TS. Trương Minh Đức
PGS.TS. Đinh Như Thảo
TS. Lê Quốc Thắng
PGS.TS. Võ Văn Tân
PGS.TS. Ngô Văn Tứ
PGS.TS. Phan Đức Duy
TS. Phạm Quang Chinh
TS. Phạm Thành
TS. Trương Thị Hiếu Thảo
ThS. Nguyễn Duy Thuận
TS. Nguyễn Văn Thuấn

PGS.TS. Thái Phan Vàng Anh
TS. Lê Thị Hường
TS. Trần Thị Thanh Nhị
TS. Nguyễn Thùy Trang
ThS. Lê Thị Cẩm Vân
PGS.TS. Đặng Văn Chương
PGS.TS. Trương Cơng Huỳnh Kỳ
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn
TS. Nguyễn Thanh Hùng
ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Anh
TS. Phạm Quang Trung
TS. Đặng Xuân Điều

TS. Nguyễn Văn Quang
ThS. Tôn Nữ Nhã Điển

iii

| 11/2019



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ

| 11/2019

LỜI NÓI ĐẦU
Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học. Đây là hoạt động
quan trọng nhằm phát triển đội ngũ trí thức bậc cao, đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và
góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của xã hội. Đối với nghiên cứu sinh và học viên cao
học, nghiên cứu khoa học là một hoạt động thiết yếu trong chương trình đào tạo. Qua nghiên
cứu khoa học, nghiên cứu sinh và học viên cao học rèn luyện, nâng cao khả năng tự học, tự
nghiên cứu và vận dụng tri thức vào thực tế. Đồng thời, hình thành khả năng làm việc độc lập,
tự giác, chủ động, sáng tạo - những năng lực cần thiết cho sự thành công trong nghề nghiệp và
cuộc sống.
Tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia các nhà nghiên cứu trẻ là một hoạt động thường
niên của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, bên cạnh việc xuất bản Tạp chí Khoa học và
tổ chức các hội thảo khoa học chuyên ngành khác. Mục đích của hội thảo là tạo diễn đàn để cán
bộ trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học trình bày kết quả nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ các ý
tưởng và giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả nghiên cứu khoa học.
Năm 2019, Ban Tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia các nhà nghiên cứu trẻ của Trường
đã nhận được 57 bài báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu với những nội dung mang ý nghĩa
vừa sâu sắc vừa cấp tiến của khoa học hiện đại, trong nghiên cứu cơ bản và giáo dục, thuộc lĩnh

vực khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và tâm lý học. Các bài viết trình bày kết quả
nghiên cứu cơng phu từ nhiều nguồn tư liệu, từ khảo sát thực tế và những đúc kết sáng tạo của
các tác giả với những giải pháp đề xuất có đầy đủ cơ sở khoa học.
Việc biên tập kỷ yếu chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý của quý bạn đọc để những lần tổ chức sau sẽ tốt hơn.
Xin trân trọng giới thiệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia các nhà nghiên cứu trẻ năm
2019, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đến quý vị đại biểu, quý thầy cô và những người
quan tâm.

BAN BIÊN TẬP

1



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐIỂN CỐ TRONG THƠ CHỮ HÁN
CỦA LÊ THÁNH TƠNG
NGUYỄN THỊ HỒI AN
Trường Đại học Quảng Bình
Email:
Tóm tắt: Vua Lê Thánh Tơng (1442-1497) là một tác giả tiêu biểu của nền văn học
Việt Nam thế kỷ XV. Nghiên cứu thơ văn Lê Thánh Tông để hiểu hơn về con người
và những đóng góp của ơng đối với sự phát triển của văn chương trung đại, nhất là
mảng thơ chữ Hán. Ơng có hơn chín tập thơ chữ Hán, nhiều bài thơ còn được in khắc
trên bia đá, hang động… ở các danh lam thắng cảnh của mọi miền đất nước. Những
vần thơ chữ Hán Lê Thánh Tơng được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật chặt chẽ,

đúng chuẩn mực của thơ ca trung đại. Đặc biệt, Lê Thánh Tông đã sử dụng linh hoạt,
khéo léo nhiều điển tích, điển cố hoặc một phần điển cố trong sáu tập thơ. Điều đó
phần nào thể hiện sự am hiểu kinh sử thi họa của vị minh vương có tâm hồn và tài
năng thơ ca.
Từ khóa: Thơ chữ Hán Lê Thánh Tơng, điển tích, điển cố.

1. MỞ ĐẦU
Thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông tiêu biểu cho loại thơ đề vịnh do vua tôi xướng họa.
Giọng thơ hùng hồn, từ ngữ trau chuốt, thấm đẫm lòng tự hào về cảnh đẹp đất nước và nhân tài
đất Việt. Những sáng tác thơ ca bằng chữ Hán của Lê Thánh Tông đạt chuẩn mực thơ ca trung
đại, nghệ thuật thơ điêu luyện. Thơ ông vừa là sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật vừa là nơi gửi
gắm nỗi niềm. Lê Thánh Tông là tác gia lớn được đưa vào giảng dạy trong các trường cao đẳng,
đại học và chương trình Ngữ văn phổ thơng. Các giáo trình văn học trung đại Việt Nam đều
dành một chương để giới thiệu về Lê Thánh Tông và các sáng tác tiêu biểu của ông như cuốn:
Giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII của Bùi Duy Tân, NXB Giáo
dục, 2005; Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam (tập1) do Nguyễn Đăng Na chủ biên, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006; Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam (tập 1) do Lã Nhâm
Thìn chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011. Sự xuất hiện của các đầu sách về Lê Thánh
Tông phần nào khẳng định vai trị và vị trí của ơng trong dịng văn học trung đại Việt Nam.
2. NỘI DUNG
2.1. Đóng góp của Lê Thánh Tông vào sự phát triển của văn học dân tộc
Bên cạnh sự nghiệp chính trị vẻ vang, vua Lê thánh Tông là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của
nền văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XV. Lê Thánh Tông là vị vua yêu văn thơ, bản thân ơng
sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị lưu truyền cho hậu thế. Ơng là người có cơng mở mang và
phát triển nền văn học trung đại nước ta. Dưới thời trị vì của ơng, phong trào sáng tác văn
chương học thuật diễn ra sôi nổi trong và ngồi cung đình. Chính ơng là người lập nên hội văn
học cung đình - Hội Tao đàn, đánh dấu sự hoạt động có quy củ, bài bản của Hội văn học đầu
tiên trong lịch sử văn học nước nhà. Không khí sáng tạo thơ văn trong niềm vui đất nước bình
trị đã tạo nên những tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước thời kỳ này. Chính tư tưởng
coi trọng hiền tài của người đứng đầu triều đình đã cổ vũ lượng lực nho sĩ học tập, nghiên cứu

và sáng tạo văn chương nghệ thuật.
Trong di sản thơ chữ Hán của Lê Thánh Tơng hiện tồn, có hơn 170 bài thơ được sắp xếp
vào 6 tập thơ tương đối đầy đủ: 古 心 百 咏 詩 集 Cổ tâm bách vịnh thi (trăm bài vịnh về tấm
lòng người xưa); 瓊 苑 九 歌 詩 集 Quỳnh uyển cửu ca thi tập (chín khúc ca vườn quỳnh); 明
3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

良 錦 綉 詩 集 Minh lương cẩm tú thi tập (gấm thêu vua sáng tôi hiền); 文 明 古 吹 詩 集 Văn
minh cổ xúy thi (cổ xúy cho sự văn minh); 征 西 紀 行 詩 集 Chinh Tây kỷ hành thi tập (ghi
chép trên đường chinh phục phía tây); 珠 璣 勝 賞 詩 集 Châu cơ thắng thưởng thi tập (những
vần thơ châu báu thưởng ngoạn danh thắng).
Thơ ca Lê Thánh Tông gắn liền với quan niệm “thi dĩ ngơn chí”, “tu tâm dưỡng tính”. Lê
Thánh Tơng đã thể hiện chân thành Ý, Chí, Khí, Thần qua sáng tác của ơng. Đúng như lời nhận
xét “Trong lịng có điều gì, tất hình thành ở lời; cho nên thơ là để nói chí vậy” (Phan Phu Tiên
- Từ trong di sản). Cả một đời trị vì đất nước, Lê Thánh Tông đêm ngày cần mẫn việc nước,
lúc rảnh rỗi ngâm vịnh thi ca. Đối với trường hợp Lê Thánh Tơng, có thể xem sự thịnh suy của
thơ mà bình sự được mất của một đời”. Thế nên, thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông là bản tổng
kết độc đáo sự nghiệp chính trị bằng thơ. Thơ ơng thể hiện màu sắc chính trị rõ nét, thơ gắn liền
với chính trị.
2.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố
2.2.1. Dùng nguyên điển cố
Theo Từ điển Hán Việt từ nguyên, “典 điển: sách sử, 故 cố: cũ. Chuyện xưa từng chép
trong sách sử” [4, tr.566]. Dùng nguyên điển cố là cách sử dụng nguyên vẹn từ nguồn gốc, câu
nói, những địa danh, tên gọi trong lịch sử và văn học cổ - trung đại Trung Quốc tạo nên sự trang
trọng, hàm súc, mang tính chất tầm chương trích cú. Đó là những địa danh, nhân vật, câu chữ
mẫu mực được trích dẫn được dùng nguyên ý nghĩa vốn có. Đặc biệt, nhà thơ Lê Thánh Tông

vận dụng nhiều điển cố về địa danh, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong sáng tác thơ chữ
Hán. Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông gắn liền với chính trị nên việc dùng điển cố liên quan đến
sử liệu tạo tính minh họa cụ thể cho tư tưởng nhà thơ. Mục đích của việc dùng nguyên điển cố
văn học trong thơ chữ Hán Lê Thánh Tông nhằm khẳng định lý tưởng xã hội thời Nghiêu Thuấn
và phẩm chất kẻ sĩ. Tác giả lấy các sự kiện lịch sử và tấm gương người xưa để khuyên răn bản
thân và kẻ sĩ.
莊公忘孝慕
母作穎城人
Trang Công vong hiếu mộ
Mẫu tác Dĩnh thành nhân
“Vua Trang Cơng đã qn lịng hiếu thảo,
Nên bà mẹ trở thành người thành Lâm Dĩnh”
(Lâm Dĩnh, Cổ tâm bách vịnh thi tập)
Theo Tả truyện, thời Chiến Quốc, vua Trang Công nước Trịnh là ông vua hiếu đễ. Thế
nhưng, do em trai là Cung Thúc Đoạn được mẹ dung túng, có mưu đồ làm phản. Việc bại lộ,
Đoạn tự tử; mẹ bị Trang Công đưa đi giam lỏng ở Lâm Dĩnh. Trang Công thề rằng bao giờ
xuống suối vàng mới gặp mẹ. Sau ông hối hận về hành động bất hiếu đó nhưng khơng biết làm
thế nào. Nhờ có bề tơi Dĩnh Khảo Thúc bày kế đào hầm cho hai mẹ con gặp nhau. Trang Công
xin lỗi mẹ, đưa mẹ về đô phụng dưỡng. Điển cố trên được Lê Thánh Tông đưa vào thơ chữ Hán
như bài học cho cách đối nhân xử thế đối với người thân trong hồng tộc. Ơng tự khun bản
thân ln sáng suốt trong cơng việc và phân minh trong tình cảm gia đình. Lê Thánh Tơng là
người con hết sức có hiếu với mẹ. Dù thân chinh đi đánh giặc xa xôi nhưng trong lịng ln nhớ
về mẹ với hình ảnh thơ chan chứa tình cảm tha thiết.
目 斷 慈圍 萬 里 程
Mục đoạn từ vi vạn lý trình
“Mịn mỏi con mắt nhớ tới mẹ hiền nơi xa xôi vạn dặm”
(Chinh Tây kỷ hành thi tập, bài 8)
4



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

Điển cố trong thơ chữ Hán Lê Thánh Tông với hình thức dùng nguyên điển cố thường
lấy những sự việc được ghi chép trong lịch sử Trung Hoa. Trong đó, ơng nhấn mạnh về câu
chuyện tấm lịng người xưa như Án Tử, Chu Công, Bá Di, Tổ Địch, Lưu Côn…
晏子心機險
深圖去亂臣
Án Tử tâm cơ hiểm
Thâm đồ khử loạn thần
“Án Tử bụng dạ sâu hiểm,
Bày mưu sâu để trừ bọn loạn thần”
(Thang Âm lý, Cổ tâm bách vịnh thi tập)
Án Tử trong điển cố trên là Án Anh. Theo Thơng chí, Án Anh là người nước Tề thời
Xuân Thu, tự là Bình Trọng, làm quan đại phu, nổi tiếng tiết kiệm, siêng năng lo việc nước. Lê
Thánh Tông luôn coi trọng và đề cao những bậc trung thần phụng sự đất nước. Những người
ngày đêm sát cánh cùng vua chăm lo xây dựng đất nước.
周公待旦小心危
得聖之清古伯夷
Chu Công đãi đán tiểu tâm nguy
Đắc thánh chi thanh cổ Bá Di
“Chu Công đợi trời sáng, tấm lòng cẩn mật đau đáu
Bá Di xứng đáng bậc thánh thanh cao của đời xưa”
(Quỳnh uyển cửu ca thi tập, bài 5)
Chu Công tên thật là Cơ Đán, là cơng thần có cơng lớn trong việc khai quốc của nhà Chu.
Bá Di là tên của ẩn sĩ thời Ân, được Mạnh Tử khen là “Thánh chi thanh”, nghĩa là bậc thánh
thanh cao. Bá Di và Thúc Tề nổi tiếng với lòng trung thành và cốt cách thanh cao. Bậc lương
tướng cịn là những người có chí lớn bay bổng muôn dặm, hành đạo giúp đời. Trong văn học
trung đại, điển cố “tang bồng hồ thỉ” thường để chỉ những người có chí lớn như vậy.

桑弧蓬矢志
逸氣鶚橫秋
Tang hồ bồng thỉ chí,
Dật khí ngạc hồnh thu.
“Có lý tưởng tang bồng hồ thỉ,
Có chí khí phiêu dật như chim đại bàng bay ngang giữa trời thu”.
(Hồ Đầu sơn, Cổ tâm bách vịnh thi tập)
“Tang bồng hồ thỉ” là cây cung bằng gỗ dâu, mũi tên bằng cỏ bồng. Khi xưa, sinh con
trai người ta bắn mũi tên đi bốn phương với ước mong rằng đứa con sau này sẽ có chí tung
hồnh bốn phương. Từ này về sau dùng trong văn thơ để chỉ người có chí lớn. Trong lịch sử
Trung Hoa, nhiều bậc anh kiệt cùng chí hướng, sống rèn luyện theo nghiệp phụng vua bảo vệ
đất nước được sử sách lưu danh.
雞聲鳴半夜
待旦小心危
Kê thanh minh bán dạ
Đãi đán chẩm qua tâm
“Tiếng gà gáy vang lúc nửa đêm,
Không ngủ được nằm gối lên chiếc giáo chờ sáng”
(Tư Châu, Cổ tâm bách vịnh thi tập)
5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Theo sách Thơng chí: Lưu Cơn là người đời Tấn, tự Việt Thạch, có cơng với nhà Tấn
trong việc đánh dẹp các cuộc nổi loạn. Ban đầu, ông cùng Tổ Dịch làm chủ bạ đất Tư Châu,
cùng ngủ chung một giường, nửa đêm nghe gà gáy, cho là điềm lành bèn thức nhau dậy múa
kiếm. Khi Ngũ Hồ làm loạn Trung Hoa, vua Nguyên Đế phong cho Côn làm tướng. Côn nói:

“Ta gối giáo đợi sáng, chỉ muốn diệt lũ giặc bạo ngược, nhưng chỉ sợ Tổ Địch dậy sớm ra roi
trước ta mà thôi”. Lê Thánh Tông mượn điển cố này để khuyên răn và động viên kẻ sĩ không
ngừng tu thân phò vua giúp nước. Đất nước phong kiến mà vua Lê Thánh Tông và các đại thần
đang ngày đêm lo lắng xây dựng phát triển cần những bậc trung thần nghĩa sĩ như vậy. Khi loạn
lạc, quân của bậc đế vương thương dân đánh kẻ có tội, bảo vệ lãnh thổ đất nước.
吊民伐罪帝王兵
Điếu dân phạt tội đế vương binh
“Đánh kẻ có tội, cứu vớt dân lành, ấy là quân của bậc đế vương”
(Chinh Tây kỷ hành thi tập, bài 8)
Trong sách Thượng thư, điển cố “điếu dân phạt tội” dùng với ý “quân thương dân trừng
phạt kẻ có tội”. Lê Thánh Tông cũng dùng điển này với dụng ý quân đội của triều Lê là đội chính
nghĩa, ra trận chiến đấu vì dân vì nước. Ngồi những điển cố nói về các bậc minh quân lương
tướng, Lê Thánh Tơng cịn sử dụng các điển cố về cảm quan cuộc sống, thế sự và công danh.
世上功名都是夢
Thế thượng công danh đô thị mộng
“Công danh trên đời đều như giấc mộng ”
(Đề Hồ Công Động, Châu cơ thắng thưởng thi tập)
回首英雄一夢間
Hồi thủ anh hùng nhất mộng gian
“Ngoảnh lại, anh hùng trôi qua như giấc mộng”
(Đề Dục Thúy Sơn, Châu cơ thắng thưởng thi tập )
功名槐夢醒
Cơng danh hịe mộng tỉnh
“Khi tỉnh ngộ thì cơng danh chỉ là giấc mộng cành hịe”
(Ba Viên, Cổ tâm bách vịnh thi tập)
Điển cố “giấc mộng cành hịe” cịn gọi là giấc mộng Nam Kha. Nói về giấc mộng làm
thái thú ở quận Nam Kha của Thuần Vu Phần. Trong văn học cổ, điển cố này dùng để chỉ cuộc
đời là vô thường, khác nào giấc mộng, danh lợi như mây nổi mà thơi. Chính vì vậy, khi bàn về
vấn đề này, Lê Thánh Tông đã lấy điển tích giấc mơ Hịe An để làm rõ ý thơ của mình.
Việc dùng điển cố trong sáng tác văn chương là điều phổ biến trong văn học trung đại.

Tác phẩm văn học, đặc biệt là văn vần sử dụng điển cố khéo chứng tỏ sự điêu luyện của nhà
thơ. Nhà thơ Lê Thánh Tông sáng tác thơ bằng chữ Hán và sử dụng nguyên điển cố về mặt nội
dung lẫn ý nghĩa đã làm cho thơ có tính chất quan phương, trang trọng. Trong sáu tập thơ khảo
sát, số lượng điển cố được nhà thơ sử dụng phần lớn tập trung ở tập thơ Cổ tâm bách vịnh,
Quỳnh uyển cửu ca và Châu cơ thắng thưởng. Khi bàn về tấm lịng người xưa, Lê Thánh Tơng
vận dụng ngun điển cố là hợp lý. Điều này đảm bảo cho phương thức diễn đạt súc tích, nghệ
thuật “đúc chữ” trong bố cục của bài thơ Đường luật.
2.2.2. Dùng một phần điển cố
Là cách mượn chữ và ý từ người xưa để diễn đạt ý tương tự. Vì vậy, tác giả có thể điểm
xuyết từ, tách từ trong điển cố của thơ xưa để sáng tạo nên những vần thơ tương tự về ý. Nói
về lý tưởng xã hội thời Nghiêu Thuấn, Lê Thánh Tông lấy ý từ câu thơ Đỗ Phủ:
6


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

洗兵無路挽天河
Tẩy binh tín thủ vãn thiên hà
“Tiện tay kéo sông Ngân xuống rửa sạch giáp binh”
(Chinh Tây kỷ hành thi tập, bài 11)
Câu thơ trên, nhà thơ lấy ý từ thơ Đỗ Phủ “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà/Tẩy tận giáp binh
trường bất dụng” (Mong có người tráng sĩ kéo sơng Ngân xuống, rửa sạch hết vũ khí cất, không
bao giờ dùng tới). Lê Thánh Tông dùng điển này để nói rằng phương Nam sau khi dẹp xong lũ
giặc sẽ được yên ổn, người Việt, người Chiêm sẽ chung sống hịa bình. Khát vọng về sự thống
nhất đất nước thể hiện ở nhiều ý thơ trong các sáng tác chữ Hán của nhà vua Lê Thánh Tông.
混一書車共幅絹
Hỗn nhất thư xa cộng bức quyên
“Gộp một mối thư xa về một bức dư đồ”

(Hải Vân hải môn lữ thứ, Minh lương cẩm tú thi tập)
Trong câu thơ trên, Lê Thánh Tông lấy từ câu trong sách Trung dung “Xa đồng quỹ, thư
đồng văn”, nghĩa là “bánh xe cùng một cỡ, chữ cùng một lối”. Nhà thơ dùng điển này cũng chỉ
quốc gia thống nhất, trăm sông hợp về một mối. Lê Thánh Tông luôn đặt sự an nguy đất nước lên
trên hết. Tấm lịng vì nước vì dân của vua Lê Thánh Tông “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”.
夙夜勤婁戰兢
Túc dạ cần cần lũ chiến căng
“Sớm khuya chăm chỉ chính sự, nơm nớp lo lắng việc nước”
(Quỳnh uyển cửu ca thi tập, bài 1)
Hình ảnh ơng vua hết lịng vì nước ẩn hiện trong hình ảnh thơ giàu chất tạo hình. Nhà thơ
lấy chữ trong Kinh Thi “Nơm nớp lo sợ, như đi trên băng mỏng, như sa xuống vực sâu”. Lê
Thánh Tông luôn đề cao vấn đề dân tộc.
肅肅飛鴻汕汕魚
Túc túc phi hồng sán sán ngư
“Có cảnh chim hồng bay hối hả, thì sau mới có cảnh cá bơi lội tung tăng”
(Chinh Tây kỷ hành thi tập, bài 4)
Tác giả dùng điển cố từ hai bài thơ Hồng nhạn và Nam hữu gia ngư của Kinh Thi, dùng
để ví với cảnh loạn ly và cảnh thái bình thịnh trị. Vì vậy, lúc loạn lạc hay hưởng cảnh thái bình,
Lê Thánh Tơng đều hết sức phịng bị cẩn thận.
戶牖綢繆固
Hộ dũ trù mâu cố
“Cửa tổ ràng rịt cho thật chắc chắn”
(Ngô Khê, Cổ tâm bách vịnh thi tập)
Câu thơ này, tác giả lấy ý từ “trù mậu dũ hộ” (cửa tổ ràng rịt) trong bài thơ Chi liêu thuộc
Mân Phong, Kinh Thi. Ý là khuyên người ta giữ gìn, lo xa từ lúc tai họa cịn chưa xảy ra. Việc
binh khơng cho phép khinh suất nên vua Lê Thánh Tông luôn đề cao cảnh giác. Khơng những
vậy, Lê Thánh Tơng cịn thân chinh đem đội quân chính nghĩa dẹp yên quân gây nhiễu loạn ở
vùng biên giới.
君王萬里一戎衣
Quân vương vạn lý nhất nhung y

“Nên bậc quân vương phải vượt muôn dặm xa xôi tới dẹp yên”
(Chinh Tây kỷ hành thi tập, bài 6)
7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Điển cố một cỗ nhung y (nhất nhung y) được Lê Thánh Tông mượn chữ và ý từ câu “nhất
nhung y nhi thiên hạ đại định” là cụm từ xuất hiện trong thiên Vũ Thành của sách Kinh thư,
dùng để ca ngợi võ công diệt vua Trụ - tên vua vô đạo của nhà Thương.
Lê Thánh Tông là vị vua đề cao tư tưởng trọng dụng hiền tài cho sự nghiệp xây dựng đất
nước. Và bề tơi hiền khơng phụ lịng của bậc đế vương.
後樂先優濟世心
Hậu lạc tiên ưu tế thế tâm
“Lo trước vui sau là một lòng giúp nước”
(Ngự chế Thần tiết thi, Quỳnh uyển cửu ca thi tập)
Trong cách sử dụng điển cố trên, Lê Thánh Tông mượn chữ và ý từ câu nói nổi tiếng của
Phạm Trọng Yêm Đời Tống: 先 天 下 之 憂 而 憂 後 天 下 之 樂 而 樂 “Tiên thiên hạ chi ưu
nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).
Trong sáng tác thơ chữ Hán, Lê Thánh Tông dành nhiều vần thơ viết về thiên nhiên mọi
miền đất nước. Thiên nhiên trong thơ ông sinh động, huyền ảo như chốn tiên cảnh. Trên đường
từ Lam Kinh đến bờ sông Lễ, Lê Thánh Tông đã sáng tác bài thơ tả về cảnh đẹp của động Hồ
Công ở núi Xuân Đài, phía Tây huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Hang động được thiên nhiên
tạo hóa ban tặng một vẻ đẹp huyền ảo. Cảnh trời biển bao bát ngát làm con người quên đi mọi
vướng bận của bụi trần, bay bổng tâm hồn nơi chốn Bồng Lai tiên cảnh. Lê Thánh Tơng dùng
chữ trong điển cố Bích lạc hồng tuyền để miêu tả cảnh đẹp đó.
碧落泉流白玉寒
Bích Lạc tuyền lưu bạch ngọc hàn

“Ngọc trắng lạnh lẽo tựa suối chảy từ cõi trời Bích Lạc”
(Đề Hồ Cơng động, Châu cơ thắng thưởng thi tập)
Tác giả sử dụng điển này là lấy ý từ bài Trường hận ca của Bạch Cư Dị có câu “Thượng
cùng Bích lạc hạ hồng tuyền” (Trên thì cao mãi tận trời xanh, dưới thì xuống tận suối vàng).
Ngồi ra, nghệ thuật so sánh là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được lồng ghép trong
nghệ thuật dùng điển cố của Lê Thánh Tơng. Trong q trình sáng tác văn học nghệ thuật, so
sánh là phương thức tạo hình nhằm trực tiếp đối chiếu hai đối tượng có cùng thuộc tính chung
nào đó. Ơng khơng dùng nhiều hình ảnh so sánh nhưng giá trị biểu đạt trong mỗi hình ảnh so
sánh rất cao.
青衾人似玉
忠孝一生心
Thanh khâm nhân tựa ngọc,
Trung hiếu nhất sinh tâm.
“Những chàng áo xanh mặt đẹp như ngọc,
Cả đời giữ trọn tấm lòng trung hiếu”
(Hòe thị, Cổ tâm bách vịnh thi tập)
Hình ảnh bậc nho sĩ ngày xưa ở vùng Tràng An đời nhà Hán thường tụ tập dưới bóng cây
hịe họp chợ, nghị luận sơi nổi được Lê Thánh Tơng đưa vào thơ chữ Hán để khích lệ kẻ sĩ nước
ta tích cực học tập, tu thân rèn đức. Nhà thơ dùng lối nói ẩn dụ “thanh khâm” nghĩa là áo xanh
để chỉ học trị. Lê Thánh Tơng là ông vua tôn sùng Nho học nên ông luôn coi trọng bậc túc nho
học hành đỗ đạt, làm quan giúp vua trị nước. Chính vì vậyy, ơng ln trọng dụng vị quan tài
đức vẹn toàn.
8


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

塵魚生甑上

芳譽重如山
Trần ngư sinh tắng thượng
Phương dự trọng như san.
“Nghèo tới mức lâu không nấu cơm, bụi bám đầy nồi
Nhưng vẫn coi danh dự nặng như núi”.
(Lai Vu, Cổ tâm bách vịnh thi tập)
Trong câu thơ trên, Lê Thánh Tông lấy “danh dự” so sánh với hình ảnh rất cụ thể là núi.
Nhân vật trong bài thơ này chính là Phạm Nhiễm. Phạm Nhiễm sống thời Hàn Hoàn Đế, làm
trưởng huyện Lai Vu. Tính tình cương trực, nóng nảy, coi trọng danh dự. Lê Thánh Tông dùng
điển này kết hợp khéo léo với hình ảnh so sánh để nhấn mạnh sự tự răn mình để làm gương cho
mn dân.
3. KẾT LUẬN
Khảo sát nghệ thuật dùng điển trong thơ chữ Hán Lê Thánh Tông, chúng tôi nhận thấy
giá trị biểu đạt trong thơ tập trung thể hiện ở khát vọng về xã hội lý tưởng vua sáng tôi hiền,
cảm quan về cuộc sống, danh vọng của nhà Nho và sự hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên đất
nước. Theo khảo sát của chúng tôi, tác giả sử dụng hơn 70 điển cố trong 170 bài thơ. Qua đó,
thể hiện tầm hiểu biết, thông thạo kinh sử, văn học của một nhà vua và tâm hồn một thi sĩ tài
năng. Điển cố là phương tiện chuyển tải hiệu quả nội dung tư tưởng nghệ thuật của vua Lê
Thánh Tông trong thơ chữ Hán. Tùy hoàn cảnh và đề tài sáng tác, Lê Thánh Tông đã vận dụng
linh hoạt điển cố nghệ thuật. Nhà thơ sử dụng hợp lý điển cố khi dùng ngun, có lúc chỉ mượn
một phần tạo sự cơ đọng, súc tích cho ý thơ và bố cục bài thơ. Điển cố trong thơ chữ Hán của
ông không quá nhiều nhưng đủ để minh chứng cho tài thơ của bậc đế vương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]


Đào Duy Anh (1994). Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hóa, Huế.
Lại Nguyên Ân chủ biên (1997). Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Tài Cẩn (2003). Một số chứng tích về ngơn ngữ, văn tự và văn hóa, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Bửu Kế (1999). Từ điển Hán Việt từ nguyên, NXB Thuận Hóa, Huế.
Thạch Giang - Lữ Huy Nguyên (2002). Từ ngữ điển cố văn học, NXB Văn học, Hà Nội.
Mai Xuân Hải (2003). Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông (tổng tập), NXB Văn học, Hà Nội.
Lã Minh Hằng (2012). Đôi nét về việc sử dụng điển cố trong văn bản Nơm, Tạp chí Hán Nơm,
số 6 (115), tr. 20-34.

Tilte: THE ART OF USING LITERARY ALLUSION IN POEM WRITING IN CHINESE
CHARACTERS BY LE THANH TONG
Abstract: King Le Thanh Tong (1442-1497) was a typical author in the Vietnamese literature in 15th
century. The study of Le Thanh Tong's poetry would supply better understanding about people and his
contributions to the development of Vietnamese Medieval literature, especially the Han Chinese poetry
segment. About Han poetry, he has more than nine volumes of poems, many of which are also engraved
on stone stelae, caves... in famous landscapes of our country. The poetry of Han characters Le Thanh
Tong is presented in the strict art form, in accordance with the standards of medieval poetry. In
particular, Le Thanh Tong has flexibly used many literary allusion or partial literary allusion in six
volumes of poetry. That partly reflects the epic knowledge of the wise king with poetic soul and talent.
Keywords: Poetry of Chinese characters Le Thanh Tong, literary allusion.
9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019


NGHI THỨC TRÌNH TẤU CHIÊNG THA CỦA NGƯỜI BRÂU
NGUYỄN TIẾN DŨNG
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai
Tóm tắt: Chiêng Tha là nét văn hóa độc đáo của người Brâu. Nó khác biệt với
phương thức trình tấu chiêng của các dân tộc khác tại Tây Ngun. Trình tấu chiêng
Tha khơng đơn thuần là biểu diễn một loại nhạc cụ mà bao gồm cả việc hiến tế, sinh
hoạt văn hóa, lễ hội của người Brâu. Giá trị của chiêng Tha là lưu giữ nghi thức trình
tấu nguyên thủy, phản ánh được lối sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của người
Brâu trong q khứ.
Từ khóa: Chiêng Tha, Brâu, nghi thức, trình tấu, tín ngưỡng, hiến tế, văn hóa, lễ
hội, Tây Nguyên.

1. MỞ ĐẦU
Brâu hay Brao là một trong 16 dân tộc rất ít người ở Việt Nam1. Hiện nay, dân số của
người Brâu có 162 hộ, gồm 568 người2, sống ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum. Người Brâu có quan hệ gắn bó mật thiết với người đồng tộc ở bên kia biên giới như
Lào và Campuchia. Theo trang asiaharvest.org, người Brâu tại Campuchia có khoảng 14.000
người tập trung ở tỉnh Ratanakiri và Stung Treng và tại Lào có khoảng 13.000 người tập trung
ở tỉnh Attapeu và Champasak. Ngồi ra, một số rất ít người Brâu sống ở Pháp và Mỹ3.
Nhiều khi người Brâu bị nhầm lẫn với người Bru hoặc Brou, một nhóm tộc người nói
tiếng Katuic Mon-Khmer được tìm thấy ở tỉnh Khammouane và Savanakhẹt của Lào, một số
khu vực lân cận của Việt Nam và một số vùng Đông Bắc Thái Lan. Việc nhầm lẫn này là do
một nhà nhân chủng học tên là Jacqueline Matras đánh vần sai khi ông viết về một ngôi làng
Brao Tanap ở tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia.
Người Brâu là một tộc người bán du mục. Họ du canh, du cư nhiều nơi khắp vùng bán
đảo Đông Dương, nhất là khu vực tiếp giáp giữa các nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Vì
thế, họ nói được nhiều thứ tiếng của các tộc người khu vực này như tiếng Lào, Campuchia, Jrai,
Ca Dong, Bahnar…
Văn hóa của người Brâu rất đặc sắc. Các lễ hội truyền thống của người Brâu hết sức độc
đáo như lễ ăn trâu cúng lúa mới (bra moóc), lễ ăn cơm mới (oh đơm), lễ ăn hỏi (loong krạ), lễ

cưới (pri jông), hát kể (mộ mư)… Trong các lễ hội này không thể thiếu việc biểu diễn chiêng
Tha, một loại chiêng rất cổ của người Brâu và có nghi thức trình tấu đặc biệt, phản ánh được
lối sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng truyền thống lâu đời của tộc người này.
2. NỘI DUNG
Việc trình tấu chiêng Tha gắn liền với nghi thức thực hành tín ngưỡng của người Brâu.
Người Brâu không gọi “đánh chiêng” hoặc “chơi chiêng” mà gọi là “gọi Tha”, “mời Tha”, “Tha
nói” (tha pơi) một cách cung kính. Họ khơng xem chiêng Tha như một nhạc cụ mà xem chiêng
Tha như một vị thần trong thần phả của họ. Vì vậy, trong các lễ hội quan trọng, họ mời Tha về
tham dự buổi hiến tế các thần linh. Việc trình tấu chiêng Tha khơng giống với cách trình diễn
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và Công văn số 1208/UBDT-DTTS ngày 30/10/2015 của
Ủy ban Dân tộc.
2
Theo số liệu của UBND xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào thời điểm tháng 8/2018.
3
Theo tài liệu />1

10


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

chiêng của các dân tộc khác ở Tây Nguyên. Nếu như chiêng của dân tộc Jrai, Bahnar có thể cải
tiến nhiều chiếc chiêng trong một dàn chiêng hoặc trình diễn theo thang âm châu Âu thì chiêng
Tha hồn tồn khơng làm được điều này. Ơng Thao La, một người Brâu giỏi về trình tấu chiêng
Tha cho biết, ngày xưa ông bà trình tấu như thế nào thì bây giờ cũng y như vậy, không được
thay đổi bất cứ chi tiết nào, nhất là nghi thức trình tấu. Đây là nét độc đáo trong việc trình tấu
chiêng Tha của người Brâu. Họ cịn giữ được phương thức trình tấu ngun thủy của loại chiêng
này có từ thời cổ xưa.

Muốn trình tấu chiêng Tha, người ta phải làm một lễ cúng. Lễ cúng chiêng Tha gồm hai
phần: Phần thứ nhất là “đón khách” (gọi là Tơ mui lơách) để mời các thần linh về tham dự và
ăn uống; phần thứ hai là “cầu nguyện” (gọi là bin cruing cờ mong chóc) để cầu bình an, sức
khỏe, mùa màng.
2.1. Đón khách
Nghi thức “đón khách” được thực hiện trong nhà rơng và ngồi đồng ruộng. Đầu tiên, họ
cúng thần chiêng Tha trong nhà rơng. Nghi thức bắt buộc là phải có ít nhất một con gà và một
ghè rượu để làm lễ xin các vị thần được mang chiêng ra sử dụng. Ngoài ra, nếu có điều kiện,
cịn có thêm các món ăn khác như rau rừng, thịt nấu ống lồ ô, gỏi cá (la pa), món cá nấu ống
(trấp cạ súch), cơm gói lá (o din),...
Một buổi trình tấu chiêng Tha được xem như một lễ hội quan trọng của làng. Người thì
lo nấu nướng các món ăn, người lo làm các nhạc cụ khác để cùng trình tấu với chiêng Tha.
Nhiều lần điền dã, chúng tôi chứng kiến việc nấu nướng thức ăn bao gồm cả đàn ông và đàn
bà. Một hoặc hai, ba người chế biến một món ăn. Họ làm rất cần mẫn, chu đáo và trách nhiệm
như cuộc thi nấu ăn quan trọng. Việc làm các nhạc cụ khác để trình tấu cùng chiêng Tha như
đinh pú, bhau (sáo thổi ngang), lôr (sáo thổi dục), bôồng bôồng (nhạc cụ dây, chi gõ), goong
đinh pe play, goong đinh sơng play (nhạc cụ dây, chi gảy),… thường giao cho những đàn ông
hiểu biết về âm nhạc. Việc chế tác nhạc cụ của người Brâu cũng rất đặc biệt. Họ làm từ cây lồ
ô và cây bương tươi mà họ chặt trong rừng trước đó một ngày. Họ chỉ sử dụng một lần trong lễ
hội rồi bỏ. Lần sau trình tấu, họ lại làm nhạc cụ mới.
Bắt đầu buổi lễ, họ cắt tiết gà lấy máu bôi vào mặt trong của chiêng và khấn thần chiêng
Tha. Thần chiêng Tha có nhiệm vụ mời gọi các vị thần khác về tham gia buổi hiến tế. Có thể
xem thần chiêng Tha như “thiên sứ” để nối kết với thế giới thần linh, từ thần tối cao/ trời (cré)1
đến thần đất (prẹr), thần lửa (hra iu), thần sông (pô đak), thần núi (pô bôir), thần lúa (pô chẻr),
thần ruộng (pô na), thần nhà (pô h’năm), thần cây cối (pô long). Sau bài cúng từ 5-7 phút, người
ta bắt đầu đi rước các vị thần linh khác ở bên ngồi.
Nghi thức “đón khách” tiếp tục được thực hiện ở ngoài đồng ruộng. Những người tham
gia lễ cúng đi rước các thần linh khác, gồm chủ tế, trưởng làng, những người tham gia múa hát,
thanh niên trai tráng. Đoàn rước đi rất xa, qua một cánh đồng rộng, cách nhà rông của làng
khoảng 500m. Họ chọn đám lúa tốt nhất và lấy máu gà bôi vào cây lúa. Họ khấn mời thần lúa

và các thần linh khác như thần cây, thần đồi, thần núi, thần nước về tham dự và ăn uống vật
phẩm hiến tế.
Việc xác định thần phả trong tín ngưỡng của người Brâu đến nay vẫn chưa có tài liệu nào gọi tên thống nhất và
chính xác. Trong tài liệu tiếng Anh đã dẫn (Chú thích 3) gọi thần tối cao là Pay Xay và tiếng Việt. Bài viết “Dân
tộc Brâu ở Tây Nguyên” của Tơ Tuấn ( có nhắc đến thần tối cao Pa xây. Tơi cho rằng tên gọi này chưa chính xác. Người viết bài
này đã điền dã rất nhiều lần và hỏi người người Brâu hiểu biết như ông Thao La, Thao Lợi, Nang San, Nang Cẩm
Ly… và được biết tên của thần tối cao của người Brâu là cré. Để có một số tên các thần linh trong mục 2.2 của bài
viết này, chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn dân làng.
1

11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

2.2. Cầu nguyện
Ở đồng ruộng, sau khi bôi máu gà vào cây lúa, chủ tế đọc bài cúng mời các vị thần linh
về nhà rông thụ hưởng cùng dân làng. Tại nhà rông, họ mời thần chiêng Tha ăn uống và kêu
gọi các vị thần khác cùng ăn uống và phù hộ cho dân làng được lúa nhiều, được sức khỏe, xua
tan bệnh tật. Nội dung của bài cúng tùy thuộc vào các lễ hội và có độ dài ngắn khác nhau nhưng
đại ý như sau: Cầu xin thần lúa cho lúa nở con nở cái thật nhiều, lúa trổ bông từ gốc đến ngọn,
lúa chắc hạt; dân làng sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc, con cháu khỏe mạnh, khơng ốm
đau, dân làng đồn kết, thương u nhau.
Trong quan niệm của người Brâu, thần lúa (pô chẻr) không phải là thần tối cao nhưng
bao giờ họ cũng mời trước, vì họ xem thần lúa rất quan trọng và gần gũi họ. Thần tối cao (cré)
chỉ là thần bảo hộ và ở xa nên họ mời sau. Trong thứ bậc các thần thì thần cré (trời) là thần tối
cao rồi đến thần đất (prẹr). Thần lúa (pô chẻr) lớn hơn thần chiêng Tha, thần chiêng Tha lớn
hơn thần nhà (pô h’năm), thần cây cối (bô long). Trong các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của

người Brâu, chúng tơi chưa thấy nghi thức cúng thần tối cao (cré) mà chỉ thấy họ thường xuyên
cúng Tha. Qua đó, chúng ta thấy rằng Tha đối với người Brâu rất gắn bó và gần gũi với họ.
Tiếp tục nghi thức cầu nguyện, họ mời thần núi, thần đồi, thần sông, thần cây cối và các
vị thần khác về nhà rông của làng ăn uống. Mặc dù sống giữa các quốc gia đạo Phật chiếm đa
số nhưng người Brâu vẫn giữ nguyên tín ngưỡng nguyên thủy. Họ theo thuyết vạn vật hữu linh,
coi thiên nhiên, vạn vật đều có linh hồn. Người Brâu ln tin tưởng và tôn thờ các lực lượng
của thiên nhiên, bao gồm cả “tinh thần của bầu trời” và “tinh thần của nước”. Họ tin rằng mỗi
cá nhân cũng có một thần hộ mệnh để bảo vệ họ khỏi mọi tổn hại và phù hộ cho họ trong mọi
việc, mọi sự [6].
Sau khi hoàn tất nghi thức trên, người ta mới được đem chiêng Tha ra trình tấu.
2.3. Trình tấu chiêng Tha
Để chuẩn bị trình tấu chiêng Tha, người ta bày thịt gà, ghè rượu, các nhạc cụ của người
Brâu như đinh pú, đinh pút, đinh goong, chiêng Tha ra giữa sân nhà rông. Họ hút rượu trong
ghè ra và nhổ xuống đất để mời thần đất uống trước. Việc mời thần đất uống rượu không chỉ
một người mà nhiều người tham giá hiến tế đều làm như vậy. Trưởng làng và người già nhất
trong làng mời thần linh trước tiên, những người tham gia hiến tế mời sau. Nghi thức này cũng
cho thấy khơng chỉ thờ, tơn kính thần trời, thần nước mà họ cịn tơn thờ thần đất. Khi điền dã
tại Lào, chúng tôi cũng thấy nghi thức mời thần đất cũng tương tự như vậy. Điều này chứng tỏ
rằng văn hóa của người Brâu chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa của các tộc người ở khu vực bán
đảo Đơng Dương.
Có hai người đàn ơng trình tấu chiêng và 6 người phụ nữ tham gia chơi đinh pú, hát và
múa phụ họa. Trong khi hát và múa, những người đàn bà uống rượu và hút thuốc lá rất nhiều.
Thuốc lá được cuộn bằng những lá thuốc khô mà họ tự trồng.
Trong khi hai người đàn ông lấy máu gà xoa vào mặt trong của chiêng thì những người
phụ nữ chơi đinh pú. Đinh pú là nhạc cụ truyền thống của người Brâu được làm bằng 2 ống lồ
ô cịn tươi dài khoảng một mét, đường kính ống khoảng 3cm, hai đầu thông suốt. Họ bắt chéo
hai ống lồ ô hình dấu nhân và dùng 2 bàn tay vỗ vào đầu ống lồ ô tạo ra những âm thanh vui
nhộn. Tiết tấu của bài hòa tấu đinh pú càng ngày càng nhanh. Tùy theo cảm hứng của buổi trình
tấu và lượng rượu họ uống mà tiết tấu của bài hòa tấu đinh pú nhanh hay chậm, kéo dài hay chỉ
một thời gian ngắn. Chấm dứt màn trình diễn đinh pú là tiếng vỗ tay vỡ òa của dân làng. Tiết

mục trình diễn đinh pú được xem như màn dạo đầu. Phần trung tâm là trình tấu chiêng Tha.
12


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

Chiêng Tha có hai chiếc, gồm: chiêng chồng (gong clor) và chiêng vợ (gong tri). Đó là
hai chiếc chiêng bằng khơng có núm. Chiêng chồng có đường kính 47cm, thành cao khoảng
7cm, chiêng vợ có đường kính 53cm thành cao 6cm. Chiêng Tha được treo trên một giá cao
khoảng 1.5m. Hai người đàn ơng trình tấu chiêng ngồi bệt xuống đất, đối diện với nhau và dùng
2 cây gậy nhỏ bằng song mây dài khoảng 70cm, một đầu uốn cong để gõ vào giữa chiêng. Đồng
thời, người trình tấu dùng hai đầu ngón chân cái tì vào thành chiêng để ngắt nhịp. Nhạc chiêng
Tha không uyển chuyển, sôi động theo tiết tấu giai điệu như nhạc chiêng Jrai, Bahnar mà gồm
những tiếng “long tong, long tong” kéo dài vang vọng khắp bản làng, rừng núi. Tiếng chiêng
Tha vừa là tiếng nhạc đệm của bài cúng thần linh vừa giống công cụ đuổi chim trên nương rẫy
thời xa xưa. Từ trước đến nay, chỉ có đàn ơng trình tấu chiêng Tha, chúng tơi chưa thấy phụ nữ
trình tấu loại chiêng này. Một số bài viết cho rằng người cao tuổi mới được trình tấu chiêng
Tha chứ người trẻ khơng được. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng điều này chưa đúng. Lần điền
dã vào tháng 8/2018, chúng tôi chứng kiến người trình tấu chiêng Tha là ơng Thao Mưu (sinh
năm 1961) và anh Thao Yua (sinh năm 1975). Anh Thao Yua thuộc lớp trẻ của làng Đắk Mế
và biết làm, biết chơi rất nhiều nhạc cụ của người Brâu.
Bài trình tấu chiêng Tha kéo dài khoảng 15 phút. Trong khi những người đàn ơng đánh
chiêng thì những người phụ nữ và múa phụ họa. Họ mặc những trang phục truyền thống rất đẹp
và nét mặt luôn vui tươi, rạng rỡ. Họ vừa uống rượu vừa múa rất say sưa.
Việc trình tấu chiêng Tha kết thúc cũng là lúc hoàn thiện nghi thức “gọi Tha”, tức hồn
thiện một quy trình hiến tế thần linh cầu cho mưa thuận gió hịa, cầu cho cấy cối tốt tươi, mùa
màng bội thu, cầu cho mọi người dồi dào sức khỏe, dân làng ấm no, hạnh phúc. Kết thúc trình
tấu chiêng Tha, dân làng được thụ hưởng các vật phẩm hiến tế, uống rượu, ca hát và nói chuyện

với nhau hết sức vui vẻ.
3. KẾT LUẬN
3.1. Việc trình tấu chiêng Tha khơng đơn thuần là biểu diễn nhạc cụ mà gắn với tín ngưỡng
của người Brâu. Họ khơng coi chiêng là nhạc cụ mà coi đó là thần linh ln gần gũi, gắn bó và
che chở cho họ. Việc trình tấu chiêng Tha gắn liền với nghi lễ hiến tế lâu đời của người Brâu xưa.
Trong đó, tục lấy máu động vật bơi vào cây lúa của người Brâu giống với tục thờ thần lúa của
một số tộc người vùng Đông Nam Á. Họ “tin các thần linh được hưởng các lễ vật sẽ làm mùa
màng tốt tươi và sức mạnh ma thuật (mana) có trong máu vật hiến tế sẽ thúc đẩy cho cây lúa lớn
mạnh”1. Đây là cơ sở để xác định nghi thức trình tấu chiêng Tha của người Brâu có từ rất lâu đời.
Giá trị độc đáo của chiêng Tha là nghi thức trình tấu. Nghi thức này chứa đựng văn hóa từ thời
cổ xưa của người Brâu hoặc rộng hơn là văn hóa của cư dân Đơng Nam Á.
3.2. Tuy nhiên, hiện nay, làng của người Brâu đã bị làn sóng hiện đại hóa đã len lỏi từng
căn nhà, góc làng và một phần tâm hồn của người dân nên việc bảo tồn nghi thức trình tấu
chiêng Tha rất khó khăn. Một số khó khăn trước mắt là: Số lượng chiêng Tha trong làng cịn ít
(khoảng 8 bộ), những người có chiêng Tha giữ rất kỹ nên không thể nhân rộng. Số người hiểu
biết các nghi thức trình tấu chiêng Tha cịn rất ít, chủ yếu là người già, thanh niên khơng thích
học hoặc ít quan tâm vì đi học, đi làm ăn ở xa khơng có điều kiện tham gia lễ hội của làng. Mặc
dù có Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội dân tộc ít người Brâu và Rơ Măm tỉnh Kon Tum
đến năm 20252 nhưng nguồn kinh phí tổ chức hầu hết các lễ hội của dân làng Brâu vẫn là xã
hội hóa nên ảnh hưởng cơ chế thị trường, khó bảo đảm được bản sắc văn hóa thuần túy.
Dẫn theo Đinh Gia Khánh (2003), Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, tr.1123.
UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 941b/QĐ-UBND và Quyết định số 941c/QĐ-UBND ngày
20/9/2017 về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số rất ít người Brâu và Rơ Măm
tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

1

2

13



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Vì vậy, cần phải nghiên cứu nghi thức trình tấu chiêng Tha nói riêng, văn hóa của người
Brâu nói chung sâu sắc hơn nữa và có phương án bảo tồn lâu dài, bền vững mới giữ được nét
văn hóa độc đáo này.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Hai nghệ nhân nam trình tấu chiêng Tha, 6 phụ nữ múa phụ họa.
Ảnh: Nguyễn Tiến Dũng

Chiêng Tha, hai nghệ nhân trình tấu chiêng Tha Thao Yua, Thao Mưu và tác giả.
Ảnh: Nguyễn Tiến Dũng
14


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

[4]


[5]
[6]

Quang Định (2017). Độc đáo lễ cúng lúa mới của người Brâu, Báo Kon Tum, ngày 30/11/2017,
baokontum.com.vn/dat-nguoi-kon-tum/doc-dao-le-cung-lua-moi-cua-nguoi-brau-6188.html.
Đinh Gia Khánh (2003). Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
Tú Quyên, Văn Nhưng (2017). Phục dựng lễ Bra Moóc của người Brâu, Báo Kon Tum, ngày
23/10/2017, baokontum.com.vn/van-hoa-the-thao-du-lich/phuc-dung-le-bra-mooc-cua-nguoibrau-5892.html.
Quang Thái (2017). “Chiêng Tha - báu vật của người Brâu ở Kon Tum, Báo ảnh Dân tộc và
Miền núi, ngày 01/4/2017, />Đặng Nghiêm Vạn (1981). Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Công Tum, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
Brau, />
Title: RITUALS OF PERFORMANCE THE GONG THA OF BRAU ETHNIC
Abstract: Gong Tha is a unique culture feature of Brao ethnic. It is different from the gong performance
method of other ethnic groups in the Central Highland. The gong Tha performance is not merely a
performance instrument, but also the sacrifice, culture activities and festivals of the Brao ethnic. The
value of gong Tha is to preserve the primitive performance ritual, reflecting Brao's lifestyle, activities,
culture, beliefs in the past.
Keywords: Gong Tha, Brao, etiquette, performance, belief, sacrifice, culture, festival, Central Highland.

15


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

THƠ MAI VĂN PHẤN, NHÌN TỪ NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
NGUYỄN TỰ ĐỨC, NGUYỄN THỊ THƯƠNG

Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Bài viết tập trung nhìn lại các chặng đường thơ của Mai Văn Phấn và một
số những nghiên cứu nhận định về thơ ơng. Từ đó khẳng định độ chín của ngịi bút
thi nhân cũng như sự nỗ lực cách tân không ngừng nghỉ nhằm tạo ra một phong cách
riêng cho thơ và hướng đến đổi mới nền thơ Việt Nam đương đại. Các cơng trình
nghiên cứu, với những nhận định sâu sắc, giá trị và các sáng tác của nhà thơ qua
các chặng đường, đã góp phần quan trọng trong việc khám phá đặc điểm nghệ thuật
thơ Mai Văn Phấn, khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật của ơng.
Từ khóa: Mai Văn Phấn, cơng trình nghiên cứu, cách tân, nền thơ Việt Nam
đương đại.

1. MỞ ĐẦU
Trong các nhà thơ đương đại, Mai Văn Phấn đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới
phê bình nghiên cứu cũng như độc giả yêu thơ. Với sức viết dồi dào và tâm huyết của cây bút
cách tân đầy tài năng, thơ Mai Văn Phấn thật sự là mảnh đất màu mỡ, có nhiều vấn đề rất cần
đi sâu tìm hiểu. Thơ Mai Văn Phấn là một hành trình nhọc nhằn đi từ truyền thống đến hiện
đại, trải qua những lần “vong thân”, tự phủ định bản ngã nhằm xác lập giá trị riêng cho thơ.
Ơng đã thốt khỏi lối mịn của những cảm xúc đơn điệu, để có một cái nhìn mới mẻ về hiện
thực. Thơ Mai Văn Phấn đã từng đạt được những giải thưởng thơ nhưng khơng dừng lại ở
những gì đã đạt được, người nghệ sĩ đích thực ấy ln ln quan niệm làm thơ là phải ln sáng
tạo. Chính vì vậy, ơng đã chọn cho mình một lối đi riêng trên hành trình tìm kiếm diện mạo
mới cho thơ ca Việt Nam đương đại.
2. NỘI DUNG
Mai Văn Phấn là một hiện tượng thơ khá mới mẻ và phức tạp, chính vì vậy số lượng bài
viết, nghiên cứu phê bình về nhà thơ cũng rất đa dạng và phong phú. Trong quan niệm truyền
thống, thơ vẫn được xem là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Mai Văn Phấn xuất hiện không
sớm trên thi đàn văn học Việt Nam nhưng thi sĩ đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịng bạn
đọc khơng chỉ bởi những giải thưởng văn học uy tín dành cho ơng như: giải Văn học Nguyễn
Bỉnh Khiêm (thành phố Hải Phòng, các năm 1991, 1993, 1994, 1995); giải Nhì (khơng có giải
nhất) cuộc thi thơ của báo Người Hà Nội (năm 1994); giải Nhì (khơng có giải nhất) cuộc thi thơ

của báo Văn nghệ (năm 1995); giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ “Bầu trời không
mái che” (năm 2010 - 2011)... mà còn bởi những cách tân táo bạo trong cách viết của nhà thơ.
Những cách tân ấy được thể hiện rõ nét qua từng chặng đường sáng tạo nghệ thuật của ông và
qua những đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về thơ ơng.
Quan niệm về thể loại trữ tình đã được nhiều nhà thơ từ xưa đến nay nói đến: “Thơ phát
khởi từ lịng người” (Lê Qúy Đơn), “hãy rung động hồn thơ cho ngọn bút có thần” (Ngơ Thì
Nhậm), “làm thơ cốt ở tấm lịng, hãy để tấm lòng điều khiển bàn tay” (Viên Mai)... Cho đến
phong trào Thơ Mới, thi sĩ làm thơ vẫn thiên về duy cảm và đó là sức mạnh chinh phục chủ yếu
của thơ Việt Nam, mặc dù trong nền thơ dân tộc cũng không thiếu các yếu tố suy tưởng, triết
lý. Đặc biệt trong thơ xưa với quan niệm “thi dĩ ngơn chí”, thơ chủ yếu để “tỏ lịng”, “trần tình”,
xa hơn nữa thơ ca mang nhiệm vụ truyền tải đạo lý, chính vì vậy, người làm thơ ln theo một
khn sáo, hình thức có sẵn. Luồng gió phương Tây đã đem lại cho phong trào Thơ Mới một
16


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

sức sống mới, quan niệm về thơ cũng thay đổi trên nhiều mặt. Trong lời tựa tập “Gửi hương
cho gió”, Xn Diệu tự nhận mình là “con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi” .
Người nghệ sĩ đã thật sự vượt thốt khỏi những cơng thức truyền thống để tìm cho mình
những cái “tơi” mới, phù hợp với những cung bậc cảm xúc của chính mình. Thơ Việt Nam sau
1975, lại chuyển sang một trang mới. Ý thức sáng tạo giúp các nhà thơ tránh được lối mịn
khn sáo và ý thức hơn bản sắc của mình. Mỗi nhà thơ đều cố gắng khai phá những vùng đất
riêng, đưa vào đó những tiếng nói mới mẻ với những đặc thù không nhầm lẫn. Nhà thơ Mai
Văn Phấn là một trường hợp như thế.
Với Mai Văn Phấn, văn chương là hành trình đơn độc đi tìm cái đẹp. Tác phẩm văn học
trước hết quay lại hoàn thiện nhân cách, quan niệm thẩm mỹ và định hướng cho chính nhà văn
ấy, một nhà nghiên cứu đã nhận định về thơ ông như vậy. Mai Văn Phấn là một hiện tượng thơ

khá mới mẻ, số lượng bài viết, nghiên cứu phê bình về nhà thơ cũng rất đa dạng và phong phú.
Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, tính cho đến thời điểm này đã có đến hơn một trăm
bài viết về thơ ông ở nhiều thể loại: giới thiệu sách, giới thiệu chân dung nhà thơ, thảo luận,
nghiên cứu, khảo cứu, phê bình... Tuy nhiên, ý kiến của nhà thơ Đỗ Quyên, trước khi Hội thảo
thơ về Mai Văn Phấn diễn ra tại Hải Phòng (15/ 5/ 2011) thì trong số khoảng hơn 60 bài viết về
thơ ông, chủ yếu trong số đó là các bài viết mang tính chất giới thiệu chân dung nhà thơ hoặc
những bài tranh luận, thảo luận xung quanh các giải thơ mà Mai Văn Phấn đã đạt được. Như
cơng trình nghiên cứu: “Lộ trình thơ Mai Văn Phấn”, nhà phê bình văn học Dương Kiều Minh
đã nhận định chung về thơ Mai Văn Phấn: “Khát vọng dâng hiến, khát vọng sáng tạo thường
trực trong mỗi bài thơ, đã làm xuất hiện nhiều hình ảnh khác lạ, sống động trong những khơng
gian thơ đa chiều, riêng biệt. Hình như ẩn giấu một điều gì đó, ở đâu đó qua các thời đại, cứ
mãi mãi kiềm giữ, có lúc đã từng hủy hoại những khát vọng muốn được bày tỏ, hiến dâng cùng
sáng tạo của những con người nhiệt huyết, ôm bầu nhiệt huyết băng qua sa mạc của người đời;
ở đấy chúng được lật lên bằng những hình ảnh mùa vụ và đất đai” [11]. Bài viết của Dương
Kiều Minh đã chỉ ra được khát khao đổi mới, sáng tạo, niềm mong muốn cách tân, trong thơ
Mai Văn Phấn. Bởi ngay từ những sáng tác đầu tiên, người đọc đã bắt gặp sự tìm tịi, thể nghiệm
những cách tân mới so với thơ ca truyền thống.
Với hai tập thơ đầu “Giọt nắng” (1992) và “Gọi xanh” (1995), từ thể thơ, nhịp điệu, kết
cấu bài thơ… vẫn chưa có sự đổi mới hồn toàn. Nhưng với nhà thơ Mai Văn Phấn ý thức tìm
tịi những ý tưởng lạ, hình ảnh lạ ln thường trực trong tâm trí để ơng tạo nên nét độc đáo
riêng cho thơ mình. Những bài thơ như “Rượu xuân”, “Kinh cầu ban mai”, “Chiếc lá”, “Qua
hồng hơn”... là những minh chứng thuyết phục cho nhận xét này:
“Cầm tay gió dắt vào đêm
Mà hồn xanh lỡ để quên cuối trời
Dấu chân xin cát chớ vùi
Cho ta niệm chắc ban mai lại về.”
(Qua hồng hơn)
Inrasara trong “Mai Văn Phấn, kết thúc cho một khởi đầu” đã đưa ra nhận định: “Không
thể hiểu hết nỗ lực của Mai Văn Phấn, nếu không đặt anh và sáng tác của anh vào môi trường
xã hội và môi trường thơ hiện đại miền Bắc. Không phải trong thời gian dài sự sáng tạo và

thưởng thức thơ ấy bị bó hẹp bởi khn phép hệ mỹ học hiện thực xã hội mà đúng hơn, bởi
chính quan niệm mang tính phổ quát của người làm thơ và người đọc thơ. Thơ là thơ ca, nó địi
hỏi sự trau chuốt kĩ lưỡng ở ngôn từ, chặt chẽ của tứ thơ, ý thơ cần đẹp, thi ảnh chọn lọc, giọng
điệu phải nên thơ. Phá cách tới đâu, người làm thơ cũng chỉ dừng lại ở Đặng Đình Hưng, Lê
Đạt hay Dương Tường. Có vậy thơi mà cũng đã chịu bao hệ lụy.
17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Nghĩa là thơ vẫn cứ phải nên thơ. Và mọi người chấp nhận kêu nó là thơ. Sự thể khơng
có gì sai cả” [7]. Nhận định của Inrasara đã giúp người đọc hiểu thêm về quan niệm nghệ thuật
của nhà thơ Mai Văn Phấn, đối với ông mỗi một nhà thơ phải ý thức được trách nhiệm của
người cầm bút, phải thật sự “vong thân” - phủ định bản ngã trước đó của mình để ln tự đổi
mới và hồn thiện chính mình.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong bài viết: “Mai Văn Phấn trong vịng xốy của thơ hậu
hiện đại” đã nhấn mạnh: “Nếu có một nhà thơ nào đó đang ln tự đổi mới thơ mình và phá vỡ
các nhịp nhiệu mịn cũ trong các thể nghiệm thơ hơm nay, theo tơi, người đó phải là Mai Văn
Phấn. Từ trữ tình cổ điển, anh “bay” thẳng một mạch vào hậu hiện đại, rồi từ đó lao vào vịng
xốy đầy ấn tượng của thơ cách tân” [9, tr.420]. Bài viết của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã thật
sự khẳng định Mai Văn Phấn là một trong những gương mặt cách tân tiêu biểu của thơ hậu hiện
đại. Nhà văn Văn Chinh cho rằng: Hành trình thơ Mai Văn Phấn là hành trình của sự trở về với
bộ đơi song bước: ở bình diện nội dung, đó là “sự trở về với bản thể hồn nhiên, trở về với bản
lai diện mục của nhân sinh diễn ra âm thầm nhưng quyết liệt hơn nhiều” và ở bình diện nghệ
thuật, đó là q trình vùng thốt khỏi các bãi lầy của các trường phái nghệ thuật để trở về với
truyền thống, với cổ điển. Bằng cái nhìn tinh tế và khách quan của người cầm bút, nhà văn Văn
Chinh đã chỉ ra những mặt quan trọng về nội dung và nghệ thuật của thơ Mai Văn Phấn trên
hành trình sáng tạo thơ ca. Trong vòng 5 năm, Mai Văn Phấn cho xuất bản ba tập thơ “Cầu

nguyện ban mai” (1997), “Nghi lễ nhận tên” (1999) và trường ca “Người cùng thời” (1999).
Ở giai đoạn thơ này, người đọc dễ dàng nhận ra độ “chín” dần về ngơn ngữ, nhịp điệu, thanh
âm trong những bài thơ được viết theo thể tự do hay thơ văn xuôi của Mai Văn Phấn. Giai đoạn
này đánh dấu ở trường ca, chứa đựng tất cả các hình thức thơ anh đã sáng tác trước đó, đồng
thời cũng xuất hiện ở những cấu trúc câu, nhịp điệu, ý tưởng khác biệt, những kết cấu mảng
khối bị phá vỡ. Có những chương mà hình thức thơ là những từ nối tiếp khơng có dấu chấm,
phấy, xuống hàng, duy nhất cịn lại là những ký tự vang lên như những câu hỏi mang theo thách
thức, như mời gọi người đọc cùng tham gia sáng tạo.
Vĩnh Phúc trong “Mai Văn Phấn với Hơm sau và đột nhiên gió thổi”, cũng cho rằng thơ
Mai Văn Phấn giai đoạn này bứt phá cách tân thi pháp với nhiều cách nói và mở rộng biên độ
thơ biểu hiện nhiều vấn đề của thời cuộc, con người hiện đại. Đây là cách sự ra đời của tập
thơ “Vách nước” (2003) - một tập thơ mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực. Và trong
những năm tiếp theo sự cách tân và đổi mới thi ca của nhà thơ Mai Văn Phấn được người đọc
biết đến nhiều hơn thông qua các tập thơ: “Hôm sau” (2009), “Và đột nhiên gió thổi” (2009)
và “Bầu trời khơng mái che” (2010). Năm 2012, với tập thơ “Hoa giấu mặt” và trong năm tiếp
theo cho ra đời tập thơ “Vừa sinh ra ở đó” (2013). Điều này đã khiến độc giả ấn tượng không
chỉ bởi sức sáng tạo mạnh mẽ, bền bỉ của nhà thơ mà còn bởi những cách tân khơng ngừng nghỉ
để ngày càng đổi mới và hồn thiện. Người đọc nhận thấy dường như trong thơ ông khơng cịn
dấu vết nào dù là rất nhỏ của cách viết trước đó. Nhà thơ đã giãi bày niềm ước mơ được đổi
mới một cách chân thành trong thơ của mình:
“Nỗi khắc khoải khơng cịn ý nghĩa
Sự thay đổi vượt quá sức mình
Chưa kịp đắn đo, chưa kịp tưởng tượng
Đã chìm trong mưa, đã cuốn theo mưa”
(Từ hạt mưa)
Ơng đã thật sự gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc bằng những vần thơ khống
đạt, hình ảnh thơ cường tráng, mạnh mẽ, cùng với ý tưởng thơ mới lạnhà thơ nói về vẻ đẹp tiềm
ẩn của cuộc sống:
18



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

“Đã mưa
và sấm rền vang
Những đọt mầm khỏa thân trong bóng tối
Đất cố giấu đi trơ trụi khơ cằn
Khi cội rễ lần tìm trong ngực”
(Biến tấu đêm mưa)
Nhiều bài thơ được coi là đỉnh cao của thơ Mai Văn Phấn, đồng thời cũng là những thi
phẩm sáng giá trong nền thi ca đương đại: “Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ”, “Nghe em qua
điện thoại”, “Tắm đầu năm”, “Gió thổi...”. Đọc những sáng tác của Mai Văn Phấn trong giai
đoạn này, chúng ta có thể khẳng định rằng độ chín trong tìm tịi sáng tạo thơ của ơng đã thật sự
đến mùa tụ quả.
3. KẾT LUẬN
Nhìn lại các chặng đường thơ của Mai Văn Phấn, có thể thấy rõ sự trưởng thành trong
sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Từ chỗ nghiêng về truyền thống, chưa tạo được nhiều chất
riêng, đến sự bứt phá mạnh mẽ trong thi pháp ở chặng thứ hai và gặt hái được nhiều thành công
ở chặng cuối cùng, Mai Văn Phấn đã thể hiện rõ độ chín của ngịi bút theo thời gian cũng như
sự nỗ lực cách tân không ngừng nghỉ của bản thân nhằm tạo ra một phong cách riêng cho thơ
mình và hướng đến đổi mới nền thơ Việt trong tương lai. Những đóng góp đó của ơng đã ghi
những dấu ấn khá đậm, mà những nhà nghiên cứu và độc giả đã ghi nhận, qua những nhận
định sâu sắc, giá trị. Nhìn chung, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trên, tuy chưa đầy đủ,
nhưng đã góp phần quan trọng trong việc khám phá đặc điểm nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn
cùng những quan niệm nghệ thuật trên hành trình sáng tạo của thi nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Việt Chiến (2008). Thơ Việt Nam 30 năm cách tân 1975-2005, Tạp chí Quân đội nhân
dân, số 16887.

[2] Nguyễn Đăng Điệp (2006). Thơ Việt Nam sau 1975 - từ cái nhìn tồn cảnh, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, Số 11.
[3] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006). Từ điển Thuật ngữ Văn học, NXB Văn
học.
[4] Nguyễn Văn Hạnh (2006). Rabindranat Tagore với thời kỳ phục hưng Ấn Độ, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[5] Đào Duy Hiệp (2010). Cấu trúc ngơn ngữ và hình ảnh trong tập thơ “Và đột nhiên gió thổi”
của Mai Văn Phấn, nguồn:
/>=28&LOAIREF=&TGID=1024, truy cập 21:10, ngày 19/4/2014.
[6] Bùi Công Hùng (2000). Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa thơng tin, Hà
Nội.
[7] Inrasara (2009). Mai Văn Phấn, kết thúc cho một khởi đầu, Tạp chí Cửa Biển, (102), tr.71-73.
[8] Jean Chevalie, Alain Gheerbrant (1997). Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng Trường viết văn Nguyễn Du.
[9] Đình Kính (tuyển chọn, 2011) Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn khác biệt và thành công,
Kỷ yếu hội thảo thơ tại Hải Phòng, 15/5/2011, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[10] Dương Kiều Minh (1996), Ấn tượng giải thơ cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ 1995, Báo Văn
nghệ trẻ, (10), tr.13.
[11] Dương Kiều Minh (2006), Lộ trình thơ Mai Văn Phấn, Tạp chí Cửa Biển, số tháng 7/2006, tr.74.
[12] Vĩnh Phúc (2009). Mai Văn Phấn với Hôm sau và đột nhiên gió thổi, Nguồn:
http:/doanvinhphuccr.vnwebblogs.com/post/12475/183208, truy cập 8:00, ngày 15/4/2014.
[1]

19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

[13] Nguyễn Hoàng Sơn (1996). Nhân hai cuộc thi ngắn hạn của Báo Văn Nghệ, Báo Văn nghệ trẻ,

(10), tr.12-13.
[14] Liêu Thái (2011). Bầu trời không mái che - symphony thơ, Báo Người Hà Nội, (11), tr.15.
[15] Đặng Thân (2009). Mai Văn Phấn và công nghệ cách tân thơ, nguồn:
truy cập 10:20, ngày 12/4/2014.
[16] Anh Thơ (2008). Mai Văn Phấn - người đi quanh con chữ, Báo An ninh Hải Phòng, (1659), tr.8.

Title: MAI VAN PHAN’S POETRY JOURNEYS AND SOME RESEARCHES ON HIS POETRY
Abstract: The article focuses on Mai Van Phan’s poetry journeys and some researches on his poetry.
Since then, it affirms the maturity of the poet pen as well as the relentless effort to innovate in order to
create a unique style for poetry and towards innovation of contemporary Vietnamese poetry. The
research works, with profound insights, values and compositions of the poet through the journeys, have
contributed significantly to discovering the artistic characteristics of Mai Van Phan, confirming the
talent, his artistic style.
Keywords: Mai Van Phan, researches, innovation, contemporary Vietnamese poetry.

20


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN HƯ ẢO
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
NGUYỄN TRỌNG HIẾU
Khoa Giáo dục, Trường Đại học Đồng Tháp
Email:
Tóm tắt: Văn xi Việt Nam đương đại, với hàng loạt vấn đề mới mẻ được đặt ra,
việc chọn nhiều tọa độ, nhiều góc nhìn khác nhau để có thể tham chiếu bổ sung cho
nhau thật sự là hướng nghiên cứu cần thiết. Tiếp cận văn xuôi Việt Nam đương đại

từ không gian và thời gian hư ảo có thể mở ra một đối thoại mới ở những miền nội
tâm uẩn khúc - đặc biệt khi gắn liền với xung động sáng tạo tinh thần này. Không
gian và thời gian được xây dựng trong văn xuôi Việt Nam đương đại chủ yếu là
không gian ảo - không gian từ trong giấc mơ, không gian kỳ ảo và khơng gian cõi
tâm linh.
Từ khóa: Đương đại, hư ảo, khơng gian, thời gian, văn học Việt Nam.

1. MỞ ĐẦU
Tiếp cận văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, đặc biệt ở mảng văn xuôi, người đọc ngỡ
ngàng trước sự nở rộ của nhiều nhà văn tìm tịi và trải nghiệm. Hiện thực cuộc đời đã được tác
giả soi chiếu từ góc nhìn riêng, cách thể nghiệm riêng. Bức tranh tồn cảnh của đời sống như
động đậy, phập phồng trên trang viết. Đó cũng là lúc con người thực sự sống sâu với đời và
rung cảm với chính mình. Văn xi Việt Nam đương đại, với hàng loạt vấn đề mới mẻ được
đặt ra, việc chọn nhiều toạ độ, nhiều góc nhìn khác nhau để có thể tham chiếu bổ sung cho nhau
thật sự là hướng nghiên cứu cần thiết. Tiếp cận văn xuôi Việt Nam đương đại từ không gian và
thời gian hư ảo có thể mở ra một đối thoại mới ở những miền nội tâm uẩn khúc - đặc biệt khi
gắn liền với xung động sáng tạo tinh thần này.
Điều mà hai nhà phân tâm học Freud và Jung quan tâm khi nghiên cứu về tâm lý người
chủ yếu là vấn đề vơ thức. Đó là khám phá đầu tiên để chạm đến những vùng nhạy cảm khác
trong sâu thẳm tâm hồn người. Từ trong cõi vô thức và tâm linh, nhân vật khắc khoải giữa
những khoảng sâu hun hút của khơng gian và thời gian. Chính vì thế, không gian và thời gian
trong tác phẩm cũng mang đậm yếu tố vô thức, tâm linh như một dụng ý nghệ thuật. Không
gian và thời gian được xây dựng trong văn xuôi Việt Nam đương đại chủ yếu là không gian ảo
- không gian từ trong giấc mơ, không gian kỳ ảo và không gian cõi tâm linh.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhân vật trong văn xuôi đương đại thường sống trong giấc mơ, và tắm mình trong cõi vơ
thức. Đó là nơi con người được thỏa sức sống với chính mình, khơng cần giấu mình trong vỏ bọc
của đạo đức. Trong cõi mộng ấy, không gian mộng tưởng thể hiện được ước mơ của con người.
Trong Giấc mơ trên đỉnh Ngựa Trắng của Trần Thùy Mai, không, thời gian giấc mơ thể
hiện đậm đặc. Từ đầu chí cuối, tác phẩm là sự đan xen liên hoàn kỳ lạ giữa không, thời gian

thực và không, thời gian giấc mơ, giữa quá khứ và thực tại. Quá khứ gắn với câu chuyện tình
cảm động giữa nàng Ly Ly - vợ của viên đại úy Pháp với người phiên dịch và thực tại của Ngọc
với Tuấn Anh, chàng hướng dẫn viên, nhân viên kiểm lâm, tác giả của những trang tiểu thuyết
còn dang dở về núi Ngựa Trắng. Ấn tượng về câu chuyện người đàn bà mất tích trong rừng sâu
mà Tuấn Anh đã kể cho Ngọc nghe hằng đêm lại hiện về trong giấc ngủ đầy mộng mị của cô.
Câu chuyện đã chuyển từ không, thời gian hiện thực sang không, thời gian giấc mơ: “Giấc mơ
21


×