TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
BÁO CÁO
THỰC TẬP CƠ SỞ
Đề tài:
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ HỘ NGHÈO,
CẬN NGHÈO TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG CAM GIÁ,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Thái Nguyên, năm 2020
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Viết đủ
1
UBND
Ủy ban nhân dân
2
HN
Hộ nghèo
3
HCN
Hộ cận nghèo
4
CNTT
Công nghệ thông tin
5
BTXH
Bảo trợ xã hội
6
DTTS
Dân tộc thiểu số
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hầu
hết các ứng dụng tin học đã được sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Việc
ứng dụng rộng rãi tin học đã đem lại những thành tựu to lớn trong nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và lưu trữ.
Tin học hóa trong cơng tác quản lý nhằm giảm bớt sức lao động của con người,
tiết kiệm thời gian, với độ chính xác cao, gọn nhẹ và tiện lợn hơn rất nhiều so với việc
quản lý thủ công trên giấy tờ như trước đây. Tin học hóa giúp thu hẹp không gian lưu
trữ, tránh được thất lạc dữ liệu, tự động hệ thống hóa và cụ thể hóa các thơng tin theo
nhu cầu con người.
Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin cũng đã và đang tỏ rõ
phần quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Chính vì vậy việc ứng dụng cơng nghệ
thơng tin vào công tác quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo là tất yếu. Nhưng thực tế,
công tác quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại một số cơ quan hiện nay lại chưa được
coi trọng, công tác này được tổ chức thống nhất theo quy định của Nhà nước, việc
quản lý thực hiện thủ cơng dưới hình thức ghi chép sổ sách. Việc làm này đã gặp
khơng ít khó khăn và hạn chế, đặc biệt là trong việc tìm kiếm, sắp xếp.
Để sớm đưa công tác quản lý hồ sơ đi vào nề nếp, nâng cao hiệu quả sử dụng,
khai thác hồ sơ đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hộ nghèo, cận nghèo trong điều
kiện đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, em đã lựa chọn đề tài “Xây dựng chương
trình quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại UBND phường Cam Giá, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm vấn đề nghiên cứu. Thông qua nội dung nghiên cứu
này em xin khái quát về thực trạng công tác quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo trên
địa bàn, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa công tác
quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo của phường, đồng thời hướng tới khắc phục những
hạn chế, tháo gỡ những khó khăn mắc phải trong q trình quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận
nghèo trên địa bàn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại UBND phường
Cam Giá.
- Phạm vi nghiên cứu: UBND phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại UBND phường
Cam Giá.
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Microsoft Excel trong công tác quản lý hồ sơ
hộ nghèo, cận nghèo tại UBND phường Cam Giá.
4. Bố cục đề tài
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hồ sơ, quản lý hồ sơ
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại UBND
phường Cam Giá
Chương 3: Xây dựng chương trình quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại
UBND phường Cam Giá
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỒ SƠ, QUẢN LÝ HỒ SƠ
1.1. Khái quát chung về hồ sơ
1.1.1. Khái niệm hồ sơ
Hồ sơ là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong cơng tác hành chính văn
phịng và công tác lưu trữ, thuật ngữ này được hiểu như sau: Hồ sơ là một tập tài liệu
có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc
điểm chung, hình thành trong q trình theo dõi, giải quyết cơng việc thuộc phạm vi
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.1.2. Các loại hồ sơ
- Hồ sơ công việc (hồ sơ cơng vụ)
Là tập văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, hoặc
có cùng đặc trưng như: tên loại, tác giả… hình thành trong q trình giải quyết cơng
việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, đơn vị.
- Hồ sơ nguyên tắc
Là tập bản sao văn bản của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định về
một mặt, một lĩnh vực công tác nhất định dùng làm căn cứ để giải quyết công việc
hàng ngày (loại hồ sơ này không phải nộp vào lưu trữ mà chỉ dùng để giải quyết, xử lý
công việc).
- Hồ sơ nhân sự
Trong hoạt động của các cơ quan tổ chức còn hình thành nên loại hồ sơ nhân
sự. Hồ sơ nhân sự là một tập văn bản, tài liệu có liên quan về một cá nhân cụ thể (hồ
sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ, hồ sơ học sinh - sinh viên…).
- Hồ sơ trình ký
Là một tập văn bản có liên quan với nhau về một vấn đề được sử dụng để soạn
thảo dự thảo một văn bản trình cấp có thẩm quyền xem xét, ký duyệt và ban hành một
văn bản mới.
1.1.3. Vai trò của hồ sơ trong quản lý hành chính nhà nước
- Tài liệu được lập thành hồ sơ sẽ giúp cho việc tra tìm nhanh chóng, làm căn
cứ chính xác để giải quyết cơng việc kịp thời, hiệu quả, nâng cao hiệu xuất và chất
lượng công tác của cán bộ. Trong cơ quan, đơn vị nếu công văn giấy tờ trong quá
trình giải quyết và sau khi giải quyết xong được sắp xếp và phân loại khoa học theo
từng vấn đề, sự việc phản ánh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và từng đơn vị tổ
chức, bộ phận sẽ giúp cho các cán bộ và thủ trưởng cơ quan tìm kiếm tài liệu được
nhanh chóng, đầy đủ, nghiên cứu vấn đề được hoàn chỉnh, đề xuất ý kiến và giải quyết
cơng việc có căn cứ xác đáng và kịp thời. Do đó góp phần nâng cao hiệu xuất và chất
lượng cơng tác của cán bộ cũng như tồn cơ quan, đơn vị.
- Có hồ sơ sẽ giúp cho việc quản lý tài liệu được chặt chẽ, giữ gìn bí mật thông
tin của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị. Mỗi khi văn bản được lập thành hồ sơ thì sẽ
tạo điều kiện cho cán bộ, thủ trưởng cơ quan quản lý được tài liệu chặt chẽ, nắm chắc
được thành phần, nội dung và khối lượng văn bản của cơ quan, biết được những tài
liệu nào phải bảo quản cẩn thận, chu đáo, biết được những văn bản bị thất lạc, cho
mượn tùy tiện để kịp thời có biện pháp quản lý chặt chẽ, giữ gìn được bí mật của Nhà
nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ, phục vụ tốt cho công tác nghiên
cứu trước mắt và lâu dài.
1.2. Khái quát chung về quản lý hồ sơ
1.2.1. Khái niệm quản lý hồ sơ
Quản lý hồ sơ bao gồm việc sắp xếp, thiết kế và xem xét lại các văn bản, hồ sơ
trong tổ chức. Nó liên quan đến việc phối hợp các nhiệm vụ, quản lý, bảo quản, tiêu
hủy trong sự hoạt động của một tổ chức.
1.2.2. Vai trò của quản lý hồ sơ
- Quản lý hồ sơ được nghiêm túc, khoa học sẽ giúp cho việc tra cứu thông tin
trong cơ quan, tổ chức được nhanh chóng, đủ căn cứ chính xác để giải quyết cơng việc
kịp thời, hiệu quả.
- Quản lý chặt chẽ hồ sơ, tài liệu sẽ góp phần giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà
nước, cơ quan, đơn vị.
- Quản lý hồ sơ khoa học, hiệu quả sẽ là mắt xích gắn liền cơng tác văn thư với
cơng tác lưu trữ và có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lưu trữ.
Đối với từng cán bộ, cơng chức trong q trình giải quyết cơng việc cần lập đầy
đủ các hồ sơ để có căn cứ khoa học khi đề xuất ý kiến và giải quyết công việc, nâng
cao hiệu suất và chất lượng công tác.
Đối với cơ quan, đơn vị nếu làm tốt việc lập hồ sơ sẽ quản lý được công việc
của cơ quan, đơn vị, quản lý chặt chẽ tài liệu, giữ gìn bí mật. Lập hồ sơ và quản lý tốt
sẽ xây dựng được nề nếp khoa học trong công tác văn thư; tránh được tình trạng nộp
lưu tài liệu bó, gói vào lưu trữ, tạo thuận lợi cho cán bộ lưu trữ tiến hành các khâu
nghiệp vụ lưu trữ nhằm phục vụ tốt cho công tác khai thác, nghiên cứu.
1.2.3. Các công việc quản lý hồ sơ trong cơ quan hành chính nhà nước
- Phân loại hồ sơ:
Hồ sơ có nhiều loại khác nhau, hồ sơ việc được giữ lại, xác định giá trị và
chuyển vào lưu trữ trong cơ quan, nếu có giá trị lịch sử sẽ nộp về lưu trữ lịch sử; Hồ sơ
nguyên tắc chỉ giữ lại để làm cơ sở giải quyết các công việc hàng ngày của cán bộ,
công chức, viên chức; Hồ sơ nhân sự sẽ được lưu giữ tại bộ phận quản lý nhân sự phục
vụ cho việc quản lý con người trong cơ quan, tổ chức, khi có sự ln chuyển cơng tác
hoặc nghỉ hưu thì hồ sơ sẽ được chuyển qua cơ quan, đơn vị mới để tiếp tục theo dõi
hoặc chuyển về lưu trữ theo quy định của Nhà nước…Chính vì những đặc trưng cơ
bản của các loại hồ sơ khác nhau nên đòi hỏi cách quản lý cũng khác nhau, vì vậy cần
có sự phân loại rõ ràng để có biện pháp quản lý tốt nhất, phục vụ cho hoạt động của cơ
quan, tổ chức.
- Đánh giá giá trị tài liệu, hồ sơ:
Việc đánh giá các mức độ giá trị của tài liệu, hồ sơ phải dựa trên cơ sở các
nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn do khoa học lưu trữ đề ra. Mục đích của việc xác
định giá trị tài liệu, hồ sơ là:
+ Xác định thời hạn bảo quản cho từng loại tài liệu, hồ sơ khác nhau;
+ Xác định tài liệu, hồ sơ lưu trữ có giá trị lịch sử để đưa vào lưu trữ lịch sử bảo
quản vĩnh viễn;
+ Xác định tài liệu hết giá trị bảo quản để tiêu hủy.
- Chỉnh lý, sắp xếp chuẩn mực tài liệu trong hồ sơ: Đây là sự kết hợp một cách
chặt chẽ và hợp lý các khâu nghiệp vụ của công tác lập hồ sơ để tổ chức một cách
khoa học các tài liệu trong hồ sơ nhằm bảo đảm an tồn và sử dụng chúng có hiệu quả
nhất.
- Thống kê hồ sơ:
Thống kê hồ sơ là áp dụng các công cụ, phương tiện chuyên môn, nghiệp vụ để
nắm được chính xác thành phần, nội dung, số lượng, chất lượng tài liệu trong hồ sơ và
cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống bảo quản tài liệu, hồ sơ trong cơ quan, tổ chức.
- Bảo quản hồ sơ, tài liệu:
Bảo quản tài liệu, hồ sơ là áp dụng các biện pháp trong đó chủ yếu là các biện
pháp khoa học kỹ thuật để bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu, hồ sơ nhằm
phục vụ tốt nhất cho việc khai thác, sử dụng chúng trước mắt và lâu dài. Các biện pháp
bảo quản tài liệu, hồ sơ trong phạm vi cơ quan, tổ chức:
+ Xây dựng quy chế văn thư, lưu trữ
+ Nội quy sử dụng tài liệu, hồ sơ
+ Chế độ làm vệ sinh thường xuyên và đột xuất
+ Xây dựng nội quy phòng hỏa
+ Chế độ nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với từng loại tài liệu, hồ sơ cụ thể.
- Khai thác sử dụng hồ sơ, tài liệu
Đây là quá trình phục vụ khai thác thơng tin tài liệu, hồ sơ trong cơ quan, tổ
chức để đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu lịch sử và yêu cầu giải quyết các công việc
của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
1.3. Khái quát chung về hộ nghèo, hộ cận nghèo
1.3.1: Một số khái niệm cơ bản
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà sốt hằng năm ở cơ sở
đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và
Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng
Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường quyết định công nhận thuộc
danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Hộ nghèo phát sinh, hộ cận nghèo phát sinh là hộ không thuộc danh sách hộ
nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý nhưng phát sinh khó khăn đột xuất
trong năm qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ
nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường quyết định công
nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ có ít nhất một thành viên trong
hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và
các thành viên khác trong hộ khơng có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hằng
năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp phường công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.
- Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có cơng là hộ có ít nhất một thành
viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi người có cơng theo quy định
của pháp luật, qua điều tra,rà sốt hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định
hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường công nhận, phân loại là hộ
nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có cơng.
- Hộ nghèo dân tộc thiểu số là hộ nghèo có chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ
hộ thuộc một trong các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Các tiêu chí xác định chuẩn nghèo
1.3.2.1. Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
1.3.2.2. Hộ cận nghèo
a) Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu
hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000
đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
1.3.3. Chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh
Hỗ trợ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị quyết 40/NQ-CP: Ngân sách nhà
nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo đa chiều thiếu hụt về tiêu
chí bảo hiểm y tế; hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo đa chiều thiếu
hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác (không bị thiếu hụt bảo hiểm y tế). Căn cứ điều
kiện thực tế, các địa phương có thể quyết định bố trí thêm ngân sách địa phương để hỗ
trợ mức cao hơn.
Ngoài ra, hộ nghèo sẽ được hỗ trợ chi phí ăn uống, đi lại, chuyên chở… theo
Điều 4 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg.
- Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng
Hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương
đương tiền điện sử dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện hành là
46.000 đồng/hộ/tháng.
Hộ gia đình được chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý.
- Trợ giúp pháp lý:
Người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí. Riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo
trên 25% được hỗ trợ 2.000.000 đồng để tổ chức trợ giúp pháp lý.
- Hỗ trợ giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo
-Vốn vay cho học sinh, sinh viên:
+ Đối tượng: là học sinh, sinh viên mồ cơi cả cha lẫn mẹ, người cịn lại là mẹ
hoặc cha khơng có khả năng lao động; học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, gia đình khó khăn do tai nạn, bệnh tật, thiên tai có xác nhận của UBND cấp
phường nơi cư trú.
+ Mức cho vay tối đa là 1.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
+ Lãi suất cho vay: 0,5%/tháng.
- Miễn học phí:
Các đối tượng được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 74/2013/NĐCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010-NĐ-CP quy định cụ thể như
sau:
Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ.
Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
- Hỗ trợ về nhà ở
Đối tượng được hỗ trợ phải là hộ nghèo, thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng
/người/tháng; đang thường trú và có trong danh sách hộ nghèo tại địa phương; đã có
đất nhưng chưa có nhà ở hoặc nhà quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và
khơng có khả năng tự cải thiện nhà ở.
Thứ tự ưu tiên được dành cho các gia đình có công với cách mạng; hộ đồng bào
dân tộc thiểu số; hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc 62 huyện nghèo; hộ ở vùng
thường xuyên xảy ra thiên tai như sạt lở bờ sông, ven biển, sạt lở đất, vùng dễ xảy ra lũ
qt; hộ có hồn cảnh khó khăn, già cả neo đơn.
Nhà nước sẽ cấp tối thiểu 7,2 triệu đồng trực tiếp cho mỗi hộ nghèo để làm nhà
ở; với vùng khó khăn, mức hỗ trợ tối thiểu 8,4 triệu đồng/hộ. Các hộ nếu có nhu cầu,
được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với mức tối đa 8 triệu đồng, lãi suất
3%/năm trong thời hạn 10 năm.
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có quy định về hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà
ở:
"1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ,
sập, trơi, cháy hồn tồn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà
khơng cịn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá
20.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do
nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét
hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.
3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư
hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì
được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 15.000.000
đồng/hộ."
- Hỗ trợ tín dụng – Vốn vay cho người nghèo
Hỗ trợ lãi suất vốn vay ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo để mua
giống gia súc, gia cầm thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Mức vay được hỗ trợ tối
đa là 10 triệu đồng/hộ. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 3 năm.
Ngoài ra, các địa phương cũng có những chính sách cụ thể để hỗ trợ những hộ
nghèo trong địa phương mình.
Cùng với những chính sách hỗ trợ kịp thời trong những lúc gặp khó khăn bất
ngờ, thiên tai,... Nhằm an sinh xã hội, hỗ trợ đời sống của người dân.
1.4. Giới thiệu về phần mềm Microsoft Excel
1.4.1. Khái niệm
Microsoft Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi
chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ
dàng hơn trong việc thực hiện:
•
•
•
•
•
•
Tính tốn đại số, phân tích dữ liệu
Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách
Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau
Vẽ đồ thị và các sơ đồ
Tự động hóa các công việc bằng các macro
Và nhiều ứng dụng khác để giúp chúng ta có thể thục hiện nhiều loại
hình bài tốn khác nhau.
Hình 1.1: Giao diện của Excel
1.4.2. Hàm thơng dụng trong Excel
• Workbook: Trong Excel, một workbook là một tập tin mà trên đó bạn làm
việc (tính tốn, vẽ đồ thị,…) và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa nhiều
sheet (bảng tính), do vậy bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thơng tin có liên quan
với nhau chỉ trong một tập tin (file). Một workbook chứa rất nhiều worksheet hay
chart sheet.
• Worksheet: Còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, nó cịn
được gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ơ (cell), các ơ được tổ chức thành
các cột và các dòng.Worksheet được chứa trong workbook.Một Worksheet chứa được
16,384 cột và 1,048,576 dòng (phiên bản cũ chỉ chứa được 256 cột và 65,536 dịng).
• Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ
thị.
• Sheet tabs: Tên của các sheet sẽ thể hiện trên các tab đặt tại góc trái dưới của
cửa sổ workbook. Để di chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ việc nhấp chuột
vào tên sheet cần đến trong thanh sheet tab.
Hình 1.2: Các thành phần của worbook
•
Các hàm excel thơng dụng:
Hàm SUM
* Cú pháp: SUM(Number1, Number2..).
* Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.
* Chức năng: Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.
Hàm AVERAGE.
* Cú pháp: AVERAGE(Number1,Number2…).
* Các tham số: Number1,Number2… là các số cần tính giá trị trung bình.
* Chức năng: Trả về giá trị trung bình của các đối số.
Hàm SUMIF
* Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum-range).
* Chức năng: Tính tổng dữ liệu dựa trên điều kiện.
Hàm COUNT.
* Cú pháp: COUNT(Value1, Value2…).
* Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
* Chức năng: Hàm đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.
Hàm IF
* Cú pháp: IF(Điều kiện, giá trị 1, giá trị 2).
* Dùng hàm này để trả về một giá trị nếu một điều kiện là đúng và giá trị khác
nếu điều kiện là sai.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO
TẠI UBND PHƯỜNG CAM GIÁ
2.1. Giới thiệu ủy ban nhân dân phường Cam Giá
2.1.1. Giới thiệu chung về UBND phường Cam Giá
Hình 2.1:UBND phường Cam giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Cam Giá thuộc xã Tích Lương, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Năm 1953 xã Cam Giá được tách ra gồm 10 xóm. Năm
1984 thành phố Thái Nguyên được quy hoạch mở rộng và xã Cam Giá được Tỉnh,
Thành phố Thái Nguyên đề nghị Chính phủ thành lập phường. Ngày 08 tháng 4 năm
1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam) ban hành Quyết định số 109/QĐ-HĐBT về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới
một số xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) trên cơ sở
giải thể xã Cam Giá để thành lập phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên. Vì vậy địa
giới của phường được mở rộng thêm với diện tích 8,97 km2, có 2.350 hộ, 9796 nhân
khẩu, có 10 khu dân cư chia thành 55 tổ dân phố, đảng bộ lâm thời phường Cam Giá
được thành lập ngày 01/7/1985, tổng số 24 chi bộ, có 285 đảng viên. Sau nhiều lần
chia tách, sáp nhập đến tháng 12 năm 2019 thực hiện Nghị quyết số 79/NQ-HĐND
ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về việc sáp nhập, đổi tên xóm, tổ dân
phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phường Cam Giá hiện nay có 13 tổ dân phố, với
trên 3100 hộ, trên 11.000 nhân khẩu.
Phường Cam Giá là phường loại II nằm ở phía Nam thành phố Thái Nguyên;
diện tích tự nhiên 8,97 km2, là đầu mối giao lưu, thông thương với các xã, phường của
thành phố Thái Ngun; phía Đơng giáp xã Huống Thượng, xã Đồng Liên; phía Bắc
giáp phường Gia Sàng, phía Tây giáp phường Phú Xá; phía Nam giáp phường Hương
Sơn, Trung Thành, thành phố Thái Nguyên. Phường Cam Giá có trục đường Cách
Mạng Tháng 8 chạy qua với tổng chiều dài trên 3 km.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của UBND phường Cam Giá
Là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của cấp xã,
phường. Hằng năm Đảng uỷ, UBND phường lãnh đạo tổ chức thực hiện các chỉ tiêu
nhiệm vụ do Thành uỷ, UBND thành phố giao về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phịng trên địa bàn; thực hiện cơng tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống
chính trị và quản lý nhà nước ở địa phương.
Làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò lãnh đạo tập thể,
đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của từng đồng chí cán bộ.
Mỗi việc chỉ giao cho một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên
uỷ ban nhân dân phường chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.
Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo
của Đảng uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường; phối hợp chặt chẽ giữa
UBND phường với Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân cùng cấp trong q
trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.
Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng
thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch kịp thời, hiệu quả
theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định của quy trình, kế hoạch công tác đã đề ra.
Cán bộ công chức phường sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của
nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đua hoạt động của UBND
phường ngày càng đi vào nề nếp vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh,
nâng cao đời sống nhân dân.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Chủ Tịch UBND
Phó chủ tịch
Văn hóa xã hội Dân Số
Văn phịng UBND
Y tếXóa đói giảm nghèo
Tư Pháp
Tài chínhĐịa chính xây dựng
Giao thơng xã
Cơng an
Qn sự
Hình 2.2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND phường Cam Giá
2.2. Cơng tác rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo
2.2.1. Mục đích rà sốt
Rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh nhằm xác định, lập danh sách,
phân loại chính xác, đầy đủ số liệu, thơng tin cơ bản về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ
thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều để có cơ sở xây
dựng kế hoạch, giải pháp giảm nghèo và thực hiện các chính sách giảm nghèo và an
sinh xã hội
2.2.2. Phương pháp rà sốt
Thực hiện rà sốt thơng qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu
thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác
định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo
theo quy trình.
2.2.3. Yêu cầu rà soát
Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được thực hiện trực tiếp với từng hộ,
người dân theo đúng phương pháp, quy trình, cơng cụ đo lường nghèo đa chiều; đảm
bảo tính chính xác, cơng khai, dân chủ, có sự tham gia của người dân và dưới sự lãnh
đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của Mặt trận tổ quốc và sự tham gia của chính quyền,
người dân; phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân địa phương.
2.2.4. Thực trạng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại phường Cam Giá
Theo kết quả Tổng điều tra, rà sốt hộ nghèo năm 2020: Tồn phường có 43
HN giảm xuống cịn 26 HN, chiếm tỷ lệ 0,81%. Trong đó: có 12 hộ từ nghèo lên cận
nghèo; khơng có hộ nghèo có thành viên thuộc diện chính sách Người có cơng đang
hưởng trợ cấp hàng tháng, đa số hộ nghèo có thành viên thuộc diện chính sách BTXH.
Tổng số HCN của phường là 56 hộ, chiếm tỷ lệ 1,79%, trong đó có 9 hộ thốt cận
nghèo.
Hình 2.3: Kết quả rà soát nhanh của phường Cam Giá năm 2020
(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát nhanh của UBND phường Cam Giá năm 2020)
2.2.5. Quy trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo
Quy trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện
theo quy trình sau:
1. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà sốt
Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn để
tổ chức xác định, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phường và các hộ gia đình
cần rà sốt trên địa bàn:
a) Đối với hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo: điều tra viên sử dụng
mẫu phiếu A (theo Phụ lục số 3a ban hành kèm theo Thông tư này) để nhận dạng
nhanh đặc điểm hộ gia đình có giấy đề nghị. Nếu hộ gia đình có các điều kiện không
thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Cột 0 Phiếu A thì đưa ra khỏi
danh sách cần rà sốt. Các hộ cịn lại thực hiện đánh giá theo các nội dung từ Cột 1
đến Cột 9 Phiếu A, nếu hộ gia đình có từ 02 điều kiện trở xuống thì đưa vào danh sách
hộ có khả năng nghèo, cận nghèo (theo Phụ lục số 2c ban hành kèm theo Thơng tư
này) để tiếp tục rà sốt theo mẫu Phiếu B.
Cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp phường, tổ trưởng tổ dân phố chủ động
phát hiện những trường hợp nhận thấy hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong
năm, có khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung để
đưa vào danh sách các hộ cần rà soát.
b) Đối với hộ gia đình có khả năng thốt nghèo, thốt cận nghèo: điều tra viên
lập danh sách tồn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý (theo Phụ lục
số 2d ban hành kèm theo Thông tư này) để tổ chức rà soát (sử dụng mẫu phiếu B theo
Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình
Các điều tra viên thực hiện rà sốt các hộ gia đình theo mẫu phiếu B (theo Phụ
lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này), qua rà soát, tổng hợp và phân loại kết quả
như sau:
a) Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát bao gồm:
- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xuống
hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm
trở lên ( Hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản);
- Hộ nghèo khu vực nơng thơn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống
hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm
trở lên ( Hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản);
- Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175
điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ cận nghèo khu vực nơng thơn là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến
150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
b) Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
- Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175
điểm;
+ Hộ thốt nghèo, nhưng vẫn cịn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên
140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ thốt nghèo khu vực nơng thơn:
+ Hộ thốt nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150
điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 120
điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
- Hộ thốt cận nghèo khu vực nơng thơn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.
3. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát
Thành phần tham gia: Tổ trưởng (chủ trì cuộc họp), đại diện tổ chức đảng, đồn
thể, cán bộ thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại phường và mời đại diện các hộ
gia đình tham gia cuộc họp. Trường hợp cần thiết, tổ trưởng báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp phường cử đại diện tham gia cuộc họp.
Nội dung cuộc họp: thống nhất ý kiến kết quả đánh giá, chấm điểm theo mẫu
Phiếu B đối với các hộ trong danh sách rà soát (chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo, hộ
cận nghèo mới phát sinh, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo).
Kết quả cuộc họp được lập thành 02 Biên bản (theo Phụ lục số 2đ ban hành
kèm theo Thơng tư này), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ
dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi báo cáo Ban giảm nghèo cấp phường để tổng hợp).
4. Niêm yết công khai
Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát
cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp phường, nhà văn hóa và thơng báo trên các
phương tiện thơng tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc.
Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo phường cần tổ chức
phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.
5. Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân thành phố
Ủy ban nhân dân cấp phường tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ
cận nghèo trên địa bàn sau khi hồn tất quy trình niêm yết cơng khai (và phúc tra nêu
có khiếu nại của người dân) để Ủy ban nhân dân thành phố tổng hợp, có ý kiến thẩm
định trước khi ban hành Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường cơng
nhận kết quả rà sốt. Việc xin ý kiến thẩm định và tổ chức kiểm tra, phúc tra (nếu có)
trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi báo cáo, xin ý kiến thẩm định.
6. Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận
nghèo trên địa bàn
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường căn cứ kết quả phân loại hộ gia đình
qua điều tra, rà sốt, tiếp thu ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân thành phố để
quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận
nghèo trên địa bàn; thực hiện niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân
cấp phường và cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cho các hộ nghèo, hộ cận
nghèo trên địa bàn theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được phê duyệt (theo
Phụ lục số 2e ban hành kèm theo Thông tư này hoặc địa phương tự thiết kế mẫu nhưng
phải đảm bảo thông tin cơ bản quy định theo mẫu tại Phụ lục số 2e) để phục vụ công
tác quản lý đối tượng và thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước;
b) Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp phường tổ chức thu thập bổ sung đặc điểm,
điều kiện sống (thông tin hộ và các thành viên trong hộ) của hộ nghèo, hộ cận nghèo
trên địa bàn (sử dụng mẫu phiếu C theo Phụ lục số 3c ban hành kèm theo Thông tư
này) và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo.
7. Ủy ban nhân dân cấp phường báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
phường ban hành quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa
bàn.