Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

DƯ LUẬN XÃ HỘI, Ý NGHĨA CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NẮM VỮNG DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ LIÊN HỆ VỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Ở MỘT ĐỊA PHƯƠNG CƠ QUAN ĐƠN VỊ CỤ THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.61 KB, 27 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
DƯ LUẬN XÃ HỘI, Ý NGHĨA CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI NẮM VỮNG DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC
LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ. LIÊN HỆ VỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO QUẢN
LÝ Ở MỘT ĐỊA PHƯƠNG/ CƠ QUAN ĐƠN VỊ CỤ THỂ

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Dư luận xã hội
Mã phách: ………………….
HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu:................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................ 3
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu. ............................................................. 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm....................................... 3
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài tiệu................................................................ 3
4.2. Tổng kết kinh nghiệm. ............................................................................... 4
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài. .............................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1...................................................................................................... 5


DƯ LUẬN XÃ HỘI, Ý NGHĨA CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ........................ 5
1. Khái niệm “dư luận xã hội”. ......................................................................... 5
2. Quá trình hình thành dư luận xã hội ............................................................. 8
3. Ý nghĩa của dư luận xã hội……………………………………..............…11
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 13


SỰ CẦN THIẾT PHẢI NẮM VỮNG DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG CÔNG
TÁC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ LIÊN HỆ VỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO
QUẢN LÝ Ở MỘT ĐỊA PHƯƠNG/ CƠ QUAN ĐƠN VỊ CỤ THỂ ........ 13
1. Sự cần thiết phải nắm vững dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo quản lý.
......................................................................................................................... 13
2. Liên hệ với công tác lãnh đạo quản lý của tỉnh Nam Định......................... 14
KẾT LUẬN .................................................................................................... 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 23


PHẦN NỘI DUNG

1. Lý do chọn đề tài.
Việc sử dụng dư luận xã hội để phân tích các vấn đề trong quản lý lãnh
đạo ở Việt Nam hiện nay đang rất được coi trọng. Trong khi trong quản lý lãnh
đạo nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, việc
phân tích dư luận xã hội có khả năng cho thấy các tương tác xã hội trong mối
quan hệ giữa các yếu tố đó. Dư luận xã hội có thể tác động rất nhạy bén đến
công tác lãnh đạo quản lý hiện nay.
Nghiên cứu dư luận xã hội về công tác lãnh đạo quản lý xuất phát từ nhu
cầu nhận thức khoa học về mối quan hệ giữa các nội dung trong công tác quản
lý lãnh đạo, xuất phát từ nhu cầu của các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Đây
là cách làm cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác quản lý lãnh

đạo. Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu dư luận xã hội nhằm phục vụ cho hoạt
động của các nhà lãnh đạo quản lý từng bước được quan tâm hơn.
Trong những năm gần đây, báo chí đã tun truyền phản ánh rất nhiều
thơng tin chính sách của các nhà quản lý lãnh đạo, bằng nhiều hình thức báo
chí, qua nhiều kênh truyền tải khác nhau. Đồng thời báo chí cũng là diễn đàn
thể hiện ý chí tâm tư nguyện vọng của nhà lãnh đạo quản lý với các chính sách,
quyết định mà các nhà lãnh đạo quản lý ban hành.
Đảng và Nhà nước đã công nhận vai trị của truyền thơng báo chí trong
hoạt động quản lý lãnh đạo - vai trị khơng thể thay thế được trong việc hình
thành và thể hiện dư luận xã hội, tạo nên những lợi ích to lớn trong việc ban
hành, triển khai phổ biến, giám sát và ghi nhận hiệu quả của các chính sách
1


lãnh đạo quản lý. Và đến lượt mình, dư luận xã hội lại có tác động rất lớn trong
việc điều hòa các mối quan hệ xã hội, trong việc kiểm soát xã hội, tạo hiệu quả
cao cho hoạt động quản lý lãnh đạo.
Dư luận xã hội nhìn từ góc độ xã hội học là một hướng tiếp cận để có thể
phân tích cơ chế tác động, sức mạnh của dư luận và rút ra những bài học kinh
nghiệm có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động quản lý lãnh đạo cũng như trong
công tác tư tưởng và công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Theo chuyên gia phân tích về dư luận xã hội, trong điều kiện Việt Nam
xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân nên cần
nhận thức và sử dụng có hiệu quả dư luận xã hội với tính chất như là một cơng
cụ đặc biệt của q trình lãnh đạo, quản lý đất nước. Hiện nay, kỹ năng nắm
bắt dư luận xã hội của cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các địa phương, đặc biệt là
cấp huyện, cấp tỉnh cần được coi là một tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá năng
lực lãnh đạo, quản lý. Thậm chí, việc quan tâm, tiếp cận và nắm bắt dư luận xã
hội và truyền thông đại chúng thực chất là thước đo về mức độ “gần dân, bám
sát thực tiễn” của cán bộ.

Vì vậy, để hiểu rõ về dư luận xã hội nói chung và học phần dư luận xã
jhội nói riêng. Tôi đã lựa chọn đề tài “dư luận xã hội, ý nghĩa của dư luận xã
hội và sự cần thiết phải nắm vững dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo
quản lý. Liên hệ với công tác lãnh đạo quản lý ở một địa phương/ cơ quan
đơn vị cụ thể” để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thế nào là dư luận xã hội.
- Ý nghĩa của dư luận xã hội.
2


- Sự cần thiết phải nắm vững dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo quản lý.
- Liên hệ với công tác lãnh đạo quản lý ở một địa phương/ cơ quan đơn vị cụ
thể.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thế nào là dư luận xã hội.
+ Làm rõ ý nghĩa của dư luận xã hội.
+ Chỉ ra sự cần thiết phải nắm vững dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo
quản lý.
+ Liên hệ với công tác lãnh đạo quản lý ở một địa phương/ cơ quan đơn vị cụ
thể.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Dư luận xã hội.
- Ý nghĩa của dư luận xã hội.
- Sự cần thiết phải nắm vững dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo quản lý.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ là giúp mọi người hiểu hơn về dư luận
xã hội, ý nghĩa của dư luận xã hội, sự cần thiết phải nắm vững dư luận xã hội

trong công tác lãnh đạo quản lý. Liên hệ với công tác lãnh đạo quản lý ở một
địa phương/ cơ quan đơn vị cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm.
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài tiệu.

3


Thu thập các tài liệu khác nhau (giáo trình/ bài giảng của giảng viên) và
sản phẩm hoạt động giáo dục (ghi chép của sinh viên) theo một hệ thống với
những dấu hiệu cơ bản để tìm ra những nét đặc thù, phổ biến của tài liệu.
4.2. Tổng kết kinh nghiệm.
Tổng hợp lại các nội dung sao cho phù hợp với nội dung của đề tài.
Đưa ra ý kiến của bản thân góp phần hồn thiện bài nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
- Nắm vững hơn kiến thức về học phần dư luận xã hội.
- Tìm hiểu được về dư luận xã hội một cách chi tiết hơn.
- Hiểu hơn về ý nghĩa của dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo quản lý.
- Nhận biết được sự cần thiết phải nắm vững dư luận xã hội trong công tác
lãnh đạo quản lý.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
DƯ LUẬN XÃ HỘI, Ý NGHĨA CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI

1. Khái niệm “dư luận xã hội”.
Khái niệm “dư luận xã hội” xuất hiện lần đầu tiên trong triết học chính

trị bằng tiếng Anh và tiếng Pháp ở thế kỷ XVIII. Các khái niệm về “dư luận xã
hội” tương đối khác nhau và được phát triển bởi các nhà khoa học xã hội trên
thế giới, theo chu trình thời gian. Cụ thể, như: Jean-Jacques Rousseau (17121778) là người sáng lập và phổ biến thuật ngữ dư luận với tác phẩm L’opinion
publique viết vào khoảng năm 1774, trong đó nhấn mạnh sự xem xét các khía
cạnh chính trị của dư luận hơn là coi dư luận với tư cách là một hiện tượng xã
hội (Rousseau J.J, 1774). Vào thế kỷ XIX, Wiliam Alexander Makinnon (1784
- 1870) nêu quan điểm: “Dư luận có thể được coi là dạng tình cảm ở bất cứ chủ
thể nhất định nào. Chúng được quan tâm bởi những người có hiểu biết nhất,
thơng minh nhất và có đạo đức nhất trong cộng đồng. Chúng dần dần lan truyền
và được chấp nhận bởi hầu hết mọi người ở các trình độ giáo dục và trong cảm
xúc riêng tư trong một quốc gia văn minh”. Abbot Lawrence Lowell (18561943) đã viết: “Dư luận có thể được xác định như là sự chấp nhận của một trong
hai hay nhiều hơn nữa các quan điểm trái ngược nhau, chúng có thể được chấp
nhận bởi ý nghĩ hợp lý xem đó như một sự thực”. Theo Young (1923), dư luận
xã hội (public opinion) là “Sự phán xét, đánh giá của các cộng đồng xã hội đối
với các vấn đề có tầm quan trọng, được hình thành sau khi có sự tranh luận
công khai”. Folsom (1931) cho rằng: “Dư luận xã hội là ý kiến chỉ của nhóm
thứ cấp” khi có sự tham gia của cơng chúng hay của một nhóm thứ cấp hơn là

5


nhóm sơ cấp, nhóm giao tiếp trực diện, chúng ta có dư luận xã hội”. Trong số
đầu tiên của Tạp chí The Public Opinion Quartely (năm 1937), Floyd H. Allport
(1890 -1979) định nghĩa dư luận như sau: “Dư luận xã hội có nghĩa hàm ý tới
tình huống có nhiều cá nhân mà trong đó các cá nhân bộc lộ bản thân họ, hay
có thể được yêu cầu bày tỏ ý kiến của họ - như tán thành, ủng hộ một số điều
kiện, một số người xác định nào đó, hay một đề xuất quan trọng phổ biến, tương
xứng với số lượng, cường độ và sự kiên trì, khiến cho hành động tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng liên quan có thể xảy ra”. Warner (năm 1939)
cho rằng: “Dư luận xã hội là kết quả tổng hợp các ý kiến trả lời của mọi người

đối với câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của cuộc phỏng vấn”. Cũng có định
nghĩa khác về dư luận xã hội như: “Dư luận xã hội là các tập hợp ý kiến cá nhân
ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được (Childs, 1956). Mekvin Richter
(năm 1977) trong cơng trình nghiên cứu “The political theory of Monterquieu”
đã viết: “Dư luận là một hình thức luật pháp mà các nhà quản lý kiểm duyệt và
như là một vị trí xã hội đặc biệt, nó chỉ áp dụng trong các trường hợp cụ thể”.
Valdimer Orlando Key (1908-1963) cho rằng: “Dư luận xã hội là những ý kiến
được nắm giữ bởi những con người cá nhân, điều mà các chính phủ tìm thấy và
cần sự lưu ý thận trọng, khôn ngoan”. Barbara A.Bardes và Robert
W.Oldendick (2007) sau khi tổng hợp nhiều định nghĩa về dư luận xã hội, đã
đề xuất: “Dư luận xã hội là tập hợp của những quan điểm của cá nhân trưởng
thành vào những vấn đề công chúng quan tâm”.
Ở Việt Nam, trong quan điểm Nho giáo và thực tiễn xã hội thời phong
kiến, chưa có khái niệm chính thức về dư luận xã hội. Các học giả, nhà tư tưởng
thời điểm này chỉ nói đến những khái niệm, thuật ngữ tương tự như “lòng dân”,
“ý dân”, “dân là gốc”. Quan điểm về dư luận xã hội thời kỳ này có thể được
đánh giá thơng qua quan điểm về vai trị của người dân trong đời sống chính trị
- xã hội. Chẳng hạn, trong sách Thượng Thư có viết: “dân vi bang bản”; Mạnh
6


Tử nói: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dịch giả Lương Khắc Hiếu,
2014).
Hiện nay, trong quan niệm, định nghĩa về dư luận xã hội của các nhà
khoa học, cũng như những người có quan tâm đến khái niệm “dư luận xã hội”
còn nhiều điểm rất khác nhau. Một số học giả quan niệm chỉ có ý kiến của đa
số mới được coi là “dư luận xã hội”. Tuy nhiên, một số học giả khác lại cho
rằng, dư luận xã hội bao gồm các ý kiến không chỉ của đa số, mà còn cả của
thiểu số. Một số nhà khoa học Việt Nam định nghĩa về “dư luận xã hội” như
sau:

Vào năm 1995, tác giả Mai Quỳnh Nam trong cuốn “Dư luận - Mấy vấn
đề lý luận và phương pháp nghiên cứu”, đã đưa ra định nghĩa về “dư luận xã
hội”: “Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của
các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho
lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ đang tồn tại”. Trong khi đó, vào
năm 1999, tác giả Phạm Chiến Khu định nghĩa “dư luận xã hội”: “Dư luận xã
hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng
có tính thời sự”, đã nhấn mạnh phải lưu ý đến các nội hàm sau: Mỗi luồng ý
kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau, dư luận xã hội có thể bao
gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau; luồng ý kiến có thể
rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp (một số ý kiến; dư luận xã
hội là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ không phải là ý kiến của một tổ
chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội nghị, hội thảo…); dư luận
xã hội không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự phát, mà là một
chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng
xã hội nhất định; chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời
sự (động chạm đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người) mới có
7


khả năng tạo ra dư luận xã hội8. Vào năm 2002, tác giả Lê Ngọc Hùng định
nghĩa: “Dư luận là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu hiện thái độ, tình cảm,
nhận thức, quan niệm và xu hướng hành động của nhóm xã hội đối với vấn đề
đặt ra trong cuộc sống”. Tác giả Nguyễn Quý Thanh (năm 2007) trong cuốn
“Xã hội học về dư luận xã hội” đã viết: “Dư luận xã hội có tính chất đánh giá
về các vấn đề xã hội mà nhóm cơng chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là
vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung, các giá trị chung”. Trong một nghiên
cứu năm 2011, PGS.TS Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Dư luận - đó là hệ thống
những luồng ý kiến, phán xét, đánh giá về những tình huống cụ thể, được hiểu
và đánh giá của nhận thức quần chúng ngày hôm nay, và của những khái niệm

xuất hiện gắn với những tình huống trên vì mục đích gì và bằng cách nào cần
phải thay đổi, điều chỉnh hay duy trì trật tự thực tại đang diễn ra”. PGS.TS
Lương Khắc Hiếu (năm 2014) định nghĩa về “dư luận xã hội”: “Dư luận xã hội
là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng người nào đó, là sự
phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với các sự kiện,
hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ trong một
thời điểm nhất định”.
Như vậy, khái niệm về dư luận xã hội ở trên thế giới và ở Việt Nam rất
đa dạng và phong phú. Tựu chung lại, có thể định nghĩa ngắn gọn về dư luận
xã hội: Dư luận là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá
của các nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội hay xã hội nói chung, nó có tính
phổ biến tương đối, tính mạnh mẽ và bền vững nhất định đối với những vấn
đề đụng chạm tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và
được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
2. Quá trình hình thành dư luận xã hội

8


Dư luận xã hội là sự phán xét đánh giá của các chủ thể xã hội đối với
một vấn đề xã hội đang được quan tâm. Nó khơng phải tự nhiên xuất hiện một
cách hoàn chỉnh mà phải trải qua các bước hình thành và phát triển.
- Thơng thường, việc hình thành dư luận xã hội trải qua các giai đoạn
như sau:
+ Giai đoạn 1: Xuất hiện những sự kiện, hiện tượng có nhiều người
quan tâm thơng qua kênh liên cá nhân (truyền miệng) hoặc kênh truyền thông
đại chúng, từ đó hình thành nên những suy nghĩ, ý kiến ban đầu.
+ Giai đoạn 2: Có sự trao đổi cảm nghĩ, ý kiến giữa người này với
người khác về các sự kiện, hiện tượng đó. Trong giai đoạn này có sự chuyển
đổi từ ý thức cá nhân sang ý thức xã hội.

+ Giai đoạn 3: Qua quá trình trao đổi, bàn bạc diễn ra trực tiếp hoặc
khơng trực tiếp, có tổ chức hoặc khơng tổ chức v.v... có thể có xung đột mâu
thuẫn nhưng qua sự phân tích từ nhiều hướng khác nhau, các quan điểm cơ
bản được hình thành và được đại đa số chấp nhận.
+ Giai đoạn 4: Từ sự phán xét đánh giá chung đi đến quan điểm nhận
thức và hành động thống nhất hình thành nên dư luận chung. Dư luận chung
đó chính là dư luận xã hội.
Sự phân chia quá trình hình thành dư luận xã hội thành bốn giai đoạn
nêu trên khơng có nghĩa là mọi dư luận xã hội đều phải trải qua đủ bốn giai
đoạn ấy. Sự tuân thủ của bốn giai đoạn trên chỉ diễn ra khi đối tượng của dư
luận xã hội là các sự kiện xã hội mới và phức tạp.
Dư luận xã hội là một sản phẩm của giao tiếp xã hội. Khơng có giao
tiếp xã hội thì khơng có dư luận xã hội. Muốn nắm được dư luận xã hội, sử
dụng nó như một phương tiện giáo dục, thuyết phục quần chúng, phải nắm
9


được q trình nảy sinh, hình thành của nó, biết điều chỉnh theo hướng lợi cho
sự phát triển của xã hội.
- Những yếu tố tác động đến dư luận:
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt trong đời sống, thể
hiện sự quan tâm của mọi người đối với những vấn đề, sự kiện của cuộc sống
và xã hội. Không phải vấn đề nào xuất hiện cũng tạo thành sóng dư luận mà
cũng có những sự kiện hiện tượng bắt đầu rồi chìm dần vào quên lãng và
không để lại một dấu vết nào trong nếp suy nghĩ của người dân. Muốn hình
thành và phát triển được dư luận xã hội phải trải qua nhiều “biến cố”. Chính
vì vậy, dư luận xã hội chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự tác động chủ quan và
khách quan.
Dư luận xã hội được hình thành phụ thuộc nhiều vào tính chất, quy mô
của các sự kiện, hiện tượng xã hội. Trong đó, vấn đề lợi ích và số lượng cơng

chúng là quan trọng nhất. Dư luận xã hội hình thành nhanh hay chậm, mạnh
hay yếu, tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào tác động thực tế của nó đối với
nhu cầu, lợi ích của người mang dư luận.
Dư luận xã hội cũng phụ thuộc mạnh vào trình độ văn hóa, hệ tư tưởng,
trình độ hiểu biết v.v... của chủ thể dư luận xã hội. Nó tác động trực tiếp đến
khả năng tiếp nhận và xử lý các thông tin nhận được theo chiều hướng nào,
mức độ nông sâu ra sao...
Dư luận xã hội còn phụ thuộc vào điều kiện chính trị và mức dân chủ
hóa của cá nhân hay là khả năng người dân được tham gia thực tế vào lĩnh
vực của mỗi quốc gia. Dư luận xã hội khi xuất hiện cần có chỗ đứng và vị thế
riêng cho mình. Một quốc gia có đời sống chính trị rối reng, không dân chủ sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành dư luận. Ngược lại, đời sống

10


chính trị ổn định, người dân được cơng khai lên tiếng đối với một sự kiện xảy
ra thì dư luận xã hội sẽ được hình thành một cách tích cực và kèm theo đó là
những phán xét chân thật và khách quan.
Trạng thái tâm thế xã hội cũng có tác động đến sự hình thành dư luận
xã hội. Tâm thế xã hội có thể biểu hiện tích cực hay tiêu cực, lạc quan hay
chán nản, nồng nhiệt hay ức chế. Tâm thế xã hội không phản ứng trước những
sự kiện mà nó biểu đạt trạng thái tâm lý của người dân đối với vấn đề đang
được hình thành.
Ngồi ra cịn có nhiều yếu tố khác có tác động đến sự hình thành dư
luận xã hội như: nhân tố tâm lý như truyền thống đạo đức, tinh thần lao động,
thói quen; tâm lý xã hội của các cộng đồng người; công tác tuyên truyền vận
động của chính quyền v.v...
3. Ý nghĩa của dư luận xã hội.
- Dư luận xã hội đánh giá hành vi xã hội, các quá trình xã hội, các

chuẩn mực xã hội. Dư luận xã hội đánh giá các hành vi đó là đúng hay sai, là
tốt hay xấu. Những chuẩn mực xã hội mà dư luận xã hội dựa vào để đánh giá
có thể là những điều luật hoặc là chuẩn mực chung của đông đảo công chúng.
Sự đánh giá này thường khác nhau trong các nhóm xã hội khác nhau cũng
như trong những khoảng thời gian khác nhau.
- Dư luận xã hội khi phán xét đánh giá (cũng tức là khen hoặc chê) thì
nó có tác dụng khuyến khích cái tốt, ngăn ngừa cái xấu đồng thời giữ gìn và
bảo vệ cái đúng, cái đẹp phê phán cái tiêu cực.
- Dư luận xã hội bên cạnh đó cịn góp phần sắp xếp, điều chỉnh các
quan hệ xã hội cho đúng mục đích và chuẩn mực. Dư luận xã hội nêu ra các
chuẩn mực chỉ ra những việc nên làm hay nên tránh hoặc điều chỉnh hành vi
cách cư xử của con người dựa trên cơ sở đánh giá các sự kiện, hiện tượng.
11


Đặc biệt khi có những biến cố xã hội lớn đụng chạm trực tiếp và mạnh mẽ
đến cộng đồng thì khi đó dư luận xã hội sẽ hình thành nhanh chóng và rộng
rãi, từ đó tạo ra sức mạnh lớn chỉ hướng cho hoạt động của quần chúng, cổ vũ
cho những hành vi phù hợp với lợi ích chung lên án những hành vi không phù
hợp.
- Dư luận xã hội cịn có khả năng kiểm sốt thơng qua sự phán xét, bên
cạnh đó có thể đánh giá có tác dụng giám sát hoạt động của các tổ chức xã hội
và các cơ quan nhà nước có phù hợp với lợi ích xã hội hay không. Mọi hoạt
động của con người trong xã hội vid có sự đánh giá giám sát của xã hội chính
vì vậy mà buộc mọi người phải tuân theo chuẩn mực xã hội.
- Thông qua nội dung của mình dư luận xã hội có thể góp ý kiến kiến
nghị và giải đáp những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm giúp cho các tổ
chức, Đảng và cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề quan trọng trong xã
hội, nhờ đó mà xã hội càng phát triển, trình độ văn hóa của nhân dân càng cao
và dân chủ càng mở rộng thì sức mạnh của dư luận xã hội càng lớn có tác

dụng đến xã hội và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

12


CHƯƠNG 2
SỰ CẦN THIẾT PHẢI NẮM VỮNG DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG CÔNG
TÁC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ. LIÊN HỆ VỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO
QUẢN LÝ Ở MỘT ĐỊA PHƯƠNG/ CƠ QUAN ĐƠN VỊ CỤ THỂ

1. Sự cần thiết phải nắm vững dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo
quản lý.
Nắm vững dư luận xã hội là yêu cầu khách quan trong hoạt động lãnh
đạo, quản lý của các cấp, các ngành, luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng.
- Thông qua nghiên cứu và tiếp thu dư luận xã hội cũng như xu hướng
biến đổi của các luồng ý kiến đang tồn tại trong cộng đồng dân cư sẽ giúp cho
các nhà quản lý và hoạch định chính sách biết thực trạng và khuynh hướng diễn
biến của trạng thái tâm lý, tư tưởng, tình cảm của người dân trước những biến
đổi của đời sống xã hội.
- Trong công tác tư tưởng, tuyên truyền và vận động, các kết quả điều tra
sẽ được sử dụng như phương tiện hữu hiệu để định hướng dư luận xã hội. Nhà
truyền thông sẽ biết được những thông tin nào mà công chúng chờ đợi, những
kênh thông tin nào được công chúng tin tưởng, những phương thức truyền tin
nào có hiệu quả đối với nhóm cơng chúng khác nhau. Tất cả những kết quả này
sẽ được tổng hợp, phân tích và sử dụng để triển khai thực hiện các đợt tuyên
truyền, vận động có hiệu quả hơn.
- Kết quả của việc nhận biết và điều tra dư luận xã hội được xác định
định tính và định lượng được coi như một trong những kênh thông tin phản hồi

13



có ý nghĩa quan trọng đối với cơng tác quản lý xã hội. Một mặt, các kết quả
điều tra này cho phép bộ máy nhà nước nhận thức được phản ứng và hành động
tương xứng của các nhóm xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế –
chính trị – văn hóa – xã hội, từ đó có được những điều chỉnh, bổ sung cần thiết
để các quyết định được thực hiện thuận lợi hơn. Mặt khác, bằng việc thăm dò
ý kiến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách có
thể dự đốn được chính các phản ứng và hành động này đối với các chủ trương
chính sách của bộ máy nhà nước các cấp. Đặc biệt trong bối cảnh cải cách
phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước, đây là một biện pháp rất quan
trọng nhằm tiết kiệm nguồn lực, tăng cường tính khoa học, mức độ khả thi của
các quyết sách ở tầm vĩ mô đổi với nền kinh tế – xã hội cũng như vi mơ có liên
quan trực tiếp đến đời sống con người.
- Thông qua kết quả điều tra, chúng ta cũng có thể nắm bắt được các
khuyến nghị, đề xuất của người dân đối với việc giải quyết một vấn đề nào đó
đang tồn tại. Các giải pháp của dư luận xã hội đưa ra khơng phải lúc nào cũng
có thể thực hiện được, nhưng luôn mang những yếu tố hợp lý, hợp tình và quan
trọng hơn là bao hàm sự chờ đợi của người dân. Chính vì vậy, nhiệm vụ của
nhà lãnh đạo, quản lý là phải biết lựa chọn những hạt nhân hợp lý để sử dụng
trong quá trình ra và thực hiện quyết định cũng như có biện pháp tuyên truyền,
vận động để giải tỏa các bức xúc của người dân trước việc khuyến nghị của họ
chưa được thực hiện.
2. Liên hệ với công tác lãnh đạo quản lý của tỉnh Nam Định.
Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh ln quan tâm,
chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư
14



luận xã hội về tình hình thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước và các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phịng - an ninh…
Qua đó các cấp ủy Đảng đề ra các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hiệu
quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Hàng năm, cơng tác xây dựng, kiện tồn mạng lưới cộng tác viên dư luận
xã hội được triển khai đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Đến nay mạng
lưới cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh gồm 35 đồng chí; cấp huyện có 284
đồng chí gồm cán bộ đương chức, cán bộ nghỉ hưu ở các ban, ngành, đoàn thể;
đặc biệt các cựu chiến binh, cán bộ mặt trận tổ quốc, chức sắc tôn giáo... Phần
lớn các cộng tác viên dư luận xã hội các cấp trong tỉnh đều là những người có
mối quan hệ rộng, có uy tín trong xã hội, có tâm huyết, trách nhiệm với công
tác nắm bắt dư luận xax hội. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp thường
xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng phương pháp nghiệp vụ nắm, phân tích, tổng
hợp tình hình dư luận cho đội ngũ cộng tác viên dư luận các cấp; duy trì giao
ban tháng, quý để trực tiếp nắm bắt, định hướng tình hình dư luận xã hội, hoạt
động của các cộng tác viên dư luận xã hội. Cùng với nâng cao chất lượng đội
ngũ, việc nắm bắt, tập hợp, phản ánh kịp thời tình hình dư luận, định hướng dư
luận xã hội cũng được các cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm, duy trì và triển
khai nền nếp. Tại các hội nghị giao ban báo chí, hội nghị báo cáo viên hàng
tháng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy mời đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố tới cung cấp thông tin về các vấn đề dư luận
xã hội trên địa bàn tỉnh; đồng thời định hướng để các cơ quan báo chí làm tốt
công tác tuyên truyền, thông tin hai chiều khách quan, chính xác tạo dư luận
đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các vấn đề phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của tỉnh và các địa phương, đơn vị. Các cấp ủy Đảng đã chỉ đạo
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức các chương trình phối hợp để nắm bắt
15



thông tin, xử lý và giải quyết các vấn đề nhân dân quan tâm, tạo dư luận tốt
trong xã hội. Trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương, đơn vị đã chủ động,
sáng tạo trong công tác nắm bắt dư luận xã hội và đạt hiệu quả cao. Ban Tuyên
giáo Thành ủy đã lập nhóm trên Zalo để thơng tin định hướng dư luận xã hội,
thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm. Huyện Xuân Trường chủ động mời đại diện
lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác dư luận xã hội tham dự các hội nghị liên
quan đến những vấn đề gây bức xúc dư luận. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức
sinh hoạt “Ngày chính trị văn hóa tinh thần hàng tuần” để nắm thơng tin tình
hình tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ. Liên đoàn lao động
tỉnh tổ chức các hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với người lao động để
nắm tâm tư nguyện vọng của người lao động, lựa chọn cộng tác viên dư luận
xã hội tại doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên… Hầu hết các đơn vị cấp
huyện đã duy trì chế độ báo cáo tình hình dư luận xã hội hàng tuần để kịp thời
nắm bắt thông tin, chỉ đạo định hướng dư luận xã hội. Từ năm 2018 đến nay,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã nhận được trên 2.000 báo cáo bằng văn bản và hàng
nghìn cuộc điện thoại và Email báo cáo nhanh của các cộng tác viên dư luận xã
hội cấp tỉnh; tổng hợp được gần 100 báo cáo gửi về Ban thường vụ tỉnh ủy và
Ban Tuyên giáo Trung ương. Nội dung các báo cáo tập trung phản ánh tồn
diện tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước nói chung và tình
hình của tỉnh, nhất là những vấn đề được cán bộ, đảng viên và nhân dân quan
tâm, như: Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương đạo đức cơng vụ trong các cơ quan
hành chính các cấp. Cơng tác giải phóng mặt bằng một số dự án, cơng trình
trọng điểm. Những vấn đề liên quan đến giáo dục đào tạo, y tế, môi trường, tôn
giáo, các lễ hội đầu năm trên địa bàn. Các vi phạm kỷ luật của cán bộ, đảng
viên, các vụ án gây bức xúc trong xã hội. Dư luận về đại hội đảng bộ các cấp,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tình
16



hình dịch bệnh COVID-19… Tình trạng khiếu kiện của nhân dân các thôn
Dương Hồi, Tam Quang, xã Yên Thắng (Ý Yên) về việc xây dựng cổng làng;
khiếu kiện của nhân dân xã Nghĩa An (Nam Trực) về việc xây dựng trường
trung học cơ sở trên địa bàn; tình trạng lái xe khơng chịu nộp phí khi đi qua
trạm BOT Mỹ Lộc; nhân dân xã Lộc Hòa (thành phố Nam Định) phản đối Công
ty cổ phần Môi trường Nam Định không xử lý rác thải kịp thời gây ô nhiễm
môi trường… được tổng hợp, báo cáo kịp thời, giúp các cấp ủy Đảng, chính
quyền có giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh từ cơ sở. Ngoài
ra, từ năm 2018 đến nay, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với Viện dư luận
xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) tiến hành 10 cuộc điều tra, khảo sát dư
luận về việc triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương thu nhận
được nhiều kết quả tích cực.

Với việc thực hiện các giải pháp tích cực, công tác theo dõi, nắm bắt,
phản ánh và định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nền
nếp, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác tham mưu, định hướng dư luận
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác nắm bắt dư luận xã hội, các cấp ủy Đảng cần tiếp tục quán triệt thực
hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI) nhằm nâng cao trách
nhiệm của các cấp ủy và nhận thức của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trị và
tầm quan trọng của cơng tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội. Cấp ủy, bí
thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, địa phương, đơn vị phải thường xuyên nắm bắt
tình hình dư luận xã hội, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc phát
sinh ngay từ cơ sở. Tăng cường tổ chức các hội nghị cung cấp thông tin, tuyên
truyền, định hướng tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về các chủ
trương, chính sách lớn, những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế đang được

17



dư luận quan tâm, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động và sự đồng thuận
trong xã hội. Nâng cao trách nhiệm của Ban Tuyên giáo các cấp và sự phối hợp
giữa các ban, ngành có liên quan trong công tác dư luận xã hội. Ban Tuyên giáo
các cấp chủ động tham mưu giúp cấp ủy cùng cấp xây dựng chương trình, kế
hoạch, tổ chức thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên
dư luận xã hội các cấp. Tổ chức các cuộc điều tra, nắm bắt dư luận xã hội về
những chủ trương, chính sách lớn của tỉnh để giúp cấp ủy có biện pháp kịp thời
điều chỉnh các chủ trương, chính sách, góp phần tổ chức thực hiện thắng lợi các
mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

18


KẾT LUẬN
Dư luận xã hội là một phương diện thể hiện các quan điểm và nhận thức
về hiện thực xã hội của con người. Dù phản ánh thế nào đi chăng nữa thì dư
luận xã hội ln có những giá trị nhất định trong việc cải tạo xã hội theo hướng
tích cực hơn. Vậy nên dư luận xã hội cần được nghiên cứu nghiêm túc và sây
rộng để góp phần vào việc định hướng phát triển đất nước cũng như nhận thức
và giải quyết những vấn đề bất cập trong xã hội được nhiều người quan tâm.
Xét trên một góc độ nào đó, dư luận xã hội cho đến đầu thế kỷ XXI vẫn còn là
lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Vẫn chưa có nhiều người xem dư luận xã hội như
là một lĩnh vực, một vấn đề cần nghiên cứu. Phần lớn xem nó như là một phần
trong công việc của những người đi làm tuyên giáo, vốn là những người xem
dư luận xã hội như là đối tượng để theo dõi, điều chỉnh, định hướng và giải
quyết. Người ta quên mất rằng, dư luận xã hội là một hiện thực xã hội, nó tồn
tại mãnh liệt là chịu tác động của nhiều yếu tố. Việc định hướng dư luận xã hội
được nhiều thể chế chính trị quan tâm nhưng không phải khi nào cũng thành
công. Bởi xét cho cùng, đó là một hiện thực xã hội. Trong vài năm gần đây, dư
luận xã hội đã vượt qua ngồi mối quan tâm cuả báo chí lẫn tun giáo, trở

thành một đối tượng cuả nhiều ngành khoa học xã hội. Điều đó cũng thể hiện
khuynh hướng đa dạng hố trong tiếp cận nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt
Nam trong bối cảnh hiện tại.
Từ nhiều năm nay, dư luận xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu trong
các lĩnh vực như báo chí, xã hội học, nhân học, chính trị học, ... quan tâm và
nghiên cứu. Với nhiều góc độ khác nhau, các nghiên cứu về dư luận xã hội đã
góp phần làm cho con nguời nhận thức rõ hơn về hiện thực cuộc sống, về các
vấn đề bất cập được nguời dân phản ánh. Qua đó góp phần vào việc cải tạo xã
hội và xây dựng đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường.

19


Thực tiễn cho thấy, hoạt động lãnh đạo, quản lý cấp huyện mang tính
chất rất phức tạp, chuyên biệt do chính vị trí, chức năng và điều kiện thực tiễn
địa phương quy định bởi đặc điểm của đối tượng quản lý với các ngành nghề
khác nhau (nông, lâm, ngư nghiệp …); các vấn đề nhân sự và nguồn nhân lực
địa phương…Trên thực tế, không một người cán bộ quản lý nào lại có thể chuẩn
bị sẵn và đầy đủ các phương án để giải quyết mọi tình huống phát sinh đó. Vì
vậy, địi hỏi người cán bộ quản lý chủ chốt cấp huyện phải có sự nhạy bén, sáng
tạo, quyết đốn trong những hồn cảnh cụ thể để đưa ra quyết định lãnh đạo
đúng đắn, phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tiễn đó cũng yêu cầu người
cán bộ quản lý cấp huyện phải có trình độ chun mơn, am hiểu khoa học quản
lý và có kỹ năng quản lý, biết phát huy tối đa tiềm năng vốn có của con người,
khiến họ hoạt động một cách tích cực và góp phần thực hiện mục tiêu chung
của tồn địa phương. Trong những kỹ năng quản lý đó, nắm bắt dư luận xã hội
trong việc hình thành quyết định quản lý của cán bộ chủ chốt cấp huyện là rất
cần thiết và là một trong những yếu tố mang đến thành công trong chỉ đạo, điều
hành của người lãnh đạo, quản lý.
Trong thời đại bùng nổ thông tin từ mạng Internet toàn cầu, vấn đề quản

lý trong lĩnh vực thông tin đại chúng ở Việt Nam đang đặt ra một cách cấp bách
nhìn từ giác độ dư luận xã hội. Truyền thông tự do (facebook cá nhân, website,
blog cá nhân…) là một “kiểu” dư luận xã hội thời kỹ thuật số đang phát triển
và trở thành như một xu thế khơng thể khác được. Bên cạnh đó, trong đời sống
hằng ngày ở nước ta hiện nay đã xuất hiện khơng ít nơi xảy ra tình trạng dư
luận xã hội thờ ơ với chính quyền, khơng quan tâm đến các hoạt động của chính
quyền, người dân hành xử kiểu đối phó với các chính sách của chính quyền.
Ngồi ra, có khơng ít trường hợp xuất hiện tình trạng đề cao quá mức vai
trò của dư luận xã hội dẫn đến tình trạng chạy theo theo dư luận xã hội. Đa số

20


người dân, kể cả các cấp quản lý cũng không phân biệt rõ được ranh giới giữa
dư luận xã hội và tin đồn. Đã có rất nhiều trường hợp người ta đã đồng nhất
chúng với nhau, khi biến tin đồn thành dư luận xã hội, tức là đã ít nhiều gây
ảnh hưởng xấu đến cá nhân và tổ chức…
Theo các nhà nghiên cứu, đây chính là những trạng thái khơng bình
thường của dư luận xã hội. Do vậy Nhà nước cần phải lường trước và đóng vai
trị thực hiện chức năng xem xét, chấn chỉnh, kiện toàn… nhằm thúc đẩy tính
tích cực và lành mạnh hố sự tác động của dư luận xã hội đối với đời sống xã
hội.
Theo đó, cần coi dư luận xã hội là công cụ của quản lý phát triển xã hội.
Các nhà lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là cán bộ, quản lý chủ chốt cấp huyện cần
phải nắm bắt dư luận xã hội, để từ đó đề xuất sáng kiến, đường lối chủ trương
chính sách pháp luật cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Dư luận xã hội giúp người cán bộ, lãnh đạo địa phương phát hiện những
khiếm khuyết, bất cập, kẽ hở trong đường lối chính sách pháp luật, trên cơ sở
đó, đưa ra những khuyến cáo với các cơ quan chức năng để bổ sung, hồn thiện
hoặc điều chỉnh. Thơng qua kết quả điều tra dư luận xã hội, cán bộ quản lý sẽ

biết được người dân suy nghĩ và phản ứng như thế nào trước những quyết sách
hoặc những trăn trở, băn khoăn của người dân trước những vấn đề của địa
phương hay của quốc gia…
Đặc biệt, việc nghiên cứu dư luận xã hội còn giúp nhà quản lý, lãnh đạo
phát hiện và giải quyết các điểm nóng, giải tỏa những căng thẳng xung đột xã
hội tiềm tàng. Thông qua việc tham khảo dư luận xã hội, những nhà hoạch định
chính sách sẽ tìm kiếm cách trung hồ ý nguyện của người dân với những mục
tiêu chính sách của Nhà nước, hoặc ít nhất họ cũng tính đến dư luận xã hội

21


trong những hoạch định chính sách của họ, từ đó họ cố gắng tránh những quyết
định mà họ tin rằng sẽ nhận được sự phản đối mạnh mẽ từ phía dư luận xã hội.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước của
dân, do dân và vì dân, do vậy càng phải nhận thức và sử dụng có hiệu quả dư
luận xã hội với tính chất như là một cơng cụ đặc biệt của q trình lãnh đạo,
quản lý đất nước. Việc quan tâm nắm bắt và sử dụng dư luận xã hội một cách
thường xuyên và thấu đáo trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình chính là
một phương thức tốt nhất để phát huy cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, Nhân dân làm chủ” trong thực tế ở từng cơ quan, địa phương cụ thể. Việc
thực hiện thường xuyên các cuộc điều tra dư luận xã hội của Đảng, Quốc hội
Việt Nam cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường dân chủ
và trong việc tạo điều kiện cho người dân có thể tham gia ý kiến vào những vấn
đề quan trọng của đất nước.
Chính những văn bản pháp luật, chính sách được hình thành từ những ý
nguyện của người dân sẽ có khả năng áp dụng vào thực tiễn cao nhất. Điều đó
cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền ở Việt
Nam, đặc biệt là cấp huyện. Sự phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của người
dân sẽ giúp các người lãnh đạo, quản lý kịp thời phát hiện những sơ hở, hạn

chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý của mình, trên cơ sở đó, kịp thời
đề ra các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả hơn trong việc đưa ra các
quyết định điều hành của cán bộ, quản lý tại địa phương.

22


×