Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 PHÁT ÂM TỐT CÁC ÂM CUỐI P, T, K TRONG TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.73 MB, 24 trang )

MỤC LỤC

TRANG

I.

VỀ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN ··············································· 2

1

THỰC TRẠNG ········································································· 4

2

BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ······················································· 7

3

TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN····················································· 20

II.

VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN ····························· 20

1.

NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT ······························· 20

2.

CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN················ 20



3.

ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC ··············································· 21

PHỤ LỤC………………………………………………………………………22

1


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Thái Nguyên.
* Tôi ghi tên dưới đây:
- Đinh Thị Liên
- Ngày, tháng, năm sinh: 04/04/1991
- Nơi công tác: Trường Tiểu học Lương Ngọc Quyến- thành phố Thái
Nguyên
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm, chuyên ngành Trung- Anh.
* Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh

lớp 3, trường Tiểu học Lương Ngọc Quyến phát âm tốt âm cuối /p/, /t/,
/k/ trong tiếng Anh”.
*

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không

*


Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học môn tiếng Anh lớp 3

* Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Thực hiện từ ngày 10 tháng 10

năm 2019.

* Mô tả bản chất của sáng kiến:
I.

Về nội dung của sáng kiến
Ngày nay, hợp tác quốc tế là một trong những chiến lược quan trọng để phát

triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Để hội nhập thành công vào nền kinh tế
tồn cầu thì ngoại ngữ được coi là yếu tố không thể thiếu. Ngoại ngữ trở thành
phương tiện giao tiếp, tạo điều kiện để cho các dân tộc trên thế giới ngày càng
xích lại gần nhau hơn. Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có vai trò, vị
2


trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước.
Bởi vậy, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thứ hai, là môn học bắt buộc của nhiều
quốc gia trên thế giới. Từ u cầu thực tế đó, mơn tiếng Anh được đưa vào chương
trình học chính khố của mọi cấp học ở nước ta. Một trong những đích đến quan
trọng của việc dạy và học tiếng Anh là các em có thể giao tiếp được bằng tiếng
Anh. Khả năng giao tiếp thể hiện trên hai bình diện: tiếp nhận (nghe và đọc) và
sản sinh (nói và viết) ngơn ngữ. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu cuối cùng đó yếu
tố đầu tiên học sinh cần phát âm tốt. Chính bởi lẽ đó, việc dạy học môn Tiếng Anh
ở trường tiểu học đang được quan tâm đúng mức.
Mặc dù tiếng Anh được coi là một môn học quan trọng, nhưng phần lớn học

sinh chưa thể phát âm tiếng Anh đúng cách. Phát âm là một trong những kĩ năng
cơ bản và quan trọng nhất đối với người học Tiếng Anh. Trong quá trình dạy học,
tôi nhận thấy, học sinh lớp 3 gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát âm, đặc biệt
là những phụ âm ở cuối từ trong Tiếng Anh. Cụ thể là những từ có âm cuối là /p/,
/t/ và /k/ thường xuất hiện trong những bài học hằng ngày. Phụ âm cuối có thể
truyền đạt ý nghĩa vì tiếng Anh có rất nhiều từ chỉ khác nhau khi chúng có âm
cuối khác nhau. Bên cạnh đó, âm cuối cũng đóng vai trị quan trọng trong ngữ
pháp cho số ít hoặc số nhiều cũng như các thì trong tiếng Anh. Việc khơng thể tạo
ra các phụ âm cuối từ chính xác có thể khiến người nghe và người nói khơng hiểu
nhau và hơn thế nữa có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của người học.
Từ những vấn đề nói trên nên tôi đã chọn đề tài Biện pháp giúp học sinh
lớp 3 Trường Tiểu học Lương Ngọc Quyến phát âm tốt các âm cuối /t/, /k trong
tiếng Anh” để nghiên cứu. Qua đề tài này giúp học sinh có những hiểu biết hơn,
có nhiều cơ hội thực hành và luyện tập phát âm những âm /p/, /t/ và /k/ khi chúng
ở vị trí cuối của từ. Từ đó, giúp các em phát âm tốt những âm này, đem lại sự tự
tin cũng như hiệu quả giao tiếp cao hơn.

3


1. Thực trạng
Thuận lợi
Về phía học sinh, việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam khơng cịn giới hạn
ở độ tuổi từ 11- 12 trở lên mà đã mở rộng đến lứa tuổi Tiểu học hoặc Mầm non.
Theo nhóm nghiên cứu, bao gồm nhà tâm lý học Steven Pinker của đại học havard
về độ tuổi, khả năng ngôn ngữ và thời gian học tiếng Anh của một người thì trẻ
em có thể học tốt cho đến 18 tuổi, nhưng nếu chúng ta muốn đạt được sự lưu lốt
trong ngơn ngữ như người bản xứ thì việc học ngơn ngữ mới nên bắt đầu trước 10
tuổi . Vì vậy, lứa tuổi học sinh Tiểu học là đối tượng có lợi thế khi học tiếng Anh
so với học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, đặc biệt là về phát âm.

Nhiều em học sinh có khả năng phát âm tốt, có niềm say mê, u thích với mơn
tiếng Anh. Do lần đầu tiên được học môn tiếng Anh nên các em chưa bị ảnh hưởng
bởi cách đọc sai từ những lớp trước, nên việc tiếp thu âm mới và chuẩn trở nên dễ
dàng hơn. Bên cạnh đó, các em học sinh không chỉ học tập từ thầy cô, mà các em
đã có ý thức tận dụng các nguồn hỗ trợ việc học Tiếng Anh như mạng internet,
các phần mềm học Tiếng Anh, chính vì thế, việc học nói hay phát âm của các em
cũng ngày được cải thiện lên rất nhiều.
Về phía giáo viên, chất lượng dạy học của giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu
cầu nội dung chương trình giảng dạy. Hầu hết giáo viên đều u nghề, nhiệt tình
trong cơng tác, có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với các
đối tượng học sinh. Liên tiếp trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã tổ chức các
đợt tập huấn thay sách giáo khoa cũng như bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho
giáo viên Tiếng Anh nên tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy
học tích cực, cùng với các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị. Khả
năng dạy học của giáo viên ngày càng được nâng lên về chất, đồng thời khả năng
phát âm của giáo viên cũng được nâng chuẩn lên rất nhiều.
Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã có các thiết bị dạy học theo danh mục thiết
bị dạy học tối thiểu cho môn Tiếng Anh như máy chiếu và loa, đài.
4


Hạn chế
Sự khác nhau giữa hệ thống ngữ âm tiếng Việt và hệ thống ngữ âm tiếng Anh
là rào cản lớn cho học sinh khi học phát âm tiếng Anh. Ngôn ngữ tiếng Việt là
ngôn ngữ đơn âm tiết trong khi đó ngơn ngữ tiếng Anh là ngơn ngữ đa âm tiết.
Điều đó khiến học sinh khó nhớ các từ đa âm tiết, âm mang trọng âm cũng như
sự nối âm và nói có ngữ điệu. Các phụ âm /p/, /t/ và /k/ có xuất hiện ở vị trí cuối
của một từ trong tiếng Việt, ví dụ: bếp ; cắt; cốc . Nhưng những âm này không
được phát thành âm. Còn đối với tiếng Anh, tất cả các âm, và cụm âm ở vị trí cuối
của từ đều được phát âm.

Về phía học sinh, tiếng Anh được coi là một trong những ngơn ngữ khó phát
âm trên thế giới. Nên các em gặp rất nhiều khó khăn khi phát âm, đặc biệt là phát
âm những âm cuối, trong đó có các phụ âm /p/, /t/ và /k/. Các em thường có khuynh
hướng khơng phát âm những âm này khi chúng ở cuối từ. Bên cạnh đó, nhiều em
học sinh ngại nói tiếng Anh, ngại phát âm, khơng tập trung trong quá trình học.
Một số phụ huynh và học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học bộ
môn tiếng Anh nên chưa có đầu tư đúng mức; ít quan tâm đến vấn đề học tập của
con em.
Về phía giáo viên, tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp
giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên
chỉ có thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận học
sinh. Nguyên nhân một phần là do nội dung chương trình sách giáo khoa quá tải,
sĩ số học sinh đông trong một lớp, sức học của học sinh cịn hạn chế. Đơi khi, có
những âm khó trong tiếng Anh mà giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn để có thể
phát âm chính xác được.
Về cơ sở vật chất: Nhà trường chưa có phịng học tiếng Anh riêng, vẫn còn
chưa đủ máy chiếu để đáp ứng cho việc dạy và học tiếng Anh ở từng khối học,
lớp học. Nhiều em học sinh vẫn chưa có loa đài ở nhà để luyện tập.

5


Khảo sát thực trạng
Để có biện pháp giúp học sinh phát âm tốt âm cuối /p/, /t/ và /k/ trong tiếng
Anh, tôi đã tiến hành khảo sát phát âm những âm cuối đó của 34 em học sinh lớp
3A từ đầu năm học, kết quả thu được như sau:

Số học sinh phát âm sai âm cuối
90%
80%

70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
/p/

/t/

/p/

/t/

/k/

/k/

Đoạn văn

Biểu đồ 1: Số lượng học sinh phát âm sai âm cuối /p/, /t/ và /k/
Khi học sinh phát âm từng từ một, chúng ta có thể thấy phần lớn các em học
sinh khơng phát âm những phụ âm /p/, /t/ và /k/ khi chúng ở cuối từ. Trong đó, số
học sinh khơng phát âm âm cuối /t/ là nhiều nhất, chiếm 85 % so với số học sinh
cả lớp. Tiếp đến là âm cuối /p/, có 26/34 học sinh phát âm sai âm cuối /p/, chiếm
76 %. Cuối cùng là âm cuối /k/, có số học sinh phát âm đúng nhiều nhất, 12 em.
Điều đó có nghĩa là số học sinh phát âm sai chiếm 65 % so với cả lớp.
Khi học sinh đọc một đoạn văn, phụ âm cuối /t/ vẫn chiếm nhiều nhất, 82 %

học sinh phát âm sai, chỉ có 4/32 học sinh phát âm đúng âm cuối này. Có 8/34 học
sinh phát âm đúng âm cuối /k/, chiếm 24 % so với cả lớp. Thấp hơn 11 % so với
khi các em đọc riêng từng từ. Tương tự , số học sinh phát âm sai âm cuối /p/ cũng
cao hơn khi các em đọc từng từ 6%.
6


Như biểu đồ cho thấy, số lượng học sinh đọc sai phụ âm cuối /p/, /t/ và /k/ khi
đọc đoạn văn cao hơn khi các em đọc từng từ một. Nguyên nhân do khi đọc đoạn
văn, các em phải đọc nhiều từ liên tiếp, nên những phụ âm cuối của các từ càng
không được để ý đến.
2. Biện pháp đã tiến hành
Từ thực tế khảo sát thực trạng việc phát âm các phụ âm cuối /p/, /t/ và /k/ trong
tiếng Anh ở Trường Tiểu học Lương Ngọc Quyến, tôi đã đề ra một số biện pháp
sau:
Biện pháp 1: Hướng dẫn cách phát âm các phụ âm /p/, /t/ và /k/ thông qua
biện pháp “ Lối im lặng” (Applying Silent way)
Đầu tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu về những phụ âm /p/, /t/ và /k/, và
về cách phát âm những phụ âm này:
Phụ âm /p/, /t/ và /k/ là những phụ âm bật không rung trong tiếng Anh. Chúng
được hình thành từ luồng khí bị chặn lại hồn tồn khi phát âm.
(Âm mơi)

(Âm răng)

(Âm vịng mềm )

Ảnh 1: Cơ chế phát âm của những âm /p/, /t/ và /k/
7



/p/ là âm môi, bật hơi và vô thanh: đầu tiên mơi trên và dưới đóng lại, sau đó mở
miệng bật hơi từ bên trong tạo ra âm /p/.
/t/ là âm răng, bật hơi và vô thanh: đặt đầu lưỡi tạo chân răng trên, phía trong, lúc
này lưỡi sẽ chặn luồng hơi từ phía trong đi ra. Sau đó luồng hơi sẽ có áp lực mạnh
hơn, lúc này đẩy lưỡi nhanh ra phía trước để bật thành âm /t/.
/k/ là âm vịm mềm, bật hơi, khơng rung: âm được tạo ra giữa lưỡi và vòm mềm.
/p/, /t/ và /k/ là những phụ âm khó để phát âm và khó để nghe thấy. Khi chúng
đứng ở cuối từ, chúng thường yếu hơn hoặc không bật hơi.

Ảnh 2: Hướng dẫn học sinh phát âm các phụ âm /p/, /t/ và /k/
Sau khi học sinh đã hiểu về cách phát âm của những phụ âm này, giáo viên
dùng biện pháp “ Lối im lặng” ( Silent way) để giúp học sinh nhận biết nhanh các
âm này:
Giáo viên làm mẫu phát âm những phụ âm /p/, /t/ và /k/ cho học sinh, nhưng
không tạo ra tiếng. Học sinh cố gắng nhìn vào khẩu hình miệng của giáo viên để
đốn xem đó là âm nào.

8


Sau đó học sinh sẽ làm theo nhóm đơi với nhau, một bạn phát âm, bạn cịn lại sẽ
đốn xem đó là âm nào.
Biện pháp này nhấn mạnh sự tự chủ của học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trị là
người hướng dẫn khuyến khích học sinh tích cực hơn trong học tập. Biện pháp nhấn
mạnh về phần âm, giúp học sinh tập trung vào nó.
Biện pháp 2: Chép chính tả (Writing dictation)
- Giáo viên chọn các từ có âm cuối là /p/, /t/ và /k/:
/p/: keep, stop, jump
/t/: that, repeat, meet

/k/: look, thank, like
- Giáo viên bật loa cho học sinh nghe và chép lại các từ này.
-

Học sinh tập trung nghe đi nghe lại từng từ một cho đến khi nghe rõ và ghi
lại những gì mình nghe được.

- Học sinh đánh dấu lại những chỗ chưa nghe được.
- Giáo viên lại bật loa cho học sinh nghe lại để xem học sinh nghe được những
chỗ sai của mình hay chưa.

Ảnh 3: Bài viết chính tả của em Nguyễn Hải Đăng lớp 3A, Trường Tiểu học
Lương Ngọc Quyến
9


Ảnh 4: Bài viết chính tả của em Nguyễn Hồng Mai Chi, học sinh lớp 3A
Trường Tiểu học Lương Ngọc Quyến
Biện pháp này rèn cho học sinh sự tập trung cao độ vào việc nghe và phân biệt
các âm, không chỉ là âm cuối. Bên cạnh đó, luyện cho học sinh nhận ra và làm quen
với cách phát âm âm cuối /p/, /t/ và /k/.
Biện pháp 3: Thẻ đèn giao thông ( Using Traffic light cards )
Giáo viên chuẩn bị ba tấm thẻ: xanh, đỏ và vàng. Sau đó giáo viên bật những
từ có bao gồm âm cuối /p/, /t/ và /k/. Nếu học sinh nghe được âm cuối /p/ sẽ giơ
thẻ màu xanh, phụ âm cuối /t/ sẽ giơ thẻ màu đỏ, phụ âm cuối /k/ sẽ giơ thẻ màu
vàng.

Make, tick,
notebook, talk,
homework


Jump,up, help,
map, stop

Repeat, write,
meet, rabbit,
chant

10


Ảnh 5: Học sinh lớp 3A hào hứng tham gia hoạt động thẻ đèn giao thơng
Biện pháp này có thể tổ chức cá nhân hoặc cho học sinh chơi theo nhóm, các
em học sinh đều rất hứng thú tham gia.
Biện pháp thẻ đèn giao thông giúp học sinh rèn luyện và phản xạ nhanh với các
âm cuối /p/, /t/ và /k/. Bên cạnh đó cũng giúp các em hình thành thói quen nói có
âm cuối trong tiếng Anh.
Biện pháp 4: Viết những từ còn thiếu vào chỗ trống ( Writing missing
letters).
Giáo viên đưa hình ảnh đã chuẩn bị sẵn, bên dưới hình ảnh có chỗ để trống
âm tiết cuối. (Phụ lục 2)
Học sinh nhìn vào hình để đốn từ và điền vào chỗ trống.
Giáo viên đưa chia lớp thành hai đội: đội Blue và Red.
Giáo viên giải thích luật chơi cho các em học sinh: Với mỗi bức tranh được
giáo viên đưa ra, học sinh sẽ rung chuông để trả lời, học sinh đọc đúng từ đó với
âm cuối chính xác sẽ được 1 điểm cho đội của mình. Đến cuối cùng, đội nào nhiều
điểm hơn sẽ chiến thắng.
Giáo viên sẽ chỉnh sửa lại các âm học sinh phát âm chưa đúng.
11



Ảnh 6: Những hình ảnh cho biện pháp viết từ còn thiếu vào cuối từ
Biện pháp này giúp các em rèn luyện kỹ năng nói, luyện tập phát âm các phụ
âm cuối /p/, /t/ và /k/. Từ hoạt động này, giáo viên có thể thiết kế thành các bài
tập nhanh cho các em luyện viết, nhanh chóng nhận ra những âm cuối còn thiếu
trong mỗi từ để điền và chỗ trống. Từ đó giúp các em nhận thức rằng khi nói, âm
cuối cũng khơng thể bỏ qua.
Biện pháp 5: Xây dựng câu (Building sentences)
Giáo viên viết lên bảng ba nhóm từ có những phụ âm cuối /p/, /t/ và /k/
/p/: pup, cup, map, lamp, stop
/t/: repeat, point, write, complete, chant
/k/: look, talk, thank, desk, like
Giáo viên yêu cầu học sinh đặt các câu có sử dụng ít nhất một từ trong mỗi
nhóm từ trên.
Ví dụ:
12


+ Do you have a pup?
+ Complete the sentences!
+ The desk is black.
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cho các em 3 phút suy nghĩ sau đó sẽ thay
phiên nhau đặt câu. Mỗi 1 câu tương ứng với 1 điểm, đội nào có số điểm nhiều
hơn sẽ chiến thắng.
Giáo viên sẽ gọi lần lượt các em đứng lên nói những câu các em đã đặt câu.
Giáo viên yêu cầu các bạn khác trong lớp cho ý kiến về bài của bạn rồi đưa ra
nhận xét.

Ảnh7: Học sinh lớp 3A đang thực hành xây dựng câu
Biện pháp này giúp học sinh sử dụng các từ có âm cuối /p/, /t/ và /k/ trong từng

câu. Từ đó, hình thành thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh và phản xạ bằng tiếng
Anh cho học sinh. Luyện tập phát âm chính xác hơn.

13


Biện pháp 6: Cái bóng (Shadowing)
Chọn một video tiếng Anh có phụ đề: Little red riding hood- where are you?
( />
- Giáo viên sẽ chọn và phân tích những từ vựng có âm cuối là âm /p/, /t/, /k/.
Cụ thể là những từ:
1. Soup
2. Help
3. Hot
4. Thank
- Giáo viên hưỡng dẫn học sinh phát âm và hiểu nghĩa của những từ này.

Ảnh 8: Ảnh cắt từ video “Little red riding hood- where are you?”
- Cho học sinh luyện tập nhiều lần, tập trung vào các phụ âm cuối /p/, /t/ và
/k/.
Cho học sinh xem video nhiều lần
- Để học sinh quen với cách phát âm của giọng nói trong video.
14


- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe theo trình tự:
Ngày 1: Bắt ngữ điệu cơ bản và hiểu được sơ qua ngữ cảnh.
Ngày 2: Hiểu hết từng câu, từng chữ trong bài nghe. Để làm được điều này,
cho học sinh học và hiểu hết được từ vựng và cấu trúc trong bài.
Ngày 3: Nghe để bắt chước 100% ngữ âm từng từ trong bài, nhất là những

từ khó.
Ngày 4: Nghe để bắt trước nối âm, ngữ điệu trong từng câu tiếng Anh.
Ngày 5: Nghe để bắt chước cảm xúc của nhân vật gắn với ngữ điệu trong
câu.
Shadowing
- Mở lại video cho học sinh cố gắng bắt chước ngữ điệu, cách ngắt từ, cụm
từ, câu… của người nói. Điều quan trọng mà giáo viên phải nhắc học sinh
rằng Shadowing không phải là một bài tập nghe và nhắc lại.

Ảnh 9: Học sinh lớp 3A thảo luận nhóm để thực hành đóng vai luyện nói

15


- Các em học sinh đóng vai theo nhóm 4 người và thực hành đoạn video.
- Học sinh vừa nghe vừa nhìn vào phụ đề và đọc. Học sinh luyện tập theo vai
được phân công: cô bé quàng khăn đỏ, mẹ, bà và con sói.
- Chuyển âm lượng video về 0, sau đó, cho học sinh đọc phụ đề. Khi các em
đã nhớ được phụ đề rồi thì cho các em đóng vai nói và hành động theo nhân
vật trong video.
- Cho các nhóm lên diễn trước lớp. Tuyên dương những việc các em đã làm
tốt, và khuyến khích các em cố gắng luyện tập những âm các em chưa nói
đúng.
Ghi âm giọng nói của học sinh
- Khi học sinh cảm thấy phát âm của họ giống như nhân vật trong video, cho
học sinh ghi âm lại giọng nói của họ. Sau đó nghe lại file ghi âm và so sánh
với giọng của nhân vật trong video.
Biện pháp này không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển những phản
xạ của các cơ quan phát âm trên cơ thể để tạo ra các âm trong tiếng Anh mà còn
giúp các em luyện nói giống như cách một đứa trẻ bắt đầu học nói trước khi hiểu

được những gì mình nói ra.
* Hiệu quả của những biện pháp đã tiến hành.
Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên cho học sinh lớp 3A Trường
Tiểu học Lương Ngọc Quyến, học sinh của tơi đã có những tiến bộ rõ rệt. Các em
đã mạnh dạn hơn trong giờ thực hành nói. Thêm vào đó, các em đã có ý thức phát
âm tốt nhất có thể, đặc biệt là những âm cuối, trong đó có các phụ âm cuối /p/, /t/
và /k/. Tiếp tục khảo sát tình hình phát âm những phụ âm cuối /p/, /t/, /k/ tôi thu
được kết quả như sau:

16


84%
82%

82%
80%
78%
76%

76%
74%

74%
72%
70%
/p/

/t/


/k/
/p/

/t/

/k/

Đoạn văn

Biểu đồ 2: Số lượng học sinh phát âm đúng các phụ âm cuối /p/, /t/ và /k/
Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy học sinh đã tiến bộ rất nhiều khi nói các
từ hoặc đọc đoạn văn có chứa các âm cuối /p/, /t/ và /k/ trong tiếng Anh. Trong đó,
phụ âm cuối học sinh phát âm đúng nhiều nhất, chiếm 82% , chỉ có 4 em học sinh
khơng phát âm được đó là âm cuối /k/.
Khi đọc đoạn văn thì số lượng các em học sinh phát âm đúng thấp hơn đọc
riêng từng từ là 8%. Số lượng học sinh phát âm đúng phụ âm cuối /p/ khi đọc các từ
là 76% so với số học sinh cả lớp, tăng 4 lần so với đầu năm. Còn khi đọc đoạn văn,
số phần trăm tăng lên từ 18% lên 71 %. Cuối cùng là số lượng học sinh phát âm đúng
phụ âm cuối /t/ cũng tăng gấp 3 lần so với khảo sát đầu năm khi các em đọc từng từ,
và tăng từ 35% lên 71% khi đọc đoạn văn.
Sự thể hiện những phụ âm cuối /p/, /t/ và /k/ của các em học sinh lớp 3A đã
có sự thay đổi rất nhiều so với đầu năm khảo sát. Các em học sinh đã tích cực hợp
tác với giáo viên , bên cạnh đó cịn tích cực chủ động áp dụng những biện pháp trên
để học phát âm tốt nhất có thể.
Việc áp dụng những biện pháp trên trong thực tế giảng dạy cho các em học
sinh lớp 3A Trường Tiểu học Lương Ngọc Quyến không chỉ giúp các em phát âm
17


đúng những âm cuối /p/, /t/ và /k/, nâng cao chất lượng phát âm mà còn tạo nhiều

hứng thú cho các em học sinh trong giờ học tiếng Anh, nâng cao khả năng phát âm
của các em, nhiều em đã bộc lộ rõ khả năng nói tiếng Anh. Các em chủ động nói
chuyện với cơ giáo và bạn bè bằng tiếng Anh, tích cực tham gia các hoạt động tiếng
Anh do nhà trường tổ chức như “ Lễ phát động phong trào học tiếng Anh, xây dựng
và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ”, “ Rung chuông vàng”.

Ảnh 10: Học sinh toàn trường tham gia “ Lễ phát động phong trào học tiếng
Anh, xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ”

18


Ảnh 11: Học sinh tồn trường tham gia chương trình “ Rung chuông vàng”

Ảnh 12: Em Phạm Ngọc Anh Thư - học sinh lớp 3A đạt giải Quán quân trong
chương trình “Rung chng vàng”.
19


3. Tính mới của sáng kiến
- Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề thực tiễn của việc dạy và học phát âm
những phụ âm cuối trong tiếng Anh hiện nay.
- Đề tài cung cấp một số biện pháp dạy phát âm âm cuối /p/, /t/ và /k/ cho học
sinh lớp 3. Góp phần hồn thiện phương hướng dạy ngữ âm tiếng Anh cho học sinh
nói chung.
- Mặc dù có những đề tài nghiên cứu về biện pháp rèn kỹ năng phát âm cho học
sinh và sinh viên, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về biện pháp giúp các em học
sinh lớp 3 phát âm tốt các âm cuối /p/, /t/ và /k/ trong tiếng Anh. Từ đó, đề tài giúp
nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của việc
phát âm âm cuối trong việc học tiếng Anh cũng như trong giao tiếp hàng ngày.

II.

Về khả năng áp dụng của sáng kiến

Những biện pháp trên đã và đang được áp dụng với học sinh khối 3 Trường
Tiểu học Lương Ngọc Quyến, mang lại sự tiến bộ rõ rệt của học sinh qua từng
ngày. Chính vì vậy, tơi tin rằng những biện pháp này có thể áp dụng cho những
trường Tiểu học cụm chun mơn phía Tây và có khả năng áp dụng rộng rãi cho
học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, mang lại hiệu
quả nhất định.
1. Những thông tin cần được bảo mật: Không
2. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để đề tài thực sự đem lại kết quả, cá nhân tơi có một vài kiến nghị, đề xuất như
sau:
- Ban giám hiệu nhà trường cần bổ sung đầy đủ trang, thiết bị hỗ trợ cho việc
dạy và học môn tiếng Anh như máy chiếu.
- Các giáo viên nên vận dụng sáng tạo và linh hoạt những biện pháp này sao
cho phù hợp với từng đơn vị bài học và từng đối tượng học sinh.

20


- Phòng Giáo dục và Đào tạo, ban giám hiệu nhà trường, cụm chuyên môn
tiếp tục tổ chức các chuyên đề để các thầy cơ giáo có thể cùng sinh hoạt chuyên
môn, trao đổi, học tập, rút ra những kinh nghiệm dạy ngữ âm nói chung và dạy
phát âm những âm cuối /p/, /t/ và /k/ hiệu quả nhất.
3. Đánh giá lợi ích thu được:
Sau khi có kết quả tích cực của học sinh lớp 3A, những biện pháp trên đã và
đang được áp dụng với toàn bộ học sinh khối 3, Trường Tiểu học Lương Ngọc
Quyến.

Những biện pháp đó hồn tồn khơng tốn kém về kinh phí, vì chúng ta có thể
tận dụng các cơng cụ dạy học cơ bản như loa, đài và mạng internet. Chỉ cần sự phối
hợp chặt chẽ, tương tác thường xuyên giữa giáo viên và học sinh cũng sẽ mang lại
hiệu quả thiết thực.
Trong quá trình áp dụng những biện pháp trên, học sinh hào hứng hơn trong giờ
học, các em tích cực xây dựng bài và thể hiện khả năng của cá nhân cũng như khả
năng phát âm những âm cuối /p/, /t/ và /k/ trong tiếng Anh.
Trên đây là một biện pháp của tôi giúp các em học sinh lớp 3, Trường Tiểu
học Lương Ngọc Quyến phát âm tốt các âm cuối /p/, /t và /k/ trong tiếng Anh,
chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
chân thành của Hội đồng khoa học các cấp, bạn bè đồng nghiệp để cho những
biện pháp của tơi hồn chỉnh và chất lượng hơn.
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
P. Thịnh Đán, ngày 10 tháng 3 năm 2020
Xác nhận của thủ trưởng

Người nộp đơn

đơn vị

Đinh Thị Liên

Nguyễn Thị Lan Minh

21


PHỤ LỤC 1
Danh sách các từ và đoạn văn cho học sinh ghi âm ( Cho khảo sát đầu

năm và sau khi thực hiện các biện pháp):
1. Map

4. Meet

1. Notebook

2. Ship

5. Write

2. Look

3. Cup

6. White

3. Thank

Hello, I’m a notebook.
Look at me and say,
Nice to meet you!
I’m white.
You can write on me.
You can also draw a map, a ship or a cup.
Thank you for being my friends.

22



PHỤ LỤC 2
Những hình ảnh để thực hiện biện pháp “ Viết từ còn thiếu vào cuối từ
( Writing missing words)”

Rabbi

Cu

Coc

Jum

Tic

Ma

Boo

Ha

Elephan

23


24




×