Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

(LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định kiến giới về tính cách nữ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng Luận án TS. Tâm lý học xã hội (Thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 249 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------*---------

NGUYỄN THỊ THỊNH

ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH
NỮ NƠNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SƠNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2016

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------*----------

NGUYỄN THỊ THỊNH

ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH
NỮ NƠNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SƠNG HỒNG
Chun ngành: Tâm lý học xã hội
Mã số: Thí điểm
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Chủ tịch hội đồng


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

GS. TS. Nguyễn Hữu Thụ

GS.TS. VŨ DŨNG

HÀ NỘI - 2016

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi đƣợc
thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS Vũ Dũng. Các dữ liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thịnh

TIEU LUAN MOI download :


Lời cảm ơn!
Đây là lần thứ hai tôi được GS.TS Vũ Dũng hướng dẫn làm nghiên cứu
khoa học. Lần đầu tiên tôi được Thầy hướng dẫn khi tôi làm luận văn thạc sỹ
bắt đầu từ năm 2006, và lần này tôi được Thầy hướng dẫn làm luận án tiến sĩ.
Suốt 10 năm qua, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình, nghiêm túc của
Thầy. Thầy là người định hướng cho tôi những hướng đi ban đầu cho nghiên

cứu một cách đúng đắn. Thầy luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên,
khuyến khích để tơi có thể vượt qua những năm tháng khó khăn của cuộc
sống, hồn thành việc học tập và nghiên cứu. Qua luận án này, tôi xin bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy.
Tơi xin cảm ơn!
- Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Ban chủ nhiệm khoa và tồn thể các Thầy, Cơ Khoa Tâm lý học.
- Các Thầy, Cô trong các Hội đồng khoa học.
- Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS.Phan Thị Mai
Hương. Cô đã giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi khi tơi gặp những vướng mắc trong
q trình xử lý, phân tích số liệu của luận án.
- Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, đồng nghiệp đang công tác tại Trường
Đại học Hoa Lư, Ninh Bình.
- Cảm ơn những người nơng dân ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Thái Bình, Hà
Nam đã tham gia nghiên cứu, cung cấp nguồn dữ liệu cho đề tài.
- Cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
luận án.
- Xin cảm ơn gia đình thân u đã ln bên tơi, u thương, chia sẻ,
động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thịnh

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ..............................................7
1.1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI ......................... 7

1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản lý giải về nguồn gốc hình thành định kiến
giới ......................................................................................................................7
1.1.2. Nghiên cứu định kiến giới về tính cách ngƣời phụ nữ. ..........................10
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC ............................................. 16

1.2.1. Những nghiên cứu lý luận về định kiến giới ..........................................17
1.2.2. Nghiên cứu định kiến giới về tính cách ngƣời phụ nữ ...........................18
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................23
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ
TÍNH CÁCH NGƢỜI NỮ NƠNG DÂN ...............................................................25
2.1. ĐỊNH KIẾN GIỚI ..................................................................................... 25

2.1.1. Định kiến ................................................................................................25
2.1.2. Định kiến giới .........................................................................................29
2.1.3. Đặc điểm của định kiến giới ...................................................................35
2.2. ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH NGƢỜI NỮ NƠNG DÂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ............................................................... 36

2.2.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................36
2.2.2. Một số nét tính cách cơ bản của ngƣời nữ nông dân vùng đồng
bằng sông Hồng ...............................................................................................40
2.2.3. Biểu hiện của định kiến giới về tính cách nữ nơng dân vùng đồng

bằng sông Hồng ................................................................................................46
2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH
CÁCH NỮ NƠNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ........................ 51

TIEU LUAN MOI download :


2.3.1. Tƣ tƣởng phong kiến mang định kiến về ngƣời phụ nữ .........................51
2.3.2. Ngƣời nữ nông dân tự định kiến giới với chính mình ............................54
2.3.3. Những yếu tố khác ..................................................................................54
Tiểu kết chƣơng 2: ............................................................................................55
Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................56
3.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ........................................................................ 56

3.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu .......................................................................56
3.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu.................................57
3.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 58

3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu .............................................58
3.2.2. Phƣơng pháp chuyên gia ........................................................................59
3.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi ......................................................60
3.2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn .........................................................................65
3.2.5. Phƣơng pháp thảo luận nhóm .................................................................65
3.2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu chân dung tâm lý (trƣờng hợp điển hình) ......66
3.2.7. Các phƣơng pháp phân tích kết quả nghiên cứu ....................................67
3.3. CÁC LOẠI THANG ĐO TRONG BẢNG HỎI VÀ THANG ĐÁNH
GIÁ MỨC ĐỘ ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH NGƢỜI NỮ NƠNG
DÂN .................................................................................................................. 71

3.3.1. Các loại thang đo trong bảng hỏi và cách tính điểm ..............................71

3.3.2. Thang điểm đánh giá mức độ định kiến giới ..........................................74
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................74
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ
TÍNH CÁCH NỮ NÔNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ...........76
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH
CÁCH NỮ NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .........................76
4.2. CÁC MẶT BIỂU HIỆN CỤ THỂ CỦA ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH
CÁCH NỮ NƠNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG ..................... 80

4.2.1. Định kiến giới về tính cách nữ nơng dân khu vực Đồng bằng Sông
Hồng thể hiện ở mặt nhận thức.........................................................................80
4.2.2. Những định kiến giới về tính cách ngƣời nữ nông dân vùng Đồng
Bằng Sông Hồng thể hiện ở mặt xúc cảm ........................................................95

TIEU LUAN MOI download :


4.2.3. Những định kiến giới về tính cách ngƣời nữ nông dân biểu hiện ở
mặt hành vi .....................................................................................................100
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH
CÁCH CỦA NGƢỜI NỮ NÔNG DÂN....................................................... 12020

4.3.1. Tƣ tƣởng phong kiến về ngƣời phụ nữ .................................................120
4.3.2. Sự tự định kiến với chính mình và giới mình của ngƣời nữ nơng
dân ..................................................................................................................123
4.3.3. Các yếu tố khác ....................................................................................124
4.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH ............................. 127

4.4.1. Trƣờng hợp 1: Anh N.H.H. ..................................................................127
4.4.2.Trƣờng hợp 2: Chị N.T.C. .....................................................................130

4.4.3. Trƣờng hợp 3: Chị N.T.H .....................................................................133
4.4.4. Nhận xét chung qua phân tích các trƣờng hợp điển hình .....................137
Tiểu kết chƣơng 4: ..........................................................................................138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................140
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 140
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 142
3. BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG………………………………………………………...143

NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CƠNG BỐ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA LUẬN ÁN ...........................................................................................144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................145
PHỤ LỤC ...............................................................................................................151
PHỤ LỤC 1. CÁC BẢNG HỎI ..................................................................................1
PHỤ LỤC 2. ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ GIÁ TRỊ CỦA CÁC BẢNG HỎI. ................28
PHỤ LỤC 3. BẢNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................53
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM ......................................................84

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSH : Đồng bằng Sơng Hồng
ĐTB

: Điểm trung bình

ĐK

: Định kiến


ĐKG

: Định kiến giới

PN

: Phụ nữ

PNVN : Phụ nữ Việt Nam
ĐLC

: Độ lệch chuẩn

HK

: Hiếm khi

KBG

: Không bao giờ

KMO

: Hệ số về sự phù hợp với mơ hình phân tích nhân tố

Mean

: Điểm trung bình

N


: Tổng số khách thể trong mẫu nghiên cứu

TT

:Thỉnh thoảng

RTX

: Rất thƣờng xuyên

STT

: Số thứ tự

SPSS

: Statistics Product Science Social

XH

: Xếp hạng

R

: Hệ số tƣơng quan

Α

: Độ tin cậy


ß

: Hệ số hồi quy

P

: Mức ý nghĩa

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..................................................................58
Bảng 3.2: Độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi ......................63
Bảng 3.3: Bảng quy định điểm đánh giá mức độ định kiến giới chung ....................74
Bảng 3.4: Đánh giá mức độ định kiến giới trong nghiên cứu theo các mức
điểm..........................................................................................................74
Bảng 4.1: Đánh giá chung thực trạng ĐKG về tính cách nữ nơng dân .....................76
Bảng 4.2: Định kiến giới thể hiện ở mặt nhận thức .................................................81
Bảng 4.3: Định kiến giới về tính cách ngƣời nữ nông dân trong........................................
mối quan hệ với ngƣời khác ........................................................................................84
Bảng 4.4: Quan niệm về những nét tính cách đặc trƣng cho ngƣời nam/nữ
nông dân ...................................................................................................85
Bảng 4.5: Thực trạng định kiến giới trong mối quan hệ với bản thân ......................88
Bảng 4.6: Định kiến giới về tính cách ngƣời nữ nơng dân trong lao động ...............90
Bảng 4.7: Một số mong muốn về tính cách ngƣời nam giới/phụ nữ.........................94
Bảng 4.8: Sự trải nghiệm cảm xúc trong những tình huống ngƣời nữ nơng dân
thể hiện tính cách theo khn mẫu giới ...................................................96
Bảng 4.9: Sự trải nghiệm cảm xúc trong những tình huống ngƣời nữ nơng dân ..........

thể hiện tính cách khơng theo khn mẫu giới ........................................98
Bảng 4.10: Những hành vi mang định kiến giới thể hiện trong mối quan hệ vợ
chồng ......................................................................................................104
Bảng 4.11: Quyền kiểm sốt các tài sản trong gia đình ngƣời nữ nông dân ...........107
Bảng 4.12: Quyền ra quyết định các công việc trong gia đình nữ nơng dân ..........109
Bảng 4.13: Định kiến giới thể hiện qua việc phân công các công việc gia đình ....111
Bảng 4.14: Định kiến giới thể hiện qua sự phân công công việc trong cộng đồng .....114
Bảng 4.15: Định kiến giới thể hiện qua hành vi tự phân biệt đối xử với
chính mình ............................................................................................116
Bảng 4.16: Mức độ đồng tình với những tƣ tƣởng phong kiến về ngƣời phụ nữ
(khảo sát qua những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam) ...........120
Bảng 4.17: Một số yếu tố ảnh hƣởng tới định kiến giới về tính cách nữ nông dân .......125

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Định kiến giới về tính cách ngƣời nữ nơng dân ......................... 77
Biểu đồ 4.2: Định kiến giới về tính cách ngƣời nữ nơng dân thể hiện ở
mặt nhận thức ............................................................................. 81
Biểu đồ 4.3: ĐKG về tính cách ngƣời nữ nơng dân thể hiện ở mặt cảm
xúc .............................................................................................. 95
Biểu đồ 4.4: Định kiến giới về tính cách ngƣời nữ nơng dân thể hiện ở
mặt hành vi ............................................................................... 101

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Mối tƣơng quan giữa định kiến giới, các mặt biểu hiện của
định kiến giới và các yếu tố khác ............................................... 79

TIEU LUAN MOI download :



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Định kiến giới đối với ngƣời PN là một hiện tƣợng tâm lý có tính phổ biến
trong các nền văn hóa. Trên thế giới, bình đẳng giới vì sự tiến bộ của PN, xóa bỏ
ĐKG và sự phân biệt đối xử với PN trở thành mối quan tâm của các quốc gia, là một
trong những mục tiêu quan trọng của thế kỷ XXI. Tuy đã có những tiến bộ vƣợt bậc
về bình đẳng giới, song “sự phân biệt giới vẫn phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống
và trên khắp thế giới” [101, tr.1]. Những ĐKG vẫn chƣa hoàn toàn mất đi, mà nó cịn
tồn tại một cách tinh vi hơn khiến chúng ta khó nhận ra. Vì vậy, cần nghiên cứu để
nhận ra những biểu hiện đa dạng của ĐKG trong đời sống hiện tại.
1.2. Định kiến giới với PN dẫn tới một loạt các hệ quả tiêu cực. ĐKG khiến
ngƣời PN không đƣợc đánh giá đúng năng lực và sự đóng góp của họ; hạn chế các
cơ hội tiếp cận giáo dục, y tế, tham gia các hoạt động xã hội, trao quyền cho PN
mặc dù họ có nhiều tiềm năng; hạn chế họ trong việc tiếp cận các nguồn lực và
kiểm soát tài sản; tạo ra sự bất bình đẳng trong phân cơng cơng việc gia đình và xã
hội. Trong những trƣờng hợp cực đoan, ĐKG còn là nguyên nhân sâu xa của việc
lấy đi quyền đƣợc sinh ra trên đời đối với bé gái, tình trạng bạo lực đối với PN, làm
tổn thƣơng nghiêm trọng đến tâm lý của họ. ĐKG sẽ là sức cản chống lại sự cố
gắng nâng cao giá trị và vị thế ngƣời PN.
Đối với nam giới: ĐKG không phải lúc nào cũng mang lại đặc quyền cho
ngƣời đàn ông, mà ngƣợc lại, nó cản trở sự hình thành nhiều hơn những phẩm chất
tốt đẹp của nam giới, có thể gây ra áp lực cho họ trong vai trò trụ cột kinh tế gia đình.
1.3. Nƣớc ta, vốn là một nƣớc phong kiến, trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc,
Nho giáo đƣợc coi là hệ tƣ tƣởng chính thống của phong kiến Việt Nam. Bên cạnh
những tác động tích cực đến đời sống xã hội, Nho giáo chứa đựng nhiều ĐKG đối với
ngƣời PN. Điều này khiến ĐKG ở nƣớc ta tồn tại sâu bền cội rễ qua nhiều thế hệ, cho
dù “truyền thống tôn trọng phụ nữ của ngƣời Việt đã làm cho tính chất khắc nghiệt của

Nho giáo đối với PN có giảm đi nhiều” [Trần Quốc Vƣợng, 95, tr.10-11].
Là một nƣớc nông nghiệp, với gần 80% dân số sống ở nông thôn [3]. Cùng
với sự phát triển kinh tế đất nƣớc đã mở ra các cơ hội để ngƣời nữ nông dân tham
gia vào thị trƣờng lao động, phát triển năng lực. Họ đồng thời đảm nhận các vai trò:

1

TIEU LUAN MOI download :


tái sản xuất sinh học, tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất xã hội. Cùng với
những tƣ tƣởng tiến bộ về bình đẳng giới, ngƣời PN đƣợc đánh giá tích cực hơn.
Tuy nhiên, những ĐKG vẫn tồn tại dƣới các hình thức khác nhau. So với những
ngƣời PN đƣợc đào tạo, ĐKG đối với ngƣời nữ nông dân cịn có xu hƣớng gay gắt
hơn bởi phần lớn họ là những ngƣời phụ nữ nghèo, ít đƣợc đào tạo, dễ bị tổn thƣơng
[Dẫn theo Ngân hàng thế giới, 101].
Đồng bằng Sông Hồng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả
nƣớc. Với nền sản xuất nông nghiệp chiếm vai trị quan trọng, dân số nơng thơn
chiếm tỷ lệ lớn. Do vẫn bị tác động của những tƣ tƣởng phong kiến nên ngƣời nữ
nông dân vẫn là những đối tƣợng của định kiến giới.
1.4. Ở nƣớc ta, trong những năm gần đây, những nghiên cứu về ĐKG đã xuất
hiện khá phong phú trên các tạp chí, sách báo,...Các tác giả đã đề cập đến ĐKG ở
các góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau (ĐKG trong sách giáo khoa, ĐKG đối với
ngƣời phụ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý, ....). Tuy nhiên, chƣa có một đề tài
nào nghiên cứu ĐKG về tính cách nữ nông dân.
Với cách tiếp cận nhƣ trên, chúng tôi chọn đề tài:“Định kiến giới về tính
cách nữ nơng dân khu vực Đồng bằng Sông Hồng” để nghiên cứu thực trạng, tìm
hiểu những yếu tố duy trì ĐKG về tính cách nữ nơng dân, trên cơ sở đó đề ra những
kiến nghị góp phần hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực của ĐKG đối với
ngƣời nữ nơng dân nói riêng, ngƣời PN nói chung trong giai đoạn hiện nay tạo điều

kiện phát huy năng lực vì sự tiến bộ của PN, của xã hội là nghiên cứu có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lý luận và thực trạng ĐKG về tính cách nữ nơng dân khu vực
Đồng bằng Sơng Hồng, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến những ĐKG. Trên cơ
sở đó đề xuất những biện pháp góp phần hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu
cực của ĐKG đối với ngƣời phụ nữ nông thôn hiện nay.
3. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu biểu hiện và mức độ định kiến giới về tính cách nữ nơng dân khu
vực Đồng bằng Sông Hồng.

2

TIEU LUAN MOI download :


3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể nghiên cứu là 656 ngƣời dân sống ở nông thôn ĐBSH
(bao gồm những ngƣời làm nghề nông nghiệp, và những ngƣời làm các nghề nghiệp
khác), trong đó:
-

134 ngƣời trả lời phiếu điều tra thử

-

504 ngƣời trả lời phiếu điều tra chính thức


-

3 chuyên gia tâm lý học trả lời phỏng vấn sâu

-

3 cán bộ xã tham gia trả lời phỏng vấn sâu

-

12 ngƣời nam và nữ nông dân trả lời phỏng vấn sâu

4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

4.1. Định kiến giới về tính cách nữ nông dân tồn tại trên cả 3 mặt: nhận thức,
xúc cảm và hành vi. Các mặt biểu hiện của định kiến giới là: nhận thức, xúc cảm và
hành vi có mối quan hệ tƣơng quan lẫn nhau. Định kiến giới về tính cách nữ nơng
dân thể hiện rõ hơn ở nhóm nam giới, nhóm những ngƣời có trình độ học vấn thấp
hơn, và nhóm những ngƣời làm nghề nông nghiệp.
4.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến định kiến giới về tính cách nữ nơng dân
là: tƣ tƣởng phong kiến về ngƣời PN, sự duy trì ĐKG trên các phƣơng tiện
truyền thông, dƣ luận xã hội, ngƣời nữ nông dân ít đƣợc tạo điều kiện phát triển,
định kiến từ phía ngƣời nam giới và bản thân ngƣời nữ nơng dân tự định kiến về
tính cách của mình.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1. Hệ thống hố một số vấn đề lí luận cơ bản (các khái niệm, đặc điểm,
những biểu hiện của ĐKG về tính cách ngƣời nữ nơng dân và các yếu tố ảnh hƣởng
đến ĐKG về tính cách của họ).

5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng mức độ ĐKG về tính cách nữ nơng dân
khu vực ĐBSH, các yếu tố ảnh hƣởng đến ĐKG về tính cách nữ nông dân khu vực
Đồng bằng Sông Hồng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp góp phần hạn chế, giảm thiểu những ảnh
hƣởng tiêu cực của ĐKG về tính cách nữ nơng dân nói riêng và ngƣời PN nói chung
trong giai đoạn hiện nay.

3

TIEU LUAN MOI download :


6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

6.1. Giới hạn về nội dung
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về ĐKG. Luận án quan niệm ĐKG là thái
độ của chủ thể đối với đối tƣợng bị ĐK, do vậy, luận án nghiên cứu ĐKG về tính
cách nữ nơng dân trên cả 3 mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi.
6.1. Giới hạn về khách thể
- Về khách thể nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu những ngƣời đã có gia đình (độ
tuổi của khách thể nghiên cứu là từ 21 – 87 tuổi).
- Về địa bàn: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở nông thôn 3 tỉnh: Ninh Bình,
Thái Bình, Hà Nam.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu của đề tài
- Nguyên tắc duy vật biện chứng: Các yếu tố cấu thành ĐKG về tính cách
ngƣời nữ nơng dân nhƣ nhận thức, xúc cảm, hành vi, cũng nhƣ các yếu tố ảnh
hƣởng đến ĐKG nằm trong mối liên hệ chặt chẽ, ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau, chi
phối lẫn nhau.

- Nguyên tắc hoạt động: ĐKG đƣợc hình thành, phát triển và biểu hiện thơng
qua chính các hoạt động của con ngƣời. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu những biểu hiện
của ĐKG thông qua hoạt động thực tiễn trong cuộc sống của ngƣời dân: qua những
đánh giá về tính cách ngƣời nữ nơng dân so với nam giới, qua sự trải nghiệm cảm xúc
và những hành vi ứng xử với ngƣời nữ nông dân trong gia đình và cộng đồng.
- Nguyên tắc lịch sử phát triển: ĐKG về tính cách ngƣời nữ nơng dân là một
hiện tƣợng tâm lý xã hội, vì vậy, nó ln vận động, biến đổi cùng với sự biến đổi
của lịch sử dân tộc. Đề tài tiến hành phân tích, so sánh một cách định tính về mức
độ ĐKG đối với ngƣời nữ nông dân hiện nay với mức độ ĐKG đối với ngƣời PN
xƣa qua những tài liệu văn hóa lịch sử mà chúng tơi tổng hợp đƣợc để thấy sự thay
đổi của ĐKG.
Đồng thời nguyên tắc lịch sử cũng cho phép nhìn nhận những ĐKG trong sự
vận động và biến đổi của nó để đƣa ra những giải pháp hƣớng tới giảm thiểu ĐKG
về tính cách ngƣời nữ nơng dân nói riêng, ngƣời PN nói chung.
- Ngun tắc tiếp cận hệ thống: Tâm lý ngƣời là sự thống nhất giữa tâm lý, ý
thức với hoạt động, thống nhất giữa các mặt của nhân cách. Vì coi ĐKG là một

4

TIEU LUAN MOI download :


dạng thái độ nên trong nghiên cứu của mình, chúng tôi tiến hành xem xét mối tƣơng
quan giữa 3 mặt biểu hiện của ĐKG là: nhận thức, xúc cảm, hành vi. Kết quả những
phân tích này sẽ giúp đƣa ra những dự báo: Liệu những ĐKG ở mặt nhận thức có
dự báo đƣợc mức độ ĐKG ở mặt cảm xúc, hành vi và ngƣợc lại?
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
- Phƣơng pháp thảo luận nhóm
- Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp
- Phƣơng pháp xử lý thơng tin bằng tốn thống kê
8. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Trong những năm qua ở nƣớc ta đã có một số cơng trình nghiên cứu về định
kiến giới đối với ngƣời phụ nữ, song những nghiên cứu về định kiến giới đối với tính
cách ngƣời phụ nữ nơng dân thì cịn ít, nếu khơng nói đây là một trong những cơng
trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ
sung một số vấn đề lý luận về định kiến xã hội nói chung và định kiến giới đối với
ngƣời phụ nữ nói riêng trong Tâm lý học xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án đã chỉ ra một thực tế là vẫn cịn tồn
tại ĐKG về tính cách ngƣời nữ nơng dân ở khu vực nông thôn ĐBSH. ĐK thể hiện ở
cả phạm vi cộng đồng làng xã đến phạm vi gia đình và dịng họ. Đặc biệt, ĐKG thể
hiện ở hành vi nhiều hơn là ở mặt nhận thức và xúc cảm. Điều này cho thấy, nhiều khi
ngƣời ta nhận thức đƣợc những hạn chế, tiêu cực của ĐKG, nhận thức đƣợc là cần
giảm bớt hay xóa bỏ ĐKG, nhƣng ở mặt hành vi thì vẫn cứ biểu hiện ĐKG. Ý nghĩa
của kết quả nghiên cứu này là để giảm bớt hay xóa bỏ định kiến giới thì phải thực hiện
đồng bộ từ phạm vi cộng đồng xã hội đến phạm vi gia đình, phải làm cho nhận thức và
hành vi định kiến giới thống nhất với nhau, nhất là chú ý hạn chế hành vi định kiến giới
ở nông thôn, trƣớc hết là ở nam giới.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến định
kiến giới đối với ngƣời phụ nữ ở nơng thơn, trong đó có yếu tố tƣ tƣởng “trọng nam

5

TIEU LUAN MOI download :



khinh nữ” của Nho giáo. Điều này cho thấy một trong những yếu tố ảnh hƣởng nhiều
đến định kiến giới là văn hóa truyền thống, là tƣ tƣởng Nho giáo đã tồn tại ở nƣớc ta
hàng trăm năm nay. Tƣ tƣởng này đã ăn sâu vào tiềm thức con ngƣời và khơng dễ dàng
xóa bỏ đƣợc. Do vậy, xóa bỏ định kiên giới là công việc lâu dài và cần tiến hành một
cách đồng bộ.
Một yếu tố cơ bản khác ảnh hƣởng đến định kiến giới đối với ngƣời nữ nông
dân là vấn đề tự định kiến với bản thân mình của ngƣời phụ nữ. Hay nói cách khác,
ngƣời nữ nơng dân cịn tự ti, thiếu tự tin trong việc thể hiện năng lực của mình trong
gia đình và cộng đồng xã hội. Điều này cho thấy, muốn xóa bỏ định kiến giới, muốn
thực hiện bình đẳng giới thì trƣớc hết chính ngƣời phụ nữ phải xóa bỏ sự tự định kiến
với bản thân mình, ngƣời phụ nữ phải tự tin trong cơng việc gia đình và các hoạt động
của cộng đồng xã hội.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu phục vụ giảng dạy về
chuyên ngành Tâm lý học xã hội tại các trƣờng đại học và cao đẳng ở nƣớc ta hiện
nay.
Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu hữu ích giúp các tổ chức đồn thể ở nơng
thơn, trƣớc hết là Hội phụ nữ triển khai các biện pháp nhằm thực hiện việc bình
đẳng giới từ phạm vi gia đình đến cộng đồng xã hội, phát huy tiềm năng to lớn của
ngƣời phụ nữ nơng thơn trong phát triển kinh tế gia đình, giáo dục con cái, phát
triển kinh tế địa phƣơng.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, danh mục các
cơng trình đã công bố, phụ lục, luận án gồm 4 chƣơng.

6

TIEU LUAN MOI download :



Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI

Từ những năm 70 (thế kỷ XX) khi các phong trào nữ quyền trên thế giới phát
triển mạnh, các nhà khoa học đi tìm căn nguyên, cơ chế, giải pháp cho những bài
toán về giới, lý giải về địa vị thấp kém của ngƣời phụ nữ so với nam giới….Dƣới
góc độ tâm lý học xã hội, tổng kết các cơng trình nghiên cứu về ĐKG, ĐKG liên
quan đến tính cách ngƣời phụ nữ, có thể nêu một cách khái quát một số hƣớng
nghiên cứu chính nhƣ sau:
1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản lý giải về nguồn gốc hình thành định kiến giới
Có nhiều các lý thuyết khác nhau lý giải nguồn gốc hình thành định kiến
giới. Sau đây là một số lý thuyết:
a. Lý thuyết học tập xã hội (Theories of social learning)
Đại biểu của lý thuyết này là Albert Bandura - ngƣời đã đem ứng dụng lý
thuyết học tập xã hội trong tâm lý học xã hội (1979).
Tiếp cận học tập xã hội đƣa ra 2 cơ chế chính để giải thích cách trẻ em học
tập các hành vi liên quan đến giới: cơ chế thứ nhất là sự củng cố, cơ chế thứ hai là
học bằng quan sát và sự bắt chƣớc.
Theo cơ chế thứ nhất, trẻ em đƣợc thƣởng với “hành vi phù hợp với giới” và
bị trừng phạt vì “hành vi không phù hợp với giới”. Đây là một cách để củng cố
những hành vi phù hợp. Qua đó, một đứa trẻ trai sẽ học cách ứng xử theo kiểu “con
trai” và một đứa trẻ gái sẽ học cách ứng xử theo kiểu “con gái”.
Theo cơ chế thứ hai: đứa trẻ học tập bằng cách quan sát ngƣời khác và làm
theo họ, quá trình này gọi là bắt chƣớc. Đứa trẻ bắt chƣớc những ngƣời cùng giới tính
với nó hoặc ngƣời tán dƣơng hành động của chúng (cha, mẹ, bạn bè,…), hoặc bắt
chƣớc những cách ứng xử trong sách, vở (truyện, tranh, sách giáo khoa,..), truyền
hình (phim ảnh, quảng cáo,…) cũng nhƣ những ngƣời thực (thày cô, bạn bè,…).
Thông qua hai cơ chế này, đứa trẻ dễ dàng học đƣợc các hành vi phù hợp với
những khn mẫu giới sẵn có ngay từ thời thơ ấu và tiếp tục tồn tại trong suốt thời

kỳ trƣởng thành, dƣới sự củng cố liên tục của các yếu tố văn hóa và truyền thơng

7

TIEU LUAN MOI download :


(Bussey & Bandura, 1999; Trautner & Eckes, 2000; Lott & Maluso, 2001). Vì vậy,
những định kiến giới dần đƣợc hình thành [106].
Nhƣ vậy, theo lý thuyết học tập xã hội, những khuôn mẫu giới, định kiến giới
tồn tại sẵn trong nền văn hóa, biểu hiện trong hành vi ứng xử của ngƣời nam giới và
PN trong đời sống hàng ngày là nguồn gốc của quá trình hình thành ĐKG ở con
ngƣời. Lý thuyết này đã gợi ý cho chúng tôi xem xét yếu tố duy trì ĐKG về tính
cách ngƣời nữ nông dân từ những tƣ tƣởng “trọng nam, khinh nữ” còn tồn tại trong
cuộc sống xã hội hiện nay.
b. Thuyết nhận thức
Các đại biểu của thuyết này là Koffka, Kohler, Kurt Lewin,….Lý thuyết này
cho rằng: trẻ em phát triển các sơ đồ giới, tổ chức thông tin về bản thân chúng và về
nửa còn lại của thế giới theo những mẫu hình về nam giới và phụ nữ mà chúng tìm
thấy trong nền văn hóa. Sơ đồ giới này bao gồm những thứ mà đứa trẻ biết về giới và
chúng khuyến khích trẻ em nghĩ và hành động theo những cách dập khuôn giới, đồng
nhất với sơ đồ giới. Cùng với việc sử dụng lặp lại, sơ đồ giới trở nên tự động hóa.
Theo Kohlberg, khi đã hình thành kiến thức về giới, mối quan hệ tƣơng tác giữa hành
vi và suy nghĩ của một ngƣời nam hay nữ sẽ tạo nên bản sắc giới ổn định, hay còn gọi
là sự bất biến về giới, sau đó một trẻ nam hay nữ sẽ thực hiện các hành vi, hình thành
các phẩm chất cá nhân theo khuôn mẫu giới trong xã hội, gọi là quá trình đồng nhất
giới. Sự đồng nhất giới đƣợc coi là yếu tố tổ chức và điều hành cơ bản q trình học
hỏi các khn mẫu giới và rèn luyện định kiến giới ở trẻ em [106].
Có rất nhiều điểm giống với lý thuyết học tập xã hội. Thuyết nhận thức cũng
lý giải về nguồn gốc của những biểu tƣợng về giới đƣợc hình thành trong đầu óc con

ngƣời bắt nguồn từ những sơ đồ giới có sẵn trong nền văn hóa. Những sơ đồ giới này
có tác dụng điều chỉnh hành vi của con ngƣời theo khn mẫu giới. Trong nghiên cứu
của mình, chúng tơi sẽ xem xét xem ĐKG ở mặt nhận thức có dự báo đƣợc ĐKG ở
mặt hành vi hay không?
c. Thuyết phân tâm học
Đại biểu là Sigmun Freud và một vài ý kiến đƣợc phát triển bởi Chodorow
(1978). Lý thuyết phân tâm học lý giải các hành vi giới của nam và nữ là khác biệt,
sự khác biệt này dựa trên khác biệt sinh học và mối quan hệ tay ba bố - mẹ - con.

8

TIEU LUAN MOI download :


S.Freud cho rằng: Giải phẫu của ngƣời PN quyết định số mệnh của họ - đây là
nguồn gốc lý giải địa vị hạng hai của ngƣời PN. Ông cho rằng, đặc điểm sinh học
của ngƣời PN quyết định tâm lý, năng lực và vai trò của họ trong xã hội. Theo ơng,
những đặc điểm nam tính mới là những đặc điểm mang tính Ngƣời đầy đủ, cịn khái
niệm nữ tính là một con ngƣời lệch lạc do thiếu dƣơng vật. Vì thế, tồn bộ cấu trúc
tâm lý của PN xoay quanh vấn đề đấu tranh để bù trừ sự thiếu hụt [106, tr.45-46)].
Nhƣ vậy, thuyết phân tâm lý giải về địa vị thấp kém của PN so với nam giới
đơn thuần chỉ là từ sự khác biệt về đặc điểm cơ thể của ngƣời PN so với nam giới.
Những lý giải này có thể dẫn tới việc coi những ĐKG tiêu cực về ngƣời PN là đúng
đắn, hợp lý và nó có thể trở thành ngun nhân duy trì những ĐKG.
d. Thuyết vai trò xã hội (Social role theory)
Đại biểu là Taviris và Eagly là hai tác giả tiêu biểu cho lý thuyết vai trò về sự
phát triển và phân hóa giới.
Lý thuyết vai trị xã hội nhấn mạnh rằng sự khác biệt giới trong hành vi xã hội
của nam và nữ chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi các vai trị xã hội mà họ đóng. Mỗi một
vai trị mà nam hoặc nữ đảm nhận đều đƣợc xã hội mong đợi khác nhau. Các quan

niệm về vai trò xã hội truyền thống có ảnh hƣởng đến hành vi ứng xử của mỗi giới tính.
Khi nam giới và PN thực hiện các vai trị khác nhau theo giới tính, họ sẽ bị đánh giá và
bị trừng phạt. Sự đánh giá và trừng phạt có thể diễn ra ở bên ngồi hay bên trong nội
tâm. Sự khác biệt giới là do sự khác biệt vai trò, mà các vai trò xã hội thƣờng dẫn đến
các khuôn mẫu xã hội. Song thực tế, các khuôn mẫu giới luôn thay đổi chậm hơn so
với sự biến đổi của xã hội. Điều này mang đến căng thẳng tâm lý cho những cá nhân
một mặt đang thể nghiệm những vai trò giới trong thực tế, trong khi vẫn chịu áp lực
của những khuôn mẫu giới vốn chậm biến đổi [106]
Trong giai đoạn hiện nay, khi vai trò xã hội thực tế của ngƣời nam giới và
PN thay đổi rất nhanh, đặc biệt là sự đảm đƣơng vai trò kinh tế của ngƣời PN, song
những quan niệm mang định kiến về vai trò giới lại thay đổi chậm chạp hơn. Điều
này khiến cho những khuôn mẫu giới về tính cách ngƣời PN xƣa trở nên khơng cịn
phù hợp trong xã hội hiện tại.
Nhƣ vậy, các lý thuyết khác nhau lý giải về nguồn gốc hình thành ĐKG là
khác nhau. Ba lý thuyết: học tập xã hội, thuyết nhận thức, thuyết vai trò xã hội đều

9

TIEU LUAN MOI download :


nhấn mạnh yếu tố xã hội dẫn đến việc hình thành ĐKG. Thuyết phân tâm cho rằng
sự ƣu việt về mặt sinh học của nam so với nữ là nguyên nhân cơ bản khiến những
ĐKG đƣợc duy trì. Các quan niệm này vẫn cùng song song tồn tại và ảnh hƣởng
đến việc duy trì những ĐKG đối với ngƣời PN. Song những nghiên cứu về giới đã
chỉ ra những đặc điểm giới là do đƣợc hình thành chứ khơng phải đƣợc sinh ra. Do
đó, những ĐKG đối với ngƣời PN cũng là kết quả của q trình xã hội hóa là quan
điểm đƣợc chứng minh trong phần lớn các nghiên cứu hiện nay.
1.1.2. Nghiên cứu định kiến giới về tính cách ngƣời phụ nữ.
a. Những nghiên cứu về khuôn mẫu giới “nam tính”, “nữ tính”

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến những
ĐKG đối với tính cách ngƣời PN. Nghiên cứu về sự khác biệt giới trong đặc điểm
tính cách, Broverman và các cộng sự của ông (1972) nghiên cứu trên sinh viên các
trƣờng chun nghiệp dự đốn “kiểu mẫu đàn ơng” và “kiểu mẫu phụ nữ” dựa vào
một bảng thống kê các đặc điểm. Những đặc điểm mà ít nhất 75% sinh viên nghĩ là
đặc điểm của đàn ơng thì đƣợc xếp vào cột bên trái, những đặc điểm có ít nhất 75%
sinh viên nghĩ là đặc điểm của phụ nữ thì đƣợc xếp vào cột bên phải. Kết quả mơ tả
những đặc điểm “nam tính”, “nữ tính” nhƣ sau:
Đặc điểm nam tính

Đặc điểm nữ tính

 Gây hấn

 Nói nhiều

 Độc lập

 Tế nhị

 Lãnh đạm

 Hòa nhã

 Tự tin

 Cẩn thận, chu đáo

 Rất khách quan


 Nhạy cảm

 Thích tốn học và khoa học

 Quan tâm đến diện mạo

 Chủ động

 Ngăn nắp

 Đua tranh

 Điềm tĩnh

 Suy luận lôgic

 Dễ xúc động

 Thực tế

 Thích văn học nghệ thuật

 Tự tin

 Có khả năng diễn đạt cảm nghĩ

 Đƣơng đầu

 Sử dụng ngơn ngữ bóng gió


 Mạo hiểm

 Phụ thuộc

10

TIEU LUAN MOI download :


Broverman đã gom lại các đặc điểm nam tính và nữ tính và đi đến kết luận:
Nam giới đƣợc xem là có các đặc điểm liên quan đến năng lực và do đó thiên về cơng
việc nhiều hơn, trái lại nữ giới đƣợc xem là mang đặc điểm diễn cảm, đầm ấm và do
đó thiên về con ngƣời nhiều hơn. Vì năng lực đƣợc truyền thống xã hội xem trọng
nhiều hơn là diễn cảm và đầm ấm nên sự khác nhau nhận thấy giữa nam và nữ mang
thành kiến ủng hộ nam nhiều hơn [dẫn theo Trần Thị Minh Đức, 24, tr. 387-388].
Một nghiên cứu khác đƣợc tiến hành bởi tác giả Carol Lynn Martin (1987)
đã chứng minh rằng: những nhận thức của chúng ta về nam tính hay nữ tính khác xa
với thực tế về những đặc điểm tính cách mà mỗi ngƣời nam giới hay nữ giới chúng
ta có.
Thực nghiệm đƣợc tiến hành nhƣ sau: Những ngƣời tham gia thực nghiệm
đƣợc chia thành 2 nhóm: Nhóm 1, những ngƣời đàn ông và những ngƣời phụ nữ
nhận đƣợc một danh sách gồm 30 nét tính cách đặc trƣng cho nữ giới và nam giới
(Ví dụ: nam giới tƣơng ứng với các đặc điểm mạnh mẽ, quyết đốn, lãnh đạo,….;
cịn nữ giới tƣơng ứng với các đặc điểm phục tùng, nhẹ nhàng, nội trợ, lắng
nghe,….). Các nghiệm thể đƣợc yêu cầu khoanh trịn vào những nét tính cách mà họ
có. Cịn nhóm 2, họ cũng nhận đƣợc những danh sách tƣơng tự và có nhiệm vụ ƣớc
lƣợng số ngƣời ở nhóm 1 mơ tả những đặc trƣng phù hợp với giới của họ. Kết quả
cho thấy: những nét nam tính chỉ mơ tả hơi thiên về đàn ơng, cịn những nét nữ tính
chỉ mơ tả hơi thiên về PN. Nhƣ vậy, các đặc điểm cho là nam tính hay nữ tính trong
thực tế là khơng có khác biệt lớn, cả nam giới và nữ giới đều có những đặc điểm

gần giống nhau [dẫn theo Trần Thị Minh Đức, 24, tr. 391]. Điều này phù hợp với
thực tiễn: nam giới cũng có thể có những tính cách vốn đƣợc coi là của nữ giới và
ngƣợc lại. Tuy nhiên trong nhận thức, chúng ta thƣờng tƣ duy theo khuôn mẫu: cái
này là thuộc về đàn ông, cái kia là thuộc về phụ nữ đã làm hạn chế cả nam giới và
phụ nữ.
Nghiên cứu những đặc điểm nam tính và nữ tính liên quan đến công việc:
Eagly và Valerie Steffen (1984) đã phỏng vấn những nghiệm thể của mình những ấn
tƣợng về những mẫu đàn ông và phụ nữ tƣởng tƣợng - những ngƣời đi làm hoặc
làm việc nhà. Kết quả cho thấy: những ngƣời có một cơng việc bên ngồi sẽ đƣợc
nhìn nhận là tƣơng đối nam tính, bất kể giới tính của ngƣời đó. Ngƣợc lại, những

11

TIEU LUAN MOI download :


ngƣời làm việc ở nhà lại đƣợc coi là tƣơng đối nữ tính, dù ngƣời đó là nam hay nữ.
Nhƣ vậy, vai trò xã hội đã tạo nên sự nhận thức mang tính khn mẫu giới. Điều
này gợi cho chúng ta suy nghĩ: Khi những vai trò bị đảo ngƣợc thì những khn
mẫu giới cũng sẽ biến mất [dẫn theo Trần Thị Minh Đức, 24, tr.390].
Các tác giả McCarty, Jackson, Grabski, Crosboy (1984) khi nghiên cứu
những ĐK với PN trong trả lƣơng và nghề nghiệp đã chỉ ra rằng: nữ giới thƣờng ít
tự tin về nghề nghiệp, trơng đợi về sự nghiệp thấp hơn nam giới, họ tự nguyện nhận
mức lƣơng thấp hơn nam và cho rằng: lƣơng của họ thấp hơn nam giới là đƣơng
nhiên và công bằng ở một mặt nào đó. Ngày nay nữ giới đã gia nhập vào các lực
lƣợng xã hội đông đảo hơn trƣớc đây, nhƣng họ vẫn tiếp tục bị xem là phù hợp với
các nghề nghiệp truyền thống nhƣ: thƣ ký, y tá, kế toán, thủ quỹ, và các nghề
nghiệp dành cho nữ giới khác đƣợc đặc trƣng bởi tiền lƣơng và địa vị thấp. Trong
trƣờng hợp nữ giới đặt chân đƣợc vào các nghề nghiệp có địa vị cao, họ cũng gặp
phải thái độ kỳ thị từ phía các đồng nghiệp [66, tr. 682 - 683]. Trong khi nam giới

đƣợc ủng hộ nhiều để phát triển ngồi xã hội thì PN ít đƣợc ủng hộ hơn. ĐK không
khuyến khích PN nỗ lực vƣơn lên mà họ có xu hƣớng an phận.
Nghiên cứu “nam tính”: Bên cạnh nghiên cứu “nữ tính” là “nam tính”. Một
loạt các tạp chí chun ngành nƣớc ngồi nghiên cứu về nam tính đều thống nhất
cách hiểu, nam tính là một loạt các đặc điểm về thái độ, hành vi và thể chất tạo nên
một người đàn ông trong một bối cảnh lịch sử và văn hóa nhất định (Code,
Lorraine, 2000). Nam tính là kết quả của quá trình xã hội hóa. Song, hầu hết các
nghiên cứu cũng đều chỉ ra rằng: “bất luận thế nào thì nam tính có giá trị hơn nữ
tính, nam tính tạo ra người đàn ông như là người cai trị và tạo ra người phụ nữ như
là người lệ thuộc. Nam tính cho phép người đàn ông thực hiện quyền lực của mình
bằng việc kiểm sốt và làm cho phụ nữ bị lệ thuộc”. Đứng từ quan điểm giới thì đây
là một quan điểm chứa đựng ĐKG, đánh giá thấp ngƣời PN [42, 46].
Những nghiên cứu về sự khác biệt giới về tính cách giữa nam và nữ đã cho
thấy rằng: giữa nam và nữ khơng có sự khác biệt, họ có nhiều điểm giống nhau hơn
là khác nhau. Sự khác biệt giữa hai giới là kết quả của quá trình xã hội hóa. Một số
tác giả đã chỉ ra: Trong tất cả các nền văn hóa, phụ nữ đƣợc chấp nhận là ngƣời có
tính chăm sóc và thụ động hơn (Deaux & La France, 1998). Các nghiên cứu đã đƣa
ra các chứng cứ về sự nhận thức chung cho rằng: phụ nữ thích nghi xã hội tốt hơn,

12

TIEU LUAN MOI download :


thân thiện hơn và có tính hỗ trợ, giúp đỡ hơn. Ngƣợc lại, đàn ơng thƣờng đƣợc coi
là có tính chi phối, kiểm soát hơn (Eagly, 1994; Swim, 1994). Những định khuôn
này đã hạn chế hành vi của cả đàn ông lẫn phụ nữ. Có nhiều ông bố thực sự rất
chăm sóc và hỗ trợ con cái, cịn một số bà mẹ lại lạm dụng con cái họ. Mặc dù vậy,
những định khuôn này lại khá phổ biến trong nhiều nền văn hóa [44, tr.258 - 259].
Nhƣ vậy, các quan niệm về “nam tính” mơ tả ngƣời nam giới với những nét

tính cách mạnh mẽ, dũng cảm, độc lập, tự tin, quyết đoán, chủ động, lãnh
đạo,....thiên về năng lực, phù hợp với sự phát triển ngoài xã hội, trong khi mơ tả "nữ
tính” với những nét tính cách nhút nhát, phụ thuộc, phục tùng, nhẹ nhàng, nội trợ,
lắng nghe,...thiên về con ngƣời, phù hợp với những công việc đƣợc đặc trƣng bởi
tiền lƣơng và địa vị thấp. Những khuôn mẫu “nam tính”, “nữ tính” mặc dù mơ tả cả
những nét tính cách tiêu cực và tích cực, nhƣng dƣờng nhƣ đã hàm chứa trong nó
những ĐKG đối với ngƣời PN.
b. Nghiên cứu về những định kiến giới đối với tính cách người phụ nữ trên các
phương tiện truyền thông và các ấn phẩm
Hình ảnh ngƣời phụ nữ đƣợc mơ tả trên các phƣơng tiện truyền thông và các
ấn phẩm (sách, báo, tạp chí,…) mang nhiều khn mẫu. Các khn mẫu này hàm
chứa những định kiến về tính cách của họ.
Nghiên cứu của Lenore J. Weitman (Havard), trong một bài báo của bà và các
đồng nghiệp đƣợc công bố lần đầu vào năm 1972 đã phát hiện ra rằng: những cuốn
sách đoạt giải thƣởng cao chủ yếu viết về nam giới, tỷ lệ giữa nhân vật nam so với
nhân vật nữ là 11:1. Các nhân vật nam đƣợc coi là những ngƣời năng động, ƣa phiêu
lƣu còn các nhân vật nữ đƣợc coi là thụ động. Các nhân vật nam tìm kiếm những cuộc
theo đuổi thú vị và sự độc lập, còn các nhân vật nữ lại nhút nhát và phụ thuộc [77, tr.
207]. Rõ ràng, các tác phẩm văn học đã hàm chứa khn mẫu về nam tính và nữ tính.
Từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những
khuôn mẫu giới trên các phƣơng tiện truyền thông và các ấn phẩm. Nghiên cứu của
Linda Busby (1975) nhận thấy: truyền hình và tạp chí quảng cáo hình ảnh nữ ngồi
nhà hơn là đảm nhận vai trò nghề nghiệp. Hơn nữa, phụ nữ xuất hiện nhiều trong
các quảng cáo vật dụng gia đình nhƣ sản phẩm tẩy rửa, thực phẩm, quần áo và đồ
điện gia dụng. Trong khi nam giới áp đảo trong các quảng cáo ô tô, dịch vụ ngân

13

TIEU LUAN MOI download :



hàng, cơng ty cơng nghiệp và đồ uống có cồn. Cịn nghiên cứu của J.Macionis
(2004) thấy rằng: nữ giới có nhiều hình ảnh hơn so với nam giới trong tƣ thế nằm
dài, hay nhƣ trẻ em ngồi trên sàn. Sự biểu hiện và cử chỉ của nam giới chuyển tải
năng lực và uy quyền, trong khi phụ nữ xuất hiện trong tƣ thế giống trẻ con hay ngụ
ý phải cung kính ngƣời khác [77, tr. 206-207].
Tác phẩm “Hình ảnh về ngƣời phụ nữ” (Image of women) trong cuốn “Bách
khoa toàn thƣ quốc tế về phụ nữ” (Routledge international encyclopedia of women)
[105, tr. 1099 -1150], các tác giả đã chỉ ra rằng: Các phƣơng tiện truyền thơng đại
chúng có xu hƣớng làm tổn hại đến hình ảnh ngƣời phụ nữ. Khi ngƣời phụ nữ xuất
hiện trên các phƣơng tiện truyền thông, họ đƣợc mô tả giống nhƣ những ngƣời tầm
thƣờng, thứ yếu, không quan trọng, hoặc thƣờng là những nạn nhân. Việc làm giảm
đi giá trị hình ảnh ngƣời phụ nữ là một hiện tƣợng phổ biến trong các hình thức của
văn hóa phổ thơng, từ các bộ phim của Ai Cập, Ấn Độ, phim của Hollywood cho
đến các tạp chí hoặc quảng cáo trên truyền hình,….Đánh giá thấp hình ảnh ngƣời
phụ nữ là khác nhau giữa vùng này với vùng khác, nhƣng nó là một hiện tƣợng phổ
biến có trong hầu hết các nền văn hóa trên thế giới. Trên truyền thơng, phụ nữ
thƣờng đƣợc mơ tả mang tính khơng đại diện, phụ thuộc, sinh ra để phục vụ nam
giới. Xu hƣớng này diễn ra mạnh mẽ ở các châu lục nhƣ: Châu Phi, Châu Á, Châu
Úc và New Zealand (Angharad N. Valdivia, Jo Ellen Fair, Rashmi Luthra, Sadra
Whitworth, 2000).
Ở Châu Á, hầu hết phụ nữ xuất hiện trên các phƣơng tiện truyền thơng là
khơng tích cực và khơng đại diện cho khả năng, thành tựu của họ. Mặc dù họ đã
xuất hiện với tƣ cách nhƣ những ngƣời công nhân hoặc những ngƣời sản xuất,
nhƣng bức chân dung về họ, đặc biệt là trong các chƣơng trình quảng cáo và giải trí
vẫn cịn hạn chế. Họ thƣờng đƣợc mơ tả nhƣ những ngƣời tƣợng trƣng cho sự lãng
mạn, là ngƣời cấp dƣới, trong vai trò là ngƣời phục vụ, hoặc họ hiện lên nhƣ những
ngƣời vợ, ngƣời mẹ đau khổ (Rashmi Luthra, 2000).
Dự án kiểm sốt truyền thơng tồn cầu nghiên cứu trên khoảng 13.000 bản
tin của các báo, đài phát thanh và đài truyền hình ở 76 quốc gia đã kết luận rằng:

phụ nữ chiếm 52% dân số, chỉ chiếm 21% trong số các chủ đề hay đƣợc nhắc đến
trong thông tin, tỷ lệ này ở nam giới là 79%. Điều đó có nghĩa là: cứ 4 nam giới

14

TIEU LUAN MOI download :


đƣợc nhắc đến hoặc đƣợc phỏng vấn thì mới có 1 nữ giới. Kết quả cũng chỉ ra: Mặc
dù có sự tiến bộ so với kết quả năm 1995 (17%) nhƣng lại giảm so với năm 2000
(31%). Ƣớc tính nếu tỷ lệ trên thay đổi với tốc độ 3% mỗi năm thì cũng phải đợi
đến năm 2060 tỷ lệ nữ xuất hiện trong các tin tức truyền thông mới đạt 50%. Ơng
cũng đi đến phân tích và nhận định rằng: “Vai trò xã hội cũng nhƣ vai trò nghề
nghiệp của nam và nữ trên truyền thông bị phân biệt khá rõ ràng. Phụ nữ nhƣ bị gắn
với các công việc nhà và hiếm khi xuất hiện nhƣ những ngƣời năng động, quyết
đốn, có lý trí. Đây đƣợc coi là sự phân biệt đối xử với phụ nữ trên các phƣơng tiện
truyền thơng và nội dung truyền thơng” [27].
Tóm lại, phƣơng tiện truyền thông và các ấn phẩm của các quốc gia trên thế
giới vẫn duy trì những nội dung chứa đựng ĐKG đối với ngƣời PN. Đây là các
phƣơng tiện tác động tới nhận thức, xúc cảm và hành vi của rất nhiều ngƣời trong
xã hội, vì vậy, nó là một trong những nguyên nhân quan trọng duy trì những ĐKG.
Cho đến nay, những định kiến giới đối với ngƣời phụ nữ trên các phƣơng tiện
truyền thông và các ấn phẩm vẫn cịn mang tính thời sự.
c. Sự tồn tại những định kiến giới một cách tinh vi
Các nhà nghiên cứu đã xác định thái độ định kiến giới một cách tinh vi thông
qua phƣơng pháp đƣờng ống nƣớc giả (bogus pipeline). Trong phƣơng pháp này,
nghiệm thể đƣợc làm cho tin rằng nghiệm viên có thể đọc đƣợc thái độ thật của họ
thơng qua một chiếc máy “phát hiện nói dối”. Khi biết mình có thể bị “bắt quả
tang”, nghiệm thể “tự khai” nhiều thành kiến hơn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
cả nam giới và phụ nữ đều có thái độ nhƣ nhau đối với vấn đề liên quan tới giới

tính, nhƣng đàn ơng thể hiện mức độ thơng cảm thấp hơn đối với sự nghiệp bình
đẳng giới (Tourangeau, Smith, Rasinski, 1997). Trong dạng định kiến kiểu “hiện
đại” này, những ngƣời cố chấp, có niềm tin mù quáng cẩn thận hơn trong việc thể
hiện quan điểm của mình, không ai muốn bị dán nhãn là phân biệt, kỳ thị bởi ngày
nay điều đó có thể gây hệ quả tiêu cực. Nhƣng trong nhóm thân cận, họ sẽ thể hiện
các định kiến đó [dẫn theo KnudS. Larsen và Lê Văn Hảo, 44, tr.264].
Khi đặt câu hỏi nghiên cứu: Liệu có sự tồn tại những ĐKG một cách tinh vi
khi mà các chuẩn mực giới đã bắt đầu thay đổi? Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra:
nhiều ngƣời đàn ông có thái độ nƣớc đôi đối với phụ nữ. Tính nƣớc đơi có thể biểu

15

TIEU LUAN MOI download :


×