Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Định kiến giới về tính cách nữ nông dân khu vực đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.86 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------*---------

NGUYỄN THỊ THỊNH

ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH
NỮ NÔNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------*----------

NGUYỄN THỊ THỊNH

ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH
NỮ NÔNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
Mã số: Thí điểm
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Chủ tịch hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


GS. TS. Nguyễn Hữu Thụ

GS.TS. VŨ DŨNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Vũ Dũng. Các dữ liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thịnh


Lời cảm ơn!
Đây là lần thứ hai tôi được GS.TS Vũ Dũng hướng dẫn làm nghiên cứu
khoa học. Lần đầu tiên tôi được Thầy hướng dẫn khi tôi làm luận văn thạc sỹ
bắt đầu từ năm 2006, và lần này tôi được Thầy hướng dẫn làm luận án tiến sĩ.
Suốt 10 năm qua, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình, nghiêm túc của
Thầy. Thầy là người định hướng cho tôi những hướng đi ban đầu cho nghiên
cứu một cách đúng đắn. Thầy luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên,
khuyến khích để tôi có thể vượt qua những năm tháng khó khăn của cuộc
sống, hoàn thành việc học tập và nghiên cứu. Qua luận án này, tôi xin bày tỏ

lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy.
Tôi xin cảm ơn!
- Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể các Thầy, Cô Khoa Tâm lý học.
- Các Thầy, Cô trong các Hội đồng khoa học.
- Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS.Phan Thị Mai
Hương. Cô đã giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi khi tôi gặp những vướng mắc trong
quá trình xử lý, phân tích số liệu của luận án.
- Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, đồng nghiệp đang công tác tại Trường
Đại học Hoa Lư, Ninh Bình.
- Cảm ơn những người nông dân ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Thái Bình, Hà
Nam đã tham gia nghiên cứu, cung cấp nguồn dữ liệu cho đề tài.
- Cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
luận án.
- Xin cảm ơn gia đình thân yêu đã luôn bên tôi, yêu thương, chia sẻ,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thịnh


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Error! Bookmark not defined.
1.1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀIError! Bookmark not defined.

1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản lý giải về nguồn gốc hình thành định kiến
giới.......................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2. Nghiên cứu định kiến giới về tính cách người phụ nữ. Error! Bookmark not define
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC ......Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Những nghiên cứu lý luận về định kiến giới Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Nghiên cứu định kiến giới về tính cách người phụ nữ Error! Bookmark not defined
Tiểu kết chương 1 ................................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ
TÍNH CÁCH NGƢỜI NỮ NÔNG DÂN .................... Error! Bookmark not defined.
2.1. ĐỊNH KIẾN GIỚI ...................................................Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Định kiến .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Định kiến giới ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Đặc điểm của định kiến giới .................... Error! Bookmark not defined.
2.2. ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH NGƢỜI NỮ NÔNG DÂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG...........................Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Các khái niệm cơ bản ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Một số nét tính cách cơ bản của người nữ nông dân vùng đồng
bằng sông Hồng................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Biểu hiện của định kiến giới về tính cách nữ nông dân vùng đồng
bằng sông Hồng .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH
CÁCH NỮ NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNGError! Bookmark not defined.



2.3.1. Tư tưởng phong kiến mang định kiến về người phụ nữ Error! Bookmark not define

2.3.2. Người nữ nông dân tự định kiến giới với chính mìnhError! Bookmark not defined
2.3.3. Những yếu tố khác .................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2: ............................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.
3.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.....................................Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu.Error! Bookmark not defined.
3.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệuError! Bookmark not defined.
3.2.2. Phương pháp chuyên gia .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi....... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Phương pháp phỏng vấn ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm .................. Error! Bookmark not defined.

3.2.6. Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý (trường hợp điển hình) Error! Bookmar
3.2.7. Các phương pháp phân tích kết quả nghiên cứuError! Bookmark not defined.
3.3. CÁC LOẠI THANG ĐO TRONG BẢNG HỎI VÀ THANG ĐÁNH
GIÁ MỨC ĐỘ ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH NGƢỜI NỮ NÔNG
DÂN ...................................................................................Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Các loại thang đo trong bảng hỏi và cách tính điểm Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Thang điểm đánh giá mức độ định kiến giới Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 ................................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ


TÍNH CÁCH NỮ NÔNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNGError! Bookmark not
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH

CÁCH NỮ NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNGError! Bookmark not defined.
4.2. CÁC MẶT BIỂU HIỆN CỤ THỂ CỦA ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH
CÁCH NỮ NÔNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ........................ 80

4.2.1. Định kiến giới về tính cách nữ nông dân khu vực Đồng bằng Sông
Hồng thể hiện ở mặt nhận thức .............................................................................. 80
4.2.2. Những định kiến giới về tính cách người nữ nông dân vùng Đồng
Bằng Sông Hồng thể hiện ở mặt xúc cảm ......... Error! Bookmark not defined.


4.2.3. Những định kiến giới về tính cách người nữ nông dân biểu hiện ở
mặt hành vi ............................................................................................................. 100
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH
CÁCH CỦA NGƢỜI NỮ NÔNG DÂN .................. Error! Bookmark not defined.20

4.3.1. Tư tưởng phong kiến về người phụ nữ .................................................... 120
4.3.2. Sự tự định kiến với chính mình và giới mình của người nữ nông
dân .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Các yếu tố khác .......................................... Error! Bookmark not defined.
4.4. PHÂN TÍCH M ỘT SỐ TRƢỜNG HỢP ĐIỂN HÌNHError! Bookmark not defined.

4.4.1. Trường hợp 1: Anh N.H.H. ...................... Error! Bookmark not defined.
4.4.2.Trường hợp 2: Chị N.T.C. ......................... Error! Bookmark not defined.
4.4.3. Trường hợp 3: Chị N.T.H ......................... Error! Bookmark not defined.

4.4.4. Nhận xét chung qua phân tích các trường hợp điển hìnhError! Bookmark not defin

Tiểu kết chương 4: ............................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................... Error! Bookmark not defined.
1. KẾT LUẬN ..................................................................Error! Bookmark not defined.
2. KIẾN NGHỊ .................................................................Error! Bookmark not defined.
3. BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG………………………………………………………...143

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA LUẬN ÁN.......................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................8
PHỤ LỤC .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 1. CÁC BẢNG HỎI................................... Error! Bookmark not defined.

PHỤ LỤC 2. ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ GIÁ TRỊ CỦA CÁC BẢNG HỎI.Error! Bookmark not d
PHỤ LỤC 3. BẢNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM ...... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSH

: Đồng bằng Sông Hồng

ĐTB

: Điểm trung bình

ĐK

: Định kiến


ĐKG

: Định kiến giới

PN

: Phụ nữ

PNVN : Phụ nữ Việt Nam
ĐLC

: Độ lệch chuẩn

HK

: Hiếm khi

KBG

: Không bao giờ

KMO

: Hệ số về sự phù hợp với mô hình phân tích nhân tố

Mean

: Điểm trung bình

N


: Tổng số khách thể trong mẫu nghiên cứu

TT

:Thỉnh thoảng

RTX

: Rất thường xuyên

STT

: Số thứ tự

SPSS

: Statistics Product Science Social

XH

: Xếp hạng

R

: Hệ số tương quan

Α

: Độ tin cậy


ß

: Hệ số hồi quy

P

: Mức ý nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.2: Độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi Error! Bookmark not defi

Bảng 3.3: Bảng quy định điểm đánh giá mức độ định kiến giới chung Error! Bookmark not de
Bảng 3.4: Đánh giá mức độ định kiến giới trong nghiên cứu theo các mức
điểm .............................................................. Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.1: Đánh giá chung thực trạng ĐKG về tính cách nữ nông dânError! Bookmark not def
Bảng 4.2: Định kiến giới thể hiện ở mặt nhận thức.. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.3: Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân trong...........................................
mối quan hệ với người khác ............................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.4: Quan niệm về những nét tính cách đặc trưng cho người nam/nữ
nông dân ....................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.5: Thực trạng định kiến giới trong mối quan hệ với bản thânError! Bookmark not defi

Bảng 4.6: Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân trong lao động Error! Bookmark not


Bảng 4.7: Một số mong muốn về tính cách người nam giới/phụ nữError! Bookmark not defin
Bảng 4.8: Sự trải nghiệm cảm xúc trong những tình huống người nữ nông dân
thể hiện tính cách theo khuôn mẫu giới ... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.9: Sự trải nghiệm cảm xúc trong những tình huống người nữ nông dân...........
thể hiện tính cách không theo khuôn mẫu giớiError! Bookmark not defined.
Bảng 4.10: Những hành vi mang định kiến giới thể hiện trong mối quan hệ vợ
chồng ............................................................ Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.11: Quyền kiểm soát các tài sản trong gia đình người nữ nông dânError! Bookmark no

Bảng 4.12: Quyền ra quyết định các công việc trong gia đình nữ nông dân Error! Bookmark no

Bảng 4.13: Định kiến giới thể hiện qua việc phân công các công việc gia đìnhError! Bookmark

Bảng 4.14: Định kiến giới thể hiện qua sự phân công công việc trong cộng đồngError! Bookmark
Bảng 4.15: Định kiến giới thể hiện qua hành vi tự phân biệt đối xử với
chính mình .................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.16: Mức độ đồng tình với những tư tưởng phong kiến về người phụ nữ

(khảo sát qua những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam)Error! Bookmark no
Bảng 4.17: Một số yếu tố ảnh hưởng tới định kiến giới về tính cách nữ nông dânError! Bookmark


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Định kiến giới về tính cách người nữ nông dânError! Bookmark not defin
Biểu đồ 4.2: Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân thể hiện ở
mặt nhận thức ...........................Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 4.3: ĐKG về tính cách người nữ nông dân thể hiện ở mặt cảm
xúc ...........................................Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 4.4: Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân thể hiện ở
mặt hành vi ...............................Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Mối tương quan giữa định kiến giới, các mặt biểu hiện của
định kiến giới và các yếu tố khácError! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Định kiến giới đối với người PN là một hiện tượng tâm lý có tính phổ biến
trong các nền văn hóa. Trên thế giới, bình đẳng giới vì sự tiến bộ của PN, xóa bỏ
ĐKG và sự phân biệt đối xử với PN trở thành mối quan tâm của các quốc gia, là một
trong những mục tiêu quan trọng của thế kỷ XXI. Tuy đã có những tiến bộ vượt bậc
về bình đẳng giới, song “sự phân biệt giới vẫn phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống
và trên khắp thế giới” [101, tr.1]. Những ĐKG vẫn chưa hoàn toàn mất đi, mà nó còn
tồn tại một cách tinh vi hơn khiến chúng ta khó nhận ra. Vì vậy, cần nghiên cứu để
nhận ra những biểu hiện đa dạng của ĐKG trong đời sống hiện tại.
1.2. Định kiến giới với PN dẫn tới một loạt các hệ quả tiêu cực. ĐKG khiến
người PN không được đánh giá đúng năng lực và sự đóng góp của họ; hạn chế các
cơ hội tiếp cận giáo dục, y tế, tham gia các hoạt động xã hội, trao quyền cho PN
mặc dù họ có nhiều tiềm năng; hạn chế họ trong việc tiếp cận các nguồn lực và
kiểm soát tài sản; tạo ra sự bất bình đẳng trong phân công công việc gia đình và xã
hội. Trong những trường hợp cực đoan, ĐKG còn là nguyên nhân sâu xa của việc
lấy đi quyền được sinh ra trên đời đối với bé gái, tình trạng bạo lực đối với PN, làm
tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý của họ. ĐKG sẽ là sức cản chống lại sự cố
gắng nâng cao giá trị và vị thế người PN.
Đối với nam giới: ĐKG không phải lúc nào cũng mang lại đặc quyền cho
người đàn ông, mà ngược lại, nó cản trở sự hình thành nhiều hơn những phẩm chất

tốt đẹp của nam giới, có thể gây ra áp lực cho họ trong vai trò trụ cột kinh tế gia đình.
1.3. Nước ta, vốn là một nước phong kiến, trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc,
Nho giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống của phong kiến Việt Nam. Bên cạnh
những tác động tích cực đến đời sống xã hội, Nho giáo chứa đựng nhiều ĐKG đối với
người PN. Điều này khiến ĐKG ở nước ta tồn tại sâu bền cội rễ qua nhiều thế hệ, cho
dù “truyền thống tôn trọng phụ nữ của người Việt đã làm cho tính chất khắc nghiệt của
Nho giáo đối với PN có giảm đi nhiều” [Trần Quốc Vượng, 95, tr.10-11].
Là một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số sống ở nông thôn [3]. Cùng
với sự phát triển kinh tế đất nước đã mở ra các cơ hội để người nữ nông dân tham
gia vào thị trường lao động, phát triển năng lực. Họ đồng thời đảm nhận các vai trò:


tái sản xuất sinh học, tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất xã hội. Cùng với
những tư tưởng tiến bộ về bình đẳng giới, người PN được đánh giá tích cực hơn.
Tuy nhiên, những ĐKG vẫn tồn tại dưới các hình thức khác nhau. So với những
người PN được đào tạo, ĐKG đối với người nữ nông dân còn có xu hướng gay gắt
hơn bởi phần lớn họ là những người phụ nữ nghèo, ít được đào tạo, dễ bị tổn thương
[Dẫn theo Ngân hàng thế giới, 101].
Đồng bằng Sông Hồng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả
nước. Với nền sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng, dân số nông thôn
chiếm tỷ lệ lớn. Do vẫn bị tác động của những tư tưởng phong kiến nên người nữ
nông dân vẫn là những đối tượng của định kiến giới.
1.4. Ở nước ta, trong những năm gần đây, những nghiên cứu về ĐKG đã xuất
hiện khá phong phú trên các tạp chí, sách báo,...Các tác giả đã đề cập đến ĐKG ở
các góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau (ĐKG trong sách giáo khoa, ĐKG đối với
người phụ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý, ....). Tuy nhiên, chưa có một đề tài
nào nghiên cứu ĐKG về tính cách nữ nông dân.
Với cách tiếp cận như trên, chúng tôi chọn đề tài:“Định kiến giới về tính
cách nữ nông dân khu vực Đồng bằng Sông Hồng” để nghiên cứu thực trạng, tìm
hiểu những yếu tố duy trì ĐKG về tính cách nữ nông dân, trên cơ sở đó đề ra những

kiến nghị góp phần hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực của ĐKG đối với
người nữ nông dân nói riêng, người PN nói chung trong giai đoạn hiện nay tạo điều
kiện phát huy năng lực vì sự tiến bộ của PN, của xã hội là nghiên cứu có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lý luận và thực trạng ĐKG về tính cách nữ nông dân khu vực
Đồng bằng Sông Hồng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến những ĐKG. Trên cơ
sở đó đề xuất những biện pháp góp phần hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu
cực của ĐKG đối với người phụ nữ nông thôn hiện nay.
3. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu biểu hiện và mức độ định kiến giới về tính cách nữ nông dân khu
vực Đồng bằng Sông Hồng.


3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể nghiên cứu là 656 người dân sống ở nông thôn ĐBSH
(bao gồm những người làm nghề nông nghiệp, và những người làm các nghề nghiệp
khác), trong đó:
-

134 người trả lời phiếu điều tra thử

-

504 người trả lời phiếu điều tra chính thức

-


3 chuyên gia tâm lý học trả lời phỏng vấn sâu

-

3 cán bộ xã tham gia trả lời phỏng vấn sâu

-

12 người nam và nữ nông dân trả lời phỏng vấn sâu

4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

4.1. Định kiến giới về tính cách nữ nông dân tồn tại trên cả 3 mặt: nhận thức,
xúc cảm và hành vi. Các mặt biểu hiện của định kiến giới là: nhận thức, xúc cảm và
hành vi có mối quan hệ tương quan lẫn nhau. Định kiến giới về tính cách nữ nông
dân thể hiện rõ hơn ở nhóm nam giới, nhóm những người có trình độ học vấn thấp
hơn, và nhóm những người làm nghề nông nghiệp.
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến định kiến giới về tính cách nữ nông dân
là: tư tưởng phong kiến về người PN, sự duy trì ĐKG trên các phương tiện
truyền thông, dư luận xã hội, người nữ nông dân ít được tạo điều kiện phát triển,
định kiến từ phía người nam giới và bản thân người nữ nông dân tự định kiến về
tính cách của mình.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận cơ bản (các khái niệm, đặc điểm,
những biểu hiện của ĐKG về tính cách người nữ nông dân và các yếu tố ảnh hưởng
đến ĐKG về tính cách của họ).
5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng mức độ ĐKG về tính cách nữ nông dân
khu vực ĐBSH, các yếu tố ảnh hưởng đến ĐKG về tính cách nữ nông dân khu vực

Đồng bằng Sông Hồng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp góp phần hạn chế, giảm thiểu những ảnh
hưởng tiêu cực của ĐKG về tính cách nữ nông dân nói riêng và người PN nói chung
trong giai đoạn hiện nay.


6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

6.1. Giới hạn về nội dung
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về ĐKG. Luận án quan niệm ĐKG là thái
độ của chủ thể đối với đối tượng bị ĐK, do vậy, luận án nghiên cứu ĐKG về tính
cách nữ nông dân trên cả 3 mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi.
6.1. Giới hạn về khách thể
- Về khách thể nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu những người đã có gia đình (độ
tuổi của khách thể nghiên cứu là từ 21 – 87 tuổi).
- Về địa bàn: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở nông thôn 3 tỉnh: Ninh Bình,
Thái Bình, Hà Nam.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu của đề tài
- Nguyên tắc duy vật biện chứng: Các yếu tố cấu thành ĐKG về tính cách
người nữ nông dân như nhận thức, xúc cảm, hành vi, cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến ĐKG nằm trong mối liên hệ chặt chẽ, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, chi
phối lẫn nhau.
- Nguyên tắc hoạt động: ĐKG được hình thành, phát triển và biểu hiện thông
qua chính các hoạt động của con người. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu những biểu hiện
của ĐKG thông qua hoạt động thực tiễn trong cuộc sống của người dân: qua những
đánh giá về tính cách người nữ nông dân so với nam giới, qua sự trải nghiệm cảm xúc
và những hành vi ứng xử với người nữ nông dân trong gia đình và cộng đồng.
- Nguyên tắc lịch sử phát triển: ĐKG về tính cách người nữ nông dân là một

hiện tượng tâm lý xã hội, vì vậy, nó luôn vận động, biến đổi cùng với sự biến đổi
của lịch sử dân tộc. Đề tài tiến hành phân tích, so sánh một cách định tính về mức
độ ĐKG đối với người nữ nông dân hiện nay với mức độ ĐKG đối với người PN
xưa qua những tài liệu văn hóa lịch sử mà chúng tôi tổng hợp được để thấy sự thay
đổi của ĐKG.
Đồng thời nguyên tắc lịch sử cũng cho phép nhìn nhận những ĐKG trong sự
vận động và biến đổi của nó để đưa ra những giải pháp hướng tới giảm thiểu ĐKG
về tính cách người nữ nông dân nói riêng, người PN nói chung.
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Tâm lý người là sự thống nhất giữa tâm lý, ý
thức với hoạt động, thống nhất giữa các mặt của nhân cách. Vì coi ĐKG là một


dạng thái độ nên trong nghiên cứu của mình, chúng tôi tiến hành xem xét mối tương
quan giữa 3 mặt biểu hiện của ĐKG là: nhận thức, xúc cảm, hành vi. Kết quả những
phân tích này sẽ giúp đưa ra những dự báo: Liệu những ĐKG ở mặt nhận thức có
dự báo được mức độ ĐKG ở mặt cảm xúc, hành vi và ngược lại?
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp xử lý thông tin bằng toán thống kê
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Trong những năm qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về định
kiến giới đối với người phụ nữ, song những nghiên cứu về định kiến giới đối với tính
cách người phụ nữ nông dân thì còn ít, nếu không nói đây là một trong những công
trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ

sung một số vấn đề lý luận về định kiến xã hội nói chung và định kiến giới đối với
người phụ nữ nói riêng trong Tâm lý học xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án đã chỉ ra một thực tế là vẫn còn tồn
tại ĐKG về tính cách người nữ nông dân ở khu vực nông thôn ĐBSH. ĐK thể hiện ở
cả phạm vi cộng đồng làng xã đến phạm vi gia đình và dòng họ. Đặc biệt, ĐKG thể
hiện ở hành vi nhiều hơn là ở mặt nhận thức và xúc cảm. Điều này cho thấy, nhiều khi
người ta nhận thức được những hạn chế, tiêu cực của ĐKG, nhận thức được là cần
giảm bớt hay xóa bỏ ĐKG, nhưng ở mặt hành vi thì vẫn cứ biểu hiện ĐKG. Ý nghĩa
của kết quả nghiên cứu này là để giảm bớt hay xóa bỏ định kiến giới thì phải thực hiện
đồng bộ từ phạm vi cộng đồng xã hội đến phạm vi gia đình, phải làm cho nhận thức và
hành vi định kiến giới thống nhất với nhau, nhất là chú ý hạn chế hành vi định kiến giới
ở nông thôn, trước hết là ở nam giới.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến định
kiến giới đối với người phụ nữ ở nông thôn, trong đó có yếu tố tư tưởng “trọng nam


khinh nữ” của Nho giáo. Điều này cho thấy một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều
đến định kiến giới là văn hóa truyền thống, là tư tưởng Nho giáo đã tồn tại ở nước ta
hàng trăm năm nay. Tư tưởng này đã ăn sâu vào tiềm thức con người và không dễ dàng
xóa bỏ được. Do vậy, xóa bỏ định kiên giới là công việc lâu dài và cần tiến hành một
cách đồng bộ.
Một yếu tố cơ bản khác ảnh hưởng đến định kiến giới đối với người nữ nông
dân là vấn đề tự định kiến với bản thân mình của người phụ nữ. Hay nói cách khác,
người nữ nông dân còn tự ti, thiếu tự tin trong việc thể hiện năng lực của mình trong
gia đình và cộng đồng xã hội. Điều này cho thấy, muốn xóa bỏ định kiến giới, muốn
thực hiện bình đẳng giới thì trước hết chính người phụ nữ phải xóa bỏ sự tự định kiến
với bản thân mình, người phụ nữ phải tự tin trong công việc gia đình và các hoạt động
của cộng đồng xã hội.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu phục vụ giảng dạy về
chuyên ngành Tâm lý học xã hội tại các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện

nay.
Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu hữu ích giúp các tổ chức đoàn thể ở nông
thôn, trước hết là Hội phụ nữ triển khai các biện pháp nhằm thực hiện việc bình
đẳng giới từ phạm vi gia đình đến cộng đồng xã hội, phát huy tiềm năng to lớn của
người phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế gia đình, giáo dục con cái, phát
triển kinh tế địa phương.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, danh mục các
công trình đã công bố, phụ lục, luận án gồm 4 chương.


NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thịnh (2013), “Một số quan niệm mang định kiến giới về tính cách,
năng lực người phụ nữ trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học (10),
tr.92-99
2. Nguyễn Thị Thịnh (2014), “Tư tưởng trọng nam khinh nữ qua một số quan niệm
về địa vị và nội dung giáo dục người phụ nữ thời phong kiến”, Tạp chí Tâm lý học
xã hội (1), tr.80 – 86
3. Nguyễn Thị Thịnh (2014), “Những tư tưởng đấu tranh chống lại định kiến giới
đối với người phụ nữ thể hiện trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam”, Tạp chí
Tâm lý học xã hội (4), tr.104 – 111
4. Nguyễn Thị Thịnh (2015), “Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân khu
vực nông thôn Đồng bằng Sông Hồng thể hiện ở mặt nhận thức”, Tạp chí Tâm lý
học xã hội (7), tr.15 – 23
5. Nguyễn Thị Thịnh (2015), “Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân thể
hiện qua hành vi ứng xử” (Điều tra khu vực nông thôn Đồng bằng Sông Hồng), Tạp
chí Tâm lý học xã hội (9), tr.83 – 92



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1.

Nguyễn An (1998), "Truyền thống tôn trọng phụ nữ hay tập quán trọng nam
khinh nữ", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (1), tr.25-29.

2.

Ngô Thị Ngọc Anh, Lê Ngọc Văn (2006), Nghiên cứu đặc thù của gia đình
Việt Nam truyền thống để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn công

3.

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
Nguyễn Quốc Anh, Trần Ngọc Thạch, Võ Anh Dũng (2005), Số liệu Dân số,
Gia đình và Trẻ em, Nxb Thống kê.

4.

Phạm Thị Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Anh (2010), Vai trò của phụ nữ trong xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

5.

Trần Thị Vân Anh (2010), "Định kiến giới và các hình thức khắc phục", Tạp
chí Khoa học về Phụ nữ (5), tr.3-10.

6.


Trần Thị Vân Anh (2010), "Những trở ngại đối với sự phấn đấu của nữ lãnh
đạo", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (2), tr.12-25.

7.

Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp.

8.

Caroline. O. N. Moser (1996), Kế hoạch hoá về giới và phát triển, Nxb Phụ
nữ, Hà Nội.

9.
10.

J.P.Chaplin (1968), Từ điển Tâm lý học, Nxb NewYork.
Đặng Thị Vân Chi (2004), "Ảnh hưởng của văn hóa Đông – Tây đối với địa vị
của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (3), tr.47-55

11.

Từ Chi (1996), Tìm hiểu văn hóa tộc người, Nxb Khoa học Xã hội.

12.

Kim Văn Chiến (2004), "Xã hội hóa về giới trong sách giáo khoa tiếng Việt
lớp 2", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (1), tr.20-25.

13.


Diễm Ái Dân (2001), Gia giáo Trung Quốc cổ, Nxb Trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh.

14.

Ngô Tuấn Dung (2003), "Định kiến giới nhìn từ góc độ tâm lý xã hội", Tạp
chí Khoa học về Phụ nữ (6), tr.16-24.

15.

Nguyễn Văn Dũng (1992), "Địa vị của người phụ nữ trong thế giới đạo Hồi",
Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (2), tr.21-30.

16.
17.

Vũ Dũng (2000), Tâm lý học xã hội, Nxb Khoa học Xã hội.
Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa.

18.

Vũ Dũng (2007), Giáo trình Tâm lý học quản lý, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

19.

Trần Xuân Điệp (2005), Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội.


20.


Đỗ Đức Định, Trần Lan Hương (2000), "Toàn cầu hoá, cơ hội và thách thức
đối với phụ nữ các nước đang phát triển và Việt Nam", Tạp chí Khoa học về
Phụ nữ (6), tr.25-30.

21.

Trần Thị Minh Đức (1995), "Tâm lý trọng nam khinh nữ trong xã hội hiện
nay", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (4), tr.6-7.

22.

Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hoàng (2004), "Một sự duy trì định kiến giới về vai
trò của nữ và nam trên báo in hiện nay", Tạp chí Tâm lý học (6), tr.14-18, 22.

23.

Trần Thị Minh Đức (Chủ biên), Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng (2006), Định
kiến và phân biệt đối xử theo giới, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

24.

Trần Thị Minh Đức (2008), Các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.

25.
26.

Fischer (1992), Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội, Nxb Thế giới.
J.Godefroid (1987), Những con đường của Tâm lý học, Tập 3, Nxb Pierre

Mardaga Liège-Bruxelles.

27.

Margaret Gallagher (2005), "Phụ nữ với truyền thông", Tạp chí Khoa học về
phụ nữ (3), tr.43-48

28.

Julian Hafner (1998), Đoạn kết của cuộc sống lứa đôi, Nxb Phụ nữ.

29.

Nguyễn Thị Thu Hà (2007) “Nam trưởng, nữ phó – một định kiến giới mà cán
bộ cấp xã phải đối mặt”, Tạp chí Tâm lý học (9), tr.28-33.

30.

Lê Văn Hảo & Knud S. Larsen (2012), Hành vi tổ chức trong một thế giới
đang thay đổi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

31.

Đỗ Thị Lệ Hằng (2008), "Ứng xử giữa vợ chồng trong hoạt động kinh tế và

32.

quản lý ngân sách sinh hoạt gia đình", Tạp chí Tâm lý học (7), tr.36-42.
Lý Thị Minh Hằng (2009), "Bạo lực gia đình và hậu quả tâm lý đối với nạn
nhân của bạo lực gia đình", Tạp chí tâm lý học (8), tr.42-45.


33.

Phạm Bích Hằng (2002), "Địa vị của phụ nữ nông thôn thời kỳ chiến tranh
chống Mỹ - Qua nghiên cứu thực nghiệm ở một xã Đồng bằng Bắc Bộ", Tạp
chí Khoa học về Phụ nữ (3), tr.46-52.

34.

Phạm Thị Bích Hằng (2003), "Tư tưởng Nho giáo về quan hệ giới trong
cuộc sống nông thôn Đồng bằng Nam bộ", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (5),
tr.41-49.

35.

Phạm Thị Bích Hằng (2003), "Lý thuyết nữ quyền phương Tây và việc lý giải
địa vị hạng hai của phụ nữ", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (2), tr.36-43.

36.

Nguyễn Thị Hiên, Lê Ngọc Hùng (2004), Nâng cao năng lực phát triển bền

37.

vững, bình đẳng giới và giảm nghèo, Nxb Lý luận Chính trị.
Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận, Nxb Khoa học Xã hội


38.


Vũ Hùng (2001), Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo đến việc đảm bảo
quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em ở Việt Nam - tập tục truyền
thống với việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em ở Việt
Nam, Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Viện thông tin khoa học.

39.

Đỗ Duy Hưng (2009), "Quan niệm dâu là con, rể là khách trong truyền thống
của người Việt Nam xưa và nay", Tạp chí Tâm lý học (2), tr.59-63.

40.

Lê Thị Thanh Hương (2009), "Một số biểu hiện bất bình đẳng giới liên quan
đến việc làm trong gia đình Việt Nam hiện nay", Tạp chí Tâm lý học (1), tr.24-33.

41.

Trần Thu Hương (2007), "Một số giá trị tâm lý – đạo đức được đề cao trong
quan hệ vợ chồng Việt Nam truyền thống (phân tích ca dao-tục ngữ)", Tạp chí
Tâm lý học (9), tr.55-59.

42.

I - go Kon (1992), "Phẩm chất nam và phẩm chất nữ", Tạp chí Khoa học về
Phụ nữ (1), tr.39-42.

43.

Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2009), Gia đình học, Nxb Chính trị Hành chính.


44.

KnudS. Larsen & Lê Văn Hảo (2010), Tâm lý học xã hội, Nxb Từ điển Bách khoa.

45.

Đào Hồng Lê (2009), "Hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông qua một số
nghiên cứu", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (2), tr.48-59.

46.

Lina Tackhova (1993), "Ám thị về sự hơn hẳn của nam giới", Tạp chí Khoa
học về Phụ nữ (1), tr.44-45.

47.

Trần Bích Loan (2001), Một số suy nghĩ về tác động của các tập tục truyền
thống tới việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam - Tập tục truyền thống với việc đảm bảo quyền
bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu
quyền con người, Viện Thông tin Khoa học.

48.

Trần Thị Kim Loan (1998), "Hình ảnh người phụ nữ trong quảng cáo trên
báo", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (3), tr.23-28

49.

Đỗ Long (2001), Tâm lý học dân tộc, Nxb Khoa học Xã hội.


50.

Trần Thị Bạch Mai (2006), "Nữ quản lý đại học ở một số nước trên thế giới",
Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (4), tr.25-31.

51.

Hồ chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

52.

Hồ chí Minh (1996) Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

53.

Lê Minh (1997), Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động.

54.

Lê Chí Nam (2010), Tìm hiểu áp lực của các định kiến xã hội về vai trò giới ở
Việt Nam hiện nay - tập tục truyền thống với việc đảm bảo quyền bình đẳng của
phụ nữ và quyền trẻ em ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu quyền con người,
Viện Thông tin Khoa học.


55.

Ngân hàng thế giới (2001), Báo cáo nghiên cứu chính sách đưa vấn đề giới
vào phát triển, Nxb Văn hóa Thông tin.


56.

Lê Thị Chiêu Nghi (2001), Giới và dự án phát triển, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.

57.

Phạm Thành Nghị (2006), "Những khác biệt giới về thái độ và cảm nhận hạnh
phúc", Tạp chí Nghiên cứu con người (2), tr.50-55.

58.

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật bình đẳng
giới, Nxb Lao động – Xã hội.

59.

Trần Thị Quế (1999), Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới ở Việt
Nam, Nxb Thống kê.

60.

Lê Thị Quý (1992), "Vấn đề nhân quyền của phụ nữ trong xã hội phong kiến Qua tác phẩm: Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều", Tạp chí Khoa
học về Phụ nữ (3), tr.3-5.

61.

Lê Thị Quý (1995), "Cuộc đấu tranh chống tệ buôn bán phụ nữ và trẻ em ở
Việt Nam", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (4), tr.45-47.


62.

Lê Thị Quý (1995), "Giáo dục luật pháp trong gia đình Việt Nam nhìn từ
truyền thống và lịch sử", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (1), tr.1-5.

63.

Lê Thị Quý (2003), "Trẻ em trai và gái ở gia đình nghèo", Tạp chí Khoa học
về Phụ nữ (1), tr.40-44.

64.

Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2007), Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá
trị, Nxb Khoa học Xã hội.

65.

Lê Thị Quý (2010), Giáo trình xã hội học giới, Nxb Giáo dục Việt Nam.

66.
67.

Roberts Feldman (2004), Tâm lý học căn bản, Nxb Văn hóa Thông tin.
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2006), "Một số nét về bình đẳng giới ở các dân tộc
thiểu số - Qua khảo sát một số địa bàn tại SaPa", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình
và Giới (2), tr. 41-49.

68.


Nguyễn Quý Thanh, Phạm Phương Mai (2004), "Sự lạm dụng hình ảnh phụ
nữ trong quảng cáo trên truyền hình", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (4),
tr.12-20.

69.

Vũ Thị Thanh (2009), "Bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong gia đình
nông thôn Việt Nam hiện nay - Qua khảo sát tại xã Phù Linh, Huyện Sóc Sơn,
Hà Nội", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (1), tr.35-46.

70.

Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

71.

Lê Thi (1995), Phụ nữ, hôn nhân, gia đình và sự bình đẳng về giới, Nxb Khoa

72.

học Xã hội.
Lê Thi (1998), Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, Nxb Phụ nữ.


73.

Lê Thi (2002), Cần chống lại sự phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái trong
gia đình, Nxb Khoa học Xã hội.

74.


Lê Thi (2004), Chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại, Nxb Khoa
học Xã hội.

75.

Lê Thi (2007), "Những cản trở đối với sự phát triển của em gái trong gia đình
Việt Nam xưa và nay", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (1), tr.3-11.

76.

Hoàng Bá Thịnh (2006), "Chuẩn mực kép và quan hệ giới", Tạp chí Tâm lý
học (11), tr.52-59.

77.

Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.

78.

Hoàng Bá Thịnh (2009), "Quan hệ giới trong cộng đồng vạn đò", Tạp chí

79.

Nghiên cứu Gia đình và Giới (2), tr.3-12.
Đỗ Thịnh (1992), "Thế giới ít đàn bà nhiều đàn ông", Tạp chí Khoa học về
Phụ nữ (1), tr.31-34.

80.


Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Kim Chương (2011), Địa lý 12, Nxb
Giáo dục Việt Nam.

81.

Lã Thu Thủy (2001), "Định kiến xã hội", Tạp chí Tâm lý học (8), tr.50-52, 59.

82.

Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1999), Tâm lý học đại cương, Nxb
Giáo dục.

83.

Vũ Thế Thường (2006), "Nỗi đau tinh thần của người phụ nữ có chồng, con
nghiện ma túy", Tạp chí Tâm lý học (7), tr.16-21.

84.

Nguyễn Linh Trang (2006), "Định kiến và phân biệt đối xử của khách hàng
đô thị đối với phụ nữ nông thôn bán hàng rong", Tạp chí Tâm lý học (11),
tr.16-25.

85.

Vương Cường Tráng (1993), "Trung Quốc SOS: 70 triệu trai không vợ chỉ vì
chế độ hạn chế sinh đẻ hay là hậu quả của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”,
Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (2), tr.28, 60.


86.

Trung ương hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đề án tuyên truyền và phát huy
các phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, 2012.

87.

Trí Tuệ (2003), Đạo trị gia, Nxb Mũi Cà Mau.

88.

Lê Thị Nhâm Tuyết (1973), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học
Xã hội.

89.

Lê Thị Nhâm Tuyết (1990), "Cần phân biệt đối xử (nam nữ) để giành quyền
bình đẳng cho phụ nữ", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (2), tr.22-25.

90.

Lê Thị Nhâm Tuyết (2005), Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trên thềm thế kỷ
XXI, Nxb Thế giới.


91.

Lê Ngọc Văn (1999), "Phân công lao động theo giới – một số vấn đề đặt ra",
Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (2), tr.17-22.


92.

Tân Việt (2007), Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, Nxb Văn hoá
Thông tin.

93.

Trần Thị Vinh (1992), "Quốc triều hình luật và lệ làng xã đối với phụ nữ trong
xã hội việt nam cổ truyền", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (3), tr.5-6.

94.

Trần Thị Vinh (1993), "Hoàng việt luật lệ đối với người phụ nữ trong xã hội
việt nam cổ truyền", Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (1), tr.11-12.

95.

Trần Quốc Vượng (2000), Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc.

96.

Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam: Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn
hóa Dân tộc.

97.

Lê Hữu Xanh (1999), Tâm lý nông dân Đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay, Nxb Chính trị
Quốc gia.


98.

Hải Yến (2007), "Ảo tưởng tự tôn của phái mạnh", Tạp chí Phụ nữ (10), tr.22.

99.

Ủy ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc - UNFPA (2000), Sổ tay sức khoẻ sinh sản
gia đình, Nxb Y học, Hà Nội.

100. Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2004), Giới trong chính
sách công, Dự án VIE 01-015-01, Hà Nội.
101. World bank (2001), Đưa vấn đề giới vào phát triển, Nxb Văn hóa Thông tin.
Tiếng Anh:
102. Vu Phuong Anh (2008), Gender stereotypes in story textbooks for primary
school students in Vietnam, University of Oslo.
103. Margaret L. Andersen (1997), Thinking about women: Sociological
perspectives on sex and gender, Fourth Edition, Allyn and Bacon publishing
house
104. Kamla Bhashin (2000), “What is patriarchy?”, Kali for women publishing
house.
105. Angharad N. Valdivia, Jo Ellen Fair, Rashmi Luthra, Sadra Whitworth (2000),
Image of women in Routledge international encyclopedia of women, New
York and London (3), pp.1099 -1106.
106. Shawn Meghan Burn (1996), The social psychology of gender, Inc
publishing house.
107. David O.Sears, Letitia Anne Peplau, Jonathan L.Freedman, Shelley E. Taylor
(1988), Social psychology, Prentice Hall, New Jersey.




×