Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------  ------

LÊ THỊ THU HOÀI

NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG
CÂU HỎI TU TỪ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2013

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------  ------

LÊ THỊ THU HOÀI

NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG
CÂU HỎI TU TỪ TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: 1- TS. LÊ ĐÔNG
2- GS.TS. VŨ ĐỨC NGHIỆU

HÀ NỘI – 2013
2

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Mở đầu

1

1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3

3.

Mục đích và nhiệm vụ của luận án


5

4.

Những đóng góp của luận án

6

5.

Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu

8

6.

Bố cục của luận án

9

Chương 1: Hỏi và câu hỏi tu từ - Những vấn đề lý thuyết liên quan

12

1.1. Câu hỏi và câu hỏi tu từ

12

1.1.1.


Câu hỏi tu từ và hệ thống phân loại câu hỏi tiếng Việt

12

1.1.2.

Những quan niệm về câu hỏi tu từ

16

1.1.3.

Câu hỏi tu từ - những nghiên cứu và những vấn đề tồn tại

17

1.2. Lý thuyết hành động ngôn từ và hành động hỏi

24

1.2.1.

Lý thuyết hành động ngôn từ

24

1.2.2.

Hành động trực tiếp và hành động gián tiếp


27

1.2.3.

Hành động hỏi và câu hỏi

28

1.3. Tình thái trong ngơn ngữ

31

1.3.1.

Khái niệm tình thái

31

1.3.2.

Các kiểu ý nghĩa tình thái

34

1.4. Lập luận trong ngôn ngữ

38

1.5. Đa thanh trong ngôn ngữ


40

1.6. Tiểu kết

43

Chương 2: Thành tố hỏi trong câu hỏi tu từ

45

2.1. Những khuôn hỏi thƣờng gặp trong câu hỏi tu từ

45

2.1.1.

Các kiểu cấu trúc hỏi cơ bản của câu hỏi tu từ có giá trị khẳng
định

45

3

TIEU LUAN MOI download :


2.1.2.

Các kiểu cấu trúc hỏi cơ bản của câu hỏi tu từ có giá trị phủ
định


51

2.1.3.

Câu hỏi tu từ được cấu tạo bởi những cấu trúc hỏi đặc biệt

61

2.2. Ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ

62

2.2.1.

Cơ chế và điều kiện hình thành ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ

64

2.2.2.

Những bằng chứng về sự tồn tại ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ

71

2.3. Chất vấn – một chiến thuật đối thoại của câu hỏi tu từ

81

2.4. Thành tố hỏi trong câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh


85

2.4.1.

Đại từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh

85

2.4.2.

Sự khác biệt về tình thái hỏi trong câu hỏi tu từ và câu hỏi
chính danh

91

2.5. Tiểu kết

93

Chương 3: Mệnh đề ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ

95

3.1. Đặc trƣng ngữ cảnh của câu hỏi tu từ

95

3.2. Cơ chế hình thành các mệnh đề ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ


107

3.3. Các chủ thể ý kiến trong câu hỏi tu từ

117

3.3.1.

Câu hỏi tu từ có phải là những phát ngơn đa thanh điển hình?

117

3.3.2.

Các chủ ngơn trong câu hỏi tu từ

122

3.4. Tình thái đánh giá ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ

129

3.4.1.

Đặc trưng tình thái đánh giá ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ

129

3.4.2.


Các phương tiện ngôn ngữ tham gia vào việc thể hiện những
đánh giá tình thái trong câu hỏi tu từ

133

3.5. Tiểu kết

149

Chương 4: Câu hỏi tu từ trong hoạt động giao tiếp

151

4.1. Câu hỏi tu từ dƣới góc độ lý thuyết hành vi ngơn ngữ

151

4.2. Câu hỏi tu từ với chức năng biểu hiện các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

153

4.2.1.

Câu hỏi tu từ thực hiện chức năng bác bỏ

154

4.2.2.

Câu hỏi tu từ thực hiện chức năng từ chối hay chấp thuận gián

tiếp

162

4

TIEU LUAN MOI download :


4.2.3.

Câu hỏi tu từ thực hiện chức năng phản bác trước những hành
động, việc làm của người khác

163

4.2.4.

Trong những ngữ cảnh nhất định, câu hỏi tu từ có thể thực hiện
một số hành động gián tiếp khác

165

4.2.5.

Câu hỏi tu từ có thể đồng thời thực hiện những hành động gián
tiếp khác nhau

168


4.3. Câu hỏi tu từ với chức năng lập luận trong ngôn ngữ

170

4.4. Câu hỏi tu từ - một đặc trƣng văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt

176

4.5. Tiểu kết

178

Kết luận

180

Danh mục cơng trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án

184

Nguồn ngữ liệu phục vụ nghiên cứu của luận án

185

Tài liệu tham khảo

187

5


TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mấy chục năm trở lại đây, nhân tố con người trong ngôn ngữ trở thành
mối quan tâm đặc biệt của ngôn ngữ học và của một số lĩnh vực khoa học khác quan
tâm đến ngôn ngữ như là một đối tượng, một nhân tố trong quá trình giải quyết
nhiệm vụ của mình như: logic học, triết học, tâm lý học … Xu hướng đó mở ra
những tiền đề thúc đẩy, đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn hàng loạt các
hiện tượng ngôn ngữ, và câu hỏi là một trong những đối tượng đã được nhiều nhà
ngôn ngữ học quan tâm. Trước hết, bởi nó là một dạng hành vi ngơn ngữ phổ biến
trong giao tiếp và nhận thức, trong đó có những kiểu câu gắn liền với những vai trị
mang tính ổn định cao trong giao tiếp cũng như trong đối thoại. Những câu hỏi, mà
ở đây chúng tôi gọi là câu hỏi tu từ, là một trong những đối tượng quan tâm và cần
được quan tâm như thế.
Câu hỏi tu từ là một trong những loại câu xuất hiện đặc biệt phổ biến trong
giao tiếp hàng ngày và trong cả những phạm vi phong cách chức năng khác của
ngôn ngữ, chẳng hạn như, trong các tác phẩm văn học, trong các văn bản mang tính
nghị luận, chính luận … Dĩ nhiên, tần số xuất hiện của chúng trong các văn bản cụ
thể còn phụ thuộc vào chiến lược lựa chọn các hình thái biểu hiện của từng cá nhân
và các nhân tố khác của tình huống giao tiếp. Song, điều đó cũng đủ nói lên rằng,
những dạng câu hỏi như vậy có một vai trị quan trọng trong hiện thực giao tiếp.
Cao Xuân Hạo, trong một khảo cứu về ngữ pháp chức năng tiếng Việt, đã cho
chúng ta những con số có ý nghĩa, dù rằng đó chỉ là những số liệu trong khuôn khổ
một tác phẩm văn học của một tác giả: “… mức thông dụng của loại câu này vƣợt
xa các loại câu có giá trị ngơn trung gián tiếp khác. Trong truyện Kiều có 374 câu
có hình thức nghi vấn thì có tới 229 câu có giá trị phủ định, chỉ có 125 câu là câu
hỏi chính danh. Cũng trong truyện Kiều, có 339 câu có giá trị phủ định thì chỉ có
110 câu có hình thức phủ định (có dùng vị từ phủ định nhƣ: khơng, chƣa, chẳng),

cịn lại (229 câu) là những câu nghi vấn. Số câu nghi vấn có giá trị khẳng định là
20”. [28;404]
1

TIEU LUAN MOI download :


Những câu hỏi như vậy, mặc dù hình thức cấu tạo và các đặc trưng ngữ
nghĩa – ngữ dụng cụ thể của chúng ở mỗi một ngơn ngữ có thể không giống nhau
nhưng cũng đủ là một hiện tượng phổ biến ở nhiều ngơn ngữ, thậm chí có thể nói là
ở tất cả các ngôn ngữ. Sự phổ biến, phổ quát của hiện tượng này có thể ẩn giấu
những cơ chế chung đáng quan tâm trong mối quan hệ tương tác giữa đối thoại –
hỏi – và các giá trị khẳng định, phủ định. Việc nghiên cứu các câu hỏi tu từ, khơng
chỉ là một ơ trống địi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn và sâu hơn mà cịn góp
phần vào việc nghiên cứu những hoạt động ứng dụng của ngôn ngữ như: xử lý từ
điển, rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp kể cả từ phía người lập mã và giải
mã, tạo cơ sở cho những nghiên cứu đối chiếu và phục vụ cho công tác dạy và học
ngoại ngữ…
Không những thế, ẩn đằng sau những những nhiệm vụ ứng dụng trực tiếp đó
là hàng loạt những vấn đề lý thuyết mà ngôn ngữ học đang quan tâm. Việc nghiên
cứu các câu hỏi tu từ có thể góp phần soi sáng ở những mức độ khác nhau về vấn đề
các hành vi ngôn ngữ, liên hệ giữ đối thoại – tình thái và tính thái hóa; tác động của
những nhân tố ngữ dụng đến sự hình thành câu; vấn đề miêu tả câu về phương diện
ngữ nghĩa – ngữ dụng, các kết cấu ngữ pháp hiểu theo tinh thần của ngôn ngữ học
tri nhận, trước hết là tinh thần của Fillmore; trong một chừng mực nhất định, đó cịn
là vấn đề của ngữ pháp văn bản.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, nếu như các câu hỏi chính danh, câu
cầu khiến, … ở hình thái và chức năng được coi là điển hình và được nghiên cứu
chuyên sâu như là một đối tượng riêng biệt thì các câu hỏi tu từ lại mới chỉ được
chú ý tới quá ít. Các sách ngữ pháp chỉ dành cho chúng một số lượng trang rất ít ỏi

hoặc thậm chí chỉ một vài dịng chú thích. Trong đó các nghiên cứu về phương diện
ngữ nghĩa – ngữ dụng cũng mới chỉ là bước đầu. Tình hình như vậy có lẽ là do, một
thời gian dài ngôn ngữ học chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các hiện tượng ngôn
ngữ “chuẩn tắc” gắn với phạm vi xác lập các quy tắc ngữ pháp của các cấu trúc
ngơn ngữ mà ít chú ý đến bình diện giao tiếp; lại càng ít chú ý đến những hiện
tượng, mà theo cách tiếp cận đó, ít nhiều nằm ở ngoại biên, thậm chí là ngoại lệ của
ngữ pháp học.
2

TIEU LUAN MOI download :


Còn các nghiên cứu ngữ dụng, cho đến hiện nay, vẫn còn chủ yếu bị hút vào
hàng loạt nhiệm vụ lý thuyết phức tạp, xây dựng và hoàn thiện bộ máy khái niệm
của nó, thành ra cũng khơng quan tâm đủ chi tiết và cụ thể tới các câu hỏi tu từ.
Những kiểu câu như vậy bị chìm vào cả một bể những hiện tượng gọi là hành vi
ngôn ngữ gián tiếp mà hình thái, tính chất, cơ chế hình thành rất khác nhau. Vì vậy,
trong nhiều cơng trình, các câu hỏi tu từ cũng chỉ là một nhóm tư liệu có thể được
xem xét đến và cũng chỉ ở mức độ minh họa cho một luận điểm lý thuyết nào đó,
thậm chí có khi cịn ít được nhắc tới hơn so với các hiện tượng khác.
Với tất cả những lý do nên trên, chúng tôi thấy đã đến lúc dành sự quan tâm
thích đáng cho nhóm những câu hỏi này. Chúng tôi hy vọng, đề tài được thực hiện
sẽ cho chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn về các câu hỏi tu từ trong tiếng Việt; góp
phần vào việc nghiên cứu Việt ngữ học nói riêng và ngơn ngữ học nói chung.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong các tài liệu nghiên cứu hiện nay, thuật ngữ câu hỏi tu từ (rhetorical
questions) có thể được hiểu theo những nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo đó, câu hỏi
tu từ theo nghĩa rộng, hay còn được gọi là câu nghi vấn tu từ học, “là những câu
nghi vấn không cần sự trả lời”. Có nghĩa là, chúng là những câu có hình thức hỏi
nhưng lại khơng địi hỏi cung cấp thông tin, chúng mang những giá trị ngôn trung

khác, thực hiện những hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác. Cịn câu hỏi tu từ theo
nghĩa hẹp - cũng chính là đối tượng mà chúng tôi quan tâm - là những câu mang
những đặc điểm chung cơ bản sau:
- Có hình thức nghi vấn,
- Bao giờ cũng ngầm ẩn một nội dung phán đoán khẳng định hay phủ định,
- Nếu câu có chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung khẳng định mệnh đề tƣơng
ứng, và ngƣợc lại, nếu câu khơng chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung phủ định
mệnh đề tƣơng ứng.
Tuy nhiên, ngay cả bản thân nhóm câu hỏi mà chúng tơi xác định là đối
tượng nghiên cứu này cũng có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng, chẳng
hạn như: câu bác bỏ, câu hỏi – khẳng định, câu hỏi – phủ định, câu nghi vấn tu từ
3

TIEU LUAN MOI download :


học, câu hỏi giả, câu hỏi tu từ, câu nghi vấn có giá trị khẳng định hay phủ định …
Về khía cạnh thuật ngữ, chúng tơi sẽ có dịp nói tới trong một phần tương thích. Ở
đây tạm thời chỉ lưu ý rằng, đó là những câu được cấu tạo nhờ các phương tiện hỏi
để tạo thành những kiểu cấu trúc, ngầm ẩn những nội dung, thái độ đánh giá khẳng
định hay phủ định, theo những quy luật tương ứng, ổn định, kiểu như những câu
sau:
A- 1. Tơi có đánh nó đâu?
2. Ai mà biết đƣợc?
3. Viết thế thì hay làm sao đƣợc?
4. Tơi nói thế bao giờ?
B- 5. Ớt nào là ớt chẳng cay?
6. Ai mà chẳng biết?
7. Học thế làm gì mà chẳng giỏi?
8. Nó chẳng mua sách mua vở cho con ơng đó sao?

Đặc điểm đầu tiên mà chúng ta có thể thấy ở những phát ngơn trên là chúng
có hình thức nghi vấn. Rõ ràng là, trong câu ln có sự xuất hiện của các đại từ nghi
vấn như: ai, gì, nào, sao, mấy, bao nhiêu, khi nào, bao giờ… hay những những danh
ngữ có định tố nghi vấn gì, nào; những khn hỏi đã được quy chế hóa, chẳng hạn
như: có ... đâu, nào … có … (đâu), chẳng … là gì/đó sao…; hay những ngữ đoạn
chứa yếu tố hỏi tính thái hóa kiểu như: đời thủa nào, tội gì, mấy nỗi… Chính đặc
điểm này khiến chúng được xếp vào nhóm những câu hỏi. Tuy nhiên cái giá trị hỏi
trong câu dường như bị lu mờ. Câu được sử dụng không phải để thực hiện chức
năng hỏi, chức năng tìm kiếm thơng tin như những câu hỏi chính danh thơng
thường. Vì thế, chúng được xếp vào nhóm những câu hỏi khơng chính danh, những
câu hỏi tu từ… Đó cũng chính là lý do mà nhóm câu hỏi này thường được nhấn
mạnh là chỉ có "hình thức nghi vấn".
Đặc điểm thứ hai, rất dễ nhận thấy là, những câu hỏi này thường ngầm ẩn
một nội dung phán đoán khẳng định hoặc phủ định. Một người mà tiếng Việt được
coi là ngơn ngữ mẹ đẻ thì sẽ dễ dàng cảm nhận được cái đích mà các phát ngôn trên
hướng đến không phải là một câu hỏi cần trả lời hay cần cung cấp thông tin mà sẽ
4

TIEU LUAN MOI download :


nắm bắt được ngay sự đánh giá ngầm ẩn mà người nói thực hiện, và sự đánh giá này
được thể hiện thông qua những mệnh đề khẳng định hoặc phủ định. Đó là:
A- 1. Tơi khơng đánh nó.
2. Khơng ai biết đƣợc.
3. Viết nhƣ thế thì khơng thể hay đƣợc.
4. Tơi khơng (bao giờ) nói thế.
B- 5. Ớt nào cũng cay. (Tất cả các loại ớt đều cay)
6. Ai cũng biết. (Tất cả mọi người đều biết)
7. Học như thế chắc chắn giỏi.

8. Nó đã mua sách vở cho con ông.
Và đặc điểm cuối cùng, cũng là một đặc điểm hết sức thú vị của nhóm những
câu hỏi này, đó là câu có chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung khẳng định mệnh
đề tương ứng; và ngược lại, câu không chứa từ phủ định lại ngầm ẩn nội dung phủ
định mệnh đề tương ứng. Đặc điểm này đã được chúng tơi đánh dấu bằng cách phân
chia hai nhóm câu hỏi (A) và (B). Nhóm (A) là nhóm những câu hỏi mà khơng có
sự hiện diện của các tác tử phủ định (không, chƣa, chẳng, chả) nhưng nội dung
ngầm ẩn lại mang ý nghĩa phủ định. Ngược lại, nhóm (B) là những câu hỏi mà các
tác tử phủ định xuất hiện trong cấu trúc câu, nhưng khi đó mệnh đề ngầm ẩn của
chúng lại mang ý nghĩa khẳng định. Điều này đã được Sadock thể hiện rất ngắn gọn
và chuẩn xác trong định nghĩa của ơng về nhóm những câu hỏi này là chúng “có lực
ngơn trung là một sự xác nhận về cực đối lập với cái mà câu hỏi thể hiện”[83].
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Sự xuất hiện phổ biến của những câu hỏi tu từ trong giao tiếp và trong nhiều
loại văn bản chức năng khác nhau đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều các
nhà Việt ngữ học như: Trần Trọng Kim, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến,
Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dân… Tuy nhiên, khi khảo sát các
câu hỏi tu từ này các tác giả thường chỉ dừng lại ở việc nêu lên một số nhận xét hết
sức chung chung về đặc điểm hình thức và nội dung của chúng như: có hình thức
hỏi nhưng nội dung thực chất là khẳng định hay phủ định một điều gì đó; có tính
5

TIEU LUAN MOI download :


biểu cảm cao… Riêng về mặt ý nghĩa, các câu hỏi tu từ thường được thuyết giải
bằng một câu tường thuật tương ứng hoặc nếu chi tiết hơn, thì được gắn với phạm
vi bác bỏ hay phủ định siêu ngôn ngữ. Theo suy nghĩ của chúng tôi, những nhận xét
này đều đúng nhưng chúng vẫn chỉ là những nhận xét rất khái qt, tùy cảm nhận
của từng người, khơng có hệ thống, do đó, chưa cho phép nhìn nhận được một cách

thấu đáo bản chất của đối tượng.
Chính vì vậy mà lấy đối tượng là nhóm những câu hỏi tu từ này, luận án sẽ
hướng đến việc miêu tả một cách cụ thể, cho chúng ta một cái nhìn tồn diện hơn,
hệ thống hơn từ các đặc điểm hình thức đến các đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng
của câu hỏi tu từ, và từ đó sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ thống nhất giữa hình thức
và nội dung của các kiểu câu hỏi này, cũng như một số hiệu quả giao tiếp độc đáo
của chúng. Để thực hiện được điều này chúng tôi sẽ tiến hành các nghiên cứu cụ
thể sau:
- Tìm hiểu các đặc điểm về cơ cấu tổ chức hình thức của các câu hỏi tu từ trong
tiếng Việt trên cơ sở tổng kết những kiểu cấu trúc câu hỏi tu từ thường gặp trong
giao tiếp và trong các loại văn bản chức năng khác.
- Thử xác lập cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng chung của các câu hỏi tu từ; đi sâu
khảo sát những thành phần cơ bản của cấu trúc đó, cương vị và mối quan hệ giữa
chúng với nhau trong một chỉnh thể.
- Qua đó, tìm hiểu cơ chế hình thành của kiểu câu hỏi tu từ này, sự tác động mang
tính quy luật của các nhân tố ngữ dụng đến sự hình thành chúng, cũng như các kiểu
hồn cảnh ngữ dụng điển hình của chúng.
- Và cuối cùng, luận án sẽ tiến hành khảo sát các chức năng của câu hỏi tu từ trong
hoạt động giao tiếp; từ những chức năng trong việc thực hiện các hành vi ngôn ngữ
gián tiếp đến chức năng trong việc tạo lập văn bản và diễn ngơn.
4. Những đóng góp của luận án
Câu hỏi ln là nhóm đối tượng được rất nhiều các tác giả quan tâm, tuy
nhiên hầu như các tác giả cho đến nay chỉ chú ý đến câu hỏi với tư cách là một hành
vi ngôn ngữ tại lời cơ bản hay nói cách khác là họ mới chỉ quan tâm đến nhóm
6

TIEU LUAN MOI download :


những câu hỏi chính danh, cịn những câu hỏi khơng chính danh thì gần như chưa

được quan tâm một cách thỏa đáng, mặc dù trên thực tế những câu hỏi loại này
chiếm một số lượng không hề nhỏ trong ngôn ngữ nói cũng như ngơn ngữ viết. Câu
hỏi tu từ là một trong những kiểu câu hỏi khơng chính danh như vậy. Chính vì thế
mà đề tài mà chúng tơi thực hiện ở đây sẽ mang một ý nghĩa khoa học và thực tiễn
nhất định.
Có thể nói đến đóng góp đầu tiên của luận án là góp phần vào việc nghiên
cứu một cách có hệ thống và tồn diện về một kiểu loại phát ngôn phổ biến trong
tiếng Việt mà cho đến nay chưa được quan tâm một cách thích đáng. Những nghiên
cứu tập trung vào những đối tượng cụ thể như thế này thực sự đang là những đòi hỏi
chính đáng của ngành Việt ngữ học
Loại câu hỏi này xuất hiện ở nhiều ngôn ngữ khác nhau và đều có đặc điểm
chung cơ bản về nội dung, ý nghĩa, về kiểu quan hệ tương ứng giữa hình thức và
nội dung. Điều trùng hợp này đặt ra một câu hỏi về khả năng tồn tại những quy
luật trong quá trình tư duy và sử dụng ngơn ngữ. Việc tìm hiểu những quy luật này
sẽ góp phần và việc nghiên cứu khơng chỉ một loại câu trong tiếng Việt mà cịn
góp phần vào những nghiên cứu ngơn ngữ học nói chung và ngơn ngữ học đối
chiếu nói riêng.
Nghiên cứu nhóm câu hỏi này có thể cho chúng ta thấy được vai trò của
những nhân tố thuộc phạm vi giao tiếp ngữ dụng đối với sự hình thành cấu trúc ngữ
nghĩa của câu. Nó cũng góp thêm những cứ liệu hữu ích cho việc nghiên cứu những
vấn đề rộng hơn đang được ngôn ngữ học, đặc biệt là ngữ dụng học và các khuynh
hướng ngữ nghĩa – chức năng khác quan tâm như: nghiên cứu các hành vi ngôn
ngữ, nghiên cứu nội dung ngầm ẩn và cơ chế hình thành nó trong phát ngơn, nghiên
cứu các hiện tượng tình thái, hiện tượng đa thanh …
Câu hỏi tu từ có những giá trị giao tiếp riêng và hoạt động rộng rãi trong
nhiều phong cách ngơn ngữ khác nhau. Vì thế, việc nghiên cứu sẽ góp phần vào
việc tìm hiểu những giá trị giao tiếp độc đáo của chúng, từ đó phục vụ cho việc phát
triển kỹ năng giao tiếp, tạo cơ sở cho công tác dạy và học ngoại ngữ cũng như một
số các công việc ứng dụng khác như xây dựng từ điển, dịch máy…
7


TIEU LUAN MOI download :


5. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

 Nguồn tƣ liệu:
Ngữ liệu nghiên cứu được khai thác từ những nguồn chính sau đây:
- Tư liệu được lấy từ một số văn bản thuộc những thể loại khác nhau như: các tác
phẩm văn học (truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký…), thơ ca, ca dao, hay các loại báo,
tạp chí.
- Tư liệu còn là những ghi chép và quan sát riêng của chúng tơi trong thực tế giao
tiếp tiếng Việt.
Vì đây là một đề tài nghiên cứu phát ngôn trong hoạt động giao tiếp trên
nhiều bình diện khác nhau, đặc biệt là bình diện ngữ nghĩa – ngữ dụng nên nguyên
tắc thu thập tư liệu của chúng tôi là không chỉ xuất phát đơn thuần từ một phát ngôn
đơn lẻ, riêng biệt mà cần phải đặt phát ngơn đó trong một ngữ cảnh giao tiếp rộng.
Những ngữ cảnh rộng như vậy cho phép chúng tôi quan sát các điều kiện ngữ cảnh
cần yếu cho sự hoạt động của câu hỏi tu từ, nguồn gốc hình thành các thành phần
thơng tin trong nội dung mệnh đề của chúng, tính tương tác trong đối thoại được
phản ánh vào phát ngơn… Nhờ đó, chúng tơi có thể phân tích và mơ tả đầy đủ hơn
ý nghĩa, chức năng và hoạt động của chúng. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp,
các ngữ liệu hoặc là phải tóm lược sơ qua tình huống hội thoại; hoặc là phải đặt nó
trong một chuỗi những đối thoại, bao gồm cả những kích thích, phản ứng liên đới.



Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đây là một luận án nghiên cứu theo hướng phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng,


nên nó địi hỏi các phương pháp nghiên cứu thích hợp, đặc thù. Khác với những
nghiên cứu ngữ pháp học hay ngôn ngữ học truyền thống, ở đó người nghiên cứu
chỉ tập trung vào việc miêu tả, phân tích đối tượng trong một hệ thống kín theo một
tập hợp các tiêu chí hình thức của ngơn ngữ, thì việc nghiên cứu đối tượng trên bình
diện ngữ nghĩa – ngữ dụng đòi hỏi người nghiên cứu phải quan sát đối tượng trong
các tình huống phát ngơn cụ thể. Chúng ta biết rằng, các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ
dụng phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố khả biến ngồi ngơn ngữ, và thường là

8

TIEU LUAN MOI download :


những thông tin ngầm ẩn được đan bện với nhau ở nhiều tầng bậc trong phát ngơn.
Chính vì vậy, để phân tích được các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi tu
từ, chúng tôi phải sử dụng các phương pháp phân tích ngữ cảnh, phân tích hồn
cảnh phát ngơn. Những phương pháp này địi hỏi người nghiên cứu phải dựa trên
các nhân tố như: người nói, người nghe, mục đích giao tiếp, vốn tri thức nền, các
thao tác tư duy, lập luận… Trên cơ sở đó, chúng tơi sẽ vừa tiếp tục phân tích vừa
trực tiếp kiểm chứng kết quả thông qua các thủ pháp nghiên cứu khác nhau như: cải
biến, thay thế, so sánh, xây dựng giả thiết, …
Khi thực hiện các phương pháp và thủ pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng
như đã nêu ở trên, chúng tôi cũng phối hợp linh hoạt giữa những thao tác nghiên
cứu cụ thể; 1- Trước hết, phải quan sát các câu hỏi tu từ một cách khách quan, tỉ mỉ
trong một ngữ cảnh giao tiếp đủ rộng để có thể nhận biết được các đặc trưng về ngữ
cảnh và các mối tương tác với những phát ngôn trước và sau nó. 2- Thực hiện các
thao tác phân tích, tổng hợp dựa trên trực giác ngơn ngữ học của người nghiên cứu
để nhận biết các đặc trưng chung mang tính quy luật chế định sự hình thành và hoạt
động của các câu hỏi tu từ. 3- Thực hiện các thủ pháp kiểm chứng thực nghiệm và
các công cụ miêu tả ngơn ngữ học một cách có định hướng nhằm kiểm chứng và

loại bỏ những nhân tố thứ yếu, ngẫu nhiên hay mang tính cá nhân, chủ quan.
Bên cạnh đó, đề tài cịn kết hợp sử dụng một số thao tác thường ứng dụng
trong phân tích diễn ngơn nhằm hướng đến mục đích chỉ ra các chức năng của câu
hỏi tu từ trong hoạt động giao tiếp mà cụ thể là trong các diễn ngơn và cấu tạo văn
bản.
Ngồi những phương pháp và thủ pháp ngôn ngữ học nêu trên, khi phân tích
các sự kiện, vấn đề mà đối tượng luận án đặt ra, qui trình diễn dịch và quy nạp cũng
sẽ được chúng tôi cố gắng sử dụng hợp lý để đem lại những kết quả đáng tin cậy.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được bố cục thành 4 chương như
sau:
9

TIEU LUAN MOI download :


Chương 1: Hỏi và câu hỏi tu từ - Những vấn đề lý thuyết liên quan
Ở chương này, chúng tôi tập trung vào một số vấn đề lý thuyết. Đây là những
vấn đề sẽ làm cơ sở và nền tảng cho những nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện ở
những chương tiếp theo. Cụ thể là:
1.1. Câu hỏi và câu hỏi tu từ
1.2. Lý thuyết hành động ngôn từ và hành động hỏi
1.3. Tình thái trong ngơn ngữ
1.4. Lập luận trong ngôn ngữ
1.5. Đa thanh trong ngôn ngữ
Chương 2: Thành tố hỏi trong câu hỏi tu từ
Các nhà ngôn ngữ học từ trước đến nay vẫn xem yếu tố hỏi trong câu hỏi tu
từ chỉ mang tính hình thức mà khơng có giá trị về mặt nội dung. Xuất phát điểm từ
những nhận định này, chúng tôi muốn chứng minh sự tồn tại của ý nghĩa hỏi trong
câu hỏi tu từ là có giá trị, có mục đích, chúng có những chức năng nhất định trong

việc hình thành các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi tu từ. Từ đó chúng
tơi có thể chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa các thành tố hỏi trong câu hỏi
tu từ và câu hỏi chính danh.
2.1. Nhƣng khn hỏi thƣờng gặp trong câu hỏi tu từ
2.2. Ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ
2.3. Chất vấn – một chiến thuật đối thoại của câu hỏi tu từ
2.4. Thành tố hỏi trong câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh
Chương 3: Mệnh đề ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ
Trong chương này, chúng tôi sẽ đề cập đến một trong những thành tố ngữ
nghĩa – ngữ dụng cơ bản của câu hỏi tu từ, đó là các mệnh đề (khẳng định và phủ
định) ngầm ẩn. Cụ thể là, chúng tôi tập trung vào việc xác định cơ chế cũng như các
nhân tố tác động đến quá trình hình thành và khả năng hoạt động của các mệnh đề
ngầm ẩn này.
3.1. Đặc trƣng ngữ cảnh của câu hỏi tu từ
3.2. Cơ chế hình thành các mệnh đề ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ
10

TIEU LUAN MOI download :


3.3. Các chủ thể ý kiến trong câu hỏi tu từ
3.4. Tình thái đánh giá ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ
Chương 4: Câu hỏi tu từ trong hoạt động giao tiếp
Trong chương 4 này, chúng tôi sẽ tập trung đến những chức năng trong hoạt
động giao tiếp của câu hỏi tu từ; từ chức năng giao tiếp của phát ngôn đến chức
năng trong tạo lập văn bản và diễn ngôn. Cụ thể như sau:
4.1. Câu hỏi tu từ dƣới góc độ lý thuyết hành vi ngơn ngữ
4.2. Câu hỏi tu từ với chức năng biểu hiện các hành vi ngôn ngữ gián tiếp
4.3. Câu hỏi tu từ với chức năng lập luận trong ngôn ngữ
4.4. Câu hỏi tu từ - Một đặc trƣng văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt


11

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 1: HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1. Câu hỏi và câu hỏi tu từ
1.1.1. Câu hỏi tu từ và hệ thống phân loại câu hỏi tiếng Việt
Mục đích chúng tơi đặt ra ở phần này là muốn có một cái nhìn tổng quát về
câu hỏi nói chung và câu hỏi tu từ nói riêng, về vị trí của nhóm những câu hỏi tu từ
này trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt; từ đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về đối tượng
nghiên cứu cũng như xác định rõ hơn mục tiêu và ý nghĩa của luận án. Để thực hiện
được điều này chúng tôi muốn biết các nhà Việt ngữ học từ trước đến nay đã dành
cho câu hỏi tu từ một vị trí, một chỗ đứng như thế nào trong bảng phân loại các câu
nghi vấn.
Có thể tổng kết lại quá trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung và
câu nghi vấn nói riêng thì các nhà ngơn ngữ học nhìn chung chịu ảnh hưởng của hai
quan điểm. Một là quan điểm truyền thống, miêu tả, phân loại câu hỏi dự trên tiêu
chí hình thái – cú pháp. Có thể kể ra nhưng tác giả tiểu biểu như: Nguyễn Kim Thản
(1975, 1997), Hồ Lê (1979), Hoàng Trọng Phiến (1980), Nguyễn Phú Phong
(1994), Diệp Quang Ban (1989, 1998) ... Hai là miêu tả và phân loại câu hỏi theo
quan điểm ngữ dụng, dưới ánh sáng của lý thuyết hành động ngôn từ và lý thuyết
hội thoại như các tác giả Lê Đông (1994, 1996), Cao Xuân Hạo (1991, 2004) ...
Theo cách phân loại truyền thống, câu hỏi trong tiếng Việt thường được chia
làm ba loại dựa trên các dấu hiệu hình thức – cú pháp của chúng. Đó là:
a/ Câu hỏi tồn bộ (câu hỏi chung/câu hỏi tổng qt): thơng tin cần hỏi liên quan
đến giá trị thật của toàn bộ nội dung mệnh đề. Câu hỏi tồn bộ được hình thành từ
câu kể nhờ một số cách thức sau:

-

Thêm vào cuối câu kể một số ngữ thái từ chuyên dụng như à, ƣ, chăng, chắc,
chứ, đấy à, đấy ƣ ...

-

Thêm có hoặc đã vào trước thành phần vị ngữ và thêm không hoặc chƣa vào
cuối câu kể.

-

Thêm cụm từ hỏi (có) phải khơng hoặc (có) đƣợc khơng vào cuối câu kể.
12

TIEU LUAN MOI download :


b/ Câu hỏi bộ phận (câu hỏi riêng/câu hỏi chuyên biệt): Thông tin cần hỏi chỉ liên
quan đến một bộ phận của câu. Để hình thành dạng câu hỏi này, các đại từ nghi vấn
(ai, bao giờ, khi nào, ở đâu, thế nào, tại sao…) được sử dụng để thay thế cho một
thành phần của câu.
c/ Câu hỏi lựa chọn (câu hỏi hạn định/câu hỏi song tuyển): Người hỏi đặt câu hỏi
nhằm mục đích yêu cầu người trả lời lựa chọn một trong số các thành phần cho sẵn
trong câu hỏi. Dạng câu hỏi này được hình thành với việc sử dụng các liên từ hay,
hay là. Để tạo nên câu hỏi loại này có những cách thức sau:
-

Hai từ hoặc hai cụm từ tạo nên sự lựa chọn được nối với nhau bằng liên từ hay,
hay là.


-

Sử dụng từ hỏi sao, có thể đi kèm hoặc khơng với từ hay sau câu phủ định.

-

Từ hoặc cụm từ được hỏi được đặt giữa có và hay khơng, đã và hay chƣa, có
phải và khơng, đã phải và chƣa.
Có thể thấy, trong cách phân loại câu hỏi truyền thống này, các nhà Việt ngữ

học đã khơng dành một vị trí nào cho câu hỏi tu từ. Điều này cũng không quá khó
hiểu vì nhìn chung các câu hỏi tư từ có cấu trúc và cách thức tổ chức ngôn ngữ
không khác so với các câu hỏi chính danh kể trên. Cái khác là nằm trong cách thức
tri nhận và điều kiện ngữ cảnh của chúng. Mà cách phân loại câu hỏi truyền thống
này chỉ hoàn toàn dựa trên các đặc trưng hình thái – cú pháp của câu. Vì vậy, các
nhà ngơn ngữ học khi đó đã khơng dành cho những câu hỏi tư từ một sự quan tâm
thích đáng. Có chăng họ cũng chỉ xếp những câu hỏi này vào một dạng thức đặc
biệt của câu hỏi hay một phương thức tạo thành các ý nghĩa khẳng định và phủ định
lạ lùng nhưng đầy thú vị của tiếng Việt…
Chỉ đến khi lý thuyết hành động ngôn từ ra đời cùng với sự phát triển lớn
mạnh của bộ môn ngữ dụng học trong nghiên cứu ngơn ngữ học thì người ta mới
chú ý đến mục đích phát ngơn, đến vai trị của người nói trong giao tiếp, đến mối
quan hệ liên nhân giữa người nói và người nghe … Từ đó, các nhà ngơn ngữ học đã
có một cái nhìn khác về ngơn ngữ nói chung và câu hỏi nói riêng. Họ đã nhìn chúng
dưới góc độ hành chức, quan tâm đến sự hoạt động của chúng trong giao tiếp chứ
không chỉ dưới góc độ cấu trúc hình thức tĩnh tại, thuần túy. Do đó, việc miêu tả và
phân loại câu hỏi cũng có những thay đổi đáng kể. Một trong những tác giả tiêu
13


TIEU LUAN MOI download :


biểu của xu hướng này là Cao Xuân Hạo (2004). Ông đã dựa vào lực ngôn trung để
phân loại câu trong tiếng Việt. Theo ông, câu hỏi của tiếng Việt được chia thành các
loại như sau:
1/ Câu hỏi chính danh: là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thơng báo về một
sự tình hay về một tham tố nào đó của một sự tình được tiền giả định là hiện thực.
Câu hỏi chính danh có thể được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau tùy theo
yếu tố nghi vấn nhằm vào đâu.
a- Câu hỏi tổng quát (câu hỏi “có/khơng”): là những u cầu cho biết thực cách
(chân/ngụy) của cả một mệnh đề. Một câu hỏi về thực cách của một mệnh đề được
cấu tạo bằng cách dùng vị từ tình thái có hay đã đặt ở đầu vị ngữ và dùng vị từ
không hay chƣa đặt ở cuối câu.
b- Câu hỏi chuyên biệt: là những yêu cầu cho biết thực cách của một thành phần
cấu tạo câu (chủ ngữ/vị ngữ/bổ ngữ). Câu hỏi chuyên biệt được cấu tạo như một câu
trần thuật, với một yếu tố nghi vấn (vốn do một đại từ bất định làm nòng cốt) biểu
thị biến tố không xác định X đặt ở vị trí do chức năng cú pháp của nó quy định.
c- Câu hỏi hạn định: người hỏi hạn định giá trị của biến tố chưa xác định X trong
một phạm vi nhất định.
Bên cạnh ba loại câu hỏi “cổ điển” trên đây, Cao Xuân Hạo đã lưu ý phải kể
đến những loại câu hỏi chính danh khác dưới đây:
d- Câu hỏi siêu ngơn ngữ mở đầu bằng Có phải và kết thúc bằng không? ở giữa là
một mệnh đề trọn vẹn.
e- Câu hỏi phái sinh từ câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu là một mệnh đề trọn vẹn theo
sau là đúng khơng/(có) phải khơng/phỏng/chứ/à/ƣ/ sao/hả?
f- Câu hỏi kết thúc bằng nhỉ và nhé?
- Nhỉ : đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề và có giá trị ngơn trung như một nhận
xét, đánh giá, tiên liệu, phỏng đoán, nó báo hiệu một yêu cầu được người nghe biểu
thị sự đồng tình, chia sẻ ý kiến.

- Nhé: đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề và có giá trị ngôn trung như một lời
gợi ý, một đề nghị về một hành động sắp tới của người nói, của người nghe hay của
cả hai, nó báo hiệu một yêu cầu được người nghe tán thành để cho hành động ấy
được người nói và/hay được người nghe thực hiện.
14

TIEU LUAN MOI download :


2/ Câu hỏi có giá trị cầu khiến
Câu hỏi có giá trị cầu khiến được xác định khi người hỏi không yêu cầu người
được hỏi phải cung cấp một thông tin dưới dạng một câu trả lời giống như câu hỏi
chính danh mà mong người đối thoại thực hiện một u cầu phi ngơn từ nào đó.
3/ Câu hỏi có giá trị khẳng định
Những câu hỏi kết thúc bằng chứ gì, chứ cịn gì nữa? chứ sao? chứ ai? chứ
khơng à? có lực ngơn trung khẳng định rất rõ. Phần lớn các câu hỏi có giá trị khẳng
định đều là những câu hỏi hình thành từ các câu phủ định.
4/ Câu nghi vấn có giá trị phủ định
Câu hỏi có giá trị phủ định bao gồm hai tiểu loại sau:
a- Những câu nghi vấn có giá trị phủ định mà trong những văn cảnh nhất định và
với những thành phần từ ngữ nhất định, cũng có thể dùng như những câu hỏi chính
danh. Tuy thiên về phủ định nhưng cịn dành chỗ cho một câu trả lời theo hướng
này hay hướng khác.
b- Các câu có hình thức nghi vấn nhưng chỉ có một giá trị ngơn trung duy nhất là
phủ định, được cấu tạo theo một số phương thức nhất định (các khn hỏi ổn định)
kiểu như: (có)…đâu? Đâu (có)…? Nào (có) phải…? Đâu (có)... phải? nào …
đâu?...
5/ Câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại
Những câu nghi vấn mở đầu bằng Phải chăng, Hay là, Không biết, Biết, Liệu
hoặc kết thúc bằng chăng, không biết, nhỉ, đây, bao giờ bày tỏ một thái độ phân

vân, không quả quyết, ngờ vực, ngần ngại đối với tính chân xác của mệnh đề được
biểu thị trong câu.
6/ Câu nghi vấn có giá trị cảm thán
Đó là những câu đi kèm với các từ ngữ nghi vấn như biết mấy, biết bao, bao
nhiêu, nhƣờng nào, Sao ... thế, đã ... chƣa, có ... khơng, ...
Có thể nói, với cách phân chia này, các câu hỏi tu từ mà chúng tôi quan tâm
đã có một vị trí xác định trong hệ thống câu hỏi tiếng Việt. Những câu hỏi này có
những giá trị ngôn trung đặc trưng. Chúng trở thành một tiểu loại trong hệ thống
phân loại câu hỏi tiếng Việt. Rõ ràng là việc nhìn câu hỏi dưới góc độ ngữ dụng,
15

TIEU LUAN MOI download :


góc độ hành chức của chúng đã cho ta những phát hiện mới, những nhìn nhận mới
về câu hỏi.
Khi đã được cơng nhận một vị trí, vai trị xác định trong hệ thống ngơn ngữ
thì việc cần phải tiến hành nghiên cứu chúng một cách nghiêm túc như là một đối
tượng cụ thể, độc lập là điều nên làm và cần làm. Với lý do này chúng tôi đã quyết
định chọn nhóm câu hỏi này là đối tượng nghiên cứu của mình. Với mong muốn thử
xác lập cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng chung của chúng cũng như tìm hiểu các cơ
chế, điều kiện hình thành và cách thức hoạt động của nhóm những câu hỏi này trong
hoạt động giao tiếp.

1.1.2. Những quan niệm về câu hỏi tu từ
Như mọi người đều biết, đối với ngôn ngữ học truyền thống, khái niệm câu
hỏi tu từ thường để chỉ những câu “về hình thức là câu hỏi mà về thực chất là câu
khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc (…). Nó có dạng khơng địi hỏi câu trả lời mà
chỉ nhằm tăng cƣờng tính diễn cảm của phát ngơn” [39]; có nghĩa là đối tượng chủ
yếu được nhìn dưới góc độ phong cách học. Tuy nhiên, trong các tài liệu nghiên cứu

hiện nay, thuật ngữ câu hỏi tu từ (rhetorical questions) có thể được hiểu với nội
hàm rộng hơn, và có thể hiểu theo những nghĩa rộng hẹp khác nhau.
Theo đó, câu hỏi tu từ theo nghĩa rộng, hay còn được gọi là câu nghi vấn tu
từ học, “là những câu nghi vấn không cần sự trả lời” [1] (xem thêm [52], [62],
[76]). Có nghĩa là, chúng là những câu có hình thức hỏi nhưng lại khơng địi hỏi
cung cấp thông tin, chúng mang những giá trị ngôn trung khác, thực hiện những
hành vi ngôn ngữ tại lời gián tiếp khác. Nghĩa là, chúng sẽ tương đương với khái
niệm câu hỏi khơng chính danh.
Cịn câu hỏi tu từ theo nghĩa hẹp là những câu “có lực ngơn trung là một sự
xác nhận về cực đối lập với cái mà câu hỏi thể hiện” [Sadock, 1971, 1974]. Tức là,
“một câu hỏi tu từ khẳng định sẽ có lực ngơn trung là một sự xác nhận phủ định,
còn một câu hỏi tu từ phủ định sẽ có lực ngơn trung là một sự xác nhận khẳng
định” [73] (xem thêm [65], [82]).
16

TIEU LUAN MOI download :


Nhóm câu hỏi mà chúng tơi quan tâm ở đây là những câu hỏi tu từ được quan
niệm theo nghĩa hẹp. Cũng có một số tác giả muốn cụ thể hóa hơn trong việc định
danh đối tượng, chẳng hạn như: Nguyễn Kim Thản (1964) đã gọi chúng là câu nghi
vấn – khẳng định và câu nghi vấn – phủ định; hay Hồ Lê (1976) lại 17ung thuật ngữ
câu hỏi xác nhận – khẳng định và câu hỏi xác nhận – phủ định; cịn Cao Xn Hạo
(2004) thì gọi chúng là câu nghi vấn có giá trị khẳng định và câu nghi vấn có giá trị
phủ định… Chúng tơi thấy rằng, việc sử dụng thuật ngữ câu hỏi tu từ, xét ở một khía
cạnh nào đó, chưa thực sự thỏa đáng, cũng như chưa khu biệt rõ đối tượng. Tuy
nhiên, sử dụng những thuật ngữ giống Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê hay Cao Xuân Hạo,
xét về mặt hình thức là khá dài dịng, hơn nữa chúng khơng hẳn là thuật ngữ mang
tính định danh đối tượng mà thiên về miêu tả đối tượng, khi mà đã sử dụng kết hợp cả
hình thức và nội dung (cái biểu đạt và cái được biểu đạt/hành động trực tiếp và hành

động gián tiếp) của đối tượng để gọi tên. Vì thế, chúng tơi vẫn quyết định sử dụng
thuật ngữ câu hỏi tu từ (tương đương với thuật ngữ trong tiếng Anh: rhetorical
question) để chỉ nhóm đối tượng mang những đặc điểm chính như sau:
- Có hình thức nghi vấn.
- Bao giờ cũng ngầm ẩn một nội dung phán đoán khẳng định hay phủ định.
- Câu có chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung khẳng định mệnh đề tƣơng ứng và
ngƣợc lại câu không chứa từ phủ định lại ngầm ẩn nội dung phủ định mệnh đề
tƣơng ứng.
Trong những trường hợp cần phân biệt giữa hai cái giá trị ngôn trung khẳng
định và phủ định mà chúng thể hiện, chúng tôi sẽ chú thích thêm là câu hỏi tu từ có
giá trị khẳng định và câu hỏi tu từ có giá trị phủ định.
1.1.3. Câu hỏi tu từ - những nghiên cứu và những vấn đề tồn tại
Như chúng tôi đã từng đề cập đến ở trên, với cách tổ chức chất liệu ngôn ngữ
và phương thức biểu đạt nghĩa mang đặc trưng riêng biệt, câu hỏi tu từ từ lâu đã
được các nhà Việt ngữ học quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, sự quan tâm này chưa thực
sự thỏa đáng vì hầu nhưng các tác giả vẫn chưa thực sự coi nó là một đối tượng
nghiên cứu riêng biệt, độc lập và hoàn chỉnh.
17

TIEU LUAN MOI download :


Một số tác giả, khi miêu tả hệ thống ngữ pháp tiếng Việt đã đề cập đến
những phát ngôn này như là một hiện tượng ngữ pháp đặc biệt. Thậm chí có những
tác giả cịn khơng xếp nó vào nhóm những câu nghi vấn, mặc dù chúng có sự xuất
hiện của các đại từ nghi vấn, mà thường chỉ chú ý đến cái ý nghĩa biểu hiện của câu
nên đã xếp chúng vào nhóm những câu phủ định hoặc khẳng định. Chúng được xem
như là những hình thức phủ định hoặc khẳng định đặc biệt trong tiếng Việt cần có
sự chú thích riêng. Có thể kể ra ở đây như các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ,
Phạm Duy Khiêm trong Việt Nam văn phạm, đã không đưa ra khái niệm câu hỏi tu

từ mà ông chỉ bàn đến vị trí của từ phủ định trong các trường hợp câu phủ định có
tiếng phiếm chỉ đại danh từ, như: ai, ngƣời nào, cái gì … đứng làm chủ từ và câu
phủ định khơng có từ phủ định. Các tác giả này đã đưa ra nhận xét như sau: Thƣờng
có những câu theo hình thức nghi vấn chính là câu phủ định rất mạnh. Cái nghĩa
phủ định của câu ấy có thể mạnh hơn nữa khi ta đặt tiếng “nào” ở đầu câu, trƣớc
đại danh từ đứng làm chủ từ; hay từ “đâu” cũng biểu diễn cái ý phủ định đó.[38]
Ví dụ:

Tơi nói thế bao giờ?
Nào tơi có nói thế bao giờ?
Tơi có biết đâu?
Hay tác giả Bùi Đức Tịnh (1966) thì đơn giản hơn chỉ đưa ra một nhận xét sơ

lược về hình thức phủ định khơng có từ phủ định trong “Văn phạm tiếng Việt giản
dị và thực dụng” như sau: “Đôi khi, để cho ý phủ định mạnh hơn ngƣời ta dùng các
câu hỏi để phủ định”[66]. Tương tự như vậy, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt –
Câu”, Hoàng Trọng Phiến (1980), khi đề cập đến các câu kể khẳng định và phủ
định, đã chú thích về sự tồn tại của những câu hỏi này như là một cách cấu tạo câu
khẳng định và phủ định đặc biệt trong tiếng Việt: “Ngồi ra cịn dùng từ phủ định
với từ phiếm chỉ để khẳng định” hay “Trong ngôn ngữ nói hàng ngày cịn có thể
thấy lối nói phủ định kiểu: làm gì có chuyện ấy?...”[52]. Có thể thấy những tác giả
này mới chỉ đưa ra những nhận xét chung chung về kiểu câu này, chủ yếu dựa trên
cái hình thức hỏi và ý nghĩa ngầm ẩn khẳng định và phủ định của câu, từ đó xem
chúng như là những trường hợp ngoại lệ của câu hỏi hoặc của các câu tường thuật.
18

TIEU LUAN MOI download :


Trong khi đó, một số tác giả khác thì đã đề cập đến khái niệm và sử dụng

đích danh thuật ngữ các “câu hỏi tu từ” trong những nghiên cứu của mình, nhưng lại
thường gộp chúng vào trong cùng một nhóm những câu hỏi khơng chính danh khác.
Hay như chúng tơi đã từng nói đến ở phần trên, đó là một quan niệm về câu hỏi tu
từ theo nghĩa rộng, nó bao gồm tất cả những trường hợp câu có hình thức hỏi nhưng
lại mang một giá trị ngơn trung khác. Tiêu biểu cho quan niệm này có thể kể đến
các tác giả như Diệp Quang Ban (1987), Hoàng Trọng Phiến (1980)… Tác giả Diệp
Quang Ban, trong “Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông – tập 2”, khi phân loại câu theo
mục đích phát ngơn có đề cập đến loại câu “nghi vấn tu từ học”: “Đó là cách dùng
câu nghi vấn không cần sự trả lời và nhiều khi hỏi về những điều đã biết, nhằm thu
hút sự quan tâm và làm cho thể văn trở nên hoạt bát”[1]. Cũng như vậy, Hoàng
Trọng Phiến đã đề cập đến khái niệm câu hỏi tu từ mà “nội dung các câu hỏi này
không cần trả lời. Hỏi nhằm đạt đến sự đồng tình của ngƣời nghe, ngƣời đọc” [52].
Tuy nhiên, tác giả cũng đã nhìn nhận thấy bản chất sâu xa của vấn đề khi nhấn
mạnh rằng: “Cái khó thuộc về cách cấu tạo (khẳng định, phủ định), trong khẩu ngữ,
có khi câu có hình thức khẳng định mà nội dung lại phủ định và ngƣợc lại”. Song,
tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở việc nêu hiện tượng và một số ví dụ cụ thể mà
thơi…
Có thể nói, xác định rõ đối tượng này với những đặc trưng cơ bản về hình
thức và nội dung hơn cả là tác giả Nguyễn Kim Thản (1964). Trong Nghiên cứu về
ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, Nguyễn Kim Thản, đã sử dụng thuật ngữ “câu nghi
vấn tu từ học” để chỉ nhóm đối tượng này. Tác giả đã định nghĩa chúng như sau:
“Đó là những câu nghi vấn khơng địi hỏi ai trả lời và là hình thức vận dụng linh
hoạt ngơn ngữ của tác giả. Nó làm cho lời văn thêm sắc bén. Nó có thể kết cấu nhƣ
những câu nghi vấn chân chính, đặc biệt trong ngơn ngữ viết nó cịn có sự tham gia
của các ngữ khí từ: ru, chăng, chăng tá…”[62]. Đi sâu hơn nữa, Nguyễn Kim Thản
còn phân biệt hai loại câu nghi vấn tu từ học, đó là:
- Câu nghi vấn – phủ định: là câu có phương thức biểu thị của câu nghi vấn
nhưng thực chất là phủ định, thường dùng trong đối thoại nhằm nhấn mạnh ý nghĩa
phủ định hay phản bác lại ý kiến của người khác.


19

TIEU LUAN MOI download :


- Câu nghi vấn – khẳng định: là câu có phương thức biểu thị như các câu
nghi vấn (có khi có phó từ phủ định) nhưng nhằm mục đích khẳng định đặc trưng
tường thuật ở bộ phận vị ngữ.
Tuy đã xác định được đối tượng một cách rõ ràng hơn, có cái nhìn tổng thể
và biện chứng hơn về kiểu loại câu hỏi này nhưng tác giả cũng mới chỉ dừng ở việc
xác định đối tượng, nêu những nhận xét khái quát nhất về hình thức và nội dung của
chúng chứ chưa thực sự đi sâu tìm hiểu cơ chế, điều kiện hình thành cũng như
những đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng cơ bản của nhóm phát ngơn này. Ngay cả
tác giả Cao Xuân Hạo (2004), trong Tiếng Việt sở thảo ngữ pháp chức năng, tuy có
cho ta cái nhìn hệ thống hơn về câu hỏi nói chung và câu hỏi tu từ nói riêng nhưng
nó vẫn chỉ là những nghiên cứu sơ bộ, không đi sâu vào chi tiết. Cao Xuân Hạo đã
phân chia câu nghi vấn làm hai loại:
+ Câu nghi vấn chính danh
+ Câu nghi vấn có giá trị ngơn trung khác.
Câu hỏi tu từ được tác giả xếp vào loại thứ hai và được tách riêng thành hai với tên
gọi là:
+ Câu hỏi có giá trị khẳng định
+ Câu hỏi có giá trị phủ định
Với những nhận xét khái quát về hình thức và nội dung của chúng như: “Đa số các
câu hỏi có giá trị khẳng định là những câu hỏi cấu tạo từ một câu phủ định” hay
“Có những kiểu câu dùng những từ nghi vấn nhƣ: ai, nào, bao nhiêu, bao giờ… hay
những danh ngữ cố định tổ nghi vấn: gì, nào… những chỉ có một giá trị ngơn trung
duy nhất là phủ định…”…[28]
Như vậy, dù các tác giả đều đã phát hiện và quan tâm đến loại câu hỏi này ở
những mức độ khác nhau nhưng đó vẫn chỉ là những nhận xét và ví dụ có tính đơn

cử. Mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của chúng vẫn chưa thực sự được quan đúng mức.
Nói như thế khơng có nghĩa là chưa hề có tác giả nào xem xét đến khía cạnh này
của câu hỏi tu từ. Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngữ nghĩa – ngữ dụng
thời gian gần đây, một số tác giả đã xem xét đến một số kiểu câu hỏi tu từ cụ thể, đã
chú ý tới một số khía cạnh riêng của chúng như: chức năng bác bỏ hay chối bỏ. Tuy
nhiên, thứ nhất, bác bỏ hay chối bỏ chỉ là một bình diện trong những đặc trưng ngữ
20

TIEU LUAN MOI download :


×