Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giải pháp phát triển rừng qua công tác tuyên truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.18 KB, 3 trang )

Mẫu 01/BCSK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
U Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2022
BÁO CÁO
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG QUA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

- Họ và tên: Huỳnh Văn Dũng
- Đơn vị công tác: Hạt kiểm lâm huyện U Minh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tên giải pháp:
Giải pháp phát triển rừng qua công tác tuyên truyền
2. Sự cần thiết:
Trong những năm qua, công tác phát triển rừng trên lâm phần rừng U Minh Hạ
đã được lãnh đạo các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Xem đây là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhằm giử vững và phát
triển diện tích rừng ngày càng tốt hơn. Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
thực hiện nhưng công tác phát triển rừng trên địa bàn những năm qua chưa mang lại
hiệu quả cao. Tình trạng khơng trồng lại rừng sau khai thác,diện tích đất bờ kênh,líp
bỏ đất trống rất nhiều.
Trên cơ sở thực tiển công tác ở địa phương, chúng tôi nhận thấy rằng ngun
nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do những hộ được giao đất giao rừng trên lâm
phần đa số chưa nắm được chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó ý thức
của người dân trong công tác phát triển rừng chưa tốt.... Xuất phát từ vấn đề trên,
chúng tơi có lý do để nghiên cứu “Giải pháp phát triển rừng qua công tác tuyên
truyền” để nhằm khắc phục được những tồn tại nêu trên trong thời gian tới.
II. GIẢI PHÁP :
Ngay từ đầu năm, Chúng tôi chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến cơng tác phát
triển rừng trên tồn lâm phần quản lý trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.


Đồng thời báo cáo cho Thủ trưởng đơn vị nắm để chúng tôi làm căn cứ thực hiện.
Trên cơ sở Kế hoạch đã được phê duyệt, chúng tơi phối hợp cùng với chính
quyền các ấp tiến hành họp dân tuyên truyền các văn bản có liên quan đến công tác
Quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng như: Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định
35/2019/NĐ-CP; Nghị định số 06; Thông tư số 27... nhằm giúp người dân trong lâm
phần nắm được mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đến công tác phát triển
rừng, đồng thời để hộ nhận thấy được quyền lợi của hộ khi tham gia trồng rừng,
1


những chính sách hưởng lợi sau khi khai thác, khuyến khích hộ trồng lại rừng sau khi
khai thác đúng quy định, tận dụng bờ kênh, bờ líp để trồng rừng, không để đất trống.
Thường xuyên bám sát địa bàn để hướng dẩn kỷ thuật cho nhân dân trong việc
chọn giống, thời điểm trồng, chăm sóc đến khi cây sinh trưởng và phát trển tốt. Bên
cạnh đó để chúng tơi nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân về những khó
khăn trong cơng tác phát triển rừng và những vấn đề khác có liên quan đến lĩnh vực
lâm nghiệp, tổng hợp báo cáo kịp thời cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Ban lãnh
đạo Hạt để tìm cách tháo gỡ.
Ngồi ra chúng tơi cịn thường xun phối hợp với Bộ phận Thanh tra pháp chế
tổ chức tuyên truyền lưu động bằng loa phóng thanh ở những khu vực trọng điểm,
dân cư tập trung các văn bản có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng và phát
triển rừng, PCCCR góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân sống trong lâm
phần nhằm từng bước làm hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm Luật bảo
vệ và phát triển rừng xảy ra trên địa bàn quản lý.
III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Tính mới:
Sự kết hợp chặt chẻ giữa lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương được
nâng lên; Nhận thức của người dân trong lâm phần đối với cơng tác phát triển rừng
có chuyển biến rỏ rệt, mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
được triển khai kịp thời.

2. Tính hiệu quả khả thi của giải pháp:
Thực hiện giải pháp mang lại hiệu quả tích cực, diện tích đất lâm nghiệp khơng
cịn bỏ hoang, khai thác rừng đến đâu họ trồng rừng ngay đến đó cho kịp thời vụ,
diện tích bờ kênh, bờ líp họ tận dụng trồng cây phân tán. Ngồi ra người dân cịn tự
đầu tư bỏ vốn trồng rừng trên phần đất sản xuất kết hợp (30%) kém hiệu quả. Cụ thể:
năm 2021 người dân tự bỏ vốn trồng rừng trên 100 ha đất sản xuất kết hợp, 50.000
nghìn cây phân tán (gỗ nhỏ)...
Bên cạnh cơng tác phát triển rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng được nhân dân
thực hiện khá nghiêm túc thể hiện qua số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng
giảm đi đáng kể so với cùng kỳ, số vụ cháy rừng không xảy ra.
3. Phạm vi áp dụng
Địa bàn xã Khánh Thuận, xã Khánh Hòa huyện U Minh
IV. KẾT LUẬN
Giải pháp phát triển rừng qua công tác tuyên truyền là giải pháp mang lại hiệu
quả cao, ít tốn chi phí, cơng sức. Là giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại gốc, cần
được thực hiện liên tục và kiên trì. Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo được tính
kế thừa và thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp cho phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Mặt khác cho thấy mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước
được truyền tải đến người dân kịp thời, tạo được sự tin tưởng của người dân đối với
2


Đảng và Nhà nước ta. Từ đó để họ yên tâm sản xuất ổn định trên diện tích đất của họ,
nhằm cải thiện đời sống phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Và củng từ đây diện tích rừng U Minh Hạ tiếp tục được giữ vững, kinh tế lâm nghiệp
ngày càng hiệu quả hơn, góp phần cùng địa phương thực hiện đạt chỉ tiêu độ che phủ
rừng mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP


Người thực hiên

Huỳnh Văn Dũng

3



×