Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giải pháp phát triển rừng các huyện phía tây tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.28 KB, 60 trang )

Trờng Đại học kinh tế quốc dân
Khoa kế hoạch phát triển
------------- -------------

Chuyên đề
thực tập tốt nghiệp
Đề tài:

Giải pháp phát triển rừng
các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng

Sinh viên thực hiện
Mã SV
Lớp
Giáo viên hớng dẫn

: lý thị hằng
: 11121269
: kinh tế phát triển 54b
: ts. Nguyễn thị hoa


hµ Néi, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan những thông tin mà em sử dụng trong chuyên đề
là những thông tin chính xác và hoàn toàn không sao chép bất kỳ tài
liệu không có nguồn trích dẫn nào. Nếu có nội dung sai phạm trong
chuyên đề, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên



Lý Thị Hằng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1
MỤC LỤC................................................................................................................ 2
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................4
DANH MỤC BIỂU - HÌNH....................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN RỪNG......................................4
1.1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển rừng .....................................................4
1.1.1. Rừng và phân loại rừng..................................................................................4
1.1.2. Khái niệm phát triển rừng .............................................................................8
1.1.3. Sự cần thiết phải phát triển rừng ...................................................................8
1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển rừng...........................................10
1.2.1. Nội dung phát triển rừng..............................................................................10
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển rừng.................................................................11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển rừng .............................................13
1.3.1. Cơ chế chính sách liên quan đến phát triển rừng .......................................13
1.3.2. Cơ quan tổ chức triển khai việc trồng, bảo vệ và quản lý rừng .................14
1.3.3. Sự tham gia của người dân trong trồng và quản lý rừng ............................15
1.3.4. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................16
1.4. Kinh nghiệm phát triển rừng ở một số địa phương...................................17
1.4.1. Lào Cai.......................................................................................................17
1.4.2. Hà Giang......................................................................................................19
CHƯƠNG
2:
THỰC
TRẠNG

PHÁT
TRIỂN
RỪNG
Ở CÁC HUYỆN PHÍA TÂY TỈNH CAO BẰNG................................................21
2.1. Tiềm năng phát triển rừng ở các huyện Miền Tây Cao Bằng...................21
2.2. Tình hình phát triển rừng ở các huyện Miền Tây Cao Bằng....................22
2.2.2. Về cơ cấu phát triển rừng ............................................................................23
2.2.3. Kết quả phát triển rừng ...............................................................................25
2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển rừng ở các huyện Miền
Tây Cao Bằng .....................................................................................................27
2.3.1. Cơ chế chính sách liên quan đến phát triển rừng .......................................27
2.3.2. Cơ quan tổ chức triển khai việc trồng và bảo vệ rừng ...............................28
2.3.3. Sự tham gia của người dân trong trồng và bảo vệ rừng phòng hộ.............31


2.4. Đánh giá chung về phát triển .....................................................................32
2.4.1. Kết quả đã đạt được.....................................................................................32
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân..............................................................................33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG
Ở CÁC HUYỆN PHÍA TÂY TỈNH CAO BẰNG................................................36
3.1. Định hướng phát triển rừng ở các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng..........36
3.1.1 Quan điểm về phát triển lâm nghiệp ở Cao Bằng........................................36
3.1.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới...............................39
3.1.3. Mục tiêu phát triển rừng ở các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng..................40
3.2. Giải pháp phát triển rừng...........................................................................41
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách...................................................................41
3.3.2. Giải pháp đổi mới hệ thống sản xuất, kinh doanh và khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia vào phát triển rừng...................................................42
3.3.3. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và giám sát...........................................44
3.3.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng...........................................................................45

3.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực.......................................................................45
3.3.6. Giải pháp về quản lý rừng............................................................................46
3.4. Kiến nghị.......................................................................................................50
KẾT LUẬN............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................53


DANH MỤC VIẾT TẮT
BV&PTR: bảo vệ và phát triển rừng
GTGT: giá trị gia tăng
LNCĐ: lâm nghiệp cộng đồng
MDF: Melamine Face Chipboard - Ván gỗ dăm phủ Melamine
NGO: Non government organization - Tổ chức phi chính phủ
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NQ/TW: Nghị quyết/ Trung Ương
ODA: Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
QĐ-TTg : quyết định - thủ tướng chính phủ
UBND: ủy ban nhân dân


DANH MỤC BIỂU - HÌNH
Bảng biểu:
Bảng 1.1 Phân loại cây.................................................................................................7
Bảng 1.2: Phân chia cấp tuổi......................................................................................13
Bảng 2.1: Diện tích rừng trồng mới hàng năm của các huyện phía tây tỉnh Cao Bằng
.................................................................................................................22
Bảng 2.2 Cơ cấu rừng tại các huyện phía tây tỉnh Cao Bằng năm 2014...................23
Bảng 2.3: Độ che phủ rừng của các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng.........................25
Bảng 2.4: Kế hoạch và thực tế rừng trồng mới
tại các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng năm 2014...................................26

Bảng 2.5: Số liệu liên quan đến dân số và lao động năm 2014.................................31
Hình vẽ:
Hình 2.1: Bản đồ Cao Bằng........................................................................................21
Hình 2.2: Cơ cấu rừng các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng.......................................24


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Căn cứ vào “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 –
2020” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt với mục tiêu đến năm 2020: Thiết lập,
quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng
tỷ lệ đất có rừng; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ
chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp
các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho
người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng. Tỉnh Cao Bằng đã
có những quy hoạch phát triển rừng cụ thể cho từng huyện, từng miền để phù hợp
với địa hình, khí hậu.
Theo thống kê và phân tích từ sở nông nghiệp và phát triển nông thông tỉnh
Cao Bằng thì các huyện phía Tây của tỉnh Cao Bằng (tiểu khu) gồm có: Bảo Lạc,
Bảo Lâm, Nguyên Bình,là những huyện có điều kiện địa hình, khí hậu phù hợp để
phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người
dân sống tại đó. Cụ thể, theo báo cáo điều tra của các trạm khí tượng trong tỉnh từ
năm 2006-2010 cho thấy tại đây nhiệt độ trung bình năm là từ 22-24 độ C, lượng
mưa trung bình năm luôn cao từ 1.300 mm đến 1.700 mm, số giờ nắng cao từ 1.200
đến 1.400 giờ mỗi năm và độẩm trung bình là 82%. Ngoài ra, diện tích đất feralit ở
các huyện trên chiếm tới 60% diện tích đất. Cácđiều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu
này là đặc biệt phù hợp cho việc trồng rừng và các cây công nghiệp lâu năm.

Tuy nhiên, đất tại đây chưa được sử dụng hợp lý, việc phát triển rừng trồng
chậm, công tác quản lý, bảo vệ và khoanh nuôi rừng chưa được thực hiện tốt.Cụ
thể, theo số liệu thống kê, diện tích rừng trồng tại Cao Bằng chỉ khoảng 20.000 ha,
trong khi đó có tới hơn 300.000 ha diện tích rừng tự nhiên và 195.000 ha đất chưa
được sự dụng. Hàng năm, diện tích rừng tại các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng vẫn
tăng nhẹ nhưng tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lại giảm, một số vùng, diện
tích rừng liên tục bị tàn phá, tiến độ trồng rừng chưa đạt mục tiêu. Ngoài ra, tăng
trưởng của ngành lâm nghiệp tại các huyện phía Tây Cao Bằng còn thấp, chưa bền
vững, năng suất, lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh kém, chưa khai thác tổng hợp tiềm
năng tài nguyên rừng, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường sinh thái.


2

Trước thực tiễn nêu trên, để phát triển lâm nghiệp theo hướng có hiệu quả,
có trọng tâm, yêu cầu đặt ra cần có những nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ,
toàn diện về tiềm năng phát triển rừng cũng như thực trạng khai thác tiềm năng
đó. Cần phát triển rừng tại các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng một cách đồng bộ từ
quản lí, bảo vệ, phát triển, từ việc trồng rừng, cải tạo rừng đến việc khai thác và
chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái… Ngoài ra, phát triển rừng
phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng,
thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ sở xác định
những điểm bất cập và nguyên nhân của chúng để đề ra những định hướng, giải
pháp phát triển rừng ở các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng. Do đó, xuất phát từ yêu
cầu thực tế của địa phương, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển rừng các huyện
phía Tây tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra được những khái niệm cơ bản liên quan đến phát triển rừng, bộ chỉ
tiêu đánh giá phát triển rừng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển rừng.
Đánh giá tiềm năng phát triển rừng của các huyện phía tây tỉnh Cao Bằng,

phân tích thực trạng của tiểu khu để thấy rõ những kết quả đạt được và những hạn
chế còn tồn tại, từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong viêc phát triển
rừng của các huyện phía tây tỉnh Cao Bằng.
Từ quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh, đưa ra được
những giải pháp, kiến nghị để phát triển rừng của các huyện phía tây tỉnh Cao Bằng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: phát triển rừng các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng các huyện phía
Tây tỉnh Cao Bằng từ năm 2006-2014 và đưa ra giải pháp đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và làm rõ các nội dung của chuyên đề, tôi
sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong đó, có ba phương pháp chính
được sử dụng xuyên suốt luận văn đó là: phương pháp nghiên cứu bàn giấy, phương
pháp thống kê, phương pháp suy luận logic và dẫn giải trong quá trình phân tích.
Phương pháp nghiên cứu bàn giấy: luận văn đã sử dụng phương pháp này để
tiếp cận với các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển rừng, cũng
như các báo cáo về phát triển rừng của tỉnh Cao Bằng nhằm rút ra khoảng trống


3

trong nghiên cứu, cơ sở lý luận về phát triển rừng và bài học kinh nghiệm về phát
triển rừng cho các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng.
Phương pháp thống kê: các số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu từ nguồn
chính là sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng. Toàn bộ các số liệu
này đã được thống kê dùng để phân tích và so sánh chuỗi quá trình phát triển rừng các
huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng từ năm 2010 đến năm 2014.
Phương pháp suy luận, diễn giải: dựa trên cơ sở những số liệu thực tế thu
thập được cũng như cơ sở lý luận về phá triển rừng, tôi tiến hành đánh giá thực
trạng phát triển rừng các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng từ năm 2010 đến 2014

nhằm xác định những mặt được và chưa được trong phát triển rừng cũng như
nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở những kết luận được rút ra chương 2, chuyên đề
đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển rừng các huyện phía Tây tỉnh Cao
Bằng đến năm 2020.
5. Kết cấu chuyên đề
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu trên, ngoài phần mở bài và kết luận, nội
dung chính của Chuyên đề được thiết kế trong ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển rừng.
Chương 2: Thực trạng phát triển rừng các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Giải pháp phát triển rừng các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển rừng
1.1.1. Rừng và phân loại rừng
1.1.1.1. Khái niệm
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã
sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành
phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt
giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng.
Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển,
những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng.
Năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm Những chỉ dẫn về
lâm học, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ông có công xây dựng
học thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu trong thế kỷ 19.
Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm Học thuyết về rừng. Sự phát
triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh

thái học.
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có
mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và
trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của
cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan
địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi
sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh
hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự
nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Còn ở Việt Nam, theo khoản 1 điều 3 Luật bảo về và phát triển rừng thì rừng
được định nghĩa: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động
vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ,
tre, nứa hoặc hệ thực vật đặc trung là thành phần chính có độ che phủ rừng của tán


5

rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất,
đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”
1.1.1.2. Phân loại rừng
Phân lại rừng là một công tác rất quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng
của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, công tác phân loại rừng gắn liền với lịch sử phát
triển sử dụng rừng từ xa xưa. Hiện nay ở Việt Nam, phân loại rừng được tiến hành
dựa vào nhiều tiêu chí: phân loại rừng theo quan điểm sinh thái học, phân loại theo
chức năng sử dụng, theo trữ lượng, theo tuổi hay dựa vào tác động của con người,...
Nhưng có ba tiêu chí được sử dụng nhiều nhất đó là:
1.1.1.2.1 Phân loại rừng theo chức năng sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, và đặc điểm sinh thái, hệ sinh thái

rừng Việt Nam được phân làm ba loại. Đó là:
a. Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo
vệ môi trường, bao gồm:





Rừng phòng hộ đầu nguồn
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

b. Rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ
sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ
di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp
phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập
nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh
thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên
ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.Vườn quốc gia được
quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng,
nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.Vườn quốc gia được
xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật,




6

thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông
nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.
Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự
nhiên và đáp ứng các yêu cầu sau: (i) Vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên
nhiên và có giá trị đa dạng sinh học cao. (ii) Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du
lịch. (iii)Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của
các loài động vật hoang dã quý hiếm. (iiii)Đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ
sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%.


• Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam

thắng cảnh Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu
có giá trị văn hóa-lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để
nghiên cứu
• Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học là khu rừng hoặc có một
phần diện tích đất ngập nước, biển được xác lập để nghiên cứu, thực nghiệm khoa
học, phát triển công nghệ và đào tạo.
c. Rừng sản xuất
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:




Rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Rừng sản xuất là rừng trồng
Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên


1.1.1.2.2 Phân loại theo trữ lượng
a. Đối với rừng gỗ
Theo trữ lượng thì rừng được phân thành bốn loại sau:
Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m³/ha.
Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201– 300 m³/ha.
Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 – 200 m³/ha.
Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m³/ha.
Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân <8 cm, trữ lượng
cây đứng dưới 10 m³/ha.
b. Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và
cấp mật độ


7

Bảng 1.1 Phân loại cây
Loại cây

Nứa

Vầu

Lồ ô

Trạng thái
Nứa to
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)

Nứa nhỏ
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)
Vầu to
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)
Vầu nhỏ
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)
Tre, luồng to
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)
Tre, luồng nhỏ
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)
Lồ ô to
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)
Lồ ô nhỏ
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)

D (cm)


N (cây/ha)

≥5
≥ 8.000
5.000 - 8.000
< 5.000
<5
≥ 10.000
6.000 - 10.000
< 6.000
≥6
≥ 3.000
1.000 – 3.000
< 1.000
<6
≥ 5.000
2.000 - 5.000
< 2.000
≥6
≥ 3.000
1.000 – 3.000
< 1.000
<6
≥ 5.000
2.000 - 5.000
< 2.000
≥5
≥ 4.000
2.000 - 4.000

< 2.000
<5
≥ 6.000
3.000 - 6.000
< 3.000
Nguồn:Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

1.1.1.2.3 Phân loại rừng dựa vào tác động của con người


8

Dựa vào tác động của con người, rừng được phân thành hai loại: rừng tự
nhiên và rừng nhân tạo
Rừng tự nhiên là những khu rừng vẫn còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của
con người
Rừng nhân tạo là những khu rừng do con người trồng nên
Như vậy, phân loại rừng mang một ý nghĩa rất quan trọng trong công tác
kiểm soát suy thoái tài nguyên rừng bởi mỗi loại rừng đều có chức năng sử dụng
cũng như đặc điểm sinh thái riêng.
1.1.2. Khái niệm phát triển rừng
1.1.2.1. Khái niệm phát triển
Phát triển là khuynh hướng vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật.
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến, toàn diện và về mọi mặt kinh tế,
chính trị, xã hội của một quốc gia. Phát triển kinh tế là yếu tố cơ bản, quan trọng
nhất của sự phát triển nói chung. Nhưng phát triển kinh tế không phải là mục đích
tự thân và cũng không thể là vô hạn. Nó phải phục vụ, thúc đẩy để đạt được các
mục tiêu chung của sự phát triển.
1.1.2.2. Khái niệm phát triển rừng

Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại sau khai thác, khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo, thông qua quản lý thay đổi cơ
cấu rừng phù hợp với điều kiện cũng như xu hướng phát triển, áp dụng các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị của rừng.
Phát triển rừng có thể hiểu là sự tăng lên về quy mô, sự thay đổi về cơ cấu
rừng và sự gia tăng về kết quả từ các hoạt động trồng và quản lý rừng
1.1.3. Sự cần thiết phải phát triển rừng
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như
môi trường:
• Với môi trường: (i) Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua
làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ
của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết
sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó
nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.hực vật sống mà chủ yếu


9

là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn carbon trong khí
quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể
trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn định khí hậu. (ii) Rừng bảo
vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị
chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu
quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của
đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ.
Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng
tốt. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất
nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm
bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt,
nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất

hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng,
trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng
khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất
kiệt thì rừng cũng bị suy vong. (iii) Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói
mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào
lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất,
hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông,
con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông
suối vào mùa mưa). Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển,
che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua
phèn, cung cấp gỗ, lâm sản. Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động
vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là
những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. (iiii) Rừng không chỉ là nguồn cung cấp
nguyên vật liệu cho xây dựng công nghiệp, thức ăn cho người, dược liệu, thức ăn
chăn nuôi mà còn là nguồn dự trữ các gen quí hiếm của động thực vật rừng.
• Với kinh tế: (i) Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu
cầu của người tiêu dung. Từ các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra
hàng trăm mặt hàng đa dạng và phong phú như trang sức, mĩ nghệ, dụng cụ lao
động, thuyền bè truyền thống,.. cho tới nhà ở hay đồ dùng gia đình hiện đại,… Tùy
vào đặc điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta có sản phẩm phù hợp. Chẳng
hạn gỗ huỳnh, săng lẻ, sao nhẹ, bền, xẻ ván dài, ngâm trong nước mặn không bị hà


10

ăn nên được làm ván các loại thuyền đi trên biển.Gỗ Lim, gỗ Sếu là thứ gỗ bền
thiên niên nên thường được dùng làm đình chùa, cung điện, chỉ ghép mộng chứ
không đóng đinh mà vẫn giữ được công trình hàng thế kỷ. (ii) Rừng là nguồn dược
liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai thác các sản phẩm của rừng để làm
thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành

khoa học “dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô
cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y. (iii) Du
lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững. Nhiều dự án
phát triển du lịch sinh thái được hình thành gắn liền với các vườn quốc gia, các khu
bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái không chỉ
phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng them thu nhập cho dân địa phương.
Thông quá đó, người dân đã gắn bó với rừng hơn, tham gia tích cực hơn trong công
tác bảo vệ và xây dựng rừng. Thêm một vấn đề đặt ra về môi trường bị ảnh hưởng
bởi hoạt động du lịch và làm thế nào để quản lí môi trường nói chung và của các
loài động vật
• Với xã hội: (i) Ổn định dân cư Cùng với rừng, người dân được nhà nước
hỗ trợ đất sản xuất rừng, vốn cùng với các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo
nguồn thu nhập cho người dân. Giúp dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó với
rừng hơn. Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở, sinh sống. (ii) Tạo nguồn thu nhập
Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập cho người dân. Cây rừng được dân
khai thác làm nguyên vật liệu. Thông qua hoạt động mua bán trao đổi giữa dân và
các công ty , đại lý, nhà phân phối . Không chỉ ở trong nước, các sản phẩm còn
được xuất khẩu ra thị trường ngoài làm tăng giá trị sản phẩm. Vì vậy, thu nhập
người dân cũng tăng lên. Hoạt động du lịch được mở rộng là nguồn thu nhập mới
cho dân. Rừng mang lại thực phẩm, dược liệu tự nhiên có giá trị cho con người.
1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển rừng
1.2.1. Nội dung phát triển rừng
1.2.1.1 Về qui mô phát triển rừng
Quy mô phát triển rừng là sự phát triển của rừng tính từ thời kì này đến thời
kì khác theo chiều rộng, mang tính chất tổng thể được thể hiện và đo lường qua các
yếu tố như diện tích rừng trồng mới hàng năm, trữ lượng gỗ… trên một khu vực địa
lý xác định, qua một thời gian xác định thường là 1 năm.
1.2.1.2. Về cơ cấu phát triển rừng



11

Cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ vị trí của các bộ phận chiếm trong tổng
thể nghiên cứu về một tiêu thức nào đó. Thông thường để phản ánh cơ cấu, người ta
dùng chỉ tiêu tỷ trọng. Tỷ trọng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh sự so sánh giữa
các mức độ của bộ phận với toàn bộ mức độ tổng thể nghiên cứu về một tiêu thức
nào đó.
Cơ cấu phát triển rừng là sự phát triển của rừng từ thời kì này sang thời kì
khác (thường là 1 năm hoặc hơn) được đánh giá, đo lường bằng tỉ lệ phần trăm diện
tích các loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất so với tổng diện
tích rừng, hoặc đo lường bằng tỉ lệ phần trăm diện tích các loại rừng: rừng non,
rừng sào, rừng trung niên, rừng già so với tổng diện tích rừng. Trong một số trường
hợp, cơ cấu phát triển có thể có lợi với đối tượng này nhưng không có lợi với đối
tượng khác.
1.2.1.3. Kết quả phát triển rừng
Kết quả của quá trình phát triển rừng qua một thời kì là kết quả cuối cùng
của một chuỗi quá trình thực hiện các … Cũng là kết quả của quá trình phát triển
quy mô và thay đổi cơ cấu được đánh giá bởi rất nhiều yếu tố khác nhau: Diện tích
rừng phòng hộ được trồng/diện tích rừng được che phủ… Kết quả của quá trình
phát triển chính là mục tiêu mà chính phủ và các nhà đầu tư tiến đến để tối đa hóa
lợi nhuận hay tối đa hóa phúc lợi xã hội. Từ đó có những chính sách phù hợp để
phát triển và bảo vệ rừng trong thời gian tiếp theo.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển rừng
1.2.2.1. Diện tích trồng mới
Diện tích rừng trồng mới là diện tích rừng tăng thêm bao gồm cả rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất tính trong một khoảng thời gian xác định ở
những địa phương xác định (thường là 1 năm).
Hai phương pháp tính diện tích rừng trồng mới:
Cách 1: Tính theo đơn vị diện tích rừng tăng thêm.
Phương pháp này giúp xác định rõ quy mô phát triển rừng mỗi năm tăng lên

bao nhiêu h.a, với những con số cụ thể và các loại cây cụ thể từ đó có thể xác định
được số lượng sản phẩm cho các nhu cầu của tương lai như chế biến, sản xuất, phân
phối, quy hoạch rừng thành vườn quốc gia...
S = S2 - S1


12

Trong đó S: diện tích rừng tăng thêm từ thời điểm t1 đến thời điểm t2
S2: diện tích rừng tại thờiđiểm t2
S1: diện tích rừng tại thờiđiểm t1
Cách 2: Tính theo tỉ lệ phát triển (%)
Phương pháp này giúp đánh giá chính xác sự phát triển quy mô của rừng
trong một khu vực xác định qua một thời kì nhiều năm thông qua tỷ lệ tính được
của từng năm.
i=
Trong đó: i: tỷ lệ rừng tăng thêm từ thời điểm t1 đến thời điểm t2
S2: diện tích rừng tại thờiđiểm t2
S1: diện tích rừng tại thờiđiểm t1
1.2.2.2. Trữ lượng gỗ
Mb/q = (
Trong đó: m là số ô tiêu chuẩn của trạng thái rừng
Môi là trữ lượng của ô tiêu chuẩn thứ i theo m3/ha
1.2.2.3. Tỷ trọng về diện tích của các loại rừng
Tỷ trọng các loại rừng được tính bằng tỉ lệ phần trăm diện tích mỗi loại rừng:
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất trên tổng tiện tích rừng.
% rừng phòng hộ =

x 100%


% rừng đặc dụng =

x 100%

% rừng sản xuất =

x 100%

1.2.2.4. Tỷ trọng của rừng tính theo độ tuổi
Tỷ trọng rừng tính theo độ tuổi được tính bằng tỉ lệ phần trăm diện tích các
loại rừng: rừng non, rừng sào, rừng trung niên, rừng già so với tổng diện tích rừng.


13

% rừng non =

x 100%

% rừng sào =

x 100%

% rừng trung niên =

x 100%

% rừng già =



x 100%

Cách tính tuổi của rừng

Tuổi của rừng = năm tính toán hiện tại – năm trồng
Việc tính cấp tuổi bằng cách lấy tuổi so sánh với bảng giới hạn cấp tuổi theo
loài cây xem rơi vào cấp tuổi nào.
Bảng 1.2: Phân chia cấp tuổi
Nhóm gỗ
gỗ cứng tăng trưởng chậm
gỗ cứng tăng trưởng trung
bình
gỗ mềm tăng trưởng nhanh
gỗ mềm tăng trưởng rất
nhanh

số năm/1cấp tuổi
(năm)
15
10
5
3

cây điển hình cho nhóm
Lát, Lim, Sao, Dầu...
Giồi, Xoan đào, Sau sau, Xà
cừ, Phi lao
Mỡ, thông...
Bạch đàn, Bồ đề, keo, xoan...


Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam.
1.2.2.5. Phần trăm độ che phủ rừng
% độ che phủ rừng =
Rừng mới trồng không được tính độ che phủ rừng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển rừng
1.3.1. Cơ chế chính sách liên quan đến phát triển rừng

x 100%


14

Những chính sách của nhà nước ảnh hưởng ko nhỏ đến phát triển rừng. Đây
là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện quản lý, hướng dẫn trong ngành Lâm
nghiệp nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Thông qua các chính sách,
nhà nước đề ra chiến lược phát triển rừng, từ đó có chủ trương, biện pháp cụ thể để
thực hiện cho từng giai đoạn. Các chính sách phát triển rừng cần đảm bảo những
nguyên tắc chung và một số nguyên tắc riêng như: đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa
tính kinh tế và xã hội, đảm bảo tính hỗ trợ.
Ngoài ra trong từng điều kiện cụ thể của mỗi giai đoạn, mỗi năm các chính
sách nhà nước góp phần giải quyết các vấn đề bất cập của phát triển rừng. Các
chính sách là các văn bản hướng dẫn cụ thể cho địa phương thực hiện hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình.
Mỗi đất nước có một thể chế, luật pháp, chính trị riêng, có những chính sách
riêng nhưng mục đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Chính sách được đưa ra ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực và phát triển rừng cũng
không phải là ngoại lệ. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, thời điểm mà những chính sách
được đưa ra gây tác những tác động tích cực hay tiêu cực đến phát triển rừng.
1.3.2. Cơ quan tổ chức triển khai việc trồng, bảo vệ và quản lý rừng
Bộ NN&PTNT tổ chức phối hợp với Thanh tra Nhà nước tiến hành thanh

tra, kiểm tra việc quản lý Nhà nước về rừng đối với chính quyền các cấp, thanh tra
việc chấp hành pháp luật về rừng của các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân được
giao rừng và đất lâm nghiệp; Giải quyết tranh chấp về rừng, phối hợp với Tổng cục
Địa chính giải quyết các tranh chấp về đất lâm nghiệp giữa các chủ rừng ở các tỉnh
khác nhau; khen thưởng những tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có thành tích xuất
sắc; trong trường hợp đặc biệt, phối hợp với Bộ quốc phòng, Bộ công an để chỉ đạo
công tác bảo về rừng, phòng chống cháy rừng có hiệu quả; chỉ đạo cơ quan Kiểm
Lâm thuộc Bộ NN&PTNT xử phạt hoặc khởi tố các hành vi vi phạm pháp luật gây
thiệt hại đến tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Địa chính là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý
Nhà nước về đất lâm nghiệp.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị cơ sở có
phương án phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tuần tra truy quét bọn lâm tặc bảo vệ
rừng, phòng chống cháy rừng và phối hợp với các Sở NN&PTNT xây dựng và phát


15

triển rừng đặc biệt là vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, công tác bảo vệ phát triển
rừng phải gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng.
UBND cấp tỉnh, huyện, xã chịu trách nhiệm về bảo vệ phát triển rừng, sử
dụng rừng và đất lâm nghiệp của địa phương mình.
Sở NN&PTNT, phòng NN&PTNT là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện
trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
Chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm huyện là cơ quan thực hiện trách nhiệm
kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên
địa bàn. Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức phối hợp với lực lượng Quân đội,
Công an trên địa bàn để tuần tra truy quét bọn lâm tặc bảo vệ rừng và phòng
chống cháy rừng.
Sở Địa chính, phòng Địa chính là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện trách

nhiệm quảm lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.
1.3.3. Sự tham gia của người dân trong trồng và quản lý rừng
Có rất nhiều khái niệm khác nhà về cộng đồng nhưng phần lớn ý kiến đều
cho rằng “cộng đồng” được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng đồng
dân cư thôn.Tại điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa:
“Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”.
Sự tham gia của cộng đồng là quá trình cũng chia sẻ trách nhiệm (trong đó
trách nhiệm quyết dịnh là cao nhất) và quyền lợi trong các hoạt động lâm nghiẹp
thông qua các Chương trình, Dự án phát triển lâm nghiệp.
Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng một từ chung
nhất là lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ).
LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân
với rừng cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích từ các sản phẩm này.
Có hai hình thức quản lý phù hợp với định nghĩa trên:
Một là quản lý rừng cộng đồng: đây là hình thức mà mọi thành viên của
cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng
thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc quyền sử dụng chung của
cộng đồng. Đối tượng bao gồm: cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích rừng
của họ từ lâu đời,; cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được Nhà nước
giao; các hoạt động mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ


16

lợi ích trực tiếp cho cộng đồng. Như vậy, thực chất” quản lý cộng đồng” là cộng
đồng dân cư thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng
chung của cộng đồng, được hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất, giao
rừng cho cộng đồng dân cư thôn.
Hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Đây là hình thức cộng đồng tham

gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ
mà thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có
qua hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sả phẩm, thu nhập hay các lợi
ích khác của cộng đồng (thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt,...).
Có sự tham gia của cộng đồng, Nhà nước sẽ có nhiều thông tin hơn về nhu
cầu, vẫn đề, khả năng, kinh nghiệm của địa phương, điều này có lợi cho việc lập kế
hoạch và thực hiện có hiệu quả; thông qua việc thực hiện kế hoạch có sự tham gia
sẽ có thêm kinh nghiệm lựa chọn: Cần làm gì? Không nên làm gì? Làm thế nào cho
tốt?...; động viện được nguồn lực đóng góp nhiều hơn trong phát triển nông thôn,
đồng thời làm cho họ càng có trách nhiệm hơn đối với những quyết định và giải
pháp; phát huy được năng lực quản lý và quản trị trong khu vực nông thôn, những
năng lưucj này được phát huy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nông thôn, bổ sung
cho nguồn lực khu vực Nhà nước; bảo dưỡng và duy trì tốt hơn những công trình
xây dựng, cơ sở hạ tầng, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong công việc cụ
thể; sự ủng hộ về chính trị cũng sẽ lớn hơn, lòng tin đối với Nhà nước cũng cao
hơn; việc đánh giá các chương trình, dự án sẽ đúng hơn, khách quan hơn, thiết thực
hơn vì chính họ là người kiểm chứng kết quả hoạt động.
1.3.4. Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên như: vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn
nước,...là nhân tố trực tiếp quyết định đến sự phát triển rừng.
Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phong phú của quần thể sinh
vật, tới sự đa dạng của số lượng, chủng loại cây trồng tới khả năng sinh trưởng và
phát triển của các loại cây. Ứng với mỗi một điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau
thì có một hoặc một số loại cây trồng phù hợp với điều kiện đó. Bên cạnh đó thời
tiết, khí hậu cũng tạo ra những sinh vật, côn trùng đặc trưng, mỗi loại sinh vật hay
côn trùng cóảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của cây rừng. Chính
sự ảnh hưởng này tạo ra những thuận lợi và khó khăn để phát triển rừng. Về mặt
thuận lợi, thời tiết, khí hậu có thể tạo ra năng suất sinh khối cho mỗi loại cây, tạo ra



17

sự phong phú về chủng loại các loại giống cây lâm nghiệp. Bên cạnh đó nó cũng
đem lại những ảnh hưởng khó khăn tới sự phát triển rừng đó là sự ảnh hưởng của
thời tiết như hiện tượng lũ lụt, hạn hán,...
Cũng như trong Nông nghiệp, đất đai trong Lân nghiệp là tư liệu sản xuất
chủ yếu không thể thay thế được. Nếu không có đất thì không có rừng, không có đất
thì không thể tiến hành sản xuất Lâm nghiệp được. Đất đai trong Lâm nghiệp ảnh
hưởng trực tiếp tới việc hình thành các loiạ rừng, bởi vì ứng với mỗi loại đất thì có
một hoặc một số cây trồng phù hợp phát triển trên đó. Điều này là do thành phần cơ
giới của đất quy định. Không chỉ có thành phần cơ giới của đất mới ảnh hưởng tới
rừng mà ngay cả vị trí của đất cũng ảnh hưởng tới tính chất, đặc điểm của mỗi loại
rừng. Nhờ vậy chúng ta có thể phân biệt một cách rõ ràng các loại rừng và từ đó có
chính sách phù hợp với từng loại rừng. Vị trí của đất hình thành nên các loại rừng
như: rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh tế,... Đất đai đem lại nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển rừng. Việc hiểu rõ cơ cấu thành phần đất và vị trí của nó
sẽ đem lại nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn cây trồng hợp lý, tùy thuộc vào chức
năng phòng hộ hay là rừng kinh tế. Trong các loại rừng kinh tế chúng ta có thể tiến
hành lựa chọn các loại cây phù hợp với từng loại đất để đạt được hiệu quả kinh tế
cao. Bên cạnh đó thì đất để trồng rừng chủ yếu trên các đồi núi có địa hình hiểm trở,
giao thông đi lại khó khăn, việc vận chuyển khó khăn. Đây cũng là nhữngảnh
hưởng hạn chế sự phát triển rừng.
1.4. Kinh nghiệm phát triển rừng ở một số địa phương
1.4.1. Lào Cai
Lào Cai là tỉnh có nhiều lợi thế so sánh với các tỉnh khác thuộc miền núi
phía bắc về đất đai, thời tiết khí hậu…, đó là những điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển rừng nguyên liệu, rừng kinh tế.
Theo số liệu thống kê diễn biến tài nguyên rừng, đến nay, toàn tỉnh có
418.361 ha đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp, chiếm 65,77% tổng diện tích
đất tự nhiên; trong đó, diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất 201.980 ha,

chiếm 48,28% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 31,75% tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh.
Nếu năm 2006, tổng diện tích rừng sản xuất là 107.371 ha thì đến nay đã có
135.071 ha; như vậy, hằng năm, Lào Cai trồng trên 5.000 ha rừng sản xuất, vượt kế


18

hoạch giao trên 20%/năm. Điều đó chứng tỏ người dân và các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực lâm nghiệp ngày càng tích cực đầu tư trồng rừng sản xuất.
Có được kết quả trên là do nhận thức của người dân và các cấp uỷ đảng,
chính quyền địa phương về lợi ích mà kinh tế rừng đem lại cho đã nâng lên, thúc
đẩy người dân đầu tư trồng rừng để phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Đảng
và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế
lâm nghiệp, đặc biệt là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, thông qua đó, đã hỗ
trợ trực tiếp đến người trồng rừng. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành các chính sách
khuyến khích phát triển rừng, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia phát
triển rừng kinh tế; người lao động làm lâm nghiệp từng bước gắn bó với rừng và
làm giàu từ rừng; nhiều hộ gia đình đã chuyển từ canh tác nương sang trồng rừng
sản xuất; việc giao đất lâm nghiệp cũng đã giúp người dân chủ động sản xuất trên
mảnh đất được giao.
Đặc biệt, Nhà nước và tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp mạng lưới giao
thông, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá trong đó có lâm sản,
qua đó giúp người dân tiêu thụ lâm sản được dễ dàng hơn.
Hiện nay, toàn tỉnh có 3 công ty lâm nghiệp, 3 xưởng chế biến giấy đế xuất
khẩu với công suất 8.100 tấn sản phẩm/năm, Nhà máy chế biến lâm sản của Công ty
Cổ phần Đầu tư Công nghiệp rừng Lào Cai tại xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng với
công suất trên 50.000 m3 sản phẩm/năm và hàng trăm cơ sở chế biến đồ gỗ dân
dụng mỗi năm tiêu thụ hàng chục nghìn m3 nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng
trồng, gỗ vườn rừng và gỗ rừng tự nhiên, đã đáp ứng cơ bản tiêu thụ sản phẩm lâm

nghiệp cho người dân, thúc đẩy công tác trồng rừng, bảo vệ rừng ngày càng hiệu
quả và bền vững.
Có thể thấy, những năm qua, tỉnh đã quan tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng
lâm nghiệp, trồng khảo nghiệm những loài cây có ưu thế, có giá trị kinh tế, năng
suất cao và từng bước đưa vào sản xuất đại trà, như măng bát độ, keo lai, luồng
Thanh Hoá, bạch đàn mô... Nhờ đó, tạo ra cây trồng mới, đem lại hiệu quả kinh tế
cao, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, chất lượng rừng sản xuất ở Lào Cai chưa cao, chưa tạo ra vùng
nguyên liệu đủ lớn, phát triển rừng chưa đồng đều giữa các vùng, cơ cấu cây trồng
chưa đồng nhất dẫn đến chất lượng và hiệu quả kinh tế rừng còn nhiều hạn
chế. Khả năng hưởng lợi sản phẩm từ rừng còn hạn chế; hệ thống cơ sở chế biến


×