Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Những giải pháp tác nghiệp trong công tác Quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.66 KB, 3 trang )

Mẫu 01/BCSK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
U Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2022
BÁO CÁO
NHỮNG GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG

Họ và tên: Nguyễn Văn Sử
Chức vụ: Hạt trưởng.
Đơn vị công tác: Hạt Kiểm lâm huyện U Minh.
Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2022 đến nay.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tên giải pháp: “Những giải pháp tác nghiệp trong công tác Quản lý bảo
vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng”.
2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu):
Rừng U Minh Hạ là vùng sinh thái ngập nước, có nhiều loại động thực vật sinh
sống. Giá trị của rừng được khẳng định là vơ cùng q giá đối với con người, có vai
trị quan trọng khơng những phịng hộ, bảo vệ mơi trường, sinh thái, cảnh quan du
lịch, lịch sử mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Huyện U Minh có tổng diện tích tự nhiên là 77.414 ha, trong đó diện tích đất
lâm nghiệp là 43.660 ha; rừng sản xuất: 38.631,6 ha, rừng phòng hộ: 610,3 ha, rừng
đặc dụng: 4417,9 ha. Diện tích đất có rừng: 30.172 ha. Diện tích rừng tràm, keo lai:
29.183,3 ha chiếm 97% diện tích có rừng của tồn huyện.
Những năm gần đây, cơng tác QLBVR và PCCCR có nhiều chuyển biến tích
cực, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn được giữ vững ổn định; Các điểm
nóng vè phá rừng, khai thác rừng được phát hiện và ngăn chặn kịp thời; công tác trồng
rừng tập trung và cây phân tán đạt chỉ tiêu cấp trên phân công; Công tác PCCCR từng
bước được kiểm soát, số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng gây
ra được hạn chế đến mức thấp nhất.


Mặc dù công tác QLBVR, PCCCR đạt được những kết quả hết sức quan trọng.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn những tồn tại mà cần phải khắc phục đó là: cơng tác
QLBVR và PCCCR của các chủ rừng đơi lúc cịn bị lúng túng, bị động khơng có kế
hoạch cụ thể; Trong chỉ đạo, điều hành chưa có sự thống nhất, hoạt động tuần tra,
kiểm tra chủ yếu được thực hiện đơn lẽ, từ đó cho thấy việc phát hiện và xử lý các
hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng chưa được kịp thời; Phương tiện, dụng
cụ phục vụ cho cơng tác PCCCR của một số chủ rừng cịn thiếu hoặc chưa đảm bảo;
Tình trạng cháy rừng trong những tháng cao điểm mùa khơ vẫn cịn xảy ra.

1


Xuất phát từ những vấn đề trên, để thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã
được cấp trên phân cơng, bản thân có lý do để nghiên cứu các giải pháp trong
QLBVR và PCCCR nhằm khắc phục những tồn tại vừa nêu trên, góp phần cùng đơn
vị Hạt Kiểm lâm huyện U Minh thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ QLBVR và
PCCCR năm 2022.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
- Với vai trị trách nhiệm của mình, ngay từ đầu năm tham mưu cho Chủ tịch
UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với Hạt Kiểm
lâm huyện xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
để làm cơ sở thực hiện. Từ đó chúng tơi đã triển khai đến các Chủ rừng, Ủy ban nhân
dân các xã có rừng trên địa bàn để cụ thể hóa Kế hoạch của huyện phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương.
- Tham mưu củng cố lại Ban chỉ đạo quản lý bảo vệ rừng và PCCCR của
huyện; Tổ chức Tổng kết công tác QLBVR và PCCCR mùa khô năm 2021 và triển
khai phương án PCCCR năm 2022; đồng thời, phối hợp phân công các thành viên Ban
chỉ đạo phụ trách địa bàn các xã có rừng để chỉ đạo.
- Chỉ đạo các chủ rừng, chính quyền địa phương chọn những hộ liền kề nhau có
điều kiện thuận lợi ở mỗi ấp, mỗi tiểu khu thành lập từ 04 – 05 tổ tuần tra quản lý bảo

vệ rừng, mỗi tổ có từ 10 – 15 hộ (những hộ được giao đât, giao rừng), trong đó có tổ
trưởng để lãnh đạo tổ; chi phí tuần tra quản lý họ tự thỏa thuận đóng góp; hằng ngày
mỗi tổ phân cơng từ 03 –05 người tổ chức tuần tra trên khu vực quản lý, để nhằm mục
đích phát hiện các hành vi phá rừng, khai thác rừng trái phép để có biện pháp ngăn
chặn kịp thời, bên cạnh đó cũng đảm bảo đủ lực lượng để bắt giữ các hành vi vi phạm
Luật lâm nghiệp chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý.
- Chỉ đạo các ngành chức năng của huyện xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm,
sau khi xử lý xong giao cho chính quyền địa phương tổ chức họp kiểm điểm trước các
Tổ QLBVR đồng thời giao các thành viên của Tổ có giám sát, giúp đở cho những đối
tượng này và sau đó tiến hành cam kết khơng tái phạm.
- Để chuẩn bị tốt cho công tác PCCCR, với vai trị Phó BCĐ thường trực đã chỉ
đạo các ngành, các xã, các Chủ rừng xây dựng phương án PCCCR trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt; thành lập các tổ máy bơm, mỗi tổ từ 04 - 05 người để quản lý, vận
hành máy bơm khi có cháy xảy ra; đồng thời tổ chức hướng dẫn các thao tác cơ bản
trong việc sử dụng phương tiện, dụng cụ PCCCR khi cần thiết.
- Những xã có diện tích rừng lớn (Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm,
Khánh Thuận) nhưng phương tiện, dụng cụ PCCCR cịn thiếu tơi đề xuất Chi cục
Kiểm lâm, tạm cho mượn máy bơm và cơ số vòi chữa cháy cần thiết để bố trí ở những
khu vực trọng điểm có nguy xảy ra cháy cao trong những tháng cao điểm mùa khô,
đồng thời tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện có kế hoạch mua sắm để trang bị cho
những địa phương này trong thời gian tới.
- Chỉ đạo các chủ rừng, chính quyền địa phương trong những tháng cao điểm
mùa khơ phải bố trí lực lượng ứng trực những khu vực trọng điểm 24/24 giờ theo
phương châm 04 tại chổ trong công tác PCCCR (lực lượng, phương tiện, chỉ huy, hậu
cần tại chổ) nhằm phát hiện và dập tắt kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

2


III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:

1. Tính mới:
Nhận thức người dân trong cơng tác QLBVR và PCCCR được nâng lên rỏ rệt,
họ tự quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp được Nhà nước giao; giảm áp lực cho
chính quyền địa phương, các ngành chức năng của huyện trong công tác quản lý bảo
vệ rừng củng như giảm thiểu chi phí cho việc tuần tra, kiểm tra ngăn chặn tình trạng
phá rừng; ý thức PCCCR của chính quyền địa phương, các chủ rừng từng bước được
chuyển biến tích cực.
2. Tính hiệu quả và khả thi:
Qua một năm tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp vừa nêu trên cho thấy
công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn huyện U Minh đã đạt được kết quả hết sức
quan trọng: Các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng trái phép đựơc xử lý dứt điểm;
Số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng giảm hơn so với cùng kỳ năm trước;
Cơng tác PCCCR được kiểm sốt triệt để, năm 2022 trên địa bàn huyện không để xảy
ra vụ cháy rừng nào; Cơng tác phối hợp giữa chủ rừng, chính quyền địa phương cùng
các ngành chức năng được gắn kết chặt chẻ… Từ đó góp phần đáng kể vào việc quản
lý và bảo vệ một cách hiệu quả nhất diện tích rừng hiện có của huyện.
3. Phạm vi áp dụng:
Được áp dụng đối với tất cả các chủ rừng, Ủy ban nhân dân các xã được giao
đất, giao rừng trên địa bàn huyện U Minh.
IV. KẾT LUẬN
Cần có những chính sách đổi mới trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đầu tư cơ
sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm để cho người dân nhận đất nhận rừng an tâm trong
sản xuất, làm giàu từ nghề rừng, Nhưng trước mắt cần phải ngăn chặn tình trạng phá
rừng, khai thác rừng trái phép cũng như hạn chế đến mức thấp nhất diện tích rừng bị
thiệt hại do cháy rừng gây ra là một nhiệm vụ rất quan trọng. Do đó giải pháp trên tiếp
tục thực hiện trên địa bàn huyện trong thời gian tới, nhằm làm giảm đến mức thấp
nhất tài nguyên rừng bị thiệt hại do các hành vi trên gây ra. Góp phần giữ được diện
tích rừng tràm hiện có đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
Trên đây là những giải pháp của chúng tôi trong quá trình thực hiên nhiệm vụ
QLBVR và PCCCR năm 2022.


XÁC NHẬN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

THỰC HIỆN

Nguyễn Văn Sử

3



×