Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở VQG cát bà cát hải hải phòng năm 2009 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.08 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cháy rừng là một thảm họa thường xuyên xẩy ra ở nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam, là một trong những nguyên nhân làm suy giảm
diện tích rừng, làm giảm tính đa dạng sinh học, suy thái đất, tác hại xấu đến
môi trường làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu của trái đất và gây nên
thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gây tắc hại nhiều mặt đối với đời sống con người
đặc biệt gây tổn thương lớn về tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù trong những
năm gần đây công tác phòng cháy chữa cháy rừng đã và đang được nhà nước
quan tâm nhưng cháy rừng vẫn không ngừng xẩy ra.
Tính riêng ở Việt Nam: Theo con số đã thống kê cháy rừng đã tiêu hủy
hàng ngàn ha rừng trong mỗi năm. Trong năm 2010 cả nước đã xảy ra 880 vụ
cháy rừng tăng 552 vụ và gấp 3 lần so với năm 2009 gây thiệt hại 5.618 ha rừng
diện tích rừng bị thiệt hại tập trung ở các tỉnh miền núi Phía bắc và Miền đông
Nam Bộ: như Lào Cai, Cao Bằng, Sơn La, Kiên Giang… (Theo thống kê của
cục Kiểm Lâm năm 2010).
Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở
phía Nam vịnh Hạ Long, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km,
cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt
đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ
thống hang động, tùng áng.
Trong những năm qua mặc dù được Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm
rất nhiều đến công tác quản lý bảo vệ rừng nhưng tài nguyên rừng ở nước ta
nói chung và ở VQG Cát Bà nói riêng đang bị xâm hại cả về diện tích và chất
lượng rừng. Mất rừng đang là mối đê dọa trực tiếp đến đời sống của con
người mà nguyên nhân gây mất rừng chủ yếu là do con người gây nên cháy
rừng, khai thác tài nguyên rừng một cách bừa bãi trái pháp luật.


Nơi đây hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các
yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO. Do
2
2
đó, Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới
ngày 2/12/2004.
Theo số liệu báo cáo của hạt Kiểm Lâm VQG Cát Bà - Cát Hải - Hải
Phòng trong năm 2009 xẩy ra 4 vụ với tổng diện tích là 4,9 ha loại rừng bị
cháy là rừng tự nhiên thực bì cháy là cây bụi, cỏ le năm 2010 xẩy ra 4 vụ cháy
với tổng diện tích là 5,2 ha loại rừng bị cháy là rừng tự nhiên, thực bì cháy
chủ yếu là cây bụi, cỏ le năm 2011 xẩy ra 3 vụ cháy với tổng diện tích 7,1 ha
loại rừng bị cháy là rừng tự nhiên thực bì cháy chủ yếu là cây bụi, cỏ le
nguyên nhân gây cháy chủ yếu là do con người dùng lửa vào rừng để đốt ong,
phát dọn vườn.
- Xuất phát từ lý do trên nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy,
chữa cháy rừng tại VQG Cát Bà. Tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh
giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả công tác phòng chay, chữa cháy rừng”.
1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1.2.1. Điều kiện bản thân
- Là một cán bộ công chức Kiểm Lâm đang công tác tại trạm Kiểm
Lâm Khoăn Cao - hạt Kiểm Lâm VQG Cát Bà trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ được cơ quan giao. Tuy nhiên còn
nhiều những tồn tại mà bản thân chưa thể giải quyết được.
- Được ban giám đốc VQG Cát Bà mà trực tiếp là Hạt Kiểm Lâm VQG
Cát Bà cho tôi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nay đã đến thời gian
làm chuyên đề tốt nghiệp. Tôi mong muốn khi nghiên cứu chuyên đề tốt
nghiệp này sẽ giúp cho tôi vững vàng hơn trong lĩnh vực quản lý bảo vệ phát
triển rừng ngày càng có hiệu quả, và có thêm năng lực về tình hình quản lý
bảo vệ phát triển rừng ở VQG Cát Bà từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu

nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
1.2.2. Điều kiện của cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện chuyên đề
Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập theo Quyết định số 79-CT ngày
31 tháng 3 năm 1986 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
3
3
Chính phủ). Đến ngày 06 tháng 4 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ có Quyết
định số 333/QĐ-TTg chuyển Vườn Quốc gia Cát Bà về thành phố Hải Phòng
quản lý.
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
- Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải
thành phố Hải Phòng cách thành phố Hải Phòng 60 km về phía Đông.
Toạ độ địa lý: 20
0
44’ - 20
0
52’ vĩ độ Bắc.
106
0
59’ - 107
0
06

kinh độ Đông
Phía Bắc và Đông Bắc: Từ đỉnh Cao chạy dọc theo dông núi phía Bắc
đến toạ độ: (107º02´11"E, 20º51´48"N - 107º02´11"E; 20º51´47"N), sau đó
nối với đường rang giới huyện (lạch Đầu xuôi) rồi theo phía Đông Bắc đảo
đến Luồng Gương đến Cửa Vạn, ôm lấy khu vực đảo Đầu Bê, theo đường
ranh giới cũ của VQG.

Phía Đông Nam và Nam: Từ phía Nam của đảo Đầu Bê kéo xuống ôm
đảo Cát Dứa, hòn Sưng, hòn Sạt, đi theo biển, cách mép chân núi bán đảo
Cửa Đông, mép chân núi hồ áng Vẹm 50m, tiếp tục kéo lên đến đỉnh đi theo
dông núi (đường phân thuỷ khu Khe Sâu) đến Khoăn Uỵch.
Phía Tây Nam, phía Tây, Tây Bắc: Từ khoăn Uỵch kéo lên theo đường
ranh giới cũ của Vườn tới dốc Eo Bùa (dông núi - đường phân thuỷ), sau đó
đi theo ranh giới xã Hiền Hào đến đỉnh rồi theo đường phân thuỷ qua các
đỉnh: 184m,313m,260m,151m,178m. Từ đỉnh 178m theo dông núi xuống mép
nước rồi đi theo mép núi hòn Cá Trê, lạch Cái Viềng 2 đến điểm góc, kéo lên
ôm trọn rừng ngập mặn (cách mép ngoài rừng ngập mặn 150m), sau đó đi lên
phía Bắc gặp Lạch Tàu. Từ Lạch tàu kéo sang hòn Nẹp Mui kéo xuống phía
Nam sát dọc mép biển, qua đỉnh đồi (trên áng Nội), kéo dọc xuống áng Dài
men theo mép núi (giáp đất nông nghiệp xã Gia Luận) cho đến đèo Cao rồi
kéo dọc theo dông núi (đường phân thuỷ) theo ranh giới cũ của Vườn rồi kéo
theo dông núi lên gặp đỉnh Cao Vọng (322m) ở phía Bắc của đảo.
Tổng diện tích của Vườn quốc gia Cát Bà 16.196,8 ha trong đó phần
đất liền là 10.931,7ha, phần biển là 5.265,1ha.
b. Địa hình, địa mạo
4
4
Quần đảo Cát Bà có khoảng 366 hòn đảo lớn nhỏ, khu vực thuộc vùng
núi thấp nhưng địa hình hết sức phức tạp gồm nhiều vách núi đá dựng đứng
xen kẽ các thung lũng lớn nhỏ. Từ thung lũng này sang thung lũng khác đi lại
rất khó khăn hiểm trở, độ cao trung bình toàn vùng 50m - 200m hệ thống núi
đá phức tạp có nhiều hang động.
Đảo Cát Bà có độ cao phổ biến trong vùng là 100m, những đỉnh có độ
cao trên 200m không nhiều, cao nhất có đỉnh Cao Vọng 322m. Các đảo nhỏ
có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển. Nhìn
chung Cát Bà có các kiểu địa hình chính như sau:
- Kiểu địa hình núi đá vôi:

Đây là vùng địa hình của một miền karst ngập nước biển khá điển hình,
bị quá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh có nhiều dáng
vẻ khác nhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá hiểm trở với nhiều bề
mặt lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn. Địa hình lại dốc đứng, độ cao từ 100m-
300m. Trên vùng này, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật diễn ra
rất chậm chạp và vô cùng khó khăn.
- Kiểu địa hình đồi đá phiến
Địa hình đồi đá phiến chiếm một diện tích khá nhỏ. So với địa hình núi
đá vôi thì địa hình đồi đá phiến mềm mại hơn nhiều, sườn thoải, đỉnh tròn và
thấp hơn núi đá vôi, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật cũng khả
quan hơn.
- Kiểu địa hình thung lũng giữa núi
Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều hình dạng khác
nhau thường kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau qua sống đá thấp tạo
thành máng trũng dài. Thung lũng trong vùng có dáng khá bằng phẳng và
được phủ bởi tàn tích của đá vôi. như thung lũng Trung trang, thung lũng Việt
Hải, thung lũng Khe Sâu, đất đai ở các thung nhìn chung khá tốt có thể sử
dụng trồng cây ăn quả, rau xanh, và trồng các loài cây màu, lúa.
- Kiểu địa hình bồi tích ven biển
Đây là kiểu đồng bằng bồi tụ do sông, biển có độ dốc tuyệt đối thấp,
địa hình bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của nước mặn và ngập Triều
5
5
thường xuyên hay gián đoạn theo con nước và độ cao địa hình. Vùng này là
nơi có điều kiện rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng và
phát triển.
Hình 1.1. Toàn cảnh khu sinh quyển cát Bà - Hải Phòng
c. Địa chất thổ nhưỡng
- Địa chất
Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát

triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh
dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.
Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 -
280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tầng khá mỏng, màu xám hay
xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Chúng có đầy đủ những dạng của một
miền Karst ngập nước biển, do tác động của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra
một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m).
Do các hoạt động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân
đảo đá vôi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh
6
6
chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m. ở các vùng
kín, sóng biển còn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ.
Đó là các bãi tắm mini rất lý tưởng cho các dịch vụ du lịch tắm biển.
Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn thành
tạo đệ tứ không phân chia (Q) tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng được
thành tạo do phù sa sông biển. Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (> 2m),
dưới sâu hơn là phù sa hạt thô (độ sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát
Sát biển hơn (nơi hàng ngày chịu ảnh hưởng của nước triều) có sú, vẹt, đước,
trang, mắm, bần mọc dầy đặc phủ kín hầu hết diện tích này
- Thổ nhưỡng
Kết quả điều tra thực địa, xây dựng bản đồ lập địa cấp II, cho thấy các
xã trong và ngoài VQG Cát Bà vì nền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với các
điều kiện địa hình Karst và khí hậu nhiệt đới ẩm nên đã hình thành những loại
đất chính như sau:
+ Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi (F
v
).
+ Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi (T
v

).
+ Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vôi dốc
tụ hỗn hợp (T
h
).
+ Đất dốc tụ thung lũng (T
l
).
+ Đất bồi chua mặn (D
b
)
+ Đất mặn Sú vẹt (D
4
P
2
).
d. Khí hậu thuỷ văn
Vườn Quốc gia Cát bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu
ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương, có gió mùa Tây Nam về mùa hạ
và gió mùa Đông Bắc về mùa đông, ít khắc nghiệt hơn các vùng có cùng vĩ độ
ở đất liền. Tuy nhiên, do sự khác biệt về địa hình, và ảnh hưởng của biển,
nhất là ảnh hưởng của các yếu tố độ cao, hướng núi, thảm thực vật rừng mà
chế độ khí hậu cũng có sự khác nhau giữa các khu vực, trong vùng.
* Chế độ gió: Đảo Cát Bà nằm trong chế độ khí hậu nhiệt đới chịu ảnh
hưởng của gió mùa Tây Nam về mùa Hạ, gió mùa Đông Bắc về mùa Đông.
Do vị trí cấu trúc của đảo địa hình lòng trảo nên Cát Bà còn chịu ảnh hưởng
của khí hậu Hải Dương và khí hậu của thung lũng đá vôi.
7
7
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là: 23,6

0
C. Tháng có nhiệt độ
cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 28 - 29
0
C, cao nhất 32
0
C. Tháng có
nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình từ 16 - 17
0
C, thấp nhất 10
0
C,
đôi khi xuống tới 5
0
C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Giữa hai mùa chênh lệch từ 11 - 12
0
C.
Tổng số ngày nắng trong năm giao động từ 150 đến 160 ngày, tháng
cao nhất có 188 giờ nắng, tháng 5, tháng 7.
* Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình quân cả năm là: 1.500 - 2.000
mm/năm. Một năm có hai mùa rõ rệt.
- Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10): lượng mưa trong mùa này chiếm
gần 80- 90 % tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7,8,9.
- Mùa khô (từ tháng11- tháng 4 năm sau): đầu mùa khô thường hanh,
cuối mùa ẩm ướt và có mưa phùn (từ tháng 2 đến tháng 4).
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, thấp
nhất vào tháng1 là 73%, cao nhất tháng 4 đạt 91%. Lượng bốc hơi nước hàng
năm khoảng 700mm, trong các tháng khô hanh thường xảy ra khô hạn thiếu
nước. Sương mù thường xuất hiện vào mùa Đông và mùa xuân từ tháng 12

đến tháng 4 năm sau. Thời gian này còn có mưa phùn (20 - 40 ngày/năm) đã
làm giảm đáng kể chế độ khô hạn trong vùng.
* Đặc điểm thủy văn
Cát Bà là quần đảo đá vôi, gần như hệ thống sông suối trên đảo không
phát triển. Những dòng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn mưa và ngừng
ngay sau khi mưa. Vào mùa mưa, nước đọng lại ở một số vùng nhỏ, thấm dột
trong những hang động. Tuy rất ít, nhưng đây lại là nguồn nước khá thường
xuyên cho động thực vật trên đảo. Trên một số đảo nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát
Bà, nơi có nứt gãy kiến tạo chạy qua có xuất hiện "nước xuất Lộ" với dung
lượng từ vài lít đến vài chục lít mỗi ngày. Nguồn nước xuất lộ lớn nhất ở suối
Thuồng Luồng có lưu lượng trung bình 5 lít/ s (mùa mưa 7,5 lít/s), mùa khô 2,5
lít/s). Cát Bà có các túi nước ngầm, nguồn gốc thấm đọng từ nước mưa (đã khai
thác 6 giếng khoan, trữ lượng khoảng 1500 - 2000m
3
/ ngày, mức độ khai thác
cho phép khoảng 1000m
3
/ngày.
8
8
Hệ thống suối: Hệ thống suối ở Cát Bà gồm các con suối sau:
- Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu): Lưu lượng khá tốt, chảy quanh
năm cung cấp đủ nước cho sinh hoạt.
- Suối Trung Trang: Nguồn nước nhỏ, có nhiều nước trong mùa mưa,
lưu lượng về mùa khô chỉ đạt khoảng 0,11lít/giây.
Suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ) Mùa mưa nhiều nước, về mùa khô, chỉ
đạt 26 lít/giây.
- Nguồn nước ao ếch: ao ếch là hồ nước thiên nhiên trên núi đá vôi,
diện tích khoảng trên 3,6 ha, nước có quanh năm, đạt trên dưới 30cm, nằm
giữa khu vực rừng nguyên sinh. Ngoài ra một số áng cũng có nước quanh

năm như áng Bèo, áng Bợ, áng Thẳm, áng Vẹm
Nhìn chung do cấu trúc Sơn văn của địa hình vùng núi đá vôi, nên trong
vùng này hầu như không có dòng suối nào có nước quanh năm. Nguồn nước
ngầm khá sâu tồn tại dưới dạng giếng Karst và sông biển. Tuy chưa có số liệu
thăm dò nhưng qua dự đoán của các nhà chuyên môn thì nguồn nước ngầm khá
phong phú. Nước chủ yếu nằm trong lớp phủ trầm tích, khả năng chứa nước của
đá gốc là khá lớn.
Khó khăn lớn nhất cho VQG Cát Bà nói riêng, quần đảo Cát Bà nói chung
là thiếu nước ngọt cho cả sinh hoạt lẫn tưới tiêu trong sản xuất. Trong tương lai
khi kinh tế phát triển việc khan hiếm nước ngọt càng trở nên bức xúc hơn, cần
đầu tư cho công tác điều tra, thăm dò để tìm kiếm các mỏ nước ngầm có trữ
lượng cao, để khai thác sử dụng.
* Gió bão: Trong vùng, có hai loại gió chính: về mùa khô là gió Đông-
Đông bắc, về mùa mưa là gió Đông, Đông Nam. Ngoài ra, bão thường xuất
hiện từ tháng 6 đến tháng 10, bình quân có 2,5 trận bão/năm. Bão thường kéo
theo mưa lớn gây lụt lội, nhất là trong cá thung, áng. Bão kèm theo mưa lớn
gây ảnh hưởng nặng đến các hệ thống đê, các khu vực canh tác nuôi trồng
thuỷ sản.
e. Tài nguyên động thực vật
Vườn quốc gia Cát Bà có diện tích núi đá vôi chiếm 10.931,7 ha trong
đó diện tích cây che phủ là 6.000 ha chiếm trên 60%. Rừng Cát Bà có kiểu
9
9
rừng chính là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đai thấp ngoài ra
còn một số kiểu rừng phụ được hình thành do điều kiện địa hình đất đai như:
- Rừng ngập nước trên núi đá vôi với loại cây chủ yếu là cây Và Nước
(Salixtetraspema) thuộc họ Liễu.
- Rừng ngập mặn ven biển với các loài Trang (Kandelia Caudel); Sú
(Aegiceras Mafas); Đước xanh (Rhizophrra Mucronata).
- Rừng thung lũng đá vôi và chân núi đá vôi có ba tầng cây gỗ độ tàn

che 0,6 - 0,8.
- Rừng trên sườn núi đá vôi, rừng ít bị tác động đất thường có đá vôi
chiếm 50% - 70% độ tàn che rừng 0,4 - 0,6. Tầng tán đơn giản hơn chỉ có hai
tầng cây gỗ.
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy Vườn Quốc gia Cát Bà là nơi sinh
sống của trên 3.000 loài động, thực vật khác nhau với 1.561 loài thực vật bậc
cao có mạch, 53 loài thú, 160 loài chim, 45 loài Bò Sát, 21 loài lưỡng cư, 196
loài cá biển, 538 loài động vật đáy, 89 loài động vật phù du, 189 loài loài thực
vật phù du, trên 75 loài rong biển và 193 loài San hô trong đó có nhiều loài
động vật quí hiếm, đặc hữu. Đặc biệt ở Cát Bà có loài Voọc đầu vằng
(Trachypithecus Francoisi Poliocephalus) là một loài linh trưởng đặc hữu của
Việt Nam, chỉ phân bố duy nhất ở đảo Cát Bà. Loài Voọc này, hiện đang
trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, rất cần được bảo vệ, bảo tồn.
10
10
Bảng 1.1: Thành phần thực vật VQG Cát Bà
Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài
Thạch tùng (Lycopodiophyta) 2 3 6
Tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1
Dương xỉ (Polypodiophyta) 16 32 63
Thông (Pinophyta) 6 13 29
Hạt kín (Angiospermae) 161 793 1.462
- Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 130 660 1.231
- Lớp Hành (Liliopsida) 31 133 231
Tổng số 186 842 1.561
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Bà năm 2010)
Bảng 1.2: Thành phần loài động vật ghi nhận tại VQG Cát Bà
Lớp Số bộ Số họ Số loài
SĐ2002/
IUCN 2004

Thú 8 18 53 9/6
Chim 16 46 160 1/0
Bò sát 2 15 45 11/1
Ếch nhái 1 5 21 1/0
Cộng 27 84 279 22/7
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Bà năm 2010)
1.2.2.2. Dân sinh kinh tế xã hội
Tình hình phát triển dân số được phản ánh ở Bảng thống kê dưới đây:
Bảng 1.3: Tình hình dân số các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà
Stt Tên xã Số hộ Số khẩu Số lao động
1 Gia Luận 167 606 252
2 Hiền Hào 105 345 214
3 Trân Châu 429 1405 983
4 Phù Long 448 1922 1611
11
11
5 Xuân Đám 209 807 308
6 Thị trấn Cát Bà 2141 8273 4782
7 Việt Hải 78 215 128
Nguồn: UBND các xã, thị trấn Cát Bà và Niên giám thống kê huyện
Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, gia tăng dân số ở
trong khu vực đảo Cát Bà chủ yếu là sự tăng tự nhiên với mức trung bình là
1%/năm trong cả thời kỳ 1996 - 2004, thấp hơn nhiều so với mức tăng bình
quân hàng năm của thành phố Hải Phòng và cả nước. Dân cư tương đối ổn
định trong các năm trở lại đây, hiện tượng di cư tự do đến đảo ít xẩy ra.
- Cơ cấu dân số
Tỷ lệ nam và nữ trong những năm vừa qua không có biến động lớn, tỷ
lệ nữ thường cao hơn nam một chút. Theo số liệu thống kê năm 2004 thì tỷ lệ
nữ giới trong khu vực chiếm 50,6 %.
- Phân bố dân cư

Dân cư phân bố không đồng đều với mật độ bình quân các xã vùng
đệm: 127 người/km
2
, mật độ này thấp hơn so với mật độ bình quân của huyện
Cát Hải là 207 người/km
2
. Sự phân bố dân cư không đồng đều, cao nhất là
Thị trấn Cát Bà với 4.596 người/km
2
và thấp nhất là xã Việt Hải 7 người/km
2
.
Thành phần dân tộc chủ yếu là người kinh sống tập trung ở khu vực có vị trí
thuận lợi hơn về các hoạt động mưu sinh.
- Với dân số khá đông lại phân bố ở các xã với sản xuất chính là
nông nghiệp nên đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn vì thế không
thể không ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và công tác bảo vệ rừng Vườn
quốc gia Cát Bà.
1.2.3. Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông chính gồm 4 trục đường. Trục đường 01 đi từ thị
trấn Cát Bà - Áng Sỏi - Trung tâm Vườn quốc gia Cát Bà - Hiền Hào và Cái
Viềng. Trục đường 02 là thị trấn Cát Bà - Áng Sỏi - Trân Châu - Xuân Đám -
Hiền Hào - Cái Viềng.
Trục đường 03 là thị trấn Cát Bà - Áng Sỏi - Vườn quốc gia Cát Bà -
Gia Luận. Trục đường 04 là đường biển Cát Bà - Cát Hải - Hải Phòng.
12
12
Đây là những tuyến giao thông huyết mạch cho vận chuyển lưu thông
hàng hoá trên đảo và đất liền. Nói chung hệ thống giao thông tương đối thuận
tiện. Riêng chỉ xã Việt Hải là chưa có đường bộ mà chủ yếu lưu thông bằng

đường thuỷ đi lại cong rất kho khăn.
1.2.4. Kinh tế - Xã hội
- Nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Ngành nông nghiệp và kinh tế
nông thôn đã chủ động áp dụng mới vào khoa học sản xuất chuyển dịch cơ
cấu vật nuôi cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ tại chỗ và phục
vụ du lịch.
- Trồng trọt: Sản lượng mục tiêu của năm 2010 là 1.000 - 1.500 tấn
nhằm đạt chỉ tiêu đó phải mở rộng diện tích trồng các sản phẩm có giá trị như:
Cam, Chanh, Chuối, Táo, Đu Đủ, Vải là những loài khá thích hợp với đất tại
thung lũng Cát Bà. Định hướng tiếp tục phát triển các khu vực trồng rau xanh
như: Cà Chua, Dưa Chuột, Bắp Cải cũng phải gắn liền với bảo vệ môi trường
tự nhiên.
- Chăn nuôi: Dự kiến đạt 750 tấn năm 2010 các định hướng bao gồm
phát triển và mở rộng các khu vực đồng cỏ chăn nuôi đầu tư thêm cho ngành
chế biến tại các xã trên đảo cũng như khu vực gần thị trấn.
- Kinh tế thuỷ sản: Tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản và
dịch vụ thuỷ sản, sản xuất nuôi trông thuỷ sản đạt 1.813 tấn sản lượng khai
thác thuỷ sản 4.040 tấn. Cần mở rộng các dịch vụ cho khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản.
- Phát triển du lịch: Du lịch là một tiềm năng của Cát Bà theo quy
hoạch tổng thể mục tiêu của ngành này sẽ đóng góp 35% GDP cho huyện đảo
vào năm 2010. Các định hướng chính cho ngành này gồm:
Liên tục đổi mới và cải tiến loại hình dịch vụ phương thức phục vụ
mở thêm các hoạt động mới và tăng thêm đầu tư cho khách sạn nhà hàng
hình thành mạng lưới du lịch để thu hút thêm nhiều khách quốc tế và trong
nước. Vườn quốc gia Cát Bà là tài sản quý giá chứa đựng nhiều tiềm năng
13
13
cho du lịch cũng như bảo vệ đa dạng sinh học. Cân đối mục tiêu phát triển
bền vững và sử dụng các loài động thực vật với bảo vệ đa dạng sinh học đầu

tư thêm cho cơ sở hạ tầng giúp cho quản lý và khai thác tốt hơn tiềm năng
của ngành du lịch.
1.3. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
Sau khi thực hiện chuyên đề này bản thân tôi cần đạt được những mục
tiêu sau:
- Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở VQG Cát Bà
- Cát Hải - Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác phòng
cháy, chữa cháy rừng trong những năm tiếp theo.
1.4. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4.1. Cơ sở khoa học
1.4.1.1. Cơ sở lý luận
- Để nghiên cứu về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cần nắm vững
một số văn bản sau:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
Điều 42. Phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương
án phòng cháy, chữa cháy rừng. Khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế
xây dựng đường rãnh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ
thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Chấp
hành sự hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp được đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn lương rẫy, dọn
đồng ruộng. Chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa
trong sinh hoạt thì người đốt lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy,
chữa cháy rừng.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động, các
công trình đi qua đường như: đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và hoạt
động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành
các qui định về phòng cháy, chữa cháy. Tuân thủ các biện pháp phòng cháy,
chữa cháy rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ rừng.

14
14
4. Khi xẩy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo
ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. trong trường hợp cần thiết UBND
các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện
cần thiết ở địa phương, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng để kịp thời
chữa cháy rừng có hiệu quả.
- Trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây
thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo
quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
- Chính phủ quy định chi tiết về phòng cháy, chữa cháy rừng, khắc
phục hậu quả sau cháy rừng.
Điều 80. Nhiệm vụ của Kiểm Lâm.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng
cháy, chữa cháy rừng.
2. Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi
dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.
3. Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng,
lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp
với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ
cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
5. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên
ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người
khác xâm hại.
7. Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
15

15
8. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm
soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
- Bộ luật hình sự năm 2000
Điều 189. Tội hủy hoại rừng:
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại
rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
- Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của
Chính phủ;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm:
- Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
- Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.
- Điều 240. Tội vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại
cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến năm năm.

16
16
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến
tám năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười hai năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.
- Pháp lệnh xử phạt hành chính sửa đổi bổ xung năm 2007 - 2008.
+ Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2001.
+ Nghị định số 23/2006/NĐ - CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của chính
phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng.
+ Nghị định số 119/ 2006/ NĐ - CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của
chính phủ quy định về tổ chức hoạt động của Kiểm Lâm.
+ Nghị định số 99/2009/NĐ - CP ngày 20 tháng 11 năm 2009 của chính
phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản.
+ Nghị định số 09/2006/ NĐ - CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của
chính phủ về phòng cháy, chữa cháy rừng.
+ Chỉ thị số 02/ 2006 /CT - TTg ngày 23 tháng 01 năm 2006 của thủ
tướng chính phủ về việc tăng cường phòng cháy, chữa cháy.
17
17
+ Quyết định số 2012/QĐ - UBND ngày 17 tháng 10 năm 2007 của
UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành quy định chế độ công tác phí,
chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp

công lập có sử dụng kinh phí do ngân sách địa phương cấp.
+ Chỉ thị số 3767/CT - BNN - KL ngày 18 tháng 11 năm 2009 của bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp
bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
+ Công văn số 1092/CA TP - PV11, PC 23 ngày 14 tháng 12 năm 2009
của công an thành phố Hải Phòng về việc tăng cường các biện pháp phòng
cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh.
+ Thông báo số 2419/STC - NS ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Sở
Tài chính Hải Phòng vê việc thông báo dự toán chi ngân sách 2010 cho
VQG Cát Bà.
+ Chỉ thị số 04/CT - UBND của UBND thành phố Hải Phòng ngày 14
tháng 02 năm 2010 về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy,
chữa cháy.
* Đây thực sự là những cơ sở lý luận quan trọng cho lực lượng Kiểm
Lâm nói chung và lực lượng Kiểm Lâm VQG Cát Bà nói riêng để thực thi khi
thi hành công vụ trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng.
1.4.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Vườn quốc gia Cát Bà có diện tích là: 16196,8ha (trong đó phần đảo
là:10931,7ha phần mặt biển là: 5265,1ha) xung quanh vườn và ngay cả trong
vườn đều có người dân sinh sống đời sống của người dân ở đây rất khó khăn,
họ sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng như đi bắt ong lấy mật, bắt tắc kè, phát
dọn làm vườn đây cũng là nguyên nhân dẫn đến gây cháy rừng của VQG Cát
18
18
Bà. Nên muốn bảo vệ và phát triển rừng tốt thì công tác phòng cháy, chữa
cháy rừng phải hết sức được quan tâm đặc biệt nhất là mùa kho hanh.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
- Trước cách mạng công nghiệp rừng, rừng trên thế giới chiếm khoảng
50% diện tích lục địa. đến năm 1955 diện tích này bị giảm đi một nửa, tới

năm 1980 diện tích của thế giới chỉ còn khoảng 2,5 tỷ ha bằng 1/5 diện tích bề
mặt của trái đất và ước tính những năm sau chỉ còn 2 tỷ ha.
- Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự mất rừng chính là do
cháy rừng gây ra, theo số liệu thống kê cho thấy cho thấy mỗi năm trên thế
giới có khoảng 10 - 15 triệu ha rừng bị cháy, có những năm con số này còn
tăng gấp đôi. Những đám cháy rừng điển hình xảy ra ở số nước Mỹ năm 2000
cháy 2.8 triệu ha và phải chi tới 15 triệu USD / ngày trong vòng 2 tháng.
Ở Pháp 1949 có 350 vụ cháy rừng với tổng số 155.000 ha.
- Ở Hy lạp năm 1998 có 9.000 vụ cháy rừng lợn nhỏ thiêu hủy 150.000
ha và hàng trăm ngôi nhà bao quanh gồm cả bệnh viện, nhà ăn và trường học.
- Ở Autsralia năm 1976 cháy rừng đã thiêu hủy 1.7 triệu ha rừng, năm
1983 thiêu hủy 335.000 ha rừng và đồng cỏ ở bang Victoria làm chết 73
người hơn người bị thương và gây thiệt hại khoảng 450 triệu USD.
- Ở Trung Quốc năm 1987 khoảng 3 triệu ha rừng bị cháy.
- Trên thế giới dự báo cháy rừng đã được tiến hành cách đây hàng trăm
năm đến nay đã đưa ra nhiều phương pháp với những ứng dụng khác nhau.
- Ở Mỹ năm 1914 E.Abeal và C.Bshon 1929 đã đưa ra phương pháp đã
đưa ra phương pháp dự tính báo cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của
19
19
tầng thảm mục trong rừng với yếu tố khí tượng thủy văn để từ đó đề ra các
biện pháp phòng cháy chữa cháy rùng.
- Họ cho rằng độ ẩm của tầng thảm mục rừng nói lên mức độ khô hạn
của rừng. Độ khô hạn càng cao thì khả năng xuất hiện cháy rừng càng lớn.
- Ở Nga năm 1927 E.V.Valentic ông đã thông kê các nạn cháy rừng và
xác định được mối quan hệ giữa số lượng và diện tích rừng cháy và số vụ
cháy với 3 chỉ số như: Số ngày không mưa, lượng mưa và tốc độ gió từ đó
ông kết luận cháy rừng bắt nguồn từ nơi không vệ sinh rừng, rừng gặp khô
hạn kéo dài nguồn vật liệu cháy dần dần được tăng lên và dẫn đến cháy rừng.
- V.G.Nestorov (1939)cũng đi sâu nghiên cứu về các yếu tố khí tượng

thủy văn và một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến cháy rừng và đề ra phương
pháp dự báo rừng theo phương pháp tổng hợp. Ông đưa ra Bảng thức toán học
để đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng gồm 3 yếu tố: Nhiệt độ lúc 13
giờ trưa, lượng mưa ngày độ ẩm không khí và đã đi đến kết luận “Nơi nào
nhiệt độ càng cao,số ngày không mưa kéo dài và độ ẩm không khí càng thấp
thì dẫn vật liệu cháy cháy càng khó nên rất dễ phát sinh nạn cháy rừng”.
- Từ đó ông tổng kết đưa ra chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá mức độ nguy
hiểm với giá trị P:
- Cấp 1 có giá trị P < 300 đây là cấp nhỏ nhất
- Cấp V có gí trị P > 1000 đây là cấp lớn nhất
- Giá trị P càng cao thì mức độ nguy hiểm, nguy co cháy rừng càng lớn
- Giá trị p tỷ lệ thuận với nhiệt độ, số ngày không mưa tỉ lệ nghịch với
độ ẩm không khí (Lượng mưa /ngày).
- Ở Inđônêsia đã và đang nghiên cứu phương pháp tụ mây để chữa cháy
rừng làm tụ mây để tạo mưa và hỗ trợ cho việc chữa cháy nhiều lần được đè
20
20
xuất, trong những năm 1997 - 1998 khi xảy ra những trận cháy rừng khủng
khiếp cả về quy mô và sức tàn phá ở nước này.
- Thời gian gần đây nhiều cơ quan chính phủ cũng như các tổ chức cá
nhân khác đã thể hiện sự quan tâm này, các thông tin thu được đã cho ta thấy
một điều việc tụ mây để làm mưa vẫn chưa chắc chắn về mặt khoa học cũng
như chua được coi là công cụ chữa cháy. Bên cạnh đó chi phí cho chúng cũng
khá lớn chỉ áp dụng cho những nơi có nguy cơ cháy rừng cao, người ta ước tính
nếu sử dụng phương pháp ngưng tụ mây để chữa cháy rừng một ngày chúng ta
phải mất 4000 USD, do đó phương pháp này bị ngừng lại ở Inđônêsia.
- Phương pháp này được tiến hành như sau:
- Dùng chất I ốt bạc hay CO 2 lỏng “đá khô” dùng máy bay rải xuống
hoặc bắn vào đám mây, các giọt nước sẽ đóng băng xung quanh những phần
tử này cho đến khi chúng đủ nặng và rơi xuống.

- Hiện nay vẫn còn một số ý kiến khác nhau về việc ngưng tụ mây chữa
cháy rừng vẫn còn là một vấn đề phải tranh luận và đang được tiếp diễn.
- Theo số liệu thống kê của FAO, từ năm 1982 đến đầu năm 1998 có
trên 15 triệu ha rừng và đất rừng trong khu vực Đông Nam Á bị cháy. Trong
đó Inđônêsia là nước thường xảy ra cháy rừng với thiệt hại lớn nhất.
- Chỉ riêng ở đảo Kalimantan trong năm 1983 có khoảng 3 triệu ha
rừng tại vùng Bukit Soeharta bị cháy, theo báo cáo của trưởng phòng môi
trường UBND thành phố Hà Nội thì chỉ trong vòng 8 tháng từ 9/1997 đến
5/1998 tại Inđônêsia đã cháy khoảng gần 1 triệu ha rừng có giá trị lớn. Có thể
nói đây là một đại hỏa hoạn lớn của thế giới, hàng triệu tấn sinh khối bao gồm
gỗ, củi và các nông sản bị tiêu hủy. Hệ thống cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng
nề,ngành thủy sản bị giảm sút, mất mát lớn về đa dạng sinh học, thu nhập của
ngành du lịch bị giảm xuống đáng kể, sức khỏe của 70 triệu người thuộc các
nước trong khu vực bị ảnh hưởng, các chỉ số về ô nhiễm không khí tăng lên
gấp đôi ở nhiều khu vực tại Inđônêsia và Malaysia.
21
21
- Tổng thiệt hại tính bằng tiền lên đến 6 tỷ USD cho riêng Inđonêsia và
khoảng 10 tỷ USD cho cả khu vực.
1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu ở việt Nam
- Tính đến năm 1999 nước ta còn khoảng 10,9 triệu ha rừng, chiếm
32,2 % tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó 9,4 triệu ha rừng tự nhiên
và 1,5 triệu ha rừng trồng.
- Diện tích rừng dễ cháy có khoảng 6 triệu ha bao gồm rừng Thông,
tràm, Bạch đàn Phi lao, Samu, Powmu, rừng khộp, rừng tre nứa và tráng cỏ,
cây bụi.
- Ở Việt Nam bình quân mỗi năm mất khoảng 100.000 ha rừng, trong số
đó có khoảng 10% là do hậu quả cháy rừng. Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm
1963 đến năm 1994 rừng bị cháy chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lâm Đồng,
Minh Hải, Kiên Giang, Huế, Hà Tĩnh và vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Trong

khi đó từ những năm 1960 tới năm 1999 chúng ta mới chỉ trồng mới khoảng
1.5 triệu ha rừng.
- Theo báo cáo của Cục Kiểm Lâm trong 3 năm từ 1998 đến năm 2000
đã xẩy ra 2108 vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng 23.000 ha. Trong 7 tháng đầu
năm 2001đã xẩy ra ít nhất hơn 10 vụ cháy rừng, tổng diện tích bị thiệt hại
khoảng 400 ha trong đó cháy lớn nhất ở Lâm Đồng là 330 ha, nhỏ nhất ở tỉnh
Thái Nguyên là 0,75 ha.
- Trung bình mỗi năm ở Việt Nam xẩy ra 1413 vụ cháy rừng gây thiệt
hại 3616 ha rừng tự nhiên và 3032,5 ha rừng trồng. Đặc biệt từ tháng 01 đến
tháng 04 năm 2002 các vụ cháy rừng tràm ở VQG U minh Thượng (Tỉnh
Kiên Giang) và Uminh Hạ (Tỉnh Cà Mau) đã làm thiệt hại trên 5.500ha. Chưa
kể đến tổn thất về tài nguyên, môi trường, Chỉ tính riêng chi phí cho công
tác phòng cháy, chữa cháy đã lên tới 7 - 8 tỷ đồng.
22
22
- Ở Việt Nam công tác dự tính dự báo cháy rừng tuy đã được thực hiện
từ năm 1981 trở lại đây nhưng vẫn còn mới mẻ và chưa đồng bộ.
- Hiện nay, nạn cháy rừng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với
mọi quốc gia trên thế giới, đặng biệt những nước có diện tích rừng lớn. Vì vậy
hạn chế nạn cháy rừng và bảo vệ môi trường sống của nhân loại là nhiệm vụ
cấp bách không phải chỉ riêng một quốc gia nào mà tất cả các nước trên toàn
thế giới.

23
23
Phần 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đề xác định đối tượng nghiên cứu:
- Cán bộ công chức thuộc hạt Kiểm Lâm VQG Cát Bà - Cát Hải - Hải Phòng
và người dân các xã vùng đệm của VQG Cát Bà tham gia công tác phòng
cháy, chữa cháy rừng.
- Toàn bộ diện tích 16196,8 ha. Trong đó 10.931,7 ha rừng núi do VQG
Cát Bà - Cát Hải - Hải Phòng quản lý có nguy cơ cháy rừng.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu trong phạm vi địa bàn VQG Cát Bà quản lý với
việc phòng cháy, chữa cháy rừng, ngăn chặn mọi hành vi vi phạm đến công
tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: VQG Cát Bà - Cát Hải - Hải Phòng.
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 15 tháng 9 năm 2011 đến ngày 14 tháng
02 năm 2012.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
24
24
- Đánh giá thực trạng cháy rừng tại VQG Cát Bà.
+ Tổ chức công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
+ Công tác tham mưu chỉ đạo.
+ Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2009 - 2011.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng cháy, chữa
cháy rừng tại VQG Cát Bà - Cát Hải - Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế việc cháy rừng tại VQG Cát
Bà - Cát Hải - Hải Phòng.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được một số nội dung đã nêu ở trên chuyên đề phải thực
hiện phương pháp nghiên cứu sau.
2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu thứ cấp tôi sử

dụng phương pháp kế thừa số liệu.
+ Thu thập số liệu về tổng diện tích rừng của toàn VQG Cát Bà.
+ Tổng diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng gây ra do tại VQG Cát Bà.
+ Tổng diện tích bị cháy hàng năm.
+ Loại rừng bị cháy.
+ Nguyên nhân gây cháy.
+ Các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng đang thực hiện.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:sử dụng phương pháp PRA.
25
25

×