Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GV hướng dẫn : T.S Nguyễn Ngọc Điện
SV thực hiện : Nguyễn Tiến Vũ
MSSV : 20073520
Lớp : Quản lý công nghiệp-K52
Ha Noi, 3/2012
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên chuyên ngành quản lý công nghiệp em đã được trang bị kiến thức nền
tảng về quản trị kinh doanh (kinh tế) và kiến thức về kỹ thuật công nghệ trong môi trường
năng động của trường kỹ thuật hàng đầu . Trải qua 5 năm học tập em cũng có nhiều cơ
hội tiếp xúc và thấu hiểu được những vấn đề mà sinh viên chúng em đang gặp phải đó là
kinh nghiệm. Bởi vậy đợt thực tập tốt nghiệp là cơ hội để chúng em được cọ sát thực tế,
từ đó em có dịp quan sát, tìm hiểu … một cách trung thực, khoa học hơn và vận những
kiến thức đã học để tiến hành nhận dạng, phân tích, đánh giá… tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả. Là sinh viên chuẩn
bị tố nghiệp trong năm nay em luôn cần những hướng dẫn thiết thực từ các thầy cô cũng
như các anh chị cán bộ công nhân viên của công ty trong đợt thực tập tôt nghiệp này. Để
từ đó em có được nhận thức đúng đắn nên làm gì và đi theo hướng nào để khởi nghiệp.
Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong bộ môn quản lý công nghiệp đặc biệt là
thầy Nguyễn Ngọc Điện và các anh, chị phòng tổ chức trong công ty Đông Bắc đã giúp
em rất nhiều trong việc hoàn thành tốt đợt thực tập này . Qua đợt thực tập tốt nghiệp tai
công ty, chúng em đã tìm hiểu về nhiều mảng hoạt động của Công Ty đặc biệt về chuyên
ngành Quản Lý Công Nghiệp
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế vì vậy bài báo cáo thực tập của em có thể còn nhiều
điểm thiếu sót, bởi vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn và các
anh chị trong công ty giúp em hoàn thiện hơn về bài viết cũng như nhận thức của bản
thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tiến Vũ
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Tên công ty: Công ty cảng Đông Bắc.
Địa chỉ: 45- Lý Thường Kiệt - Phường Cửa Ông - Thị xã Cẩm
Phả - Tỉnh Quảng Ninh
Tên giao dịch nước ngoài: North - Eastern Company
Tên viết tắt: NECO
Giám đốc: Phạm Ngọc Tuyển
Năm thành lập: 1995
Website:
Điện thoại: (033) 836.336
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
Fax: (033) 835.77
!"#!$%&%
Tiền thân là xí nghiệp Cảng - Công ty Đông Bắc được thành lập năm 1995 theo quyết
định số 1006/QĐ-BQP.
Đến tháng 11 năm 2006 theo quyết định số: 152/2006QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng quyết định đổi tên Xí nghiệp Cảng - Công ty Đông Bắc thành Công ty Cảng - Tổng
công ty Đông Bắc.
Công ty Cảng là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Đông Bắc,
với hai nhiệm vụ chính hàng năm là tiếp nhận, sàng tuyển chế biến, tiêu thụ than cho Tập
đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và tham gia công tác huấn luyện Dự bị động
viên theo kế hoạch quân sự của Bộ Quốc phòng.
Là một đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ hạch toán, trực thuộc Tổng công ty Đông
Bắc, có con dấu riêng để ký kết các hợp đồng kinh tế và được phép mở tài khoản tại các
ngân hàng, kho bạc để giao dịch.
Do đặc thù của đơn vị hàng năm với kế hoạch trên giao chế biến và tiêu thụ gần hai
triệu tấn than thương phẩm và phục vụ công tác xuất khẩu của ngành Than Việt Nam, Công
ty đã từng bước không ngừng phát triển, tăng cường nguồn nhân lực, đầu tư các trang thiết
bị hiện đại, mở rộng thị trường tiêu thụ trên khắp các miền tổ quốc, đa dạng hoá về quy
cách chủng loại than, đảm bảo chất lượng tạo uy tín trên thị trường cạnh tranh, tạo lòng tin
với khách hàng.
Những ngày đầu thành lập Công ty mới chỉ có 60 lao động (là quân số khung) đến nay
đã có khoảng hơn 400 lao động.
Từ chỗ phải đi thuê văn phòng, kho bãi đến nay Công ty đã kiến thiết khu trụ sở văn
phòng 5 tầng khang trang, đầu tư nâng cấp mở rộng nhiều hệ thống kho bãi với đầy đủ
trang thiết bị sàng tuyển, bốc xúc rót than hiện đại.
Điều kiện sinh hoạt, ăn nghỉ của cán bộ công nhân viên được cải thiện, từng bước
nâng cao thu nhập và đời sống, từ đó tạo niềm tin cho người lao động yên tâm công tác
gắn bó lâu dài với đơn vị.
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
Như vậy hiện tại công ty có quy mô trung bình với khoảng 400 cán bộ công nhân
viên, có tổng số vốn kinh doanh tính đến thời điểm hiện tại là 73.302.237.401đ
' ()*$+,%-.)*-/0+12-34!5
62
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của công ty trong những năm gần đây.
STT NỘI DUNG ĐVT NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
1. Doanh thu Tr.đ 498.989 670.742 765.105
2. Lợi nhuận Tr.đ 2.082 3.155 3.203
3. Nộp ngân sách Tr.đ 1.198 1.235 1.418
4. Đầu tư XD cơ bản Tr.đ 9.250 7.063 8.866
5. Tổng quỹ lương Tr.đ 6.372 11.510 16.338
6. Tổng số lao động Người 230 294 396
7. Thu nhập bình quân Tr.đ 5,31 6,28 8,5
Hình 1.1: Doanh thu của công ty
Qua biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh thu rất cao, so với năm 2009, năm
2010 tăng 34.5% , năm 2011 tăng 53.33% một con số đáng kể chứng tỏ sự lớn mạnh và
ngày càng phát triển của công ty
Hình 1.2: Lợi nhuận của công ty
tr.đ
765.105
670.742
498.989
3.155 3.203
tr.đ
2.082
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
Qua biểu đồ ta thấy đã có sự tăng lên rõ rệt của lợi nhuận công ty, đặc biệt trong năm
2010 tỉ suất lợi nhuận tăng 51.5% so với năm 2009. Tuy nhiên có sự chậm lại trong năm
2011 (tăng 1.52% sơ với năm 2010) có thể thấy sự phát triển đã gần tới bão hòa nếu
chúng ta không thay đổi cách làm như hiện tại.
Hình 1.3: thu nhập bình quân của người lao động
Thu nhập bình quân đã có nhiều thay đổi rõ rệt đặc biệt so với năm 2009 năm
2010 tăng 18.3%, năm 2011 tăng 35.4%, và trong năm 2011 đã tăng đáng kể so với
2010.
Hình 1.4: số lượng công nhân viên của công ty
Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của Công ty Cảng-Tổng công ty
Đông Bắc từ năm 2009 đến năm 2011. Ta thấy công ty luôn có một sự tăng trưởng năm
sau cao hơn năm trước. cụ thể doanh thu và thu nhập năm 2011 đều tăng gấp 1.5 lần so
với năm 2009. Thu nhập trung bình của người lao động không ngừng tăng lên, lực lượng
lao động cũng tăng lên đáng kể.
Tổng số vốn kinh doanh tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Công ty là:
73.302.237.401 đồng.
Trong đó:
- Vốn cố định : 29.844.216.649 đồng
- Vốn lưu động: 43.458.020.752 đồng.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cảng - Tổng công ty Đông Bắc:
Cùng với lịch sử ra đời và phát triển của Tổng công ty Đông Bắc, lĩnh vực kinh doanh
của Công ty Cảng chủ yếu là tiếp nhận chế biến, tiêu thụ than và kinh doanh dịch vụ đường
cảng chiếm khoảng 99% trong tổng doanh thu của công ty, còn lại 1% doanh thu là sản
xuất kinh doanh khác ( xây lắp, khai thác và thu nhập khác…)
8.5
6.28
5.31
294
396
230
người
Phó GĐ
Kinh doanh
Phó GĐ Kỹ thuật
Giám đốc
Phòng Kế toán tài chính
PX
Sàng tuyển CB
Phó GĐ Chính trị
Phòng Kế hoạchPhòng Tổ chức LĐTLPhòng Cơ điện vật tư-vận tảiPhòng Kỹ thuật sản xuấtPhòng An toàn BHLĐ Văn phòng Phòng Chính trị
PX
Kho-Tiêu thụ
PX
Phục vụ
PX
Vận tải
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
Ngoài ra để đa dạng hoá mặt hàng sản phẩm Công ty còn mở rộng mô hình kinh doanh
các loại hình dịch vụ, phục vụ khách hàng và các đơn vị trong nội bộ Tổng Công ty, bao
gồm:
- Chế biến và kinh doanh than.
- Chế biến và kinh doanh khoáng sản.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, xây lắp đường
dây và trạm điện.
- Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng.
- Vận tải đường thuỷ, đường bộ (cho thuê cảng rót than, cho thuê tuyến đường vận
chuyển than).
Việc công ty mở rộng sản xuất là một hướng đi đúng. Tuy nhiên nó vẫn chỉ chiếm một
lượng nhỏ, vẫn không thể bỏ qua được chế biến và sàng tuyển than bởi do công ty thực hiện
kế hoạch theo sự phân bố của tổng công ty Đông Bắc.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cảng - Tổng công ty Đông Bắc:
Là một Doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế với chức năng chuyên sâu là sản xuất và
kinh doanh than và tham gia công tác Huấn luyện dự bị động viên. Công ty Cảng thiết lập
một cơ cấu bộ máy quản lý điều hành chỉ đạo sản xuất từ trên xuống dưới theo mô hình
trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc Công ty, tiếp đó là các Phó Giám đốc giúp
việc Giám đốc, các phòng chức năng tham mưu cho Giám đốc, phân bổ theo chức năng
nghiệp vụ quản lý và các phân xưởng tổ đội sản xuất trực thuộc.
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
Hình 1.5: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cảng
- Ban giám đốc Công ty
+ Giám Đốc:
Là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị. Là người đại diện hợp pháp cho đơn vị trong quan hệ giao dịch,
thực hiện chính sách chế độ cho người lao động, các chính sách chế độ với Nhà nước
+ Phó Giám đốc Chính trị (kiêm Bí thư Đảng uỷ Công ty):
Là người nhận chỉ đạo các đường lối chỉ đạo của Đảng, các thông tin chính trị tới
toàn thể người lao động, thay quyền Giám đốc điều hành khi Giám đốc đi vắng.
+ Phó Giám đốc Kinh doanh:
Điều hành các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty, thay quyền Giám đốc
điều hành khi Giám đốc đi vắng.
+ Phó Giám đốc Kỹ thuật:
Điều hành các công việc về trang thiết bị kỹ thuật của Công ty, thay quyền Giám
đốc điều hành khi Giám đốc đi vắng.
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
- Các phòng chức năng gồm có:
+ Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch cho quá trình sản xuất kinh doanh
cho từng giai đoạn, giao dịch, đàm phán, thoả thuận mở các hợp đồng kinh tế với khách
hàng, nhận lệnh chỉ đạo quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ, quá trình vận hành hệ thống
luồng cảng đường,
Lập kế hoạch, theo dõi và quản lý chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng cơ bản.
+ Phòng Kế toán tài chính:
Quản lý giám đốc công tác tài chính trong đơn vị, đảm bảo nguồn vốn cho quá trình
sản xuất kinh doanh.
Theo dõi tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tham mưu cho Giám đốc Công ty
về các luồng thông tin kinh tế cần thiết cho quá trình đầu tư mở rộng sản xuất.
Xây dựng bộ máy kế toán thống kê phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
đơn vị.
Có nhiệm vụ báo cáo với Giám đốc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị theo kỳ hạch toán .
+ Phòng Chính trị:
Có nhiệm vụ thực hiện các công tác đảng, công tác chính chị của Công ty. Theo dõi
hồ sơ, chế độ của cán bộ trong Công ty.
+ Văn phòng:
Có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin gửi đến gửi đi, lưu trữ các văn bản, công văn
luân chuyển giữa các phòng theo chức năng, văn thư. Đánh máy và soạn thảo các loại
văn bản và quy định của đơn vị. Đảm bảo công tác phục vụ tại các bếp ăn và đưa đón cán
bộ đi công tác.
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
+ Phòng Cơ điện vận tải - vật tư:
Có nhiệm vụ lập kế hoạch đầu tư mua sắm các loại vật tư thiết bị cần thiết cho quá
trình sản xuất kinh doanh.
Theo dõi chỉ đạo hoạt động vận hành sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn của các
loại xe máy thiết bị trong đơn vị.
+ Phòng Tổ chức lao động tiền lương:
Theo dõi hồ sơ lao động, phối hợp với phòng Kế toán tài chính về công tác tính toán
lương, các chế độ khác cho người lao động theo đúng quy định của Tổng công ty và của
Nhà nước. Nhiệm vụ trình các hồ sơ cho giám đốc ký kết các hợp đồng lao động.
+ Phòng Kỹ thuật:
Giám sát kỹ thuật các công trình xây dựng cơ bản, xây dựng và thực hiện kế hoạch
về công tác an toàn bảo hộ lao động của Công ty. Chỉ đạo hướng dẫn công tác an toàn
đến từng phân xưởng, từng người lao động trong Công ty.
- Các phân xưởng:
Hiện nay Công ty có 4 phân xưởng hoạt động theo quy trình công nghệ và sự phân
công chỉ đạo của ban Giám đốc và công tác điều hành của các phòng chuyên môn.
PHẦN II: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY
2.1 Phân tích hoạt động quản lý sản xuất
2.1.1 Tìm hiểu về hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp.
2.1.1.1 Kết cấu sản phẩm và yêu cầu ký thuật của sản phẩm
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
- Theo Qui định của ngành than, các loại than nguyên khai, than bán thành phẩm
trước khi tiêu thụ đều phải tiến hành chế biến sàng tuyển thành các loại than thương
phẩm, đảm bảo tiêu tiểu chuẩn chất lượng (TCVN và TCCS) mới được tiêu thụ cho khách
hàng.
- Công nghệ sàng tuyển than hiện nay chủ yếu bằng hai phương pháp:
+ Tuyển khô;
+ Tuyển nước.
- Công ty Cảng áp dụng phương pháp tuyển khô các loại than cám, tuyển rửa nước
các loại than cục.
- Để đáp ứng đủ nguồn than phục vụ theo nhu cầu của khách hàng, trong quá trình
tiêu thụ đơn vị phải tiến hành pha trộn than. Qua thực tế nhiều năm cho thấy việc pha trộn
than trong quá trình tiêu thụ là tất yếu khách quan.
- Tỷ lệ than pha trộn phụ thuộc vào nguồn than sản xuất và theo yêu cầu của khách
hàng. Qua nhiều năm thực hiện cho thấy, tỷ lệ pha trộn bình quân cả năm khoảng 25-
35%/tổng số than tiêu thụ.
- Quá trình pha trộn than thực ra để trộn lẫn một và loại than với nhau nhằm một số
mục đích của công ty như : đảm báo độ cháy tốt của than (một số loại dễ cháy được trộn
lẫn với than khó cháy để dễ bắt lửa), hoặc có tỉ lệ than xấu mà mình cần (pha trộn cục don
và cụ xô) không làm mất chất lượng than mà có thể tăng lợi nhuận nhờ chênh lệch về giá.
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
Bảng 2.1: Chất lượng than thương phẩm của công ty theo TC 01: 2006/TK
~ 12 ~
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
~ 13 ~
Loại than
Mã sản
phẩm
Cỡ hạt
mm
Tỷ lệ
dưới
cỡ
khi
giao
nhận
ban
đầu
khôn
g lớn
hơn
%
Độ tro khô Ak
%
Độ ẩm toàn
phần Wtp
%
Chất
bốc
khô
(Vk
%)
Lưu
huỳnh
chung
khô
(Skc
%)
Trị số toả nhiệt
toàn phần khô
(Qkgr
Cal/g)
Trung
bình
Giới hạn
trung
bình
không
lớn
hơn
trung
bình
trung
bình
không
lớn
hơn
không
nhỏ hơn
1. Than cục xô
Cục xô 1A
MVX
01A 25-250 20 10.50 8.01-13.00 4.50 6.00 6.00 0.600 0.80 7.200
Cục xô 1B
MVX
01B 25-250 20 15.00 13.01-17.00 4.50 6.00 6.00 0.600 0.80 6.800
cục xô 1C
MVX
01C 25-250 20 19.50 17.01-20.00 4.50 6.00 6.00 0.600 0.80 6.600
2. Than cục don
Cục don
6A
MVD
02A 15-50 15 18.00 16.01-20.00 5.50 7.00 6.00 0.600 0.80 6.600
cục don
6B
MVD
02B 15-50 15 23.00 20.01-26.00 5.50 7.00 6.00 0.600 0.80 5.900
cục don
6C
MVD
02C 15-50 15 29.00 26.01-33.00 5.50 7.00 6.00 0.600 0.80 5.400
Cục don
7A
MVD
03A 15-100 20 36.00 33.01-40.00 6.00 8.00 6.00 0.600 0.80 4.700
cục don
7B
MVD
03B 15-100 20 41.50 40.01-45.00 6.00 8.00 6.00 0.600 0.80 4.200
cục don
7C
MVD
03C 15-100 20 47.50 45.01-50.00 6.00 8.00 6.00 0.600 0.80 3.800
Cục don
8A
MVD
04A 15-100 20 52.50 50.01-55.00 6.00 8.00 6.00 0.600 0.80 3.100
cục don
8B
MVD
04B 15-100 20 57.50 55.01-60.00 6.00 8.00 6.00 0.600 0.80 2.650
3. Than cám
Cám 7A MV 05A 0-20 - 47.50 45.01-50.00 9.00 13.00 6.50 0.600 0.80 3.800
cám 7B MV 05B 0-20 - 52.50 50.01-55.00 9.00 13.00 6.50 0.600 0.80 3.100
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
2.1.1.2 Quy trình công nghệ gia công sản phẩm.
Từ năm 2009, thực hiện chủ trương của Tập đoàn TKV về việc tổ chức chế biến sàng
tuyển than tại khai trường sản xuất. Công ty Cảng tổ chức sản xuất tại 2 kho: Kho cảng
Khe Dây và kho G9- Mông Dương.
+ Tại Kho G9:
a/ Nhiệm vụ: Tiếp nhận toàn bộ than nguyên khai của các đơn vị sản xuất trong Tổng
công ty, tổ chức CBST đảm bảo số lượng và chất lượng; sau đó v/c toàn bộ than TP và
BTP giao tại kho cảng gồm các chủng loại sau:
- Than sạch (TP) phục vụ tiêu thụ theo kế hoạch;
- Than cục 15-35mm (phôi 4,5) tiếp tục chế biến tuyển rửa cục;
- Than trên sàng 35mm (bã tổng hợp) sau khi tuyển nhặt cục xô, xít đá bằng máy
tuyển hoặc thủ công, tiếp tục vận chuyển ra kho cảng để chế biến tuyển rửa than cục.
b/ Công nghệ chế biến sàng tuyển:
Bước 1: Than nguyên khai (NK) nhập mỏ, được đưa vào dây chuyền sàng rung hai
tầng, công suất 100-110 tấn/h để phân loại cỡ hạt theo qui định.
- Tham cám TCVN cỡ hạt 0-15 mm
- Than phôi tổng hợp 4,5: cỡ hạt 8- 35 mm
- Than trên sàng > 35 mm.
Bước 2:
- Than trên sàng >35 mm được vận chuyển ra sân công nghiệp, sau đó đem vào sàng
lại để loại bớt cám và phân loại cỡ hạt; Than trên sàng >35mm tiếp tục đưa vào dây
chuyền băng nhặt, dùng lao động mùa vụ, nhặt cục xô và tuyển sạch xít đá.
- Than BTP tổng hợp sau tuyển cục tiếp tục bốc xúc, v/c giao tại kho cảng.
~ 14 ~
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
- Toàn bộ xít đá sau khi loại khỏi than được bốc xúc lên xe v/c đổ thải tại khu vực kho
G9.
+ Tại kho cảng Khe Dây:
a/ Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận toàn bộ than sạch TP của các đơn vị trong nội bộ Tổng công ty và than TP
của kho G9 nhập kho phục vụ tiêu thụ theo kế hoạch;
- Tiếp nhận than BTP (phôi 4,5; bã sau tuyển) của kho G9 phục vụ tuyển rửa than cục;
b/ Công nghệ chế biến sàng tuyển:
Bước 1: Than phôi 4,5 tổng hợp, bã sau tuyển được đưa vào dây chuyền sàng rung ba
tầng, công suất 40-100 tấn/h để phân loại cỡ hạt theo qui định.
- Tham cám TCVN cỡ hạt : 0-15 mm
- Phôi 4 cỡ hạt : 5-35 mm
- Phôi 5 cỡ hạt : 8-15 mm
- Bã cỡ hạt : 35-100 mm
Bước 2:
- Phôi 4,5 được đưa vào hệ thống bể rửa để tuyển rửa cục 4a, cục 5a;
- Bã 35-100 mm đưa vào tuyển cục xô.
- Than bã rửa lần 1 tiếp tục v/c vào sàng rung cho sạch cám và phân loại cỡ hạt phôi
4,5; sau đó đưa vào rửa thu hồi cục 4b,5b.
- Than bã rửa lần 2, tiếp tục v/c vào sàng rung cho sạch cám và phân loại cỡ hạt:
phôi 4,5, sau đó tiếp tục đưa vào rửa thu hồi cục 7,8 TCCS.
~ 15 ~
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
- Than cục 7,8 vận chuyển đưa vào hệ thống nghiền băng tải, nghiền thành than
cám.
Bước 3:
- Than bùn từ bể lắng dùng cẩu cẩu lên kho chứa, tiếp tục cẩu cao đống cho róc
nước. Sau đó dùng cẩu lên xe v/c ra sân công nghiệp phơi khô, rồi vận chuyển vào sàng
thu hồi cám 0-15mm; than bã trên sàng vận chuyển đưa vào nghiền làm than cám.
Toàn bộ xít đá sau khi tuyển rửa loại khỏi than, được bốc xúc lên xe vận chuyển đổ
thải tại kho G9.
~ 16 ~
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
Hình 2.1 Quy trình công nghệ chế biến than tại công ty Cảng.
Ghi chú
- Than nhập kho nhập vào kho G-9 để chế biến.
- Cám thành phẩm nhập tại các đơn vị trong TKV và cám TP sau chế biến tại G-9
được nhập tại kho than tập trung
- Than BTP sau chế biến được vận chuyển bằng oto ra kho cảng Khe Dây để chế biến
tiếp.
- Than cám tại kho than tập trung bốc xúc bằng máy và vận chuyển bằng băng tải ra
cảng.
~ 17 ~
KHO TẬP TRUNG THAN
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
- Than tiêu thụ tại cảng: 50% bằng hệ thống bốc rót liên hoàn, 50% bốc tiêu thụ bằng
ôtô qua băng tải.
*Mô tả ngắn gọn quy trình công nghệ sản xuất
Hình 2.2 Mô tả ngắn gọn quy trình công nghệ sản xuất
Công nghệ chế biến than của Công ty chủ yếu bằng máy sàng CN 20-500 tấn / giờ
gồm các khâu chính:
- Tiếp nhận than nguyên khai từ các đơn vị khai thác trong Tổng công ty.
- Khâu sàng.
- Khâu nghiền.
- Khâu tuyển rửa than cục các loại (than phôi thành than thành phẩm).
- Vận chuyển đổ đống nhập kho than thành phẩm.
- Tổ chức xuất than theo chỉ tiêu Tổng công ty Đông Bắc giao và tự bán.
+ Khâu tiếp nhận than nguyên khai:
Công ty tổ chức tiếp nhận than nguyên khai của các đơn vị khai thác trong công
ty theo 2 phương án.
- Phương án 1: Nhận than của các đơn vị khai thác nhập vào các kho chứa than
nguyên khai (tuỳ theo yêu cầu sản xuất, mặt bằng kho bãi mà có thể dùng máy xúc lật
bánh lốp hoặc máy gạt ĐT 75 vun đẩy than thành các đống cao).
~ 18 ~
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
- Phương án 2: Lợi dụng độ dốc của các triền kè cho đổ than từ trên cao xuống bãi
sau đó lấn dần ra (Phương án này tiết kiệm được chi phí vun gom đẩy than song chỉ thực
hiện được với các lô than có chất lượng đồng đều, ổn định).
+ Khâu sàng than (máy sàng):
Từ các chủng loại than nguyên khai nhận của các đơn vị khai thác đã nhập vào các
kho than nguyên khai, căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch sản xuất tiến hành sàng tuyển chế
biến, Công ty hiện tại đang sử dụng loại máy sàng có công suất nhỏ, từ CN20T/h -
CN500T/h.
Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu chế biến tiêu thụ công ty còn sử dụng các loại máy khác có
công suất lớn hơn.
Vào thời điểm hiện nay Công ty đang sử dụng loại máy sàng có công suất 300 tấn/giờ
phù hợp với tình hình thực tế và tiết kiệm được chi phí.
Nguyên liệu cung cấp cho máy sàng: Than nguyên khai các loại (nhận từ các đơn vị
sản xuất khai thác lộ thiên hoặc hầm lò) được đưa vào máy sàng bằng máy xúc lật và hệ
thống băng tải từ kho chứa than nguyên khai (có thể sàng theo hai cách tuỳ theo nhu cầu
tiêu thụ).
Máy sàng rung được lắp đặt thiết kế 3 tầng lưới sàng mục đích để phân loại cỡ hạt của
than theo nhu cầu sản xuất. Các tầng lưới sàng này có thể tháo dỡ, thay thế tuỳ theo yêu
cầu về chất lượng và cỡ hạt do vậy kích cỡ mắt lưới sàng cũng thay đổi. Chủ yếu cơ bản
thường xuyên 3 tầng lưới sàng này về mắt lưới: Tầng 1 (tầng trên cùng) lắp lưới sàng có
cỡ hạt ≥ 35mm để lấy than phôi (bã sàng), sàng cung đoạn khác chế biến lấy than cục 4,
cục 3, cục xô để tiêu thụ.
+ Khâu nghiền than:
Khâu nghiền than có thể nghiền theo hai cách:
- Nghiền than phôi (bã sàng) than bán thành phẩm.
~ 19 ~
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
- Nghiền than nguyên khai (đối với những lô than nguyên khai chất lượng thấp
hoặc những lô than có tỷ lệ cục không đáng kể khi nghiền không ảnh hưởng lớn đến chất
lượng sản phẩm).
Nghiền than phôi hoặc than nguyên khai cũng được đưa vào công nghệ nghiền qua
băng tải hoặc dùng máy xúc lật cấp liệu vào máy nghiền.
Công suất của máy nghiền từ 20 tấn/giờ đến 150 tấn/giờ
Máy nghiền: Theo công nghệ dây chuyền chỉ sản xuất được loại than có cỡ hạt
≤15mm.
+ Khâu tuyển rửa chế biến than cục:
Nguồn nguyên liệu để chế biến (tuyển-rửa) than cục lấy từ than phôi (bã sàng) như
đã nêu ở phần sàng than nguyên khai hoặc được chế biến từ nguồn nguyên liệu than cục
xô.
Công nghệ gồm:
- Chế biến sàng tuyển: Dùng lao động thủ công (nhặt hết tạp chất, xít thuần, đá
trắng) và dùng sàng lắc thủ công để phân loại cỡ hạt và kiểm nghiệm mẫu chất lượng (AK
và cỡ hạt) theo yêu cầu chất lượng khi đó mới được coi là thành phẩm. Công nghệ tuyển
thô chỉ dùng để chế biến than cục xô; than cục 3 và than cục 4.
- Chế biến rửa:
+ Tuyển rửa bằng cách đãi lắng trôi thủ công bằng nước ngọt cũng tuyển hết tạp chất
(xít thuần, đá trắng) cho đến khi đảm bảo chất lượng theo quy định, lúc đó sản phẩm mới
được hoàn thành. Dùng để chế biến than cục 4 và cục 5.
+ Tuyển rửa bằng thuốc hoá học: Cho một lượng thuốc hoá học nhất định vào 1 bể
nước tạo ra 1 khối lượng dung dịch cần thiết sao cho khi cung cấp nguồn nguyên liệu vào
bể dung dịch đó than sạch (than có đủ chất lượng) sẽ nổi lên mặt nước - dùng lưới lấy loại
~ 20 ~
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
than đó ra. Phần còn lại tạp chất và xít thuần, than không đảm bảo chất lượng sẽ chìm
xuống đáy bể. Có thể áp dụng cho chế biến các loại than cục.
+ Khâu vận chuyển đổ đống nhập kho thành phẩm:
Sau khi các loại than (nguyên liệu) đã qua các khâu sàng, nghiền, tuyển rửa chế biến
thành than sạch (than thành phẩm đáp ứng các yêu cầu về cỡ hạt, chất lượng). Căn cứ sơ
đồ khu vực tập kết (kho bãi), Công ty tổ chức dùng máy xúc lật bánh lốp bốc xúc lên xe
vận chuyển nhập kho hoặc dùng thủ công bốc xúc nhập kho theo đối với các chủng loại
than cục chờ tiêu thụ.
2.1.1.3 Các hình thức tổ chức sản xuất:
Mô hình kết cấu sản xuất chính được chia làm 3 khu vực như sau:
- Khu vực sàng nghiền liên hoàn
Đây là khu vực sản xuất tập chung của Công ty, sàng nghiền các loại than bán
thành phẩm thành than thành phẩm. Tuỳ theo yêu cầu sản xuất kinh doanh mà Công ty có
cách thức tổ chức khác nhau phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khu vực chế biến tuyển rửa than cục
Khu vực này tập kết các loại than nguyên liệu (than phôi, bã sàng) để chế biến
thành than cục thành phẩm các loại.
- Khu vực băng tải rót than và máng rót than cố định phục vụ cho quá trình rót than
xuống phương tiện:
Than thành phẩm được máy xúc lật bốc xúc đổ lên ô tô đối với than cám và dùng thủ
công bốc xếp lên xe ô tô đối với than cục các loại sau đó vận chuyển rót vào máng cố
định, hoặc rót vào phễu chứa than và được băng tải rót xuống phương tiện vận tải thuỷ.
Khu vực này tập kết các loại than nguyên liệu (than phôi, bã sàng) để chế biến thành
than cục thành phẩm các loại.
~ 21 ~
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
Như trên đã tìm hiểu về công nghệ sản xuất tại các nhà máy. Với đặc thù của ngành
chế biến than, đa dạng về chủng loại than. hệ thống sản xuất được hình thành theo hướng
chuyên môn hóa công nghệ, nghĩa là mỗi khâu ( khâu sàng, khâu nghiền, khâu tuyển rửa
chế biến ) đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định trong hành trình công nghệ của
sản phẩm.
+ Hệ thống sản xuất có khả năng thích ứng cao bởi vì dễ dàng thay đổi quy trình
công nghệ.do nhu cầu về than luôn thay đổi, không cố định nên sản lượng cần có nhiều
điều chỉnh cho phù hơp.
+ Việc quản lý kĩ thuật chuyên môn đơn giản do tính thống nhất về chuyên môn kĩ
thuật trong một đơn vị sản xuất, tập trung chuyên gia để xử lý các vấn đề chuyên môn
+ Có khả năng tân dụng tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị như có thể cho
gia công thêm sản phẩm trong thời gian nhàn rỗi ví dụ như trong giai đoạn nhu cầu ít ta
có thể sản xuất xen kẽ nhiều loại than trên các thiết bị đó.
Tuy có những ưu điểm như vậy nhưng hình thức tổ chức sản xuất này cũng không
tránh khỏi những hạn chế vốn có của nó
+ Tổ chức phối hợp phức tạp, khó khăn trong việc lập kế hoạch cho các khâu (các
công đoạn)
+ Dự trữ bán thành phẩm lớn, lượng bán thành phẩm trong quá trình chế biến lớn do
có sự phối hợp phức tạp giữa các khâu.
+ Chu kì sản xuất kéo dài.
2.1.1.4 Sơ đồ bố trí mặt bàng sản xuất của công ty.
~ 22 ~
Than đi khe dây
Than xuất kho
Văn phòng G-9
Bãi than nguyên khai
Bãi than nguyên khai
Chế biến than cục
Sàng 2
Sàng 1
Sàng 3
Tuyển rửa
Than thành phẩm
Chế biến than cục
BÃI THẢI
BÃI THẢI
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
~ 23 ~
Vào công
trường
790
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
Hình 2.3 sơ đồ bố trí mặt bàng sản xuất tại kho G-9
2.1.2 Tìm hiểu công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất.
2.1.2.1 Cơ sở và phương pháp lập kế hoạch.
Tại công ty Cảng- tổng công ty Đông Bắc kế hoạch sản xuất chủ yếu dựa trên nhu cầu
của thị trường đã được sự phân công bởi tổng công ty Đông Bắc.
Căn cứ vào công văn số 3647/HD-ĐB ngày 10/11/2009 của Tổng Công ty Đông Bắc
về việc hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010.
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2009 và tình hình
nhiệm vụ năm 2010.
~ 24 ~
Báo cáo thực tập tôt nghiệp Nguyễn Tiến Vũ-QLCN
Và từ các chỉ tiêu công nghệ đơn vị đã tính toán cân đối từ điều kiện thuận lợi, khó
khăn hiện nay thực tế của đơn vị và đã thực hiện tiết kiệm tối đa các công đoạn trong dây
chuyền công nghệ SX.
Công ty Cảng xây dựng kế hoạch công nghệ SXKD năm 2010 với một số chỉ tiêu
chủ yếu như sau:
~ 25 ~