Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.5 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VĂN HỌC

BÀI TẬP CHUN ĐỀ MƠN HỌC
TIẾN TRÌNH VĂN HỌC
Đề tài:

CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG
TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 5/2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG........................3
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Chủ nghĩa tượng trưng...................................................3
1.2. Khái niệm tượng trưng.........................................................................................3
1.3. Tuyên ngôn của Chủ nghĩa tượng trưng.............................................................4
1.4. Tư tưởng nền tảng của Chủ nghĩa tượng trưng.................................................4
1.4.1. Nền tảng xã hội...............................................................................................4
1.4.2. Nền tảng tư tưởng...........................................................................................4
1.4.2.1. Cơ sở Mỹ học.........................................................................................5
1.4.2.2. Cơ sở Triết học.......................................................................................5
1.5. Quan điểm nghệ thuật của Chủ nghĩa tượng trưng...........................................5
1.6. Những đặc điểm về nghệ thuật của Chủ nghĩa tượng trưng.............................7
1.7. Những tác giả - tác phẩm tiêu biểu của Chủ nghĩa tượng trưng.......................8
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TRƯỜNG HỢP BÀI
THƠ “TƯƠNG ỨNG” CỦA CHARLES BAUDELAIRE......................................17
2.1. Về mặt nội dung..................................................................................................20


2.1.1. Thế giới của hư vơ, huyền bí.................................................................18
2.1.2. Cảm giác tương giao..............................................................................19
2.2. Về mặt nghệ thuật...............................................................................................20
2.2.1. Sử dụng biểu tượng, thủ pháp so sánh..................................................20
2.2.2. Tính nhạc trong thơ...............................................................................22
2.2.3. Sự sáng tạo ngơn từ...............................................................................22
CHƯƠNG 3: VỊ TRÍ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG Ở
VIỆT NAM................................................................................................................. 23
3.1. Sự tiếp nhận Chủ nghĩa tượng trưng vào Việt Nam.........................................23
3.2. Những yếu tố “bản địa hóa” của Chủ nghĩa tượng trưng tại Việt Nam.........23
3.3. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.....................................................................23
KẾT LUẬN................................................................................................................25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................27

Trang 2


CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Chủ nghĩa tượng trưng
Chủ nghĩa tượng trưng nằm trong hệ thống các loại chủ nghĩa hiện đại ở
phương Tây được hình thành từ thế kỉ XIX. Bản thân Chủ nghĩa tượng trưng được biết
đến như một quá trình tiếp biến hình ở thế kỷ XX nhưng nó sớm được manh nha từ
những năm 50 của thế kỷ XIX. Đây là một trào lưu nghệ thuật và một quan điểm triết
học có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến những trào lưu văn học và các tác giả hiện đại sau
này.
Dưới sự tác động của bối cảnh lịch sử đất nước, Chủ nghĩa tượng trưng ra đời
một phần do các nhà thơ có sự bất mãn sâu xa với xã hội Pháp, một xã hội rối ren nhất
trong lịch sử và kéo theo đó là những đảo lộn chưa từng thấy, chế độ chuyên chế, sự
bành trướng của chủ nghĩa đế quốc… Thêm vào đó là những học thuyết xã hội mà các
nhà tư tưởng trước đó đưa ra về cuộc sống, quy luật, những thể nghiệm đã khơng cịn

phù hợp với bối cảnh lịch sử khi nó đang dần thay đổi, chính những tác nhân đó đã
làm cho đời sống của những nghệ sĩ thế kỷ ấy có sự thay đổi chuyển biến mạnh mẽ.
Từ nửa đầu thế kỷ XIX, Chủ nghĩa lãng mạn diễn biến sang hai trào lưu đó
chính là Chủ nghĩa lãng mạn và Chủ nghĩa hiện thực. Do đó một mặt Chủ nghĩa tượng
trưng bát bỏ những tư duy duy lý lỗi thời của Chủ nghĩa lãng mạn, mặt khác vẫn tiếp
tục kế thừa tính chủ thể khoa trương, cảm quan huyền bí của Chủ nghĩa lãng mạn.
Trong bối cảnh mầm mống tư duy mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ,
thì đến năm 1886, nhà thơ người Pháp Jean Moréas đã gửi một bức thư để đăng lên
báo Le Figaro, với tựa đề Tuyên ngôn Chủ nghĩa tượng trưng, ông đề nghị chữ
Symbolisme – Trường phái tượng trưng là thích hợp nhất để chỉ trường phái mới này.
Và từ đây thì thuật ngữ tượng trưng chính thức ra đời ở Pháp nói riêng và thế giới nói
chung. Tuy nhiên sự xuất hiện của bản Tun ngơn Chủ nghĩa tượng trưng chính là để
khẳng định chỗ đứng một lần nữa trong xã hội, vì vậy mà Jean Moréas khơng phải là
người đề xướng mà là người định danh cho Chủ nghĩa tượng trưng này. Bản tun
ngơn đại loại nói về sự từ chối xu hướng giáo huấn, từ chối Chủ nghĩa lãng mạn với
lối ngâm nga cảm tính ảo mộng, và từ chối nhóm Thi Sơn với cách miêu tả khách
quan.
1.2. Khái niệm tượng trưng
Trên diễn đàn văn học nghệ thuật, sự xuất hiện của Chủ nghĩa tượng trưng phổ
biến kèm theo rất nhiều khái niệm, cách định nghĩa về trào lưu văn học này. Theo từ
điển Cambridge định nghĩa “Symbol” (tượng trưng) nghĩa là: “Một vật, biểu tượng
hoặc đối tượng được dùng để đại diện cho một điều nào đó”.
Theo Từ điển điển tiếng Việt của Hồng Phê, tượng trưng chính là: “Dùng một
sự vật cụ thể có hình thức hoặc tính chất thích hợp để gợi ra sự liên tưởng đến một cái
trừu tượng nào đó”.
Trang 3


Theo Chu Quang Tiềm, tượng trưng là: “Dùng những sự vật cụ thể để diễn tả
những gì mang tính chất trừu tượng”.

Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lí
luận văn học và ngơn ngữ học cịn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa
hẹp”. Trong mỗi biểu tượng ngồi tính tượng trưng nó cịn có những ý nghĩa khác.
Tượng trưng phải xuất phát từ một loại hình nghệ thuật nhất định, từ đó mở ra những
liên tưởng phong phú, gợi nghĩa, khám phá hiện thực.
Tuy nhiên, hiểu theo cách đơn giản nhất thì Chủ nghĩa tượng trưng chính là cảm
quan sâu xa bắt nguồn từ những yếu tố chân thật hữu hình trong vũ trụ. Nó mở ra cho
ta những liên tưởng phong phú, đầy sức gợi, khám phá hiện thực qua những cảm quan
trực giác.
1.3. Tuyên ngôn của Chủ nghĩa tượng trưng
Tuyên ngôn Chủ nghĩa tượng trưng (tiếng Pháp: Le Symbolisme) được nhà thơ
và nhà tiểu luận Jean Moréas xuất bản ngày 18 tháng 9 năm 1886 trên tờ báo Pháp Le
Figaro. Mô tả một phong trào văn học mới, một sự phát triển từ và nổi dậy chống lại
cả Chủ nghĩa lãng mạn và Chủ nghĩa tự nhiên, khẳng định cái tên Chủ nghĩa tượng
trưng không chỉ phù hợp với phong trào đó, mà cịn phản ánh độc đáo cách những bộ
óc sáng tạo tiếp cận với việc sáng tạo nghệ thuật. Tuyên ngôn Chủ nghĩa tượng trưng
nêu tên Charles Baudelaire, Stéphane Mallarmé, và Paul Verlaine là ba nhà thơ hàng
đầu của phong trào. Moréas tuyên bố rằng Chủ nghĩa tượng trưng thù địch với "ý
nghĩa đơn giản, tun bố, tình cảm sai lầm và mơ tả vật chất thực tế".
1.4. Tư tưởng nền tảng của Chủ nghĩa tượng trưng
1.4.1. Nền tảng xã hội
Chủ nghĩa tượng trưng chịu ảnh hưởng trước tiên và sâu xa của triết học siêu
hình và tơn giáo Đức thế kỷ XVIII. Thuyết thần cảm của của người Đức chủ trương
rằng thế giới hữu hình là hình ảnh của thế giới vơ hình. Các nhà thơ tượng trưng tin
tưởng vào một thế giới tinh thần ẩn kín, nằm sâu trong lịng sự vật, các nhà thơ được
tự do thoải mái tìm về cõi riêng với niềm say mê sáng tạo của cá nhân mình. Họ phản
đối những lề luật truyền thống, cách nhìn và cách nghĩ thơng thường của Chủ nghĩa
lãng mạn, họ tìm đến thế giới mới, thế giới của những điều xa lạ chưa ai biết, thế giới
của sự vật vơ hình mà chưa ai đặt chân tới. Cách nhìn mới về thế giới trong hữu hình
và vơ hình đã trở thành đặc trưng nghệ thuật của Chủ nghĩa tượng trưng. Vào cuối thế

kỉ XIX, với những sáng tác của Baudelaire thì tượng trưng mới thực sự được nâng lên
thành chủ nghĩa, Baudelaire là minh chứng tiêu biểu cho sự có mặt của dịng thơ đi sâu
vào cảm quan của cái tơi huyền bí và đoạn tuyệt với cách nhìn nhận hời hợt thông
thường về thế giới.
1.4.2. Nền tảng tư tưởng
Trang 4


1.4.1.1. Cơ sở Mỹ học
Tính cách biểu trưng nghệ thuật cho các “vật tự nó” và các ý niệm nằm ngồi
giới hạn của sự tri giác cảm tính. Ở đây, biểu tượng nghệ thuật được xem là công cụ
hữu hiện hơn hình tượng để chọc thủng cái vỏ quen thuộc hằng ngày nhằm vươn tới
cái bản chất lý tưởng siêu thời gian của thế giới – cái vẻ đẹp siêu nghiệm. Các yếu tố
then chốt của Chủ nghĩa tượng trưng là: trực giác, âm nhạc, trữ tình.
Thơ tượng trưng biểu hiện mối quan hệ giữa con người và sự vật trong mối
tương hợp, thơ có một sức mạnh siêu nhiên, đầy ma lực, ở đây, thế giới nội tâm của
nhà thơ gần gũi với cái tuyệt đối. Mỹ học tượng trưng cũng quan niệm giữa vũ trụ và
con người có mối tương quan bí ẩn. Các nhà thơ tượng trưng rất chú trọng đến quan
niệm tương ứng các giác quan. Baudelaire khẳng định các loại hình nghệ thuật như thơ
ca đều có chỗ tương thơng, ơng đã sáng tác ra bài thơ Tương giao để biểu hiện cho
cảm giác tương giao giữa vạn vật trong vũ trụ bí ẩn. Ở trong thế giới đó, nhà thơ chính
là người đóng vai phiên dịch, giải thích mối quan hệ tượng trưng giữa các sự vật. Cảm
giác tương giao góp phần khám phá những mối quan hệ tiềm ẩn mang tính chất tượng
trưng trong vạn vật, có tác dụng mở rộng tầm chiếm lĩnh của nghệ thuật đối với hiện
thực.
1.4.1.1. Cơ sở Triết học
Chủ nghĩa tượng trưng xuất phát từ tư tưởng của Platon (427 – 347 TCN), Kant
(1724 – 1860), A Schopenhauer (1788 – 1860), F. Nietzsche (1844 – 1900). Họ đưa ra
nguyên lý về mỹ học và thi học của mình trong đó nhấn mạnh tính nhị ngun của cái
thực tại với cái tinh thần, đối lập với tính xã hội và cá nhân. Tính tinh thần sát nhập với

tơn giáo, coi vô thức trực giác là chủ yếu, trong sáng tác nghệ thuật, đưa đến chủ nghĩa
duy mỹ, sản phẩm của quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật, Chủ nghĩa tượng trưng cho
rằng thi ca là nhằm biểu hiện những tư tưởng nguyên ủy, nó là kẻ thù của sự miêu tả
khách quan, nghệ thuật mang cái đẹp thuần túy, “những cái nào vơ dụng mới đẹp,
những loại có ích đều xấu”, nghệ thuật có “tính độc lập tuyệt đối”, “khơng cho phép
thơ có mục đích ngồi bản thể của nó, cũng khơng cho phép thơ có nhiệm vụ nào khác
ngồi việc mang lại mỹ cảm tuyệt đối trong lịng bạn đọc”. Cái hay cái đẹp của thơ
được quyết định bởi âm nhạc và âm luật của chính nó: “Những con chữ rạng rỡ lấp
lánh, cộng thêm với tiết tấu và âm nhạc, đó chính là thơ”.
1.5. Quan điểm nghệ thuật của Chủ nghĩa tượng trưng
Chủ nghĩa tượng trưng kế thừa tính chủ thể khoa trương, cảm quan huyền bí
của Chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa tượng trưng không tập trung đi sâu vào một lý
thuyết, một quan điểm nghệ thuật nào như Trường phái Thi sơn hoặc Chủ nghĩa hiện
thực. Trong cái nhìn của nhà thơ tượng trưng, thế giới là một thể thống nhất, xung
quanh con người đều là những sự vật, biểu tượng, giữa chúng và con người có mối liên
hệ huyền bí mơ hồ khơng thể nhận biết bằng tư duy duy lý. Chủ nghĩa tượng trưng
xem thế giới hữu hình chỉ là hình ảnh, là cái bóng, là tượng trưng cho một thế giới mà
Trang 5


ta khơng nhìn thấy được. Đó mới chính là bản thể của thế giới. Cho nên, nhà thơ phải
đến với cuộc sống bằng trực giác vì chỉ có trực giác mới có thể tìm ra cái bí ẩn nằm
sau thế giới hữu hình, mới nhìn thấy thế giới đích thực là cái thế giới khơng nhìn thấy.
Thơ là sự cố gắng thể hiện một thế giới mới nằm ẩn giấu đằng sau thế giới hiện
thực. Chủ nghĩa tượng trưng xem thơ như một thứ siêu cảm giác, khơng giải thích
được. Nó đem lại cho tinh thần một sức mạnh đặc biệt là khả năng nhìn thế giới khơng
như nó hiện hữu mà ở chỗ nó lộ ra bằng những loại suy bất ngờ giữa những cảm giác
và trong sự tương hợp sâu xa giữa cái có thể nhìn thấy, cảm tính và cái tinh thần ẩn
giấu bên trong thơng qua “cảm giác tương giao”.
Jean Moréas nhà lập thuyết cho Chủ nghĩa tượng trưng đã viết: “Điều cốt yếu

mà Chủ nghĩa tượng trưng đem lại là không bao giờ ám chỉ điều gì như một khái niệm
tuyệt đối”. Ơng cho rằng thế giới hữu hình chỉ là phản ánh thế giới tâm linh và nhà thơ
là người giải minh các dấu hiệu. Ta có thể nhận thấy Jean Moréas đã thể hiện ước
muốn về một nghệ thuật mới mẻ, lý tưởng với những địi hỏi khắt khe:
Thứ nhất, tính cách biểu trưng cho các sự vật tự nó và các ý niệm nằm ngồi
giới hạn của sự tri giác cảm tính (mà phải bằng trực giác của lý trí). Thứ hai, vươn tới
bản chất lý tưởng siêu thời gian của thế giới, cái vẻ đẹp siêu nghiệm. Thứ ba, bác bỏ lý
tưởng thẩm mỹ: nghệ thuật vị nghệ thuật. Thứ tư, phản ứng lại phái Thi Sơn. Thứ năm,
gợi ra những sắc thái tế nhị của cảm giác và tâm hồn. Thứ sáu, mơ ước đạt được cái
thực tại thiên thiên ở bên ngoài những hiện tượng biểu kiến của cuộc đời, vũ trụ.
Mặc khác Chủ nghĩa tượng trưng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tư tưởng của
Baudelaire, người được xem là tiên phong của Chủ nghĩa tượng trưng. Đóng góp độc
đáo của Baudelaire là quan niệm tương giao về cảm giác. Tượng trưng dưới cách nhìn
của Baudelaire làm cho con người nhìn thấy hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị, tất
cả đều có một hàm nghĩa về tinh thần. Đó là minh chứng tiêu biểu cho sự có mặt của
dịng thơ đi sâu vào cảm quan huyền bí của vũ trụ và đoạn tuyệt với cách nhìn nhận
đơn giản thơng thường của thế giới hữu hình, tưởng tượng có thể làm cho con người
phát hiện mối quan hệ tiềm ẩn tượng trưng giữa các sự vật. Góp phần đi sâu vào hơn
tiềm thức của nghệ thuật.
Chủ nghĩa tượng trưng cho rằng, bản thân thế giới là “không rõ ràng”, người
nghệ sĩ phải biết “tìm thấy trong cuộc phiêu lưu của thơ ca cách thức khám phá ra cái
điều chưa được biết tới”. Người nghệ sĩ không chỉ cảm thấu thế giới bên ngồi, mà
cịn nhận biết thế giới bên trong; khơng chỉ nắm bắt cái hiện hữu, mà cịn nghe thấy,
cảm thấy cái vơ hình, cái bí ẩn, mơ hồ nằm trong một màn sương dày đặc. Nói như
nhà thơ tượng trưng Bỉ Vecharen: “Tượng trưng là sự thăng hoa của tri giác và cảm
giác, nó khơng chứng minh gì, mà làm nảy sinh một trạng thái ý thức, nó phá vỡ mọi
ngẫu nhiên, nó là biểu hiện cao nhất tinh thần mà nghệ thuật có thể được”.

Trang 6



Chủ nghĩa tượng trưng khơng giải bày tình cảm một cách trực tiếp, khơng miêu
tả, giải thích sự vật một cách lồ lộ, rõ nghĩa mà thiên về cảm giác, về tính biểu tượng,
về sự tương hợp giữa các giác quan nhằm tạo ra những lý tính mơ hồ, bí ẩn. Đặc biệt
các nhà thơ tượng trưng rất chú trọng đến quan niệm tương ứng các giác quan. Quan
niệm này đã trở thành một nguyên tắc thẩm mỹ trong sáng tạo thơ ca của Chủ nghĩa
tượng trưng, Valery đưa ra một định nghĩa về thơ gắn với nguyên tắc tương hợp: “Thơ
là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa”. Verlaine quan niệm thơ như một bản nhạc
mong manh, hư ảo, huyền hồ. Rimbaud lại cho rằng, người nghệ sĩ phải đến với thơ ca
bằng con đường thấu thị của một kẻ có thiên nhãn: “Thi sĩ phải làm cho mình thành
người có thiên nhãn bằng sự rối loạn lâu dài, rộng khắp và có sự suy tính tất cả các
giác quan,…bởi lẽ các giác quan gắn bó ta với thực tại, trở thành tấm màn chắn ngăn
ta chẳng thấy được gì xa hơn…Nhà thơ có thiên nhãn cần tìm cho mình một ngơn ngữ
thích hợp. Ngơn ngữ này sẽ là của tâm hồn nói với tâm hồn, thâu tóm tất cả mùi
hương, âm thanh, màu sắc của tư duy bám riết lấy tư duy và lôi kéo…”
1.6. Những đặc điểm về nghệ thuật của Chủ nghĩa tượng trưng
1.6.1. Đề tài, chủ đề
Các nhà thơ tượng trưng hướng đến là sự bí ẩn, huyền bí, nỗi buồn, đau thương,
giấc mơ và các cảnh sắc mộng tưởng,… Vì cùng sống trong hoàn cảnh xã hội, lịch sử
đầy biến động, bất công và tù túng của nước Pháp thế kỷ XIX, các nhà thơ tượng trưng
Pháp đều mang trong mình tâm trạng tuyệt vọng và chán chường. Chính vì thế mà
trong các bài thơ, chúng ta một phần nào đó có thể cảm nhận được tâm trạng và cảm
xúc của thi nhân. Những đặc điểm này được thể hiện rõ trong nhan đề tác phẩm, nổi
bật như: tập thơ Những bông hoa Ác của Charles Beaudelaire; Ánh trăng (Clair de
lune) của Paul Verlaine; Hạ buồn (Tristesse d’été) của Stéphane Mallarmé;…
1.6.2. Biểu tượng và biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ
Các nhà thơ thường sử dụng biểu tượng, biện pháp so sánh và ẩn dụ để gửi gắm
và truyền tải đến cho độc giả thơng điệp của mình. Họ dùng biểu tượng như một
phương thức biểu hiện, gợi nhiều hơn tả để tạo nên sự riêng biệt với việc bày tỏ tình
cảm trực tiếp như Chủ nghĩa lãng mạn. Ví dụ điển hình là bài thơ Chim hải âu của

Baudelaire được dịch bởi Vũ Đình Liên. Trong ba khổ thơ đầu, người đọc có thể
chiêm ngưỡng khung cảnh của một đại dương mênh mơng với hình ảnh của những chú
chim hải âu được mệnh danh là “vua của trời xanh” nhưng lại bị các thủy thủ bắt và
trở thành thú vui cho họ. Trên trời, chim hải âu xinh đẹp và dũng mãnh là thế nhưng
khi đặt chân trên mặt đất, những chú chim lại vụng về, “tập tễnh” như một đứa trẻ như
đang tập đi. Sang đến khổ thơ thứ tư, Baudelaire lại cho rằng, chim hải âu trở thành
biểu tượng, hình ảnh tượng trưng cho thi sĩ. Họ cũng giống như “vua của trời xanh”, là
những con người hoạt động nghệ thuật và sáng tác thơ, thích khám phá, trải nghiệm và
tự do: “Ưa bão giông, chẳng ngại cung tên”. Nhưng ở đây, hình ảnh chú chim hải âu
Trang 7


bị gẫy cánh, phải kéo đôi cánh nặng: “Kéo đôi cánh trắng mơng mênh/Như đơi chèo
nặng bên mình xấu xa” tượng trưng cho sự khổ đau, cô đơn và nỗi buồn của nhà thơ
trong cuộc sống khi bị “đọa đày” trong những tư tưởng trói buộc, tầm thường và hèn
nhát: “Đọa đày giữa đám ghét ghen,/Nặng đôi cánh rộng, không quen bước thường”.
1.6.3. Tính nhạc trong thơ
Thơ tượng trưng đề cao sự tương hợp giữa trực giác và âm nhạc, khơng cần
phải miêu tả hình tượng một cách rõ nét và chi tiết mà cần phải có sức gợi. Đặc điểm
này được thể hiện trong bài thơ “Mưa khóc trong lòng” (Il pleure dans mon coeur) của
nhà thơ Pháp Paul Verlaine được dịch bởi Vĩnh An Nguyễn Văn Sơn. Trong bài thơ có
sự lặp lại các âm và vần điệu đã tạo nên tính nhạc trong bài thơ. Những âm thanh của
tiếng mưa đã được đặc tả trên phố, trên mái nhà đã tạo nên “khúc hát mưa” mà làm
cho tâm hồn của con người phải “nhỏ lệ”. Âm điệu trong bài thơ nhẹ nhàng, êm ái
nhưng xen lẫn trong đó là cảm giác đau đớn và nỗi buồn khó tả. Những câu thơ của
Paul Verlaine mang lại cho người đọc cảm nhận cơn mưa ấy dường như có một sự
đồng điệu với tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ lúc bấy giờ cũng đang đau khổ và buồn
bã.
1.6.4. Sự sáng tạo về ngôn từ
Các nhà thơ tượng trưng Pháp trong mỗi tác phẩm của mình sẽ cho người đọc

chiêm ngưỡng, ngắm nhìn vẻ đẹp của sự sáng tạo độc lạ và mới mẻ trong ngôn từ. Sức
sáng tạo mạnh mẽ và đặc biệt ấy được thể hiện trong bài thơ Khúc chiều tà của
Baudelaire được dịch bởi Hải Đà. Baudelaire đã khắc họa lại cảnh sắc chiều hồng hơn
đỏ rực như màu máu: “Ánh dương tàn trong giọt máu đơng khơ”. Ơng sử dụng những
hình ảnh so sánh để miêu tả mùi hương của hoa như hương trầm, cảnh sắc hoa nở như
lư trầm nghi ngút khói hương: “Từng cánh hoa như hương trầm tỏa ngát”. Không chỉ
dừng lại ở đó, Baudelaire cịn sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả tiếng vĩ cầm.
Âm thanh của vĩ cầm “run rẩy” như trái tim của nhà thơ cũng đang chịu những tổn
thương và sầu muộn: “Tiếng vĩ cầm run khẽ thắt tim đau” hay cịn là những hình ảnh
ẩn dụ: màu máu đỏ rực của buổi chiều hồng hơn như là một minh chứng linh thiêng
để chứng minh chuyện tình u tha thiết và rực rỡ của đơi mình: “Dịng máu đơng từ
mặt trời đã lặn/ Bình thánh linh rực rỡ chuyện đơi mình.”
Cùng với những đặc trưng chủ yếu của Chủ nghĩa tượng trưng về đề tài, chủ đề
và các phương diện về nghệ thuật (sử dụng biểu tượng và biện pháp tu từ như so sánh,
ẩn dụ; tính nhạc trong thơ tượng trưng; sự sáng tạo của ngơn từ) đã góp phần làm cho
văn học Pháp phát triển và gây được nhiều dấu ấn mạnh mẽ không chỉ nền văn học
trong nước mà Chủ nghĩa tượng trưng cịn gây được tiếng vang lớn cho văn học nước
ngồi, đặc biệt là ở Việt Nam.

Trang 8


1.7. Những tác giả - tác phẩm tiêu biểu của Chủ nghĩa tượng trưng
Chủ nghĩa tượng trưng bắt đầu xuất hiện ở Tây Âu và trước hết là Pháp, về sau
dần lan rộng đến Bỉ, Đức, Áo, Anh và Nga,... Chủ nghĩa tượng trưng không chỉ tác
động đến văn học (cụ thể là thi ca) mà còn hiện diện ở các hình thức nghệ thuật khác
bao gồm cả sân khấu, hội họa và âm nhạc. Từ đó trường phái tượng trưng trở thành
một hiện tượng văn hóa có sức ảnh hưởng trên toàn Châu Âu. Riêng về thơ tượng
trưng, tuy chỉ kéo dài trong khoảng hơn mười năm nhưng dựa vào những giá trị mới
mẻ của mình, nó đã chiếm được vị trí khá đặc biệt và vững chãi trong dòng chảy văn

học mang nhiều biến động, khi mà văn chương ngày càng nảy sinh khơng ít các chủ
nghĩa về sau.
Những người theo Chủ nghĩa tượng trưng đã chống lại “l'art pour l'art” - “Nghệ
thuật vị nghệ thuật” của trường phái “Parnassian”, cũng như chống lại Chủ nghĩa tự
nhiên. Họ chiêm nghiệm các “biểu tượng” một cách mạnh mẽ và tập trung vào tác
động của các “biểu tượng” ấy đối với ý thức con người. Các nhà thơ thuộc Chủ nghĩa
tượng trưng là: Jean Moréas, Gustave Kahn, René Ghil, Francis Viélé–Griffin, Stuart
Merrill, Albert Samain, Henri de Régnier, Emile Verhaeren, Maurice Maeterlinck.
Nhưng trong tiến trình của Chủ nghĩa tượng trưng thì các nhà thơ này lại không thật sự
nổi bật. Những nhà thơ góp phần xây dựng và phát triển Chủ nghĩa tượng trưng cho
đến ngày hôm nay lại là những người vốn dĩ “khơng thuộc” Chủ nghĩa tượng trưng, đó
là: Charles Pierre Baudelaire, Stéphane Mallarmé, Paul Verlaine, Arthur Rimbaud,
Paul Valery…
1.7.1. Charles Baudelaire (1821 – 1867)
Jean Moréas trong bài Tuyên ngôn Văn học đã khẳng định Baudelaire là “người
thật sự báo trước Chủ nghĩa tượng trưng hiện nay”. Ông được xem là người đặt viên
gạch đầu tiên và khởi phát Chủ nghĩa tượng trưng. Charles Baudelaire khơng chỉ là
người có ảnh hưởng nhất trong số những thi nhân theo Chủ nghĩa tượng trưng mà cịn
là nhà thơ có ảnh hưởng lớn nhất nền văn học Pháp nói chung. Ban đầu, Baudelaire
sáng tác theo lối thơ lãng mạn, tuy nhiên về sau ông lại tham gia vào nhóm thơ Thi
sơn. Nhưng do khơng có tiếng nói chung nên nhóm này cũng nhanh chóng tan rã.
Khơng chỉ Baudelaire mà Stéphane Mallarmé, Paul Verlaine, Arthur Rimbaud, Paul
Valery và các nhà thơ theo Chủ nghĩa tượng trưng ln có mối liên hệ với trường phái
lãng mạn và Thi sơn.
Mang tinh thần của trường phái tượng trưng, Baudelaire tìm cách mở rộng
phạm vi của ngơn ngữ ẩn dụ và hốn dụ thơng qua việc khám phá những biểu tượng,
chúng có khả năng tạo ra thứ mà ông gọi là “cảm giác thần kinh” hay một trải nghiệm
qua giác quan này để gợi lên một trải nghiệm khác liên quan đến nó. Nhắc đến Chủ
nghĩa tượng trưng, Baudelaire chính là cái tên đầu tiên mà người ta nghĩ đến - vị thủy
tổ của Chủ nghĩa tượng trưng. Ơng khơng đơn giản được người ta biết đến vì là người

khởi phát mà ơng cịn để lại cho nền văn học nhân loại một tuyệt phẩm vô cùng giá trị
in đậm phong cách của trường phái tượng trưng, đó là tập thơ Những bông hoa Ác
Trang 9


(Les Fleurs du Mal - 1857). Đứa con này của Baudelaire từng khiến ơng vấp phải
khơng ít ý kiến trái chiều, thậm chí Baudelaire phải ra tịa và chịu phạt tiền vì nội dung
ẩn chứa bên trong, nhưng sau đó chính tập thơ này cũng là bước đệm đưa Baudelaire
phát triển và đạt được nhiều thành công rực rỡ như ngày hôm nay.
Tập thơ Những bông hoa Ác là tập thơ đa dạng về chủ đề và phong cách, chúng
là những thứ vốn dĩ trước đó đã bị cấm đưa vào thơ, đó cũng là lý do làm cho
Baudelaire bị lên án như một kẻ cách tân dị giáo xúc phạm đến đạo đức tu hành và vi
phạm thuần phong mỹ tục. Tác phẩm này là tiếng nói của sự nổi loạn, Baudelaire đã
đưa thơ ca đạt của mình chạm đến thứ gọi là “độ cao nhất của sự thuần khiết”, thổi vào
tác phẩm “một luồng run rẩy mới” thông qua lối tư duy tương hợp. Baudelaire viết về
thế giới nội tâm con người, về hành trình khó khăn của mỗi cá nhân, phản ánh những
tâm tư tình cảm sâu thẳm nơi mỗi con người như chính Baudelaire đã nói về tác phẩm:
“Viết với tất cả con tim và hận thù…”. Từng phần của tập thơ được viết ra với tư duy
tinh thần phong phú nhưng cũng phức tạp, chứa nhiều đề tài mới mẻ so với truyền
thống như viết về ma quỷ, rắn rết, dòi bọ, người tu sĩ xấu xa, những lời nguyền rủa,
những cơn ác mộng,... trường phái tượng trưng cũng được vận dụng ở mức độ cao
thông qua những biểu tượng được Baudelaire chọn lọc vào tác phẩm.
Trong thơ tượng trưng, người ta dần hoài nghi về chính mình, về “cái tơi” cá
nhân. Mà điều đó cũng được nhắc đến ngay từ bài thơ đầu của tập thơ Những bơng
hoa Ác. Baudelaire khơng chỉ vượt thốt khỏi những định kiến thẩm mỹ truyền thống
mà còn mang thơ trở về với nguyên bản vốn dĩ của nó để đạt đến tính hiện đại, phát
hiện ra mọi sự vật trong vũ trụ đều có sự tương hợp, mà ở đó, Những bơng hoa Ác là
hiện thân của q trình chuyển biến từ cái Ác thành cái Đẹp. Những bơng hoa Ác
chính là một minh chứng trung thực nhất của Chủ nghĩa tượng trưng với một rừng
những ngôn ngữ biểu tượng mới mẻ, đặc biệt của một người nghệ sĩ trên con đường đi

tìm cái đẹp.
1.7.2. Stéphane Mallarmé (1842-1898)
Sau Baudelaire, Stéphane Mallarmé là người tiếp bước con đường Chủ nghĩa
tượng trưng. Bút hiệu của ông là Étienne Mallarmé, là một trong những nhà thơ tượng
trưng lỗi lạc của Pháp. Ông còn được đánh giá là người tiêu biểu cho thời kỳ đỉnh cao
của Chủ nghĩa tượng trưng, các tác phẩm của ông đã truyền cảm hứng cho những
trường phái nghệ thuật cách mạng ở đầu thế kỷ XX như: Chủ nghĩa Lập thể, Chủ
nghĩa Dada, Chủ nghĩa Siêu thực và Chủ nghĩa Vị lai. Trong số những nhà thơ nối tiếp
Baudelaire, Mallarmé là người đã có cơng phát triển trường phái tượng trưng thông
qua việc tạo nên một kho tàng biểu tượng đồ sộ, đây cũng chính là lý do khiến ơng
được nhiều nhà phê bình đánh giá là nhân tố xuất sắc cho tất cả các khuynh hướng của
Chủ nghĩa tượng trưng.
Trong nửa sau thế kỷ XIX, các sáng tác thơ của ông liên quan đến trường phái
ấn tượng và Chủ nghĩa Thi sơn, ông từng là thành viên của phái Thi sơn, nhưng sau đó
tách ra và cùng với Jean Moréas đưa thuật ngữ “tượng trưng” trở thành Chủ nghĩa
Trang 10


tượng trưng. Các tác phẩm trước đó của ơng mang đậm phong cách của Charles
Baudelaire - người mà ông nhận là thầy - tiền thân của Chủ nghĩa tượng trưng. Sự
nghiệp sáng tác của Mallarmé khá ngắn ngủi nhưng các sáng tác của ông đều là những
tác phẩm văn chương đầy giá trị và táo bạo.
Tính chất biểu tượng trong thơ của Mallarmé bắt nguồn từ ngơn ngữ. Ơng tin
vào bản chất thuần túy của ngôn từ một cách gần như tuyệt đối, theo ông các từ ngữ
không cần phục vụ bất kỳ một mục đích tham khảo nào ngồi vị trí của chúng trong
văn bản. Ơng muốn đưa thơ đạt đến sự thuần khiết ban sơ, cái “đồng nhất giữa lời và
hư không”. Mallarmé sáng tác thơ không phải nhờ vào khả năng diễn đạt của nhà thơ
mà nhờ vào “sáng kiến của từ”. “Thơ ở chỗ sáng tạo – Mallarmé viết – phải từ tâm
linh của nhân loại lấy ra hàng loạt trạng thái, nhiều loạt ánh sáng thuần khiết, tính
thuần khiết này hồn mỹ đến mức, chỉ cần ca hát rất hay những trạng thái và ánh sáng

tâm linh, khiến cho nó lóe sáng, tất cả những điều đó quả thật là kho báu của con
người: ở đó có tượng trưng, có sáng tạo và cái từ “thơ ca” mới thật sự có được ý nghĩa
của nó”. Từ ngữ phải tìm lại “cái nghĩa thuần khiết” và phối hợp để đưa bài thơ thành
một tập hợp có nhạc điệu.
Bên cạnh việc làm mới ngôn ngữ thơ, Mallarmé còn chú trọng đến lối thơ nhạc. Theo Mallarmé, nhà thơ phải “đưa mọi thứ trở lại với âm nhạc”, ơng cịn có hẳn
một bản tiểu luận về mối quan hệ giữa Văn học và âm nhạc. Ông cho rằng thơ chỉ gợi
chứ khơng tả, muốn gợi thì thơ phải giàu tính nhạc. Chính vì thế mà Mallarmé được
rất nhiều nhà thơ trẻ lúc bấy giờ ưa thích, họ vơ cùng sùng bái những bài học ý niệm
đầy nhạc tính thuần túy của Mallarmé.
Mallarmé còn được xem là bậc thầy phát ngôn của Chủ nghĩa tượng trưng, ông
viết về quan điểm mỹ học của mình như sau: “Gọi tên một vật thể là bỏ đi ba phần tư
cái lạc thú của bài thơ, bài thơ được làm bằng cái hạnh phúc được đoán ra dần dần ;
gợi lên được bài thơ, đó là sự ước mơ. Chính việc dùng sự huyền bí đó một cách hồn
hảo mà người ta mới tạo nên cái tượng trưng: gợi lên dần dần một vật thể để cho thấy
một tâm trạng, do một loạt đoán hiểu.” (Trả lời điều tra của Jules Huret, 1891). Ông
được xem là người phát ngôn của Chủ nghĩa tượng trưng một phần nhờ vào những bài
viết, những câu nói được trích ra từ những bài thuyết trình, nhất là “Lời phi lộ” của
ông trong bài Traité du Verbe của René Ghil; và còn xuất phát từ những buổi họp mặt
vào ngày thứ ba hàng tuần tại nhà của ông. Ông tập hợp đông đảo những người nghệ
sĩ, nhà phê bình, nhạc sĩ,... những người bị quyến rũ bởi lối thơ ca và âm nhạc của ông,
như: René Ghil, Gustave Kahn, Jules Laforgue, Vielé-Griffin, Henri de Régnier,
Maurice Barrés, Paul Claudel, André Gide, Paul Valéry, cũng như các họa sĩ Edouard
Manet, Edgar Degas, Berthe Morisot, James McNeill Whistler, và Odilon Redon.
Thông qua các cuộc giao lưu tại nhà riêng, Mallarmé đã phổ biến cho bạn bè của mình
một thi pháp mới dựa trên việc giới thiệu thể thơ tự do và xây dựng bài thơ xung
quanh một biểu tượng trung tâm. Chủ đề thơ ca từ những buổi gặp gỡ này đã trở có
ảnh hưởng sâu sắc đến Chủ nghĩa tượng trưng giai đoạn lúc bấy giờ.

Trang 11



Mallarmé nói: “Thơ phải mãi mãi là một câu đố, đó chính là mục đích của thơ
văn”. Quả đúng như vậy, một trong những sáng tác thể hiện tinh thần của Chủ nghĩa
tượng trưng của Mallarmé là một bản sonnet rất khó dịch - Sonnet en X, có tên ban
đầu là Sonnet ngụ ngôn về bản thân nhà thơ, cả bài thơ là một khoảng hư vô, trống
trãi. Paul Valéry nhận xét Mallarmé trong bản sonnet này đã hành động như thể “ông
là kẻ đã phát minh ra ngôn ngữ”. Ngay từ tiêu đề cũng đã gây sự khó hiểu và bí ẩn như
chính nội dung văn bản.:
“Một ngón tay giơ lên từ bức tượng mã não có vân,
Thân tượng vặn vẹo tượng trưng cho nỗi khổ của nhà thơ
Ngón tay giơ ánh nến, trong đêm đen
Nhà thơ trong ánh nến, con phượng hoàng trong đám người,
Đang đốt cháy bản thảo thơ khơng thành
Trong gian phịng trống rỗng
Bên tủ khơng có lấy một một cái vại khơng
Để đựng được tro tàn của giấc mộng.
Thậm chí khơng có được một vỏ sị khơng.
Bởi vì cái tượng trưng này sinh ra từ khơng có gì cả,
Một vật thể trống rỗng khơng đáng kể
Trong đó có thể nghe thấy tiếng biển khơi
Đã bị chủ nhân gian phòng dời xa
Người chủ đau buồn quyết định kết thúc cuộc đời nhà thơ
Nhưng dựa vào căn phịng hướng bắc
Có dựng một tấm gương khung mạ vàng.
Con thú một sừng chạm trên khung gương
Trong ánh sáng gần tàn của ngọn nến
Như đang xông vào cô gái thuỷ tiên
Cô lõa lồ thân thể, lặn vào mặt gương như mặt hồ
Trong cõi chết lặng của mặt gương trong khung
Phản chiếu bảy ngơi sao của chịm Đại hùng mới mọc.”

(Trần Đình Sử dịch từ Trung văn)
Mallarmé đã sử dụng rất nhiều phương pháp thi ca trong việc sáng tác vào
khoảng thời gian cuối đời. Đơi lúc ơng cịn bỏ đi cả các dấu câu như: dấu phẩy, dấu
chấm,..., viết hoa khơng theo quy tắc và xếp dịng thơ xuống góc trái phía dưới trang,
làm cho thơ ơng rất khó hiểu. Hai năm trước khi ông qua đời, Mallarmé đã xuất bản
bài thơ Un Coup de dés - Một lần tung xúc xắc, đây là tác phẩm khiến ông bận tâm
vào những ngày tháng cuối đời. Bài thơ độc đáo được trải dài trên mười một trang đơi,
với cấu hình kỳ lạ của các từ, buộc người đọc phải thường xuyên lật trang để có thể
đọc được chúng - tương tự như hành động tung xúc xắc. Các con chữ đa dạng về kích
thước, chữ in hoa, chữ in nghiêng được rải rác. Bài thơ đã tạo nên một hình ảnh không

Trang 12


ổn định, chính điều này cho thấy mức độ quan tâm của tác giả đến ngôn từ được viết ra
và vị trí của chúng trong văn bản.
Về Chủ nghĩa tượng trưng Stéphane Mallarmé đã tự nhận xét bản thân như sau:
"Tơi đã đặt nền móng cho một cơng trình kỳ vĩ. Mỗi người đều có một bí mật của
riêng mình. Nhiều người chết mà khơng tìm thấy, hoặc sẽ khơng tìm thấy, bởi vì, chết
rồi, anh ta sẽ khơng tồn tại nữa, cũng không tồn tại. Tôi đã chết và sống lại với chiếc
chìa khóa của những viên ngọc q trong quan tài tâm linh cuối cùng của tôi. Tôi cần
hai mươi năm, để tôi sẽ tự trang bị trong mình.”. Nếu đã nhận được sự yêu mến từ
nhiều người thì đồng thời, Mallarmé cũng là nạn nhân của những lời chỉ trích mạnh
mẽ vì sự tối nghĩa q mức trong thơ của ông. Thật vậy, Mallarmé làm cho thơ trở
thành “cái huyền bí và cái khơng thể nói nên lời”.
1.7.3. Paul Verlaine (1844-1896)
Paul Verlaine là một trong những người đề xướng nền thơ trữ tình Pháp hiện đại
và là nhà thơ trữ tình Pháp đầu tiên kết hợp với người Parnassia và sau đó được biết
đến như một nhà lãnh đạo của những người theo Chủ nghĩa tượng trưng. Lúc đầu, P.
Verlaine gọi thơ tượng trưng là “thơ suy đồi”, mãi đến năm 1886 thì thuật ngữ “thơ

tượng trưng” mới được xuất hiện lần đầu tiên trong lời tựa cuốn Khái luận ngôn từ của
René Ghil, do S. Mallarmé chấp bút. Cùng thời gian đó, tờ báo Le Figaro đã đăng tải
bức thư của Jean Moréas với nhan đề “Tuyên ngôn tượng trưng”.
P. Verlaine là người khởi xướng nhạc chữ hiện đại và đánh dấu sự chuyển giao
giữa các nhà thơ lãng mạn và các nhà biểu tượng. Ông có một cuộc sống khá phóng
túng của “nhà thơ bị nguyền rủa”, là người mang tư duy tự do và có tính sáng tạo độc
đáo cao, nên Verlaine khó có thể thuộc riêng về một trường phái nào, ông “vừa gần
vừa xa” với nhóm tượng trưng, tuy thế ơng vẫn có sức ảnh hưởng đến Chủ nghĩa
tượng trưng theo cách riêng của mình. Ngơn từ trong thơ của Verlaine có nét u buồn,
không rõ ràng và mờ ảo, một bức tranh - một phong cảnh gắn liền với sắc thái huyền
ảo, lơ lửng. Nhưng như thế vẫn chưa đủ với một nhà thơ phóng túng Verlaine, ơng
mong muốn trong thơ cịn phải có âm nhạc. Chất nhạc tính ấy được thể hiện trong bài
“Il pleure dans mon coeur” (Dịch: Mưa khóc trong lịng tơi) như một bản hịa tấu của
mưa, nước mắt và nỗi u buồn:
“Mưa khóc trong lịng tơi
Như mưa rơi trên phố,
Sầu tư này sao thế
Chiếm trọn lấy lịng tơi?
Ơi tiếng mưa êm ả
Trên mặt đất, mái nhà!
Cho trái tim buồn bã,
Ôi bài hát mưa sa!…”
(Vĩnh An Nguyễn Văn Sơn dịch)
Trang 13


Trong thi tập đầu tay của ông Poèmes saturniens - Thơ Thổ tinh được sáng tác
năm 1866 đã mang phong cách của Baudelaire và gợi nhớ đến phái Thi sơn qua thế
giới quan đầy kịch tính. Nhưng đến Romances sans paroles - Tình ca khơng lời năm
1874 thì Verlaine mới thực sự dấn thân vào Chủ nghĩa tượng trưng, ngoài ra còn cả

Fêtes galantes - Lễ hội yêu đương, cả hai tập thơ là một thể nghiệm riêng biệt mới mẻ
của Verlaine về việc mang âm nhạc vào thơ. Người ta gọi ông là ông tổ của trường
phái tượng trưng và Romances sans paroles chính là tun ngơn. Art ptique - Nghệ
thuật thi ca của Verlaine năm 1882 cũng là một văn bản then chốt quan trọng của
trường phái tượng trưng.
Ngồi ra cũng cịn một số bài thơ mang đậm tính chất tượng trưng của Verlaine
như bài thơ Après Trois Ans - Ba năm sau hay Crépuscule du soir mystique - Ánh
hồng hơn thần bí:
“Đẩy khung cửa liêu xiêu cùng năm tháng,
Tôi bước vào đi dạo giữa vườn hoang,
Ánh ban mai chiếu rọi dịu dàng,
Trang điểm hoa những vảy màu sương sáng.
Khơng gì đã đổi thay từ dạo trước:
Này vịm cây nho dại, những ghế mây …
Tia nước trong với tiếng chảy rộn ràng
Cây dương già không thôi lời than vãn.
Những hoa hồng vẫn phập phồng như trước,
Gió đu đưa kiêu hãnh cụm loa kèn.
Chiền chiện bay dường đã thấy tôi quen.
Tôi lại thấy tượng cô nàng du mục,
Cuối đường êm, tróc vài miếng vơi mềm,
Dáng thanh mảnh giữa nhạt nhòa hương cúc.”
(Ba năm sau, Vĩnh An Nguyễn Văn Sơn dịch)
“Kỷ Niệm nào về lại với Hồng Hơn
Đỏ lung linh chân trời tây cháy bỏng
Niềm Hy Vọng trong lửa hồng lui bóng
Và lớn dần như một bức bình phong
Bức bình phong mầu nhiệm mấy lần hoa
-Hoa tuy-líp, huệ tây và cẩm chướng –
Hoa vương vấn bên giậu đau gỗ mục

Toả mùi hương bệnh hoạn giữa chiều buồn,
Hương hoa nồng như độc dược toả lan
Trang 14


- Hoa tường vi, xác pháo với cúc đồng –
Nhận chìm tơi hồn trí lẫn giác quan,
Tơi thấy mình trong cơn ngất hư hoang,
Kỷ niệm nào với hồng hơn lại đến.”
(Ánh hồng hơn thần bí, Vĩnh An Nguyễn Văn Sơn dịch)
1.7.4. Arthur Rimbaud (1854-1891)
Arthur Rimbaud được xem là hiện tượng thi ca “độc nhất vô nhị” khi sự nghiệp
văn chương ngắn ngủi nhưng lại mang nhiều giai thoại ly kỳ. Ơng lui tới nhóm tượng
trưng nhưng khơng chính thức gia nhập nhóm này. Ơng mang tư tưởng chống đối phái
lãng mạn lẫn phái Thi sơn vô cùng mạnh mẽ. Arthur Rimbaud rất chú trọng đến năng
lực của người làm thơ, ông đưa ra những định nghĩa mới về người nghệ sĩ: nhà thơ là
“người thấu thị” hay nhà thơ là “tên ăn trộm lửa thiêng”, ông cho rằng nhà thơ là
người có năng lực siêu nhiên để tạo ra một thế giới mới trong thơ. Không đi theo
đường lối tư duy logic trong thơ, Rimbaud lấy ảo giác làm chất liệu và phương tiện để
sáng tác, nên không xa lạ khi Rimbaud được mệnh danh là “nhà thơ tiên tri”. Từ đó
cho thấy cơng lao của Rimbaud trong việc làm giàu ngơn ngữ, hình tượng cũng như
thể loại thơ ca là rất lớn… Rimbaud đã phát biểu niềm tin vào thi ca của mình trong
hai bức thư tun ngơn, gồm bốn yếu tố:
– Nhà thơ là người có thiên nhãn.
– Sự rối loạn của các giác quan.
– Chủ thể vô thức.
– Tôi là một kẻ khác.
Bài thơ Voyelles - “Nguyên âm” chính là một ví dụ cho tun xưng “Tơi là một
kẻ khác” của Rimbaud và đây cũng là một sáng tác mang đậm dấu ấn của Baudelaire.
“A đen, E trắng, I đỏ, U lục,

O xanh: nguyên âm nảy sinh tiềm tàng
A, bụng lơng đen lồi ruồi sặc sỡ
Vo ve quanh mùi hôi thối hung hăng…
E, vẻ trong trắng của lều và hơi,
Mũi băng chĩa, vua trắng, dù run rẩy.
I, màu đỏ tía, máu phun, mơi cười
Trong giận dữ ngất ngây sám hối.
U, chu kì, chấn động của biển xanh
Niềm im ả bãi chăn thú, sóng gợn.
Thuật luyện đan in hằn vầng trán chăm
O, hồi kèn cuối cùng vang điệu lạ,
Niềm im lặng của thế giới thiên thần.
Hỡi Oméga, tia Mắt Nàng tím ngát.”
Rimbaud đã phát biểu: “Tơi bịa ra màu sắc các nguyên âm ! – A đen, E trắng ;
I đỏ, O xanh, U xanh lục – Tôi sắp đặt hình thức và sự chuyển động của mỗi phụ âm,
Trang 15


và, với những nhịp tự nhiên, tôi mừng đã phát minh một động từ thi vị mà ngày nọ hay
ngày kia, tất cả các giác quan sẽ đạt tới (…) Trước tiên là sự nghiên cứu. Tôi viết
những im lặng, những đêm tối, tôi ghi chép cái không thể biểu đạt được. Tơi định vị
những cơn chóng mặt.”
Hay bài thơ Le bateau ivre - Con tàu say với hình ảnh con tàu đã trở thành biểu
tượng độc đáo trong thơ Rimbaud. Con tàu không người lái trên biển lững lờ trôi như
một người say, hay phải chăng Rimbaud đang say trong sự sáng tạo mới mẻ của thi ca,
của cái tôi đầy khác lạ giữa mênh mông những cái tôi khác. Con tàu say chính là một
ẩn dụ về cuộc phiêu lưu của thơ ca với nhiều hình ảnh và biểu tượng đầy phong phú,
sống động.
“...Tôi, con tàu dưới lớp tảo chằng chịt
Bị bão ném vào không trung lặng ngắt

Và các tàu buồm và tàu tuần tra
Chẳng buồn vớt bộ khung say xỉn nước
Trên mù tím nhả khói lướt băng băng
Tôi xuyên thủng bức tường bầu trời đỏ
Mang mũi dãi trời, địa y vầng dương
Mứt kẹo ngon cho các nhà thơ lớn…”
(Huỳnh Phan Anh dịch)
Như đã nói, Rimbaud lấy ảo giác làm chất liệu sáng tác trong thơ của mình,
nhưng mỗi bài thơ ông lại sử dụng một thứ ảo giác khơng hồn tồn giống nhau. Bừng
ngộ là một bài thơ được Rimbaud viết nên theo lối ngôn ngữ tự do, điều này khiến bài
thơ càng thêm mơ hồ đòi hỏi người đọc dựa vào linh tính và giác quan để giải mã.
Ngoài ra, Một mùa địa ngục và Thiên khải cũng là hai ví dụ điển hình cho trường phái
tượng trưng theo cách riêng của Rimbaud. Rimbaud đòi hỏi độc giả của mình phải
đánh thức mọi giác quan giữa địa hạt ngôn từ ảo giác của ông. Sự xáo trộn, phi logic
trong hình thức diễn đạt chính là cách thức để Rimbaud có thể nhìn sâu hơn vào cuộc
sống thực tại để thấy một thế giới khác, mà ở đó cuộc sống có phần tươi mới hơn.
1.7.5. Paul Valéry (1871 - 1945)
Khi các nhà thơ đi trước lần lượt qua đời, tưởng chừng Chủ nghĩa tượng trưng
sẽ suy tàn và đi đến hồi kết. Nhưng theo như Xavier Darcos gọi những cây bút mới là
“những ngọn lửa tượng trưng cuối cùng” đã xuất hiện và thắp sáng lên giai đoạn của
“Chủ nghĩa tượng trưng mới” hay còn gọi là thời kỳ của “hậu tượng trưng”. Trong số
đó, có Paul Valéry là nổi bật hơn cả và được xem là đại diện lớn cuối cùng của Chủ
nghĩa tượng trưng. Ông chịu ảnh hưởng từ tiền bối Mallarmé vô cùng sâu sắc cho nên
những vần thơ của ông khá tương đồng với Mallarmé về mặt tư tưởng, đặc biệt là lối
sáng tạo trong ngôn từ. Với Rimbaud, thơ là một nghệ thuật của ngôn từ và là một thứ
ngôn ngữ trong ngôn từ. Thơ Rimbaud là sự kết hợp giữa vô thức và có ý thức, giữa
cảm xúc và trí tuệ, viết theo lối duy mĩ và đề cao trí tuệ sâu sắc; trong những sáng tác
Trang 16



của ơng khơng ít bài được ra đời trong trạng thái bất thường của người thi sĩ. Ngồi ra,
ơng cịn là người nối tiếp cho chủ thuyết “thi sĩ thấu thị” của Rimbaud. Le pas - Những
bước chân và Nghĩa trang trên biển là những bài thơ độc đáo của Paul Valéry có thể kể
đến theo tinh thần của Chủ nghĩa tượng trưng,
Tóm lại, bằng sự bản lĩnh và sức sáng tạo không ngừng của các thi nhân như C.
Baudelaire, P. Verlaine, A. Rimbaud, S. Mallarmé, P. Valéry,... đã làm thay đổi sâu sắc
nền thơ ca nước Pháp. Vượt qua mọi gièm pha và chỉ trích, họ chiến đấu hết mình cho
tư tưởng và quan niệm thi ca của chính mình và mở ra thời kỳ hiện đại cho thơ với
khơng ít những tác phẩm giá trị và lối thi ca độc đáo. Nhờ vào tài năng và quyết tâm
xây dựng phát triển trường phái tượng trưng, C. Baudelaire, P. Verlaine, A. Rimbaud,
S. Mallarmé, P. Valéry,... đã thực sự gây được tiếng vang khơng chỉ ở Pháp mà cịn lơi
cuốn được giới thi nhân quốc tế và ảnh hưởng đến khơng ít các nền văn học trên thế
giới như Nga, Bỉ,... và cả Việt Nam.
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TRƯỜNG HỢP BÀI
THƠ “TƯƠNG ỨNG” CỦA CHARLES BAUDELAIRE
Tác phẩm Tương ứng Correspondances) là bài thơ thứ 4 trong tập thơ Hoa khổ
đau (Les Fleurs du mal) của Baudelaire. Tập thơ này được xuất bản lần đầu vào năm
1857 nhưng khơng được đón tiếp nồng nhiệt, vì nhiều bài thơ biểu tượng nhục tính,
phản luân lý và đạo giáo, và cũng vì thế mà ơng và nhà xuất bản đã bị đưa ra toà và bị
phạt vạ. Sáu bài thơ trong thi phẩm này đã bị kiểm duyệt cắt bỏ. Sau này ông sáng tác
thêm 35 bài thơ mới, tái bản lần thứ 2 vào năm 1861, nhưng những bài đã bị kiểm
duyệt vẫn chưa được thêm vào. Sau khi ông qua đời năm 1867, bản cuối cùng được
xuất bản năm 1868 với một số bài thơ mới, nhưng cũng khơng có sáu bài đã bị kiểm
duyệt trong các lần trước1. Hoa khổ đau là thi phẩm bộc lộ rõ nét đặc điểm nổi bật của
Chủ nghĩa tượng trưng, đặc biệt là bài thơ Tương ứng:
Thiên nhiên là một ngôi đền mà những trụ cột sống động
Đôi khi thốt ra những ngôn từ lộn xộn
Con người đi ngang, xuyên qua những khu rừng biểu tượng
Vẫn quan sát mình bằng cặp mắt thân quen
Như những tiếng vọng dài từ rất xa hòa lẫn

Giữa cảnh bao trùm tăm tối thẳm sâu,
Mênh mông như đêm đen và như ánh sáng
Hương thơm, sắc màu và âm thanh tương hợp với nhau
Có những mùi hương tươi tắn như da thịt trẻ nhỏ,
Dịu dàng như tiếng kèn ô-boa, xanh rờn như đồng cỏ,
Và những hương khác, đã biến chất, hân hoan, phong phú,
Mang tính bành trướng của những thứ vô biên,

1 Hoa khổ đau (1857), Thi Viện, truy xuất từ: />%95-%C4%91au-1857/group-Ahda3BBxTRNmdfIe5Q5e-Q truy cập ngày 30/4/2022

Trang 17


Những long diên hương, xạ hương, an tức hương và nhựa hương,
Đang ca ngợi những rung cảm của giác quan và trí tuệ…2
2.1. Về mặt nội dung
2.1.1. Thế giới của hư vơ, huyền bí
Trước hết, đặc điểm của Chủ nghĩa tượng trưng được thể hiện qua việc
Baudelaire tạo lập một thế giới của hư vơ, huyền bí. Trong tác phẩm, thế giới của hư
vơ, huyền bí ấy được dựng lên bởi những hình ảnh đầy tính biểu tượng như “ngơi đền
thần thánh”, “khu rừng tượng trưng”. Thuật ngữ “biểu tượng” (từ symbolum trong
tiếng La-tinh) được “hiểu như một hình ảnh cụ thể nhưng có ý nghĩa huyền bí, gợi liên
tưởng đến một khái niệm trừu tượng mà không hiển ngôn” 3. Các hình ảnh biểu tượng
ấy vì thế đều ẩn dụ cho một ý nghĩa sâu xa nào đó. Để có thể hiểu được, độc giả cần
vận dụng trí tưởng tượng của mình để liên hệ đến các tầng nghĩa ngầm của nó. Mở đầu
bài thơ, ta bắt gặp thiên nhiên được ví với hình ảnh biểu tượng mang một ý nghĩa
thuộc tôn giáo:
Thiên nhiên là một ngôi đền mà những trụ cột sống động
Đôi khi thốt ra những ngôn từ lộn xộn
Thiên nhiên vốn đã chứa đựng một tầm vóc cao lớn, hùng vĩ. Khi được gắn với

hình ảnh “ngơi đền” có “những trụ cột sống động”, thiên nhiên bỗng “khốc” thêm lên
mình một màu sắc cổ kính, thiêng liêng. Do được ví với một ý nghĩa thuộc tơn giáo,
phong thái uy nghiêm, thần thánh mà thiên nhiên toát ra vơ tình khiến con người
chúng ta phải dè chừng, phải lùi lại một bước mà tỏ thái độ tôn kính trước thế lực siêu
nhiên ấy. Thế nhưng, dù “ngơi đền” ấy sở hữu những “trụ cột” vững chắc - những gốc
cây to lớn như khẳng định bề thế của mình, nó lại khơng tỏ vẻ lạnh nhạt, cách biệt với
thế giới lồi người mà “đơi khi thốt ra những ngôn từ lộn xộn” như muốn gửi đến con
người những thơng điệp thần bí nào đó. Nếu con người muốn tiếp cận để hiểu thiên
nhiên rõ hơn thì cần phải mã hố được các tín hiệu bí ẩn ấy:
Con người đi ngang, xuyên qua những khu rừng biểu tượng
Vẫn quan sát mình bằng cặp mắt thân quen
Lúc này, thiên nhiên và con người đã gặp nhau. Ở đây, độc giả bắt gặp một hình
ảnh biểu tượng khác là “khu rừng biểu tượng”. Khu rừng ấy chứa đựng nhiều sự vật
khác nhau và biểu lộ bằng những âm thanh mơ hồ. Thêm vào đó, hình ảnh ấy như
đang thể hiện những chỗ lẫn lộn, mông lung của con người liên quan đến thiên nhiên.
Đối mặt với thiên nhiên rộng lớn, con người như đang lạc vào một khoảng không hư
ảo, lạ lẫm. Để tiến lại gần hơn “ngôi đền” kia để thấu hiểu nó, ta khơng chỉ “đi ngang”

2 Thơ tượng trưng – sự khởi đầu của văn học hiện đại, Nguyễn Hữu Hiếu, năm 2015, truy xuất từ:
truy cập ngày 03/5/2022)

3 Tiến trình văn học (khuynh hướng và trào lưu), Huỳnh Như Phương, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, tr. 90

Trang 18


mà phải tìm cách “xun qua” những cảm giác mơng lung ấy bằng cách giải mã những
“ngôn từ lộn xộn”. “Ngơn từ lộn xộn” chính là những tín hiệu mà thiên nhiên truyền
tải đến con người, mong con người có thể hiểu được nó bằng những sự vật mà ta đã

biết, đã tiếp xúc. Trong q trình con người mị mẫm tìm kiếm những manh mối để
giải mã, khu rừng vẫn ln ở đó “quan sát mình bằng cặp mắt thân quen”. Như vậy,
thiên nhiên đưa ra những tín hiệu khơng phải để làm con người thấy khó khăn mà
tránh xa. Ngược lại, thiên nhiên luôn kiên nhẫn đợi con người từng bước khám phá ra
những giá trị ẩn sâu của nó. Bên cạnh đó, những chỗ lẫn lộn, mơng lung của con người
liên quan đến thiên nhiên còn được thể hiện ở ba câu thơ tiếp theo:
Như những tiếng vọng dài từ rất xa hòa lẫn
Giữa cảnh bao trùm tăm tối thẳm sâu,
Mênh mông như đêm đen và như ánh sáng
Ở đây, con người nhận thấy “tiếng vọng dài từ rất xa” hoà lẫn giữa “cảnh bao
trùm tăm tối thẳm sâu”. Âm thanh cùng khung cảnh ấy khiến con người chợt cảm nhận
được sự “mênh mông” của thiên nhiên. Sự chống ngợp đó làm ta thấy thiên nhiên
bỗng rộng như đêm đen và cũng rộng như ánh sáng. Chiều kích rộng lớn của thiên
nhiên lúc này tốt ra một sự huyền bí khó tả.
2.1.2. Cảm giác tương giao
Tiếp đến, một trong những đóng góp quan trọng của Baudelaire cho lí thuyết
của Chủ nghĩa tượng trưng là “cảm giác tương giao” (Correspondance).
Thuật ngữ “tương giao” trong Từ điển tiếng Việt (Hồng Phê chủ biên) có nghĩa
là giao thiệp, kết thân với nhau. Theo Jiddu Krishnamurti, một tác gia và nhà diễn
thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần người Ấn Độ, ơng cho rằng “tương
giao có nghĩa là giao cảm, đồng điệu, thanh ứng khí cầu, tâm đầu ý hợp mà khơng có
sự sợ hãi nào cả, được tự do phóng khống hiểu biết lẫn nhau, giao tiếp, trao đổi chia
sẻ, thông đạt một cách trực tiếp. Cố nhiên tương giao có nghĩa là đồng điệu tâm ý với
người khác”4. Thế nhưng, hai định nghĩa về “tương giao” ở trên nói về sự giao cảm,
đồng điệu giữa con người với con người. “Cảm giác tương giao” thì có phần đặc biệt
hơn. Nó khơng chỉ là một thuật ngữ mà còn là một quan niệm mới mẻ mà Baudelaire
muốn đề cập đến trong sáng tác thơ ca: mối tương giao của cảm giác giữa con người
với thiên nhiên.
Đọc tác phẩm, ta nhận thấy mọi vật không phân biệt nhau mà hồ thành nhất
thể. Qua đó, “[…] Trong ngôi đền của thiên nhiên, mọi vật đều thống nhất, hợp thành

một “khu rừng tượng trưng”, phát ra những âm thanh mơ hồ, vẫy gọi con người qua
lại. Từ cái nhất thể u tối sâu thẳm đó, con người như cảm ứng được mọi loại đặc trưng

4 Về sự tương giao, trích Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng, bản dịch của Phạm Công Thiện
/>%E1%BA%A3m%2C%20%C4%91%E1%BB%93ng%20%C4%91i%E1%BB%87u%2C%20thanh,t
%C3%A2m%20%C3%BD%20v%E1%BB%9Bi%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20kh%C3%A1c. truy cập
ngày 03/ 5/ 2022

Trang 19


của thiên nhiên, nhờ vào mối tương giao của cảm giác” 5. Đứng giữa vũ trụ nhất thể ấy,
con người cảm nhận được sự tương giao giữa mình với thiên nhiên qua tinh thần của
các giác quan: “Như những tiếng vọng dài từ rất xa hòa lẫn
Giữa cảnh bao trùm tăm tối thẳm sâu,
Mênh mông như đêm đen và như ánh sáng
Hương thơm, sắc màu và âm thanh tương hợp với nhau
Có những mùi hương tươi tắn như da thịt trẻ nhỏ,
Dịu dàng như tiếng kèn ô-boa, xanh rờn như đồng cỏ,
Và những hương khác, đã biến chất, hân hoan, phong phú,
Mang tính bành trướng của những thứ vơ biên,
Những long diên hương, xạ hương, an tức hương và nhựa hương”…
Trong đó, thị giác được biểu hiện qua việc nhìn thấy “cảnh rừng tăm tối thẳm
sâu”, “sắc màu” và “xanh rờn như đồng cỏ”. Thính giác được biểu hiện qua việc nghe
thấy “tiếng vọng dài từ rất xa”, “âm thanh” và “dịu dàng như tiếng đàn ô-boa”. Xúc
giác biểu hiện qua việc cảm nhận sự “tươi tắn như da thịt trẻ nhỏ”. Cuối cùng là khứu
giác được biểu hiện qua việc ngửi thấy “hương thơm”, “long diên hương”, “xạ
hương”, “an tức hương” và “nhựa hương”. Thế nhưng, điều đặc biệt làm nên “cảm
giác tương giao” trong bài thơ là những giác quan này không cảm nhận các sự vật một
cách riêng rẽ mà có sự đồng giác. Mùi hương truyền đến qua khứu giác đã đồng điệu

cùng các giác quan còn lại, giúp con người cảm nhận được thiên nhiên một cách trọn
vẹn. Baudelaire chỉ dùng một từ “hương” mà đã thể hiện được các giác quan tương
ứng.
Bên cạnh đó, Baudelaire cho thấy quan niệm tương giao về cảm giác cịn là sự
phát triển của sức tưởng tượng. Ơng cho rằng: “Tưởng tượng làm cho con người cảm
thấy hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị đều có một hàm nghĩa về tinh thần.
Tưởng tượng có thể làm cho con người phát hiện ra những quan hệ tiềm ẩn giữa các
sự vật”6. Như vậy, Baudelaire đã đem tưởng tượng lên một tầng nghĩa mới. Nó khơng
chỉ “tạo ra trong trí hình ảnh những cái khơng có ở trước mắt hoặc chưa hề có”7 mà
cịn giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về vũ trụ trong sự tương giao giữa các sự
vật với nhau và sự tương giao giữa sự vật với con người.
2.2. Về mặt nghệ thuật
2.2.1. Sử dụng biểu tượng, thủ pháp so sánh

5 Lí luận văn học - tập 3 “Tiến trình văn học”, Phương Lựu (chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm, tr. 285, 286
6 Lí luận văn học, Sđd, tr. 285
7 Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), (2020), Nxb Hồng Đức.
Trang 20


Để đi sâu và khám phá thế giới huyền nhiệm, các nhà thơ tượng trưng thường
sử dụng những biểu tượng, hình ảnh so sánh,… để gửi gắm ý tưởng, hiện thực hóa
những điều vơ hình, những bí mật của tạo hóa và tìm kiếm lối thốt cho mình trong
những khám phá thẩm mỹ mới. Có thể nói, “Biểu tượng nghệ thuật được xem là cơng
cụ hữu hiệu hơn hình tượng để chọc thủng cái vỏ quen thuộc hàng ngày nhằm vươn
tới cái bản chất lý tưởng siêu thời gian của thế giới”8 C.P. Baudelaire được mệnh danh
là “ông vua biểu tượng” của thơ Pháp. Trong bài “Tương ứng”, ông đã tạo nên một
“khu rừng biểu tượng" giàu ẩn ý nhằm khám phá và làm tỏ lộ những bí ẩn của thế giới
vơ tận vơ hình.
Mở đầu bài thơ, Baudelaire đã khám phá thế giới bằng những loại suy, siêu

nghiệm và nâng những hình ảnh như thiên nhiên, ngơi đền, khu rừng biểu tượng, ngôn
từ lộn xộn,… thành biểu tượng nghệ thuật, trượt khỏi các hình ảnh thơng thường.
Thiên nhiên cũng huyền nhiệm, ẩn chứa mn vàn bí mật và buộc con người phải giải
mã nếu muốn chạm tới cõi cao vời. Như một cuộc đối thoại giữa thiên nhiên và con
người, giữa tự nhiên và siêu nhiên, giữa vơ hình với hữu hình, những biểu tượng
Baudelaire sử dụng khiến chúng ta cảm tưởng rằng, ơng có “mối linh cảm” về một
“thế giới khác”, thế giới mà thiên nhiên hòa đồng cùng ngơi đền, dung hợp, thậm chí
thống nhất, khơng có ranh giới và chung một nguồn gốc. Và chúng đang bí mật nối kết
với nhau, phát đi những tín hiệu bằng thứ ngơn ngữ kì bí, mơ hồ đến con người. Có thể
nói, biểu tượng nghệ thuật sẽ giúp biên giới của thơ được rộng mở, nhà thơ được thỏa
thích ngụp lặn tinh thần trong cả không gian và thời gian, đưa ra cách nhìn và diễn đạt
mới về thế giới và người đọc có thể khám phá những ý niệm của nhà thơ qua nhiều ý
tưởng, khía cạnh khác nhau. Đó chính là khu rừng biểu tượng mà ơng đã nhắc đến
trong bài thơ “Tương ứng”. Có thể nói, biểu tượng là một trong những dấu hiệu, chất
liệu của Chủ nghĩa tượng trưng, lại vừa là công cụ nghệ thuật nhằm biểu lộ trực giác
của Baudelaire.
Ngoài những biểu tượng nghệ thuật, Baudelaire còn sử dụng thủ pháp so sánh.
Ngay câu thơ đầu tiên: “Thiên nhiên là một ngôi đền mà những trụ cột sống động”,
ông đã dùng cấu trúc khẳng định A là B để so sánh thiên nhiên với ngôi đền. Cách so
sánh này khiến người đọc nhận thấy sự gần gũi, tương hợp, hòa lẫn giữa thiên nhiên
với cái linh thiêng, bí ẩn của ngơi đền, của thế giới huyền bí, huyền vi, nhiệm màu.
Trong thế giới nối kết, tương giao sâu xa ấy, nhà thơ cảm nhận được mùi hương đang
gợi màu sắc, màu sắc gợi âm thanh qua phép so sánh:
“Mênh mông như đêm đen và như ánh sáng
Hương thơm, sắc màu và âm thanh tương hợp với nhau…
Có những mùi hương tươi tắn như da thịt trẻ nhỏ,
8 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), 2004. Từ điển thuật ngữ
văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.95.

Trang 21



Dịu dàng như tiếng kèn ô-boa, xanh rờn như đồng cỏ,…”
Những trạng thái, cảm xúc, màu sắc, âm thanh tưởng chừng rời rạc lại được
Baudelaire ghép nối, đặt cạnh nhau nhờ cảm giác tương quan. “Mùi hương tươi tắn
như da thịt trẻ nhỏ”, “dịu dàng như tiếng kèn ô-boa, “xanh rờn như đồng cỏ”,… Khi
con người biết đối chiếu, nhìn nhận cả mặt sáng tối, chìm nổi thì những bí mật của thế
giới xa lạ sẽ dần được tỏ lộ, dần được khám phá, soi chiếu. Sự liên tưởng độc đáo này
của Baudelaire đã gầy dựng nên mối liên hệ tương hỗ giữa thế giới vật chất với thế
giới tinh thần, giữa khơng gian vơ hình với hữu hình. Bằng cách phát huy tất cả các
giác quan của minh, Baudelaire đã cho người đọc dễ dàng hình dung, mường tượng
thiên nhiên huyền bí mà ơng nhìn thấy hoặc tự mình tái tạo bằng những sự vật mà con
người đã biết, đã chứng kiến.
2.2.2. Tính nhạc trong thơ
Cùng với biên giới rộng mở của thơ nhờ “khu rừng biểu tượng”, thì thứ nhạc
điệu tinh tế, huyền hồ trong “Tương ứng” được Baudelaire thử nghiệm vừa ứng với
điệu hồn thi nhân, vừa khiến cho người đọc cảm giác như đang được lắng nghe bản
giao hưởng nhịp nhàng, du dương và man mác buồn. Mặc dù bài thơ viết theo thể tự
do, nhưng Baudelaire vẫn chú trọng đến vần và nhịp, tạo sự hài hòa, uyển chuyển
trong từng lời thơ. Baudelaire đã gieo vần chân ở gần hết bài thơ một cách nhịp nhàng,
đồng điệu, tạo cảm giác vừa có tiết tấu, vừa có giai điệu. Ở khổ thứ nhất gieo: piliers/
familiers, paroles/ symboles; khổ thứ hai gieo: confondent/ répondent, unité/ clarté. Và
ở khổ thứ ba và thứ tư, Baudelaire dùng lối gieo vần theo kiểu đan chéo, như sự hòa
trộn, lẫn lộn, tương quan nhạc điệu giữa hai đoạn thơ; vừa ứng với tâm hồn giao cảm,
chuyển đổi cảm giác của thi sĩ: d'enfants/ triomphants, prairies/ infinies, l'encens/ sens.
Chính nhờ sự lặp lại các vần trong bài thơ đã tạo nên một bản nhạc đầy cảm xúc, tính
nhạc đã lơi kéo nhà thơ vượt qua mọi rào cản của thực tại, của thế giới hữu hình, thâm
nhập vào bóng tối và gắn kết con người đến những miền vơ thức, vơ hình. Đồng thời,
Baudelaire cịn tạo nhạc tính cho bài thơ nhờ nhịp thơ được chuyển đổi đầy tinh tế,
thanh thoát, nhẹ nhàng. Từ nhịp 4/4 sang 2/2/5, (Vaste comme une nuit et comme la

clarté/ Les parfums, les couleurs et les sons se répondent). Một sự dàn trải âm điệu
khiến bài thơ đượm một nét buồn, mênh mơng màu thần bí, tạo cảm giác lắng đọng,
ngưng tụ ngay đúng khoảnh khắc “Hương thơm, sắc màu và âm thanh tương hợp với
nhau”.
2.2.3. Sự sáng tạo ngơn từ
Ngồi khơi gợi cảm xúc bằng hiệu quả của tính nhạc, Baudelaire cịn phóng
chiếu trạng thái tinh thần bằng sức gợi của lớp ngôn từ đầy ma lực. Có thể nói, khai
phóng ngơn ngữ là một trong những đặc điểm của nghệ thuật thơ tượng trưng. Đem
đến những lớp từ ngữ mới mẻ, xa lạ, các nhà thơ trượng trưng đã để người đọc tự
chiêm nghiệm và giải mã những câu đố từ ngữ ấy. Để có được hình ảnh ngày càng
Trang 22


trung thực, gia tăng tối đa khả năng diễn đạt và phản ảnh đúng ý niệm của chính mình,
Baudelaire đã kết hợp từ vựng theo tư duy liên tưởng, cảm quan tương ứng của mình.
Ơng diễn tả thế giới huyền nhiệm bằng lớp từ riêng có của mình và đánh thức khả
năng tiếp nhận và giải mã nơi người đọc. Ông đặt một danh từ cạnh một tính từ hoặc
chỉ cảm giác, chỉ màu sắc, hoặc âm thanh, hương vị. Baudelaire khi so sánh mùi
hương trong Tương ứng, ông gợi lên những trường liên tưởng vô cùng thú vị: mùi
hương tươi tắn như da thịt trẻ nhỏ, dịu dàng như tiếng kèn ơ-boa, xanh rờn như đồng
cỏ,… Chính lớp từ bí nhiệm này, Baudelaire cùng với các nhà thơ Chủ nghĩa tượng
trưng đã thổi một luồng gió mới vào nền thi ca Pháp thế kỉ XIX.

CHƯƠNG 3: VỊ TRÍ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG Ở
VIỆT NAM
3.1. Sự tiếp nhận chủ nghĩa tượng trưng vào Việt Nam
Đầu thế kỷ XX, văn học Pháp cùng với những tác phẩm nổi tiếng của các nhà
thơ, nhà văn lãng mạn du nhập vào Việt Nam với số lượng lớn các tác phẩm dịch, bài
thơ ngụ ngôn của La Fontaine, kịch của Molière, tiểu thuyết của Victor Hugo,… Cùng
với làn sóng đó, Chủ nghĩa tượng trưng tiến vào Việt Nam và để lại dấu ấn mạnh mẽ,

sâu đậm trong phong trào Thơ Mới ở nước ta. Các nhà thơ tiêu biểu chịu ảnh hưởng
của Chủ nghĩa tượng trưng cần phải nhắc đến là Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,
Bích Khê,… Dấu ấn về sự hòa hợp giữa các giác quan được thể hiện rõ nét trong bài
thơ “Mộng cầm ca” của Bích Khê. Mùi hương “bát ngát như sữa lúa”, “khơng gian tơ
gợn sóng”, âm thanh và màu sắc “trắng” và “vàng” cùng hòa quyện vào nhau làm cho
bài thơ mới lạ và mang vẻ huyền bí. “Trăng gây vàng, vàng gây nên sắc trắng/ Của
hồn thu đi lạc ở trong mơ…”, Bích Khê đã sử dụng các giác quan để cảm nhận thiên
nhiên, vũ trụ và đất trời bao la.
3.2. Những yếu tố “bản địa hóa” của Chủ nghĩa tượng trưng tại Việt Nam
Chủ nghĩa tượng trưng du nhập vào Việt Nam với sức hút mạnh mẽ và được các
nhà thơ Việt Nam hưởng ứng. Các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới đã có sự tiếp
nhận, kế thừa và phát triển Chủ nghĩa tượng trưng sao cho phù hợp với quan điểm,
phong tục của đất nước mình. Chính vì thế mà trong quá trình sáng tác, các nhà thơ
thường sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ và gợi nhiều hơn tả. Có thể nói,
Xuân Diệu là một nhà thơ đã vận dụng và cảm nhận thế giới bằng các giác quan để
cho ra những câu thơ tinh tế và sinh động, điển hình là trong bài thơ “Vội vàng” của
ơng có câu thơ: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Từ “ngon” kết hợp với
hình ảnh so sánh đầy táo bạo “cặp mơi gần” - cặp môi của những đôi lứa đang yêu
nhau. Cặp mơi ấy khơng chỉ gợi hình mà cịn gợi cả hương vị khiến cho con người ta
say đắm. Trong văn học trung đại, thiên nhiên đóng vai trị chủ thể, là cái được so
sánh, còn con người là cái bị so sánh. Nhưng đối với Xuân Diệu, con người mới là chủ
Trang 23


thể, thiên nhiên thì khơng. Chính vì thế mà Xn Diệu với tất cả sự nồng nhiệt, sôi nổi
và ngọt ngào của mình, ơng đã cảm nhận mùa xn hấp dẫn và quyến rũ đến lạ
thường.
3.3. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Soi chiếu vào mảng thơ Xuân Diệu, Chủ nghĩa tượng trưng như một hơi thở của
thời đại được ơng hồng thơ tình vận dụng một cách khéo léo. Và bài thơ “Huyền

diệu” của ơng là một ví dụ điển hình cho thơ ca tượng trưng. Xuân Diệu đã thể hiện
một sự nhạy cảm tinh tế của các giác quan để “lắng nghe khúc nhạc thơm”, âm điệu
thần tiên của đất trời. Không chỉ thế, Xuân Diệu không thưởng thức nhạc một cách “du
dương” mà ông thưởng nhạc bằng tất cả giác quan của mình:“Hãy tự bng cho khúc
nhạc hường,/Dẫn vào thế giới của Du Dương”. Lúc này, ông như một vị nhạc trưởng
lắng nghe nốt nhạc để hịa thành một “khúc nhạc hường”, rồi lắng lịng mình lại và
cảm nhận được vị và mùi hương lan tỏa trong khúc nhạc ấy:“Ngừng hơi thở lại, xem
trong ấy/ Hiển hiện hoa và phảng phất hương”. Âm thanh ấy còn là sự hòa hợp của
“Giọng suối, lời chim và tiếng khóc người”, nếm vị “ngọt ngào” cịn sót lại của khúc
nhạc: “Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc/ Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi”. Có thể
thấy rằng, đúng như nhan đề của bài thơ “Huyền diệu”, Xuân Diệu đã sử dụng các
biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ làm nổi bật tả sự quyến rũ và say đắm của khúc
nhạc: “Say người như rượu tối tân hôn/ Như hương thấm tận qua xương tuỷ” và hòa
quyện các giác quan như thính giác, khứu giác, vị giác của mình để thưởng thức khúc
nhạc, lắng nghe và cảm nhận được vị và mùi hương của thiên nhiên, đất trời bí ẩn
huyền diệu như thế nào thơng qua khúc nhạc “Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn” ấy.
Xuân Diệu được Hồi Thanh – cây đại thụ của mảng phê bình văn học nhận
định là: “Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Với sự vận dụng một cách tinh
tế, ý nghĩ táo bạo, Xuân Diệu còn sáng tạo nên những vần thơ độc đáo và mới lạ:
“Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;”
Xuân Diệu đã tạo nên một bức tranh về mùa xn với hình ảnh của thiên nhiên,
ngơn từ giàu sức biểu cảm, âm thanh hòa quyện cùng với màu sắc. Ở đó, con người
bằng giác quan của mình có thấy được làn gió nhẹ nhàng lay động, ngửi được hương,
nghe được âm thanh của tiếng chim hót vang,… Điệp khúc “Này đây” (Này đây hoa
của đồng nội xanh rì/Này đây lá của cành tơ phơ phất;) những từ ngữ định vị thể hiện

Trang 24


cảnh sắc rất gần và cùng với sự sắp xếp, liệt kê theo chiều tăng tiến làm cho cảnh sắc
trong thơ như thiên đường. Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu tràn đầy sức sống, nhộn
nhịp và sự bừng nở của vạn vật.
Cùng với sự tiếp thu một cách nhuần nhuyễn, Bích Khê với bài thơ “Sọ người”
đã sáng tạo ra những hình ảnh độc đáo, đặc sắc và mới lạ. Nhan đề gợi cho người đọc
cảm giác kinh dị, gợn người nhưng trong các vần thơ của ông lại không như thế. Hình
ảnh và khơng gian trong thơ Bích Khê được ông khắc họa như một giấc mộng thần
tiên, huyền bí và mờ ảo:
“Ơi khối mộng của hồn thơ chếnh chống!
Ơi buồng xn hơ hớ cánh đào sương!
Ơi bình vàng! Ôi chén ngọc đầy hương!
Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp lống!
Ơi thần tình! Người chứa một trời thương.”
Ngồi ra, sự giao hịa giữa tính nhạc và họa trong thơ cịn được thể hiện rõ nét
trong bài thơ “Hồng hoa” của Bích Khê. Ở đây, màu sắc được khắc họa với những
gam màu lưng chừng, vô định như “Lam nhung ô! Màu lưng chừng trời”, “Xanh
nhung ô! Màu phơi phơi nơi nơi”, “Vàng phai nằm im ôm non gầy”,… Một gam màu
được xác định bởi trực giác của thi nhân, huyền ảo mà khơng một họa sĩ nào có thể
họa nên được. Tính nhạc trong bài thơ được Bích Khê sáng tác bằng cách lặp lại
những từ ngữ trước đó, tạo thành một giọng điệu mới lạ: “Đây mùa hoàng hoa, mùa
hoàng hoa”; “Ngàn khơi, ngàn khơi, ta, ngàn khơi”. Cùng với những hình ảnh thơ
mộng “trăng”, “mây” cùng với điệp ngữ càng thể hiện tình yêu say đắm và tha thiết
của con người: “Làm trăng theo chàng qua muôn nơi/ Làm trăng ta làm con chim
uyên/ Làm mây theo chàng bên nhung yên…”. Cùng với sự kết hợp giữa thơ, họa và
tính nhạc, Bích Khê đã tạo ra “Hồng hoa” huyền ảo, tinh tế và đầy sáng tạo.
Có thể thấy rằng, mỗi bài thơ đều mang một nét đặc trưng riêng biệt. Thông qua
hai bài thơ “Huyền Diệu” và “Vội vàng”, người đọc có thể thấy được trong thơ ông có

sự vận dụng một cách tinh tế và độc đáo Chủ nghĩa tượng trưng và lãng mạn. Còn
trong thơ của Bích Khê, đó là sự hội tụ và kết hợp giữa thơ, họa và nhạc điệu. Chính vì
nhận thấy những sự khác biệt đó, TS. Trần Huyền Trâm đã nhận định: “Mỗi nhà thơ
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng ở mỗi phương diện khác nhau, phù hợp với
quan điểm thẩm mỹ của mình. Và ngay trong mỗi nhà thơ, tính chất lãng mạn và
tượng trưng ln giao thoa cùng nhau. Xuân Diệu tìm thấy ở chủ nghĩa tượng trưng
một bản nhạc huyền diệu giữa ánh sáng, hương thơm và màu sắc. Vũ Hồng Chương
và Bích Khê tìm thấy một thế giới âm nhạc mênh mông, hư ảo. Hàn Mạc Tử tìm trong
thế giới vơ thức, siêu thực, bí ẩn”.
Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×