Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

NỤ HÔN CỦA SAPHINX - CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TẠI BỈ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.22 KB, 3 trang )

NỤ HÔN CỦA SAPHINX - CH

NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TẠI
BỈ


BA-CA Kunstforum giới thiệu triển lãm The Kiss of Saphinx -
Symbolism in Belgium kéo dài đến 2/2/2008. “Điều cốt yếu mà Chủ
nghĩa Tượng trưng đem lại là không bao giờ ám chỉ điều gì như một
khái niệm tuyệt đối”, nhà thơ Jean Moréas đã viết như vậy trong cuốn
Manifeste du Symbolisme năm 1886.
Cái nôi của Chủ nghĩa Tượng trưng trong văn chương là ở Pháp và Bỉ,
và cũng chính từ nơi đó, Chủ nghĩa Tượng trưng trong nghệ thuật ra


đời. Điều đó không chỉ thể hiện ở phương thức thể hiện nghệ thuật, mà
đầu tiên là ở tư tưởng tri thức, nơi mà khả năng tưởng tượng đóng vai
trò quyết định.
Chủ nghĩa Tượng trưng được hình thành bởi sự tương tác ranh giới
giữa mơ, thực và sự hồ nghi; bởi sự chịu đựng và suy sụp Mối liên h

mật thiết giữa thi ca và nghệ thuật thị giác, khuynh hướng hướng về
Gesamtkunstwerk - một tác phẩm nghệ thuật tổng hợp - cũng góp phần
hình thành nên Chủ nghĩa Tượng trưng, trong đó bao gồm cả tranh,
nghệ thuật kim hoàn, tranh trên giấy, nghệ thuật trang trí và nội thất.
Những vật liệu đắt tiền dưới bàn tay điêu luyện, khéo léo, hình thức
tinh tế, nhưng mang một vẻ mơ hồ, u buồn, tất cả những điều đó tạo

nên xu hướng nghệ thuật này. Nó được đánh giá là rất gần với nghệ
thuật mới.
Triển lãm này trưng bày hơn 100 tác phẩm tại Vienna cùng sự cộng tác
của Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Bỉ. Tập trung chính vào nghệ sĩ nổi
tiếng nhất trường phái Tượng trưng Bỉ Fernand Khnopff. Nhiều tác giả
khác cũng tham gia vào triển lãm : Odilon Redon, Felician Rops,
Constantin Meunier, William Degouve de Nuncques và Jean Delville.
Tất cả cùng góp phần tạo nên một cái nhìn đầy đủ về một nền nghệ
thuật lâu nay chưa được đánh giá đúng, với sự đóng góp của BA-CA
Kunstforum.
Trường phái Tượng trưng về cả nhận thức lẫn tuyên ngôn thực chất là
để chúng ta hiểu Nghệ thuật Hiện đại. Phản ứng lại trường phái Tượng

trưng Bỉ ngay lập tức đã lan khắp quang cảnh nghệ thuật Châu Âu:
chúng ta giờ chỉ còn có thể nghĩ về Odilon Redon, Paul Gauguin,
Gustave Moreau, Koloman Moser, Gustav Klimt, Leon Bakst, William
Blake và Franz von Stuck. Hình thức xen lẫn giữa thực và mơ của nó
trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều những bước tiến đi đầu của nghệ
thuật đầu thế kỷ 20. (AD)

×