Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.1 KB, 30 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
********-----********

BÀI THUYẾT TRÌNH

MƠN: TIẾN TRÌNH VĂN

ĐỀ TÀI: CHỦ

HỌC

NGHĨA HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022


2

MỤC LỤC
Trang
I. Khái lược về chủ nghĩa Hiện đại…………………………………………

4

1. Khái quát………………………………………………………………….

4



2. Hoàn cảnh ra đời và các yếu tố ảnh hưởng……………………………...

6

2.1.

Bối cảnh ra đời……………………………………………………...

6

2.2. Các yếu tố……………………………………………………………..

6

2.2.1. Yếu tố xã hội, cách mạng…………………………………………..

6

2.2.2. Yếu tố khoa học - kỹ thuật…………………………………………

7

2.2.3. Những thành tựu triết học, “tâm lý học bề sâu”…………………

8

3. Quan điểm nghệ thuật……………………………………………………..

9


4. Những đặc điểm nghệ thuật chủ yếu……………………………………...

10

II. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu…………………………………………...

14

1. Tác giả Franz Kafka và Chủ nghĩa Hiện đại trong tác phẩm…………..

14

2. Tác giả Marcel Proust - nhà văn mang tinh thần của chủ nghĩa Hiện đại. 19
3. Nhà thơ Lê Đạt và tính hiện đại chủ nghĩa trong thơ của mình…………

21

4. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - Người mang tinh thần của chủ nghĩa Hiện đại

trong văn xuôi nước nhà………………………………………………………. 23
III. Vị trí và ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hiện đại trong Văn học Việt Nam……. 24
1. Vị trí của Chủ nghĩa Hiện đại đối với Văn học Việt Nam……………….. 24
2. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hiện đại đối với văn học Việt Nam…………. 26


3

KẾT LUẬN…………………………………………………………………. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….


29

I. Khái lược về chủ nghĩa Hiện đại
1. Khái quát
Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism) là thuật ngữ có nội hàm rộng và biến động, bao
quát cả xã hội học, văn hóa, văn học, sử học…
Trên thế giới, thuật ngữ “Chủ nghĩa Hiện đại” được coi là “một phong trào đổi
mới văn học nghệ thuật diễn ra chủ yếu ở phương Tây (châu Âu và châu Mỹ) trên một
phạm vi rộng lớn trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX; nó nổi
loạn chống lại các giá trị bảo thủ của chủ nghĩa hiện thực và diễn ra trong các lĩnh vực
văn học, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, phim ảnh và kiến trúc… Trong tinh thần đó, thuật
ngữ “chủ nghĩa hiện đại” trong văn học nghệ thuật đồng nghĩa với thuật ngữ “nghệ thuật
hiện đại”. Nó khơng được dùng để chỉ một chủ nghĩa duy nhất, một trào lưu duy nhất hay
một trường phái duy nhất, mà nó được dùng để chỉ cả một phong trào bao gồm nhiều trào
lưu, trường phải, cả một giai đoạn với nhiều chủ nghĩa khác nhau, được gọi là các chủ
nghĩa hiện đại [...] Nhìn chung, khi nói đến nghệ thuật hiện đại, người ta có thể đơn giản
gọi nó là “Chủ nghĩa Hiện đại”. Hay nói một cách khác, khái niệm “modernism” trong
tiếng Anh cần phải được hiểu là “nghệ thuật hiện đại” chứ không chỉ đơn thuần là “Chủ
nghĩa Hiện đại””. (Nguyễn Văn Dân, 2011, đoạn 4).


4

Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Một số vấn đề xung quanh phạm trù
Chủ nghĩa Hiện đại: “Trước đó ở các nước phương Tây khơng có một khái niệm nào
được đưa ra để định nghĩa cho “Chủ nghĩa Hiện đại”, mà chúng chỉ được ghi nhận dưới
tên gọi là “Phong cách hiện đại”. Trong từ “Hiện đại” (modern) có nghĩa là mới nhất, là
hiện thời và được dùng để chỉ các khuynh hướng nghệ thuật như: đồ họa, kiến trúc và
nghệ thuật trang trí ứng dụng ở châu Âu và Hoa Kỳ, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX ở các

quốc gia khác của phương Tây như: Bỉ, Anh, Mỹ thuật ngữ này được biết đến với tên gọi
“Art Nouveau” , ở Áo là: “Sezessionstil” và ở Ý: “Stile Liberty”, duy nhất chỉ riêng trong
văn học Tây Ban Nha mới dùng từ “modernism” (2004, đoạn 1-2)
Còn theo Từ điển bách khoa Liên Xơ (1979) nói về modernism chỉ vỏn vẹn trong mấy
dòng: “Tên chung để gọi những khuynh hướng văn học nghệ thuật cuối thế kỉ XIX –
đầu XX gồm có: chủ nghĩa đa đa, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa biểu
hiện, chủ nghĩa tượng trưng, kịch phi lý… nhằm để thể hiện sự khủng hoảng của văn hóa
tư sản và được định tính bởi sự đoạn tuyệt với truyền thống chủ nghĩa hiện thực”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Chủ nghĩa Hiện đại” cũng đã xuất hiện và khá phổ biến,
nhất là trong những từ điển, sách tra cứu:
Trong cuốn sách Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và
Nguyễn Khắc Phi chủ biên 1992 cho rằng “Chủ nghĩa hiện đại” được diễn giải như sau:
“Thuật ngữ dùng để chỉ chung các trường phái văn nghệ phương Tây hiện đại như chủ
nghĩa vị lai, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh, tiểu thuyết
dòng ý thức, tiểu thuyết mới…” (1992, tr. 51).
Hay theo Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học, ông cũng cho rằng “các
trường phái văn học nghệ thuật xuất hiện từ đầu thế kỷ XX như chủ nghĩa biểu hiện, chủ
nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa hoà đồng (unanimisme), chủ nghĩa tinh hoa
(akmeisme), chủ nghĩa hình tượng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa trừu tượng, đến những
trào lưu nảy sinh sau Thế chiến II như “kịch phi lý”, “tiểu thuyết mới”, “pop-art”, v.v…
là chủ nghĩa hiện đại” (1999, tr. 68)


5

Chủ nghĩa Hiện đại được xem như một hệ thống thẩm mỹ nghệ thuật có quy mơ
thế giới; các khuynh hướng trào lưu, trường phái, nhóm phái được quy vào phạm trù này
tuy có những nét đặc thù về tư tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật, nhưng - theo
giới học giả đề xuất thuật ngữ này - chúng mang tính cộng đồng về xã hội - văn hóa và
thế giới quan triết học.

Thời điểm hình thành Chủ nghĩa Hiện đại được gắn với Chủ nghĩa Suy đồi và Chủ
nghĩa Tiền phong. Lập trường xã hội - văn hóa của chủ nghĩa Hiện đại được mô tả như sự
nổi loạn độc đáo, một mặt chống lại các quá trình và xu hướng “tan rã về cơ cấu” của xã
hội tư sản, mặt khác, chống lại những hiện tượng được coi là tiêu biểu cho văn hóa nghệ
thuật giai đoạn “tột cùng” của Chủ nghĩa Tư bản, sự mô phỏng học địi hỏi các hình thức
và phong cách từng được khám phá bởi Chủ nghĩa Hiện thực và Chủ nghĩa Lãng mạn
nhưng đã bị quy phạm hóa, cảm nhận được tính phi hài hịa của thế giới, tính phi nhân
các quan hệ xã hội thực tại, sự tha hóa của cá nhân, tình trạng mất tự do và khơng bình ổn
của văn nghệ sĩ trong xã hội.
Chủ nghĩa Hiện đại phủ định khả năng của nghệ thuật cả trong việc chống lại các
thế lực phá hoại, lẫn trong việc diễn đạt trong sáng tác thái độ chống đối đó của mình.
Tinh thần chống truyền thống, chống Chủ nghĩa Quy phạm được xác định như nguyên tắc
sáng tác cơ bản của Chủ nghĩa Hiện đại. Tư tưởng ý chí luận của Schopenhauer và
Nietzsche; Chủ nghĩa Trực giác của Bergson; Phân tâm học của Freud và Jung - được quy
thành cơ sở thế giới quan triết học của chủ nghĩa hiện đại.
2. Hoàn cảnh ra đời và các yếu tố ảnh hưởng
2.1. Bối cảnh ra đời
Chủ nghĩa Hiện đại ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918) và chiến tranh thế giới lần thứ hai
(1936 -1945). Trong q trình tích lũy tư bản, chủ nghĩa thực dân cùng với chủ nghĩa đế
quốc đi xâm chiếm thuộc địa và gây ra những cuộc chiến tranh để tranh giành ảnh hưởng.


6

Vì vậy, sau hai cuộc đại chiến, châu Âu đã bị tàn phá nghiêm trọng, kéo một phần nhân
loại lao vào cuộc chiến tương tàn, đẩy nền văn minh thế giới đứng trước bờ vực của sự
hủy diệt, cùng với việc chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và phát triển thành chủ nghĩa tư
bản độc quyền tạo điều kiện cho sự hình thành Chủ nghĩa Hiện đại.
2.2. Các yếu tố

2.2.1. Yếu tố xã hội, cách mạng
Chủ nghĩa Hiện đại bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, chính vì thế
nên ít nhiều đã chịu ảnh hưởng bởi thời đại chiến tranh và cách mạng. Điều này dẫn đến
sự khủng hoảng xã hội và tinh thần của Châu Âu, điển hình là từ sau cuộc Cách mạng tư
sản Pháp tháng 2 năm 1948, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền và nhanh chóng chống
lại giai cấp vô sản. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Công xã Paris năm 1871 của tầng lớp
nhân dân lao động đã đẩy giới tri thức vào tâm trạng khủng hoảng và hồi nghi, họ khơng
cịn tin vào những giá trị mà lâu nay được xem là bền vững. Từ đó, các nhà tri thức rơi
vào trạng thái bi kịch, mở đầu cho sự thay đổi rầm rộ về tư tưởng và phong cách sáng tác.
Sau cuộc thành công của cách mạng tháng Mười Nga, hai cuộc chiến tranh thế
giới đã đẩy nhân loại vào một cục diện mới, đó là thời đại của sắt thép và bạo lực. Nếu
vấn đề con người trước đây đã được Chủ nghĩa Hiện thực khai thác như những nhân vật
điển hình một cách sâu sắc, thì đến Chủ nghĩa Hiện đại trở thành đề tài được khai thác ở
một khía cạnh khơng hề kém phần nghệ thuật, đó chính là những số phận bi thương, cô
đơn, lạc lõng, bế tắc,... không phải điển hình cho một xã hội mà là chính cá nhân của số
phận đó được nhìn chủ quan qua lăng kính của nhà văn “thế hệ mất mát” và thiếu niềm
tin vào cuộc đời.
2.2.2. Yếu tố khoa học - kỹ thuật
Song song với yếu tố xã hội, cách mạng thì yếu tố khoa học kỹ thuật cũng đóng
vai trị khơng nhỏ trong việc thúc đẩy hình thành Chủ nghĩa Hiện đại. Nếu như ở thế kỉ
XIX những phát minh cơng nghệ cịn thưa thớt thì đến thế kỉ XX nó diễn ra một cách ồ ạt


7

và nhanh chóng. Điều đó cho thấy sự phát triển nhanh chóng của trí não con người, dẫn
đến sự vận hành của văn học ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Xuất hiện nhiều thể loại văn học mới làm thay đổi diện mạo văn học, nếu ở thế kỉ
XIX chỉ phát triển thể loại tiểu thuyết trường thiên thì đến thế kỉ XX hình thành những
thể loại truyện ngắn, những cuốn tiểu thuyết lớn cũng được thay thành vừa và nhỏ. Cùng

với sự thay đổi đó, các trào lưu, trường phái văn chương cũng có sự “chuyển mình”, sinh
mệnh của trào lưu văn học hiện đại không dài như trong quá khứ, các nhà văn đứng trước
tình trạng lỗi thời trở nên lạc hậu để tiếp tục phát triển thành cái mới.
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, chuyển biến đời
sống xã hội thì nhu cầu thị hiếu của người đọc cũng dần thay đổi và hiện đại hơn. Người
đọc hiện đại, chính vì thế mà họ chủ động “đồng sáng tạo” với nhà văn, từ đó địi hỏi các
nhà văn hiện đại phải thích ứng và liên tục đổi mới để thỏa mãn nhu cầu của người đọc.
2.2.3. Những thành tựu triết học, “tâm lý học bề sâu”
Bên cạnh hai yếu tố trên thì triết học cũng đóng vai trị quan trọng cho sự ra đời
của Chủ nghĩa Hiện đại. Một số thành tựu về triết học, tâm lý học phổ biến nhất thời kỳ
này phải kể đến đó chính là “Thuyết trực giác” của Henry Louis Bergson và “Phân tâm
học” của Sigmund Freud.
Thuyết trực giác Henry Louis Bergson: Trong nhiều công trình của mình, đặc
biệt là “Tiến hóa sáng tạo”, Bergson đã có sự ảnh hưởng sâu rộng khơng chỉ trong giới tri
thức hàn lâm mà cả đông đảo quần chúng về cách nhìn nhận trực giác. Ơng cho rằng sự
tiến hóa khơng đơn giản là q trình thích ứng cơ học thụ động của các cá thể đối với môi
trường sống mà là một q trình sáng tạo có định hướng. Thời gian văn học là thời gian
trực cảm, không phải thời gian vật lý, vì vậy nó là sự triển khai liên tục của nội tâm con
người. Ơng cịn cho rằng có hai “cái tơi”, là “cái tơi xã hội” bị chi phối liên tục bên ngồi
và “cái tơi sâu sắc” liền mạch bên trong. Nhiệm vụ của văn học là khai thác cái tôi bên


8

trong liền mạch đó. Trong q trình sáng tạo nghệ thuật, ông luôn đề cao trực giác của
người nghệ sĩ.
Theo ông, ký ức con người là quá khứ không bị mất đi mà nó được lưu giữ thơng
qua trí nhớ của họ. Vì vậy, các tác phẩm văn học vận dụng dòng ý thức là cách biểu đạt
một quá khứ đang diễn ra chứ không phải quá khứ đang kể lại.
Phân tâm học của Sigmund Freud: là phương pháp chữa bệnh tâm thần và cũng

học thuyết lý giải cơ cấu tâm lý con người. Phân tâm học ảnh hưởng đến văn học hiện đại
vô cùng rộng rãi và sâu sắc, những bí ẩn thầm kín của con người được khai thác rộng rãi
qua lăng kính người nghệ sĩ. Vấn đề động cơ và tâm lý sáng tạo của tác giả cũng được
người đọc mà đặc biệt là giới phê bình văn học thỏa sức khám phá, lý giải, phân tích tâm
lý đầy thú vị, bất ngờ. Tựu chung, “Phân tâm học” cùng với “Thuyết trực giác” đã góp
phần cho văn học hiện đại tìm kiếm và diễn đạt sâu bên trong thế giới nội tâm của con
người.
3. Quan điểm nghệ thuật
Chủ nghĩa Hiện đại như một tập hợp mẹ bao gồm nhiều tập hợp con là các trào
lưu, khuynh hướng, mà mỗi trường phái lại có những nét đặc thù riêng về tư tưởng thẩm
mỹ, vì vậy Chủ nghĩa Hiện đại cũng được xem là một hệ thống thẩm mỹ bao gồm các giá
trị đó. Stanford Friedman cho rằng “Chủ nghĩa Hiện đại là cuộc nổi loạn. Chủ nghĩa Hiện
đại là “làm mới nó”. Chủ nghĩa Hiện đại là sự kháng cự, gián đoạn. Đến những bậc tiền
bối của nó. Đến những sinh viên của nó. Chủ nghĩa Hiện đại là thuốc giải chất độc của
truyền thống, trách nhiệm”. Ở lập trường xã hội – văn hóa, Chủ nghĩa Hiện đại được mô
tả như sự nổi loạn độc đáo, một mặt, chống lại quá trình và xu hướng “tan rã về cơ cấu”
của xã hội tư sản, mặt khác thì chống lại những biểu hiện nổi bật của Chủ nghĩa Tư bản
như cách mô phỏng thụ động thực tại của Chủ nghĩa Tự nhiên, những hình thức, phong
cách được khám phá bởi Chủ nghĩa Hiện thực và Chủ nghĩa Lãng mạn nhưng đã bị quy
phạm hóa,…


9

Về mặt tư tưởng, Chủ nghĩa Hiện đại được xây dựng dựa trên nền tảng triết học
của Schopenhauer và Nietzsche, Chủ nghĩa Hiện sinh của Heidegger, Chủ nghĩa Trực
giác của Bergson, phép Phân tâm học của Freud và Jung,… Chủ nghĩa Hiện đại vẫn có
nền tảng tư duy duy lý nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện những thuyết khoa học chứng
minh được sự mất kiểm sốt của lý trí, hệ thống niềm tin, tư tưởng dần có sự sai lệch,…
Có thể thấy, đây là điểm khác biệt giữa Chủ nghĩa Hiện đại với chủ nghĩa duy lý khi nó đi

theo khuynh hướng chống cự và phá vỡ tính chất duy lý. Chủ nghĩa Hiện đại đã làm nảy
sinh nhiều phương thức nghệ thuật mới như dịng ý thức, hình thức độc thoại nội tâm, các
thủ pháp cắt gắp lắp dựng,… Như vậy, Chủ nghĩa Hiện đại đã đứng lên làm một cuộc
cách mạng chống lại Chủ nghĩa Hiện thực mà cụ thể là sự ra đời của Chủ nghĩa Trừu
tượng phủ nhận tính miêu tả trong nghệ thuật tạo hình; Chủ nghĩa Đa đa, Chủ nghĩa Siêu
thực phủ nhận tính hàm nghĩa của ngơn từ nghệ thuật; “kịch phi lý” phủ nhận tính logic;
phá bỏ sự duy lý, đưa con người đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm, những vùng vơ
thức tâm linh, bí ẩn, những biểu hiện phi lý của đời sống,… hướng con người đến một cái
nhìn hiện đại về thế giới. Nói một cách khác, trong văn học nghệ thuật, Chủ nghĩa Hiện
đại hướng đến một thế giới nghệ thuật cao cấp.
4. Những đặc điểm nghệ thuật chủ yếu
▪ Mang tinh thần “Make it new” - Làm mới nó:
Chủ nghĩa Hiện đại ra đời trong bối cảnh xã hội có nhiều sự “nhiễu động” cùng
với sự “lỗi thời” của những tư tưởng trước đây, nên tất yếu nó cũng mong muốn tạo ra
những cái mới, làm dấy lên một sự cách tân như Stanford Friedman đã từng cho rằng
“Chủ nghĩa hiện đại là cuộc nổi loạn. Chủ nghĩa hiện đại là làm mới nó” hay như Phùng
Văn Tửu đã nói “[...] Trào lưu này là sự phản ứng lại trật tự xã hội được thiết lập từ sau
cách mạng Pháp 1789 đến thời điểm này đã già cỗi, lỗi thời, phản ứng lại nền văn học
cùng với những quy tắc sáng tác đã xơ cứng khơng cịn phù hợp nữa”.
Sự đổi mới được thể hiện rõ trong các sáng tác của những nhà văn hiện đại, nếu ở
các nhà văn hiện thực ta bắt gặp việc họ sử dụng các phương pháp sáng tạo hình tượng


10

như dòng ý thức, độc thoại nội tâm, sự liên tưởng hay sự tương giao của kí ức,...với mục
đích thể hiện con người một cách đa dạng thì ở những tác gia hiện đại, họ còn thể hiện
được “con người thầm kín” của nhân vật như sự bất lực của họ trước sự đối lập với số
phận, sâu hơn là cách mà họ đối diện, tiếp cận với cuộc sống đang diễn ra.
▪ Phản ứng nền văn học với những quy tắc cũ:

Đứng trước thực trạng xã hội cùng với những giá trị thẩm mỹ và giá trị đạo đức lỗi
thời, các nhà văn hiện đại tỏ ra thất vọng, chính vì thế họ đã tìm ra khơng ít hình thức
nghệ thuật cùng lối viết rất mới “Họ quan niệm thi pháp chỉ là cách xây dựng một hiện
thực nghệ thuật khơng có liên hệ với hiện thực khách quan. Thực chất là họ chối bỏ trách
nhiệm của nghệ thuật trong mối quan hệ với xã hội và lịch sử” (Văn học phương Tây 3).
▪ Được xây dựng trên nền tảng duy lý nhưng lại có khuynh hướng chống cự,
phá vỡ tính chất duy lý:
Chủ nghĩa Hiện đại lấy duy lý làm nền tảng vì lẽ đó nó cũng đề cao tính chuẩn
xác, lấy khoa học là gốc, tái hiện cuộc sống cách khách quan nhất như Lại Nguyên Ân đã
từng cho rằng “Nhiều khuynh hướng trong chủ nghĩa hiện đại phân cực theo thái độ đối
với các cơ sở tâm lý học của sáng tác và tiếp nhận nghệ thuật. Một số khuynh hướng,
dưới ảnh hưởng của khoa học luận, đã khẳng định căn cứ duy lý của nghệ thuật; [...]”.
Tuy được xây dựng trên nền tảng duy lý nhưng chủ nghĩa hiện đại lại có khuynh
hướng chống cự, phá vỡ tính chất duy lý mà biểu hiện của khuynh hướng này là: xây
dựng nên sự phi lý hay nghịch lý, phi logic trong các sáng tác của mình nhằm nói lên sự
bế tắc, sự phi lý của cuộc đời.
Tính phi lý trong chủ nghĩa hiện đại:
Để chứng minh cho tính phi lý này, chúng tơi lấy tác phẩm Vụ án của Franz Kafka để
phân tích:


11

a. Phi lý về không gian trong tiểu thuyết.
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Chủ nghĩa Hiện đại là khơng giới hạn, phi
tuyến tính, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ đầu và chồng chéo nhiều tình tiết lên nhau. Hiểu
được điều đó nhà văn Franz Kafka đã sử dụng nhiều không gian khác nhau để nhấn mạnh
câu chuyện của mình, khơng gian trong tiểu thuyết “Vụ án” là một mê cung dẫn lối người
đọc, đi từ mở đầu câu chuyện là anh nhân viên K. bị giám sát trong khơng gian chính căn
nhà của mình, dần dần, cái khơng gian đó bị chiếm hữu bởi khơng gian của tòa án. Giờ

đây cuộc sống của anh nhân viên ngân hàng bị xáo trộn hoàn toàn, từ chỗ mỗi ngày đi
làm gặp đồng nghiệp trong môi trường ngân hàng thì bây giờ anh lại gặp những con
người lạ lẫm, những địa điểm khác thường như: nhà luật sư Hulk,, nhà thờ, xưởng vẽ
tranh,... mà tất cả đều xoay quanh đến khơng gian tịa án. Phi lý trong khơng gian xử án,
tòa án mà anh đến xét xử ở lần trước là một nơi nằm trên một gác mái xập xệ nhưng lần
sau thì nó đã biến thành nhà của vợ chồng viên mõ tòa, căn phòng xử án cũng khơng có
biểu hiện của sự tơn nghiêm mà mang dáng dấp của một căn nhà sơ sài. Càng ngày, cái
khơng gian tịa án càng làm cho K. cảm thấy ngột ngạt, anh muốn thốt ra nó nhưng
khơng thể nào được. Xoay quanh câu chuyện của anh thanh niên K., Franz Kafka dường
như đưa người đọc vào một mê cung thu nhỏ trong sáng tác của mình, cốt truyện của tiểu
thuyết Vụ án khơng theo một tiến trình sự việc cụ thể và khơng gian, thời gian trong đó
thay đổi liên tục cho nhau, ông đã sử dụng nhiều khoảng không gian khác nhau để đưa
người đọc đi theo cái vịng xoay đó. Ta có thể thấy được tác giả Franz Kafka đã xây dựng
thành công tiểu thuyết Vụ án với câu chuyện hết sức đau thương về anh Josep K. Đặc
điểm của chủ nghĩa Hiện đại xây dựng một thế giới nghệ thuật phá vỡ kết cấu truyện
truyền thống, đem đến cho người đọc nhiều tác phẩm được xây dựng khơng theo một trật
tự nhất định, khơng có sự kết nối, mang tính phi logic, khơng gian là khơng giới hạn và
thời gian có thể liên tục chồng chéo lên nhau. Mười chương trong Vụ án là sự thể hiện rõ
cho đặc điểm không theo một trật tự nhất định của chủ nghĩa Hiện đại. Khi đọc tác phẩm,
ta có thể thấy mười chương khơng có sự kết nối với nhau, ở mỗi chương có một sự tách
biệt, thể hiện nhiều câu chuyện xen kẽ, Josep K. đến rất nhiều nơi và gặp nhiều người


12

như: Luật sự Hulk, anh bạn Block, cô y tá Leni, vị linh mục tại nhà thờ,... và nơi diễn ra
tịa án cũng khơng có sự liên kết mạch lạc giữa các chương. Điều đó làm cho độc giả
khơng cần nhớ tới tiến trình của các sự việc trong tiểu thuyết mà vẫn có thể theo dõi được
tác phẩm, nó như một mê cung dẫn lối người đọc. Đây là một đặc điểm của chủ nghĩa
Hiện đại, đó sự đổi mới so với văn học truyền thống, cách tân và từ chối quy luật thẩm

mỹ trật tự và logic trước kia, là biểu tượng của tính phi mạch lạc.
b. Tính phi lí về nhân vật trong tiểu thuyết.
Đầu tiên, điều thể hiện rõ nhất cho đặc trưng của Chủ nghĩa Hiện đại mà Franz
Kafka xây dựng xoay quanh nhân vật của mình, đó là nhân vật chính trong tiểu thuyết
nhưng ông không đặt cho nhân vật một cái tên cụ thể như những tác phẩm khác, mà anh
thanh niên nhân viên ngân hàng được Franz Kafka đặt cho một cái tên viết tắt là anh K.,
qua đó nó mang đến nhiều cảm giác mới lạ cho người đọc khi tiếp xúc vào trong một tác
phẩm văn chương. Ngoài tên viết tắt của nhân vật chính, Franz Kafka cịn xây dựng xung
quanh anh là những nhân vật vô danh, họ không có một cái tên cụ thể trong tiểu thuyết
Vụ án. Tiếp đến là cái phi lí trong số phận của nhân vật, khơng ai có thể giải thích được vì
sao mà anh thanh niên K. từ đang là một nhân viên ngân hàng thì sáng hơm sau ngủ dậy
thấy hai người đàn ơng đến bảo là mình phạm tội và phải chịu sự giám sát. Ngay cả K.
cũng không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra và cũng chẳng biết là mình vướng phải tội ác
gì, từ đó dẫn K. đến nhiều sự việc mà bản thân mình chưa bao giờ nghĩ tới, anh phải hầu
tòa, đến gặp luật sư, đến những nơi mà có lẽ cả cuộc đời của một nhân viên ngân hàng
khơng thể nào nghĩ là mình sẽ đến. Mọi bi kịch đến với cuộc đời của anh q vơ lý, cái
phi lí này đã chi phối toàn bộ câu chuyện và cả cuộc đời của Josep K. Chủ nghĩa Hiện đại
không chú trọng đến số phận bi đát của con người, thân phận của con người được khai
thác dưới sự cảm quan về hiện thực. Để rồi cuối câu chuyện, Franz Kafka đem đến cho
người đọc một cảm xúc đau thương, anh K. cố gắng dùng mọi lý lẽ để biện minh cho sự
trong sạch của mình nhưng tuyệt nhiên là khơng có ai tin anh, và cuối cùng dẫn đến sự
việc đó là K. bị hành hình, anh nói lời từ biệt đầy cay đắng về số phận cuộc đời mình
“Như một con chó!”.


13

Franz Kafka cịn xây dựng hình tượng nhân vật nhỏ bé, Josep K. không được tự do,
anh luôn bị giám sát và khơng kể cất lên tiếng nói minh oan cho sự trong sạch của mình.
Mỗi lần đến hầu tịa, anh đều cố gắng giải thích là mình hồn tồn vô tội, tuy nhiên mọi

lý lẽ mà anh đưa ra khơng ai chấp nhận và tin tưởng, hành trình đeo đuổi vụ án dài dẳng
song càng theo đuổi lại khiến anh càng trở nên thất vọng và mệt mỏi vì mọi người ai
cũng khẳng định K. phải dính vào một tội rất nặng nên mới thành ra như thế này.
Từ đó, ta thấy văn học mang tính phi lý là sự phản kháng đặc biệt của Chủ nghĩa
Hiện đại so với thẩm mỹ nghệ thuật của văn học truyền thống trước kia. Tính phi lý đã
thể hiện qua nhân vật Josep K. - một nhân vật chính trong tác phẩm, qua không gian và
kết cấu về sự liên kết mười chương trong cuốn tiểu thuyết vĩ đại của Franz Kafka.
II. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện đại trong nền văn học Việt Nam cũng khơng cịn xa lạ gì với những
cái tên Bùi Giáng, Phạm Cơng Thiện, Thanh Tâm Tuyền,...(ở miền Nam trước 1975); hay
những cái tên thời văn học sau Đổi mới như: Phạm Thị Hồi, Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Bình Phương,... Ngồi ra, trong nền Cvăn học nước ngoài, đồng hành với Chủ
nghĩa Hiện đại thì có sự xuất hiện của tác giả nổi tiếng như: James Joyce (1882 - 1941),
Franz Kafka (1883 - 1924), Marcel Proust (1872 - 1992), William Faulkner (1897 1962)...
1. Tác giả Franz Kafka và Chủ nghĩa Hiện đại trong tác phẩm

Chủ nghĩa Hiện đại là sự đổi mới trong phong cách sáng tác, đem đến cho người
đọc những tác phẩm văn học hoàn toàn mới mẻ. Do vậy, khi nhắc đến sự cách tân mạnh
mẽ trong văn chương, không thể không nhắc đến tác giả Franz Kafka. Nhà văn Franz
Kafka sinh ngày 3 tháng 7 năm 1883 tại Praha trong một gia đình Do Thái, ơng được biết
đến khơng chỉ với tư cách là một trong những tác giả có sức ảnh hưởng lớn trong nền văn
học mà còn là người tạo nên sự đột phá mới mẻ, sự cách tân khác lạ so với truyền thông
cho thể loại văn xuôi trong những năm thế kỉ XX.


14

Franz Kafka sinh ra trong một gia đình có cha và mẹ là thương buôn, họ thường
xuyên vắng nhà nên thuở nhỏ ơng sống thiếu vắng tình u thương của cha mẹ, một cậu
bé rụt rè và khá nhút nhát. Lớn lên, Franz Kafka nghe theo nguyện vọng từ gia đình nên

ơn thi và trúng tuyển vào ngành Luật của Đại học Karl ở Praha. Tuy nhiên, trong suốt quá
trình học Luật, dòng máu đam mê sáng tác văn chương vẫn ln chảy sâu trong khí quản
của Franz Kafka. Năm 1906, sau khi hồn thành luận án tiến sĩ, ơng dành nhiều thời gian
cho công việc sáng tác văn chương, ông bắt đầu sáng tác các truyện ngắn và được đăng
lên báo, tuy nhiên những sáng tác của ông không được đông đảo độc giả lúc bấy giờ công
nhận nên các tác phẩm văn chương của ông được xuất bản rất ít, khơng tạo được dấu ấn
đáng kể.
Vào ngày 3 tháng 6 năm 1924, nhà văn vĩ đại Franz Kafka qua đời vì mắc bệnh lao.
Trước khi qua đời, nhà văn Franz Kafka để lại di nguyện của mình cho người bạn thân là
tiêu hủy tất cả những gì mà ông đã viết, nhưng rất may là Max Brod không hồn thành di
nguyện đó, ơng giữ lại và cho xuất bản các tác phẩm của Franz Kafka để từ đó tên tuổi
của Franz Kafka được nền văn học thế giới biết đến và đón nhận các sáng tác của ơng.
Trong suốt một đời say mê sáng tác văn chương, Franz Kafka đã để lại cho nền văn học
thế giới nhiều tác phẩm có giá trị vơ cùng to lớn như: Truyện ngắn A Friend of Kafka
(Một người bạn của Kafka) (1962); Tiểu thuyết The Trial (Vụ án) (1962); Tác phẩm Trẻ
em và thành phố (1903); Nhật ký (1910); Hóa thân (1912); Đám cưới ở nông thôn
(1907),...
Chủ nghĩa Hiện đại trong tác phẩm Hóa thân của Franz Kafka
Tác phẩm Hóa thân được nhà văn Franz Kafka sáng tác vào năm 1915, đây được
xem là một trong các tập truyện đầu tay của ơng. Tập truyện gồm có 3 chương, chỉ vỏn
vẹn chưa đến 100 trang kể về cuộc đời đầy kỳ lạ của anh chàng tên Gregor Samsa. Anh là
trụ cột chính của gia đình, tuy nhiên, đã có một chuyện kỳ lạ ập đến anh. Vào một buổi
sáng đẹp trời, Gregor Samsa thức dậy và nhìn thấy thân thể mình biến thành một con bọ
quái dị, anh vô cùng kinh ngạc trước thân hình kỳ lạ của bản thân mình sau một đêm thức


15

giấc. Lúc đó, Geogor vẫn chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của sự việc, anh
nghĩ mình vẫn có thể đi làm được. Anh sợ mình trễ làm và đến nơi làm việc thì sếp mình

sẽ la mắng, tuy nhiên, Gregor gặp khó khăn trong việc ra khỏi giường và mở cửa phịng
vì mình khơng thể đi làm được. Mọi người trong nhà anh, ba mẹ và em gái đều ngạc
nhiên vì hơm nay khơng thấy Gregor thức dậy và đi làm như mọi khi, do vậy mà họ lên
phịng tìm anh để xem lý do tại sao hơm nay anh khơng đi làm. Khi vừa mở cửa phịng,
cả gia đình chống ngợp trước hình hài con bọ qi dị của Gregor, ngay cả ông chủ
không thấy anh đi làm cũng đến tìm cậu xem vì sao lại nghỉ cũng vơ cùng ngạc nhiên về
thân hình của Gregor và bỏ đi. Kể từ ngày đó, mọi người trong gia đình ai cũng xa lánh
anh, ơng bố thì tỏ ra coi thường cậu, cịn mẹ thì sợ hãi khi nhìn thấy bộ dạng kỳ dị của
con mình, duy chỉ có người em gái Grete là còn để ý và thăm Gregor một ngày hai lần.
Cả gia đình từ việc sống nhờ nguồn thu nhập của Gregor thì giờ đây lại trở nên khốn
cùng, cho nên mọi người đều tìm kiếm một cơng việc. Bố của Gregor thì tìm được việc
làm tại một ngân hàng, Frau Samsa mẹ anh thì làm ở xưởng dệt, cịn cơ em gái Grete làm
thư ký trong tiệm tạp hóa. Từ ngày tai họa ập tới, mọi người trong gia đình ai cũng xa
lánh, sợ hãi trước Gregor, điều đó khiến anh trở nên tự ti, mặc cảm, đau buồn và tổn
thương trước chính sự đối xử của mọi người trong gia đình và nơi làm việc. Một hơm có
ba người đến nhà của anh Gregor để thuê phòng, trong một buổi tối nọ, Gregor lẻn ra bị
ra ngồi để nghe em gái Grete chơi violin. Khơng ngờ, sự việc đó đã được ba người th
trọ nhìn thấy và bố anh đã lùa Gregor vào phịng nhưng họ quyết định trả lại phịng
nhưng khơng đưa tiền. Anh giờ đây cảm thấy mình là một người vơ dụng, khơng biết làm
gì để phụ giúp cho gia đình và mọi người thì ai cũng né tránh anh, kể cả người thân trong
gia đình. Dần dần, Gregor trở nên tuyệt vọng và càng ngày càng mệt mỏi nên quyết định
đi đến cái chết. Cả gia đình đều viết thư xin phép nơi làm việc cho họ nghỉ một ngày để
thư giãn, sau khi Gregor chết, gia đình anh như được trút bỏ mọi chuyện phiền muộn mà
trước kia Gregor mang đến, họ cùng nhau khởi hành một chuyến đi xe điện và gã chồng
cho cô em gái Grete.


16

Tập truyện Hóa thân của Franz Kafka mang trong mình những đặc điểm, tư duy

cùng với sự cách tân mới mẻ của văn học chủ nghĩa Hiện đại. Nhắc đến chủ nghĩa Hiện
đại trong các sáng tác của Franz Kafka, khơng thể khơng nhắc đến tính phi lý, phi logic
của ông, đây được xem là sự thay đổi mới lạ trong văn học giai đoạn lúc bấy giờ. Cái phi
lí trong các tác phẩm mà Franz Kafka sáng tác đều thể hiện qua những bi kịch của con
người trong thế giới đương thời, con người mà Franz Kafka xây dựng luôn tồn tại trong
sự nghiệt ngã, bi kịch và vô cùng đau thương. Cái phi lý chi phối trong toàn bộ nhân vật
chính là Gregor và bao trùm cả một câu chuyện dài, biến cuộc đời của Gregor rẽ sang
một hướng khác. Từ một người bình thường, nhưng chỉ sau một đêm ngủ dậy, anh thanh
niên Gregor đã biến thành hình dạng của một con bọ quái dị mà chẳng ai có thể giải thích
là tại sao anh lại trở nên như vậy. Từ đó, mọi bi kịch đổ dồn lên cuộc đời của anh một
cách bất ngờ và quá vơ lý, từ chỗ là một trụ cột chính trang trải cuộc sống gia đình, được
bố mẹ và em gái coi trọng thì chỉ sau một đêm kỳ lạ, phút chốc đã đẩy cuộc đời của anh
vào bi kịch. Ba anh khinh rẻ và coi thường, mọi người trong gia đình và ơng chủ nơi anh
làm việc ai nấy cũng đều sợ hãi trước cái hình dạng quái dị của Gregor. Tính phi lí tiếp
theo được thể hiện qua việc nhà văn Franz Kafka đã xây dựng một câu chuyện đúng với
tinh thần của hiện đại, đó là con người sống vì cái thế giới họ nhìn thấy, vì những cái hiện
hữu diễn ra ngay trước mặt mà không hề tỏ ra băn khoăn và quan tâm vì sao lại như thế.
Điểm phi logic đó cũng làm cho tính phi lý thể hiện rõ nét, điều đó được thể hiện
thơng qua việc xây dựng tình tiết trong tác phẩm của Franz Kafka, qua chi tiết sau khi
không thấy Gregor đi làm như mọi khi, ông chủ nơi anh làm việc đến nhà tìm và nhìn
thấy trong phịng anh là một con bọ quái dị thì sợ hãi và bỏ ra về, và chính những người
thân trong gia đình khi mở cửa phịng và phát hiện Gregor trong hình hài con bọ. Các
nhân vật bị đưa vào tình cảnh vơ cùng bất ngờ là bỗng nhiên thấy con bọ quái dị, nhưng
cách họ xử lý lại trở nên vô cùng thản nhiên, họ vô cùng thản nhiên và tất cả đều tin rằng
con bọ đó là Gregor mà khơng hề nghĩ tới một vấn đề nào khác, khơng tìm hiểu ngun
nhân hay thậm chí chẳng có sự băn khoăn nào mà khẳng định ngay tức khắc con bọ đó là
Gregor.


17


Bên cạnh tính phi lý, thì tính huyền thoại hóa trong chủ nghĩa Hiện đại cũng được
thể hiện một cách rõ nét. Tính huyền thoại hóa được xây dựng từ những yếu tố hoang
đường, kì ảo có trong tác phẩm. Việc anh Gregor từ một con người bình thường, đi làm
và là nguồn thu nhập chính của gia đình thì sau một đêm lại biến thành một con vật kỳ lạ,
từ đó dẫn đến nhiều bi kịch trong cuộc đời của anh. Để rồi từ đó trở thành hình tượng của
một con người nhỏ bé trong xã hội, gia đình ai cũng né tránh anh, anh không thể làm việc
như một người bình thường trước kia, khơng được tự do và khơng thể cất lên tiếng nói
bênh vực cho chính mình, một con người tầm thường hóa trong xã hội.
Khơng những mang tính phi lý, huyền thoại hóa của chủ nghĩa Hiện đại, trong tác
phẩm Hóa thân, nhà văn Franz Kafka cịn xây dựng mang nhiều khía cạnh tư duy, tư
tưởng ngôn ngữ của tinh thần chủ nghĩa Hiện đại vào sáng tác của mình. Chủ nghĩa Hiện
đại địi hỏi sự đổi mới, khám phá về ngôn ngữ, ngôn từ trong văn học Hiện đại chủ nghĩa
bị phá vỡ trật từ, biểu thị ám chỉ một điều gì đó, ngơn ngữ trong tinh thần chủ nghĩa Hiện
đại cịn có khả năng gợi cho ta cảm giác. Kafka luôn quan tâm đến việc sử dụng ngôn
ngữ sao cho biến mọi thứ hỗn độn trở thành hiệu quả nghệ thuật cao nhất trong tác phẩm,
ngơn ngữ gợi cho người đọc có một cái nhìn mới mẻ về sự vật, sự việc hay gợi đến một
cảm giác nào đó tới độc giả. Thơng qua việc Kafka xây dựng những chi tiết người thân
hất hủi, ghẻ lạnh và xa lánh Gregor: “Nếu nó là anh Gregor thì anh ấy hẳn phải nhận ra từ
lâu rằng con người không thể nào sống chung với một con vật ghê tởm như thế được và
có lẽ anh ấy đã tự động bò đi rồi” , khi nghe những câu nói ấy từ người thân u trong gia
đình của mình, anh vơ cùng buồn bã, đau khổ để rồi quyết định đi đến cái chết như để
giải thoát cho chính bản thân anh và mọi người xung quanh. Kafka chú trọng việc xây
dựng ngôn từ gợi cảm giác cho người đọc, cảm giác ở đây là sự xa lánh của mọi người và
tận cùng của nỗi khổ mà anh Gregor phải gánh chịu.
Một khía cạnh khác mang tinh thần của chủ nghĩa Hiện đại ta có thể nhìn thấy trong
tác phẩm Hóa thân đó là sự tha hóa. Kafka đã miêu tả sự tha hóa vì đồng tiền của con
người, thành cơng trong việc miêu tả nói lên bản chất của các nhân vật. Nếu như ban đầu
anh Gregor là một người bình thường, đi làm kiếm tiền và là trụ cột chính của gia đình,



18

được mọi người trong gia đình yêu thương, coi trọng thì sau khi bi kịch ập đến, khiến anh
trở thành một con bọ quái dị thì mọi người bắt đầu xa lánh anh, họ đi kiếm việc làm và
cho rằng anh khơng thể làm được việc gì nên dần trở nên khinh rẻ, coi thường anh
Gregor. Kafka đã đem đến cho người đọc thấy được sự tha hóa của con người trong xã
hội, những con người ấy chỉ sống vì tiền, sức mạnh của đồng tiền khiến cho họ mất đi
tình yêu thương giữa con người với con người, làm mất đi tình cảm gia đình vốn có từ
trước, trở nên tha hóa trong nhân cách của con người chỉ vì sức mạnh của đồng tiền.
Cuối cùng, nhà văn Kafka đã xây dựng câu chuyện của mình trong khơng gian của
hiện tại và tập trung vào tính hiện tại. Khơng gian trong chủ nghĩa Hiện đại là khơng giới
hạn, nó có thể là bất kỳ ở nơi đâu, cái khơng gian hiện tại đó trong tác phẩm Hóa thân
được thể hiện tập trung chủ yếu là trong căn phòng của Gregor, một căn phịng mà tác
giả đã mơ tả vơ cùng tối tăm, mù mịt. Đó khơng chỉ là cái khơng gian thực mà cịn mang
ý nghĩa là khơng gian ẩn dụ, ẩn dụ ở đây thể hiện cho số phận của nhân vật Gregor cũng
bi đát, tối tăm như cái bóng tối trong chính căn phịng ấy. Chủ nghĩa Hiện đại còn chú
trọng đến số phận của những con người bi đát, bế tắc, đau khổ trong tác phẩm. Điều đó
được xây dựng xoay quanh những diễn biến trong cuộc đời Gregor, sự coi thường của
mọi người đã dồn anh đến bước đường cùng, để rồi anh quyết định từ giã cuộc đời để giải
thốt cho chính mình.
2. Tác giả Marcel Proust - nhà văn mang tinh thần của chủ nghĩa Hiện đại.

Marcel Proust sinh ngày 10 tháng 7 năm 1871 trong một gia đình đại tư sản thuộc
dịng dõi tầng lớp tinh hoa có cha là một giáo sư y học nổi tiếng tại Auteuil (Pháp). Ông
được biết đến là nhà văn có sức ảnh hưởng lớn ở những năm thế kỷ XX tại Pháp, và được
tiểu thuyết gia người Anh - Graham Greene đánh giá: “Proust là nhà văn vĩ đại nhất thế
kỷ XX, cũng như Tolstoy với thế kỷ XIX”. Ngày 18 tháng 11 năm 1922, sau một khoảng
thời gian dài bị bệnh nặng làm cho sức khỏe yếu đi, ông qua đời và được chôn cất tại
nghĩa trang Père-Lachaise ở Pháp. Trong suốt một đời say mê với sự nghiệp sáng tác văn

chương của mình, ông đã để lại cho nền văn học nước Pháp nói riêng và văn học trên


19

tồn thế giới nói chung nhiều tác phẩm có giá trị vô cùng to lớn, tiêu biểu như: Tác phẩm
Les Plaisirs et les Jour xuất bản năm 1894, tác phẩm Jean Santeuil (1952),... và đặc biệt
khi nhắc đến Marcel Proust, người ta không thể không nhắc đến cuốn tiểu thuyết kinh
điển là Đi tìm thời gian đã mất.
Trong các sáng tác văn chương của mình, tinh thần của chủ nghĩa Hiện đại được thể
hiện vô cùng rõ nét, ông được xem là một trong những nhà văn mang tư tưởng, tư duy
của tinh thần chủ nghĩa Hiện đại. Đặc biệt điều đó được thể hiện rõ trong tác phẩm Đi tìm
thời gian đã mất, một tác phẩm bao gồm 7 tập: Bên phía nhà Swann (1913), Dưới bóng
những cơ gái đường hoa (1919), Về phía nhà Guermantes (1921 - 1922), Sodome va
Gomorrhe (1922 - 1923), Cô gái bị cầm tù (Sau khi ông mất, 1923), Albertine biến mất
(Sau khi ông mất, 1925) và cuối cùng là tập Thời gian tìm lại được (Sau khi ông mất,
1927). Tinh thần của chủ nghĩa Hiện đại là sự cách tân, đổi mới mạnh mẽ, phá vỡ những
quy tắc truyền thống và mang lại một phong cách sáng tác mới, hoàn toàn tự do bởi chính
người nghệ sĩ được thể hiện trong 7 tập của tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất. Đầu tiên,
Marcel Proust đề xướng đưa tiểu thuyết sang một hướng đi khác thơng qua việc ơng đề
cập vấn đề tình yêu đồng tính ở trong tập truyện thứ 4: Sodome va Gomorrhe (1922 1923) nằm trong cuốn tiểu thuyết vĩ đại Đi tìm thời gian đã mất. Đây được xem là một
vấn đề hết sức mới mẻ, hoàn toàn lạ lẫm xuất hiện trong văn học khi mà xã hội nước
Pháp ở những năm thế XX coi đó là một điều cấm kị trong xã hội, cũng như văn chương
lúc bấy giờ không cho phép điều này xảy ra. Qua đó thể hiện rõ nét sự đổi mới so với
thẩm mỹ trong văn học truyền thống, nhà văn của chủ nghĩa Hiện đại ln tìm mọi cách
để tạo ra những đề tài mới, cách viết mới, mang đến cách tân cho sáng tác của văn
chương của mình. Khơng những thể, tinh thần của chủ nghĩa Hiện đại còn được thể hiện
qua tính dân chủ trong tác phẩm, mỗi con người, mỗi nhân vật đều có một hành trình
riêng trong cuộc đời của chính mình, họ cũng có những ước mơ, những câu chuyện tình
yêu riêng. Do vậy mà tiểu thuyết của Marcel Proust đã thúc đẩy con người đi đến việc

xác lập vị thế tồn tại của mình trong chính cái xã hội nước Pháp thế kỉ XX khi mà xã hội
bấy giờ xem việc viết văn chương là để chỉ sự tinh hoa, cao cả.


20

Tiểu thuyết Đi tìm tình yêu đã mất đem đến cho người đọc thấy rõ cái không gian và
thời gian vô định, không gian và thời gian trong tư tưởng của chủ nghĩa Hiện đại có thể là
bất kì đâu, với thời gian nghệ thuật có thể chồng chéo nhau. Marcel Proust đã xây dựng
cốt truyện đơn giản, từ một sự kiện ở hiện tại dẫn đến tác giả nhớ về kỷ niệm trong thời
quá khứ, liên tục tiếp diễn như thế làm cho tiểu thuyết cứ trôi trong cái không gian và
thời gian vô định, cấu trúc thời gian chồng lên nhau tưởng như không thể gỡ ra được, do
vậy mà cuốn tiểu thuyết tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
3. Nhà thơ Lê Đạt và tính hiện đại chủ nghĩa trong thơ của mình.

Lê Đạt được xem là một trong số các tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam,
trong các sáng tác của ông, những tư duy, tư tưởng của chủ nghĩa Hiện đại được thể hiện
rõ nét. Nhà thơ Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, ông sinh ngày 10 tháng 9 năm 1929 tại
Yên Bái. Trong sự nghiệp văn chương của mình, ơng từng là hội viên sáng lập Hội Nhà
văn Việt Nam và được biết đến là một trong số các nhà thơ cách tân hàng đầu của nền thơ
Việt Nam hiện đại giai đoạn nửa sau thế kỉ XX. Trong sáng tác văn chương, Lê Đạt là
người rất coi trọng sự sáng tạo mới mẻ, sự cách tân khác lạ so với thơ ca mang thẩm mỹ
của văn học truyền thống. Thơ của Lê Đạt mang đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện sự tự do về
cấu trúc thơ và phong cách sáng tác là vô cùng sáng tạo, mới mẻ, thơ ơng khơng cịn
mang những hình thức gị bó, khn khổ mà thay vào đó là đề cao sự sáng tạo, cá tính
mạnh mẽ trong thơ của mình. Bàn về tính hiện đại trong thơ Lê Đạt, Chế Lan Viên trong
Suy nghĩ và bình luận cũng đã nhận xét: “Người làm thơ chơi những phép tu từ như một
thứ bẫy vô thức. Anh ta sinh sự với ngữ nghĩa và ngữ pháp để tạo ra một sự sinh mới cho
thơ”. Ông mất vào ngày 21 tháng 4 năm 2008, hưởng thọ 79 tuổi.
Bài thơ Gọi đò của Lê Đạt thể hiện rõ sự cách tân mới mẻ trong thơ, mang đậm tư

duy, tư tưởng của chủ nghĩa Hiện đại vào trong thơ của mình.
“Giật mình cịn tưởng tiếng ai gọi đò
(Tú Xương)
Quên đã bỏ nhau đi


21

Bãi nhớ cịn vũng lại
Con nước mơ cơn
tình lấp khơn đầy
Sao trũng mắt đồng chiêm...
Ếch gọi đò
Gốc bưởi hẹn trăng mờ sơng bến lở
Hoa áo trắng học trị
hương tuổi mụ về đâu
Biển tín dụng xanh
vỗ nợ sóng bạc đầu”
Sự đổi mới trong tính hệ thống, sự tổ chức và sắp xếp các ngơn từ trong thơ của Lê
Đạt là hồn tồn mới lạ, Lê Đạt đem đến một hình thức diễn đạt mới cho tác phẩm, mang
đến cho người đọc thấy được cái hay sáng tạo của ông. Trong bài thơ Gọi đị, ơng đã tổ
chức, sắp xếp ngơn từ của mình vơ cùng độc đáo, chọn điểm rơi cho từ ngữ trong câu thơ
thật tài tình, đem đến một cái nhìn mới mẻ, sự cách tân về hình thức khác lạ so với thơ ca
của văn học truyền thống.
“Con nước mơ cơn
tình lấp khơn đầy”
hay:

“Hoa áo trắng học trị
hương tuổi mụ về đâu”

Câu thơ của Lê Đạt như được chia nhỏ hành động, đây cũng là cách chia nhỏ kết
cấu trong một tác phẩm, sự phá cách trong sáng tác thơ ca của ông đã tạo nên những vần
thơ vô cùng độc đáo, kết cấu mới lạ, phá vỡ tính liền mạch của cú pháp câu thơ, một sự
đổi mới về nghĩa và cấu trúc của từ ngữ, để qua đó tạo nên nhiều vần thơ đầy sáng tạo


22

trong thơ ơng. Có lẽ vì vậy mà độc giả khi đọc thơ của ơng sẽ có cảm giác trừu tượng,
cảm xúc mới mẻ, hấp dẫn về hình thức diễn đạt, người đọc như bị lôi cuốn theo những
vần thơ. Qua đó, ta có thể thấy được thơ Lê Đạt mang những tư duy, tư tưởng của chủ
nghĩa Hiện đại, đó là ngơn từ bị phá vỡ trật tự, thủ pháp phi logic trong thơ và thơ ca của
ông mang một phong cách mới, sự sáng tạo tác phẩm văn học là hồn tồn tự do bởi
chính cá nhân của nhà thơ, nhà văn.
4. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - Người mang tinh thần của chủ nghĩa Hiện đại trong
văn xuôi nước nhà.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được biết đến là người tạo ra bước ngoặt vô cùng mới
mẻ trong văn chương Việt Nam sau năm 1975. Ông sinh ngày 29/4/1950 tại Thanh Trì,
Hà Nội, từng học tại khoa Lịch sử tại Đại học Sư phạm Hà Nội và tốt nghiệp vào năm
1970 trước khi dấn thân vào con đường viết văn chuyên nghiệp. Sự nghiệp văn chương
của ông bắt đầu khá muộn, tuy nhiên ông được giới nhà văn lúc bấy giờ đánh giá là một
“hiện tượng hiếm” trên văn đàn văn chương Việt Nam. Nhà phê bình La Khắc Hòa nhận
định: “Nguyễn Minh Châu mở đường đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 với truyện
ngắn Bức tranh. Còn Nguyễn Huy Thiệp là người đầu tiên tạo ra bước ngoặt quan trọng
của đổi mới”. Sự nghiệp văn chương của ông vô cùng đa dạng, Nguyễn Huy Thiệp sáng
tác truyện ngắn, kịch và tiểu thuyết, các tác phẩm của ơng đều mang hơi hướng huyền
thoại hóa, cổ tích với nhiều góc nhìn độc đáo làm lơi cuốn người đọc. Trong suốt một đời
sáng tác văn chương, ông đã để lại cho nền văn đàn Việt Nam nhiều tác phẩm đặc sắc
như: Truyện ngắn Tướng về hưu; Muối của rừng; Sang sơng; tiểu thuyết Gạ tình lấy
điểm; Tuổi 20 u dấu; Tiểu long nữ,...

Trong số các tác phẩm mà Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tác, truyện ngắn Sang sông là
một trong số các tác phẩm thể hiện rõ tư duy, tư tưởng của chủ nghĩa Hiện đại. Nguyễn
Huy Thiệp đánh dấu bước ngoặt của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, ông khám phá ra
những chủ đề về sự tha hóa, sự cơ đơn, cái phi lý, phi logic,... trong các sáng tác của
mình. Đầu tiên là yếu tố tha hóa trong tác phẩm, điều đó được thể hiện rõ nét qua chi tiết


23

cô gái ngồi ở mũi đồ lén lút làm chuyện ấy, giở trò khỉ với người yêu, sự đồi trụy, tha hóa
được đưa vào tác phẩm trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ: “Cô gái ngồi ở đầu mũi đị cựa
quậy. Người u của cơ luồn bốn ngón tay sâu thêm chút nữa vào trong quần lót của cơ.
Cử chỉ của anh không lọt qua mắt thiếu phụ. Bằng kinh nghiệm riêng đàn bà, thiếu phụ
biết cặp tình nhân đang giở trị khỉ.”. Hay điều đó được thể hiện qua chi tiết: “Anh len lén
chùi tay vào khe ván đị nhưng khơng làm sao gạt được sợi lơng loăn xoăn dính ở ngón
tay.”. Ngồi những chi tiết thể hiện sự tha hóa trong các tác phẩm của mình, nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp cịn chú trọng đến cái nhìn về cuộc sống, một cảm xúc vô cùng xúc
động khi tên cướp trong bài đe dọa đứa bé, người “thiếu phụ vội vã tháo ở ngón tay chiếc
nhẫn” đưa cho tên cướp. Cất chiếc nhẫn vào người và tên cướp trả lời nửa đùa nửa thật:
“Thôi đi! Trẻ con là tương lai đấy! Làm gì cũng phải nhân đức hàng đầu.”. Có thể thấy,
thể loại truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều chứa đựng triết lý sâu sắc của ông về
cuộc sống. Với chất giọng riêng, ngắn gọng, sắc nét, Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến cho
nền văn học Việt Nam một làn gió mới, một sự đổi mới trong văn xi Việt Nam hiện
đại.
III. Vị trí và ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hiện đại trong Văn học Việt Nam
1. Vị trí của Chủ nghĩa Hiện đại đối với Văn học Việt Nam
Cuối thế kỉ XIX, Chủ nghĩa Hiện đại đã xuất hiện và mang một khái niệm rộng, Chủ
nghĩa Hiện đại được xem là một phương tiện nhằm nói về trào lưu văn học nghệ thuật ở
Nam Mỹ và hầu hết mọi quốc gia phương Tây. Hoạt động theo chủ trương chấm dứt
truyền thống lãng mạn có trong văn học trước đây và đồng thời cũng đưa ra những

phương thức sáng tạo mới cùng những khái niệm mới mẻ điển hình như: Chủ nghĩa siêu
thực, Chủ nghĩa Đađa, Chủ nghĩa ấn tượng, Chủ nghĩa lập thể, Chủ nghĩa biểu hiện, Chủ
nghĩa vị lai, Chủ nghĩa dã thú, Chủ nghĩa trừu tượng, “phong cách quốc tế” trong kiến
trúc,... Không những thế, khái niệm về Chủ nghĩa Hiện đại cịn nhằm nói đến những trào
lưu với Làn sóng mới
Trào lưu hiện đại Chủ nghĩa trong lịch sử văn học thế giới có mặt từ đầu thế kỉ XX. Được
xem là “phong trào nghệ thuật tiên phong của thế kỷ XX”; hơn thế nữa đây còn là một


24

cuộc cách mạng của nền văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật của thế giới đã sớm gặt
hái được nhiều thành cơng; ở Việt Nam thì những thành tựu của văn học nghệ thuật cũng
được giới thiệu và biết đến. Có những đánh giá cho rằng, trào lưu Chủ nghĩa Hiện đại
xuất hiện ở nước ta nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được sự thỏa đáng cũng như là tính
nhất qn của nó. Trong giai đoạn ở thời kỳ trước Đổi mới, Chủ nghĩa Hiện đại xuất hiện
và được xem là hiện tượng văn nghệ nhưng mang tính chất của “tư sản suy đồi”, “phản
động” mà nguyên nhân chủ yếu gây nên vấn đề tư tưởng này là do chịu ảnh hưởng từ chủ
nghĩa giáo điều của Liên Xô. Trong cuốn Phê phán những khuynh hướng chủ yếu trong
nghệ thuật và mỹ học phản động tư sản hiện đại (Nxb) của P.S. Tơ-rơ-phi-mốp; đây chính
là cuốn sách nói về phương diện nghệ thuật hiện đại phương Tây của Liên Xô mang quan
niệm phê phán và phủ định được dịch từ những năm đầu của hồ bình. “Sự thật, Hà Nội,
1960, 62 tr” Bài viết có nguồn gốc dịch từ Những vấn đề mỹ học Mác-Lênin do Viện Hàn
Lâm Khoa học Liên Xơ (1956). Bài viết này mang tính chất phê phán mạnh mẽ những
trào lưu và các khuynh hướng có mặt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật sáng tác và mỹ
học ở phương Tây vào thế kỷ XX, đây là khuynh hướng được gọi là “phản động tư sản”.
Vào những năm sau giải phóng miền Nam, vấn đề về văn học nghệ thuật hiện đại phương
Tây có nhiều chiều hướng đổi mới. Mặc dù những quan điểm đổi mới trên đều được xuất
phát từ lời giới thiệu đến từ những nhà nghiên cứu của Liên Xô về quan điểm riêng
nhưng nó cũng góp phần cho Việt Nam có những đổi mới mang tính khách quan hơn

trước rất nhiều. Điển hình như cuốn Nghệ thuật phương Tây hiện đại (Phê phán nghệ
thuật tư sản phương Tây), tập 1, Viện Nghệ thuật, Hà Nội, 1975; cuốn sách này thuộc vào
“Tuyển tập dịch các bài viết do Viện Lịch sử Nghệ thuật của Bộ Văn hóa Liên Xơ biên
soạn bàn về nghệ thuật phương Tây sau chiến tranh”... Đa phần các cuốn sách thường đề
cập đến những xu hướng hội họa hiện đại và qua đó cũng nêu lên quan niệm của tác giả
về việc cơng nhận các đóng góp mà nghệ thuật phương Tây đã mang lại
Năm 1978, trong bài viết Những khuynh hướng chủ yếu của hội họa tư sản hiện
đại (Nxb. Văn hóa, Hà Nội , 1978, 64 tr. ) của tác giả Nguyễn Phúc đã cho thấy được giai
đoạn nước ta chưa thực sự công nhận về mảng nghệ thuật hiện đại. Nội dung của bài viết
trên nhằm mục đích bày tỏ quan niệm của tác giả về lập trường bảo thủ cho rằng Chủ


25

nghĩa Hiện đại vẫn là một trào lưu nghệ thuật mang tính chất nghệ thuật suy đồi nhưng
tác giả vẫn sử dụng phần giới thiệu để nói về các trào lưu hội họa hiện đại từ chủ nghĩa
ấn tượng đến trừu tượng. Trên thực tế, “nghệ thuật suy đồi” hay “chủ nghĩa suy đồi” đều
dẫn chúng ta đến suy nghĩ về sự xuống cấp, sa sút về mặt đạo đức, tinh thần của con
người nhưng ở đây không phải vậy mà nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng quan niệm,
thái độ trong nghệ thuật mang tính chất lịch sử, vị trí, ý nghĩa có sự phát triển của mảng
văn học nghệ thuật chứ nó khơng hề mang ý nghĩa tiêu cực hoàn toàn. Nghệ thuật suy đồi
cũng được xem là xu hướng và còn là một phong cách của nghệ thuật hiện đại; có mặt
trong xu hướng chống lại xã hội, chống lại văn hóa tư sản đang trên đà rơi vào cuộc
khủng hoảng vào cuối thế kỉ XIX. Nghệ thuật suy đồi là sự chuyển tiếp giữa Chủ nghĩa
lãng mạn sang Chủ nghĩa Hiện đại, dù Chủ nghĩa suy đồi này mang bóng dáng có phần
tiêu cực nhưng chủ nghĩa vẫn phản ánh một một cách triệt để những mặt xấu xa, dối trá
của xã hội và qua đó cho ra ý nghĩa về sự phản kháng. Là một khái niệm quy ước mang
tính lịch sử và khơng đồng nghĩa hồn tồn với “suy đồi” có trong ngơn ngữ; đây là
phương tiện bộc lộ sự nổi loạn của các nghệ sĩ. Nghệ thuật suy đồi bộc lộ sắc thái và thái
độ của những trào lưu nghệ thuật hiện đại và thuộc vào mảng phong trào tiên phong ở thế

kỷ XX. Tóm lại, Chủ nghĩa Hiện đại ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế về mặt nhận thức;
nhận thức này chỉ được khắc phục sau giai đoạn Đổi mới nhưng vẫn nằm trong mức độ
khắc phục cơ bản. Năm 1986, bắt đầu ghi nhận những thành tựu mà Chủ nghĩa Hiện đại
đã đóng góp.
2. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hiện đại đối với văn học Việt Nam
Chủ nghĩa Hiện đại đóng vai trị quan trọng trong việc góp phần phát triển sự phong
phú và đa dạng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thế giới vào giai đoạn sau Chiến tranh
thế giới thứ Hai đến hiện tại và trào lưu này cũng đóng góp to lớn cho nền văn học nghệ
thuật nhân loại.
Chủ nghĩa Hiện đại xuất hiện ở Việt Văn hóa nghệ thuật của Pháp bắt đầu ảnh hưởng
đến Việt Nam ở những bước tiến hành trên cơ sở hạ tầng và trào lưu hiện đại chủ Nam
khi nền văn học đất nước đã có một quá trình tiếp xúc với thể loại văn học cực kỳ mới


×