Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.02 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI THÚ Y
***************

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI
TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO,
TỈNH LÂM ĐỒNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐÌNH TUẤN
Lớp

: DHTY16GLA

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2016 – 2021

Tháng 9/2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI THÚ Y


***************

NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA TẠI
TRẠI HEO HẢI HƯƠNG, XÃ ĐẠI LÀO,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 9/2021

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Nguyễn Đình Tuấn
Tên tiểu luận: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo con
giai đoạn sau cai sữa tại trại heo Hải Hương, xã Đại Lào, tỉnh Lâm Đồng”.
Đã hoàn thành tiểu luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các quy
định của Khoa Chăn Ni Thú Y.
Giáo viên hướng dẫn

TS TRẦN VĂN CHÍNH

ii



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng cha mẹ và gia đình
Hai đấng sinh thành đã tận tụy chăm sóc, an ủi, dạy bảo, động viên và hy
sinh suốt đời để cho con có được ngày hơm nay.
Trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Phân
Hiệu Gia Lai.
Ban Giám Hiệu Phân Hiệu Đại Học Nông Lâm tại tỉnh Gia Lai.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Cùng tồn thể Q Thầy, Cơ khoa Chăn Ni Thú Y Trường Đại Học Nông
Lâm TP.HCM, Phân Hiệu Đại Học Nơng Lâm tại tỉnh Gia Lai.
Đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, tạo
điều kiện tốt cho tôi trong thời gian thực tập.
Chân thành biết ơn
TS Trần Văn Chính, thầy đã tận tình giảng dạy hướng dẫn, chỉ bảo động viên
và giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm tạ
Tồn thể Cơ, Chú, Anh, Chị cơng nhân viên tại trại heo đã nhiệt tình giúp đỡ,
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện tiểu luận này.
Cảm ơn
Tập thể lớp DH16TYGLA, các bạn thân thương đã chia sẽ những vui buồn,
đã động viên, giúp đỡ tơi vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời gian học tập và
thực tập tốt nghiệp.
NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

iii



TÓM TẮT TIỂU LUẬN
Đề tài được thực hiện tại trại heo Hải Hương, xã Đại Lào, tỉnh Lâm Đồng từ
ngày 23/02/2021 đến ngày 27/04/2021. Nội dung của đề tài là khảo sát sức sinh
trưởng và sức sống của heo con giai đoạn sau cai sữa từ 21 – 24 ngày tuổi (lúc
nhập) đến 60 – 63 ngày tuổi (lúc xuất) thuộc nhóm giống heo lai ba máu
D(YL)/D(LY) theo giới tính gồm 5 đợt nuôi với tổng số heo khảo sát là 590 con
Kết quả khảo sát cho thấy:
Trọng lượng sống lúc nhập cao nhất ở đợt V (6,96 kg/con), thấp nhất ở đợt
III (6,78 kg/con) (P > 0,05) và cao hơn ở heo đực (7,09 kg/con), thấp hơn ở heo cái
(6,64 kg/con) (P < 0,001 )
Trọng lượng sống lúc xuất cao nhất ở đợt I (21,42 kg/con), thấp nhất ở đợt
IV (20,51 kg/con) (P < 0,01) và cao hơn ở heo đực (21,45 kg/con), thấp hơn ở heo
cái (20,41 kg/con) (P < 0,001).
Tăng trọng ngày cao nhất ở đợt I (373,8 g/con/ngày), thấp nhất ở đợt IV
(349,4 g/con/ngày) (P > 0,05) và cao hơn ở heo đực (368,1 g/con/ngày) so với heo
cái (353,2 g/con/ngày) ( P > 0,05).
Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển biến thức ăn /kg tăng trọng tính
chung cho 5 đợt khảo sát là 436 g/con/ngày và 1,23 kg.
Tỷ lệ ni sống tính chung cho cả 5 đợt khảo sát là 99,00 %, cao nhất ở đợt I
(100,0 %) và thấp nhất ở đợt III (98,18 %) ( P > 0,05).
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy tính chung cho cả 5 đợt khảo sát là 1,87 %, cao nhất
ở đợt IV (2,26 %) và thấp nhất ở đợt II (1,49 %) ( P > 0,05).
Tỷ lệ ngày con ho tính chung cho cả 5 đợt khảo sát là 1,69 %, cao nhất ở đợt
IV (2,06 %) và thấp nhất ở đợt II (1,40 %) ( P > 0,05)
Tỷ lệ heo có triệu chứng viêm khớp tính chung cả 5 đợt khảo sát là 3,89 %,
cao nhất ở đợt IV (4,85 %) và thấp nhất ở đợt I (2,80 %) ( P > 0,05)

iv



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV

: Hệ số biến dị (Coefficient of variation)

D (YL)

: heo lai ni thịt có cha là giống heo Duroc và mẹ là
heo lai 2 máu Yorkshire  Landrace

D (LY)

: heo lai ni thịt có cha là giống heo Duroc và mẹ là
heo lai 2 máu Landrace  Yorkshire

HSCBTA

: Hệ số chuyển biến thức ăn

N

: Số heo khảo sát

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard Devitation)

TATT

: Thức ăn tiêu thụ hàng ngày


TTN

: Tăng trọng ngày

𝑿

: Giá trị trung bình

v


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT TIỂU LUẬN ........................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................x
Chương 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1

1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU ..........................................................................2


1.2.1

Mục đích .................................................................................................2

1.2.2

u cầu ...................................................................................................2

Chương 2 .....................................................................................................................3
TỔNG QUAN .............................................................................................................3
2.1

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO HẢI HƯƠNG ..............................3

2.1.1

Vị trí địa lý ..............................................................................................3

2.1.2

Cấu trúc xây dựng ...................................................................................3

2.1.3

Nhiệm vụ sản xuất ..................................................................................3

2.1.4

Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất ........................................................4


2.1.5

Cơ cấu đàn ..............................................................................................4

2.1.6

Công tác giống và các bước chọn giống .................................................4

2.2

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO CÔNG NGHIỆP VÀ HEO LAI.........5

2.2.1

Heo Landrace ..........................................................................................5

2.2.2

Heo Yorkshire .........................................................................................6

2.2.3

Giống heo Duroc .....................................................................................6

2.2.4

Heo Pietrain ............................................................................................7

2.2.5


Heo lai ba máu D (LY)/D (YL) ..............................................................7
vi


2.2.6

Heo lai ba máu P (LY)/P (YL) ...............................................................7

2.3. QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC ............................................8
2.3.1

Sinh trưởng .............................................................................................8

2.3.2

Sự phát dục .............................................................................................8

2.4.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC .....9

2.4.1

Yếu tố di truyền ......................................................................................9

2.4.2

Yếu tố ngoại cảnh .................................................................................10

2.5.


ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON ..............................................................11

2.5.1

Sinh trưởng và phát triển của heo con ..................................................11

2.5.2

Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con ..............................................12

2.5.3

Sức đề kháng của heo con.....................................................................13

2.5.4

Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hóa ở heo con ..................14

2.5.5

Phương pháp tập cho heo con ăn sớm ..................................................15

2.5.6

Phương pháp cai sữa heo con ...............................................................15

2.5.7

Những biến đổi sinh lý heo con sau cai sữa .........................................16


2.6.

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO CON SAU KHI CAI SỮA .....17

2.6.1

Bệnh viêm phổi .....................................................................................17

2.6.2

Bệnh tiêu chảy ......................................................................................18

2.6.3

Bệnh viêm khớp ....................................................................................19

Chương 3 ...................................................................................................................20
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................................................20
3.1

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ......................................................................20

3.2

ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ..........................................................................20

3.3

PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................................................20


3.4

ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC NI DƯỠNG ĐÀN HEO KHẢO SÁT ........20

3.4.1

Hệ thống chuồng trại.............................................................................20

3.4.2

Thức ăn dinh dưỡng và nước uống .......................................................21

3.4.3

Chăm sóc và quản lý .............................................................................23

3.4.4

Quy trình vệ sinh thú y và quy trình tiêm phịng ..................................24

3.5

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO CON TẠI TRẠI .26

3.5.1

Bệnh tiêu chảy ......................................................................................26
vii



3.5.2

Bệnh viêm phổi .....................................................................................26

3.5.3

Bệnh viêm khớp ....................................................................................27

3.6

CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI .......................................................................27

3.6.1

Nhiệt độ chuồng nuôi ............................................................................27

3.6.2

Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng......................................................28

3.6.1

Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn ............................................28

3.6.2

Các chỉ tiêu về sức sống .......................................................................28

3.7


PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU .............................................................29

Chương 4 ...................................................................................................................30
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................30
4.1

NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI .....................................................................30

4.2

TRỌNG LƯỢNG SỐNG ............................................................................31

4.2.1

Trọng lượng lúc nhập (21 – 24 ngày tuổi) ............................................31

4.2.2

Trọng lượng sống lúc xuất (60 – 63 ngày) ...........................................33

4.3

TĂNG TRỌNG NGÀY ...............................................................................35

4.4

LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ VÀ HỆ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN
36


4.5

TỶ LỆ NUÔI SỐNG ...................................................................................38

4.6

TỶ LỆ BỆNH ..............................................................................................39

4.6.1

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................39

4.6.2

Tỷ lệ ngày con ho..................................................................................40

4.6.3

Tỷ lệ viêm khớp ....................................................................................42

Chương 5 ...................................................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................44
5.1

KẾT LUẬN .................................................................................................44

5.2

ĐỀ NGHỊ .....................................................................................................44


TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................45
PHỤ LỤC ..................................................................................................................47

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1 Cơ cấu đàn heo của trại ..............................................................................4
Bảng 3. 1 Các đợt và số lượng heo khảo sát .............................................................20
Bảng 3. 2 Các loại thức ăn được sử dụng tại trại......................................................22
Bảng 3. 3 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp sử dụng tại trại ...22
Bảng 3. 4 Quy trình tiêm phịng vaccine tại trại .......................................................25
Bảng 3. 5 Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiêu chảy tại trại ........................26
Bảng 3. 6 Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh viêm phổi tại trại ......................27
Bảng 3. 7 Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh viêm khớp tại trại .....................27
Bảng 4. 1 Nhiệt độ chuồng nuôi ...............................................................................30
Bảng 4. 2 Trọng lượng sống lúc nhập (21 – 24 ngày tuổi) .......................................31
Bảng 4. 3 Trọng lượng sống lúc xuất (60 – 63 ngày tuổi)........................................33
Bảng 4. 4 Tăng trọng ngày giai đoạn nhập – xuất ....................................................35
Bảng 4. 5 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển biến thức ăn / kg tăng trọng .....37
Bảng 4. 6 Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn nhập – xuất .....................................................38
Bảng 4. 7 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy giai đoạn nhập – xuất ......................................39
Bảng 4. 8 Tỷ lệ ngày con ho giai đoạn nhập – xuất .................................................41
Bảng 4. 9 Tỷ lệ viêm khớp giai đoạn nhập – xuất ...................................................42

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2. 1 Sơ đồ tổng thể mặt bằng xây dựng trại.......................................................3
Hình 2. 2 Sơ đồ phân bố tổ chức và sản xuất của trại ................................................4

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển, dân số ngày càng gia tăng nên
nhu cầu về lương thực và thực phẩm của con người dân ngày càng tăng cao,
trong các loại thực phẩm đạm động vật, thịt heo vẫn đóng vai trị chủ lực trong
việc cung cấp chất đạm động vật cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Do vậy,
ngành chăn nuôi heo có vị trí khá quan trọng trong nền nơng nghiệp của đất
nước. Trong thời gian gần đây ngành chăn nuôi heo không ngừng cải tiến và đạt
được nhiều bước phát triển mạnh. Các trang trại chăn nuôi heo đã dần chuyển
dịch hướng đi từ hình thức chăn ni nơng nghiệp kiểu nơng hộ truyền thống
sang hình thức chăn ni công nghiệp công nghệ cao và mở rộng quy mô. Nếu
được đầu tư đầy đủ về cơng nghệ, máy móc trang thiết bị, thực hiện trên quy mô
lớn và đúng quy trình kỹ thuật thì lợi nhuận thu được từ ngành công nghiệp chăn
nuôi này là rất lớn. Trên tinh thần đó, trại heo Hải Hương cũng đã đầu tư về mọi
mặt kĩ thuật, đặc biệt trong việc sự lựa chọn con giống heo thịt thương phẩm tốt
để chăn nuôi.
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn nuôi heo con cai sữa được xem là giai đoạn
khó khăn và quan trọng nhất vì heo con phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ các tác nhân
ngoại cảnh gây stress hàng loạt như xa mẹ, ghép bầy, thay đổi nguồn dinh dưỡng và
môi trường sống xung quanh… Do vậy, việc kiểm tra khả năng sinh trưởng, sức
sống, sức kháng bệnh của heo con sau cai sữa giúp ta có thể đánh giá tổng quan về
đàn heo, từ đó từng bước cải thiện cơng tác quản lý, môi trường nuôi dưỡng để tạo
điều kiện phát triển tối ưu, đáp ứng mục tiêu đề ra.

Xuất phát từ vấn đề được nêu trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Di Truyền
Giống, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Văn Chính và sự giúp đỡ của chủ trại heo Hải Hương,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống
1


của heo con giai đoạn sau cai sữa tại trại heo Hải Hương, xã Đại Lào, tỉnh Lâm
Đồng”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, sức sống và một
số bệnh thường gặp trên heo con cai sữa giai đoạn sau cai sữa tuổi nhằm cung cấp
thông tin khoa học phục vụ cho sản xuất kinh doanh của trại.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, ghi nhận và so sánh một số chỉ tiêu cơ bản về sinh trưởng, sử dụng
thức ăn, sức sống và một số bệnh thường gặp của 5 đợt heo con giai đoạn sau cai
sữa từ 21 – 24 ngày tuổi (tuổi nhập) đến 60 – 63 ngày tuổi (tuổi xuất) thuộc nhóm
giống heo lai ba máu D(YL)/D(LY) theo đợt ni và theo giới tính trong thời gian
thực tập.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO HẢI HƯƠNG
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại heo Hải Hương thuộc quyền sở hữu tư nhân, tọa lạc ở thôn 9 xã Đại
Lào, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Trại nằm cách xa khu dân cư, xung quanh

là đồi cà phê và trà, thuận lợi trong vấn đề tránh gió, phòng chống dịch.
Trại được xây dựng trên nền đất cao ráo, xung quanh có hàng rào cách biệt
với bên ngồi để đề phịng và hạn chế gây ơ nhiễm cho khu vực lân cận.
2.1.2 Cấu trúc xây dựng
Bao quanh trại là hàng rào và tường cao hơn 2 m cách ly với khu vực bên
ngoài. Trại sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia. Nguồn cung cấp nước của trại là sử
dụng hoàn toàn bởi 2 giếng khoan. Chất lượng nước khá tốt, đảm bảo cho chất
lượng chăn nuôi và sinh hoạt.
Sơ đồ tổng thể mặt bằng xây dựng của trại được trình bày qua Hình 2.1

Hình 2. 1 Sơ đồ tổng thể mặt bằng xây dựng trại
2.1.3 Nhiệm vụ sản xuất
Cung cấp heo thịt thương phẩm.
Cung cấp số lượng nhỏ tinh heo cho người chăn nuôi heo tại địa phương.
3


Cung cấp số lượng nhỏ heo hậu bị cho người chăn nuôi địa phương.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất
Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất của trại được trình bày qua Hình 2.2

Hình 2. 2 Sơ đồ phân bố tổ chức và sản xuất của trại
Trong đó gồm có:
- Trưởng trại: 1 người
- Phó trại: 1 người
- Kỹ thuật: 2 người
- Công nhân: 5 người
- Thợ cơ khí: 1 người
2.1.5 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn tính đến ngày 27/04/2021 được trình bày qua Bảng 2.1

Bảng 2. 1 Cơ cấu đàn heo của trại
Số lượng (con)

Loại heo
Heo nọc

5

Heo nái sinh sản

372

Heo nái hậu bị

45

Heo con theo mẹ

212

Heo cai sữa

350

Heo thịt

706
Tổng đàn

1690


2.1.6 Công tác giống và các bước chọn giống
Công tác giống
Trại heo Hải Hương cung cấp heo nuôi thịt, heo cái hậu bị cho trại và cho
người chăn nuôi địa phương nên vấn đề công tác giống được thực hiện chặt chẽ.
Heo đực giống: nhập từ trại heo giống Việt Thái ở huyện Eakar tỉnh Daklak.
Heo cái giống: nhập từ trại heo giống Việt Thái ở huyện Eakar tỉnh Daklak.

4


Heo hậu bị: được tuyển lựa từ những đàn heo cai sữa của các heo nái được
chọn phối theo kế hoạch ghép cha mẹ có sức sinh trưởng và sinh sản tốt, được chọn
dựa trên gia phả, kiểm tra cá thể qua các giai đoạn: sơ sinh, cai sữa và khi đạt
90 – 150 kg/con.
Các bước tiến hành chọn giống
Chọn heo sơ sinh: từ quần thể heo cha mẹ có thành tích cao, trọng lượng heo
sơ sinh phải đạt 1,2 kg trở lên, heo có ngoại hình đẹp, khơng bệnh, khơng dị tật,
lơng da bóng mượt, có 12 vú trở lên, các núm vú cách đều nhau, bộ phận sinh dục
bình thường. Sau đó bấm số tai và ghi vào sổ. Những con khơng đạt tiêu chuẩn thì
khơng bấm tai.
Chọn heo lúc cai sữa: heo con được chọn lại lần thứ hai, chọn heo có trọng
lượng đạt từ 4 kg trở lên, không bệnh tật.
Chọn heo lúc 60 – 70 ngày tuổi: heo có ngoại hình đẹp, thân hình trịn, chắc,
lơng da bóng mượt, khơng dị tật, heo cái có từ 12 vú trở lên, các núm vú lộ rõ và
cách đều nhau. Tiến hành cân và chuyển qua khu chuồng nuôi heo hậu bị để kiểm
tra năng xuất sinh trưởng.
Chọn heo lúc 150 – 180 ngày tuổi: tiến hành giám định ngoại hình, thể chất,
chấm điểm và phân cấp theo tiêu chuẩn. Các heo có lơng da bóng mượt, vai ngực
mông nở, bốn chân vững chắc, bộ phận sinh dục phát triển tốt và tương đối đồng

đều, không bệnh tật, linh hoạt.
Những heo sau khi được chọn làm giống được lập phiếu theo dõi, quan sát
kỹ lưỡng, có chế độ chăm sóc, ni dưỡng đặc biệt.
2.2 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO CÔNG NGHIỆP VÀ HEO LAI
2.2.1 Heo Landrace
Nguồn gốc: xuất xứ từ nước Đan Mạch, được các nhà chăn nuôi khắp nơi ưa
chuộng du nhập để làm giống thuần hoặc lai tạo với heo bản xứ tạo dòng cho nạc.
Đặc điểm: heo Landrace có lơng trắng tuyền, tai to xụ xuống che mặt, đầu
thanh và dài, thân mình nhìn ngang có dạng hình tam giác, ngực rộng lưng hơi
cong, mông đùi nở, bụng thon, 4 chân nhỏ đi trên ngón. Heo được xếp vào nhóm
hướng nạc
5


Sức sinh trưởng: heo hậu bị lúc 6 tháng đạt 90 – 100 kg, đực giống 7 – 8
tháng tuổi trung bình đạt 110 – 120 kg/con.
Sức sinh sản: heo nái nếu chăm sóc, ni dưỡng tốt có thể đạt từ 2,3 đến 2,4
lứa /nái/năm, mỗi lứa đẻ từ 12 đến 15 con. Heo nái Landrace tốt sữa, nuôi con giỏi.
Thích nghi tốt với điều kiện chăn ni ở nước ta (Trần Văn Chính, 2011).
2.2.2 Heo Yorkshire
Nguồn gốc: Xuất xứ từ nước Anh
Đặc điểm: heo có sắc lơng trắng tuyền, giữa gốc tai và mắt thường có bớt
đen nhỏ, đi dài quấn thành 1 – 2 vòng, đầu to, mõm cụt, tai đứng, lưng thẳng,
bụng thon, thân hình chữ nhật, mông đùi to, vững chắc, chân khỏe. Giống heo chịu
đựng được điều kiện sống kham khổ, thích nghi trong những điều kiện mơi trường
khác nhau. Heo được xếp vào nhóm nạc – mỡ.
Sức sinh trưởng: heo hậu bị lúc 6 tháng tuổi đạt 90 – 100 kg, heo đực trưởng
thành nặng 300 – 350 kg, heo cái trưởng thành nặng 200 – 250 kg.
Sức sinh sản: nếu chăm sóc, ni dưỡng tốt có thể đạt từ
2,3 – 2,4 lứa /nái/năm, mỗi lứa đẻ từ 11 – 14 con, trọng lượng bình qn heo con từ

1,3 – 1,5 kg/con.
Heo Yorkshire thích nghi tốt, sinh sản ổn định và tiết sữa cao. Đây là giống
heo được ưa chuộng nhất hiện nay. Heo được dùng trong lai kinh tế với các giống
heo ngoại khác để lấy con nuôi thịt. Đặc biệt, heo Yorkshire cho lai với heo
Landrace tạo ra heo cái lai F1 cho khả năng sinh sản cao và tiếp tục với heo đực
Duroc hay Pietrain cho heo thịt thương phẩm năng suất cao, chất lượng tốt (Trần
Văn Chính, 2011).
2.2.3 Giống heo Duroc
Nguồn gốc: xuất xứ từ nước Mỹ nhưng hiện nay đã hiện diện khắp nơi trên
thế giới.
Đặc điểm: heo có màu lơng đỏ, heo thuần chủng có màu đỏ nâu rất đậm,
nhưng nếu là heo lai màu đỏ thường nhạt hoặc màu vàng có đốm bơng đen, tai
thường nhỏ xụ, gốc tai đứng, cổ ngắn, đầu to, trán rộng, mặt hơi gãy, bốn móng
chân màu đen, lưng cong. Duroc là nhóm heo hướng nạc.
6


Sức sinh trưởng: heo lúc 6 tháng tuổi có thể đạt thể trọng từ 80 – 90 kg, heo
trưởng thành có thể trọng từ 200 – 250 kg.
Sức sinh sản: nếu chăm sóc ni dưỡng tốt có thể đạt từ 2,0 – 2,2
lứa/nái/năm, mỗi lứa đẻ khoảng 9 – 10 con. Heo chịu đựng được kham khổ nhưng
kém sữa, đòi hỏi khẩu phần có protein cao, có khả năng kháng bệnh cao.
Heo đực Duroc được dùng trong công thức lai cải thiện khả năng tăng trọng
và tỉ lệ nạc ở heo con thương phẩm (Trần Văn Chính, 2011).
2.2.4 Heo Pietrain
Nguồn gốc: xuất xứ từ vùng Pietrain, Bỉ.
Đặc điểm: heo có lông da trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng đứng, đầu to
vừa phải, mõm thẳng, bốn chân ngắn, mông nở, lưng rộng, nhiều nạc, nhưng tăng
trọng chậm và dễ bị stress nên khó ni.
Sức sinh trưởng: heo lúc 6 tháng tuổi trọng lượng trung bình đạt 80 kg, khi

trưởng thành đạt 200 – 250 kg.
Sức sinh sản: mỗi năm heo nái đẻ 1,8 lứa, mỗi lứa 9 – 10 con. Heo nái
Pietrain khả năng tiết sữa ít, ni con kém.
Giống heo này có độ dày mỡ lưng thấp (dưới 10 mm), tỉ lệ nạc quầy thịt đạt
trên 65 % (Trần Văn Chính, 2011).
2.2.5 Heo lai ba máu D (LY)/D (YL)
Heo D (LY) và D (YL) là con lai ba máu khi dùng đực cuối là Duroc thuần
lai với nái lai YL (cha Yorkshire  mẹ Landrace) hay LY (cha Landrace  mẹ
Yorkshire). Heo con lai ba máu này nuôi thịt lớn nhanh, ở 150 ngày có thể đạt trọng
lượng 90 – 110 kg, tỉ lệ nạc trên 65 %, độ dày mỡ lưng P2 ở vị trí xường sườn cuối
mỏng 10 – 12 mm, sớ nạc mềm ngon, vân mỡ trung bình, nhưng thức ăn địi hỏi
dinh dưỡng cao, cân bằng chuyển biến acid amin, hệ số biến chuyển thức ăn/kg tăng
trọng trong giai đoạn nuôi thịt khoảng 2,1 – 2,3 kg (Trần Văn Chính, 2011).
2.2.6 Heo lai ba máu P (LY)/P (YL)
Heo P (YL) và P (LY) là con lai ba máu khi dùng đực cuối là Pietrain thuần
giao phối với nái YL (cha Yorkshire  mẹ Landrace) hay LY (cha Landrace  mẹ
Yorkshire). Heo con lai ba máu này nuôi thịt lớn nhanh, ở 150 ngày tuổi có thể đạt
7


90 – 100 kg, tỉ lệ nạc trên 65 %, độ dày mỡ lưng P2 ở xương sườn cuối mỏng hơn
10 mm, thịt xơ dai không ngon, vân mỡ rất ít. Thức ăn ni heo này cũng địi hỏi độ
hàm lượng dinh dưỡng cao, cân bằng acid amin, hệ số chuyển hóa thức ăn/kg tăng
trọng trong giai đoạn ni thịt khoảng 2,2 – 2,4 kg. Heo có sức đề kháng kém, dễ bị
stress do nhiệt hoặc thay đổi thức ăn, chuồng trại, dễ bị tình trạng thịt tái màu mềm
nhão, rỉ dịch sau giết mổ (Trần Văn Chính, 2011).
2.3. QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
2.3.1 Sinh trưởng
Sinh trưởng là một q trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa,
là sự gia tăng về số lượng và các chiều của tế bào ở các loại mô khác nhau trong cơ

thể thú, đặc biệt là thú non. Quá trình này làm gia tăng khối lượng các bộ phận cơ
quan và toàn bộ cơ thể dựa trên cơ sở di truyền của bản thân thú dưới tác động của
điều kiện ngoại cảnh. Q trình này khơng sinh ra các tế bào mới và các chức năng
mới (Trần Văn Chính, 2011).
2.3.2 Sự phát dục
Sự phát dục là sự thay đổi về chất lượng có sự sinh ra các loại tế bào mới hay
cơ quan mới, có sự thay đổi về tuyến nội tiết đưa đến hoàn thiện các chức năng của
các bộ phận trên cơ sở di truyền sẵn có của thú dưới tác động của điều kiện mơi
trường (Trần Văn Chính, 2011).
Sinh trưởng và phát dục là hai q trình có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Chúng là hai mặt của quá trình phát triển cơ thể. Nhưng sự liên quan giữa sinh
trưởng và phát dục chỉ là tương đối, chính sự tương đối này đã giúp cơ thể có thể dễ
dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Cường độ của hai quá trình khơng
đều nhau ở mỗi giai đoạn phát triển mà có lúc cả hai đều mạnh, có lúc sinh trưởng
mạnh hơn phát dục, có lúc phát dục mạnh hơn sinh trưởng và có lúc cả hai q trình
đều có cường độ yếu. Tuy nhiên hai q trình khơng thể tách rời nhau được mà trái
lại nó hỗ trợ cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau làm cho cơ thể phát triển ngày một hồn
chỉnh hơn (Trần Văn Chính, 2011).

8


2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
2.4.1 Yếu tố di truyền
- Giống dòng: ngày nay đã có sự khác biệt rất lớn về sự tăng trọng, khả
năng chuyển biến thức ăn và chất lượng thân thịt xẻ giữa các giống heo cải tiến
di truyền so với những giống heo chưa cải tiến. Giống heo Pietrain có lượng
protein tích lũy mỗi ngày có thể nhiều hơn 100g/100kg trọng lượng sống so với
giống heo Yorkshire ở cùng trọng lượng, những giống heo có khối lượng mỡ và
nạc cao hơn ở một trọng lượng nào đó so với một giống heo khác thì sẽ có trọng

lượng cơ thể lớn hơn khi đến tuổi trưởng thành (Trần Văn Chính, 2011).
Theo Nguyễn Thị Kim Loan (2018), giống heo cải tiến có khả năng tích
lũy nạc nhanh hơn những giống heo chưa cải tiến ngay cả khi cho ăn tự do hoặc
cho ăn hạn chế.
Theo Trần Văn Chính (2011), trong cùng điều kiện chăm sóc ni dưỡng,
cùng độ tuổi và giới tính, dày mỡ lưng P2 ở điểm xương sườn cuối cho kết quả
mỏng tăng thứ tự theo giống: Duroc, Landrace, Yorkshire.
- Gia đình: những heo cùng một dịng nhưng thuộc các gia đình khác
nhau cũng có sự khác nhau trong quá trình sinh trưởng, sản xuất do thừa hưởng
những đặc tính di truyền của những cá thể cha mẹ trong các gia đình khác nhau.
- Giới tính: nhiều nghiên cứu cho thấy heo nuôi thịt, khi giai đoạn dưới
45 kg, sự khác nhau về tăng trọng giữa các giới tính chưa đáng kể. Sau khi đạt
được trọng lượng trên 45 kg, cùng lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày. Heo đực
nguyên có số tăng trọng cao nhất, kế đến là heo cái và thấp nhất là heo đực thiến,
ngược lại heo đực thiến lại tích mỡ nhiều nhất, kế đến là heo cái và thấp nhất là
heo đực nguyên và khi nuôi heo thịt cùng trọng lượng xuất chuồng và lượng thức
ăn tiêu thụ như nhau, heo đực có tỷ lệ thịt nạc trên thân thịt xẻ là 60 %, cao hơn
so với heo cái 58 % và heo đực thiến 56 % (Trần Văn Chính, 2011).
- Cá thể: năng suất giữa các cá thể heo dù cùng cha mẹ vẫn có sự khác
nhau là do di truyền và biến dị trong sự hình thành giao tử, sự bắt chéo, sự trao
đổi đoạn nhiễm sắc thể

và cuối cùng là sự

(Phạm Trọng Nghĩa, 2007).
9

tổ

hợp thụ


tinh


- Tuổi và trọng lượng sống: tuổi và trọng lượng sống của heo thường có
cùng một ý nghĩa trong quá trình phát triển của cơ thể. Những heo lớn tuổi hơn
sẽ nặng cân hơn so với heo còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên tiềm năng di truyền về sinh
trưởng của các giống heo khác nhau có thể làm thay đổi ý nghĩa này, vì heo của
giống này có thể nặng hơn và tầm vóc lớn hơn mà tuổi nhỏ thấp hơn so với heo
của giống khác. Trong cùng một giống và giới tính, với khẩu phần dinh dưỡng
có các chất dinh dưỡng hồn chỉnh, lượng protein tích lũy mỗi ngày của heo thịt
sẽ gia tăng trong suốt thời gian đầu của sự sinh trưởng, đạt đỉnh cao và sau đó
giảm

xuống

khi

tuổi



trọng

lượng

sống

của


heo

tăng

dần

(Trần Văn Chính, 2011).
2.4.2 Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát dục của heo con. Một cá thể có thể có yếu tố di truyền tốt mà sống trong một
mơi trường khơng thuận lợi thì cũng khơng phát huy được hết tiềm năng di truyền.
+Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng đến tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn. Nhiệt độ
khơng thích hợp sẽ ảnh hưởng đến năng suất heo như: làm cho heo dễ bị stress
nhiệt, giảm sức đề kháng, giảm khả năng tăng trọng, tỷ lệ bệnh gia tăng, tiêu thụ
thức ăn giảm. Nhiệt độ tối ưu là 27 °C, giới hạn có thể từ 24 – 29 °C
(Hồ Thị Kim Hoa, 2014)
+Ẩm độ: giữ vai trò quan trọng trong điều hịa thân nhiệt, ẩm độ khơng khí
thích hợp cho vật nuôi 70 – 75 %. Ẩm độ cao khiến heo biếng ăn, khả năng tiêu thụ
thức ăn kém, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật và nấm mốc
phát triển. Ẩm độ cao (>80 %) cùng với nhiệt độ cao sẽ khiến heo bị ngột ngạt, khó
thải nhiệt bằng bốc hơi, khi ẩm độ cao (>80 %) cùng với nhiệt độ thấp khiến độ
thơng thống kém, làm mất nhiệt. Độ ẩm thấp sẽ làm da nứt nẻ, dễ nhiễm trùng,
giảm sức đề kháng (Hồ Thị Kim Hoa, 2014).
+ Dinh dưỡng: thức ăn đầy đủ năng lượng, protein, các loại vitamin, khoáng
chất... sẽ cung cấp cho heo đủ dưỡng chất để sinh trưởng và phát dục tốt, ngược lại
thức ăn nuôi dưỡng thiếu dưỡng chất sẽ làm cho heo còi cọc chậm lớn và sức đề
kháng yếu dễ bệnh tật.
10



+Chăm sóc ni dưỡng: là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng sinh trưởng và phát dục của heo con. Heo được cung cấp một khẩu phần
ăn thích hợp với từng giai đoạn sẽ có khả năng sinh trưởng và phát dục tốt, tăng
hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
+Chuồng trại: chuồng nuôi tốt sẽ giúp tăng năng suất heo con 10 – 15 %,
ngược lại chuồng nuôi không đạt yêu cầu sẽ tổn thất 15 – 30 %
(Võ Văn Ninh, 2007). Chuồng trại không đảm bảo thơng thống tốt, nhiệt độ ni
khơng hợp lí, hướng chuồng khơng tránh được gió… sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến
khả năng sinh trưởng, phát dục và sức sống của heo con.
+Vệ sinh thú y: đây là vấn đề các nhà chăn nuôi hiện nay đặc biệt quan tâm.
Khi heo con cai sữa thì hệ miễn dịch của heo chưa hoàn chỉnh, sự thay đổi đột ngột
nơi ở làm cho heo bị stress, nên heo ở giai đoạn này rất dễ bị các tác nhân gây bệnh
xâm nhập vào cơ thể. Việc tiêm phòng đầy đủ theo đúng quy định, sát trùng chuồng
trại để giảm mầm bệnh và khả năng lây lan của mầm bệnh giúp cho heo khỏe mạnh,
chống lại bệnh tật. Đồng thời phát hiện mầm bệnh và chữa trị kịp thời cũng giảm
được những hậu quả xấu của các tác nhân gây bệnh
2.5. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON
2.5.1 Sinh trưởng và phát triển của heo con
Heo con trong thời kỳ này phát triển với tốc độ rất nhanh thể hiện thông qua
sự tăng khối lượng của cơ thể. Thông thường, khối lượng heo con ở ngày thứ 7 – 10
đã gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, lúc
30 ngày tuổi gấp 6 lần khối lượng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi sẽ gấp 10 – 15 lần
khối lượng sơ sinh (Trần Văn Chính, 2011).
Trọng lượng heo con đạt được ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng
có mối tương quan thuận với nhau khá chặt chẽ, có nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh
càng cao thì có hy vọng để khối lượng lúc cai sữa cao (Nguyễn Thị Kim Loan,
2018). Nếu heo lúc sơ sinh hơn nhau 0,5 kg thì tương đương với 1 kg hơn nhau ở
thời điểm cai sữa, và nếu trọng lượng ở thời điểm cai sữa hơn nhau 0,1 kg thì thời
điểm đạt trọng lượng giết thịt sẽ sớm hơn 1 ngày. Heo con nuôi trong giai đoạn cai
sữa nếu tăng trọng bình quân mỗi ngày thêm 5 g thì thời điểm đạt trọng lượng giết

11


thịt sẽ sớm hơn 1 ngày. Do vậy việc tìm hiểu thêm đặc điểm sinh lý của heo con
theo mẹ sẽ tạo nền phát triển tốt nhất cho giai đoạn sau cai sữa.
2.5.2 Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con
Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do đó nó rất nhạy cảm
với sự thay đổi khí hậu bên ngồi, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm gia súc non bị bệnh.
Ở gia súc non từ 15 – 20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định
(Trần Thị Dân, 2003).
Nước ta tuy là xứ nóng nhưng phải chống lạnh cho heo con mới sinh đến cai
sữa, vì nhiệt độ ban đêm thường dưới 30 °C. Heo con chống lạnh bằng cách nâng
cao chuyển hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhưng không kéo dài được.
Heo con mới đẻ có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống so với ở bên trong
cơ thể heo mẹ có nhiệt độ ổn định 39 °C, ra bên ngoài điều kiện nhiệt độ thay đổi
tùy theo từng mùa khác nhau. Do vậy, heo con rất dễ bị nhiễm lạnh, giảm đường
huyết và có thể dẫn đến chết. điều này có thể do lơng heo con thưa, lớp mỡ dưới da
mỏng, diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể cao nên khả năng chống lạnh kém,
lượng mỡ và Glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lượng
chống lạnh bị hạn chế, hệ thần kinh điều khiển cân bằng thân nhiệt chưa hoàn
chỉnh. Bởi vì trung khu điều khiển thân nhiệt nằm ở vỏ não là cơ quan phát triển
muộn nhất ở cả hai giai đoạn trong thai và ngoài thai.
Khi sinh ra, 20 phút đầu tiên thân nhiệt hạ rất nhanh, giảm khoảng 2 – 3 °C.
Do ảnh hưởng của nhiệt độ khơng khí và tốc độ bốc hơi nước của ối, nhiệt độ heo
con hạ từ 38,6 °C xuống 37,7 °C. Nếu sau khi đẻ từ 5 – 16 giờ heo con không được
bú sữa, thân nhiệt hạ xuống 36,9 °C thì heo con có thể hơn mê và dễ chết. Nếu nhiệt
độ bên ngoài dưới 12 °C, sau khi đẻ 20 phút đến đến 24 giờ mà thân nhiệt heo con
chưa nâng được 38 °C thì sẽ chết.
Vì vậy, phải có ổ ấm cho heo sơ sinh, để heo con nhanh trở lại nhiệt độ cơ
thể bình thường. Nền chuồng, vách chuồng lạnh làm tăng bức xạ nhiệt của cơ thể

heo con, làm heo con tỏa nhiệt nhiều và tốn nhiều năng lượng hơn đối với chuồng
ấm áp, có đèn sưởi ấm. Biện pháp giữ ấm và úm đèn cho heo con sơ sinh là biện
pháp cần thiết để nâng cao tỷ lệ nuôi sống của heo con.
12


Nhiệt độ trong khu vực chuồng nái đẻ vừa thích hợp cho heo mẹ vừa thích
hợp cho heo con là một vấn đề khơng dễ, vì u cầu về nhiệt độ đối với heo mẹ và
heo con trong từng giai đoạn là khác nhau. Đối với heo mẹ, nhiệt độ dao động thích
hợp từ 15 – 24 °C. Khi nhiệt độ trong chuồng cao hơn 24 °C thì tính thèm ăn giảm
và sẽ giảm năng suất sữa.
Đối với heo con, đặc biệt là những ngày đầu sau khi mới đẻ ra, biên độ dao
động nhiệt độ trong thời kỳ theo mẹ là từ 25 – 35 °C. Vì vậy, để có được nhiệt độ
thích hợp cho heo con mà khơng ảnh hưởng đến heo mẹ thì nhất thiết phải có bóng
đèn để sưởi ấm vào những tháng mùa đơng, mùa thu và các ngày đầu sau khi đẻ
của tất cả các mùa trong năm. (Nguyễn Thị Kim Loan, 2018).
2.5.3 Sức đề kháng của heo con
Theo Nguyễn Kiên Cường (2018), heo con từ khi mới sinh ra trong máu hầu
như không có kháng thể. Tuy nhiên, lượng kháng thể trong máu heo con được tăng
rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu. Cho nên, ở heo con khả năng miễn dịch là
hồn tồn thụ động. Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ
sữa mẹ. Trong sữa đầu của heo mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ
trong sữa trong sữa có tới 18 – 19 % protein. Trong đó, lượng γ – globulin chiếm số
lượng rất lớn (34 – 45 %) cho nên nó có vai trị miễn dịch ở heo con. γ – globulin
có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trị quan trọng đối với khả
năng miễn dịch của heo con. Heo con hấp thu γ – globulin bằng con đường ẩm bào.
Quá trình hấp thu nguyện vẹn phân tử γ – globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian,
phân tử này chỉ có khả năng thấm qua thành ruột heo con rất tốt trong 24 giờ đầu
sau đẻ nhờ trong sữa đầu có kháng men anti – trypsin và nhờ khoảng cánh giữa các
tế bào vách ruột của heo con khá rộng.

Võ Văn Ninh (2007) cho rằng nếu heo nái được chủng ngừa kỹ, nuôi dưỡng
trong lúc mang thai và tiết sữa đúng kỹ thuật, biện pháp chăm sóc tốt thì đàn heo
con sẽ tăng trọng nhanh, ít bệnh tật. Nếu nái có bệnh như viêm vú, viêm tử cung,
sốt, bỏ ăn, viêm khớp thì đàn heo con thường bị ảnh hưởng xấu, gầy còm, tăng
trọng kém, dễ bị tiêu chảy, tỷ lệ chết cao.

13


Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân heo con trong thời kỳ
này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể, ngay ngày thứ hai sau khi đẻ, một số cơ
quan trong cơ thể heo con đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, khả năng này
cịn rất hạn chế và nó chỉ được hoàn chỉnh tốt hơn khi heo con được một tháng tuổi.
Sự thành thục về miễn dịch học của heo con xuất hiện sau một tháng tuổi. Đến thời
gian này, khả năng thấm qua màng ruột các hợp chất đại phân tử hầu như bị ngưng
hoàn toàn (Nguyễn Kiên Cường, 2018).
2.5.4 Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hóa ở heo con
Thời kỳ này heo con sinh trưởng và phát dục nhanh nhưng những tuần đầu bị
hạn chế do chức năng cơ quan tiêu hóa chưa thành thục. Sự phát triển nhanh thể
hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Chưa hoàn thiện thể
hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số men trong đường tiêu hóa bị hạn chế.
Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày, ruột non.
Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45 % glucid, 50 % protein, 20 – 25 %
đường. Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85 % đường, 87 % protein. Ruột
già chỉ cịn khơng q 10 – 15 % (Nguyễn Kiên Cường, 2018).
+Tiêu hóa ở miệng
Heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính amilase trong nước bọt cao. Tách mẹ
sớm, hoạt tính amilase cao nhất ở ngày thứ 14, cịn heo con do mẹ ni phải đến
ngày thứ 21. Nướt bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6 – 2,6 % vật chất khô. Tùy lượng
thức ăn, lượng tiết khác nhau, thức ăn có phản ứng acid yếu và khơ thì nước bọt tiết

ra mạnh. Thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy, cần lưu ý khơng cho
heo con ăn thức ăn lỏng.
+Tiêu hóa ở dạ dày
Heo con 10 ngày tuổi, dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày đạt 0,2 lít, hơn 2 tháng
tuổi đạt 2 lít, sau đó sẽ tăng chậm, đến tuổi trưởng thành sẽ đạt 3,5 – 4 lít. Dịch vị
tiết ra tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh nhất ở 3 – 4
tháng tuổi, sau đó kém hơn.
Heo con 20 ngày tuổi, phản xạ tiết dịch vị chưa rõ và có sự chênh lệch lượng
dịch vị tiết ra giữa ban ngày và đêm. Ban đêm khi heo mẹ tiết nhiều sữa sẽ kích
14


×