Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã chuế lưu – huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 91 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ OANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM LAO
ĐỘNG SỚM TẠI XÃ CHUẾ LƯU - HUYỆN HẠ HỊA TỈNH PHÚ THỌ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Công tác xã hội

Phú Thọ, 2018
1


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ OANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM LAO
ĐỘNG SỚM TẠI XÃ CHUẾ LƯU - HUYỆN HẠ HỊA TỈNH PHÚ THỌ

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Công tác xã hội

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Liên



Phú Thọ, 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy cô trong Khoa
Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Hùng Vương đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
hồn thành khóa luận tốt nghiệp một cách thuận lợi nhất. Đặc biệt hơn nữa, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Liên đã luôn bên cạnh động viên, chỉ
bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các em nhỏ đã hỗ trợ, hợp tác với
em trong việc cung cấp thông tin trong bảng hỏi, phục vụ cho việc nghiên cứu.
Nhân đây cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã ln
bên cạnh khích lệ, động viên để em có thể hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Do hạn chế về thời gian và trình độ nên trong q trình làm khóa luận, em
khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây em rất mong nhận được sự
đóng góp của thầy cơ trong khoa và các bạn để khóa luận của mình được tốt nhất.
Xin được gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và tri ân tới tất cả các thầy cô, các bạn!
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Việt Trì, tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Oanh

i


ii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1

Nguyên nhân dẫn tới trẻ tham gia lao động

37

Bảng 2.2

Trẻ lao động sớm có gia đình thuộc các đối tượng

37

Bảng 2.3

Mong muốn đi học của trẻ

38

Bảng 2.4

Mong muốn của trẻ về gia đình của mình

39

Bảng 2.5


Thu nhập một tháng của trẻ

40

Bảng 2.6

Thực trạng lao động trẻ em phân theo ngành nghề

41


iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU ĐỒ

STT

TRANG

Biểu đồ 2.1

Người nhận thu nhập từ trẻ

38

Biểu đồ 2.2

Nhu cầu nghỉ việc

39


Biểu đồ 2.3

Thời gian lao động một ngày của trẻ

40

Biểu đồ 2.4

Cảm nhận của trẻ về cơng việc của mình

41

Biểu đồ 2.5

Khó khăn gặp phải khi trẻ tham gia lao động

41

Biểu đồ 2.6

Những chính sách mà hiện tại gia đình đang được
hưởng

42


iv
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................2
2.1. Các cơng trình nghiên trên thế giới về trẻ em lao động sớm ...............................2
2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới trẻ em lao động sớm .........................2
2.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới công tác xã hội với trẻ em lao
động sớm.....................................................................................................................3
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................4
2.2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới trẻ em lao động sớm .........................4
2.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới công tác xã hội với trẻ em lao động
sớm ..............................................................................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu .............................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................6
3.3. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................7
4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................7
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................7
5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................8
7.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................8
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................8
8. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................8
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
VỚI TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM...............................................................................9
1.1. Khái niệm trẻ em lao động sớm và các khái niệm liên quan ...............................9
1.1.1. Khái niệm trẻ em ...............................................................................................9
1.1.2. Khái niệm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt ...........................................................9



v
1.1.3. Khái niệm trẻ em giúp việc nhà ......................................................................10
1.1.4. Khái niệm trẻ em lao động sớm ......................................................................10
1.2. Đặc điểm tâm – sinh lý và nhu cầu của trẻ em lao động sớm ............................12
1.2.1. Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ em lao động sớm ...........................................12
1.2.2. Nhu cầu của trẻ em lao động sớm ...................................................................13
1.3. Nguyên nhân của tình trạng trẻ em lao động sớm .............................................13
1.4. Hậu quả của tình trạng trẻ em lao động sớm .....................................................15
1.4.1. Đối với trẻ em .................................................................................................16
1.4.2. Đối với gia đình và xã hội ...............................................................................17
1.5. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm .............................................18
1.5.1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân .................................................................18
1.5.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm .........................18
1.5.3. Các nguyên tắc trong công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm ............19
1.5.4. Tiến tình cơng tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm ...........................20
1.5.5. Một số lý thuyết áp dụng .................................................................................21
1.6. Pháp luật, chính sách hiện hành liên quan tới bảo vệ trẻ em lao động sớm..............27
1.7. Các công ước quốc tế về lao động trẻ em ..........................................................29
1.7.1. Vai trò và hoạt động của tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong việc xây dựng
các công ước quốc tế về lao động trẻ em ..................................................................29
1.7.2. Sự cần thiết nghiên cứu các Công ước của tổ chức lao động quốc tế về lao
động trẻ em ................................................................................................................29
1.7.3. Các công ước quốc tế của tổ chức lao động quốc tế về lao động trẻ em ........30
Tiểu kết chương 1......................................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM TẠI XÃ
CHUẾ LƯU – HẠ HÒA – PHÚ THỌ ......................................................................33
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu.............................................................................33
2.1.1. Địa lý ...............................................................................................................33
2.1.2. Về kinh tế .........................................................................................................33

2.1.3. Về lĩnh vực văn hóa- xã hội .............................................................................34
2.2. Thực trạng trẻ em lao động sớm ở Việt Nam.....................................................35
2.3. Thực trạng trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ................36
2.3.1. Khả năng tiếp cận các chính sách an sinh xã hội ............................................36


vi
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ em lao động sớm ....................................................37
2.3.3. Nhu cầu của trẻ em lao động sớm ...................................................................38
2.3.4. Thực trạng trẻ lao động sớm ...........................................................................40
Tiểu kết chương 2......................................................................................................44
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM
TẠI XÃ CHUẾ LƯU – HẠ HÒA – PHÚ THỌ .......................................................45
3.1. Vai trị của cơng tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm ...........................45
3.2. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm .............................................46
3.2.1. Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu ...........................47
3.2.2. Giai đoạn 2: Thu thập thơng tin ......................................................................48
3.2.3. Giai đoạn 3: Chẩn đốn ...................................................................................49
3.2.4. Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp trợ giúp .................................................55
3.2.5. Giai đoạn 5: Thực hiện trợ giúp ......................................................................57
3.2.6. Giai đoạn 6: Lượng giá và kết thúc .................................................................58
3.3. Những khó khăn và trở ngại khi tiến hành cơng tác xã hội cá nhân ..................59
3.4. Kết quả đạt được, đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm .............................60
3.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................................60
3.4.2. Đánh giá kết quả..............................................................................................60
3.4.3. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................61
Tiểu kết chương 3......................................................................................................62
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................63
3.1. Kết luận ..............................................................................................................63
3.2. Khuyến nghị .......................................................................................................63

3.2.1. Đối với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành đồn thể ...............63
3.2.2. Đối với gia đình, bản thân mỗi cá nhân ..........................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65


1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua nhờ công cuộc cải cách đổi mới theo hướng CNH –
HĐH và tồn cầu hóa, đất nước ta có những bước phát triển mạnh trên nhiều lĩnh
vực đặc biệt là về kinh tế, điều này đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống về
vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh những thành tựu đó, vẫn cịn tồn tại
những thách thức, nổi cộm và nhiều vấn đề tranh cãi như: trẻ em lang thang, trẻ em
bị lạm dụng… đặc biệt là trẻ em lao động sớm. Tại Việt Nam, kết quả Điều tra mức
sống dân cư năm 2006 cho thấy khoảng 6,7 % trẻ em tham gia hoạt động kinh tế và
503.389 trẻ em từ 12 đến 14 tuổi tham gia vào các công việc nặng nhọc (Nguyễn
Bảo Cường, 2010). Đến năm 2012 số liệu từ Điều quốc gia về lao động trẻ em cho
thấy trẻ em lao động sớm đã tăng lên đáng kể 2,83 triệu trẻ em (chiếm khoảng 1/6
dân số trẻ em). Nhóm trẻ em lao động sớm chiếm 9,6% dân số trẻ em, chủ yếu làm
công việc nông nghiệp (67%), công nghiệp và xây dựng (15,7%) và dịch vụ
(16,7%). Một bộ phận đáng kể các em phải làm việc trong điều kiện lao động nguy
hiểm và độc hại (TCTK, 2014). Trẻ em lao động sớm đang phải đối mặt với rất
nhiều nguy cơ làm tổn hại đến sức khỏe thể chất, tinh thần và hòa nhập xã hội
(Nguyễn Thị Thái Lan, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
quốc gia Hà Nội) [7].
Việt Nam được đánh giá là nước thể hiện cam kết mạnh mẽ trong lĩnh vực
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thơng qua việc tích cực tham gia Cơng ước
quốc tế về quyền trẻ em. Nhiều chủ trương, đường lối, hệ thống chính sách pháp
luật cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đã được ban hành. Tuy nhiên vẫn còn một bộ
phận trẻ em và người chưa thành niên, đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức về chất

lượng lao động, cả về bài toán đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm trẻ em này. Vẫn
cịn những lỗ hổng chính sách liên quan tới lao động sớm ở trẻ em. Phản ánh từ thực
tế cho thấy, dù các văn bản quy phạm pháp luật đã đề cập đến vấn đề này nhưng tác
động thực tế của hệ thống các quy định hiện hành vẫn chưa đủ sức bảo vệ hoàn toàn
trẻ trước các nguy cơ buộc phải lao động sớm.
Cụ thể, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 mới dừng lại ở quy
định trách nhiệm cho các chủ thể, chủ yếu là gia đình, mà chưa có các chế tài xử lý đối

1


2
với những trường hợp không thực hiện đúng hoặc đầy đủ trách nhiệm được giao. Nghĩa
là các quy định đó mang tính “khuyến khích” nhiều hơn tính “bắt buộc”.
Hiện nay, nhiều trẻ em dù cịn ít tuổi nhưng đã phải làm nhiều cơng việc vất
vả để kiếm sống do hồn cảnh ra đình khó khăn, nhận thức của cha mẹ còn hạn chế
cũng như thiếu trách nhiệm đối với con em mình. Các cơng việc các em làm như:
bán vé số, đánh giày, nhặt ve chai, bốc vác, làm trong các quán cơm, làm phu trong
các hầm mỏ. Đây là những cơng việc vất vả, thu nhập ít ỏi, các em phải gánh chịu
nhiều rủi ro như ốm đau, tai nạn, thất học, mù chữ, dễ có nguy cơ là nạn nhân của
vụ buôn bán và ngược đãi trẻ em, dễ vướng vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp,
cướp giật, ma túy, mai dâm.
Chuế Lưu là một xã tương đối đặc biệt khó khăn của huyện Hạ Hịa, các tổ
chức chính trị ở đây cũng phong phong phú và đa dạng về các thành phần. Nhưng
vẫn còn một số hoạt động còn hạn chế, đặc biệt sự tham gia của trẻ em vào các công
việc lao động nặng nhọc ngày càng gia tăng và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy,
tơi đã quyết định chọn vấn đề: “Cơng tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm
tại xã Chuế Lưu – Huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Các cơng trình nghiên trên thế giới về trẻ em lao động sớm

2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới trẻ em lao động sớm
Lao động trẻ em đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm trong nhiều năm
qua, đặc biệt là Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và đối với các chính phủ các nước.
Trên thế giới có rất nhiều những nghiên cứu đã được thực hiện; đồng thời cũng có
nhiều dự án và chương trình hành động cũng như các chiến dịch truyền thông đã
được phát động nhằm chia sẻ thông tin và giải quyết tình trạng lao động trẻ em.
Trong nghiên cứu: “The effects of education on to the child labour: an
evaluation from the social work perspective” đã nói lên tác động của hệ thống giáo
dục đối với lao động trẻ em, qua đó người lớn giáo dục là một công cụ quan trọng
cho sự phát triển của cá nhân và xã hội trẻ em như là một phần của hệ thống giáo
dục và trong tương lai là một tầm quan trọng sống cịn [24].
Tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em đang diễn ra phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới. Theo báo cáo của bộ lao động nam phi cơng bố ngày 11/06/2008, hiện
nay có hơn 4,8 triệu lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Mặc dù tại Nam Phi, việc sử


3
dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm và độc hại như pha trộn hoặc phun
thuốc trừ sâu, điều khiển các loại máy móc dễ sảy ra tai nạn, máy móc có động cơ
lớn và nặng hoặc làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Trẻ em thường làm việc trong điều kiện hà khắc như phải vào trong các hầm
sâu dưới lòng đất để khuân vác những thứ nhiều khi còn nặng hơn cả trọng lượng
cơ thể cuả các em. Trước thực trạng lao động trẻ em, đặc biệt là những hình thức
lao động trẻ em tồi tệ nhất hiện nay, ngày 08/05/2008, Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) đã kêu gọi cộng đồng thế giới hành động mạnh mẽ hơn nữa để tiếp tục giảm
và tiến tới loại trừ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất trên toàn cầu.
Như vậy, từ những nghiên cứu trên ta thấy được các nước trên thế giới rất
quan tâm tới vấn đề trẻ em lao động sớm, đưa ra những con số báo động lớn ở các
nước sử dụng trẻ em. Điều đó chứng tỏ họ rất sát sao trong việc quản lý và bảo vệ
trẻ một cách tốt nhất.

2.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới công tác xã hội với trẻ em lao
động sớm
Trong nghiên cứu “What is the effect of the child labour on learning
achievement, Evidence from Ghana” (Chirtopher Heady, tháng 10 năm 2010) đã chỉ
ra những yếu tố ảnh hưởng của trẻ em em lao động sớm đến việc hoàn thành các
mục tiêu học tập tại trường, khó khăn hạn chế của việc trẻ em vừa tham gia học tập
vừa tham gia làm việc tại Ghana như thế nào [19].
Nghiên cứu “Defining child labour: A review of the difinitions of child
labour in policy reseach” (Eric V.Edmonds và Frank Hagemann, tháng 11 năm
2008). Nghiên cứu chỉ ra được một số định nghĩa về lao động trẻ em trong các
chính sách về luật, văn bản dưới luật, chính sách xã hội của quốc gia được nghiên
cứu. Nghiên cứu này đã góp phần vào việc nghiên cứu thể chế chính sách nhằm làm
sáng tỏ các định nghĩa, môi trường làm việc, điều kiện làm việc của trẻ em tại các
quốc gia tiến hành nghiên cứu của tổ chức lao động thế giới [22].
Nghiên cứu mang tên “Child Labour” (Eric V.Edmonds, 2007) chỉ ra các
nội dung sau:
- Định nghĩa thuật ngữ thường được sử dụng trong các nghiên cứu về phân
bố thời gian như thế nào tại đất nước có thu nhập thấp hiện nay;
- Xem xét các loại hình lao động trẻ em phổ biến nhất cũng như tác động của
các công việc này đối với việc học hành, sức khỏe;


4
- Xem xét các tài liệu về các yếu tố quyết định đến sự phân bố thời gian lao
động trẻ em và sự tương tác giữa doanh thu với gia đình trong lao động trẻ em;
- Những hạn chế trong việc lựa chọn chính sách ảnh hưởng đến trẻ em lao
động sớm;
- Hậu quả của chính sách lao động trẻ em và các yếu tố quyết định tham gia
vào hình thức lao động trẻ em [23].
Nghiên cứu: “Role of Social Workers in Supporting Girl Child Labour anh

their Families”. Nói lên vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ lao
động cho bé gái và gia đình của họ, sự đối xứng giữa các yếu tố làm cho phụ nữa
trong gia đình hơn nam giới, những bé trai thường tìm được những cơng việc tốt
hơn và những bé gái luôn áp đặt những công việc ở nhà và các yếu tố làm giảm sự
tham gia của các cơ gái ở bên ngồi có liên quan đến loại hình xã hội, mơi trường
văn hóa, trong đó có các hộ gia đình hoạt động ở Ấn Độ [20].
Nghiên cứu mang tên: “Trends in child labor anh the impact on health in
adulthood in Brazil from 1998 to 2008” đã nói lên xu hướng lao động trẻ em và ảnh
hưởng đến sức khỏe ở tuổi trưởng thành ở Brazil [24].
Ngoài ra cịn có cơng trình nghiên cứu như: “Báo cáo xu hướng lao động trẻ
em từ năm 2008 – 2012” (tổ chức lao động quốc tế - ILO) của tác giả Yacouba
Diallo và cộng sự tiến hành – 2013…[21].
Như vậy, qua một số nghiên cứu đã được công bố trong thời gian gần đây của
các tác giả nước ngồi có thể thấy rằng, thực trạng trẻ em lao động sớm không chỉ là
vấn đề quan tâm trong phạm vi một quốc gia mà nó cịn là vấn đề quan tâm của toàn
thế giới. Nghiên cứu đã đi từ những ảnh hưởng của lao động trẻ em đến sự phát triển
của quốc gia, các thể chế chính sách liên quan đến vấn đề trẻ em lao động sớm.
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới trẻ em lao động sớm
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tình trạng lao động trẻ em xuất hiện từ
khá lâu trong lịch sử. Gần đây vấn đề này càng trở nên bức xúc khi số lượng lao
động trẻ em khơng ngừng tăng lên, bên cạnh đó là một số biểu hiện của mặt trái của
nền kinh tế thị trường, đặt ra và tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội nan giải, đòi hỏi phải
giải quyết kịp thời.
Trong những năm qua, có rất nhiều đề tài, cơng trình nghiên cứu khoa học về
lao động trẻ em như:


5
“Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện năm

2010. Báo cáo nào lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ
em dựa trên các quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như quyền
bình đẳng, khơng phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình [10].
Đề tài “Điều tra thu thập thông tin ban đầu nhằm xác định đối tượng hưởng
lợi của dự án lao động trẻ em lại 05 tỉnh Việt Nam” của Viện khoa học Lao động xã
hội. Thực hiện năm 2011 [18].
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Tình hình lao động trẻ em – thực trạng và giải
pháp” của tác giả Nguyễn Hải Hữu – Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Thực hiện năm 2010 [3].
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng
Bích Thủy đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đối
mặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao động sớm, bị
xâm hại, bị bỏ rơi [12].
Báo cáo “Điều đầu tiên trước hết trong lao động trẻ em: xóa bỏ những cơng
việc độc hại với trẻ em” do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp với quỹ nhi
đồng Liên hợp quốc (UNICEF) điều tra năm 1999 [15], “Một thế giới phù hợp với
trẻ em” được thực hiện năm 2001 dưới sự tài trợ của Quỹ bảo trợ nhi đồng Anh.
Ngồi ra cịn rất nhiều các đề tài, báo cáo nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề
lao động trẻ em. Điều đó cho thấy mức độ quan trọng của vấn đề là như thế nào.
Như vậy, trẻ em luôn là đối tượng ưu tiên hàng đầu của mỗi cá nhân, gia đình và
tồn xã hội, hầu hết ai cũng có ý thức dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất, đảm
bảo cho trẻ em có được một cuộc sống đầy đủ cả về mặt thể chất và tinh thần.
2.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới cơng tác xã hội với trẻ em lao
động sớm
Hiện nay vấn đề trẻ em lao động sớm cũng có nhiều điểm tương đồng với
các nghiên cứu trên thế giới.
Vũ Thị Hồng Khanh (2003) trong luận văn thạc sĩ “Lao động trẻ em trong điều
kiện độc hại nguy hiểm” nói lên những cơng việc mang tính chất độc hại nguy hiểm mà
trẻ em đang phải làm, ảnh hưởng của chúng đến trẻ em như thế nào và gióng lên hồi
chng cảnh tỉnh về vấn đề trẻ em lao động sớm tại nước ta hiện nay [5].



6
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của gia đình đến giáo dục của trẻ em lao động
sớm” (của tác giả Nguyễn Thế Thắng, trực thuộc viện khoa học giáo dục Việt Nam,
tháng 5 năm 2009) chỉ ra những ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến giáo dục trẻ
em lao động sớm và cũng chỉ ra tầm quan trọng của nền tảng giáo dục gia đình đến
nhóm trẻ em này [13].
Báo cáo về vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam do Bộ Lao động thương binh
xã hội thực hiện (1997). Báo cáo đã trình bày về vấn đề lao động trẻ em ở Việt
Nam, chỉ rõ nguyên nhân, hậu quả của lao động trẻ em đối với sự phát triển kinh tế
của đất nước trong điều kiện kinh tế thay đổi [2].
Nghiên cứu “Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình” (do tổ chức nghiên cứu
Thụy Điển Save the Children in Sweeden cộng tác với khoa tâm lý học – trường
Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (2000). Cơng trình
này nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm, ảnh hưởng của lao động trẻ em
làm giúp việc gia đình đến sự phát triển cá nhân của trẻ [15].
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu như: luận văn thạc sĩ “Định
hướng nghề và học nghề cho thanh niên có hồn cảnh khó khăn tại Hà Nội” qua
nghiên cứu trường hợp tại tổ chức trẻ em Rồng Xanh của Nguyễn Dạ Đan Trang
(tháng 9, 2015) [17]; tài liệu dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia
phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam” do Bộ Lao động Hoa Kỳ tài
trợ thông qua tổ chức lao động quốc tế (ILO),...
Tổng quan về các công trình nghiên cứu trên có thể thấy, rất nhiều học giả đã
quan tâm đến vẫn đề trẻ em hiện nay là một chun ngành mới, nên có thể nói những
cơng trình nghiên cứu trên sẽ góp phần tìm hiểu nhu cầu mong muốn của trẻ em lao
động sớm trong giai đoạn hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp cải thiện các dịch
vụ công tác xã hội với trẻ em lao động sớm trong cả nước.
3. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
Không gian: Trẻ em tham gia lao động sớm trên địa bàn xã Chuế Lưu – Hạ
Hòa – Phú Thọ.


7
3.3. Khách thể nghiên cứu
- Trẻ em lao động sớm (50 trẻ từ 8-16 trẻ);
- Phụ huynh trẻ (3-5 phụ huynh);
- Lãnh đạo địa phương (3 người)
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ
Hịa – Phú Thọ.Từ đó ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong hoạt
động hỗ trợ trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ nhằm giúp
đỡ trẻ tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc, giáo dục tốt nhất.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao
động sớm.
- Khảo sát thực trạng vấn đề trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hịa
– Phú Thọ.
- Ứng dụng cơng tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu
– Hạ Hòa – Phú Thọ.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Trẻ em lao động sớm là một vấn đề cấp thiết cần quan tâm và hướng tới giải
quyết vì mục tiêu phát triển Đất nước. Tuy nhiên, hiện nay trẻ em lao động sớm tại
xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất,
tâm sinh lý và học tập của trẻ. Do đó cần phải ứng dụng phương pháp cơng tác xã

hội cá nhân có thể làm giảm thiểu, đầy lùi tình trạng trẻ em lao động sớm tại xã
Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn trẻ em lao động sớm đặc biệt là trẻ
em lao động trong điều kiện nặng nhọc (3-5 trẻ), gia đình thân chủ (3-5), lãnh đạo
địa phương (3);
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là tìm hiểu về trẻ em đặc biệt là trẻ em lao
động sớm. Nắm bắt được các đề tài trước đã làm để không mất thời gian lặp lại
những cơng việc đó;


8
- Phương pháp thống kê, toán học: Tổ chức thu thập, phân tích và xử lý số
liệu đảm bảo tính chính xác, khoa học nhằm nâng cao tính thuyết phục của đề tài
nghiên cứu;
- Phương pháp dùng bảng hỏi: lập bảng hỏi để thu thập thông tin của trẻ em
(50 trẻ).
- Phương pháp công tác xã hội cá nhân: là phương pháp nhằm làm rõ vai trị
của nhân viên cơng tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ em lao động sớm.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu trẻ em lao động sớm có ý nghĩa khoa học đáng kể như:
- Tìm hiểu những khó khăn và góp phần làm phong phú hệ thống lý luận, các
lý thuyết về trẻ em lao động sớm;
- Qua nghiên cứu và phân tích, đề tài đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tham gia, được hưởng
các quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành
công tác xã hội, những ai đã và đang quan tâm tới vấn đề này;
- Đóng góp thêm số liệu để phác họa được chân dung trẻ em lao động sớm

một cách rõ nét hơn.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thơng qua q trình nghiên cứu, đề tài giúp cho trẻ em lao động sớm tiếp cận
được các dịch vụ chăm sóc, giáo dục tốt nhất để từ đó tìm ra những biện pháp phù
hợp nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em lao động sớm.
8. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham
khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao
động sớm.
Chương 2: Thực trạng vấn đề trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ
Hịa – Phú Thọ.
Chương 3: Cơng tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu
– Hạ Hòa – Phú Thọ.


9
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN VỚI TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM
1.1. Khái niệm trẻ em lao động sớm và các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm trẻ em
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm trẻ em:
Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có nghĩa là người dưới
18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm”.
Tại Việt Nam, căn cứ vào những điều kiện, đặc điểm của con người Việt Nam,
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành luật số
25/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
trong đó quy định: “Trẻ em là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Dưới góc độ tâm lý học, khái niệm “trẻ em” được dùng để chỉ giai đoạn đầu

của sự phát triển tâm lý – nhân cách con người. Các nhà tâm lý học rất quan tâm
nghiên cứu của sự phát triển tâm lý của con người nói chung và trẻ em nói riêng
trong độ tuổi từ lúc lọt lịng đến tuổi dậy thì [14].
Nhìn theo góc độ xã hội học: trẻ em là giai đoạn con người đang học cách
tiếp cận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trị xã hội của mình, đây là giai
đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trị quyết định của việc hình
thành nhân cách của mỗi con người [14].
Như vậy, trẻ em trong nghiên cứu này có thể được hiểu là người dưới 16
tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về tâm lý – sinh lý và chưa trưởng thành về xã hội.
Việc lựa chọn độ tuổi này là dựa vào Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và
nó phù hợp với thơng lệ quốc tế cũng như các nghiên cứu về lao động trẻ em ở nước
ta trong những năm gần đây.
1.1.2. Khái niệm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004 thì: trẻ em có hồn cảnh đặc biệt là trẻ có hồn cảnh khơng bình thường
về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập
với gia đình và cộng đồng.
Như vậy, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt trong nghiên cứu này được hiểu là:


10
- Một vấn đề xã hội, xuất hiện và tồn tại trong những bối cảnh kinh tế - xã
hội cụ thể.
- Nhóm trẻ em này gặp phải những trở ngại khó vượt qua để thực hiện những
quyền cơ bản như quyền được sống cùng cha me, gia đình; quyền được bảo vệ;
quyền được học tập,… nếu khơng có sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội,
gia đình và người thân.
1.1.3. Khái niệm trẻ em giúp việc nhà
Có nhiều quan điểm khác nhau liên quan tới trẻ em giúp việc nhà. Tác giả
Vũ Ngọc Bình cho rằng: trẻ em làm việc nhà là những trẻ em làm các công việc

như: trông em, nấu cơm, chăn trâu, cắt cỏ, chăn nuôi gà vịt, phụ việc cho người lớn
và tham gia các các việc đồng áng thường ngày [1].
Trẻ em lao động (theo nghĩa hẹp) được hiểu là khi trẻ em sử dụng một số
thời gian để làm các công việc giúp đỡ gia đình, kết hợp với giáo dục nhằm nâng
cao hiểu biết về lao động, rèn luyện ý chí tự lực, làm quen và quý trọng sức lao
động. Những công việc các em làm phù hợp với sức khỏe, không gây ảnh hưởng
tiêu cực đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, nhân cách cũng như việc học tập, vui
chơi, giải trí của các em. Những cơng việc này giúp trẻ xác định được nhiệm vụ của
mình khi đến tuổi trưởng thành.
Trẻ em tham gia làm việc (phụ giúp gia đình, học nghề ở các cơ sở dạy
nghề…) mà khơng gây hại cho trẻ, góp phần làm trẻ phát triển lành mạnh thì khơng
xem là trẻ lao động sớm. Trẻ lao động hợp lý có tác dụng phát triển nhân cách của
trẻ, giúp trẻ tự tin và gắn bó với cộng đồng, đồng thời góp phần hỗ trợ gia đình và
cộng đồng nơi trẻ sinh sống.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu trẻ em giúp việc nhà là những trẻ em tham gia
các công việc phụ giúp gia đình trong sinh hoạt hàng ngày mang tính tự nguyện
hoặc không tự nguyện nhưng phù hợp với sức khỏe và thể trạng của trẻ, không làm
ảnh hưởng tới sự phát triển tồn diện của trẻ mà có thể giúp trẻ phát triển tư duy,
tình cảm và các kỹ năng cho bản thân.
1.1.4. Khái niệm trẻ em lao động sớm
Trẻ em lao động sớm là trẻ em làm việc trong độ tuổi cịn đi, các em có thể
được trả cơng hoặc không được trả công, làm việc bên trong và bên ngồi gia đình,
trẻ có thể làm các cơng việc nhẹ tới nặng.


11
Quan niệm khác cho rằng: Trẻ em lao động sớm là những trẻ phải lao động
bằng chính sức lao động của mình để tự ni sống bản thân và lao động phụ gia
đình, lao động trong điều kiện khơng an tồn, các đối tượng này cịn đang độ tuổi đi
học, cơng việc là có thể trả cơng hoặc khơng trả cơng, là những trẻ khơng có cơ hội

phát triển bình thường và lành mạnh, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội [6].
Trẻ em lao động sớm là những trẻ em chưa đến tuổi lao động theo pháp luật
quy định nhưng đã phải làm việc mưu sinh cho bản thân và gia đình. Những hoạt
động này thường trong môi trường nặng nhọc, độc hại, ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển về thể chất, tinh thần của trẻ.
Bên cạnh đó tại Bộ luật lao động năm 2012 quy định, người lao động là người
từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả
lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Cụ thể Điều 3 bộ luật lao động năm 2012 quy định: Điều 3. Giải thích từ ngữ:
- Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của
người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó Luật cũng quy định người sử dụng lao động được sử dụng lao
động dưới 15 tuổi nhưng phải đảm bảo các điều kiện:
- Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15
tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội quy định.
- Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao
động phải tuân theo quy định sau đây:
Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp
luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi.
Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;
Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao đọng, vệ sinh lao động phù hợp với
lứa tuổi.
- Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số
công việc cụ thể do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
- Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải
tuân theo quy định tại khoản 2 Điều này.



12
Như vậy, trẻ em lao động sớm được hiểu là những trẻ phải lao động bằng
chính sức lao động của mình để tự ni sống bản thân và lao động phụ giúp gia
đình, lao động trong điều kiện khơng an tồn, các đối tượng này cịn đang độ tuổi đi
học, cơng việc làm có thể trả cơng hoặc khơng trả cơng, là những trẻ khơng có cơ
hội phát triển bình thường và lành mạnh, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.
1.2. Đặc điểm tâm – sinh lý và nhu cầu của trẻ em lao động sớm
1.2.1. Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ em lao động sớm
Trẻ ở giai đoạn này có đầy đủ những đặc điểm tâm lý phát triển của lứa tuổi,
đây là giai đoạn quan trọng để các em hình thành nhân cách sống, cụ thể là sự nhận
thức cố hữu sau này. Tuy nhiên, hồn cảnh sống đã khơng tạo mơi trường thuận lợi
để các em có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Trẻ lao động sớm
có những đặc điểm sau:
- Trẻ khó diễn tả cảm xúc bằng lời: có thể bị chống ngợp bởi chính tâm
trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được
khuyến khích tự nói về mình hoặc khơng có đủ lời để diễn tả tâm trạng.
- Hung hăng và phá phách: do đặc trưng của một số nghề, để tự bảo vệ cho
mình hoặc vì khơng thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói nên trẻ có thể đánh đập người
khác khi chúng cảm thấy căng thẳng, tức giận hoặc sợ hãi.
- Hoài nghi, thiếu tin tưởng: trẻ lao động sớm có đủ lý do để ngờ vực, vì
chúng va chạm với mơi trường lao động khắc nghiệt bên ngồi khi cịn q sớm, có
thể chúng đã bị dụ dỗ, lừa gạt nên luôn phải đề phịng, cách tốt nhất là khơng nên
tin ai.
- Giận dữ và ln có ác cảm: một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi, các
em cứ đinh ninh sẽ bị phê bình hoặc trừng phạt.
- Mặc cảm tội lỗi là tự trách mình: trẻ hổ thẹn vì những điều sảy ra đã đến
với mình như bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì đã khơng tự
bảo vệ được.
- Khơng nói thật: vì trẻ ước mơ có một hồn cảnh khác, tránh né những
đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng lấy lịng người lớn, cố ý nói

dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự
chú ý với người khác.


13
Từ những đặc điểm trên cho thấy vì phải bươn trải kiếm sống mà các em
đang bị mất đi sự trong sáng vốn có của lứa tuổi và nhường chỗ cho những lo toan
hoặc sự tức giận, sợ hãi. Bản thân các em cũng đều mong muốn có được cuộc sống
bình thường, tốt đẹp.
Về đặc điểm sinh lý của trẻ em lao động sớm:
- Trí tuệ, nhận thức: do hoạt động kiếm sống nên trẻ em lao động sớm có thể
nhận thức nhanh hơn trẻ bình thường, các em đã sớm phải đói diện với các tình
huống phức tạp ở ngồi xã hội nên trí tuệ phát triển hơn,
- Thể chất: thường là nhỏ, còi do chế độ ăn uống không đầy đủ, hợp lý và do
điều kiện làm việc khắc nghiệt.
1.2.2. Nhu cầu của trẻ em lao động sớm
Thuyết nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng
ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và xã hội. Trong đó có thể chú ý đến nhu
cầu của trẻ dựa trên tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow và được thể
hiện như sau:
(1) Các nhu cầu căn bản nhất thuộc về "thể lý" (physiological) như: thức ăn,
nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi...Thực tế cho thấy trẻ lao
động sớm thường có cuộc sống tạm bợ trong các lều dựng tạm, hay sống ở các khu
ổ chuột, nơi mà dịch bệnh rất dễ phát triển. Vậy nên trẻ ln mong muốn có một
chỗ ở đàng hồng là mong muốn chính đáng của trẻ;
(2) Nhu cầu an tồn (safety): cần có cảm giác n tâm về an tồn thân thể,
việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo;
(3) Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được thuộc (love/belonging) - muốn
được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè thân hữu
tin cậy, muốn nhận được nhiều sự yêu thương từ gia đình, người thân, bạn bè;

(4) Nhu cầu được q trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn
trọng, kinh mến, được tin tưởng;
(5) Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo,
được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, phát triển, trình diễn mình, có được và
được cơng nhận là thành đạt.
1.3. Nguyên nhân của tình trạng trẻ em lao động sớm
Lao động sớm ở trẻ em mặc dù đã có những quy định, văn bản cụ thể, nhưng
tỷ lệ trẻ em lao động sớm vẫn khơng có chiều hướng thun giảm. Có nhiều ngun
nhân khác nhau dẫn tới tình trạng trẻ em mồ côi lao động sớm:


14

Khơng
phát
triển tốt
về mặt
thể chất
và tinh
thần

Trí tuệ
của trẻ
chậm
phát
triển

Khơng
phát
triển

tốt về
mặt
nhận

Bị tổn
thươn
g tâm
lý do
bị
ngược
đãi

thức

Trẻ
học
những
hành
vi xấu
từ xã
hội

Cơng
cụ cho
những
kể
bn
người

Chế tài

pháp
luật
chưa
chặt
chẽ

Do đặc
điểm
địa vực
nơi
sinh
sống

TRẺ LAO
ĐỘNG SỚM

Nghèo
đói

Nhận
thức
của
cha mẹ

Trẻ
mồ
cơi,
lang
thang


Nhận
thức
của
người
sử
dụng
lao
động
ở trẻ

Bản
thân
trẻ
hạn
chế về
nhận
thức

Thứ nhất, từ phía bản thân trẻ lao động sớm. Do trẻ còn nhỏ nên nhận thức
chưa cao về vấn đề lao động sớm, khi thấy người lớn làm việc kiếm tiền trẻ cũng
làm theo trong khi đó chính bản thân trẻ lại thiếu kỹ năng sống, chưa nhận thức
được những hậu quả của việc lao động sớm. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp các


15
em chưa nhận thức được lợi ích của việc học hành cũng như học nghề đối với tương
lai của bản thân mình, nên nhiều em bỏ học để dành thời gian đi làm kiếm tiền, hoặc
nếu có đi học cũng chưa tập trung, chú tâm vào việc học hành một cách hiệu quả.
Thứ hai, nghèo đói. Do hồn cảnh kinh tế gia đình nghèo khó, thu nhập thấp
dẫn tới tình trạng trẻ em phải tham gia mưu sinh, kiếm sống bằng những công việc

nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng cũng như sự phát triển thể chất,
tinh thần của trẻ. Thực tế tại xã Chuế Lưu là một điển hình gần như 100% người
dân sống trong xã làm nơng nghiệp. Trong đó, khơng thể phủ nhận rằng, nghèo đói
chính là nguồn gốc, văn cơ, là ngun nhân chính. Mặc dù cha mẹ biết con mình
phải lao động quá sớm nhưng cái khó bó cái khơn nên đành lực bất lòng tâm.
Thứ ba, nhận thức của cha mẹ còn hạn chế. Thực tế, có nhiều gia đình khá
giả nhưng vì lợi ích vật chất mắt vẫn ép buộc con trẻ đi làm, thậm chí làm quá sức,
bất chấp mọi hệ lụy. Đặc biệt, ở những vùng sâu, vùng xa, nhiều người dân vì nhận
thức quá kém, quan niệm con em mình cần làm việc sớm để nên người, giúp đỡ gia
đình bớt khó khăn nên đã vơ tình đánh mất tương lai của trẻ. Bên cạnh đó, một phần
ý thức quan niệm của các bậc cha mẹ của trẻ lao động sớm cho rằng: trách nhiệm
chăm sóc, giáo dục trẻ là của cộng đồng và xã hội. Chính vì những suy nghĩ hạn chế
như vậy nên vấn đề trẻ em ngày càng có xu hướng nghỉ học để đi kiếm sống là vấn
đề đã và đang tồn tại.
Thứ tư, nhận thức của người sử dụng lao động ở trẻ em. Đây là nguyên nhân
sâu xa chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà nhà sử dụng lao động bóc lột sức lao động của
trẻ em.
Thứ năm, do những chế tài của pháp luật đối với những gia đình và người sử
dụng lao động chưa thực sự chặt chẽ cũng như chưa kịp thời, dẫn tới tình trạng lạm
dụng sức lao động của trẻ em.
Thứ sáu, do đặc thù về địa vực sinh sống của trẻ. Nhiều nơi chủ yếu sống
dựa vào rừng núi, việc bắt trẻ lên rừng gùi đá, vác gỗ cùng người lớn là những
chuyện ngày, mặc dù nguy cơ và hậu quả để lại đối với trẻ là rất lớn.
1.4. Hậu quả của tình trạng trẻ em lao động sớm
Lao động sớm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển toàn diện của trẻ,
nhất là về mặt thể chất và nhận thức.


16
1.4.1. Đối với trẻ em

Nguy cơ

Hậu quả

- Sức khỏe của trẻ bị tàn phá ghê gớm;

- Trẻ không phát triển tốt về mặt thể

- Cơ thể trẻ có thể bị biến dạng, tàn tật;

chất;

- Trẻ giảm khả năng đề kháng bệnh tật;

- Thể xác trẻ bị tổn thương rất nhiều;

- Trẻ dễ bị tác động tiêu cực hơn người - Trẻ không phát triển tốt về mặt nhận
lớ ;

thức;

- Trẻ rất ít có cơ hội học hành;

- Trí tuệ trẻ phát triển hạn chế do không

- Trẻ thiếu hiểu biết về bảo hộ lao động;

đi học;

- Trẻ thiếu nhận thức về rủi ro, dễ bị tai - Công việc tẻ nhạt, kéo dài gây ảnh

nạn;

hưởng;

- Trẻ có nguy cơ bị lạm dụng tình dục.

- Trẻ cũng bị tổn thương tâm lý do
ngược đãi.

Không thể phủ nhận trẻ em lao động góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc
sống, ít nhiều giáo dục ý thức yêu lao động, tự vươn lên. Nhưng những hệ lụy từ
hoạt động không được luật pháp công nhận này đã và đang đặt ra nhiều nguy cơ cho
sự phát triển lành mạnh của xã hội. Do còn thiếu kinh nghiệm, cơ thể đang phát
triển, sức khỏe và sự dẻo dai hạn chế, trẻ dễ bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro về thể
chất hơn người lớn, nhất là khi làm cường độ cao, nhiều giờ, tiếp xúc với hóa chất
độc hại, bụi bẩn, khói, rác thải khơng có phương tiện bảo hộ lao động,… Sức khỏe
của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể bị nhiễm bệnh: ung thư, cột sống,
viêm phổi, đường ruột,… Cộng thêm vào đó là các em sống trong các khu nhà
không đảm bảo : nhà ổ chuột, gầm cầu, cơng viên, vệ đường,… Trẻ khơng cịn
thời gian học tập nên hạn chế rất nhiều về mặt tư duy, nhận thức, nguy cơ bỏ học
cao, ngồi ra cơng việc đã lấn mất đi thời gian vui chơi, giải trí, trẻ thiếu tự tin,
khó hịa nhập xã hội.
Trẻ em lao động sớm không được đảm bảo công việc phù hợp với lứa tuổi,
điều kiện lao động độc hại, thời gian lao động kéo dài, đồng lương thấp. Vì phải
làm việc xa nhà, các em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, dễ bị lợi dụng, lừa gạt
vào các hoạt động mại dâm, mua bán qua biên giới,… Các em khi tham gia lao
động sớm có thể phải va chạm với cuộc sống đầy phức tạp, dễ mắc phải các thói hư
tật xấu của xã hội. Với độ tuổi và kiến thức của các em không đủ để tránh khỏi việc



17
không bị mắc phải. Ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, trộm cắp, đâm thuê chém
mướn,…đang ngày càng dẫn sâu vào cuộc sống của trẻ lao động sớm. Bên cạnh
việc bị dính vào các tệ nạn xã hội thì một mặt trái nữa đó là : các em bị đối xử thậm
tệ, tra tấn và bóc lột sức lao động. Một thực tế hiện nay cho thấy là số lượng trẻ bị
bạ hành rất lớn. Các em vì kiếm sống nên đã chịu đựng để cho chủ bóc lột sức lao
động mà khơng hề có một sự phản kháng nào. Qua phương tiện thông tin đại chúng
chúng ta biết được rằng các em vừa bị bóc lột vừa bị tra tấn dã man, cũng chỉ vì
kiếm sống. Khi phải tham gia lao động sớm thì các em khơng cịn thời gian và sức
lực để giành cho việc học vậy nên một tất yếu là bỏ học đi kiếm sống.
Trẻ trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng tới việc học. Vì đa số trẻ em đều phải tham
gia các công việc từ đơn giản đến nặng nhọc, điều đó khiến các em mệt mỏi và khơng
có thời gian tập trung vào việc học cũng như tham gia các hoạt động vui chơi khác.
Tâm lý : trẻ em lao động sớm thường là thiếu đi tình u thương chăm sóc
của cha mẹ nhất là những trẻ đi làm ăn xa nhà, nhưng hầu hết các em đều chấp
nhận, an phận và khơng có ý định phản đối. Điều này lâu ngày dẫn tới tình trạng trẻ
trở nên lầm lì, ít nói.
1.4.2. Đối với gia đình và xã hội
Trẻ em lao động sớm làm suy giảm những nét đẹp truyền thống văn hóa gia
đình như truyền thống hiếu học, gia đình hịa thuận, gia đình văn hóa. Trình trạng
trẻ em lao động sớm làm suy giảm chất lượng nguồn nhân lực. Phần lớn trẻ lao
động đều thiếu học và thất học, các em khơng có cơ hội được tiếp cận giáo dục và
đào tạo nghề để nâng cao trình độ cho lực lượng lao động trong tương lai. Mặt khác
trẻ lao động sớm cũng là một trở ngại lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống,
nhất là cơng tác chăm sóc bảo vệ trẻ em như : trẻ em lao động gia tăng sẽ gây ra
những khó khăn cho các chương trình chính sách hay dự án liên quan đến chăm sóc
bảo vệ trẻ em.
Tình trạng trẻ em lao động sớm làm gia tăng tình trạng nghèo đói và khó
khăn cho gia đình đó. Điều này sẽ trở thành những cản trở cho sự phát triển của của
các em và làm gia tăng tình trạng nghèo đói cho gia đình đó.

Thực trạng trẻ em lao động sớm sẽ góp phần gia tăng các tệ nạn xã hội như
trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm, buôn bán trẻ em qua biên giới.


×